Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Tư tưởng thân dân của nho giáo giá trị và hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.21 KB, 76 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội xuất hiện vào thời kỳ cổ
đại ở Trung Quốc, do Khổng Tử đề xướng và được các học trò của ông phát
triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh Ở Trung Quốc, Nho giáo chiếm
vị trí độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, và đã trở thành hệ tư tưởng chính thống cả
về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2500 năm. Từ thời kỳ phong
kiến, Nho giáo đã có sự du nhập và cũng rất phát triển ở các nước châu Á
khác trong đó có Việt Nam. Do vậy, mà Nho giáo đã tồn tại lâu dài, ảnh
hưởng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều người
Việt Nam, cũng như trong việc hoạch định đường lối cai trị đất nước của các
triều đại phong kiến Việt Nam.
Tư tưởng thân dân của Nho giáo chứa đựng nhiều vấn đề về dân, về vai
trò của dân là một trong những nội dung chính trong tư tưởng đường lối trị
nước của Nho giáo. Những nội dung tư tưởng đó chứa đựng những giá trị lớn
cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghiên cứu tư tưởng thân dân của Nho giáo không những có ý nghĩa
lịch sử mà còn cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu để tiến
hành cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực sự
là công bộc của dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát huy dân chủ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo cho
nhà nước luôn giữ được bản chất cách mạng, từng bước xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền là xu hướng tất yếu khách quan,
nhưng đối với nước ta đây là nhiệm vụ hết sức mới mẻ, là công việc to lớn,
lâu dài, không ít khó khăn, gian khổ. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia xây


1


dựng thành công nhà nước pháp quyền và đã đạt được những thành tựu nhất
định. Mỗi quốc gia với những đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội đã xây dựng
cho mình một mô hình Nhà nước pháp quyền phù hợp. Nhà nước pháp quyền
mà ta xây dựng khác với nhà nước pháp quyền ở các nước phương Tây là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Do vậy, cùng với việc tiếp thu những giá trị có tính chất phổ biến về
nhà nước pháp quyền mà nhân loại đã đạt được, chúng ta cần nghiên cứu, kế
thừa và vận dụng những giá trị tư tưởng thân dân của Nho giáo về việc đề cao
vai trò của dân, đánh giá đúng đắn vị trí và vai trò của dân trong lịch sử góp
phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
mang đặc trưng riêng, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, truyền
thống văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng thân dân của Nho
giáo - giá trị và hạn chế” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ Triết
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo,
trong đó có khá nhiều công trình đã đề cập đến tư tưởng than dân của Nho
giáo. Liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi có thể khái quát một số công
trình nghiên cứu thành các mảng sau đây:
Mảng thứ nhất, quan niệm về dân và vai trò của dân trong Nho giáo
gồm các công trình nghiên cứu tiêu biểu:Trần Trọng Kim với tác phẩm Nho
giáo (Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1992), đã nhìn nhận Nho giáo không chỉ là học
thuyết chính trị xã hội, học thuyết đạo đức mà còn là học thuyết triết học. Tác
giả đã trình bày nhiều phạm trù, nội dung cơ bản của Nho giáo. Bên cạnh đó,
tác giả còn bàn đến nhiều nội dung, khía cạnh trong quan niệm về dân, về vai
trò của dân và một số nội dung trong tư tưởng thân dân của Nho giáo. Đặc


2


biệt trong tác phẩm này, tác giả hết sức đề cao những giá trị của Nho giáo
trong bối cảnh mà đa số người Việt Nam lúc đó hoài nghi, xa lánh và ghét bỏ.
Tuy nhiên, trong tác phẩm này phần nội dung ảnh hưởng của Nho giáo Trung
Quốc đối với Việt Nam nói chung, cũng như ảnh hưởng tư tưởng thân dân của
Nho giáo Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử đối với các nhà tư tưởng Việt Nam
trong việc vận dụng xây dựng đất nước nói riêng chưa trình bày tường tận, cụ
thể. Vì vậy chưa làm nổi bật được nội dung ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo
đối với xã hội Việt Nam.
Quang Đạm trong tác phẩm Nho giáo xưa và nay (Nxb. Văn hóa, Hà
Nội, 1994) đã luận giải nhiều vấn đề của Nho giáo, như vấn đề tu thân trong
mối quan hệ với “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Đặc biệt, tác giả đã phân
tích khá sâu sắc các vấn đề, các quan niệm về dân, vai trò của dân và một số
nội dung trong tư tưởng thân dân của Nho giáo như dưỡng dân, giáo dân, sử
dụng người hiền tài. Mặc dù vậy, tác giả chưa đề cập đến nội dung coi trọng
dân, quan điểm lấy dân làm gốc trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam hiện nay.
Cuốn Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó
ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX) của tác giả Nguyễn Thanh
Bình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, nhìn nhận Nho giáo với tư cách
là học thuyết chính trị - xã hội, tác giả đã trình bày một cách khái quát những
nội dung chủ yếu trong Nho giáo, những ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo
trong một số lĩnh vực chủ yếu của xã hội và con người Việt Nam, nhất là việc
hoạch định đường lối cai trị và quản lý xã hội của giai cấp phong kiến Việt
Nam. Khi phân tích một số biện pháp chủ yếu trong đường lối đức trị của Nho
giáo, tác giả đã chỉ ra và phân tích quan niệm Nho giáo, nhất là Nho giáo tiên
Tần về vai trò của dân trong việc thực hiện đường lối đức trị. Trong cuốn

sách, tác giả khẳng định Nho giáo luôn quan tâm tới dân, đặc biệt đến vai trò

3


của dân. Tác giả còn cho rằng, theo các nhà Nho, có xác định được đầy đủ vai
trò của dân mới xác định được vị trí xã hội của họ và định ra thái độ trách
nhiệm của tầng lớp thống trị đối với họ.
Mảng thứ hai, về sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam điển hình là
cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Tài Thư (Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1993). Tác giả đã phân tích sự phát triển của tư tưởng Việt
Nam qua các thời kỳ từ khi Nho giáo du nhập. Trong tác phẩm này, tác giả
cũng trình bày một cách khái quát về Nho giáo và tình hình chính trị - xã hội,
văn hóa và tư tưởng thời Lý - Trần và Lê sơ. Bên cạnh đó các tác giả đã phân
tích quan điểm của một số nhà tư tưởng Việt Nam như Lý Công Uẩn, Trần
Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, tác giả chưa trình bày rõ
nội dung ảnh hưởng của tư tưởng thân dân trong Nho giáo đối với những nhà
tư tưởng yêu nước Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Mảng thứ ba, về ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội Việt Nam tiêu
biểu với tác phẩm Nho giáo Việt Nam của tác giả Lê Sĩ Thắng (chủ biên),
(Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991). Trong công trình này, các tác giả đã
phân tích một cách khái quát về ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo ở Việt
Nam, về ảnh hưởng của Nho giáo trong tiến trình lịch sử Việt Nam cũng như
trong một số lĩnh vực văn hóa, tư tưởng người Việt.
Mảng thứ tư, nhận định những giá trị và hạn chế của Nho giáo có tác
phẩm điển hình Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc do các giáo sư Ngô
Vĩnh Chính, Vương Miện Quý (chủ biên), (Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội,
1994). Các tác giả đã khẳng định tính nhân văn, nhân bản của Nho giáo. Theo
các tác giả, Nho giáo luôn xem dân là rường cột của xã tắc, nhưng đồng thời
cũng đề cao một cách phiến diện việc giáo dục đạo đức nhân luân, không coi

trọng lao động chân tay và không quan tâm đến việc dạy kỹ thuật, sản xuất
vật chất cho nhâ dân.

4


Mảng thứ năm,Vấn đề lấy dân làm gốc trong xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam được thể hiện trong các văn kiện, Đại hội của Đảng Cộng
sản Việt Nam như: Nghị quyết Trung Ương 8 (khóa VI) ra nghị quyết 8B
(ngày 27/3/1990) quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, đổi mới công tác
quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, nhấn
mạnh quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân, Nghị quyết
Trung ương 3 (khóa 7), Đại hội VIII (1996), đại hội IX (2001), Đại hội X
(2006), Đại hội XI (2011) nhiều bài nói và viết của chủ tịch Hồ Chí Minh,
Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, nói về vai trò của dân, về mối quan hệ giữa
Đảng và dân, và về bài học lấy dân làm gốc trong sự nghiệp cách mạng và
trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Một số bài viết trong tạp chí triết học có bàn về việc xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam điển hình như: Tác giả Phạm
Văn Đức với bài viết “Về một số nét đặc thù của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam”; Hoàng Thị Hạnh,với bài viết: “Tư tưởng về nhà
nước pháp quyền trong lịch sử triết học trước Mác”; “Xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”.
Ngoài những công trình nghiên cứu trên đây, liên quan đến nội dung đề
tài luận văn còn có những công trình nghiên cứu khoa học khác như: Nho
giáo và sự phát triển ở Việt Nam của Vũ Khiêu, Lịch sử triết học phương
Đông (gồm 5 tập) của Nguyễn Đăng Thục; Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và
tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay (Nguyễn Tài Thư chủ biên) và
một số luận văn, luận án đã được bảo vệ như: Tư tưởng Nhân chính qua các

tác phẩm “Luận ngữ”, “Mạnh tử” của Hoàng Thị Bình, Một số nội dung cơ
bản của Nho giáo Việt Nam thời Trần của Vũ Văn Vinh; Tư tưởng thân dân
của Nho giáo Khổng - Mạnh trong “Luận ngữ”, “Mạnh tử” và ảnh hưởng

5


của nó đối với tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến XV của Hà Thị Lan Dung;
Tư tưởng thân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đến đầu thế kỷ XX của
Trần Thị Hương; Tư tưởng thân dân trong Nho giáo Tiên Tần và ảnh hưởng
của nó đối với tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV của Trương Thị
Thảo Nguyên.
Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo nhưng chưa
có công trình nào nghiên cứu cụ thể và hệ thống về tư tưởng thân dân của
Nho giáo giá trị và hạn chế, nhất là ý nghĩa của nó đối với xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Kế thừa thành tựu của các công trình nghiên cứu trước đó, từ phương
pháp tiếp cận triết học và lịch sử triết học, tác giả luận văn cố gắng tìm hiểu,
phân tích một số nội dung và những giá trị, hạn chế trong tư tưởng thân dân
của Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng thân
dân của Nho giáo cũng như ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam, tác
giả luận văn làm rõ những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng thân dân
của Nho giáo và ý nghĩa của nó trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của luận văn
4.1. Khách thể nghiên cứu của luận văn
Học thuyết Nho giáo.

4.2. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Tư tưởng thân dân của Nho giáo chủ yếu là tư tưởng của Khổng Tử,
Mạnh Tử, Tuân Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

6


5. Giả thuyết khoa học
Tư tưởng thân dân của Nho giáo nguyên thủy bên cạnh mặt giá trị còn
có mặt hạn chế. Nếu chúng ta biết khai thác những mặt giá trị trong tư tưởng
thân dân của Nho giáo vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam sẽ đem lại nhiều thành công, thắng lợi.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích rõ nguồn gốc và nội dung tư tưởng thân dân của Nho giáo
nguyên thủy.
- Trình bày, phân tích những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng
thân dân của Nho giáo nguyên thủy.
- Làm rõ sự kế thừa, tư tưởng thân dân, “lấy dân làm gốc” của Đảng
Cộng Sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn
Tập trung chủ yếu tư tưởng thân dân của Nho giáo nguyên thủy và ý
nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác
như phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, phương
pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp đối chiếu - so sánh, khái quát hóa,
trừu tượng hóa trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung của luận văn gồm 2 chương với 5 tiết.
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
10.1. Những luận điểm cơ bản
- Phân tích nội dung tư tưởng thân dân trong Nho giáo chỉ ra giá trị và
hạn chế

7


- Làm rõ sự kế thừa tư tưởng thân dân trong Nho giáo của Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng Sản Việt Nam và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
10.2. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn đã trình bày một cách tương đối có hệ thống những nội
dung chủ yếu trong tư tưởng thân dân của Nho giáo, chỉ ra những giá trị và
hạn chế trong tư tưởng thân dân của Nho giáo với những đại biểu tiêu biểu
của Nho giáo nguyên thủy là Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử.
- Nêu bật được sự kế thừa, phát triển tư tưởng thân dân trong Nho giáo
của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam và ý nghĩa của nó trong việc
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

8


NỘI DUNG
Chương 1
TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NHO GIÁO
1.1. Điều kiện ra đời của Nho giáo

1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ thế kỷ thứ VIII TCN đến thế kỷ thứ III TCN gọi là thời Xuân Thu Chiến Quốc, xã hội Trung Quốc có nhiều biến động to lớn toàn diện kéo dài.
Ở thời kỳ này, đồ sắt xuất hiện khá phổ biến, công cụ sản xuất bằng sắt
cùng với công cụ sản xuất bằng đồng, đá đã đem lại sự phát triển mạnh mẽ
của nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp. Đây cũng là thời kỳ manh
nha của nền kinh tế thương nghiệp. Từ thế kỷ VI đến thế kỷ V TCN xuất hiện
những thành thị thương nghiệp buôn bán khá tấp lập ở các nước Hàn - Tề Tần - Sở. Sự phát triển của kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu
ruộng đất và kết cấu giai tầng xã hội. Giai cấp quý tộc thị tộc Chu bị mất đất,
mất dân, địa vị kinh tế ngày càng sa sút, vì thế ngôi Thiên tử của nhà Chu chỉ
còn là hình thức.
Sự phận biệt giàu - nghèo dựa trên tiêu chuẩn huyết thống của chế độ
thị tộc tỏ ra không còn phù hợp nữa mà đòi hỏi trên cơ sở tài sản. Các nước
chư hầu của nhà Chu không chịu phục tùng vương mệnh nữa, không chụi
cống nạp nữa mà mang quân thôn tính lẫn nhau. Trong khi đó tầng lớp địa
chủ mới lên ngày càng giàu có, lấn át quý tộc thị tộc cũ.
Kết quả của những biến động kinh tế đã dẫn đến sự đa dạng trong kết
cấu giai tầng xã hội. Nhiều giai tầng mới xuất hiện mâu thuẫn với giai tầng cũ
ngày càng gay gắt. Những mâu thuẫn mới xuất hiện trong thời kỳ này là:
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa tầng lớp mới lên có tài sản, địa vị kinh tế mà
không được tham gia chính quyền với giai cấp quý tộc thị tộc cũ của nhà Chu
nắm chính quyền.

9


Thứ hai, mâu thuẫn giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương
nhân với giai cấp quý tộc, thị tộc Chu.
Thứ ba, ngay trong giai cấp quý tộc, thị tộc Chu có một bộ phận tách
ra, chuyển hóa lên giai tầng mới, một mặt họ muốn duy trì nhà Chu, một mặt
họ cũng không hài lòng với trật tự xã hội cũ của nó, vì vậy họ muốn cải cách.

Thứ tư, tầng lớp tiểu quý tộc, thị tộc, đang bị tầng lớp mới lên tấn công
về chính trị và kinh tế, đồng thời họ cũng mâu thuẫn với tầng lớp đại quý tộc,
thị tộc đang nắm chính quyền.
Thứ năm, nông dân bị nhà Chu nô dịch, tầng lớp mới lên cũng đang ra
sức bóc lột, tận dụng sức lao động của họ.
Những mâu thuẫn này cho biết trước nhà nước của chế độ gia trưởng
sụp đổ, xây dựng nhà nước mới, giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường
cho xã hội phát triển.
Xã hội thời kỳ này đang có nhiều thay đổi, kinh tế phát triển, tầng lớp
dân tự do xuất hiện. Sự ra đời của thành thị tự do, những thành tựu khoa học
đạt được nhất là về thiên văn học và y học, là điều kiện quan trọng cho sự
thay đổi của xã hội thời kỳ này.
Trong đất nước lúc này xuất hiện những trung tâm, ở đó kẻ sĩ hay bàn
luận việc nước. Nhìn chung họ đều đứng trên lập trường của giai cấp mình, tầng
lớp mình để phê phán trật tự xã hội cũ, xây dựng xã hội tương lai, phê phán, đả
kích lẫn nhau. Vì vậy, đây là thời kỳ được gọi là “Bách gia chư tử”, “Bách gia
tranh minh”. Chính trong thời kỳ đó đã xuất hiện các nhà tư tưởng, các trào lưu
triết học. Nho giáo cũng ra đời từ những điều kiện, kinh tế, xã hội trên.
Nho giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội liên hệ mật thiết với
đời sống kinh tế và phản ánh đời sống kinh tế xã hội Trung Quốc đó. Do vậy
để khắc phục tình trạng rối loạn xã hội, nhằm đưa xã hội vào tình trạng ổn
định và phát triển, ở phương diện nào đó, tư tưởng Nho giáo vẫn sử dụng sức

10


mạnh của thần quyền. Nhưng mặt khác, tư tưởng ấy cũng đã khẳng định địa
vị đứng trên của vương quyền đối với thần quyền cũng như vị trí, vai trò của
con người trong những diễn biến của lịch sử.
Có thể khẳng định rằng, do điều kiện lịch sử, văn hóa... ở nhiều nước

phương Đông nói chung và Trung Quốc nói riêng, địa vị thống trị của một lực
lượng hay một giai cấp nào đó không phải bao giờ cũng bị chi phối, bị quyết định
bởi địa vị kinh tế của lực lượng, giai cấp ấy. Thực tế lịch sử cho thấy, từ thời kỳ
trước Khổng Tử và Mạnh Tử, ở Trung Quốc, tất cả các thế lực thống trị phải quan
tâm đến đời sống của con người, của nhân dân và đến vai trò của dân.
Vì vậy, khác với các học thuyết khác, Nho giáo đặc biệt nhấn mạnh vai
trò của dân, đề cao tư tưởng thân dân trong đường lối trị nước nhằm duy trì
trật tự xã hội, đưa xã hội từ “loạn” thành “trị” (vô đạo thành hữu đạo).
1.1.2. Tiền đề tư tưởng của Nho giáo
Nho giáo ra đời còn dựa trên những tiền đề tư tưởng (tôn giáo, chính
trị, đạo đức) của Trung Quốc lúc đó, đặc biệt dưới thời nhà Chu.
Về phương diện tôn giáo, nhà Chu đặc biệt đề cao tư tưởng mang đậm
tính chất tôn giáo, duy tâm như “kính trời”, “hợp mệnh trời”, “thờ thượng
đế”, “trời và người hợp nhất”. Nhà Chu luôn cho rằng, trời là lực lượng có
nhân cách, có ý chí và quyền uy tuyệt đối, quyết định mọi hành động và số
phận của con người. Theo đó, nhà Chu còn cho rằng vì nhà Ân không biết
mệnh trời, hành động không hợp với mệnh trời, do vậy thượng đế đã trừng
phạt và để cho nhà Chu thay thế nhà Ân cai trị dân. “Nhà Ân do không biết
“Mệnh trời” để ra sức làm cho “hợp Mệnh trời” nên nay Thượng đế không
còn ưa người Ân nữa mà ban mệnh xuống cho thần phục vào nhà Chu, cho
người Chu hiện nay lập ấp, dựng nước…”[58. tr,22]. Như vậy, tư tưởng tôn
giáo của nhà Chu đã bị chính trị hóa, phản ánh tư tưởng của giai tầng thống trị
quý tộc thị tộc, phản ánh nền chuyên chính quý tộc thị tộc lúc bấy giờ.

11


Về phương diện chính trị, tư tưởng chính trị chủ yếu của giai cấp quý
tộc nhà Chu là “Nhận dân”, “Hưởng dân” và “Trị dân”. Đây chính là tư
tưởng của giai cấp quý tộc độc chiếm tư liệu sản xuất là ruộng đất và sức lao

động. Như vậy, tư tưởng chính trị của nhà Chu mang đậm tư tưởng tôn giáo.
Tất cả những chính sách ban hành của nhà Chu đều được giải thích là “vâng
mệnh trời” và “thuận theo mệnh trời”, và người thay Mệnh trời thống trị thiên
hạ chỉ có Thên tử. Do vậy, mà Thiên tử được xem như là Trời, từ đó dân phải
sợ Trời như sợ Thiên tử.
Tư tưởng “Trị dân”[58, tr, 23] cũng là một tư tưởng chính trị quan
trọng. Tư tưởng này thể hiện phép cai trị dân hà khắc của nhà Chu, nếu dân
làm làm loạn, không tuân theo sự cai trị của “Hưởng dân” [58, tr.23] (chủ của
dân) thì sẽ bị chém giết. Qua đây ta có thể thấy, đây là tư tưởng chính trị
chuyên chính tàn khốc của giai cấp quý tộc thị tộc Chu, với lớp vỏ che đậy
bên ngoài là tư tưởng tôn giáo về “ý trời”, “mệnh trời”. Tư tưởng này chứ
đựng yếu tố duy tâm tôn giáo, thực chất nhằm bóc lột cai trị người dân, phục
vụ cho giai cấp quý tộc thị tộc Chu.
Về phương diện đạo đức, Thiên tử trong xã hội nhà Chu được xem là
chủ của dân. Do đó, trong xã hội quan hệ giữ dân và Thiên tử là mối quan hệ
giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Dân phải có nghĩa vụ phục tùng Thiên tử như
việc tuân theo Mệnh trời. Đây chính là nền tảng, là cơ sở để hình thành quy
tắc đạo đức của nhà Chu lấy Đức và Hiếu làm nòng cốt. “Xuất phát từ quan
niệm tôn giáo về trời – người hợp nhất, người Chu cho rằng tổ tiên mình là
các vua trước do có đức mà được sánh cùng Thượng đế, được nhận Mệnh trời
mà hưởng nước, hưởng dân… do vậy các vua sau phải kính đức đó, mà bồi
đắp nó để con cháu được hưởng lâu dài. Hiếu là nhớ hiếu tổ tiên, giữ gìn
khuôn phép của tổ tiên để nhận Mệnh, hưởng dân mãi mãi.”[ 58, tr.24].

12


Như vậy, quan niệm “Thiên nhân hợp nhất” thể hiện sâu sắc tính chất
duy tâm, quan niệm về đạo đức của nhà Chu với mục tích nhằm tuyên truyền
và củng cố đị vị của giai cấp quý tộc thị tộc, bảo vệ địa vị nhà nước chuyên

chính thị tộc, đồng thời chỉ rõ vai trò và bổn phận của người dân là phục vụ
Thiên tử.
Tóm lại, sự ra đời của Nho giáo không chỉ bắt nguồn từ điều kiện kinh
tế - xã hội mà còn dựa trên những tiền đề về tư tưởng như: tôn giáo, chính trị,
đạo đức. Xã hội Trung Quốc lúc đó có nhiều biến động về các mặt trong đời
sống. Dưới triều đại nhà Chu, địa vị và uy quyền của trời, mệnh lệnh đã được
vận dụng để chống lại nhà Ân và biện hộ cho sự tồn tại vĩnh viễn của nhà
Chu. Tuy nhiên đến thời Xuân Thu, chính sự suy yếu về mọi mặt của nhà Chu
đã làm cho sự linh thiêng, sự bất khả xâm phạm của thần quyền đã bị xâm
phạm. Cho đến cuối thời Xuân Thu, với sự suy đồi của tầng lớp thống trị, trật
tự, kỷ cương theo mô hình nhà Chu bị rối loạn. Sự khốn cùng của đời sống
nhân dân đã làm lay chuyển gốc rễ địa vị thống trị của thần quyền. Trong xã
hội lúc đó trời được xem là lực lượng có quyền uy tuyệt đối, quyết định mọi
hành động và số phận của con người, lấy Đức và Hiếu làm quy tắc chuẩn mực
đạo đức trong xã hội nhằm củng cố cho địa vị của tầng lớp quý tộc.
Bởi vậy, một vấn đề thực tiễn đặt ra cho các nhà tư tưởng, các học phái,
các tầng lớp thống trị là phải tìm ra cơ sở lý luận nhằm thiết lập lại một trật tự
xã hội mới. Lúc này, trong xã hội đã xuất hiện tầng lớp tri thức. Họ là những
người có hiểu biết, hiểu thời thế, hiểu được tâm tư và nguyện vọng của nhân
dân cũng như lợi ích của giai cấp thống trị. Trong tư tưởng của họ cũng mong
muốn tìm được minh chủ để thực hiện học thuyết cứu đời, ổn định trật tự xã
hội, chấm dứt chiến tranh loạn lạc. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của Nho
giáo là một yếu tố khách quan, nhằm giải quyết một nhu cầu mà thực tiễn của
xã hội Trung Quốc đặt ra lúc đó. Bằng quan điểm tư tưởng thân dân của Nho

13


giáo, thông qua việc khẳng định vị trí, vai trò của dân quyết định đến sự thịnh
- suy, hưng - vong của đất nước, cùng với việc thi hành các chính sách thân

dân như dưỡng dân và giáo dân, nhằm duy trì trật tự xã hội, đưa xã hội từ
“loạn” thành “trị”.
1.2. Quan niệm về dân, vai trò của dân trong Nho giáo
1.2.1. Quan niệm về dân trong Nho giáo
Các nhà Nho nguyên thủy đã đưa ra quan niệm về dân (dân là ai, dân gồm
những tầng lớp nào) trong mối quan hệ với tầng lớp trị dân gồm vua, quan. Cơ
sở chủ yếu để các nhà Nho phân biệt và chỉ ra sự khác nhau giữa hai tầng lớp
này là do sự khác nhau chủ yếu về đạo đức và tài trí, về địa vị xã hội. Chúng tôi
khái quát quan niệm về dân trong Nho giáo thành những nội dung sau:
Thứ nhất, dân là một bộ phận người đông đảo trong dân cư, bao gồm
nhiều giai tầng khác nhau, không có địa vị trong xã hội, luôn chịu sự sai khiến
của tầng lớp thống trị.
Theo quan điểm của các nhà Nho nguyên thủy, dân là những người bị
sai khiến, bị điều khiển.Trong sách Luận ngữ, chữ “tiểu nhân” - ý chỉ người
dân, được nhắc đến khoảng hai mươi lần. Cách gọi này chiếm tỷ lệ cao hơn so
với cách gọi khác nhằm chỉ “dân” là người điều khiển, bị thống trị. Khổng Tử
nói: “Đức hạnh của người quân tử như gió, mà đức hạnh của dân như cỏ. Gió
thổi thì cỏ tất rạp xuống” [40, tr.205]. Theo quan điểm này đức hạnh của
người quân tử và dân có sự khác nhau, thể hiện rõ sự phân biệt khác nhau
giữa hai tầng lớp bị trị và cai trị. Đức hạnh của người quân tử cao vời vợi còn
đức hạnh của “tiểu nhân” thì thấp kém, và luôn chịu sự sai khiến, cai trị của
tầng lớp thống trị.
Khổng Tử còn lý giải, sở dĩ dân là người bị sai khiến, bị điều khiển vì
họ là kẻ “hạ ngu”. “Hạ ngu” là chỉ tầng lớp hèn kém về trí tuệ, là hạng người
không có tài trí. Họ là những người đối lập với những người hiền, người trí,

14


người quân tử. Theo Khổng Tử, những kẻ “hạ ngu”, dẫu có học chăng nữa

cũng không thể hiểu được đạo lý, cho nên Khổng Tử nói: “những điều vi
diệu, cao siêu thì không nên giảng giải cho họ”. Khổng Tử còn cho rằng, dân
- kẻ hạ ngu còn đối lập với bậc thượng trí. Thượng trí là hạng người mà theo
ông, sinh ra không cần học cũng biết, như Khổng Tử đã nói trong sách Luận
ngữ: “chỉ có bậc thượng trí và kẻ hạ ngu là không thay đổi” [40, tr.283].
Khổng Tử gọi dân là kẻ “tiểu nhân”, kẻ “hạ ngu”, Mạnh Tử còn gọi dân
khác là kẻ “lao lực”. “Lao lực”, tức là những người lao động chân tay, là lực
lượng sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, và cho cả tầng lớp thống trị, còn
người “lao tâm” cai trị người .Mạnh Tử quan niệm rằng trong xã hội bao giờ
cũng “có người lao tâm, có kẻ lao lực” [40, tr.948]. Người lao tâm cai trị
người, kẻ lao lực bị người cai trị, đó như là một lẽ thường tình trong cuộc
sống, có người cai trị thì sẽ có người bị cai trị. Thân phận của người dân trong
quan niệm của các nhà Nho là những người luôn phải cúi mình phục vụ cho
bề trên đó là điều tự nhiên trong xã hội phong kiến lúc đó.
Theo quan niệm của Mạnh Tử, dân cũng chỉ là tầng lớp thấp hèn trong
xã hội, là người bị cai trị luôn phục vụ tầng lớp cai trị. Quan hệ giữa “lao
tâm” và “lao lực” ở đây không chỉ là quan hệ giữa hai hình thức lao động
trong xã hội, mà chủ yếu là quan hệ giữa giai tầng thống trị và tầng lớp bị trị
(dân), Mạnh Tử xem quan hệ đó là lẽ tự nhiên “có người lao tâm, có kẻ lao
lực”[40, tr.948]. Quan niệm này đã thể hiện cái nhìn trực quan của Mạnh Tử,
đồng thời cũng thể hiện sự hạn chế về lịch sử và lập trường giai cấp của ông.
Mạnh Tử chưa nhận thức được nguyên nhân kinh tế sâu xa tạo nên sự đối lập
giữa “lao lực” và “lao tâm”, mà chỉ dừng lại ở cách nhìn trực quan và xem đó
là lẽ thông thường mà thân phận người làm dân trong thiên hạ phải chấp nhận.
Như vậy, trong quan niệm của các nhà Nho nguyên thủy dân được hiểu
là những người thấp hèn trong xã hội, không có địa vị, tiếng nói, luôn bị tầng
lớp thống trị điều khiển, cai trị.

15



Thứ hai, dân trong quan niệm Nho giáo còn được đề cập đến với tư
cách là những người đối lập với vua, không có địa vị trong xã hội cũng như
trong bộ máy thống trị. Dân trong xã hội phong kiếnTrung Quốc lúc đó là
những người có đị vị thấp hèn, chịu sự cai trị của vua và tầng lớp quan lại.
Dân không chỉ là những người không làm quan mà còn là những ẩn sỹ, từ bỏ
cuộc sống giàu sang, địa vị để về sống ở chốn thôn quê, làm một người dân
bình thường với cuộc sống vất vả. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử có nhắc
đến những ẩn sỹ như: Bá Di, Thúc Tề, Ngu Trọng, Di Dật. Họ đều là những
người dân bình thường nhưng tư tưởng của họ rất cao cả, họ luôn quyết trí tu
thân, sửa mình, mong muốn đem tài đức giúp cho thiên hạ đều trở thành
người lương thiện, có cuộc sống tốt đẹp.
Như vậy, với quan niệm dân là những người không có địa vị trong xã
hội cũng như trong bộ máy thống trị, được đặt trong sự đối lập với vua và
tầng lớp thống trị, đó là những người có địa vị kinh tế, chính trị, xã hội có
quyền lực trong tay. Cuộc sống của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào quyền
điều hành cai quản của tầng lớp thống trị, người dân chỉ biết phục tùng và
nghe theo như một công cụ biết nói, đó cũng chính là cái lẽ trong tự nhiên.
Tóm lại, quan niệm về dân của các nhà Nho nguyên thủy được hiểu:
dân bao gồm nhiều giai tầng khác nhau và là bộ phận chiếm hầu hết trong
dân cư, là những người bị sai khiến, bị điều khiển những người có địa vị
thấp hèn cả về mặt đạo đức lẫn tài trí đối lập với giai cấp thống trị.
1.2.2. Quan niệm về vai trò của dân trong Nho giáo
Các nhà Nho tiêu biểu như Khổng Tử; Mạnh Tử; Tuân Tử đã nhận thức
và nêu cao vai trò của dân trong xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến
Quốc nói riêng và trong xã hội nói chung. Chúng tôi khái quát thành các nội
dung sau:

16



Thứ nhất, dân có vai trò quan trọng trong sự bền vững của đất nước.
Nói đến vai trò của dân, các nhà Nho đã đưa ra rất nhiều quan điểm, tư
tưởng nhằm khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của dân trong việc giữ gìn,
củng cố, phát triển đất nước.
Mạnh Tử khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của dân đối với việc củng
cố, giữ gìn xã tắc: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”[37, tr.580],
nghĩa là dân quý nhất, xã tắc là thứ hai, vua là thường. Dân là đáng quý
trọng hơn tất cả, sau đó mới đến xã tắc và cuối cùng mới là vua. Ông đặt vị
trí của dân lên hàng đầu so với xã tắc và vu. Đối với vua dân và xã tắc luôn
chiếm vị trí quan trọng. Vì vậy, ông nào muốn cho xã tắc phát triển thì phải
chăm lo, quan tâm đến dân, phải dành tâm, dành lực cho dân. Mạnh Tử đưa
ra lời khuyên với các bậc vua chúa: “Ưa sắc đẹp không hại, ưa của cải
không hại, ưa điền thổ không hại, ưa săn bắn không hại nhưng trong lúc ưa
sắc đẹp phải nhớ trong nước đang còn cảnh vợ chồng phân ly, trong lúc ưa
của cải phải nhớ trong nước đang có cảnh lầm than đói khát, trong lúc đưa
quân đi săn bắn giải trí phải nhớ trong nước đang có cảnh anh em, vợ
chồng, cha con đau khổ. Nếu người biết vui với cái vui của dân thì dân
cũng biết vui cái vui của mình, nếu người biết lo cái lo của dân thì dân
cũng biết lo cái lo của mình. Vì thiên hạ mà vui, vì thiên hạ mà lo, những
người như thế mà không làm đế vương thì xưa nay chưa từng có”[37,
tr.383]. Theo quan điểm của ông, các bậc vua chúa trong lúc vui chơi
hưởng lạc cũng đừng nên quên mất dân chúng, còn đang thiếu thốn, đói
khát, nhiều người còn chịu cảnh bất hạnh lầm than, các bậc thánh vương có
hưởng lạc thì cũng hãy lưu tâm đến muôn dân trăm họ. Nếu như bậc quân
vương thấu hiểu cuộc sống của trăm họ, vui cùng dân, buồn cùng dân, chăm
sóc cho cuộc sống của muôn dân được ấm no, hạnh phúc thì mới xứng đáng
là bậc đế vương có tâm đức, là cha mẹ của dân. Lúc đó dân sẽ đồng lòng mà

17



theo, không ngại khó khăn gian khổ, nhất tâm cùng các bậc cầm quyền bảo
vệ, xây dựng đất nước, có như vậy thì ngôi vua mới vững chắc.
Nhận thức được vai trò, sức mạnh của dân đối với nước, đối với chế độ
chính trị, đối với vị trí bền vững của ngôi vua các nhà Nho nguyên thủy đều
cho rằng sự tồn vong của một triều đại, sự thịnh suy của một chế độ đều phụ
thuộc vào việc dân có đồng lòng tin tưởng,có nghe và làm theo sự chỉ dẫn của
bề trên hay không. Nếu dân tin, dân theo, dân ủng hộ thì nhà vua, triều đại,
chế độ sẽ đứng vững và phát triển. Còn ngược lại, nếu dân không tin, không
theo, không ủng hộ mà tiến hành các cuộc nổi loạn thì triều đại tất sẽ rối loạn,
suy yếu rồi cuối cùng cũng không tồn tại được, sự nghiệp chính trị của nhà
vua sẽ sụp đổ.
Mối quan hệ của dân với vua rất mật thiết, vua không thể không có dân,
nước một ngày cũng không thể không có vua. Vua không có dân thì đất nước
không tồn tại được, nước không có vua thì như rắn mất đầu không có phương
hướng rồi cũng đi vào tan vỡ. Vì thế, dân và vua phải gắt kết chặt chẽ với
nhau. Không được buông lỏng, trong mối quan hệ này cả hai đều chiếm vị trí
quyết định quan trọng trong sự thịnh hay suy cuả quốc gia. Sử sách chép :
“một hôm Khổng Tử đi gần núi Thái Sơn, trông thấy một người đàn bà ngồi
khóc ở bên mồ, nghe thấy tiếng khóc thương xót mà ra bộ sợ hãi lắm. Khổng
Tử bảo trò Tử Lộ hỏi xem tại làm sao. Người ấy nói rằng: Ngày trước bố
chồng tôi bị cọp ăn, chồng tôi cũng bị cọp ăn, nay con tôi lại bị cọp ăn nữa,
cho nên tôi thương khóc mà sợ lắm. Khổng Tử bảo: Sao không đi chỗ khác
mà ở?, người đàn bà ấy trả lời: Ở đây không có hà chính. Khổng Tử liền
ngoảnh lại bảo học trò: Các con nhớ lấy, cái hà chính gớm ghê hơn cọp vậy.
Hà chính mãnh ư hổ dã. Hễ người làm vua làm chúa mà không hiểu rõ lẽ ấy,
cứ dùng những chính sách hà khốc làm cho lòng người ly tán thì sự nguy
vong đến kề sau lưng. Bởi vậy cái đạo trị nước được vững bền là cốt ở trên


18


dưới yêu thương nhau. Khổng Tử nói: Thượng chi thân hạ dã, như thủ túc chi
ư phúc tâm; hạ chi thân thượng dã, như ấu tử chi ư từ mẫu hỹ. Thượng hạ
tương thân như thử, cố lệnh tắc tòng, thi tắc hành. Dân hoài kỳ đức, cận giả
duyệt phục, viễn giả lai phụ, chính chi trí dã: trên thân dưới như chân tay đối
với lòng ruột, dưới thân trên như con nhỏ đối với mẹ từ. Trên dưới thân nhau
như thế, cho nên trên có lệnh thì dưới theo, trên thi thố điều gì, thì dưới phụng
hành. Dân mến đức của người trên, kẻ gần thì vui lòng mà phục tùng, kẻ xa
thì đến qui phụ, thế là chính trị hay rất mực vậy”[36, tr. 159]. Như vậy, theo
các nhà Nho nếu người làm vua chăm lo cho đời sống của người dân, được
dân tin, thì dù trong đất nước có sảy ra tai ương, khó khăn, người dân cũng
một lòng với vua, không bỏ đi nơi khác, đây chính là bài học trong đường lối
trị nước lấy dân làm gốc. Một đất nước muốn vững bền thì dân phải được đặt
lên vị trí hàng đầu. Người lãnh đạo cầm quyền không được quên dân phải đặt
dân lên đầu, có chính sách chăm sóc đời sống của dân có như vậy dân mới
theo, dân theo thì nước mới vững bền.
Khổng Tử cho rằng, trong ba điều kiện của người cầm quyền là lương
thực để nuôi dân, binh lực để bảo vệ và lòng tin của dân thì lòng tin của dânlà
quan trọng nhất, vì: “Nếu thiếu niềm tin của dân thì quốc gia sẽ bị diệt
vong”[42, tr.243]. Niềm tin của dân có vai trò quyết định sự sống còn của
quốc gia, vì thế người cầm quyền phải nắm được 3 điều: lương thực, binh lực
và niềm tin của dân. Trong đó, niềm tin của dân giữ vai trò quyết định nhất, vì
dân chính là những người tạo ra lương thực, dân cũng chính là binh lực. Dân
tin vào người cầm quyền sẽ hăng hái lao động từ đó tạo ra lương thực, được
dân tin dân sẽ tự nguyện hăng hái tiên phong bảo vệ triều đình, nền chế độ
chính trị của họ, không cần chịu sự thúc dục của bề trên, họ tự nguyện tham
gia binh lính, bảo vệ đất nước.


19


Cùng bàn về vai trò của dân đối với sự bền vững của đất nước, Mạnh
Tử đã nêu lên một tư tưởng, đường lối, một bài học cho nhà vua, người cầm
quyền là: “Kiệt và Trụ mất thiên hạ, tức là mất ngôi thiên tử, ấy vì mất dân
chúng. Mất dân chúng, ấy vì mất lòng dân. Muốn được thiên hạ, có một
phương pháp nên theo: hễ được lòng dân, tự nhiên sẽ được dân chúng. Muốn
được dân chúng, có một phương pháp nên theo: dân muốn việc gì, nhà cầm
quyền nên cung cấp cho họ, dân ghét việc gì, nhà cầm quyền đừng thi thố
cho họ”[44, tr.19]. Quan điểm này của Mạnh Tử đã khẳng định lại một lần
nữa vai trò quyết định của dân đối với việc thịnh - suy của quốc gia, sự vững
bền của ngôi thiên tử. Mạnh Tử đã phát triển và làm rõ hơn quan điểm của
Khổng Tử về việc khẳng định vai trò quyết định trong niềm tin của dân đối
với sự tồn tại, diệt vong của đất nước, ông đã đưa ra biện pháp để lấy được
niềm tin của dân đó là nhà cầm quyền cần hiểu dân, biết được dân cần gì mà
đáp ứng cho họ, biết dân ghét việc gì thì đừng làm cho họ. Đây cũng chính
là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng phát triển đất nước mà các
nhà cầm quyền cần thi hành. Một bài học lịch sử quý giá trong đường lối trị
nước của các triều đại.
Tuân Tử khẳng định: “Vua ví như thuyền, dân ví như nước, nước chở
được thuyền thì cũng lật được thuyền. Cho nên kẻ nắm quyền cai trị nếu
muốn được an vị, thì chẳng còn cách nào hay bằng, thực hiện chính trị hòa
bình và biết thương dân” [42, tr.258]. Ông ví hình ảnh của vua và dân như
hình ảnh của thuyền và nước là muốn nói đến mối quan hệ chặt chẽ, không
thể tách rời, không thể thiếu giữa vua và dân. Mối quan hệ giữa thuyền và
nước, giữa vua và dân thể hiện mối quan hệ biện chứng. Thuyền không có
nước thì thuyền không đi được, nước vừa chở được thuyền đồng thời cũng lật
được thuyền. Vì vậy, theo ông, nếu không giữ được dân, không được lòng dân
chúng thì xã tắc không yên bình được, suy yếu rồi diệt vong. Đây cũng là lời


20


khuyên cho nhà cầm quyền, muốn được quốc gia yên bình, phát triển thì phải
được dân ủng hộ, nếu dân không ủng hộ quay lưng lại thì cũng có nghĩa là
quốc gia đó đã đến những ngày tháng hỗn loạn.
Thông qua quan điểm của các nhà Nho nguyên thủy thì vai trò của dân
và lòng tin của dân góp phần to lớn tạo nên sức mạnh vật chất, có ý nghĩa
chính trị nhất định đến sự tồn vong của các triều đại phong kiến. Các nhà Nho
đã đưa ra những lời khuyên chân thành đối với nhà vua, người cầm quyền cần
làm cho dân tin, chú trọng chăm lo đến đời sống của người dân làm được như
vậy thì nhà vua mới giữ được thiên hạ, giữ được ngôi vua của mình, triều đại
mới được duy trì và phát triển.
Thứ hai, dân trong quan niệm của Nho giáo nguyên thủy giữ vị trí quan
trọng trong việc sáng tạo ra của cải vật chất cung cấp cho xã hội.
Trong quan điểm của các nhà Nho nguyên thủy phạm trù dân luôn tồn
tại hai trạng thái đối lập vừa thân dân vừa kinh dân, ức dân. Các nhà Nho đều
cho rằng dân là một lực lượng đông đảo trong xã hội, là những người trực tiếp
lao động tạo ra của cải nuôi sống xã hội, họ là những người bị sai khiến, bị
điều khiển, địa vị xã hội của dân là những người nô lệ, bị trị, họ luôn chịu sự
sai khiến, cai trị của tầng lớp thống trị.
Vì vậy, Mạnh Tử gọi dân là “lao lực”, tức là những người lao động
chân tay, là lực lượng sản xuất ra hầu hết các của cải vật chất để duy trì sự tồn
tại của xã hội, của mỗi người và của tầng lớp thống trị. Theo Mạnh Tử, dân
gồm ba hạng người: công, nông, thương, có trách nhiệm và nghĩa vụ nuôi
dưỡng người và chăm sóc kẻ “lao tâm”, phục vụ những người cai trị. Kẻ “lao
lực” trong quan niệm của Mạnh Tử cũng tương đồng như quan niệm của
Khổng Tử, thực chất là những người thiếu đạo đức và trí tuệ, thuộc tứ dân
bách tính tầm thường, trong đó chủ yếu là người nông dân trong xã hội Trung

Hoa lúc bấy giờ. Theo sự lý giải của Mạnh Tử thì, trong xã hội bao giờ cũng

21


“có người làm việc bằng tâm trí; có kẻ làm việc bằng tay chân. Người làm
việc bằng tâm trí thì cai trị dân chúng; kẻ làm việc chân tay thì chụi quyền
điều khiển, sai khiến. Kẻ chịu quyền điều khiển có phận sự cung cấp cho tầng
lớp cai trị dân chúng được dân chúng phụng dưỡng. Đó là lẽ thông thường
trong thiên hạ vậy”[29,tr.948]. Qua hệ giữa “lao tâm” và “lao lực” ở đây chủ
yếu là quan hệ giữa tầng lớp thống trị và bị trị và Mạnh Tử xem quan hệ đó là
lẽ tự nhiên. Nhiệm vụ của người dân là phải phục vụ giai cấp thống trị. Vai
trò của dân là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu
của bậc cai trị.
Nhận thức được dân là bộ phận đông đảo trong trong xã hội, gồm nhiều
bộ phận người như công, nông, thương ba hạng người này mặc dù có những
điểm khác nhau nhưng họ đều giống nhau cùng là tầng lớp bị cai trị và phải
có trách nhiệm phục vụ cho tầng lớp thống trị. Tầng lớp bị trị chính là người
làm việc mệt nhọc, trực tiếp lao động để tạo ra của cải vật chất. Của cải họ tạo
ra chủ yếu nhằm phục vụ cho người cai trị họ. Đây được xem là bổn phận của
kẻ bề dưới, là lẽ tự nhiên thường tình trong xã hội lúc bấy giờ.
Vì vậy, giai cấp thống trị muốn có của cải vật chất thì phải tạo cho
dân có hằng sản, tạo điều kiện cho người dân làm giàu, “trăm họ no đủ thì
làm sao vua thiếu được”[44, tr.164]. Thực chất của việc chia ruộng đất cho
dân cũng chính là việc thực hiện mục đích cai trị dân, bóc lột dân của giai
cấp phong kiến.
Như vậy, các nhà Nho nguyên thủy đã nhận thức được vị trí, của dân
là lực lượng đông đảo trong xã hội gồm nhiều hạng người khác nhau và có
vai trò quan trọng trong việc làm ra của cải vật chất phục vụ cho giai cấp
thống trị.

Vì vậy, họ đưa ra lời khuyên nhà vua, người cầm quyền không chỉ có
chính sách thích hợp để dân đủ sống, an cư lạc nghiệp mà phải biết giúp dân
làm giàu vì: “trăm họ no đủ thì làm sao vua thiếu được”[44, tr.164]. Như vậy,

22


các bậc cai trị muốn có nhiều của cải, có nhiều sản vật quý hiếm thì phải tạo
điều kiện cho dân làm kinh tế, làm giàu. Bởi thực chất trong xã hội phong
kiến Trung Quốc lúc bấy giờ người dân chỉ là kẻ thấp hèn có trách nhiệm,
nghĩa vụ phục vụ giai cấp thống trị, tất cả những gì của dân đều là chịu sự
điều khiển thâu tóm trọn vẹn của bậc cai trị.
Như vậy, từ rất sớm Nho giáo đã nhận thấy vai trò của dân như là một
lực lượng sản xuất to lớn và có ảnh hưởng nhất định đến thịnh – suy, hưng vong của chế độ chính trị, sự ổn định của xã hội. Đồng thời các nhà Nho còn
rất coi trọng và đề cao vai trò của dân trong việc đưa đất nước đến thái bình,
thịnh trị, luôn coi dân là gốc của nước, là nền tảng của xã hội, của chính trị.
Dân có vai trò quyết định, ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng chính trị, nền tảng
xã hội của một thời đại, đến địa vị quyền lực của nhà vua. Từ việc nhận thức
được vai trò và sức mạnh của dân, cho nên các nhà Nho nguyên thủy luôn đòi
hỏi, yêu cầu nhà vua, người cầm quyền phải thật sự coi dân là gốc của nước,
do vậy phải dùng chính sách và hành động thiết thực quan tâm và chăm lo đời
sống vật chất của dân, phải bảo vệ dân, giáo dục, giáo hóa dân bằng đạo đức,
bằng những tấm gương đạo đức của mình và việc thi hành đường lối Đức trị
đối với dân. Đồng thời các nhà Nho cũng yêu cầu nhà vua, người cầm quyền
phải luôn tu dưỡng đạo đức, đối xử đạo đức với dân, thi hành các biện pháp
mang nội dung đạo đức, phải coi nhiệm vụ dưỡng dân và giáo dân là nhiệm
vụ cơ bản, hàng đầu. Đó là tư tưởng xuất phát từ dân, lấy dân làm gốc.
1.3. Những nội dung thân dân của Nho giáo
Theo các nhà Nho nguyên thủy tư tưởng thân dân được phản ánh qua
hai chính sách cơ bản là “Dưỡng dân” và “Giáo dân”.

1.3.1. Chính sách dưỡng dân của Nho giáo
Dưỡng dân chính là nuôi dân, là khái niệm các nhà Nho chỉ rõ trách
nhiệm của nhà vua, người cầm quyền đối với dân là phải chăm sóc dân, nuôi
dưỡng dân, bảo vệ dân, coi dân như con.

23


Dưỡng dân theo các nhà Nho nguyên thủy nhiệm vụ đầu tiên của nhà
vua, người cầm quyền cần phải làm đó là chăm sóc cho đời sống của dân,
nuôi dưỡng dân. Nhà vua, người cầm quyền cần cung cấp, đáp ứng những nhu
cầu tối thiểu của người dân, không để họ có cuộc sống cơ cực, khốn cùng. Có
như vậy người dân mới tin tưởng vào vua, nhà cầm quyền.
Các nhà Nho còn cho rằng dưỡng dân không chỉ là đáp ứng những nhu
cầu tối thiếu của người dân không để họ chết đói, chết rét để họ có điều kiện
phụng dưỡng cha mẹ, nuôi đủ vợ con, mà dưỡng dân còn thể hiện ở việc vua
giúp dân làm giàu, làm cho dân có ruộng đất, nhà cửa, có tài sản riêng và ổn
định, dạy dân biết trồng trọt, chăn nuôi để họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
bên gia đình. Nhà cầm quyền luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người dân làm
giàu, sai khiến dân điều gì cũng không được trái thời vụ, mùa màng của dân,
để dân có điều kiện làm kinh tế nuôi bản thân, thực hiện các nghĩa vụ cao cả
của mình trong gia đình, giúp dân làm tròn bổn phận làm cha mẹ, vợ chồng,
con cái trở thành những người lương thiện. Dân có giàu thì nước mới mạnh,
dân có hạnh phúc thì nước mới thịnh: “Vua được ví như thuyền, dân được ví
như nước, nước chở thuyền được, cũng lật thuyền được”[42, tr.258]. Để “dân
chở được thuyền” thì nhà vua phải chú trọng đến đời sống của người dân, làm
cho dân tin thì dân sẽ theo. Dân có no đủ thì ắt tự nguyện nghe theo sự chỉ
đạo của vua, nhà cầm quyền, lúc đó xã hội có tôn tư trật tự, trên bảo dưới
nghe, mọi công việc đều thuận lợi.
Chăm sóc dân, nuôi dưỡng dân còn được thể hiện ở việc giảm thuế

khóa và những đóng góp khác của dân. Những năm mất mùa, dân chúng khó
khăn thì nhà vua, người cầm quyền phải giảm thuế khóa cho dân bằng cách
thu thuế theo phép triệt (tức mười phân thu một)[30, tr. 164]. Quan điểm này
thể hiện đường lối chính sách trị nước mềm dẻo linh hoạt, nhằm tạo điều kiện
cho người dân có cuộc sống hạnh phú, yên vui. Thể hiện được tấm lòng thấu

24


×