Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong sử dụng hợp lý tài nguyên đất phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ

TIỂU LUẬN

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG SỬ
DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT
XÃ CỔ NHUẾ, HUYỆN TỪ LIÊM, TP HÀ NỘI
Học viên: Dương Phúc Thưởng
Mai Hương Lam
Hoàng Thị Thủy
Hoàng Văn Trọng
Phạm Huyền Trang
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Khóa: 2014-2016

Hà Nội, 4-2016


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

Đất đai từ lâu vẫn luôn luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát
triển của con người. Nó là tư liệu sản suất đặc biệt cho sự phát triển kinh tế xã hội, an
ninh và quốc phòng. Nhưng đất đai chỉ có thể phát huy tiềm năng vốn có dưới sự tác
động tích cực của con người một cách thường xuyên và nền kinh tế chỉ phát triển bền
vững khi đất đai được sử dụng một cách hiệu quả.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta, sự chuyển
dịch kinh tế đã và đang gây ra sức ép lớn đối với đất đai. Sức ép về dân số, tốc độ công


nghiệp hóa, hiện đại hóa đã kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng trong khi
quỹ đất lại có hạn, đất đai đã trở thành “Tấc đất tấc vàng”. Trong quá trình sử dụng
đất, sẽ có những mục đích sử dụng đất khác nhau, do đó đất đai sẽ luôn luôn có sự
biến động. Để phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước thì cần làm rõ các biến
động sử dụng đất. Hiện nay có rất nhiều phương pháp nghiên cứu biến động sử dụng
đất, tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ thông tin, phải kể đến việc ứng dụng
công nghệ viễn thám và GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và nghiên cứu
biến động sử dụng đất. Đây là một phương pháp hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến,
có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống như tiết kiệm được
thời gian, kinh phí, sức lao động, đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu.
Phường Cổ Nhuế - Quận Bắc Từ Liêm là một trong những địa phương có nền
kinh tế đang phát triển mạnh, tốc độ đô thi hóa tương đối cao dẫn đến tình hình sử
dụng đất có nhiều biến đổi. Từ thực tế trên, nhóm em đã quyết định thực hiện đề tài
“Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong sử dụng hợp lý tài nguyên đất phường
Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội”.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Biến động sử dụng đất và mối quan hệ giữa biến động
sử dụng đất với phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa
a. Biến động sử dụng đất
Đất đai cũng như mọi sự vật, hiện tượng khác không bao giờ bất biến mà luôn
luôn biến động không ngừng và động lực của mọi sự biến động đó là quan hệ tương
tác giữa các thành phần của tự nhiên và xã hội. Như vậy để khai thác tài nguyên đất
đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và không làm
suy thoái môi trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của đất đai.
Quỹ đất do con người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp hay
không phù hợp với quy luật của tự nhiên. Chính vì vậy cần nghiên cứu, đánh giá để
tránh việc sử dụng đất có tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái.

Nghiên cứu biến động đất đai được hiểu là xem xét quá trình thay đổi của diện
tích đất đai theo các mục đích sử dụng đất thông qua thông tin thu thập được theo thời
gian để tìm ra quy luật và những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng
đúng đắn với nguồn tài nguyên này. Biến động sử dụng đất đai bao gồm các đặc trưng
sau:
● Quy mô biến động
+
+
+
+

Biến động về diện tích sử dụng đất nói chung.
Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất.
Biến động về đặc điểm của những loại đất chính.
Biến động về mục đích sử dụng đất.
● Mức độ biến động

+ Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các loại
hình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu.
+ Mức độ biến động được xác định thông qua việc xác định diện tích tăng, giảm
và số phần trăm tăng, giảm của từng loại hình sử dụng đất đai giữa cuối và đầu
thời kỳ đánh giá.
● Xu hướng biến động
+ Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng hoặc giảm của các loại hình sử
dụng đất. Xu hướng biến động có thể theo hướng tích cực hay tiêu cực.
+ Đất nông nghiệp đã được Nhà nước quan tâm, chú trọng đặc biệt, tuy nhiên,
khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp không nhiều, nếu mở rộng không
thận trọng sẽ làm mất rừng và gây hậu quả xấu về môi trường đặc biệt ở vùng
núi, cao nguyên.



+ Diện tích đất lâm nghiệp đang có xu hướng tăng, độ che phủ rừng đã đạt hơn
40%, nhưng con số này vẫn là quá ít trong điều kiện của một nước chủ yếu là
đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa [4].
+ Diện tích đất chuyên dùng và đất ở tăng lên do quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và do nhu cầu về đất ở của người dân ngày càng tăng.
+ Đất chưa sử dụng trong những năm gần đây đang thu hẹp lại cả ở miền đồi núi
và đồng bằng do khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp, trồng rừng
phục hồi rừng tự nhiên và do phục vụ mục đích phát triển kinh tế của đất nước.
● Những nhân tố gây nên biến động sử dụng đất đai
+ Các yếu tố tự nhiên của địa phương là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất đai
vào các mục đích kinh tế - xã hội, bao gồm các yếu tố sau: vị trí địa lý, địa hình,
khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật, thổ nhưỡng,...
+ Các yếu tố chính sách pháp luật của Nhà nước.
+ Các yếu tố kinh tế - xã hội của địa phương có tác động lớn đến sự thay đổi diện
tích của các loại hình sử dụng đất đai, bao gồm các yếu tố: sự phát triển của các
ngành kinh tế (dịch vụ, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác,...); các
dự án phát triển kinh tế của địa phương; thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng
hoá, sự gia tăng dân số;...
b. Mối quan hệ của biến động sử dụng đất với phát triển kinh tế - xã hội và
đô thị hóa
Đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, tuy
nhiên tài nguyên đất không phải là vô hạn. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta hiện nay, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất phục vụ các mục
đích phát triển kinh tế - xã hội một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả là vô cùng
quan trọng. Đô thị hóa có thể hiểu là một quá trình diễn thế kinh tế - xã hội - văn hoá không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó diễn ra sự phát triển
các nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hoá,
sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng không gian thành đô thị, song song với việc tổ
chức bộ máy hành chính và quân sự. Theo quan điểm này thì quá trình đô thị hóa cũng
bao gồm sự thay đổi toàn diện về các mặt: cơ cấu kinh tế, dân cư lối sống, không gian

đô thị, cơ cấu lao động,…
Đô thị hóa song hành với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta đang từng ngày
làm đổi thay diện mạo đất nước, cung cấp những công năng đô thị đa dạng, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Nhưng, ở một bình diện khác, làn sóng
đô thị hóa tự phát trên diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều bất cập và để lại những ảnh
hưởng tiêu cực về mặt xã hội, quy hoạch, kiến trúc, sản xuất, hệ sinh thái..., gây nên
nhiều áp lực đối với sự phát triển của đất nước.
Như vậy, trên góc độ toàn quốc, quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị như là
một sức ép mang tính quy luật trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc


gia. Trong quá trình đó, tài nguyên đất là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát
triển bền vững của nền kinh tế và ổn định đời sống của người dân.
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường trong những năm qua, đất đai đang là
một thành phần quan trọng trong sản xuất, kinh doanh, thương mại nói chung và thị
trường bất động sản nói riêng. Cũng chính vì vậy một bộ phận quỹ tài nguyên đất, đặc
biệt là đất nông nghiệp và lâm nghiệp được chuyển sang mục đích xây dựng và phát
triển đô thị. Đây là vấn đề đang được quan tâm cho mọi quốc gia đặc biệt là các nước
mà nền sản xuất nông nghiệp đang đóng góp một tỷ trọng đáng kể cho nền kinh tế
quốc dân.
1.1.2. Nội dung đánh giá biến động sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt có thể khai thác sử dụng nhưng không thể
làm tăng thêm về mặt số lượng. Vì thế nên công tác quản lý và sử dụng đất đai có hiệu
quả, hợp lý luôn là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong quá trình sử dụng đất, thường
nẩy sinh nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích khác nhau của con người. Do đó, luôn
có sự biến động đất đai về sử dụng đất. Tùy theo nhu cầu phát triển của từng khu vực
cũng như từng mục đích sử dụng mà có sự biến động ít hay nhiều của từng loại hình
sử dụng đất. Xuất phát từ tầm quan trọng của nó và các yêu cầu sử dụng đất, dựa trên
quỹ đất đai của từng địa bàn, đất đai luôn được quản lý, theo dõi sự biến động về các
yếu tố không gian, mục đích sử dụng trong từng thời điểm cụ thể.

a. Mục đích
Đánh giá sự thay đổi toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng về mặt định
lượng diện tích các loại hình sử dụng đất trong một giai đoạn nhất định.
Nắm được tình hình thực tế về xu hướng sử dụng đất vào từng mục đích cụ thể
của mỗi cấp lãnh thổ.
Làm tài liệu phục vụ công tác định hướng quy hoạch sử dụng đất và làm cơ sở
để phục vụ cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước.
b. Yêu cầu
Đánh giá đúng sự thay đổi về mặt định lượng diện tích các loại hình sử dụng
đất, cho từng cấp lãnh thổ.
Đáp ứng đồng bộ và hiệu quả các yêu cầu về sự thay đổi về mặt định lượng
diện tích sử dụng của từng loại đất trong một giai đoạn nhất định.
c. Nội dung
Công tác nghiên cứu biến động sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất như sau:
● Đất nông nghiệp:
+ Đất sản xuất nông nghiệp
+ Đất lâm nghiệp


+ Đất nuôi trồng thủy sản
+ Đất nông nghiệp khác
● Đất phi nông nghiệp:
+ Đất ở
+ Đất chuyên dùng
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng
+ Đất nghĩa trang nghĩa địa
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
● Đất chưa sử dụng:
+ Đất bằng chưa sử dụng
+ Đất đồi núi chưa sử dụng

+ Núi đá không có rừng cây
1.1.3. Ý nghĩa của việc đánh giá biến động sử dụng đất đai
Đánh giá biến động sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng đất
đai. Việc đánh giá biến động của các loại hình sử dụng đất là cơ sở phục vụ cho việc
khai thác, sử dụng tài nguyên đất hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ môi trường sinh thái.
Mặt khác, khi đánh giá biến động sử dụng đất đai cho ta biết được nhu cầu sử
dụng đất đai giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Dựa vào vị trí địa
lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết
được sự phân bố giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện
thuận lợi khó khăn đối với nền kinh tế - xã hội và biết được đất đai biến động theo
chiều hướng tích cực hay tiêu cực nhằm đưa ra phương hướng phát triển đúng đắn cho
nền kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai.
1.1.4. Quản lý tài nguyên đất dựa trên nghiên cứu biến động
hiện trạng sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt có thể khai thác, sử dụng nhưng lại không
thể làm tăng thêm về mặt số lượng. Vì thế nên công tác quản lý tài nguyên đất hợp lý
và hiệu quả luôn là vấn đề quan trọng. Xuất phát từ các tầm quan trọng của nó và các
yêu cầu sử dụng đất, dựa trên quỹ đất đai cụ thể, đất đai luôn được quản lý, theo dõi sự
biến động về các yếu tố không gian, mục đích sử dụng trong thời điểm cụ thể.
Đánh giá biến động sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng đất
đai. Việc đánh giá biến động của các loại hình sử dụng đất là cơ sở phục vụ cho việc
khai thác tài nguyên đất đai đáp ứng phát triển kinhh tế - xã hội và bảo vệ môi trường
sinh thái.


Việc theo dõi biến động sử dụng đất là một nội dung trong công tác quản lý tài
nguyên đất. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Theo
dõi biến động sử dụng đất sẽ cung cấp những thông tin mới nhất, chính xác nhất về
hiện trạng sử dụng đất. Đó là những thay đổi về diện tích, về mục đích sử dụng. Nắm

được hiện trạng sử dụng đất ở các thời điểm khác nhau sẽ nắm được sự thay đổi của
nó, từ đó sẽ điều chỉnh cho phù hợp giữa các loại đất và mục đích sử dụng đất giúp sử
dụng đất hiệu quả và hợp lý cho tương lai.
Mặt khác, khi đánh giá biến động sử dụng đất đai cho chúng ta biết được nhu
cầu sử dụng đất đai giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Dựa vào vị
trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó
biết được sự phân bố giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều
kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền kinh tế xã hội và biết được đất đai biến động theo
chiều hướng tích cực hay tiêu cực nhằm đưa ra phương hướng phát triển đúng đắn cho
nền kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai và bảo vệ môi
trường sinh thái. Do đó việc đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan
trọng, là tiền đề, là cơ sở đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, để phát
triển đúng hướng, ổn định trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia.
Phân bổ các loại đất ơ mỗi khu vực là khác nhau, luôn phụ thuộc vào điều kiện,
đặc điểm của vùng. Đó không chỉ là điều kiện kinh tế, xã hội và đặc biệt là sự tác động
của con người. Vì thế khi nghiên cứu vấn đề này luôn phải chú ý đến sự tác động qua
lại giữa các yếu tố, có như vậy mới đưa ra được hướng sử dụng đất đai một cách hợp
lý và hiệu quả.
Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất là đánh giá được sự thay đổi về loại
hình sử dụng đất qua các thời điểm dưới sự tác động từ các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, sự khai thác, sử dụng của con người. Như vậy, để quản lý tài nguyên đất đai
của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và không làm suy
thoái môi trường thì nhất thiêt phải nghiên cứu biến động của đất đai. Sự biến động
của đất đai do con người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp hay
không phù hợp với quy luật tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh sử dụng đất đai có
tác động xấu đến môi trường sinh thái. Như vậy, biến động tình hình sử dụng đất là
xem xét quá trình thay đổi diện tích đất thông qua thông tin thu thập được theo thời
gian để tìm ra quy luật và những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp đúng đắn
với nguồn tài nguyên này.
1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Các phương pháp nghiên cứu biến động sử dụng đất ở
Việt Nam hiện nay


Việc nghiên cứu biến động sử dụng đất là một vấn đề rất quan trọng. Nó ảnh
hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển kinh tế của nước ta. Hiện nay có rất nhiều
phương pháp nghiên cứu biến động sử dụng đất được sử dụng, nổi bật là các phương
pháp sau:
+ Phương pháp sử dụng số liệu thống kê, kiểm kê sử dụng đất: thu thập tài liệu,
số liệu thống kê - kiểm kê sử dụng đất của các đơn vị hành chính các cấp, các
vùng lãnh thổ hay toàn quốc để nghiên cứu.
+ Phương pháp sử dụng công nghệ ảnh số và GIS: dùng ảnh hàng không để thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ ảnh số tại hai thời điểm. Từ
đó, thành lập bản đồ biến động sử dụng đất bằng GIS, sử dụng kết quả này để
nghiên cứu biến động sử dụng đất.
+ Phương pháp viễn thám và GIS: sử dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao để
thành lập bản đồ hiện trạng tại hai thời điểm và ứng dụng GIS để nghiên cứu
biến động sử dụng đất.
+ Phương pháp hỗn hợp: sử dụng cả tài liệu thống kê - kiểm kê và ứng dụng công
nghệ ảnh số hay viễn thám và GIS vào thành lập bản đồ hiện trạng, bản đồ biến
động để đánh giá biến động sử dụng đất.
1.2.2. Lựa chọn phương pháp sử dụng cho bài nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi quyết định sử dụng: “Phương pháp
ứng dụng công nghệ ảnh số và GIS nghiên cứu biến động sử dụng đất” để giải quyết
vấn đề.
a. Sử dụng công nghệ ảnh số
● Tổng quan về công nghệ ảnh số
Ảnh số là một mảng 2 chiều của các phần tử ảnh có kích thước đều nhau được
gọi là điểm ảnh (pixel). Mỗi pixel được xác đinh bởi 3 thông số: toạ độ hàng, toạ độ
cột và độ xám. Độ xám được mã hoá theo đơn vị thông tin là bít. Ảnh màu thường

được tổ hợp từ 3 kênh R, G, B với mỗi kênh được mã hoá theo độ xám khác nhau [1].
Trong công tác đo ảnh số người ta dùng các hệ toạ độ như hệ toạ độ điểm ảnh,
hệ toạ độ mặt phẳng ảnh, hệ hoạ độ không gian ảnh, hệ toạ độ không gian đo ảnh và hệ
toạ độ mặt đất. Trong đó hệ toạ độ điểm ảnh là hệ toạ độ nguyên thuỷ mà các phần
mềm đo ảnh số sử dụng để xác định vị trí của đối tượng và hệ toạ độ mặt đất là hệ toạ
độ mà các sản phẩm của công nghệ ảnh số cần thành lập trong đó.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp đo ảnh số là xử lý và biến đổi độ xám trên
ảnh thành tín hiệu điện tử, sau đó dùng máy tính và các phần mềm chuyên dụng để
thực hiện các quá trình đo vẽ tự động như: định hướng, tăng dày khống chế, đo vẽ chi
tiết, xây dựng mô hình số độ cao, thành lập bản đồ trực ảnh,...
● Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ ảnh số


Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) bằng
công nghệ ảnh số được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu, tỷ lệ thành lập của bản đồ hiện trạng
sử dụng đất
Trước khi bắt đầu tiến hành xây dựng bản đồ, cần xác định:
+ Mục đích của bản đồ cần thành lập: để nhằm mục đích gì, phục vụ cho đối
tượng nào.
+ Những yêu cầu của bản đồ: yêu cầu đối với bản đồ về nội dung, phương pháp
trình bày, phương pháp xây dựng bản đồ, độ chính xác của bản đồ,...
+ Tỷ lệ của bản đồ cần thành lập: tùy theo quy mô diện tích, vị trí của khu vực
cấp hành chính cần thành lập bản đồ để xác định đúng tỉ lệ cần thành lập.
Bước 2: Thu thập, phân tích, đánh giá và xử lý số liệu
- Thu thập các tài liệu phục vụ cho việc thành lập bản đồ bao gồm:
+Các văn bản quy định, quy phạm hướng dẫn thành lập bản đồ.
+ Tư liệu bản đồ: bản đồ nền, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ
HTSDĐ kỳ trước và các tư liệu khác có liên quan.
+Tư liệu ảnh hàng không khu vực thành lập bản đồ.

+Tập ký hiệu bản đồ HTSDĐ và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Phân tích, đánh giá tài liệu
Phân tích đánh giá mức độ đầy đủ về tính hiện thời và tính chính xác của dữ
liệu thu thập được gồm:
+Các văn bản pháp lý phải là các tài liệu chính thức do các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành và phải còn hiệu lực tại thời điểm thành lập.
+Số liệu thu thập phải có đầy đủ cơ sở pháp lý được xác nhận bởi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, phù hợp với thực trạng sử dụng đất. Trường hợp số liệu không có
cơ sở pháp lý thì thể hiện theo thực trạng sử dụng đất.
+Các tài liệu bản đồ phải đảm bảo chất lượng, có đầy đủ cơ sở pháp lý, xác
định được thời gian và phương pháp thành lập.
+Tư liệu ảnh thu thập được phải do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, phải
đảm bảo độ tin cậy, có tỷ lệ phù hợp với bản đồ cần thành lập.
- Xử lý tài liệu
Tài liệu ảnh hàng không thu thập được phải được nắn chỉnh hình học, khử các
sai số đưa về hệ tọa độ mặt đất và tỷ lệ bản đồ cần thành lập. Xử lý ảnh là công đoạn
hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Các phần mềm có thể
dùng để xử lý ảnh như là ImageStation, Leica Photogrammetry Suite (LPS),


PhotoMOD,...Trong khóa luận này, đề tài sử dụng phần mềm PhotoMOD để xử lý ảnh
tạo ảnh trực giao. Quy trình thành lập ảnh trực giao được thể hiện trên hình 2.2.
Bước 3: Thiết kế kỹ thuật
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được và đã qua phân tích, xử lý, công đoạn thiết
kế kỹ thuật bao gồm:
- Thiết kế nội dung bản đồ.
- Xây dựng bộ khóa giải đoán ảnh.
- Xây dựng bảng phân lớp đối tượng.
- Tạo seed file chuẩn.
Bước 4: Xây dựng bản đồ nền

Bản đồ nền dùng làm cơ sở để thể hiện nội dung hiện trạng sử dụng đất. Trên
bản đồ thể hiện các yếu tố: khung bản đồ, lưới km, các yếu tố hành chính, kinh tế, văn
hóa - xã hội, thủy hệ, giao thông, dáng đất, ranh giới hành chính.
Nếu đã có bản đồ nền in trên giấy thì tiến hành quét bản đồ nền rồi số hóa
bản đồ nền. Khi chưa có bản đồ nền có thể quét và số hóa tài liệu bản đồ xây dựng
theo chỉ thị 364 hoặc bản đồ địa hình ở các tỷ lệ phù hợp với các cấp hành chính,
cũng có thể sử dụng bản đồ địa chính để xây dựng bản đồ nền hoặc vẽ trực tiếp trên
nền ảnh.
Bước 5: Xây dựng nội dung hiện trạng sử dụng đất
- Khoanh vẽ ranh giới các loại hình sử dụng đất, ranh giới các đơn vị sử dụng
đất bằng cách số hóa các nội dung trên ảnh trực giao đã được xử lý bằng phần mềm
PhotoMOD và sử dụng bộ khóa giải đoán ảnh. Các đối tượng được phân lớp theo đúng
quy định trong bảng phân lớp đối tượng.
- Số hóa hệ thống giao thông, hệ thống thủy văn.
- Số hóa ranh giới các loại hình sử dụng đất trên nền ảnh.
Bước 6: Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Nội dung hiện trạng sử dụng đất của bản đồ sau khi xây dựng xong được tiến
hành chuyển lên bản đồ nền. Việc biên tập nội dung bao gồm kiểm tra sửa chữa lỗi,
hoàn thiện dữ liệu, tiếp biên mảnh, sử dụng bộ ký hiệu đã thiết kế để chuyển các yếu tố
nội dung của bản đồ theo đúng quy phạm trình bày bản đồ.
Bước 7: Đối chiếu thực địa, đo vẽ bổ sung
Để đảm bảo tính chính xác giữa các thông tin trên bản đồ thành lập với hiện
trạng thực tại phải đối chiếu thực địa sau khi đã biên tập nội dung hiện trạng sử dụng
đất nội nghiệp. Đây là công tác thêm vào bản đồ những thông tin mới, cần thiết với


mục tiêu đã đề ra không có trên ảnh và loại bỏ những thông tin đã không còn trên thực
tế bằng cách mang ảnh ra ngoài thực địa để đối chiếu, so sánh,...
Sau khi đã đối chiếu thực địa, đo vẽ bổ sung ảnh đã được điều vẽ đầy đủ với
các nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo đúng yêu cầu đề ra.

Bước 8: Biên tập, hoàn chỉnh bản đồ
Hiệu chỉnh nội dung của bản đồ theo kết quả điều tra thực địa trên máy tính; biên tập,
hoàn thiện toàn bộ nội dung bản đồ theo đúng yêu cầu. Yêu cầu về trình bày khung,
lưới và bố cục của bản đồ phải theo đúng quy định.
Bước 9: In ấn, giao nộp sản phẩm
Hoàn tất quá trình thành lập bản đồ HTSDĐ từ ảnh hàng không bằng công nghệ
ảnh số. Sản phẩm giao nộp bao gồm bản đồ in trên giấy kèm theo là bản thuyết minh
và bản sao của bản đồ được lưu trữ trên đĩa cứng để bảo quản và phục vụ cho công tác
sau này.
b. Nghiên cứu biến động sử dụng đất bằng GIS
GIS là một hệ thống thông tin được sử dụng để tiếp nhận, lưu trữ, xử lý, phân
tích các thông tin địa lý, hỗ trợ việc lập kế hoạch, quản lý và sử dụng tài nguyên đất.
Dưới góc độ của bản đồ học thì GIS là sự kết hợp của việc thành lập bản đồ với trợ
giúp máy tính và công nghệ cơ sở dữ liệu. So với bản đồ thì GIS có lợi thế là lưu trữ
dữ liệu và biểu diễn chúng là hai công việc tách biệt nhau. Do vậy GIS cho khả năng
quan sát từ các góc độ khác nhau trên cùng tập dữ liệu [2].Hệ thống GIS có bốn thành
tố chính là: phần cứng, phần mềm, dữ liệu và con người.Một hệ thống GIS có 5 chức
năng cơ bản là: thu thập dữ liệu, xử lý sơ bộ dữ liệu, lưu trữ và truy nhập dữ liệu, tìm
kiếm và phân tích không gian, hiển thị đồ hoạ và tương tác.
Với những thế mạnh về quản lý và phân tích dữ liệu không gian, GIS đã xâm
nhập và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai ở nước ta
cũng như trên thế giới. Việc ứng dụng GIS vào nghiên cứu biến động sử dụng đất có
tính trực quan cao, giúp người xem dễ dàng nắm bắt thông tin, thấy được biến động
về mục đích sử dụng và diện tích để tính toán và phân tích.
Quy trình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên cơ sở ứng dụng GIS được thể
hiện ở các bước sau:
Bước 1: Tạo Geodatabase, nhập dữ liệu đầu vào
Đề tài sử dụng phần mềm ArcGIS, trong đó có sử dụng công cụ ArcCatalog để
tạo một Geodatabase và một Feature dataset với các thông số của hệ tọa độ VN-2000.
Từ hai file bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2003 và năm 2013 dạng *.dgn của

Microstation, đề tài sử dụng các công cụ chuyển đổi để đưa vào môi trường làm việc
của phần mềm ArcGIS.


Bước 2: Kiểm tra lỗi
Dữ liệu đầu vào thường có lỗi ví dụ một số lỗi như hở, chồng đè...thì dẫn đến khi
thống kê diện tích và phân tích sẽ bị sai nên phải kiểm tra lỗi bằng công cụ Topology
để tạo ra dữ liệu hoàn chỉnh, chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Bước 3: Chồng xếp dữ liệu
Sau khi đã tạo xong hai lớp hiện trạng hoàn chỉnhở bước trên thì tiến hành
chồng xếp hai lớp hiện trạng với nhau bằng công cụ Union để tạo thành lớp biến động
sử dụng đất.
Bước 4: Lọc biến động
Trong quá trình số hóa thành lập bản đồ HTSDĐ ta không thể hoàn toàn số hóa
chính xác ranh giới của các vùng. Vì thế, phải lọc bỏ các biến động giả và các biến
động sai trước khi chuyển sang công đoạn khái quát hóa bản đồ.
Bước 5: Khái quát hóa, biên tập bản đồ
Sau khi đã lọc bỏ các biến động giả, ta tiến hành khái quát hóa bản đồ từ lớp
vừa chỉnh sửa đó. Hoàn thiện nội dung để hoàn thành một bản đồ biến động sử dụng
đất hoàn chỉnh.


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG CÔNG
NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS KHU VỰC XÃ CỔ NHUẾ - HUYỆN TỪ LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2003 - 2013
2.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 78QĐ
ngày 31 tháng 5 năm 1961 của chính phủ Việt Nam [5]. Huyện Từ Liêm có 16 đơn vị
hành chính cấp xã/phường gồm 1 thị trấn và 15 xã. Xã Cổ Nhuế là một trong 15 xã của

huyện Từ Liêm có địa giới hành chính tiếp giáp như sau (hình3.1):
-Phía Bắc tiếp giáp với xã Thụy Phương và xã Đông Ngạc
- Phía Nam tiếp giáp với phường Nghĩa Tân và phường Dịch Vọng
- Phía Đông tiếp giáp với xã Minh Khai và xã Phú Diễn
- Phía Tây tiếp giáp với xã Xuân Đỉnh

Hình 2.1. Vị trí địa lý phường Cổ Nhuế
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Xã Cổ Nhuế gồm 12 thôn và một tổ dân phố với dân số gần 70 nghìn người,
diện tích 6,5 km². Đây là xã có nền kinh tế phát triển nhất huyện Từ Liêm [5].
Dân cư hiện nay tại xã gồm người bản địa và rất đông những người dân từ
nhiều miền đến đây sinh sống, học tập. Rất nhiều người dân sinh sống chủ yếu bằng
nghề may truyền thống. Nhiều công ty may đã và đang được thành lập ở Cổ Nhuế, tạo
công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong vùng, cũng như lao động ngoại tỉnh.


Trong giai đoạn hiện nay, đồng thời với sự phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ
tầng trên địa bàn xã đã được đầu tư và xây dựng khá phát triển. Các hệ thống đường
giao thông được mở rộng, cơ sở y tế, hệ thống trường học được nâng cấp và xây mới.
Nhiều khu đô thị đã được xây dựng phục vụ nhu cầu về nhà ở của người dân như khu
đô thị Cổ Nhuế. Ngoài ra trên địa bàn xã có nhiều di tích lịch sử, đình, chùa thu hút
nhiều khách thập phương ghé thăm.
Xã Cổ Nhuế đang bước vào giai đoạn đô thị hóa với tốc độ phát triển tương đối
cao. Trên địa bàn xã đất nông nghiệp đang được chuyển đổi mục đích sử dụng sang
các mục đích khác như đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất công cộng,...tuy nhiên phải
đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất trong việc phát triển kinh tế.
2.2. Nghiên cứu biến động sử dụng đất bằng công nghệ viễn thám và GIS khu vực
xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội giai đoạn 2003-2013
2.2.1. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Cổ Nhuế
năm 2003

a. Xử lý ảnh hàng không phục vụ công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất xa Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Bước 1: Thu thập, phân tích, xử lý tư liệu
Các tư liệu phục vụ để nghiên cứu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã
Cổ Nhuế năm 2003 bao gồm:
- 5 tấm ảnh hàng không nằm trên 2 dải bay với số hiệu F1-03-12-1669,F1-0312-1670,F1-03-12-1671,F1-03-13-1636,F1-03-13-1637, tỷ lệ ảnh là 1:11000, bay chụp
năm 2003.
- Quy định, quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ngày 17 tháng 12 năm 2007.
- Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử
dụng đất ngày 15 tháng 4 năm 2011.
- Bộ ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ban hành
bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2: Tạo project
Tạo project là quá trình sắp xếp các tấm ảnh theo cácdải bay sao cho đúng như
khi bay chụp đồng thời thiết đặt các thông số của khu đo như hệ tọa độ, tỷ lệđo vẽ.
Project được tạo từ 5 tấmảnh hàng không trên 2 dải bay của khu vực xã Cổ Nhuế, thứ
tự các tấmảnh trong project được thể hiện ở hình 2.2.


Hình 2.2 Thứ tự các tấm ảnh trong project
Bước 3: Đo khống chế ngoại nghiệp
Quá trình đo các điểm khống chế mặt đất sử dụng máy đo GPS Garmin 12
XL. Các điểm khống chế phải đảm bảo nằm ở những nơi thoáng đãng, sự phân bố của
các điểm khống chế bắt buộc phải nằm trên miền chồng phủ giữa các tấm ảnh, tối
thiểu phải có 4 điểm khống chế mặt đất cho một dải bay.
Đề tài làm việc với 5 tấm ảnh và chọn 14 điểm khống chế trong đó có 11 điểm
khống chế mặt đất và các điểm còn lại đóng vai trò là điểm kiểm tra (check point).
Sau khi thiết kế xong lưới khống chế, tiến hành đo với máy thu GPS. Trước
khi đo đặt thông số cho máy:

• POSITION FRHT: User Grid;
+ Kinh tuyến trục quy định cho Hà Nội là 105º00’00’’
+ Hệ số biến dạng chiều dài múi 3º là 0.9999
• MAPDATUM: WGS - 84 với 3 tham số chuyển đổi phù hợp với lãnh thổ Việt Nam
Dx=129.912, Dy=39.324, Dz=111.263
• UNITS: Metric
Thời gian tối thiểu đo tại 1 điểm là 15 phút, số vệ tinh bắt được phải ít nhất là 4, sai số
ước tính EPE của máy dưới 5m. Kết quả ta được tọa độ và độ cao các điểm khống chế
trong bảng 2.1.


Bảng 2.1. Tọa độ các điểm khống chế mặt đất khu vực Cổ Nhuế
Tên điểm
1
2
3
4
5
6
7(check)
8
9
10
11
12(check)
13
14(check)

X (m)
579428

580002
579609
579690
580733
580928
580762
580531
580524
580464
580026
579217
579255
580302

Y (m)
2331639
2331381
2330387
2330078
2331780
2330795
2330060
2329589
2329335
2328531
2330953
2328737
2328674
2328448


H (m)
18
18
17
18
18
15
15
18
15
16
18
18
17
16

Bước 4: Định hướng và tăng dày điểm khống chế
Các bước trên được thực hiện trên modul AT của phần mềm PhotoMOD. Đầu
tiên ta tiến hành định hướng trong cho các tấm ảnh bằng cách nhập tọa độ các điểm
mấu khung ở trang 1 của cửa sổ AT (hình 3.3).
Tại trang 2 của cửa sổ AT, ta tiến hành nhập tọa độ của các điểm khống chế.
Điểm khống chế gồm 14 điểm trong đó có 11 điểm khống chế mặt đất và3 điểm check
point.

Hình 2.3. Định hướng trong
Sau khi hoàn tất việc định hướng trong, tiến hành xácđịnh vị trí chính xác
cácđiểm khống chế mặt đất trên các tấmảnh (hình 2.4).


Hình 2.4. Xác định các điểm khống chế trên ảnh

Khốiảnh gồm 2 dải bay nên phải nhậpđiểm nối giữa 2 dải bay được thực hiện
trong trang số 3 của cửa sổ AT (hình 2.5). Cần nhập 2 đến 4 điểm nối giữa 2 ảnh có
miền chồng phủ. Số điểm tùy thuộc vào diện tích của miền chồng phủ. Nếu nhiều hơn
2 điểm thì các điểm phải bố trí so le nhau.

Hình 2.5. Nhập điểm nối giữa 2 dải bay
Sau khi nhậpđiểm nối giữa 2 dải bay tiến hànhđịnh hướng tương đối cặpảnh lập
thể. Các thao tác được thực hiện từ trang số 4 của cửa sổ AT (hình 2.6).


Hình 2.6 Nhập điểm nối giữa cặp ảnh lập thể
Bước 5: Bình sai khối
Bình sai khối có nhiệm vụ tính toán bình sai các số liệu đo đạc lưới tam giác
ảnh không gian, được thực hiện bằng modul Solver, sử dụnghộp thoại Parameters để
đặt các thông số bình sai, sau khi đặt xong các thông số, thực hiện quá trình bình sai
bằng nút Compute trên cửa sổ chính của modul Solver. Khi quá trình bình sai được
thực hiện thành công, trên màn hình sẽ xuất hiện sơđồ kết quả bình sai như trên hình
2.7.

Hình 2.7. Sơ đồ kết quả bình sai


Tiếp đó cần thực hiện một bước rất quan trọng đó là kiểm tra kết quả bình sai
cóđạt yêu cầu hay không bằng cách xem báo cáo bình sai (hình 2.8).

Hình 2.8 Báo cáo bình sai
Theo báo cáo bình sai thì giá trị sai số lớn nhất của các điểm khống chế vào
khoảng 2m. Nguyên nhân có thể do sai số trong quá trình đo đạc, loại thiết bị đo, do
trích điểm trên ảnh không khớp và do chất lượng ảnh.
Bước 6; Ghép ảnh và nắn ảnh trực giao

Xã Cổ Nhuế cóđịa hình tương đối bằng phẳng, độ cao thay đổi không nhiều nên việc
thành lập mô hình số độ cao có thể không cần thiết. Đề tài xác định độ cao trung bình
cho khu vực cổ nhuế là 6.5 m, thực hiện ghép và nắn ảnh trực giao bằng modul Mosaic
(hình 2.9).


Hình 2.9. Ảnh trực giao khu vực xã Cổ Nhuế
Ảnh trực giao sẽ được sử dụng trong phần mềm MicroStation để số hóa nội
dung bản đồ.
b. Thiết kế kỹ thuật
Việc số hóa các yếu tố trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) tuân
theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong bước thiết kế kỹ thuật cần
thực hiện các công việc sau:
- Thiết kế nội dung cho bản đồ HTSDĐ bao gồm: nội dung nền của bản đồ, nội
dung hiện trạng sử dụng đất, biểu đồ, bản đồ phụ.
- Thiết kế bộ ký hiệu bản đồ: sử dụng bộ ký hiệu đã được thiết kế sẵn bởi Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
+ Các ký hiệu dạng điểm được thiết kế dưới dạng cell và lưu trữ trong thư viện
C:\Win32app\ustation\wsmod\default\cell\xa.cel.


+ Các ký hiệu dạng đường được thiết kế dưới dạng linestring và lưu trong thư
viện C:\Win32app\ustation\wsmod\default\symb\Xa5000.rsc.
+ Màu dùng để tô màu vùng được thiết kế dưới dạng các mẫu màu và được lưu
trữ trong thư mục C:\Win32app\ustation\wsmod\default\symb\HTSDD.tbl.
+ Font chữ tiếng việt được thiết kế và lưu trữ trong thư mục
C:\Win32app\ustation\wsmod\default\symb\Vnfont.rsc.
- Thiết kế bảng phân lớp đối tượng nhằm đảm bảo tính nhất quán trong quá
trình số hóa cũng như sửa đổi dữ liệu sau khi số hóa. Bảng phân lớp đối tượng được
thể hiện trong bảng 3.2.

- Thiết kế bộ khóa giải đoán ảnh (bảng 2.3).
- Tạo seed file: tất cả các thông số về cơ sở toán học của bản đồđược lấy theo
seed file: C:\Win32app\ustation\wsmod\default\seed\vn2d.dgn.
c. Xây dựng bản đồ nền
Bản đồ nền phải đảm bảo các nội dung sau:
- Đường ranh giới hành chính các cấp: sử dụng bản đồ địa hình để số hoá đường
địa giới hành chính.
- Hệ thống đường giao thông: số hóa khi giải đoán và điều vẽ ảnh hàng không.
- Địa hình: các đường bình độ cái và điểm độ cao được nội suy trong ArcGIS từ
lớp picket sau khi đã tạo ra được ảnh trực giao.
- Điểm dân cư và các địa vật độc lập quan trọng: thể hiện tên các điểm dân cư,
thôn xóm.
Bảng 2.2. Bảng phân lớp các đối tượng
STT

Tên lớp
đối tượng

Tên ký
hiệu

Kiểu ký
hiệu

Tên đối tượng

Level

1


Đường
ranh giới

Địa giới HC Xã XĐ
Ranh giới khoanh đất
Ranh giới khu dân cư

4
5
7

RgXaxd-X5 LineStyle
RgLdat-X5 LineStyle
RgKDC
LineStyle

0
0
0

2

Đường
giao thông

Đường liên xã
Đường thôn xóm

6
17


DgLXa-X5
DgTxomX5

0
0

3

Thủy Văn

Hồ, ao, sông, suối
Đê, thủy lợi

21
22

DgBNht-X5 LineStyle
DePTL-X5 LineStyle

4

Đối tượng UBND
KT-VHChợ
XH, trung Đình, chùa, miếu, đền

9
9
9


UB.X
CHO
CHUA

LineStyle
LineStyle

Cell
Cell
Cell

Màu

207
0
0
0
0


tâm hành Trường học, nhà trẻ
chính
Bệnh viện, trạm xá

5

6

7


9
9

TH
BVTX

Cell
Cell

0
0

Ghi chú

Tên sông, suối
Tên thôn, xóm
Tên xã lân cận
Ghi chú đường giao
thông

44
39
58
20

Text
Text
Text
Text


207
207
0
0

Loại đất

Màu loại đất
Mã loại đất

30
33

Fill
Text

0

Trình bày

Khung ngoài
Khung trong
Lưới km
Tên bản đồ, tỷ lệ
Ghi chú trong bảng
chú dẫn và biểu đồ

61
62
63

59
56

LineStyle
LineStyle
LineStyle
Text
Text

0
207
0
0
0

Khungt-X5


Bảng 2.3. Mẫu giải đoán ảnh khu vực xã cổ nhuế
Loại đất

Dấu hiệu

Đất giao thông

Có dạng hình học theo tuyến, màu
trắng sáng, nối với nhau theo mạng
lưới, hoặc dựa vào các địa vật xung
quanh như nhà cửa cây cối.


Đất trồng lúa

Cấu trúc mịn, dạng hình học theo ô
thửa, có kênh mương xen kẽ, màu
xám sẫm hoặc trắng.

Đất ở

Cấu trúc hạt thô, có khoanh vi lớn,
màu trắng đen lốm đốm

Minh họa

Cấu trúc hạt thô theo hàng lối, xen
Đất trồng cây
kẽ với khu dân cư nông thôn hoặc
ăn quả
đất nông nghiệp khác

Đất ao hồ, sông Cấu trúc mịn, trên ảnh thường có
ngòi kênh rạch màu sẫm

Gần các trục đường giao thông, quy
Đất cơ sở sản
mô khá lớn, vuông vắn và được phân
xuất kinh doanh
chia thành các khu rõ ràng

Đất nghĩa trang, Cấu trúc hạt nhỏ, trật tự sắp xếp lộn
nghĩa địa

xộn, trên bề mặt có các hạt trắng li ti

c. Xây dựng nội dung hiện trạng sử dụng đất năm 2003
Việc số hóa nội dung hiện trạng sử dụng đất được thực hiện trên phần mềm
MicroStation phiên bản v8i. Việc số hóa nội dung HTSDĐ được thực hiện trên nền
ảnh trực giao, trình tự thực hiện như sau:
-

Tạo file bản đồ theo seedfile chuẩn seed2d.dgn.


-

Mở ảnh trực giao bằng thực đơn File\Raster Manager của phần mềm MicroStation v8i,
sau đó tiến hành số hóa các đối tượng theo bảng phân lớp các đối tượng đã được thiết
kế ban đầu.

-

Sử dụng các công cụ của Microstation để tiến hành số hóa như Place Smartline,
Placeline, Group toolbox, Move Parallel,...Việc số hóa các loại hình sử dụng đất được
tiến hành đồng thời với việc giải đoán ảnh ngoài thực địa và dựa vào các mẫu giải
đoán để thành lập.

Hình 2.10. Một phần nội dung hiện trạng sử dụng đất xã Cổ Nhuế năm 2003
d. Biên tập nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tạo vùng, tô màu nền và trải pattern cho các đối tượng với màu nền và pattern
tương ứng với loại hình sử dụng của nó theo quy phạm.
Đặt cell cho các địa vật, đối tượng được quy định như UBND, chợ, chùa,
trường học, bệnh viện,...từ thư viện cell đã được thiết kế ban đầu.

Các ghi chú địa danh, tên thôn xóm,...sử dụng công cụ Place Text với các thông
số theo quy phạm.


×