Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đề cương hành chính học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.86 KB, 19 trang )

HÀNH CHÍNH HỌC ĐẠI CƢƠNG
Câu 1: Trình bày khái niệm hành chính nhà nƣớc? Phân tích đặc điểm cơ bản của hành
chính nhà nƣớc?
Trả lời: HCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là hoạt động chấp hành và điều hành
của hệ thống HCNN trong quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật của nhà nước nhắm phục vụ nhân dân, duy
trì sự ổn định và phát triển của xã hội.


Đặc điểm của HCNN

1. Tính lệ thuộc vào chính trị: nền HCNN là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, là công cụ để thực hiện
ý chí của giai cấp thống trị trong XH có giai cấp đối kháng và thực hiện ý chí của nhân dân trong XH DC
dước sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Vì vậy, HCNN mang bản chất chính trị, là hoạt động thực thi
nhiệm vụ chính trị, phải phục tùng và phục tùng chính trị. Ở VN, HCNN phải chấp hành các quyết định của
các cơ quan quyền lực nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
Tuy nhiên, HCNN cũng có tính độc lập tương đối nhất định, thể hiện ở tính chuyên môn, kỹ thuật, cán
bộ, công chức hành chính nhà nước vận dụng hệ thống tri thức khoa học vào việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình như: quản trị học, khoa học quản trị nhân sự, kinh tế học, luật học, chính trj học, tâm lý
học, xã hộc học…
2. Tính pháp quyền: trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền tự do, dân chủ của người dân. Cần phải xây
dựng một nhà nước pháp quyền hay còn gọi là một nền pháp trị. Trong nhà nước pháp quyền thì hệ thống
pháp luật là tối cao, mọi chủ thể xã hội đều phải hoạt động trên cơ sở pháp luật và tuân thr pháp luật. với tư
cách là chủ thể quản lý xh, HCNN càng hải hoạt động trên cơ sở pháp luật và có trách nhiệm thi hành pháp
luật.
Tính pháp quyền dòi hỏi các chủ thể HCNN sử dụng đúng đắn quyền lực, thực hiện đúng chức năng và
quyền hạn dược trao khi thi hành công vụ. Đồng thời, luôn chú trọng đến việc nâng cao uy tín chính trị, về
phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ. Phải kết hợp chặt chẽ yếu tố thẩm quyền và uy quyền để nâng cao
được hiệu lực và hiệu quả của một nền Hc phục vụ dân.
3. Tính liên tục, ổn định tương đối và thích ứng: nền HCNN có nghĩa vụ phục vụ dân, lấy phục vụ công vụ và
nhân dân là công việc hàng ngày, thường xuyên cho nên HCNN phải đảm bảo tính liên tục để thỏa mãn
nhu cầu hàng ngày của nhân dân, của XH; và ổn định tương đối tổ chức và hoạt động đẻ đẩm bảo hđ không


bị gián đoạn trong bất kì tình huống chính trị-xh nào. Đồng thời cũng cần thay đổi để thích ứng với sự thay
đổi của môi trường, của XH.
4. Tính chuyên nghiệp: HCNN có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao. HCNN không chỉ được coi là một
nghề mà còn được coi là một nghề tổng hợp, phức tạp nhất trong các nghề. HCNN không chỉ có chuyên


môn sâu, mà phỉ có kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực, phải có kiến thức và các kĩ nawg hành chính, có tác
phong làm việc và thái độ đúng đắn trong phục vụ đất nước và phục vụ nhân dân.
5. Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ: bộ máy HCNN là một hệ thống thứ bậc chặt chẽ, được thiết kế theo hình
tháp, gồm nhiều cơ quan hành chính được cấu trúc theo hệ thống dọc từ trung ương đến cơ sở. đồng thời,
đây là một hệ thống có tính trật tự, kỷ luật cao, thông suốt từ trên xuống, cấp dưới phục tùng, nhận chỉ thị
và chịu sự kiểm soát thường xuyên của cấp trên trực tiếp.
6. Tính không vụ lợi: HCNN không có mục đích tự thân, nó tồn tại là vì xã hội, nó có trách nhiệm phục vụ lợi
ích công và lợi ích nhân dân. Do đó, khhoong đòi hỏi người được phục vụ thù lao, không theo đuổi lợi
nhuận.
7. Tính nhân đạo: xuất phát từ bản chất nhà nước dân chủ XHCN, tất cả các hoạt động hành chính nhà nước
đều hướng tới mục tieu phục vụ con người, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và lấy đó làm
điểm xuất phát cho việc xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính, cung như trong thực
hiện các hành vi hành chính.

Câu 2: Thế nào là nguyên tác hoạt động của HCNN và phân tích nguyên tắc Đảng lãnh đạo
trong quản lý HCNN?
Khái niệm nguyên tắc: nguyên tắc trước hết được hiểu là Điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo
trong một loạt việc
Nguyên tắc HCNN: là các quy tắc, những tư tưởng chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các chủ thể
HCNN phải tuân thủ trong tổ chức và hoạt động HCNN.
Phân tích nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với HCNN:
a) Cơ sở pháp lý
Ðiều 4-Hiến pháp 1992 quy định: Ðảng cộng sản Việt Nam-đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ

nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
b) Nội dung nguyên tắc
Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của Ðảng là hạt nhân của mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Bằng những hình thức và phương pháp lãnh đạo của mình, Ðảng cộng sản giữ vai trò quyết định đối với việc
xác định phương hướng hoạt động của nhà nước trên mọi lĩnh vực; sự lãnh đạo của Ðảng đối với nhà nước
mang tính toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội...Sự lãnh đạo đó chính là việc định hướng về mặt tư


tưởng, xác định đường lối, quan điểm giai cấp, phương châm, chính sách, công tác tổ chức trên lĩnh vực chuyên
môn.
Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước biểu hiện cụ thể ở các hình thức hoạt động của
các tổ chức Ðảng:
1. Trước hết, Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước bằng việc đưa ra đường lối, chủ trương, chính
sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Trên cơ sở đường lối chủ
trương, chính sách của Ðảng. Các chủ thể quản lý hành chính nhà nước xem xét và đưa ra các quy định quản lý
của mình để từ đó đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng sẽ được thực hiện hóa trong quản lý hành chính
nhà nước. Trên thực tế, đường lối cải cách hành chính nhà nước được đề ra trong nghi quyết đại hội đại biểu
Ðảng cộng sản Việt nam lần thứ VI và thứ VII và trong Nghị quyết trung ương khoá VIII về xây dựng, hoàn
thiện Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, mà trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính quốc
gia là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
2. Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ.
Ðảng đã phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo những Ðảng viên ưu tú, có phẩm chất và năng lực gánh vác
những công việc trong bộ máy hành chính nhà nước, đưa ra các ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách
vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên vấn đề bầu, bổ nhiệm được thực hiện
bởi các cơ quan nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, ý kiến của tổ chức Ðảng là cơ sở để cơ
quan xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.
3. Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước. Thông qua kiểm tra xác định tính hiệu quả,
tính thực tế của các chủ trương chính sách mà Ðảng đề ra từ đó khắc phục khiếm khuyết, phát huy những mặt
tích cực trong công tác lãnh đạo.

4. Sự lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước còn được thực hiện thông qua uy tín và vai trò
gương mẫu của các tổ chức Ðảng và của từng Ðảng viên. Ðây là cơ sở nâng cao uy tín của Ðảng đối với dân,
với cơ quan nhà nước. Ðảng chính là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân. Sự lãnh đạo của Ðảng là cơ sở bảo
đảm sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, lôi cuốn nhân dân lao động tham gia thực hiện
các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả các cấp quản lý.
Ðây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, cần được vận dụng một cách khoa học và
sáng tạo cơ chế Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong quản lý hành chính nhà nước, tránh
khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Ðảng cũng như khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh đạo của
Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, đường lối, chính sách của Ðảng không được dùng thay cho


luật hành chính, Ðảng không nên và không thể làm thay cho cơ quan hành chính nhà nước. Các nghị quyết của
Ðảng không mang tính quyền lực- pháp lý. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước không
thể tách rời sự lãnh đạo của Ðảng.

Câu 3: Phân biệt mô hình HC công truyền thống và mô hình quản lý công mới.


Mô hình hành chính công tuyền thống
Hoàn cảnh ra đời:

-

Bắt đầu hình thành từ năm 1900 – 1920 ở một số nước trên thế giới;
Đến những năm giữa của thế kỷ XX thì được áp dụng ở các nước Tây Âu;

-

Xây dựng trên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa chính trị và hành chính của T.W.Wilson, nguyên tắc
thiết lập bộ máy quan liêu của Max Webber và các nguyên tắc quản lý theo khoa học của F. W.Taylor...


-

Đây được coi là mô hình hành chính lâu đời nhất và là lý thuyết quản lý khu vực công thành công nhất.
Được hiểu là cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc các kiểu nhà nước trong
lịch sử, cũng như các cơ quan, tổ chức khác, trên cơ sở những nguyên tắc, quy tắc nhất định (bao gồm cả
nguyên tắc chính trị-xã hội và nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật) do nhà nước hoặc các chủ thể đặt ra mà bản
chất chủ yếu thiên về tính “cai trị”
Đặc trưng của mô hình



Phân công và chuyên môn hoá lđ sâu sắc;



Nhân sự trong bộ máy hành chính nhà nước theo chế độ làm việc suốt đời;



Viên chức nhà nước làm việc chuyên nghiệp và hoạt động phi chinh trị;



Bộ máy hành chính là một hệ thống thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ trên xuống dưới;



Người thực thi công vụ làm việc tập trung vào sự chính xác; thực hiện đúng quy trình, quy tắc định sẵn.




Quá trình thực hiện công việc đúng đắn (trung lập và vô nhân xưng);



Không thiên vị (đối xử với mọi trường hợp là giống nhau);



Quản lý xã hội bằng pháp luật và thực hiện các chính sách do các nhà chính trị ban hành.
Tiêu thức mục tiêu
Hành chính công truyền thống; bảo đảm đúng chu trình, đúng quy tắc, thủ tục hành chính (đầu vào).
Đánh giá việc quản lý hành chính thông qua xem xét mức độ thực thi các quy tắc, thủ tục hành chính
Công chức


Trách nhiệm của người công chức nhà quản lý là giám sát việc thực hiện và giải quyết công việc theo
quy chế thủ tục. Những quy định, điều kiện để công chức thực thi công vụ theo một hệ thống thứ bậc rất
chặt chẽ, cứng nhắc theo quy định.
Thời gian làm việc của công chức được quy định chặt chẽ, có thời gian công (làm việc ở cơ
quan) và thời gian tư (thời gian không làm việc ở cơ quan). Công chức mang tính trung lập, không tham
gia chính trị, thực hiện một cách trung lập các chính sách do các nhà chính trị đề ra
Chính phủ
Mọi công vụ được Chính phủ thực thi, giải quyết theo pháp luật quy định. Chức năng của Chính phủ
nặng về hành chính xã hội, trực tiếp tham gia các công việc công ích xã hội. Chức năng của Chính phủ
thuần tuý mang tính hành chính không trực tiếp liên hệ đến thị trường
Ưu điểm



Thủ tục làm việc chặt chẽ, chính xác, có hiệu lực, đảm bảo yếu tố đầu vào;



Đảm bảo tiền kiểm soát các hoạt động (kiểm soát trước);



Đáng tin cậy vì tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước;



Rủi ro về sự tuỳ tiện và sai sót của các quyết định hành chính là rất thấp;



Đối xử công bằng với mọi người trong tổ chức.
Nhược điểm



Tính quan liêu cao do BMHC nhiều tầng nấc và cồng kềnh.



Kiểm soát quá nhiều thông qua sự phục tùng (cấp dưới phục tùng với cấp trên);



Hoạt động trong hệ thống hành chính chậm chạp do phải tuân thủ quy trình chặt chẽ;




Hạn chế tính năng sáng tạo, linh hoạt của người lao động.



Quan tâm nhiều đến yếu tố đầu vào, ít quan tâm tới đầu ra



Hiệu quả quản lý thấp do quá quan tâm đến quá trình làm việc.



Mô hình quản lý công mới
Hoàn cảnh ra đời:

-

Ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XX ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển.

-

Người đưa ra ý tưởng này là Magerete Thatcher - Thủ tướng Anh và tổng thống Ronald Reagan của Mỹ
vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ XX .
Nguyên nhân




Mô hình hành chính công truyền thống đã bộc lộ những hạn chế;



Xuất phát từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 bắt đầu diễn ra từ ngày 17 tháng 10 năm 1973, gây ra
cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 có quy mô toàn cầu;



Sức ép lên khu vực công buộc khu vực công phải thay đổi cách thức quản lý
Sự ra đời của một số lý thuyết kinh tế gây ảnh hưởng đến cung cách quản lý
– Lý thuyết về sự lựa chọn công;


– Lý thuyết chủ - tớ;
– Mô hình “Sáng tạo lại Chính phủ - Reinventation the Government” của hai nhà tư tưởng Osborne
và Gaebler;
Đề ra phương hướng cải cách “Chính phủ mang tinh thần kinh doanh”
Nguyên nhân ra đời


Xu hướng toàn cầu hoá dẫn đến việc phải nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia với quốc tế, khu
vực tư và khu vực công, giữa những người thực thi công vụ trong tổ chức.



Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật đòi hỏi sự điều chỉnh kinh tế và phát triển nền hành
chính.
Bản chất
Thường được sử dụng khi nói đến “Mô hình hành chính công theo các tiêu chí hiện đại, chủ động, năng

động, nhạy bén, thích nghi cao nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện
kinh tế thị truờng phát triển mạnh mẽ và những quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau”
Mục tiêu
Bảo đảm kết qua tốt nhất, hiệu quả cao nhất (đầu ra); dùng các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả quản
lý hành chính
Công chức
Trách nhiệm của người công chức, nhà quản lý chủ yếu là bảo đảm thực hiện mục đích, đạt kết quả tốt,
hiệu quả cao. Những quy định, điều kiện để công chức thực thi nhiệm vụ có hình thức linh hoạt, mềm
dẻo hơn.
Thời gian làm việc linh hoạt hơn, có thể họ làm việc trong một thời gian nhất định, có thể làm
chính thức hoặc hợp đồng (có một phần thời gian làm công vụ tại nhà). Công chức cam kết về mặt chính
trị cao hơn trong các hoạt động của mình, các hoạt động hành chính mang tính chính trị nhiều hơn.
Chính phủ
Các công vụ mang tính chính trị nhiều hơn, ảnh hưởng của chính trị ngày càng lớn trong hành chính.
Chức năng tham gia trực tiếp các dịch vụ công cộng ngày càng giảm bớt mà thông qua việc xã hội hoá
các dịch vụ đó để quản lý xã hội, nhưng vẫn có sự quản lý của Nhà nước.
Chức năng của Chính phủ đối mặt với những thách thức của thi trường. Nền hành chính phát
triển của các nước đều phải quan tâm và gánh vác nghĩa vụ chung đối với những vấn đề của loài người
như nghèo đói, dịch bệnh, môi truờng, ma tuý, tội phạm…
Đặc trưng



(1) Tính hiệu quả



(2) Phi quy chế hoá




(3) Đẩy mạnh phân quyền



(4) Áp dụng một số yếu tố của cơ chế thị trường




(5) Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức không còn hoàn toàn trung lập với chính trị.



(6) Tư nhân hoá một phần các hoạt động của Nhà nước đặc biệt là đối với các dịch vụ công.



(7) Vận dụng nhiều phương pháp quản lý doanh nghiệp vào quản lý công.



(8) Xu hướng quốc tế hoá các hoạt động hành chính công

Câu 4: Thế nào là thể chế HCNN? Các yếu tố cấu thành thể chế HCNN?


Khái niệm thể chế: Thể chế có thể hiểu là những quy tắc, những quy định, những quy chế, những nội
dung...được ban hành chính thức bằng văn bản hoặc không chính thức để điều chỉnh, can thiệp vào mọi
mối quan hệ XH. (chính trị, kinh tế, văn hoá-XH...) nhằm bảo đảm cho những mối quan hệ đó phát triển

theo những chủ đích đã định trước

Thể chế HCNN: là các quy định chung do Nhà nước xác lập trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp
quy, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước để thực hiện quản lý xã hội.
Các yếu tố cấu thành TCHCNN:
1- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của các cơ quan
thuộc bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở, bao gồm:
Văn bản quy phạm pháp luật quy định tổ chức và hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ.
Ví dụ:
a. Luật tổ chức Chính phủ
b. Các quy chế làm việc của Chính phủ
Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ


Văn bản quy định tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn.



Ví dụ:
– Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân


Quy chế hoạt động



Nghị định 171, 172 của Chính phủ...

2- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung của quản lý HC nhà nước trên tất cả các

mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội
– VD: về tổ chức bộ máy nhà nước thì Hiến pháp quy định có 4 cấp, cụ thể hoá là Luật Tổ chức bộ
máy nhà nước, có NĐ của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn thi hành...).


3- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ công vụ


Ví dụ:


Luật CBCC 2008

– Luật viên chức năm 2010



Các Nghị định, Thông tư về bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật...

4- Hệ thống các chế định về tài phán hành chính nhằm giải quyết tranh chấp hành chính giữa công dân
với nền hành chính.
– Ví dụ: Luật tố tụng hành chính



5- Hệ thống các thủ tục hành chính nhằm giải quyết các quan hệ giữa Nhà nước với công dân và với các
tổ chức xã hội.
– Ví dụ: Bộ thủ tục hành chính chung, các thủ tục đăng ký hộ khẩu gồm những loại giấy tờ gì, ai
làm...).


Câu 5: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thể chế HCNN?
1. Chế độ chính trị
2. Nền kinh tế và vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tê
3. Trình độ phát triển của quốc gia
4. Văn hoá dân tộc
5. Môi trường quốc tế
Chế độ chính trị


Chế độ chính trị của mỗi quốc gia:
- Có thể hiểu là sự tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước và quan hệ giữa quyền lực nhà nước

với xã hội
- CĐCT có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức chính quyền nhà nước và thể chế hành chính nhà nước
Chế độ chính trị của mỗi nhà nước do bản chất của hệ thống chính trị quốc gia đó quyết định
Hệ thống CT nước CHXHCNVN: Đối với Việt Nam, hệ thống chính trị bao gồm Đảng cầm quyền, Nhà nước
và nhân dân vận động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Mối quan hệ và sự
vận động của hệ thống chính trị đó quyết định trực tiếp tới nội dung của thể chế hành chính nhà nước.




Mọi thể chế hành chính nhà nước đều phải hướng theo sự chỉ đạo thông qua các Nghị quyết của Đảng
theo các kỳ đại hội.



Thể chế hành chính nhà nước cũng cần đảm bảo được vấn đề dân chủ của nhân dân trong khuôn khổ
pháp luật vì nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa.




Thể chế hành chính nhà nước cũng phải đảm bảo tính nhân đạo của nền hành chính nhà nước, bảo đảm
quyền con người và quyền cdân



Đảm bảo được những đòi hỏi trên: Các cơ quan nhà nước và trực tiếp là cơ quan hành chính nhà nước
phải tuân thủ thể chế hành chính nhà nước do mình đề ra và trong quá trình đưa ra thể chế và thực hiện
các thể chế đó cũng phải tuân theo pháp luật. Cơ quan hành chính nhà nước phải tạo điều kiện để công
dân thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh các thể chế hành chính nhà nước.

Nền kinh tế và vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế: Vai trò to lớn của nền kinh tế đối với sự phát triển
của xã hội, sự tăng trưởng kinh tế có thể quyết định được sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia.


Thể chế kinh tế của mỗi quốc gia bao gồm hệ thống quy định pháp luật định hướng, can thiệp và điều
tiết các hoạt động kinh tế nhằm làm cho nền kinh tế quốc dân vận động theo cơ chế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa.



THCCNN phải đầy đủ, hoàn thiện và mang tính dự báo đối với sự phát triển của nền kinh tế

trong lịch sử kinh tế có 3 loại mô hình kinh tế
– Mô hình nền kinh tế thị trường tự do
– Mô hình nền kinh tế thị trường xã hội


Mô hình nên kinh tế thị trường định hướng XHCN


Trình độ phát triển của quốc gia


Thể chế hành chính nhà nước bao gồm các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm
thức đẩy xã hội phát triển theo định hướng của nhà nước;

Khi xây dựng thể chế hành chính nhà nước để quản lý xã hội thì phải phù hợp với trình độ phát triển của các
quan hệ xã hội trong từng giai đoạn, thời kỳ nhất định


Thể chế hành chính nhà nước cũng phải có tính năng vượt trội để định hướng cho sự phát triển của các
quan hệ xã hội theo mong muốn của Nhà nước.


Trình độ phát triển của XH thông qua các mặt sau:
o Trình độ phát triển kinh tế.
o Trình độ phát triển về chính trị - xã hội
o Trình độ phát triển về đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân
Văn hóa dân tộc


Văn hoá là: “Toàn bộ những tri thức, những tín ngưỡng, những nghệ thuật, những giá trị, những luật lệ,
phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội
nắm bắt được”,

Theo định nghĩa được coi là chuẩn do Edward B. Tylor đưa ra năm 1871
Văn hóa dân tộc là gì: Văn hoá dân tộc gắn liền với sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nó bao
gồm những giá trị chung về vật chất và tinh thần của dân tộc từ đời này qua đời khác. Văn hoá tạo cho quốc gia,
cho dân tộc những bản sắc riêng.



Các yếu tố của văn hoá quy định các cách xử sự của các thành viên trong cộng đồng xã hội, bao gồm:
– Chuẩn mực
– Truyền thống
– Phong tục, tập quán
– Thói quen

Văn hóa ảnh hưởng tới thể chế HCNN


Khi xây dựng thể chế hành chính nhà nước để quản lý xã hội cần tính đến những ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực của nền văn hoá.



Thể chế hành chính nhà nước bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, đồng thời nó phải hạn
chế và xoá bỏ những yếu tố tiêu cực trong xã hội.

Môi trường quốc tế: Để tận dụng những cơ hội và đối phó với những thách thức thì nền hành chính nhà nước
phải cần có nhiều sự thay đổi đặc biệt là trong lĩnh vực thể chế:


Xây dựng và hoàn thiện thể chế phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế



Hoàn thiện hệ thống thủ tục: thủ tục thuế quan, xuất nhập cảnh, đầu tư nước ngoài, đăng ký sở hữu trí
tuệ…





Hoàn thiện thể chế liên quan tới thị trường như thể chế về huy động vốn, tiền tệ, thị trường chứng
khoán, bất động sản, thị trường lao động, thể chế về hoạt động của các cơ quan đối ngoại và những
người làm công tác đối ngoại.

Một số vấn đề cải cách thể chế HCNN
-

Phải hợp pháp hoá sự phân công quyền lực trong hệ thống chính trị đất nước, trong đó xác định rõ vai
trò lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách, các định hướng
phát triển, chứ không làm thay, bao biện.
o

Phải làm rõ quyền quản lý, điều hành bộ máy nhà nước, đặc biệt là bộ máy hành chính nhà
nước.

o
-

Đề cao vai trò tổ chức, vận động các tổ chức chính trị-XH và các tổ chức của MTTQ Việt Nam.

Sắp xếp bộ máy nhà nước một cách hợp lý và bố trí biên chế phù hợp với bộ máy đó (các cơ quan sự
nghiệp hiện nay tăng hợp đồng để giảm biên chế).

-

Hiện đại hoá các phương pháp và phương thức quản lý nhà nước, tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử


-

Tạo sức mạnh cho nền hành chính trong nền kinh tế thị trường phát triển theo nhiều thành phần, trên cơ
sở định hướng XHCN mà Đảng ta đã xác định (nền hành chính không thực hiện chức năng cai trị, mà
phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, là dịch vụ cho nền kinh tế).

Câu 6: Trình bày dấu hiệu nhận biết công chức? Quan niệm công chức ở VN hiện nay?
Dấu hiệu nhận biết công chức:
-

Nhìn chung, công chức ở các nước trên thế giới có những dấu hiệu nhận biết chung như sau:

-

Là công dân của nước đó;

-

Được tuyển dụng bởi Nhà nước

-

Làm việc trong các cơ quan nhà nước;

-

Được trả lương từ ngân sách nhà nước;

-


Làm các công việc mang tính chất thường xuyên, liên tục.

Khái niện công chức ở VN hiện nay: là công dân VN được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh trong cơ quan của nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc
công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của


đơn vị công lập của ĐCSVN, nhà nước, tổ chức chính trị XH trong biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà
nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Câu 7: Khái niệm cơ quan HCNN? Phân biệt cơ quan HCNN có thẩm quyền chung và cơ
quan HCNN có thẩm quyền chuyên môn?
Khái niệm: Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan nhà nước với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, với cơ cấu
tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức xác định nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Phân biệt
Tiêu chí

CQHCNN TQ chung

CQHCNN TQ riêng

p.vi tác động

Mọi ngành, mọi lĩnh vực trong Một hoặc một vài ngành, lĩnh
p.vi lãnh thổ nhất định

vực nhất định


Mọi mối qh XH phat sinh từ

Một hoặc 1 vài mqh XH nhất

các đối tượng trong XH

định gắn vs từng ngành, l.vực

Cơ chế hoạt động

Tập thể theo quyết định đa số

Thủ trưởng

h.thành lãnh đạo

Bầu hoặc bầu+bổ nhiệm

Chủ yếu bổ nhiệm( trừ bộ

Đối tượng điều chỉnh

trưởng)
Lãnh đạo ký thay mặt

Ký VB

Lãnh đạo ký trực tiếp


Câu 8: Trình bày khái niệm cơ quan HCNN? Phân loại cơ quan trong HCNN?
Khái niệm: Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan nhà nước với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, với cơ cấu
tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức xác định nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Phân loại:


Theo phạm vi thẩm quyền:


– Cơ quan có thẩm quyền chung
– Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn
Cơ quan có thẩm quyền chung: Là cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền quản lý mọi đối tượng, mọi
ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi lãnh thổ được phân cấp
Cơ quan có thẩm quyền riêng: Là cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền quản lý hành chính nhà
nước ngành hoặc lĩnh vực theo sự phân công, phân cấp.


Theo tư cách pháp lý
-

Cơ quan hiến định

-

Cơ quan được thành lập theo các VBQPPL khác



Theo phạm vi lãnh thổ


-

Cơ quan hành chính ở TW: CP, Bộ cơ quan ngang Bộ

-

Cơ quan hành chính ở địa phương: UBNDCC và các Sở, ban, ngành

Câu 9: Trình bày khái niệm chức năng HCNN? Phân tích đặc điểm, chức năng của HCNN?
Khái niệm: Chức năng HCNN là những phương diện hoạt động chủ yếu được hình thành thông qua quá trình
phân công, chuyên môn hóa lao động của nền hành chính nhà nước nhằm thực thi quyền hành pháp.
Phân tích đặc điểm


Chức năng HCNN phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước với các
cơ quan khác trong bộ máy nhà nước;



Chức năng HCNN do Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm khác quy định;



Phân định chức năng HCNN tổng quan và chức năng của từng cơ quan HCNN cụ thể.

Phân tích chức năng HCNN:
1. Chức năng chấp hành: chấp hành đường lối chính trị của đảng cầm quyền, chấp hành pháp luật, chấp
hành pháp luật HC là phải thực hiện công vụ HCNN đúng thẩm quyền, đúng chuẩn mực do pháp luật
quy định. Triển khai thực hiện pháp luật, dùng PL để điều chỉnh các qh Xh. Ban hành các VBPL để giải

quyết các c.việc cụ thể. CP ban hành nghị quyết, Thủ tướng ban hành quyết định, Thủ trưởng ban hành
thông tư.


2. Chức năng điều hành: đ.hành trong HC là quá trình huy động, khai thác và s.dụng các nguồn lực theo
quy điịnh thông qua các h.động như tổ chức, p.công, p.hợp, chỉ huy, hướng dãn và kiểm soát nhằm đạt
mục tiêu định trước trong QL HC, bao gồm:
+ chức năng điều hành nội bộ: là h.động của nội bộ h.thống HCNN, của nội bộ cơ quan HCNN,
đối tượng tác động của hành vi đ. hành chính là cấp dưới.
Chức năng đ.hành nội bộ bao gồm: lập kế hoạch - tổ chức bộ máy HCNN - nhân sự - ra quyết định
HCNN - lãnh đạo - phối hợp - tài chính - báo cáo - kiểm soát.
+ điều hành XH:
– Chức năng định hướng thông qua việc hoạch định chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển
– Chức năng đ.chỉnh thông qua xd và ban hành thể chế và chính sách
– Hướng dẫn và tổ chức thực hiện
– Chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
– Cưỡng chế HC
3. Chức năng phục vụ
-

Phục vụ các ngành, lĩnh vực XH

-

Chức năng cung ứng dịch vụ công

-

Bảo vệ lợi ích của các chủ thể


-

Cung cấp các hàng hóa dịch vụ công cộng: điện, m.trường, t.học

-

Giải quyết và hòa giải các mâu thuẫn trong XH: ly hôn

-

Duy trì cạnh tranh: khuyến mại k vượt quá 50%

-

Đẩm bảo các nguồn lực tự nhiên: ngăn chặn việc s.dụng lãng phí TNTN

-

Duy trì sự ổn định nền kinh tế: điều tiết nền kinh tế

Câu 10: Trình bày phƣơng pháp QLHCNN? Lấy ví dụ minh họa?


Khái niệm: Phương pháp quản lí hành chính nhà nước là cách thức thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
của bộ máy hành chính; cách thức tác động của chủ thể quản lí hành chính nhà nước lên các đối tượng
quản lí nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết.



Những yêu cầu PPQLHCNN:

– Thứ nhất phương pháp quản lí hành chính nhà nước phải có khả năng đảm bảo tác động quản lí
lên lĩnh vực chủ yếu của hành chính nhà nước, có tính đến đặc điểm chung của mỗi lĩnh vực




Các pp phải đa dạng thích hợp để tác động lên những đối tượng khác nhau

– Các pp quản lí phải có tính khả thi


Các pp quản lí phải có khả năng đem lại hiệu quả cao ít chi phí nhất



Các phương pháp phải mềm dẻo linh hoạt

– Các phương pháp phải có tính sáng tạo


Các phương pháp quản lí phải hoàn toàn phù hợp với pháp luật với cơ chế hiện hành của nhà
nước





Các PPQLHCNN
-


Phương pháp thuyết phục

-

Phương pháp cưỡng chế

-

Phương pháp hành chính

-

Phương pháp kinh tế

Phương pháp thuyết phục: Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lí hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực
hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định
Thông qua thuyết phục thì: Các chủ thể quản lí giáo giục cho mọi người nhận thức đúng đắn về kỷ
cương xã hội, kỉ luật nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
Các tổ chức xã hội là cơ sở để thực hiện nguyên tắc này
Các b.pháp thuyết phục: Giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, kêu gọi, cung cấp thông tin, tuyên
truyền phát triển các hình thức tự quản xã hội, tổ chức thi đua, khen thưởng…



Pp cưỡng chế: Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp mà pháp luật quy định.
PP cưỡng chế trong quản lí hành chính nhà nước thể hiện trong việc áp dụng những biện pháp bắt buộc
đơn phương đối với đối tượng quản lí




Các hình thưc cưỡng chế:
+ Cưỡng chế hình sự
+ Cưỡng chế dân sự
+ Cưỡng chế kỉ luật
+ Cưỡng chế hành chính, bao gồm:
-

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

-

Các biện pháp ngăn chặn VPHC

-

Các biện pháp khắc phục hậu quả VPHC

-

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

-

Các biện pháp phòng ngừa hành chính

Chú ý:


o Chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết

o Cần lựa chọn biện pháp cưỡng chế có hiệu quả nhất trong những biện pháp được áp dụng
o Không áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp mục đích đề ra đã đạt được
o Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cá nhân,
tổ chức cũng như cho xã hội
o Chỉ áp dụng khi PL quy định cụ thể


Pp hành chính: Là PP quản lí bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống, nghĩa là ra những quyết định bắt buộc
đối với đối tượng quản lí. Đặc trưng là sự tác động trực tiếp lên đối tượng bằng cách quy định đơn
phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lí
Pp HC bao gồm:



-

Quy định những quy tắc xử sự chung trong quản lí hành chính nhà nước

-

Quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan dưới quyền, giao nhiệm vụ cho các cq đó

-

Thỏa mãn đơn phương yêu cầu hợp pháp của công dân

-

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới


Pp kinh tế: Là PP tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lí thông qua việc sử dụng
những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người
Pp kinh tế bao gồm: Quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh; Chế độ hạch toán kinh tế, chế độ
thưởng…nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lí, sử dụng
hợp lí tài sản được giao, phát huy và khai thác hợp lí nhất những khả năng sẵn có

Câu 11: Trình bày khái niệm quyết định HCNN và phân tích tính chất q.định HCNN?
Khái niệm: Quyết định QLHCNN là kết quả hoạt động của chủ thể hành chính nhà nước được thể hiện dưới
một hình thức nhất định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan HCNN
Phân tích tính chất q.định HCNN:
-

Q.định QLHCNN thể hiện ý chí của nhà nước bởi vì nó là kết quả sự thể hiện ý chí của các chủ thể quản
lý có thẩm quyền nhân danh nhà nước vì lợi ích của nhà nước. Q.định QLHCNN mang tính quyền lực
nhà nước, ý chí đơn phương của nhà nước mà mọi chủ thể khác đều buộc phải tuân theo nếu họ thuộc
phạm vi tác động của quyết định.

-

Q.định QLHCNN mang tính pháp lý, thể hiện ở hệ quả pháp lý mà quyết định mang lại. QĐQLHCNN
làm thay đổi hệ thống các QPPL HC; hoạch định chủ trương, đường lối, nhiệm vụ lớn cho H.động


QLHC; đặt ra, đình chỉ,sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm PLHC; phát sinh, thay đổi, chấm dứt các QHPLHC
cụ thể.
Q.định HCNN mang tính dưới luật. tính chất này xuất phát từ nguyên tắc pháp chế trong QLHCNN. Các

-

q.định ql’ HCNN được ban hành trên cơ sở và để thi hành luật. điều này có nghĩa là nội dung và hình

thức của qđịnh QLHCNN phải được ban hành phù hợp với thẩm quyền của chủ thể ban hành và tuân thủ
hiến pháp, pháp luật, lệnh và các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và cơ quan quyền lực cùng
cấp; ban hành theo trình tự, thủ tục luật định.
Quyết định QLHCNN được ban hành để thưc hiện quyền hành pháp, tức là hoạt động chấp hành và điều

-

hành của hệ thống HCNN và những người có thẩm quyền hành pháp.

Câu 12: Trình bày khái niệm quyết định HCNN và phân loại quyết định HCNN?
Khái niệm: Quyết định QLHCNN là kết quả hoạt động của chủ thể hành chính nhà nước được thể hiện dưới
một hình thức nhất định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan HCNN.
Phân loại:
1. Căn cứ vào chủ thể ban hành:
-

QĐQLHCNN của chính phủ

-

QĐQLHCNN của Thủ tướng chính phủ

-

QĐQLHCNN của Bộ trưởng

-

QĐQLHCNN của UBND


-

QĐQLHCNN của Chủ tịch UBND

-

QĐQLHCNN của cơ quan chuyên môn thuộc UBND

-

QĐQLHCNN liên tịch…

2. Căn cứ vào thời gian có hiệu lực của QĐ
-

QĐ có hiệu lực lâu dài áp dụng cho đến khi có QĐ Hc khác thay thế

-

QĐ có hiệu lực trong 1 tgian nhất định – là những QĐ có ghi rõ thời hạn hiệu lực, tùy thuộc vào tgian
giải quyết vấn đề.

-

QĐ có hiệu lực chỉ một lần chỉ giải quyết những nhiệm vụ cụ thể

3. Căn cứ vào cấp hành chính
-

QĐQLHCNN cấp trung ương: do c.quan HCNN trung ương ban hành


-

QQĐQHCNN cấp địa phương: do c.quan HCNN cấp địa phương ban hành như: tỉnh,tp trục thuộc
tw; cấp huyện,quận, thị xã, tp thuộc tỉnh; cấp xã, phường,thị trấn

4. Căn cứ theo lĩnh vực


-

QĐQLHCNN về lĩnh vực kinh tế

-

QĐQLHCNN về lĩnh vực văn hóa

-

QĐHCNN vè lĩnh vực giáo dục

5. Căn cứ theo hình thức thể hiện
-

QĐQLHCNN thể hiện dưới dạng VB

-

QĐQLHCNN thể hiện dưới dạng lời nói: g.quyết c.việc gấp rút, cụ thể…


-

QĐQLHCNN được thể hiện dưới h.thức biển báo, tín hiệu. kí hiệu

6. Căn cứ vào tính chất và nội dung
-

QĐQLHCNN chủ đạo: là những q.định đề ra các chính sách, nhiệm vụ, b.pháp lớn có tính chất
chung. Nó là cơ sở cho việc ban hành các q.định Hc quy phạm và nó là công cụ định hướng trong
thực hiện lãnh đạo của h.thống HCNN

-

QĐQLHCNN quy phạm: là quyết định ban hành các QPPLHC và là cơ sở cho việc ban hành các
QĐHC cá biệt.

-

QĐQLHCNN cá biệt: là QĐ do các chủ thể QLHC có thẩm quyền ban hành trên cơ sở QĐ QP hoặc
trên cơ sở QĐ QLHC cá biệt của cấp trên nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong QLHCNN.

Câu 13: Phân biệt quyết định HCNN quy phạm và quyết định HCNN cá biệt?


Quyết định QLHCNN quy phạm: là quyết định ban hành các QPPLHC và là cơ sở cho việc ban hành các
QĐHC cá biệt.
Quyết định QLHCNN quy phạm trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật HC, cụ thể:
-

Đặt ra các quy phạm PLHC mới nhằm điều chỉnh các qhxh mới phát sinh chưa có luật, pháp lệnh

điều chỉnh.



-

Cụ thể hóa các QPPL do quốc hội hoặc cơ quan NN cấp trên ban hành

-

Sửa đổi những QPPLHC hiện hành

-

Thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm PLHC hiện hành về thời gian và đối tượng thi hành
QĐQLHCNN cá biệt: là QĐ do các chủ thể QLHC có thẩm quyền ban hành trên cơ sở QĐ QP hoặc trên
cơ sở QĐ QLHC cá biệt của cấp trên nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong QLHCNN
Việc ban hành quyết định QLHC cá biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể
(quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể cụ thể)
Quyết định quản lý HCCB có tính chất đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. Tính chất đơn
phương và bắt buộc thi hành ngay nhằm đảm bảo cho nền hành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ trước
XH, duy trì được trật tự quản lý HCNN. Tính bắt buộc thi hành ngay rang buộc đối tượng và cơ quan
HCNN và công dân tổ chức.


-

Đối vs công dân, tổ chức khi nhận được quyết định HCCB thì phải thi hành ngay nghĩa vụ mà quyết
định đòi hỏi, cho dù đương sự cho rằng qđ HC này là bất hợp pháp, bất hợp lý; sau đó thực hiện quyền
khiếu nại, khiếu kiện của mình. Trong quá trình khiếu nại, khiếu kiện vẫn phải thực hiện quyết định, trừ

một số trường hợp theo luật định.

-

Đối vs cơ quan Hc, nếu quyết định tạo ra cho công dân, tổ chức một quyền lợi, họ yêu cầu được hưởng
quyền lợi đó thì cơ quan HCNN phải có nghĩa vụ thỏa mãn ngay đòi hỏi đó.

Xong
.(^_-)<3(-_^).



×