Tải bản đầy đủ (.pdf) (273 trang)

Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 273 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

NGUYỄN ĐẠI THẮNG

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BỘ TÀI CHÍNH

--------------------

NGUYỄN ĐẠI THẮNG

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC


Chuyên ngành

: Tài chính - Ngân hàng

Mã số

: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. LÊ XUÂN TRƢỜNG
2. TS. NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN

HÀ NỘI - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NCS Nguyễn Đại Thắng


ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt tiếng Việt


CN

Chi nhánh

CNH

Công nghiệp hóa

DN

Doanh nghiệp

ĐQG

Đa quốc gia

GDLK

Giao dịch liên kết

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐH

Hiện đại hóa

KT-XH


Kinh tế - Xã hội

MST

Mã số thuế

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NNT

Ngƣời nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

NVL

Nguyên vật liệu

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

UBND

Ủy ban nhân dân

XNK

Xuất nhập khẩu



iii

Viết tắt Tiếng Anh

APA

Cơ chế thỏa thuận xác định giá trƣớc
(Advanced Pricing Agreement)

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)

BOT
BT
BTO

Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
(Built-Operation-Transfer)
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (Build transfer )
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh
(Build transfer operate)

EU

Liên minh châu Âu (European Union )

FDI


Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GRDP
OECD

Tổng sản phẩm trên địa bàn
(Gross regional domestic product)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization

for

Economic

Co-operation

and

Development)
R&D

Nghiên cứu, triển khai (Research & development)

USD

Đô la Mỹ (United States dollar)


VAT

Thuế giá trị gia tăng (value addex tax)

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Dự báo mức độ ảnh hƣởng về thuế của công ty B giai đoạn

87

2012-2014
Bảng 3.2

Tổng hợp doanh nghiệp FDI kê khai lỗ 2007-2010

93


Bảng 3.3

Tổng hợp báo cáo kê khai GGLK của Cục thuế Vĩnh Phúc

105

năm 2012-2013

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Tên đồ thị, hình vẽ

Số hiệu

Trang

Sơ đồ 3.1

Mô hình giao dịch liên kết công ty X2 và A1

80

Sơ đồ 3.2

Mô hình giao dịch liên kết công ty B

85

Sơ đồ 3.3


Mô hình về lịch sử hình thành giao dịch liên kết tập đoàn S

88

Sơ đồ 4.1

Qui trình kiểm soát chuyển giá

166

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Số phụ lục

Tên phụ lục

Phụ lục 2.1

Kinh nghiệm kiểm soát chuyển giá ở một số nƣớc trên thế giới

Phục lục 2.2

Các trƣờng hợp nghi vấn doanh nghiệp FDI chuyển giá điển hình

Phục lục 2.3

Kết quả phân tích thông tin trƣớc khi tiến hành thanh tra tại công ty
TNHH ABC


Phục lục 2.4

Kết quả thanh tra 03 năm 2011-2012-2013 của công ty TNHH ABC


v
Phụ lục 3.1

Tổng hợp số liệu báo cáo kết quả SXKD, bảng cân đối, bảng tổng
hợp tài sản, nguồn vốn công ty X2 và công ty A1

Phụ lục 3.2

Tổng hợp phân tích báo cáo kết quả SXKD công ty B 2007-2014

Phụ lục 3.3

Tổng hợp Tài sản, nguồn vốn công ty B 2007-2014

Phụ lục 3.4

Tổng hợp phân tích chi phí NVL theo yếu tố công ty B

Phụ lục 3.5

Tổng hợp một số chỉ tiêu báo cáo tài chính công ty cổ phần S từ
2006-2014

Phụ lục 3.6


Tổng hợp một số chỉ tiêu báo cáo tài chính công ty cổ phần S2 từ
2006-2014

Phụ lục 3.7

Tổng hợp một số chỉ tiêu báo cáo tài chính công ty cổ phần S4 từ
2006-2014

Phụ lục 3.8

Tổng hợp một số chỉ tiêu báo cáo tài chính công ty cổ phần S5 từ
2006-2014

Phụ lục 3.9

Tổng hợp phân tích số liệu lỗ, lãi, số nộp, số hoàn thuế của của các
DN FDI đến từ các quốc gia từ năm 2010-2014

Phụ lục 3.10

Danh sách các DN chế xuất tính đến hết 2014

Phụ lục 3.11

Tổng hợp thu các khỏan thu của các DN FDI; Công ty Honda, Công
ty Toyota và các DN FDI còn lại

Phụ lục 3.12

Báo cáo tình hình các DN có kết quả hoạt động SXKD lỗ 2007-2011


Phụ lục 3.13

Kết quả thanh tra của Cục thuế Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2014

Phụ lục 3.14

Tổng hợp tình hình xử phạt vi phạm hành chính tại Cục thuế tỉnh
Vĩnh Phúc thời kỳ 2011-2014

Phụ lục 3.15

Tổng hợp công tác tuyên truyền từ 2010-2014 toàn ngành thuế Vĩnh
Phúc

Phụ lục 4.1

Những nội dung chính của Luật kiểm soát chuyển giá của Trung
Quốc ban hành năm 2013


vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ....................................................................... iv
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ...................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM

SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI...............................................................................................................................7
1.1.CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƢỚC NGOÀI ..................................... 7
1.1.1.Giới thiệu khái quát các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài ........................... 7
1.1.2.Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình nƣớc ngoài ........................ 11
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC .................................. 11
1.2.1.Giới thiệu khái quát các công trình nghiên cứu trong nƣớc .......................... 11
1.2.2.Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình trong nƣớc ........................ 27
1.3.KHOẢNG HỞ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 27
1.4.KHÁC BIỆT CỦA LUẬN ÁN SO VỚI CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................................................................ 28
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM
SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ....................................................................... 30
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ................................................................. 30
2.1.1.Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối
với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ ........................ 30
2.1.2.Những vấn đề lý luận về chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài........................................................................................................ 33


vii
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI .................................................................................................................... 47
2.2.1.Khái niệm kiểm soát chuyển giá .................................................................... 47
2.2.2.Mục đích và yêu cầu cần đạt đƣợc đối với công tác kiểm soát hoạt động
chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ................... 48
2.2.3.Nội dung kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu

tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ............................................................................................ 50
2.2.4.Các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát chuyển giá ........................................ 56
2.3.CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI .................. 60
2.3.1.Kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới và bài học đối với Việt Nam .......... 60
2.3.2.Kinh nghiệm kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của một số địa phƣơng ở Việt Nam và bài học đối với
Vĩnh Phúc................................................................................................................ 65
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÖC GIAI ĐOẠN 2006-2014 ............................................ 75
3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC VÀ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2014 .................................................................. 75
3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc .................................................... 75
3.1.2. Đặc điểm các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Vĩnh Phúc giai
đoạn 2006 – 2014 .................................................................................................... 76
3.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2014 ........................................................ 78
3.2.1. Khái quát tình hình chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài trên địa bàn Vĩnh Phúc......................................................................... 78
3.2.2. Các tình huống chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................. 80


viii
3.3.THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 – 2014 ........................................... 97

3.3.1.Công tác tổ chức và nhân sự ......................................................................... 101
3.3.2.Công tác thu thập thông tin và quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm soát
chuyển giá .............................................................................................................. 103
3.3.3.Công tác giám sát, quản lý kê khai các thông tin giao dịch liên kết............. 104
3.3.4.Công tác kiểm tra xác định dấu hiệu chuyển giá .......................................... 106
3.3.5.Công tác tuyên truyền - hỗ trợ ...................................................................... 107
3.3.6.Công tác thanh tra chuyển giá....................................................................... 109
3.3.7.Công tác xử lý vi phạm và các hoạt động sau thanh tra ............................... 113
3.3.8.Triển khai cơ chế thỏa thuận trƣớc về giá tính thuế ..................................... 114
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 – 2014 ............. 114
3.4.1.Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................ 114
3.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 115
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 ................. 125
4.1.DỰ BÁO HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ
VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020............ 125
4.1.1.Xu hƣớng dịch chuyển và dự báo thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
trong những năm tới ............................................................................................... 125
4.1.2.Những thay đổi trong cơ chế quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá .... 127
4.1.3.Dự báo tình hình chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài.............................................................................................................. 128
4.2.CÁC QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU
TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ............ 129
4.2.1.Giải pháp tăng cƣờng kiểm soát hoạt động chuyển giá phải đảm bảo lợi ích
tổng thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng....................... 129



ix
4.2.2.Các giải pháp tăng cƣờng kiểm soát chuyển giá phải phù hợp với tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt Nam ............................ 130
4.2.3.Các giải pháp tăng cƣờng kiểm soát hoạt động chuyển giá của Cục thuế
Vĩnh Phúc phải đặt trong tổng thể các giải pháp chung của cả nƣớc phù hợp điều
kiện thực tiễn.......................................................................................................... 130
4.3.CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 ......... 131
4.3.1. Nhóm giải pháp nghiệp vụ ........................................................................... 131
4.3.2. Tăng cƣờng đào tạo bồi dƣỡng chuyên sâu về kiểm soát chuyển giá ......... 146
4.3.3. Tăng cƣờng trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ giữa các bộ phận trong cơ
quan thuế ................................................................................................................ 147
4.3.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ .......................................................... 148
4.4.CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN ....................................................................... 148
4.4.1.Nhóm giải pháp hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát
chuyển giá .............................................................................................................. 148
4.4.2.Nhóm giải pháp tăng cƣờng trách nhiệm của Tổng cục Thuế trong công tác
kiểm soát chuyển giá.............................................................................................. 160
4.4.3.Nhóm giải pháp kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ................. 171
4.4.4.Các giải pháp điều kiện khác ........................................................................ 172
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 174
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ .............................................. 176
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 177


1


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Chuyển giá và kiểm soát chuyển giá đã đƣợc nhiều nhà khoa học, nhiều học giả
trong nƣớc và quốc tế nghiên cứu và vận dụng nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật
về kiểm soát chuyển giá. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đã ban
hành bộ tài liệu hƣớng dẫn về kiểm soát chuyển giá. Tuy vậy, cùng với quá trình mở
cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng, các thủ đoạn chuyển giá cũng ngày càng tinh vi.
Điều này đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện lý luận về kiểm soát chuyển giá
cho phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội mới. Đặc biệt, đặc thù về kiểm soát hoạt
động chuyển giá của các DN FDI trong bối cảnh nƣớc tiếp nhận đầu tƣ có nền kinh tế
chuyển đổi cũng là một vấn đề lý luận chƣa thực sự hoàn thiện, cần tiếp tục nghiên
cứu làm nền tảng hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kiểm soát chuyển giá đối với
các DN FDI ở những nƣớc này, trong đó có Việt Nam. Nhƣ vậy, trên phƣơng diện lý
luận, kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN FDI đang là một yêu cầu cấp thiết.
Trên phƣơng diện thực tiễn: Trong những năm gần đây, tình trạng lỗ triền miên
của các DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam khá phổ biến. Mặc dù bị lỗ liên tục nhƣ
vậy song hầu hết các DN này vẫn mở rộng sản xuất, kinh doanh và có doanh thu năm
sau cao hơn năm trƣớc. Đó là điều rất bất thƣờng. Có nhiều nguyên nhân của tình
trạng trên, song chuyển giá chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Hoạt động
chuyển giá của các DN FDI không chỉ làm thất thu thuế mà còn dẫn đến tình trạng
cạnh tranh thiếu lành mạnh trong nền kinh tế. Điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết
phải kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN FDI.
Ở Việt Nam thời gian qua, các cơ quan quản lý đã đẩy mạnh công tác kiểm soát
chuyển giá bằng nhiều hoạt động cụ thể. Đã có nhiều văn bản đƣợc Bộ Tài chính ban
hành cũng nhƣ các kế hoạch và hƣớng dẫn chỉ đạo của Tổng cục Thuế nhằm kiểm soát
hoạt động chuyển giá. Trên cơ sở các văn bản pháp lý này, cơ quan thuế các cấp đã
thực hiện các cuộc thanh tra chuyên đề chống chuyển giá trong những năm gần đây.
Kết quả thanh tra chuyển giá trong những năm 2010 - 2014 đã cho thấy quyết tâm của
Chính phủ và của ngành Thuế trong kiểm soát chuyển giá.



2

Mặc dù các cuộc thanh tra của ngành Thuế bƣớc đầu đã vạch trần một số các
hành vi vi phạm của các DN FDI trong kê khai xác định nghĩa vụ thuế đối với các bên
có quan hệ liên kết với các kết quả truy thu và giảm lỗ hàng ngàn tỷ đồng, nhƣng đây
mới chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” về chuyển giá. Hoạt động chuyển giá của
các DN FDI vẫn đang diễn ra một cách phổ biến và nhức nhối. Bên cạnh đó, thực tế
công tác kiểm soát chuyển giá của các cơ quan chức năng so với mức độ và thủ đoạn
chuyển giá của các DN còn bất cập, thể hiện ở số lƣợng các DN bị phát hiện và xử lý
về chuyển giá còn rất ít; các hình thức, phạm vi chuyển giá của các DN ngày càng tinh
vi hơn và phức tạp hơn. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu tìm các biện pháp hiệu quả
để kiểm soát chuyển giá đối với các DN FDI là hết sức cần thiết cả ở phạm vi toàn
quốc và ở mỗi địa phƣơng.
Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều DN FDI đang hoạt động, trong đó có những DN
rất lớn nhƣ Công ty Toyota Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam. Hầu hết các DN
FDI có phạm vi hoạt động không chỉ trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc mà còn liên quan
đến các địa phƣơng trong cả nƣớc cũng nhƣ các nƣớc khác trên thế giới. Những năm
qua, các DN FDI đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đa số
các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh đều tuân thủ tốt pháp luật thuế. Tuy
nhiên, vẫn tồn tại một số các DN FDI đã và đang thực hiện các hành vi chuyển giá gây
thất thu NSNN ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ. Thực tế công tác kiểm soát chuyển
giá đối với các DN này tại Vĩnh Phúc mới chỉ trong giai đoạn sơ khai, còn nhiều khó
khăn, vƣớng mắc cần phải đƣợc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, đánh giá, phân tích,
tổng kết... mới có thể đáp ứng đƣợc đòi hỏi thực tiễn.
Xuất phát từ đòi hỏi cấp bách của thực tiễn nhƣ đã phân tích trên, trong thời
gian vừa qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về chuyển giá và kiểm soát
chuyển giá. Tuy vậy, nhƣ chỉ ra ở chƣơng 1 luận án này về tổng quan tình hình nghiên
cứu chuyển giá và kiểm soát chuyển giá, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cho công tác
kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN FDI ở Việt Nam chƣa tìm đƣợc lời giải.

Thêm vào đó, tính đến thời điểm tiến hành nghiên cứu luận án này, chƣa có công trình
khoa học nào ở Việt Nam nghiên cứu về kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN
FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.


3

Chính vì những lý do trên, đề tài “Kiểm soát hoạt độn
o n n

p

vốn đầu tư trực tiếp nướ n o

tr n đ

ntn

u ển
n

có ý

nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận án là đề xuất giải pháp kiểm soát hoạt
động chuyển giá của các DN FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới. Để đạt đƣợc mục
đích tổng quát đó, luận án cần đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể sau:
Một là, hệ thống hóa, bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về chuyển giá
và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN FDI.

Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc về kiểm soát hoạt động chuyển giá
của các DN FDI và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nghiên cứu thực tiễn kiểm
soát hoạt động chuyển giá đối với những trƣờng hợp điển hình ở Việt Nam để rút ra bài
học cho công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN FDI ở Vĩnh Phúc.
Ba là, đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giá của các DN FDI ở tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2006 – 2014 và thực trạng thực hiện các biện pháp kiểm soát chuyển
giá đối với các DN FDI tại Cục thuế Vĩnh Phúc, chỉ ra những thành công, hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế trong công tác này.
Bốn là, đề xuất hệ thống giải pháp và giải pháp điều kiện nhằm kiểm soát hoạt
động chuyển giá của các DN FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu trên, luận án cần trả lời đƣợc các câu hỏi
sau:
- Bản chất của chuyển giá là gì? Cơ sở và điều kiện của chuyển giá? Các hình
thức cụ thể của chuyển giá ở các DN FDI?
- Nội dung kiểm soát chuyển giá gồm những gì? Các nhân tố ảnh hƣởng đến
kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN FDI?
- Thực trạng chuyển giá tại các địa phƣơng khác trong toàn quốc và các hoạt
động kiểm soát chuyển giá đối với các DN FDI nhƣ thế nào? Kết quả đạt đƣợc ra sao?
Kinh nghiệm và bài học rút ra là gì? Ngành Thuế trong thời gian qua đã có những biện
pháp gì để kiểm soát hoạt động chuyển giá?


4

- Thực trạng chuyển giá của các DN FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ thế
nào? Những hành vi chuyển giá của các DN FDI ở Vĩnh Phúc có gì khác với các địa
phƣơng khác ở Việt Nam hoặc khác với các nƣớc trên thế giới? Cơ quan thuế Vĩnh
Phúc đã thực hiện các nội dung kiểm soát hoạt động chuyển giá nhƣ thế nào? Kết quả
đạt đƣợc đến đâu? Còn những hạn chế gì cần khắc phục và nguyên nhân của nó?

- Cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan cần làm gì và làm nhƣ thế nào để
tăng cƣờng kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc? Làm thế nào để vừa kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN FDI lại vừa
phát huy vai trò của các DN này trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động chuyển giá của các DN FDI và
công tác kiểm soát chuyển giá của cơ quan thuế đối với hoạt động chuyển giá của các
DN FDI.
Phạm vi nghiên cứu về không gian là công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá
của các DN FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Do không gian nghiên cứu là địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc nên nội dung đánh giá thực trạng kiểm soát chuyển giá đƣợc giới hạn
trong nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về kiểm soát chuyển giá của cơ quan thuế
Vĩnh Phúc.
Phạm vi nghiên cứu thực tiễn về thời gian là giai đoạn 2006 – 2014. Đề xuất
các giải pháp kiểm soát chuyển giá cho đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm đạt đƣợc mục đích và hƣớng nghiên cứu kể trên, luận án đã sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp luận duy vật bi n chứng, duy vật l ch sử áp dụng xuyên suốt
trong toàn bộ quá trình nghiên cứu luận án.
- Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài li u thứ cấp từ cơ quan thuế và các cơ
quan quản lý nhà nƣớc có liên quan để đánh giá thực tiễn.
- Sử dụng phƣơng pháp quan sát trực tiếp để thu thập tƣ liệu và đánh giá thực
tiễn. Tác giả luận án trực tiếp tham gia thanh tra hoạt động chuyển giá ở các DN trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.


5

- Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tình huống. Theo đó, tác giả luận án nghiên

cứu một số tình huống thực tế về chuyển giá và kiểm soát chuyển giá của Tổng cục
Thuế và các cơ quan thuế địa phƣơng ở Việt Nam. Các tình huống thực tế ở các địa
phƣơng khác lấy từ nguồn dữ liệu đã công bố công khai của Tổng cục Thuế. Các tình
huống thực tế tại Vĩnh Phúc đƣợc tác giả luận án quan sát trực tiếp tại cơ quan thuế và
tại DN. Thông qua các tình huống cụ thể này để rút ra những kết luận về thực tiễn tổ
chức thực hiện kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam cũng nhƣ đánh giá thực tiễn kiểm
soát hoạt động chuyển giá của các DN FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Do chuyển giá là vấn đề nhạy cảm, thêm vào đó, mứ độ, đố tượng và phạm vi
cung cấp thông tin về n ười nộp thuế phả được thực hi n t eo qu đ nh c a pháp
luật, nên ngoài những trƣờng hợp đã đƣợc cơ quan thuế công bố tên và tài liệu cụ thể
trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng theo quy định pháp luật, các tình huống khác
đƣợc đề cập trong luận án đã được tác giả t

đổi tên DN. Với các trƣờng hợp đã đổi

tên DN để phục vụ mục đích nghiên cứu, các số liệu và tài liệu là có thật và có nguồn
gốc rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy cho các đánh giá và kết luận của luận án.
Ngoài ra, luận án còn áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể khác nhƣ:
Phƣơng pháp thống kê; phƣơng pháp phân tích tổng hợp; phƣơng pháp mô hình hóa...
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Trên phƣơng diện lý luận, luận án hệ thống hóa, góp phần phát triển và bổ sung
những vấn đề lý luận về chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN
FDI. Luận án tổng hợp kinh nghiệm kiểm soát chuyển giá của các nƣớc, rút ra đƣợc
các bài học cho Việt Nam trong kiểm soát chuyển giá.
Đặc biệt, luận án phát triển và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về kiểm soát
hoạt động chuyển giá của các DN FDI ở nƣớc tiếp nhận đầu tƣ trong nền kinh tế
chuyển đổi và hội nhập quốc tế.
Trên phƣơng diện thực tiễn, thông qua tổng hợp kinh nghiệm của các địa
phƣơng và của Tổng cục Thuế trong việc tổ chức thực hiện thanh tra chuyển giá, luận
án đã rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm cho công tác kiểm soát hoạt động chuyển

giá ở Vĩnh Phúc. Luận án đã đánh giá toàn diện và khách quan thực trạng chuyển giá
và công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó,


6

chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công
tác kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát hoạt động chuyển giá của các
DN FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án cũng đề xuất những giải pháp điều kiện nhằm đảm
bảo thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN FDI ở
tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án đƣợc chia thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về chuyển giá và kiểm soát hoạt
động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển giá và kiểm soát hoạt động
chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Chƣơng 3: Thực trạng kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp
có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014.
Chƣơng 4: Giải pháp tăng cƣờng kiểm soát hoạt động chuyển giá của các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2016 – 2020.


7

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM SOÁT HOẠT
ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP

NƢỚC NGOÀI
Chuyển giá quốc tế xuất hiện ngay từ khi các công ty mở rộng đầu tƣ ra ngoài
phạm vi quốc gia. Xuất phát từ sự khác biệt trong chính sách thuế của mỗi nƣớc, các
công ty sử dụng các thủ thuật chuyển giá để tối đa hóa lợi nhuận. Kể từ đó, các nƣớc
tiếp nhận đầu tƣ đã cũng tìm các biện pháp để hạn chế thủ thuật chuyển giá của các
DN FDI nhằm tạo ra sự bình đẳng trong kinh doanh, trong việc thực hiện nghĩa vụ
thuế và chống thất thu ngân sách nhà nƣớc. Thực tế đó đòi hỏi phải có những nghiên
cứu khoa học nhằm giúp cơ quan quản lý thuế ở các quốc gia giải bài toán kiểm soát
chuyển giá. Chính vì vậy, trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã xuất
hiện nhiều công trình nghiên cứu vấn đề chuyển giá và kiểm soát chuyển giá của các
tác giả trong và ngoài nƣớc.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƢỚC NGOÀI
1.1.1. Giới thiệu khái quát các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài
Trong thời gian qua, có nhiều công trình nƣớc ngoài nghiên cứu về chuyển giá
và kiểm soát chuyển giá mà tiêu biểu là các công trình sau:
(1) Sebastian Krautheim (Paris School of Economics) và Tim SchmidtEisenlohr (2009), Heterogeneous Firms, “Profit Shifting” FDI and International
Tax Competition, European University Institute, Villa San Paolo, Via della Piazzuola
43, 50133 Florence, Italy. Các tác giả phân tích sự chuyển dịch lợi nhuận của các công
ty đa quốc gia dùng các cơ sở ở các nƣớc thiên đƣờng thuế để chuyển lợi nhuận từ các
nƣớc có thuế suất cao. Với các phân tích về thuế suất của chính phủ các nƣớc với vấn
đề dịch chuyển lợi nhuận của các công ty đa quốc gia, vai trò của thuế suất đối với các
hoạt động dịch chuyển. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc đánh giá các
DN thực hiện đầu tƣ, xây dựng chính sách thuế, đặc biệt là thuế suất trong quá trình
quản lý các công ty đa quốc gia.
(2) Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD (2010), Transfer Pricing
Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administration. Tài liệu này bổ


8


sung các nghiên cứu trƣớc đó vào các năm 1979, năm 1995 và cập nhật các nội dung
mới. Tài liệu giới thiệu những nguyên tắc xác định các bên có quan hệ liên kết, bản
chất của giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết và hƣớng dẫn các phƣơng pháp xác
định giá thị trƣờng của giao dịch của các công ty đa quốc gia dƣới góc độ thuế. Tài
liệu cũng chỉ rõ các cách thức, trình tự, thủ tục xác định giá chuyển giao trong những
tình huống cụ thể; phƣơng thức tiếp cận các thủ tục hành chính để tránh và giải quyết
tranh chấp về chuyển giá. Đây là tài liệu hƣớng dẫn chính thống về chuyển giá và
kiểm soát chuyển giá đối với các công ty đa quốc gia, là tài liệu đƣợc các nƣớc OECD
tham khảo để lựa chọn xây dựng các qui tắc và chính sách pháp luật về chuyển giá dựa
trên những qui tắc chung đƣợc OECD ghi nhận.
(3) Moritz Hiemann and Stefan Reichelstein (2012), “Transfer Pricing in
Multinational Corporations: An Integrated Management and Tax Perspective”, Tạp
chí Fundamentals of International Transfer Pricing in Law and Economics. Bài báo
khẳng định giá chuyển nhƣợng đóng một vai trò trung tâm cho cả kế toán quản trị và
kê khai tính thuế. Mục đích chung cho các báo cáo tổng hợp của cả tập đoàn đa quốc
gia là lợi nhuận. Sử dụng giá chuyển nhƣợng để phân phối thu nhập của các công ty
trên toàn cầu với các mức thu nhập đƣợc điều chỉnh phù hợp. Bài báo tập trung phân
tích giá chuyển nhƣợng nhƣ là công cụ để phối hợp sản xuất và bán hàng, trong việc ra
quyết định của các bộ phận kinh doanh khác nhau. Bài báo tập trung phân tích làm thế
nào để một công ty có thể giảm thiểu nghĩa vụ thuế trên toàn thế giới của nó trong giới
hạn của tiêu chuẩn giao dịch cho phép bởi luật pháp của các nƣớc theo giá giao dịch
độc lập đƣợc chấp nhận.
(4) Liên Hiệp Quốc (2013), Practical Manual on Transfer Pricing for Developing
Countries. Đây là tài liệu mang tính thực hành cao dành cho các nƣớc đang phát triển
đƣợc tổng hợp và hƣớng dẫn bởi các chuyên gia từ nhiều nƣớc trên thế giới. Tài liệu
giúp cho các nƣớc đang phát triển có cái nhìn tổng thể về chuyển giá, sự hình thành
quy định pháp lý về chuyển giá, các nguyên tắc xác định giá thị trƣờng, các phƣơng
pháp xác định giá thị trƣờng đƣợc chấp nhận rộng rãi bởi các nƣớc OECD. Tài liệu
gồm nhiều ví dụ minh họa dễ hiểu, các tình huống đƣợc trình bày cụ thể. Tài liệu
giới thiệu các nội dung thực hành về chuyển giá tại chƣơng 10 với các quốc gia nhƣ:

Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi... Với mỗi nƣớc đều có các ví dụ phân tích


9

tình huống, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các phƣơng pháp xác định giá ở mỗi
nƣớc. Tài liệu cung cấp nhiều mẫu biểu ở phần phụ lục có giá trị tham khảo tốt đối
với các quốc gia đang phát triển trong quá trình xây dựng các quy định pháp lý kiểm
soát chuyển giá phù hợp với đặc điểm của từng nƣớc cũng nhƣ thông lệ quốc tế.
(5) Cơ quan thuế quốc gia của Nhật Bản (2013), Reference Case Studies on
Application of Transfer Pricing Taxation. Công trình này trình bày 28 tình huống
nhƣ sau: Các tình huống liên quan đến việc lựa chọn phƣơng pháp tính giá giao dịch
độc lập (9 tình huống); Các tình huống minh họa điểm cần lƣu ý liên quan đến ứng
dụng của phƣơng pháp tính giá giao dịch độc lập nhƣ: Tài sản vô hình (6 tình
huống), các tình huống minh họa điểm chung cần lƣu ý khi áp dụng phƣơng pháp
phân chia lợi nhuận (3 tình huống), các tình huống minh họa điểm cần lƣu ý khi áp
dụng phƣơng pháp tách lợi nhuận còn lại (4 tình huống), các tình huống khác (4 tình
huống); tình huống thỏa thuận trƣớc về giá (2 tình huống). Có thể nói, đây là tài liệu
minh họa khá rõ ràng các tình huống giao dịch liên kết và có các phƣơng pháp xác
định các giao dịch độc lập đƣợc hƣớng dẫn bởi cơ quan thuế Nhật Bản. Đây là tài
liệu tham khảo có giá trị đối với các công ty đa quốc gia cũng nhƣ các nƣớc trong
việc thực hiện xây dựng chính sách thuế đối với hoạt động chuyển giá.
(6) Anca D. Cristeay (Đại học Oregon) và Daniel X. Nguyen, Đại học
Copenhagen (2013), Transfer Pricing by Multinational Firms: New Evidence from
Foreign Firm Ownerships. Nghiên cứu này xem xét các tình huống chƣa đƣợc xét đến
trong các lý thuyết về chuyển giá nói chung. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, các công ty đa
quốc gia sẽ thao túng giá giao dịch độc lập làm căn cứ xác định của các cơ quan thuế.
Các tác giả chỉ ra rằng, các nghiên cứu trƣớc đó chỉ tập trung vào sự biến động giá
chuyển nhƣợng mà chƣa tập trung vào việc nghiên cứu giá giao dịch độc lập. Đây chính
là điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trƣớc đó. Mục đích của

nghiên cứu này là chứng minh các công ty đa quốc gia bóp méo giá giao dịch độc lập
cho mục đích giảm thiểu thuế. Sự đóng góp của phân tích thực tế này là một hƣớng
nghiên cứu khác để giúp cho các cơ quan quản lý thuế các nƣớc xây dựng các kế hoạch
để đối phó với các hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia.
(7) Kenneth Klassen (Trƣờng đại học Waterloo; KklassenDNuwaterloo.ca);
Petro Lisowsky (Trƣờng đại học Illinois at Urbana-Champaign; lisowskyDNillinois.


10

edu); Devan Mescall (Trƣờng đại học Saskatchewan; mescallDNedwards.usask.ca)
(2014), Transfer Pricing: Strategies, Practices, and Tax Minimization. Các tác giả
đã khảo sát giám đốc thuế của 219 tập đoàn đa quốc gia về việc sử dụng giá chuyển
nhƣợng để giảm thiểu thuế. Những khảo sát đã ghi lại sự đa dạng trong cả thực tiễn
về chuyển giá và chiến lƣợc chuyển giá. Các tác giả đã chỉ ra bằng chứng cho thấy
việc sử dụng giá chuyển nhƣợng để đạt đƣợc một mức thuế phù hợp so với các chi
phí các công ty đa quốc gia đã chi trả. Nghiên cứu này đã sử dụng phân tích hồi qui
và cho thấy có sự khác biệt trong thực tiễn chuyển giá và chiến lƣợc xác định mức độ
giảm thuế qua việc sử dụng các hình thức chuyển giá.
(8) Công ty Deloitte (2015), Global Transfer Pricing Country Guide. Tài liệu
này tóm tắt quy định về kiểm soát chuyển giá của OECD và khoảng 70 quốc gia trên
thế giới. Các quy định đƣợc cập nhật dựa trên các văn bản quy định của các nƣớc có
đƣợc bổ sung và có hiệu lực đến thời điểm nghiên cứu. Đây là một tài liệu quan
trọng giới thiệu hành lang pháp lý và cơ chế, cách thức kiểm soát hoạt động chuyển
giá của các nƣớc trên thế giới.
Ngoài những nghiên cứu trên, còn có nhiều nghiên cứu khác về chuyển giá và
kiểm soát chuyển giá trên thế giới nhƣ: “Transfer Pricing Guidelines” do Tổng cục
thu nội địa Malaysia ấn hành; “How Do Korean Multinational Firms Decide
International Transfer Pricing” của Yong-Gyu Kim – Giáo sƣ Đại Học An Dƣơng –
Hàn Quốc đăng trên Tạp chí Thƣơng mại Hàn Quốc, Vol.11, No.1 Tháng 5 năm

2007, pp.173-200; “Ireland’s Foreign Direct Investment Sector: the Impact of a
hypothetical Irish Euro zone exit” của tác giả Domenico Campa and Rachel Cull Đại
học Dublin, Ireland đăng trên Tạp chí Kinh tế và Thƣơng mại số 4 năm 2013;
“Transfer Pricing: Un Practical Manual – China” của tác giả Richard Ainsworth and
Andrew Shact. Ngoài ra, các tổ chức và tạp chí nƣớc ngoài đã công bố nhiều những
nghiên cứu về kiểm soát chuyển giá trên hệ thống website của các tổ chức này nhƣ:
Diễn đàn thƣơng mại và phát triển- UNCTAD (United Nations Conference on Trade
and Development); Các diễn đàn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD);
Các webssite của các công ty kiểm toán lớn trên thế giới... hầu hết cũng đề cập đến các
nội dung về chuyển giá và đánh giá tình hình chuyển giá của các nƣớc trên thế giới.


11

1.1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình nƣớc ngoài
Nhìn chung, các công trình và kết quả nghiên cứu về chuyển giá ở nƣớc ngoài
đa dạng và phong phú. Vấn đề chuyển giá đã đƣợc nghiên cứu và công bố thành sách
hoặc công bố trên các tạp chí khoa học từ nhiều năm trƣớc. Các học giả, các nhà
nghiên cứu tập trung nghiên cứu về nhiều nội dung của chuyển giá nhƣ: Lịch sử của
chuyển giá, quy định về chuyển giá của các nƣớc, chính sách chuyển giá của các công
ty đa quốc gia, những tranh luận về chuyển giá, hạn chế số thuế phải nộp... Ở mỗi
nƣớc có nhiều công trình nghiên cứu cũng nhƣ các hƣớng dẫn về chuyển giá của mỗi
quốc gia. Tựu trung lại, các nƣớc OECD đều đƣa ra những quy định về chuyển giá dựa
trên các qui ƣớc chung về phƣơng thức xác định giá giao dịch độc lập dựa trên các
hƣớng dẫn của OECD. Nhiều cuốn sách, bài báo khoa học nghiên cứu dựa trên các
tình huống về chuyển giá của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ mỗi
nƣớc. Cách thức giải quyết tình huống, những tranh luận và gợi mở là những tình
huống có giá trị đối với các nhà quản lý thuế, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý
các công ty ĐQG. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu dựa trên các nền kinh tế lớn
nhƣ Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, hay các nghiên cứu dựa trên các quốc gia nhƣ

Canada, New Zealand, Malaysia, Singapore... có nhiều hình thức nhƣ hỏi đáp, phân
tích những quy định cũng nhƣ các thủ tục pháp lý, các giải pháp hạn chế các thủ tục
hành chính... đều đƣợc đề cập. Các nghiên cứu của các công ty kiểm toán lớn công bố
các số liệu các thống kê về kiểm soát chuyển giá cũng nhƣ giới thiệu tóm lƣợc các quy
định về chuyển giá của các quốc gia trên thế giới và những so sánh, đánh giá là những
tài liệu có giá trị. Các tác giả ở nhiều trƣờng đại học lớn trên thế giới cũng tập trung
phân tích các mô hình toán học, phân tích cơ sở dữ liệu, giả thiết cũng nhƣ nghiên cứu
dựa trên nhiều lĩnh vực chi phí là những căn cứ có ý nghĩa thực tiễn cao. Các công
trình nghiên cứu nƣớc ngoài là những tài liệu tham khảo có giá trị về lý luận cũng nhƣ
những định hƣớng đối với việc hoàn thiện chính sách quản lý thuế đối với hoạt động
chuyển giá của các DN FDI tại Việt Nam.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC
1.2.1. Giới thiệu khái quát các công trình nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam, ngay từ khi xuất hiện các các công ty có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài vào Việt Nam cũng đã sớm xuất hiện các công trình nghiên cứu vấn đề chuyển


12

giá dƣới dạng luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu khoa học hoặc các bài báo
khoa học đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Một số nghiên cứu cho đến nay có
thể đƣợc tập hợp và đƣợc phân loại nhƣ sau:
1.2.1.1. Sách giáo trình, sách chuyên khảo và sách tham khảo
(1) Nguyễn Ngọc Thanh, Phan Hiển Minh, Bành Thúy Sơn (2000), Định giá
chuyển giao và chuyển giá tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí
Minh. Công trình này mô tả những vấn đề về định giá chuyển giao của các DN FDI ở
thành phố Hồ Chí Minh. Những thông tin cũng nhƣ những tƣ liệu là những tài liệu có
giá trị trong việc bƣớc đầu đã có những nghiên cứu về vấn đề định giá chuyển giao của
các DN FDI trong giai đoạn cuối những năm 1990. Cuốn sách có giá trị tham khảo về
sự hình thành việc định giá chuyển giao của các DN FDI, đặc biệt là các tập đoàn đa

quốc gia có mặt tại Việt Nam.
(2) Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Hoàng Dũng (2001), Định giá chuyển giao
và thủ thuật chuyển giá của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam. Cuốn sách gồm 135
trang viết về những thủ thuật của chuyển giá của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam.
Đây là một trong những cuốn sách sớm viết về chuyển giá ở Việt Nam của các công ty
đa quốc gia. Vào thời điểm đó, những vấn đề chuyển giá chƣa đƣợc quan tâm nhiều ở
Việt Nam và các hành vi chuyển giá chủ yếu dựa trên các hình thức nhƣ nâng giá tài
sản cố định, chi phí quản lý, tài sản vô hình...
(3) CK&M, Nhà xuất bản Tài chính (2010), Hướng dẫn xác định giá thị
trường trong giao dịch liên kết. Cuốn sách đƣợc biên soạn 6 phần với 277 trang bao
gồm các nội dung nhƣ: Giới thiệu chung phân tích các mối quan tâm của cơ quan thuế,
định nghĩa xác định giá giao dịch nội bộ, phân tích việc chuyển lợi nhuận ra nƣớc
ngoài thông qua giao dịch liên kết và phân tích các loại hình giao dịch liên kết nội bộ
trong tập đoàn. Tác giả đã phân tích cơ chế kiểm định tính chất khách quan của giao
dịch liên kết, các nguyên tắc giá thị trƣờng khách quan, phân tích tính tƣơng đồng và
mức độ có thể so sánh đƣợc giữa các giao dịch. Tác giả tập trung đi sâu phân tích, tóm
lƣợc quá trình phát triển các quy định pháp lý về xác định giá giao dịch liên kết trong
nội bộ tập đoàn tại Việt Nam cũng nhƣ hƣớng dẫn lập hồ sơ xác định giá thị trƣờng
trong giao dịch liên kết. Tác giả cũng đã phân tích các tình huống xác định giá giao
dịch liên kết đặc biệt cũng nhƣ một số vấn đề liên quan khác đến xác định giá giao


13

dịch liên kết. Đây là tài liệu đào tạo, tham khảo bổ ích cho công tác quản lý thuế cũng
nhƣ những ngƣời quan tâm nghiên cứu đến vấn đề chuyển giá ở các công ty đa quốc
gia. Những ví dụ và mô hình phân tích trực quan cũng nhƣ làm rõ các bƣớc thực hiện
việc lập hồ sơ xác định giá thị trƣờng trong giao dịch liên kết là một cuốn cẩm nang có
giá trị cho việc thực hiện những quy định trong chính sách thuế tại Việt Nam. Cuốn
sách đã làm rõ những khái niệm, cụ thể hóa các yêu cầu thực hiện về xác định giá thị

trƣờng theo hƣớng dẫn tại thông tƣ 66/TT-BTC ngày 22/04/2010. Tuy nhiên, cuốn
sách viết chủ yếu mang tính chất hƣớng dẫn thực hiện thông tƣ, các quy định về xác
định giá giao dịch độc lập và lập hồ sơ xác định giá giao dịch độc lập trong các giao
dịch liên kết mà chƣa đi sâu phân tích bản chất, nguồn gốc của vấn đề chuyển giá.
Chƣa phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển giá cũng nhƣ đề xuất các giải
pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá. Các tình huống đƣợc đƣa ra trong cuốn sách dựa
trên các tình huống giả định mang tính lý thuyết và chƣa đƣợc cụ thể hóa.
(4) Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014), Chuyển giá trong các DN FDI ở Việt Nam, tài
liệu giảng dạy chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tài liệu này có bốn phần bao
gồm: (i) Bối cảnh, (ii) Nghi án chuyển giá trong các DN FDI, (iii) Tranh luận về
chuyển giá, (iv) Các nghi án chuyển giá điển hình. Phần I nêu lên những bối cảnh lịch
sử về chiến lƣợc đổi mới kinh tế với việc mở của cho phép đầu tƣ nƣớc ngoài; đánh
giá những kết quả đạt đƣợc của thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và những hạn chế còn tồn
tại trong suốt hơn 25 năm đổi mới. Đặc biệt, tài liệu chỉ ra những tồn tại nhƣ “hiện
tƣợng chuyển giá, trốn thuế, tránh thuế, né thuế, núp thuế trong rất nhiều DN đầu tƣ
nƣớc ngoài, kể cả các tập đoàn hàng đầu thế giới nhƣ Coca-Cola, Adidas,...”. Phần II
của tài liệu đánh giá những nhận định của cơ quan quản lý nhà nƣớc về kết quả kiểm
soát chuyển giá trong các DN FDI. Theo đó, tài liệu cũng nêu lên các kết quả mà
ngành Thuế cũng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra từ năm 2010 đến hết năm 2013. Phần
III của tài liệu nêu lên các tranh luận về chuyển giá để nêu lên các nhận định. Phần này
chủ yếu sử dụng thông tin từ bài viết Khuôn mặt mới c

“ uộc chiến

ống chuyển

giá đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam của tác giả Nghệ Nhân, ngày 26/3/2013.
Phần IV của tài liệu nêu lên các nghi án chuyển giá điển hình bao gồm các tình huống
Adidas Việt Nam, tình huống Coca-Cola Việt Nam, tình huống DN FDI ở Lâm Đồng.
Các tình huống đƣợc phân tích và nêu lên các nghi án cũng nhƣ các phƣơng thức đấu



14

tranh mà ngành Thuế đã tiến hành triển khai, những khó khăn thách thức nhƣ những
quan điểm của các nhà lãnh đạo các tập đoàn lớn là không làm sai vì uy tín của tập
đoàn. Có thể nói, đây là những tình huống điển hình có giá trị tham khảo tích cực. Tài
liệu cũng nêu lên đƣợc một số mức thuế suất thuế TNDN của các nƣớc OECD năm
2014, tổng hợp tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài năm 2012 phân theo ngành kinh
tế, phân tích đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ năm 1988 đến 2012. Nhìn chung, đây là tài
liệu tham khảo mang tính thực tiễn cao, có nhiều ví dụ tình huống và số liệu tin cậy.
Tuy nhiên, trong phạm vi tài liệu biên soạn để giảng dạy với 15 trang tài liệu chƣa cho
phép giải quyết toàn diện những vấn đề đặt ra về kiểm soát chuyển giá. Các tình huống
đƣợc sử dụng làm tài liệu cho thảo luận trên lớp học chứ không phải để đƣa ra khuyến
nghị chính sách.
(5) PGS.TS Nguyễn Thị Phƣơng Hoa - Chủ biên, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc
dân (2014), Tăng cường kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá trong DN
trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam, NXB Giáo dục. Cuốn sách tập trung
phân tích những vấn đề chuyển giá, ảnh hƣởng của chuyển giá đối với nền kinh tế và
vấn đề quản lý và kiểm soát của nhà nƣớc đối với hoạt động chuyển giá trong điều
kiện hội nhập kinh tế. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị đối với việc thực hiện xây
dựng chính sách quản lý thuế nói riêng và chính sách quản lý của Nhà nƣớc nói chung
về kiểm soát chuyển giá.
1.2.1.2. Luận án tiến s
(1) Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2002 của NCS Phan Hiển Minh – Nghiên cứu
sinh của Học viện Tài chính về đề tài “Hoàn thiện phương pháp định giá chuyển
giao trong chính sách thuế của Việt Nam”. Trong bản luận án này tác giả tập trung
trình bày những kết quả nghiên cứu các hành vi định giá chuyển giao, các hình thức
định giá chuyển giao của các công ty ĐQG và những tác động tới thực hiện chính sách
thuế. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện phƣơng pháp định giá chuyển

giao trong công tác quản lý thuế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Phần
lý luận của luận án tác giả đã đƣa ra những khái niệm cơ bản về định giá chuyển giao,
các phƣơng pháp định giá chuyển giao của OECD theo cẩm nang xuất bản năm 1995
và sửa đổi bổ sung năm 1997, phƣơng pháp định giá thị trƣờng của Mỹ với ấn phẩm
“sách trắng”, các phƣơng pháp xác định giá thị trƣờng của một số nƣớc Châu Á. Trong


×