Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Mô hình ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cá nhân trên thiết bị di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 81 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Công nghệ Thông tin- Trường Đại học Lạc
Hồng cùng tất cả quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Quang Tấn - người
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân yêu cùng tất cả
bạn bè, đồng nghiệp đã không ngừng động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập cũng như trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn của tôi còn nhiều thiếu sót
cũng như chưa thể hoàn thành hết tất cả các yêu cầu. Rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, bạn bè, người thân trong thời gian tới để luận
văn của tôi được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi cho mọi người. Hy vọng ứng dụng
này có thể giúp ích được mọi người và giúp con người có thể chăm sóc sức khỏe của
mình được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên thực hiện

Trang Hồng Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ,
giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Quang Tấn. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Luận văn có sử dụng một số tài liệu của các tác giả và được thể hiện trong phần
tài liệu tham khảo


Học viên thực hiện

Trang Hồng Linh


TÓM TẮT
MÔ HÌNH ỨNG DỤNG HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁ NHÂN
TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG là hình thức hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cá nhân thông qua
thiết bị di động và ứng dụng chăm sóc sức khỏe được cài đặt trên di động. Mục đích
chính của ứng dụng này là giúp người dùng có thể thông báo vị trí té ngã tới người
thân của người dùng khi người dùng gặp nguy hiểm và không có khả năng tự thông
báo vị trí té ngã cho người khác. Điều này giúp ích rất nhiều cho người bệnh, nhất là
người già, bệnh nhân bị đột quỵ,…. Ứng dụng còn cho phép người dùng xem thông tin
về một số bệnh lý thường gặp, cách phòng ngừa và điều trị.
Trong khuôn khổ của luận văn này, tôi tập trung giới thiệu về mô hình ứng
dụng chăm sóc sức khỏe cá nhân trên thiết bị di động có hỗ trợ hệ điều hành Android.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài: ............................................................................................. 1

2.

Mục tiêu: ........................................................................................................... 1

3.


Đối tƣợng: ......................................................................................................... 1

4.

Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................ 2

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu: ............................................................................... 2

6.

Hƣớng tiếp cận luận văn và kết quả đạt đƣợc: ............................................. 2

7.

6.1.

Hướng tiếp cận luận văn: .......................................................................... 2

6.2.

Kết quả đạt được: ....................................................................................... 2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:.................................. 2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
1.1. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng mô hình ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức
khỏe cá nhân trên thiết bị di động: .......................................................................... 4
1.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và di động vào lĩnh vực

y tế trong nƣớc và ngoài nƣớc: ................................................................................. 5
1.2.1. Trong nước: ................................................................................................ 5
1.2.2. Trên thế giới: .............................................................................................. 6
1.3. Cấu trúc của luận văn: .................................................................................. 10
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 12
2.1. Chăm sóc sức khỏe cá nhân: ......................................................................... 12
2.1.1. Khái niệm về sức khỏe: ............................................................................ 12
2..1.2. Tầm quan trọng của sức khỏe: ................................................................. 12
2.1.3. Công nghệ thông tin trong lĩnh vực hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cá nhân: ...
................................................................................................................... 12
2.2. Tìm hiểu công nghệ:....................................................................................... 13
2.2.1. Xu hướng SMAC trong công nghệ: ........................................................ 13
2.2.2. Bốn xu hướng công nghệ quan trọng cho tương lai:............................. 15
2.2.2.1.

Big Data: ............................................................................................ 15

2.2.2.2.

Điện toán đám mây: ......................................................................... 16

2.2.2.3.

Truyền thông xã hội: ........................................................................ 17

2.2.2.4.

BYOD – Mang thiết bị cá nhân đi làm: .......................................... 19



2.2.3. Hệ điều hành Android: ............................................................................ 20
2.2.3.1.

Giới thiệu về hệ điều hành Android: .............................................. 20

2.2.3.2.

Một số chức năng chính của hệ điều hành Android: .......................... 21

2.2.3.3.

Các thành phần cơ bản một ứng dụng Android: .......................... 22

2.2.3.4.

Các thành phần giao diện trong Android: ....................................... 27

2.3. Google Map và Google Maps API Web Services: ....................................... 32
2.3.1. Giới thiệu Webserver: .............................................................................. 32
2.3.2. Giới thiệu Google Map ............................................................................. 33
2.3.3. Google Maps for Mobile .......................................................................... 34
2.3.4. Google Maps API Web Services .............................................................. 35
2.3.4.1.

Giới thiệu Google Maps API Web Services ...................................... 35

2.3.4.2 Sử dụng Google Maps API Web Services ............................................. 35
2.3.4.3. Theo dõi sử dụng với tham số sensor .................................................... 36
2.3.4.4. Xây dựng chuỗi URL request hợp lệ ..................................................... 36
2.3.4.5. Processing Responses ............................................................................ 37

2.3.5. Google Geocoding API............................................................................. 37
2.3.5.1.

Khái niệm mã hóa địa lý: ................................................................... 37

2.3.5.2.

Giới hạn sử dụng ................................................................................ 38

2.3.5.3.

Geocoding API request ...................................................................... 38

2.3.5.4.

Giải mã địa lý (tìm địa chỉ từ kinh độ-vĩ độ)...................................... 45

Chƣơng 3: MÔ HÌNH ỨNG DỤNG HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁ
NHÂN TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG .......................................................................... 49
3.1. Ứng dụng công nghệ Accelerometer - Giám sát hoạt động của bệnh nhân .
.......................................................................................................................... 49
3.2. Thuật toán dò tìm té ngã: .............................................................................. 49
3.2.1. Thiết kế thuật toán: .................................................................................. 49
3.2.2. Xác định ngưỡng: .................................................................................... 51
3.2.3. Kết quả đạt được....................................................................................... 52
3.3. Xác định yêu cầu đối với hệ thống: .............................................................. 52
3.4. Phân tích thiết kế: .......................................................................................... 53
3.4.1. Phân tích hệ thống: .................................................................................. 53
3.4.2. Các chức năng chính của ứng dụng: ...................................................... 53



3.4.3. Lược đồ sử dụng của người dùng: .......................................................... 54
3.4.4.1.

Lược đồ hoạt động của hệ thống khi người dùng té ngã và không tắt

cảnh báo: ............................................................................................................ 56
3.4.4.2.

Lược đồ hoạt động của hệ thống khi người dùng té ngã và tắt cảnh

báo:

............................................................................................................ 57

Chƣơng 4: GIỚI THIỆU VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG ..................................... 58
4.1 Giới thiệu ứng dụng: ......................................................................................... 58
4.2 Triển khai ứng dụng: ........................................................................................ 60
4.2.1. Tổng quan hệ thống: .................................................................................. 60
4.2.2. Danh sách các màn hình chức năng: ....................................................... 61
4.2.2.1. Xem thông tin về một số bệnh thường gặp: .......................................... 61
4.2.2.2. Tạo danh sách người thân: .................................................................... 63
4.2.2.3.

Bật cảnh báo: ...................................................................................... 65

4.3. Kết quả thử nghiệm, đánh giá ứng dụng và khuyến nghị: ........................ 66
4.3.1. Kết quả thử nghiệm: ................................................................................ 66
4.3.2. Đánh giá ứng dụng: ................................................................................. 67
4.3.3. Khuyến nghị: ............................................................................................ 67

4.4. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của ứng dụng: ....................................................... 67
4.4.1. Ưu điểm: ................................................................................................... 67
4.4.2. Nhược điểm: ............................................................................................. 68
Chƣơng 5: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN .......................... 69
5.1 Kết quả đạt đƣợc: .............................................................................................. 69
5.2 Hƣớng phát triển: .............................................................................................. 69


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APIs

Application programming interface

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐTDĐ

Điện thoại di động

GB

Gi – ga – bai

MB

Mê – ga – bai


PCI DSS

Payment Card Industry Data Security Standards

SOAP

Simple Object Access Protocol

SSL

Secure Sockets Layer

REST

Representational state transfer

XMPP

Extensible Messaging and Presence Protocol


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Các thuộc tính của Intent .............................................................................. 25
Bảng 2. 2 Các Action được tạo sẵn trong Intent ........................................................... 26
Bảng 2. 3 Bảng ký tự ..................................................................................................... 37
Bảng 4. 1 Mô tả chức năng chương trình...................................................................... 58
Bảng 4. 2 Độ chính xác của việc phát cảnh báo khi bị té ngã: ..................................... 66
Bảng 4. 3 Sự yêu thích của người dùng đối với ứng dụng: ........................................... 67



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Epocrates ......................................................................................................... 7
Hình 1. 2 UpToDate ........................................................................................................ 8
Hình 1. 3 ALIVECOR ..................................................................................................... 9
Hình 1. 4 CellScope's Oto ............................................................................................. 10
Hình 2. 1 Các thành phần trong SMAC bổ sung và có quan hệ chặt chẽ với nhau ...... 13
Hình 2. 2 Big Data là một trong những từ thông dụng được nhắc đến nhiều nhất trong
năm 2012 ....................................................................................................................... 15
Hình 2. 3 Sơ đồ điện toán đám mây, với các dịch vụ được cung cấp n m bên trong
đám mây được truy cập từ các máy tính ở bên ngoài. ............................................... 16
Hình 2. 4: Số người dùng mạng xã hội từ năm 2011  2015 ...................................... 18
Hình 2. 5 Ngày càng có nhiều công ty tìm cách tận dụng mạng xã hội để trao đổi thông
tin và tăng khả năng cộng tác trong môi trường làm việc ............................................. 19
Hình 2. 6 BYOD sẽ tác động đến cách doanh nghiệp đánh giá khả năng thu lợi ......... 19
Hình 2. 7 Android ban đầu phát triển dựa trên hạt nhân Linux .................................... 20
Hình 2. 8 Chu kỳ sống của Activity .............................................................................. 23
Hình 2. 9 Truyền dữ liệu giữa hai Activity ................................................................... 24
Hình 2. 10 Cấu trúc một giao diện ứng dụng Android .................................................. 27
Hình 2. 11 Bố trí các widget sử dụng LinearLayout ..................................................... 28
Hình 2. 12 Bố trí các widget trong FrameLayout ......................................................... 28
Hình 2. 13 Bố trí widget trong RetaliveLayout ............................................................ 29
Hình 2. 14 Bố trí widget trong TableLayout ................................................................. 29
Hình 2. 15 ImageButon ................................................................................................. 30
Hình 2. 16 Minh hoạ cho một ListView ........................................................................ 30
Hình 2. 17 Minh hoạ optionmenu ................................................................................. 31
Hình 2. 18 Minh hoạ contextmenu ................................................................................ 31
Hình 2. 19 Minh hoạ QuickSearchBox ......................................................................... 32
Hình 2. 20 Mô hình hoạt động của Webserver .............................................................. 33
Hình 2. 21 Google Maps ............................................................................................... 33
Hình 2. 22 Google Earth ................................................................................................ 34

Hình 3. 1. Minh họa của các giá trị Ax, Ay, Az của gia tốc và các góc quay θx, θy, θz
....................................................................................................................................... 50


Hình 3. 2 Sự biến thiên của At và Av khi người dùng ở trạng thái bình thường .......... 51
Hình 3. 3 Sự biến thiên của At và Av khi người dùng bị té ngã ................................... 52
Hình 3. 4 Lược đồ sử dụng của người dùng .................................................................. 54
Hình 3. 5 Lược đồ sử dụng của hệ thống ...................................................................... 55
Hình 3. 6 Lược đồ hoạt động khi người dùng té ngã và không tắt cảnh báo ................ 56
Hình 3. 7 Lược đồ hoạt động của hệ thống khi người dùng té ngã và tắt cảnh báo ...... 57
Hình 4. 1 Tổng quan hệ thống ....................................................................................... 60
Hình 4. 2 Màn hình cho phép xem thông tin các bệnh. ................................................ 61
Hình 4. 3 Màn hình hiển thị thông tin bệnh. ................................................................. 62
Hình 4. 4 Màn hình thêm thông tin người thân. ............................................................ 63
Hình 4. 5 Màn hình cho phép nhập thông tin người thân.............................................. 64
Hình 4. 6 Màn hình hiển thị danh sách người thân ....................................................... 64
Hình 4. 7 Màn hình bật cảnh báo. ................................................................................. 65
Hình 4. 8 Màn hình hiển thị nội dung tin nhắn ............................................................. 66


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng trong khi đó con người luôn bận
rộn nên không có nhiều thời gian để đến các trung tâm khám chữa bệnh để kiểm tra
sức khỏe thường xuyên giúp kịp thời phát hiện bệnh và chữa bệnh đúng lúc dẫn đến
bệnh ngày càng nặng, tốn nhiều thời gian, tiền bạc, công sức để chữa trị, thậm chí là
tử vong, một trong số các căn bệnh nguy hiểm và phổ biến hiện nay là ung thư, đột

quỵ, cao huyết áp, tiểu đường,…. Nếu con người phát hiện sớm được bệnh của
mình thì sẽ hạn chế được tình trạng bệnh khó chữa, chữa không khỏi, tử vong.
Để hạn chế được tình trạng trên, nhu cầu phát hiện bệnh và chữa trị sớm giúp
cho tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn đó là những nhu cầu cấp thiết được con
người đặt ra, ngày nay hầu hết mọi người đều tự trang bị cho mình một thiết bị di
động mang bên mình mọi lúc, mọi nơi. Do đó nếu có một ứng dụng hỗ trợ chăm sóc
sức khỏe cá nhân trên thiết bị di động sẽ giúp con người biết được tình trạng sức
khỏe của mình và có thể sớm phát hiện bệnh và có kế hoạch điều trị đúng lúc.
Trên đây là những lý do tôi chọn đề tài: Mô hình ứng dụng hỗ trợ chăm sóc
sức khỏe cá nhân trên thiết bị di động .
2. Mục tiêu:
Nh m giúp con người có điều kiện chăm sóc sức khỏe cá nhân tốt hơn, thuận
lợi và nhanh chóng hơn.
Giúp con người có được những hiểu biết hữu ích về sức khỏe b ng việc xem
thông tin các bệnh phổ biến hiện nay, cách phòng ngừa và điều trị bệnh ngay khi
thiết bị di động được kết nối internet hoặc ngay cả khi không được kết nối internet.
Giúp con người khi gặp nguy hiểm và trong tình trạng bất tĩnh vẫn có thể
thông báo vị trí té ngã cho người khác thông qua thiết bị di động thông minh có hỗ
trợ hệ điều hành Android. Điều này giúp ích rất nhiều cho người bệnh, nhất là người
già, bệnh nhân bị đột quỵ,….giúp hạn chế được tình trạng bệnh nhân được cấp cứu
không kịp thời vì được phát hiện quá trễ dẫn đến việc không còn cơ hội chữa trị.
3. Đối tƣợng:
Những người lớn tuổi, bệnh nhân cao huyết áp, những người có nguy cơ bị
đột quỵ….được trang bị một thiết bị di động có hỗ trợ hệ điều hành Android.


2

4. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu một số vấn đề về chăm sóc sức khỏe cá nhân trên thiết bị di động

có hỗ trợ hệ điều hành Android.
Trong luận văn này tôi xin trình bày:
 Lý thuyết về hệ điều hành Android Sdk.
 Lập trình ứng dụng trên nền Android.
 Hiểu rõ về một số giải pháp y tế và xây dựng mô hình hỗ trợ chăm sóc
sức khỏe cá nhân dùng thiết bị di động.
 Xây dựng và triển khai ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cá nhân trên
thiết bị di động.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
 Nghiên cứu tài liệu từ nguồn tài liệu: Sách, báo, tài liệu, thông tin, các
websites liên quan đến luận văn.


Nghiên cứu các ứng dụng, công nghệ liên quan.

 Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 Phân tích yêu cầu thực tế và xây dựng ứng dụng.
6. Hƣớng tiếp cận luận văn và kết quả đạt đƣợc:
6.1. Hướng tiếp cận luận văn:
Luận văn trình bày về việc xây dựng và triển khai mô hình chăm sóc sức
khỏe cá nhân trên thiết bị di động..
6.2. Kết quả đạt được:
 Về lý thuyết:
 Hiểu rõ về lý thuyết Android Sdk.
 Hiểu rõ về một số giải pháp y tế và xây dựng mô hình hỗ trợ chăm sóc
sức khỏe cá nhân dùng thiết bị di động.
 Về ứng dụng:
 Xây dựng thành công ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cá nhân trên
thiết bị di động.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

Mô hình ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cá nhân thể hiện được vai trò,
tầm quan trọng và ý nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe cá nhân vì vấn đề chăm sóc


3

sức khỏe và phòng bệnh cần được coi trọng bởi sức khỏe tốt đồng nghĩa với giảm
bớt bệnh tật, giảm chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mô hình ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cá nhân còn giúp chúng ta có
thể kịp thời phát hiện đươc bệnh nhân khi bệnh nhân nhân bị bất tỉnh để có thể
nhanh chóng cấp cứu được cho bệnh nhân giúp hạn chế được tình trạng không kịp
cứu chữa cho cấp cứu chậm trễ. Ngoài ra, mô hình còn giúp cho chúng ta có thể tìm
hiểu một số căn bệnh phổ biến hiện nay để chúng ta có biện pháp phòng ngừa và
điều trị hợp lý, kịp thời.
Sản phẩm của đề tài còn có một ứng dụng chăm sóc sức khỏe trên thiết bị di
động giúp chúng ta có thể tự chăm sóc sức khỏe của mình một cách nhanh chóng,
tiện lợi, hiệu quả.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng mô hình ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức
khỏe cá nhân trên thiết bị di động:
Thói quen "bỏ quên" sức khỏe khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh nguy
hiểm, khi phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn, dẫn đến tỷ lệ tử vong dần gia tăng.
Cùng với đó, tốc độ phát triển kinh tế đã phát sinh ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người như: ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thực phẩm và lối
sống không lành mạnh… Tất cả đã và đang gây ra nhiều loại bệnh hiểm nghèo đe
dọa tính mạng con người.

Thực tế, hàng loạt những căn bệnh "thời đại" như: ung thư, đái tháo đường,
nhồi máu cơ tim... đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam trong những năm gần
đây. Tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim h ng năm tăng 5-20% và có chiều hướng
ngày càng trẻ hóa, theo nghiên cứu mới đây của Viện Tim mạch quốc gia. Tỷ lệ
bệnh nhân mắc đái tháo đường tăng vọt theo cấp số nhân với 211% sau 10 năm,
theo kết quả điều tra mới đây của Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Số bệnh nhân ung
thư mắc mới h ng năm là 150.000 người và có 75.000 người tử vong mỗi năm, theo
Viện Nghiên cứu Phòng chống Ung thư.
Điều đáng báo động là rất nhiều người mắc bệnh rơi vào tình huống phát
hiện quá muộn dẫn đến việc không thể chữa trị được. Và cũng không ít trường hợp
may mắn phát hiện bệnh sớm nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn vì chi phí điều trị quá
lớn hoặc do chủ quan khi phát hiện được bệnh nhưng vẫn không có biện pháp theo
dõi bệnh một cách thường xuyên dẫn đến bệnh chuyển biến ngày càng nặng. Ước
tính kinh phí điều trị một bệnh hiểm nghèo thường lên đến hàng trăm triệu đồng,
thậm chí có thể hàng tỷ đồng tùy thuộc vào phác đồ điều trị. Khi một gia đình
không may có người mắc bệnh, ngoài việc mất đi khoản thu nhập từ người bệnh, họ
còn phải xoay sở một nguồn tài chính lớn để chứa trị bệnh, đi kèm với gánh nặng về
mặt tâm lý thường trực.
Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện lối sống lành mạnh như ăn uống phù hợp,
thường xuyên luyện tập thể thao, nuôi dưỡng tinh thần tích cực, lạc quan trong cuộc
sống.... Mỗi cá nhân phải học cách giữ gìn sức khỏe b ng cách chủ động xây dựng
những kế hoạch bảo vệ sức khỏe ngay từ sớm, đồng thời khi có sự cố về sức khỏe
cần phải được sớm phát hiện để có biện pháp điều trị kịp thời hạn chế được tối đa


5

những hậu quả do căn bệnh gây ra. Do đó, việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ chăm sóc
sức khỏe cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp con người có thể theo dõi tình trạng
sức khỏe của mình để kịp thời chữa trị. Thiết bị mà hầu như mọi người đều được

trang bị bên mình đó là chiếc điện thoại di động. Do đó, nếu có ứng dụng hỗ trợ
chăm sóc sức khỏe trên thiết bị di động sẽ giúp con người theo dõi, chăm sóc sức
khỏe cá nhân của mình được tốt hơn.
1.2.

Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và di động vào lĩnh

vực y tế trong nƣớc và ngoài nƣớc:
1.2.1. Trong nƣớc:
Ở Việt Nam CNTT phát triển nhanh chóng đã giúp ngành y tế đạt được
nhiều thành tựu lớn lao trong công tác khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện hiện
đại. Ở nước ta CNTT y tế đã phát triển theo các chức năng:
- Nâng cao kiến thức chuyên môn: Sử dụng thông tin từ các website y học,
forum, sách điện tử, video, bài giảng từ xa… giúp dễ dàng tiếp cận kiến thức, kỹ
thuật y tế mới nhất, dễ dàng tiếp cận, cập nhật các kiến thức mới nhất của các nước
tiên tiến.
- Tự động hóa các phương tiện chẩn đoán và điều trị: Máy móc ngày nay
hoàn toàn tự động hóa, giảm thao tác, nâng cao độ chính xác giúp can thiệp điều trị
một cách hiệu quả và giảm chi phí…
- Hỗ trợ đắc lực trong thực hành y khoa: CNTT mang lại nhiều lợi ích trong
thực hành y khoa, giúp bác sĩ quyết định lâm sàng nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ
y tế từ xa, lưu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học...
- Tăng cường chức năng quản lý bệnh viện: Toàn bộ thông tin bệnh viện
được sắp xếp, tổ chức một cách khoa học, làm cơ sở cho công tác quản lý bệnh viện
một cách hiệu quả…
Với sự phát triển của ngành công nghiệp ứng dụng trên điện thoại di động
(ĐTDĐ), chỉ với một chiếc smartphone hay máy tính bảng, bác sĩ có thể truy nhập
vào sổ y bạ của bệnh nhân; giám sát lịch sử sử dụng dược phẩm và đưa ra lời
khuyên phù hợp.
Tính đến nay, đã có hơn 10.000 ứng dụng y tế, sức khoẻ xuất hiện trên thị

trường. Phổ biến hơn cả là các loại ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cá nhân


6

như: ứng dụng tư vấn ăn kiêng, ứng dụng dành riêng cho nam giới/nữ giới, ứng
dụng chuyên dụng cho nhóm bệnh nhân bị Gout hay tiểu đường…
Việc phối hợp sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động với các công nghệ y tế
cao cấp còn mang đến cơ hội hồi phục cho nhiều bệnh nhân.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là
khám chữa bệnh không còn là vấn đề mới tại Việt Nam. T
heo sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, các bệnh viện Việt Nam đã
dần dần được trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại như máy xét nghiệm tự động, máy
siêu âm 3D, 4D, X quang kỹ thuật số, máy chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, PET-CT…
giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Thiết bị y tế hiện đại đã giúp khám
và điều trị hiệu quả các bệnh khó. Nhờ các thiết bị này, y tế Việt Nam đã bắt kịp
trình độ y tế trong khu vực.
Các bác sĩ Việt Nam ngày nay đã hầu hết đã biết sử dụng máy tính, thích
nghi được với CNTT, sử dụng internet để tự nâng cao kiến thức chuyên môn và ứng
dụng trong khám chữa bệnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong quản lý bệnh viện, Bộ Y Tế
đã có nhiều văn bản, chỉ thị của Bộ Trưởng Y Tế yêu cầu các bệnh viện nhanh
chóng ứng dụng CNTT đặc biệt là đơn thuốc điện tử trong quản lý bệnh viện. Ban
chỉ đạo CNTT Bộ Y tế đã có nhiều hướng dẫn, giúp bệnh viện thực hiện ứng dụng
CNTT y tế. Các hội nghị về CNTT y tế được tổ chức hàng năm để ghi nhận sự phát
triển và lấy ý kiến đề xuất cho sự phát triển CNTT y tế.
Thực tế, ở Việt Nam các bệnh viện ngày nay đã được kết nối internet. Một số
thử nghiệm về chẩn đoán trực tuyến từ xa đã được tiến hành. Bộ y tế và các đơn vị
trực thuộc đã có website. Nhiều bệnh viện đã tự lực xây dựng hoặc mua các phần
mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác của mình.

1.2.2. Trên thế giới:
CNTT là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật to lớn của thế giới, đã và
đang giúp thay đổi toàn diện và hiệu quả tất cả mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật,
chính trị, quân sự và đời sống… trong đó có lĩnh vực y tế.
Ứng dụng di động cho điện thoại thông minh và máy tính bảng đang thay đổi
cách các bác sĩ và bệnh nhân tiếp cận chăm sóc sức khỏe. Nhiều ứng dung được
thiết kế riêng cho các bác sĩ, từ cơ sở dữ liệu tiện dụng về các loại thuốc và các


7

bệnh đến màn hình tinh vi có thể đọc huyết áp của một người, lượng đường hoặc
các triệu chứng hen suyễn. Những ứng dụng khác dùng để thu thập dữ liệu chẩn
đoán, hoặc đơn giản là để giúp phối hợp chăm sóc, tạo cho bệnh nhân một cách dễ
dàng theo dõi các điều kiện và phương pháp điều trị của họ. Điều quan trọng trong
số các ứng dụng là giúp tiết kiệm thời gian, hữu ích, và giúp cho việc chăm sóc sức
khỏe hiệu quả hơn b ng cách chẩn đoán, theo dõi bệnh nhân thường xuyên hơn mà
không cần thiết phải đến bác sĩ hoặc bệnh viện.
Dưới đây là một số ứng dụng:
Epocrates: Một trong những ứng dụng y tế lâu đời nhất và có uy tín nhất,
Epocrates cho bác sĩ thông tin cơ bản về các loại thuốc, liều dùng thích hợp cho
người lớn và trẻ em, và cảnh báo về các tương tác có hại.
Được thực hiện bởi Epocrates Inc, một đơn vị của Athenahealth Inc, ATHN
1,51 % Watertown, Massachusetts

Hình 1. 1 Epocrates


8


UpToDate: Ứng dụng này cung cấp cho các bác sĩ tham khảo tài liệu có thể
tham khảo khi đưa ra quyết định điều trị. David Bates, một bác sĩ nội khoa tại
Brigham và Bệnh viện phụ nữ ở Boston nói r ng ông đã sử dụng để tìm kiếm
phương pháp điều trị cho những bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp tăng huyết
áp hiện có, và thông tin về các kết hợp thuốc cần thiết để điều trị nhiễm trùng do vi
khuẩn được gọi là H.pylori.
Được thực hiện bởi Wolters Kluwer WTKWY -0.14% NV, Hà Lan.

Hình 1. 2 UpToDate
ALIVECOR: Bệnh nhân đặt ngón tay trên cảm biến của màn hình giao tiếp
với điện thoại để sản xuất điện tâm đồ. Tiến sĩ Topol, Giám đốc Viện Scripps Tịnh
Khoa học ở La Jolla, California, cho biết lợi ích chính là giúp những bệnh nhân có
nhịp tim không ổn định yên tâm về sức khỏe của mình khi kiểm tra nhịp tim thường
xuyên.
Được thực hiện bởi AliveCor Inc, San Francisco.


9

Hình 1. 3 ALIVECOR
IHEALTH WIRELESS (xung đo oxy): Những người khó ngủ có thể sử dụng
ứng dụng này để ghi lại mức độ oxy trong máu của họ vào ban đêm. Dữ liệu có thể
giúp một bác sĩ chẩn đoán cho dù họ có ngưng thở khi ngủ.
Ngưng thở khi ngủ là do sự thu hẹp bất thường hoặc tắc nghẽn đường hô hấp
cho phép không khí lưu thông vào phổi, gây ra giảm đột ngột oxy trong máu.
Những người béo phì thường bị các vấn đề này bởi vì mô mỡ quá mức có thể dày
lên và thu hẹp các bức tường của khí quản.
Để sử dụng ứng dụng này, bệnh nhân đi ngủ mặc một bộ cảm biến ngón tay
không dây liên kết với điện thoại và theo dõi nồng độ oxy trong máu.
Được thực hiện bởi iHealth Lab Inc, Mountain View, California

CELLSCOPE OTO: Một điện thoại thông minh sẽ trở thành một thiết bị soi
tai, các bác sĩ sử dụng công cụ để nhìn vào tai, nhờ ứng dụng này và thiết bị quang
học. Các bác sĩ có thể ghi video của tai của một đứa trẻ và sau đó hiển thị các hình
ảnh cho các thành viên gia đình để giải thích chẩn đoán của họ.
Jessica Kaplan, một bác sĩ nhi khoa tại San Francisco nói r ng có thể giúp
cắt giảm việc sử dụng không cần thiết của thuốc kháng sinh.


10

Phát triển bởi CellScope Inc, San Francisco.

Hình 1. 4 CellScope's Oto
1.3.

Cấu trúc của luận văn:
Toàn bộ luận văn gồm có 5 chương chính như sau:
 Chương 1: Tổng quan
Chương này giới thiệu tổng quan về luận văn.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về:
 Công nghệ thông tin trong lĩnh vực hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cá nhân.
 Công nghệ điện toán đám mây và điện toán di động.
 Tìm hiểu hệ điều hành Android.
 Tìm hiểu Google Map và Google Maps API Web Services
 Chương 3: Mô hình ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cá nhân trên
thiết vị di động
Chương này trình bày về:
 Ứng dụng công nghệ Accelenometer – giám sát hoạt động của bệnh nhân.



11

 Tìm hiểu thuật toán dò tìm té ngã.
 Xây dựng mô hình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cá nhân trên thiết bị di
động.
 Chương 4: Giới thiệu và triển khai ứng dụng.
Chương này giới thiệu về ứng dụng đã được xây dựng, tính năng của ứng
dụng và triển khai ứng dụng.
 Chương 5: Kết quả đạt được và hướng phát triển
Chương này trình bày những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu
luận văn và hướng phát triển của luận văn.


12

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

Chăm sóc sức khỏe cá nhân:

2.1.1. Khái niệm về sức khỏe:
Định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn
diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có
bệnh hay không bị thương tật.
2..1.2. Tầm quan trọng của sức khỏe:
Trong cuộc sống này, không có gì quan trọng b ng chính con người có một
thân thể không bệnh tật, một tâm hồn không loạn đó là nguồn hạnh phúc của con
người. Có câu nói: Người có sức khỏe có một trăm ước muốn, người không có sức
khỏe chỉ có 1 ước muốn duy nhất: đó là sức khỏe . Quả đúng như vậy, bệnh tật

không trừ một ai bất kể chúng ta là người giàu hay người nghèo, người có địa vị cao
hay thấp. Nếu chúng ta may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với
việc chúng ta đang cận kề với thành công về mọi lĩnh vực.
2.1.3. Công nghệ thông tin trong lĩnh vực hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cá nhân:
Do việc sử dụng ngày càng tăng các điện thoại thông minh như các công cụ y
tế, cũng như sự gia tăng trong các thiết bị giám sát từ xa và các thiết bị giám sát tại
nhà, do đó các kho ứng dụng đang bùng nổ với các chương trình được thiết kế để
giúp mọi người theo dõi sức khỏe của họ b ng cách sử dụng một điện thoại thông
minh. Phần lớn các ứng dụng này giúp bệnh nhân ghi lại các phép đo y tế dễ dàng
hơn, chẳng hạn như trọng lượng hoặc huyết áp, đo số bước chân khi tập thể dục,…
Mục tiêu của việc giám sát tại nhà là để thu thập thông tin và cung cấp cho các bác
sĩ. Các bác sĩ sẽ phân tích và đưa ra quyết định cụ thể và sau đó gửi lại thông tin
cho các bệnh nhân.
Ngoài ra còn có các ứng dụng kết nối không dây với các thiết bị y tế, bao
gồm thiết bị theo dõi sự thay đổi của huyết áp và thiết bị theo dõi sự thay đổi lượng
đường trong máu. Một trong những phát hiện thú vị nhất là các bác sĩ dường như
không có vai trò trong sự thay đổi này. "Chỉ duy nhất bệnh nhân là có trách nhiệm
về việc chăm sóc của chính họ".
Bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe chắc chắn hoàn toàn là do các ứng dụng
giám sát và sự thay đổi liên quan trong hành vi của bệnh nhân, chẳng hạn như tuân
thủ theo một chế độ ăn uống mới và thuốc men tốt hơn.


13

Cần có nhiều ứng dụng giúp các bệnh nhân chú ý về sức khỏe của mình hơn.
Khi ứng dụng điện thoại thông minh ngày càng trở nên tinh vi, kết hợp các
bộ cảm biến bên ngoài để đưa ra các khuyến nghị cho người sử dụng thì các ứng
dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sẽ ngày càng trở nên quan trọng.
2.2.


Tìm hiểu công nghệ:

2.2.1. Xu hƣớng SMAC trong công nghệ:
SMAC là từ viết tắt của Social (Xã hội), Mobile (Di động), Analytics (Phân
tích, dựa trên Dữ liệu lớn) và Cloud Computing (Điện toán đám mây). Các thành
phần trong xu thế này đang có tốc độ phát triển nhanh và có mối quan hệ rất chặt
chẽ với nhau, bổ trợ và tạo mắt xích, tạo tảng nền vững chắc cho sự phát triển của
các dịch vụ thông minh.

Hình 2. 1 Các thành phần trong SMAC bổ sung và có quan hệ chặt chẽ với
nhau
Thế giới đã chứng kiến những đợt sóng về CNTT: Từ thời kỳ máy chủ cho
tới máy tính cá nhân và thời kỳ của mạng Internet. Mỗi đợt sóng là những lực đẩy
về năng suất lao động. Tuy nhiên, theo tác động của thời gian, năng suất lao động
này sẽ giảm dần và nhường bước cho những đợt sóng mới.


14

Từ năm 2012, SMAC đã chính thức bắt đầu cuộc cách mạng mới. Cuộc cách
mạng này thay đổi hoàn toàn những giá trị và mô hình kinh doanh cũ, trong mọi
ngành nghề.
Các dữ liệu sẽ được tải từ trên mây xuống và cho phép người dùng xem liên
tục trên nhiều nền tảng trên TV, máy tính bảng, điện thoại... Sau đó, người dùng có
thể tùy chọn chia sẻ quan điểm cùng biểu đồ kèm theo.
Điều làm nên sự khác biệt của xu hướng SMAC là mọi cấu thành trong nó
kết hợp chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ sinh thái. Điện thoại di động giờ đây
có khả năng chạy nhiều dữ liệu hơn. Các dữ liệu này được dùng để kết nối sâu hơn
với đám mây, tham gia các kênh xã hội và mang lại cho người tiêu dùng thêm nhiều

trải nghiệm cá nhân.
Yếu tố xã hội cũng được cài vào hạ tầng của di động. Đây là một trong
những chất xúc tác chính tạo nên sự thành công của phương pháp SMAC. Yếu tố
này không chỉ đơn thuần là những cải tiến hoặc dịch vụ mới ở một sản phẩm mà
còn xác định lại hành vi cũng như cách giao tiếp giữa từng cá nhân và giao tiếp với
các dịch vụ được số hóa.
Yếu tố xã hội cũng được ngành y tế áp dụng. Từ các nhà nghiên cứu, chuyên
gia, bác sĩ, dược sĩ, quản lý cũng như bệnh nhân cần giao tiếp và chia sẻ kiến thức.
Do vậy, nhu cầu đổi mới là cần thiết. Mọi dữ liệu sẽ được lưu và phân tích trên mây
để trả ngược lại kết quả.
Hơn nữa, khách hàng có thể truy cập thông tin ở mọi nơi, từ máy tính để bàn
công sở cho tới smartphone ở bệnh viện.
Việc phát triển công nghệ sẽ không chỉ đơn thuần phát triển trang web hoặc
các dữ liệu xuất hiện khớp với thiết bị cầm tay hoặc máy tính bảng mà còn là việc
thiết kế, triển khai sản phẩm được cấu hình cho riêng từng loại thiết bị di động. Một
cuộc cách mạng trong năng suất lao động sẽ diễn ra khi những dịch vụ hoặc sản
phẩm đó được triển khai rộng rãi.
Hai yếu tố xã hội và phân tích hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng trong xu
hướng SMAC. Mạng xã hội nội bộ tại các doanh nghiệp đang trở nên phổ biến trên
nhiều nền tảng của các công ty như Oracle, Yammer, SaleForce.


15

SMAC giúp hoạt động CNTT nhanh hơn, chắc chắn và thông minh hơn. Xu
hướng này đã và đang được các công ty trong thời đại mới hào hứng đón nhận. Các
yếu tố trong SMAC lại liên kết chặt chẽ và bổ sung cho nhau.
2.2.2. Bốn xu hƣớng công nghệ quan trọng cho tƣơng lai:
2.2.2.1. Big Data:
Big Data là một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công

cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được. Tuy nhiên,
Big Data lại chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành
công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các
dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo
thời gian thực. Chính vì thế, những dữ liệu này phải được thu thập, tổ chức, lưu trữ,
tìm kiếm, chia sẻ theo một cách khác so với bình thường.
Những lợi ích mà Big Data có thể mang lại: cắt giảm chi phí, giảm thời gian,
tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra
những quyết định đúng và hợp lý hơn.

Hình 2. 2 Big Data là một trong những từ thông dụng được nhắc đến nhiều
nhất trong năm 2012


×