Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI CƠ KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.61 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CƠ KHÍ

KỶ YẾU HỘI THẢO

TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG
TÍN CHỈ TẠI CƠ KHÍ

Khánh Hòa, tháng 11 năm 2011


MỤC LỤC

1. GIẢNG VIÊN KHOA CƠ KHÍ CẦN LÀM GÌ ĐỂ TRIỂN KHAI

TRANG
1

DẠY THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
2. XÂY DỰNG LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY HỌC PHẦN THEO HỆ
THỐNG TÍN CHỈ

3

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ CHO SINH VIÊN NGÀNH CNKT NHIỆT LẠNH
KHOA CƠ KHÍ

7

4. CÁCH THỨC TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP, SINH HOẠT ĐOÀN, HỘI


TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

10

5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG LẬP TRÌNH
CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ

14


GIẢNG VIÊN KHOA CƠ KHÍ CẦN LÀM GÌ ĐỂ TRIỂN KHAI DẠY
THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Nguyễn Văn Tường
Bộ môn Chế tạo máy
Mục đích của báo cáo: Báo cáo trình bày những việc mà giảng viên Khoa Cơ khí cần làm
ngay để có thể triển khai giảng dạy đạt chất lượng theo hệ thống tín chỉ.
1. Mở đầu
Học giả C.J. Trexler của chương trình Fulbright có nhận xét [1]: “Các trường đại học Việt
Nam đang thực hiện việc chuyển đổi này [sang học chế tín chỉ], nhưng có rất ít trường tạo ra
được những thay đổi có tính chất cơ bản vốn rất cần cho việc đổi mới hệ thống giáo dục đại học
của Việt Nam. Nhiều trường chỉ đang thực hiện những thay đổi hình thức theo hệ thống mới…
[vì] không có nhiều nhà khoa học Việt Nam hiểu rõ lịch sử và cơ chế hoạt động của hệ thống đào
tạo theo tín chỉ Hoa Kỳ. Trong khi đó Zjhra M. lại có nhận xét là “Tín chỉ được áp dụng vào các
môn học nhằm đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo [Việt Nam] đã đến hạn chót phải
thực hiện, nhưng những tín chỉ này không phản ánh một hệ thống đào tạo theo tín chỉ thực sự:
nó không phản ánh những đơn vị có thể chuyển đổi trong việc học tập và giảng dạy giữa các
trường trong nước cũng như trong phạm vi quốc tế, những đơn vị tương đương về nội dung, kỹ
năng và nỗ lực học tập” [1]. Thực trạng này cũng đúng với Trường ta hiện nay khi mà hầu hết các
giảng viên trong Trường chưa kinh qua việc học và dạy theo hệ thống tín chỉ. Bài viết này trình
bày một số suy nghĩ của cá nhân tôi về việc mà giảng viên Khoa Cơ khí cần phải làm để triển

khai dạy theo hệ thống tín chỉ.
2. Những việc giảng viên cần làm để triển khai dạy tín chỉ
Giả sử tất cả các vấn đề vĩ mô để thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã đạt mức “chấp
nhận được”. Hay nói nôm na là ta đã có một cỗ máy cho đào tạo theo hệ thống tín chỉ, còn giảng
viên là cơ cấu chấp hành của máy. Vấn đề đặt ra là cơ cấu chấp hành này phải được vận hành như
thế nào để thực hiện đúng chức năng của máy nhằm đạt được mục tiêu đào tạo. Mục tiêu của đào
tạo theo tinh thần mới (hệ thống tín chỉ) là rèn luyện các kỹ năng cao cấp như quan sát, phân tích,
so sánh, phê phán…, loại bỏ hoàn toàn hình thức học vẹt, học nhồi nhét kiến thức [1]. Để đạt
được mục tiêu trên giảng viên cần phải:
1. Được/tự đào tạo và thực hành về các phương pháp dạy học tích cực nhằm đào tạo lại
sinh viên từ chỗ học vẹt đến chỗ học cách giải quyết vấn đề.
2. Xây dựng chương trình học phần chi tiết mà trọng tâm là thiết kế lịch trình giảng dạy
học phần theo hướng cụ thể hóa nội dung cũng như các hoạt động giảng dạy và công
khai trên trang web của Bộ môn.
Giảng viên có thể thiết kế lịch trình giảng dạy theo tuần, mỗi tuần với mỗi chủ điểm
trích từ chương trình học phần. Tương ứng với mỗi chủ điểm cần có bài giảng kèm
theo, bài tập, các hướng dẫn tự học, bài đọc thêm, tài liệu tham khảo (tài liệu nào,
trang bao nhiêu). Lịch trình giảng dạy phải được hoàn thiện trước mỗi học kỳ.
3. Biên soạn bài giảng theo các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với lịch trình
giảng dạy đã đề ra.
4. Thường xuyên nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy học tích cực.


5. Biên soạn tư liệu tham khảo dưới nhiều dạng khác nhau cho sinh viên tự nghiên cứu.
Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT [2] thì đối với những học phần lý thuyết
hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30
giờ chuẩn bị cá nhân. Các trường đại học trên thế giới thường yêu cầu tỷ lệ giờ tự học
và giờ học trên lớp của sinh viên là 3/1. Thực tế, tỷ lệ này ở Việt Nam là khoảng 1/1
thậm chí bé hơn. Để đạt được tỷ lệ lân cận 3/1 thì giảng viên cần yêu cầu sinh viên
thực hiện các loại hình bài tập khác nhau như bài tập cá nhân, bài tập nhóm, đồ án,…

(gọi chung là bài tập về nhà). Đề bài tập về nhà có thể được đăng tải trên lịch trình
giảng dạy học phần trên trang web của bộ môn. Bài tập về nhà có thể được thực hiện
theo từng tuần hoặc đợt tùy đặc điểm của từng học phần. Bài tập nên được xây dựng
sao cho tránh trùng lập số liệu trong cùng một lớp. Kèm theo đó, các hướng dẫn đọc
thêm, tự học cũng vô cùng cần thiết giúp sinh viên hiểu cặn kẽ các vấn đề mà thời
gian trên lớp không đủ để giảng viên đề cập đến hoặc giảng giải kỹ lưỡng.
6. Có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát việc tự học/tự nghiên cứu của sinh viên. Việc này
có liên quan mật thiết đến việc ra đề bài tập về nhà, chấm bài tập và phương thức đánh
giá quá trình học tập của sinh viên.
3. Kết luận
Trọng tâm của công tác triển khai dạy tín chỉ ở Khoa Cơ khí, Trường Đại học Nha Trang
trong giai đoạn hiện nay là thực hiện phương pháp dạy và học tích cực sao loại bỏ hoàn toàn hình
thức học vẹt, nhồi nhét kiến thức và thụ động trong sinh viên và rèn luyện sinh viên các kỹ tự
học, tự nghiên cứu cũng như phối hợp làm viên theo nhóm của sinh viên. Một số công việc trọng
tâm mà giảng viên Khoa Cơ khí cần chú tâm thực hiện là xây dựng lịch trình giảng dạy theo tình
hình mới, xây dựng hệ thống tư liệu tham khảo phục vụ cho việc tự học của sinh viên.
Tài liệu tham khảo
1. TRẦN THANH ÁI, Đào tạo theo hệ thống tín chỉ - Các nguyên lý, thực trạng và giải pháp
(truy cập ngày 15/11/2011)
2. Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Bộ GD&ĐT, 2007.


XÂY DỰNG LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY HỌC PHẦN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Nguyễn Văn Tường
Bộ môn Chế tạo máy
Mục đích của báo cáo: Báo cáo đề xuất một phương án xây dựng lịch trình giảng dạy học
phần theo học chế tín chỉ.
1. Mở đầu
Trước đây Trường Đại học Nha Trang yêu cầu giảng viên phải xây dựng lịch trình giảng
dạy cho các môn học mà giảng viên đó đảm nhiệm. Tuy nhiên, từ nhiều năm qua, việc xây dựng

lịch trình giảng dạy gần như bị bỏ quên. Ở các trường đại học trên thế giới, lịch trình giảng dạy
rất được xem trọng và giảng viên phải tự xây dựng lịch trình và đăng tải trên trang web cá nhân
của mình. Hiện nay, Nhà trường đang tiến hành đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ khóa 52 trở đi.
Do đó việc xây dựng lịch trình giảng dạy chi tiết cho từng học phần cần được khôi phục. Bài viết
này trình bày việc xây dựng lịch trình giảng dạy học phần với ví dụ cho học phần Họa hình – Vẽ
Kỹ thuật.
2. Giới thiệu lịch trình giảng dạy của một số trường đại học trong nước và trên thế giới
Hiện nay nhiều trường đại học trong nước đã xây dựng mẫu lịch trình giảng dạy cho môn
học/học phần. Mỗi trường tự xây dựng theo cách khác nhau với những mức độ phức tạp khác
nhau. Sau đây là một số ví dụ minh họa.
- Mẫu lịch trình giảng dạy của trường Đại học Kỹ thuật – Công
Minh [1]:
Nội dung bài
Thời gian
giảng
(từ giờ…
Hình
(Ghi cụ thể các
đến giờ…)
Tuần lễ thứ
Số
giờ thức tổ
chương, mục
(Từ … đến …)
Địa điểm
tín chỉ
chức
theo
(phòng
dạy học

đề cương chi
học)
tiết môn học)
Tuần 1
.…./…./20….
à.…./…./20….
Tuần 2
.…./…./20….
à.…./…./20….

nghệ thành phố Hồ Chí

Yêu cầu
SV
Ghi chú
chuẩn bị

- Mẫu lịch trình giảng dạy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội [2]
Nội dung và khối lượng của từng loại
Tuần lễ
Bài giảng
Bài tập, Thảo luận
Thí nghiệm, Thực hành
S. tiết
Tên chương
mục theo đề
Nội dung
cương giảng
Nội dung,
bài thí

dạy
S. tiết
Số bài tập
S. tiết
nghiệm
Tuần 1
Từ ….
Đến …


- Lịch trình giảng dạy môn học Kiến trúc dân dụng và công nghiệp của trường Đại học
Xây dựng [3]
Nội dung giảng dạy
Tuần

Số
tiết

Phần lý thuyết

1

PHẦN MỞ ĐẦU. Những khái niệm
3
chung về Kiến trúc
PHẦN 1: KIẾN TRÚC DÂN DỤNG

2

Phần bài Ghi chú

tập
và Giáo trình, sách tham
khảo
thực
hành

Chương 1- Những vấn đề chung
Chương 2- Kiến trúc nhà ở
2.1.Những vấn đề chung
2.2.Các bộ phận chức năng của nhà ở
2.3.Các giải pháp thiết kế nhà ở

10

www.bmktcn.com

6

Nguyên lý thiết kế kiến
trúc nhà dân dụng - NXB
KHKT2001
Kiến trúc nhà ở - Nhà xuất
bản XD, năm 1996.
Cấu tạo kiến trúc nhà dân
dụng - Nhà xuất bản XD,
năm 2000

- Lịch trình giảng dạy môn học Engineering Drawing with CAD Applications, Brigham
Young University [4]
Mon.

Lec's

Drafting Basics Wed. & AutoCAD Lecture CAD
Assignments Project
Lectures
Fri.
Topics
and Exercises
(Given
on related
Lec's
Reading
you need Fridays)
to do

9/5, 9/7

9/10

A-Ch.
2. 9/12, 13
Fundamentals I

Introduction
&
Business, TA's:
A-Ch
1.
Introduction,
AutoCAD 2000

Interface, 2000 on
CAEDM
A-Ch.
3.
Fundamentals II
and supplement

Project
Exercise
(PE),
p.97,
Exercise
2-8,

HW#1 will
be due with
HW#2. Do
start getting
used
to
ACAD2000
Exercise2-3
this week.
Project
HW#1: PE
Exercise,
p.97
&
HW#2:
p.225

Exercise 3-5 Exercise 3-5

- Lịch trình giảng dạy học phần Transportation Planning, Đại học Idaho [5]
Quizzes (out- Reading
Lecture Date
Topic
of-class)
1
Jan 10
Introduction to Four-Step
Travel Demand Modeling
(FSTDM), Network graphs
2
Jan 12
Trip generation
Pages 123
Cross-classification based trip
- 128; 142
generation
- 148 (pdf)
Example for MCA

Homework
Given in
class due
1/12
Due 1/17


Nhận xét:

-

Lịch trình giảng dạy của một số trường ở Việt Nam khá đơn giản, vì cơ bản thì giống
với các lịch trình giảng dạy truyền thống. Kết hợp với những thông tin khác trong lịch
trình (không thể hiện ở các ví dụ minh họa trên) thì lịch trình này được in ra giấy và
chủ yếu phục vụ cho mục đích kiểm tra của các bộ phân chức năng đối với tiến trình
giảng dạy của giảng viên.

-

Lịch trình giảng dạy của các trường đại học trên thế giới được xây dựng rất chi tiết
dựa trên công nghệ web. Ngoài việc lịch trình thể hiện rõ nội dung cần dạy mỗi tuần,
lịch trình còn cung cấp bài giản, bài tập kèm theo, hướng dẫn làm thêm, và một số chỉ
dẫn khác.

3. Lịch trình giảng dạy học phần Họa hình – Vẽ Kỹ thuật
Trên cơ sở tham khảo lịch trình giảng dạy của một số trường đại học trên thế giới, chúng
tôi đề xuất lịch trình giảng dạy dựa trên công nghệ web cho một số học phần cơ sở và chuyên
ngành thuộc khoa Cơ khí bao gồm các hạng mục sau:
1. Nội dung lý thuyết ứng với 15 tuần (hoặc theo số tuần đã được phân theo lịch).
2. Bài tập về nhà cho từng nội dung ứng cho từng tuần.
3. Phần hướng dẫn phụ thêm dùng đọc thêm ở nhà, giúp sinh viên hiểu sâu hơn bài
học cũng như hướng dẫn làm bài tập ở nhà.
4. Hướng dẫn đọc thêm tài liệu.
Tuần Vấn đề

Bài tập

(1)


(3)

(2)

Hướng dẫn đọc Tài liệu tham khảo
thêm
(4)
(5)

Giải thích:
-

Cột 1: Ghi các tuần trong học kỳ (15 tuần) kèm theo ngày.

-

Cột 2: Ghi nội dung của vấn đề. Cột này cũng đính kèm liên kết để tải tập tin bài
giảng tương ứng.

-

Cột 3: Liệt kê bài tập (tài liệu nào, trang bao nhiêu).

-

Cột 4: Hướng dẫn đọc thêm ở nhà cho sinh viên (tài liệu nào, trang bao nhiêu), đính
kèm liên kết để tải file hướng dẫn (nếu có).

-


Cột 4: Tài liệu tham khảo cho vấn đề tương ứng (tài liệu nào, trang bao nhiêu)

Ví dụ minh họa về lịch trình giảng dạy của học phần Họa hình – Vẽ kỹ thuật


Tuần Vấn đề
1
Phép chiếu thẳng
(Từ - góc
-Bài toán biểu diễn
đến)
Vị trí tương đối
Biểu diễn đường
cong
Biểu diễn đa diện
Biểu diễn mặt
cong
(file
bài
giảng)+(update)

Bài tập
Tài liệu [3]:
- Bài tập 1-7 trang
8-9.
- Bài tập 1-28 trang
12-26.
- Bài tập 1-17 trang
56-60.
Tài liệu [6]:

- Bài tập 1-38 trang
7-14.
- Bài tập 91-175
trang 25-50 (đề bài
tập tuần 1)

Hướng dẫn đọc thêm

Tài liệu [3]:
- Hướng dẫn các
bước vẽ ví dụ 1
đến ví dụ 5 trang
5-8
- ví dụ 1 đến ví dụ
4 trang 10-12.
- ví dụ 1 đến ví dụ
4 trang 13-16.
- ví dụ 1 đến ví dụ
4 trang 20-23.
- ví dụ 1 đến ví dụ
5
trang
5356.
(file
hướng dẫn)

Tài liệu tham khảo
Tài liệu [2]: (trang
15-35)
Tài liệu [1]: (trang

7-16, 27-44, 32-37,
40-44, 87-107)
Tài liệu [3]: (trang
5-26, 53-60)

4. Kết luận
Bài viết giới thiệu mẫu lịch trình giảng dạy của một số trường đại học trong nước và trên
thế giới và đề xuất lịch trình giảng dạy cho các học phần cơ sở và chuyên ngành thuộc khoa Cơ
khí. Mẫu lịch trình này đang được áp dụng thử nghiệm cho học phần Họa hình – Vẽ Kỹ thuật tại
trường Đại học Nha Trang.
Tài liệu tham khảo
1. Mẫu lịch trình giảng dạy trường Đại học Bách khoa
(truy cập ngày 14/11/2011)



Nội.

2. Mẫu lịch trình giảng dạy trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
(truy cập ngày 14/11/2011)
3. Lịch trình giảng dạy môn KIẾN TRÚC DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP, Đại học Xây
dựng Hà Nội.
/>(truy cập ngày 14/11/2011)
4. (truy cập ngày 14/11/2011)
5. (truy cập ngày
14/11/2011)


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN
CHỈ CHO SINH VIÊN NGÀNH CNKT NHIỆT LẠNH KHOA CƠ KHÍ

Trần Đại Tiến
Bộ môn CNKT Nhiệt lạnh
Mục đích của báo cáo: Báo cáo trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt lạnh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây sinh viên (SV) được tuyển vào Trường Đại học Nha Trang của
chúng ta thường có điểm thi không cao, chỉ đạt điểm sàn hặc trên một ít và phần lớn lại xuất thân
từ gia đình nông lâm ngư nên kinh tế cũng bị hạn chế nên ảnh hưởng không ít đến đời sống, học
tập và sinh hoạt của các em.
Trong khi đó chất lượng đào tạo phải được nâng lên để đảm bảo chuẩn đầu ra. Do đó việc
tìm các giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ là vấn đề cấp
thiết mà thực tế đặt ra để hòa nhập với các Trường Đại học ở Việt Nam và các nước trong khu
vực.
2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Qua thực tế giảng dạy và quản lý đào tạo theo niên chế và đang chuyển qua đào tạo theo
học chế tín chỉ bản thân có một số suy nghĩ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo cho ngành Công nghệ kỹ thuật Nhiệt lạnh, Khoa Cơ khí như sau.
- Tạo môi trường tích cực cho sinh viên yêu ngành, yêu nghề để yên tâm học tập và rèn
luyện thì người thầy càng phải quan tâm, gần gũi giúp đỡ sinh viên. Tuy nhiên trong 3
học kỳ đầu các thầy cô chuyên ngành ít có cơ hội tiếp xúc với SV. Do đó cố vấn học tập,
Đoàn khoa, thư ký khoa trong giai đoạn này phải hết sức năng động và nắm vững qui chế
đào tạo theo tín chí để cố vấn và hướng nghiệp cho SV.
- Khoa và bộ môn nên tổ chức gặp mặt, giao lưu với SV năm thứ nhất. Thời gian thích hợp
là sau khi nhập trường và chuẩn bị học văn hóa nhằm giới thiệu cho các em về ngành
nghề, các thầy cô trong ban lãnh đạo Khoa, bộ môn, đại diện ban cán sự các lớp trên để
SV dễ tiếp cận, hòa nhập với Khoa mình cũng như các thầy cô, anh chị năm trên chia sẽ,
giải đáp được nhiều thông tin vướng mắc cần thiết cho SV.
- Như trên đã đề cập đa số sinh viên vào trường chúng ta từ các gia đinh có kinh tế khó
khăn nên phải vừa làm vừa học. Nhưng cần khuyên SV không nên đi làm thêm trong 2
năm đầu. Bộ môn cần tìm việc làm thích hợp về chuyên môn cho sinh viên vào kỳ hè năm

thứ 3 trở đi như liên hệ cho SV đi làm thêm về lắp đặt các hệ thống lạnh, đường ống gió,
nước lạnh…Cho hệ thống điều hòa không khí tại các công trình đang thi công và tốt nhất
là ở tại Nha Trang.


-

-

-

-

-

Bộ môn cần tăng cường quan hệ đối ngoại với các Công ty, doanh nghiệp bên ngoài. Đặc
biệt là các cơ sở liên quan đến chuyên môn để xin tài trợ học bỗng cho sinh viên, các mô
hình thiết bị phục vụ cho đào tạo và NCKH. Nhưng chúng ta cứ nhờ họ hoài cũng không
được lâu dài mà phải có qua có lại. Chính vì vậy bộ môn cần giúp họ giải quyết những
vấn đề về kỹ thuật mà họ đang vướng mắc, hay đào tạo cán bộ kỹ thuật với giá hữu nghị
hoặc miễn phí…
Đào tạo theo học chế tín chỉ được lấy SV làm trung tâm và tăng cường phương pháp
giảng dạy tích cực nêu vấn đề, thảo luận seminar… Tuy nhiên tiêu chí này chỉ thực hiện
hiệu quả khi người thầy hiểu sâu, biết rộng và số lượng SV cho một lớp học phần không
quá đông. Do đó các học phần có nhiều lớp học nên ghép lại để giờ lý thuyết học chung
với nhau, số lượng từ 100 đến 300 SV và nên phân công cho cán bộ giảng dạy (CBGD)
có học hàm, học vị đảm nhận để có thể giảng sâu các nội dung cốt lõi của học phần. Giờ
thảo luận, làm bài tập…Chia thành các lớp chuyên ngành cho CBGD trẻ phụ trách.
Trong điều kiện lớp đông phải có những ứng xử khác biệt so với lớp ít SV [2].
Tuy vậy CBGD trẻ sẽ không tránh khỏi một số vướng mắc cần giải quyết trước SV. Do

đó những câu hỏi khó và vướng mắc cần báo cáo lại bộ môn và Trưởng bộ môn phải có
trách nhiệm giải quyết.
Trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay, có nhiều điều sinh viên biết mà giáo viên
chưa biết. Giáo viên phải sẵn sàng "đương đầu" với những câu hỏi hóc búa, thậm chí sự
tranh luận "gay gắt" của sinh viên về những vấn đề liên quan đến nội dung học phần. Đây
là một thách thức đối với các giáo viên trẻ khi mà kinh nghiệm giảng dạy và bề dày
chuyên môn còn hạn chế [1]. Theo tôi vấn đề này không chỉ đối với CBGD trẻ mà tất cả
các CBGD. Chính vì vậy người thầy càng phải thường xuyên cập nhật thông tin mới bằng
các hình thức như: tăng cường liên hệ với các Công ty qua các đợt đi thực tế, hướng dẫn
SV đi thực tập giáo trình, kiến tập, hay các đợt đi công tác giảng dạy xa Trường cần tranh
thủ thời gian đến thăm quan các Công ty, cơ sở chế tạo, lắp đặt và sử dụng các thiết bị
Nhiệt lạnh. Thực tế cho thấy một số kiến thức chuyên ngành sách vỡ chưa có, nhưng thực
tế đã có nên trách nhiệm và lương tâm của người thầy càng phải cố gắng nghiên cứu để
đưa kiến thức mới vào bài giảng.
Bộ môn phải thường xuyên liên hệ với các cựu sinh viên để biết thêm thông tin về chất
lượng đào tạo kỹ sư của ngành mình sau khi tốt nghiệp và những nhu cầu của xã hội để
nhanh chóng điều chỉnh lại chương trình đào tạo, các nội dung của các học phần cho phù
hợp với yêu cầu thực tế mà xã hội đặt ra.
Một số cán bộ kỹ thuật kỹ thuật phần lớn là cựu SV làm việc tại các cơ bên ngoài có
những kỹ năng rất cao về chuyên môn. Chúng ta nên tổ chức mời họ về giao lưu…và nếu
có thể được đề nghị Nhà Trường và Khoa cho họ giảng dạy một số chuyên đề cần thiết,
tham gia hướng dẫn đồ án tốt nghiệp, thực tập giáo trình.


-

-

-


Bộ môn cần tăng cường các buổi báo cáo học thuật để trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và
chia sẽ thông tin. Triễn khai thực hiện tốt phương hướng của BCN Khoa về một năm phải
tổ chức ít nhất 2 hội nghị khoa học cấp bộ môn.
Giới thiệu cho SV nguồn tài liệu tham khảo qua sách, các trang Web để tìm tài liệu
chuyên môn, tham gia vào các câu lạc bộ, các diễn đàn nhằm trao đổi thông tin như câu
lạc bộ nhietlanh.net, tìm đọc các bài báo chuyên môn trên các tạp chí chuyên ngành như
tạp chí Năng lượng nhiệt, Kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí… Cung cấp các tài liệu
chuyên môn quí hiếm cho SV qua USB, đĩa CD hoặc trên trang Web cá nhân. Ngoài các
tài liệu tham khảo chính phụ cần cung cấp cho SV các tài liệu tham khảo về chuyên môn
như các phần mềm tra các thông số của không khí ẩm trên đồ thị t-d, p-i của các môi chất
lạnh…Chọn máy nén lạnh, thiết bị ngưng tụ, bay hơi…
Bộ môn phải là cầu nối trung gian để giới thiệu và giúp đỡ tìm kiếm việc làm cho SV sau
khi tốt nghiệp.

3. KẾT LUẬN
Trên đây là một số kinh nghiệm chia sẻ của bản thân trong quá trình quản lý và giảng dạy
các lớp Đại học, Cao đẳng cũng như đưa ra một số giải pháp trao đổi nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo cho ngành CN kỹ thuật Nhiệt lạnh theo học chế tín chỉ. Kính mong nhận được sự góp ý
của Quí thầy cô.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Nhận, Một số vấn đề cấp bách chuẩn bị triễn khai học chế tín chỉ tại Khoa Cơ
khí, Đại học Nha Trang 2010.
2. Nguyễn Văn Tường, Một số kinh nghiệm về về tổ chức thuyết trình ở điều kiện lớp đông sinh
viên, Đại học Nha Trang 2010.


CÁCH THỨC TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP, SINH HOẠT ĐOÀN,
HỘI TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Vũ Ngọc Chiên
Bộ môn Chế tạo máy

Mục đích của báo cáo: Nêu lên cách thức của việc tổ chức sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể
(Đoàn, Hội) cho sinh viên học theo hệ thống đào tạo tín chỉ.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một hình thức còn khá mới mẻ đối với các
trường đại học và cao đẳng ở nước ta. Tuy chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có sự đầu tư
nhiều về mặt chất lượng của loại hình này, nhưng một số trường đại học và cao đẳng đã mạnh
dạn thay đổi và đang dần hoàn thiện loại hình đào tạo này để có một bước đột phá mới giúp cho
sinh viên chủ động và linh hoạt hơn trong học tập.
Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, cái gì mới cũng đều có hai mặt của nó. Đối với học tập,
sinh viên có thể được lựa chọn tùy theo ý muốn bao nhiêu số tín chỉ cần học trong sổ tay của
mình, phù hợp với từng thời điểm nhất định.
Trong giai đoạn học theo niên chế, sinh viên phải học và phải hoàn thành một học kỳ bắt
buộc do khoa sắp xếp. Các hoạt động Đoàn/Hội của trường đề ra cũng có những mốc thời gian và
lịch hoạt động nhất định, thường là trước hoặc sau khi sinh viên thi cuối kỳ các học phần, cũng
có thể có nhưng hầu như ít khi trùng ngày và giờ thi. Do vậy, sinh viên hoàn toàn có thể sắp xếp
được thời gian để tham gia và rèn luyện tương đối đầy đủ.
Nhưng sau này, khi đã vào giai đoạn học theo tín chỉ, hệ thời gian của từng sinh viên sẽ
khác nhau. Mỗi sinh viên sẽ chọn cho mình một lịch học riêng tùy vào hoàn cảnh để học, miễn
làm sao là đủ số lượng tín chỉ quy định của năm thì được thi kết thúc. Mà các hoạt động
Đoàn/Hội chỉ có thể có những đợt hoạt động và thời gian nhất định, không thể có một đợt hoạt
động nào mà sinh viên tham gia được là phải đúng thời gian mà sinh viên không có đăng ký học
số lượng tín chỉ đó. Do vậy, sinh viên sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong khi lịch học và hoạt động
trùng nhau, thậm chí còn mâu thuẫn nhau, dẫn đến phải bỏ một trong hai công việc quan trọng
đó.


2. Giải quyết vấn đề:
Trong đào tạo theo tín chỉ vẫn có hệ thống các Ban cán sự lớp(đầu vào), nhiệm vụ của
Ban cán sự lớp học theo tín chỉ cũng giống như Ban cán sự các lớp niên chế. Nhưng trong đào tạo
theo tín chỉ sinh viên của lớp chỉ học với nhau trong học kỳ I còn các học kỳ tiếp theo sinh viên

học chủ yếu trong các lớp học phần vì vậy Ban cán sự lớp mất dần mối liên hệ với các bạn trong
lớp dẫn đến không sâu sát và rất khó hoàn thành nhiệm vụ. Để khắc phục tình trạng này chúng ta
nên bố trí lịch sinh hoạt bắt buộc cho các lớp thuộc hệ tín chỉ, trung bình một tháng họp lớp một
đến hai lần, thời gian sinh hoạt nên bố trí từ 19h – 21h để các thành viên trong lớp tham gia đây
đủ. Chúng ta nên thống nhất đây là một quy định bắt buộc nên tất cả các thành viên trong lớp
phải có mặt để dự sinh hoạt, sinh viên vắng mặt không có lý do sẽ bị trừ điểm thi đua của học kỳ
đó, để tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tập thể cần thông báo nội dung trước để sinh viên
chuẩn bị cho sinh hoạt.
Tổ chức hội họp, sinh hoạt lớp là một nội dung hết sức quan trọng trong công tác đào tạo,
đặc biệt trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Thông qua họp lớp các chủ trương, công tác của Nhà
trường được triển khai, cách thực hiện được thống nhất, các kết quả đạt được được phân loại
đánh giá và qua đó các sinh viên điển hình tích cực được biểu dương – khen thưởng, các kinh
nghiệm quý báu được phổ biến cho cả lớp để làm đà cho các hoạt động tiếp theo.
Qua các buổi sinh hoạt lớp các thành viên trong lớp hiểu biết nhau, gần gũi, đoàn kết và
từ đó phát sinh tình cảm đẹp, tinh thần tương trợ, hỗ trợ nhau trong học tập và cuộc sống. Tuy
vậy sinh hoạt tập thể nên đưa các chủ đề sinh hoạt phải được quy định rõ ràng, chuẩn bị công
phu, phân công cụ thể, cuộc họp có bao nhiêu nội dung, ai chủ trì, mỗi nội dung do ai phụ trách,
cách tổ chức thực hiện như thế nào. Vì là một sinh hoạt tập thể nên Cố vấn học tập, Ban cán sự
lớp, Ban chấp hành chi đoàn chỉ nên phát biểu, hướng dẫn khoảng 30% thời gian buổi sinh hoạt,
thời gian còn lại để các sinh viên trong lớp thảo luận về các nội dung cụ thể để tìm ra các giải
pháp thực hiện và kế hoạch thống nhất hành động. Cuối mỗi buổi sinh hoạt nên thống nhất các
điểm chính bằng giơ tay biểu quyết, các buổi sinh hoạt phải chỉ định thư ký, ghi chép các nội
dung cơ bản của cuộc họp để thống nhất và triển khai công việc được dễ dàng.
Vì sinh hoạt lớp là sinh hoạt ngoại khoá nên để tạo ra không khí vui tươi có thể đưa thêm
vào buổi sinh hoạt một hai tiết mục văn nghệ tự biên, tự diễn của các bạn sinh viên để tạo ra bầu
không khí cởi mở. Để đạt được hiệu quả trong các buổi sinh hoạt các nhóm nòng cốt chuẩn bị
cho sinh hoạt phải hoạt động trước và lên kế hoạch chi tiết cho từng buổi sinh hoạt.
Các buổi sinh hoạt cần xoay quanh các chủ đề sau:
Chủ đề thứ nhất là chủ đề đăng ký lớp học phần:



Để chuẩn bị cho cuộc họp này tất cả các thành viên trong lớp và người chủ trì phải nắm
vững chương trình đào tạo, quy chế, lịch học trong sổ tay sinh viên, cách đăng ký trực tuyến trên
mạng, mật khẩu cá nhân... các nội dung này đã có trong trang web của phòng Đào tạo, nên yêu
cầu các thành viên trong lớp bắt buộc phải trao đổi và tự tìm hiểu để nắm chắc vấn đề.
Nhưng vấn đề đó không phải điểm mấu chốt của buổi sinh hoạt. Mấu chốt của buổi sinh
hoạt này là: mỗi sinh viên đăng ký học bao nhiêu tín chỉ thì vừa. Tuỳ theo sức học và kết quả học
tập của sinh viên, sinh viên có thể đăng ký các học phần khác nhau:
Đa số các sinh viên có học lực trung bình trở lên nên đăng ký theo chương trình đào tạo
- lịch học đã công bố, vì đó là chương trình có tính lôgic cao phù hợp với sinh viên có lực học
trung bình trở lên.
Đối với sinh viên học giỏi có thể đăng ký thêm 1 đến 2 học phần nhưng tối đa không
được quá số lượng tín chỉ cho phép vì nếu quá khối lượng trên kết quả học tập của sinh viên sẽ đi
xuống vì quá tải.
Đối với sinh viên học yếu có thể đăng ký rút bớt một số học phần trong học kỳ nhưng
số tín chỉ đăng ký tối thiểu phải từ 10 tín chỉ/HK trở lên vì nếu đăng ký ít hơn sinh viên sẽ không
tốt nghiệp ra trường đúng thời gian học tối đa cho phép.
Đối với các sinh viên bị cảnh báo chỉ nên đăng ký học số tín chỉ tối thiểu/HK, chỉ nên
đăng ký từ 10 tín chỉ đến 11 tín chỉ để đảm bảo kết quả học tập và tránh được nguy cơ buộc thôi
học vì điểm tích lũy quá thấp.
Đối với các học phần bị điểm F bắt buộc phải học lại, sinh viên nên chủ động đăng ký
học lại trong các học kỳ chính để trả nợ, không nên để dồn đến cuối khoá mới trả nợ dẫn đến phải
kéo dài thời gian đào tạo.
Đối với các học phần bị điểm D theo quy chế không bắt buộc phải học lại nhưng thực
tế sinh viên vẫn nên đăng ký học lại các học phần bị điểm D vì nếu bị nhiều học phần điểm D sẽ
không đủ điểm trung bình tích luỹ toàn khoá để xét công nhận tốt nghiệp hoặc nếu kết quả học
tập không tốt thì chính các học phần bị điểm D sẽ kéo điểm chung bình chung tích luỹ xuống
dưới mức quy định.
Chủ đề thứ hai là bình xét thi đua – sinh hoạt đoàn thể
Với các chủ đề này Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn phải có kế hoạch cụ thể,

đừng biến nội dung các buổi sinh hoạt thành việc riêng của ban cán sự, truyền thụ một chiều,
nặng về áp đặt sẽ không phát huy được trí tuệ tập thể. Phải dành phần lớn thời gian cho tập thể
lớp bàn bạc, thảo luận để tìm ra các biện pháp thực hiện để cùng nhau đi đến thống nhất, quyết
nghị. Các buổi sinh hoạt đều phải ghi biên bản và phân công người giám sát thực hiện, tổng kết


đánh giá kết quả đạt được. Phải biến lớp học và các buổi sinh hoạt lớp thành trường học rèn luyện
kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, tổ chức các hoạt động tập thể để sinh viên trưởng thành toàn
diện về tất cả các mặt hoạt động.
Các buổi sinh hoạt tập thể luôn phải được đặt ra hai mục tiêu cơ bản: Mục tiêu thứ nhất là
để triển khai thực hiện các chủ trương, công tác của Nhà trường; mục tiêu thứ hai là môi trường
rèn luyện sinh viên các hoạt động tập thể để sinh viên ngày càng trưởng thành hơn trong học tập
và trong cuộc sống.
3. Kết luận
Sinh hoạt lớp trong đào tạo tín chỉ là một việc hết sức cần thiết vì nó có ý nghĩa quan
trọng trong bảo đảm chất lượng giáo dục - đào tạo, tuy vậy để tổ chức sinh hoạt tốt yêu cầu người
chủ trì và các thành viên trong lớp phải hiểu sâu sắc các quy định, quy chế, chủ trương, chính
sách của Nhà trường, của Nhà nước. Phải thực sự cầu thị, không bảo thủ, tích cực xây dựng kế
hoạch hành động với lòng nhiệt tình và tư duy phê phán có chọn lọc, tránh ỷ lại thụ động một
chiều. Tuy vậy chỉ có các nguyên tắc chung cho các buổi sinh hoạt tập thể chứ không có một
khuôn mẫu chung cho tất cả các hoạt động, vì vậy các đồng chí Cố vấn học tập, các Ban cán sự
và sinh viên các lớp đầu tư thời gian công sức cho hoạt động này để hoạt động này càng ngày
càng đạt hiệu quả cao.

Tài liệu tham khảo
1. />2. />3. />4. />iendan/dao-tao-theo-tin-chi/249-qui-che-43-ve-dao-tao-theo-tin-chi-doi-dieu-canduoc-nghien-cuu-them.html
5. />

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG LẬP TRÌNH
CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ

Trần Văn Hùng
Bộ môn Cơ điện tử
Mục đích của báo cáo: Trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng lập trình của sinh
viên ngành Cơ điện tử.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kỹ năng lập trình là một trong những yêu cầu cơ bản của sinh viên ngành Cơ điện tử. Đây là
một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong việc điều khiển hệ thống tự động
hoặc bán tự động. Vì vậy rèn luyện kỹ năng lập trình là một yêu cầu quan trọng của sinh viên Cơ
điện tử.
Trong chương trình học, sinh viên có một số học phần làm quen với viết chương trình như
“Lập trình hệ thống nhúng”, “Kỹ thuật PLC” và “SCADA”. Với các học phần trên sinh viên đã
được trang bị các kiến thức lập trình cơ bản, đã được học cả lý thuyết lẫn thực hành. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy nhiều sinh viên viết chương trình còn yếu vì một số lý do sau:
+ Sinh viên không xác định được mục đích học của học phần này. Tại sao phải học nó?
Học nó có lợi gì? Nó giúp gì khi đi làm? Học như thế nào? Các bài toán thực tế ra sao?
+ Lập trình đòi hỏi sinh viên phải có tư duy tốt về thuật toán. Đây là cái mà nhiều sinh
viên bị thiếu. Đó là lý do giảng viên sẽ gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy. Việc cải
thiện không thể tiến hành một sớm một chiều và cần phải có thời gian.
+ Một số sinh viên cho rằng chỉ cần học trên lớp là đủ mà không rèn luyện thêm ở nhà.
Trong khi đó để nắm vững lập trình, sinh viên cần phải làm nhiều bài tập ở nhà để tích
lũy kinh nghiệm. Trên lớp giảng viên chỉ có thể truyền đạt những kiến thức cơ bản. Sinh
viên phải tự tham khảo tài liệu để học các kiến thức mở rộng.
+ Một số sinh viên tuy siêng năng nhưng do kiến thức tiếng Anh còn yếu, khi viết chương
trình gặp lỗi không thể tự mình sửa lỗi nên dễ dẫn đến chán nản.
+ Các môn lập trình chủ yếu được giảng dạy trong năm thứ hai và năm thứ ba, trong năm
thứ nhất sinh viên chưa được tiếp xúc với bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào.
II. MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG LẬP TRÌNH CỦA SINH VIÊN
Dạy và học lập trình không phải là chuyện mà ta có thể làm trong một sớm, một chiều,
nhưng nó không phải là quá khó khăn. Có rất nhiều điều có thể làm cho nó dễ dàng hơn. Bài viết
sau đây tôi xin đề xuất một số giải pháp có thể giúp nâng cao nâng cao chất lượng của việc dạy

và học lập trình.
1. Về phía Nhà trường
Chương trình đào tạo cần được thiết kế hợp lý hơn, nên đưa học phần Lập trình hệ thống
nhúng vào học kỳ 1 năm thứ nhất để sinh viên có đủ thời gian làm quen và tích lũy kinh nghiệm
lập trình.
Ngoài ra cần đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa liên quan đến lập trình. Ví dụ như xây
dựng câu lạc bộ Robocon, lấy sinh viên khá giỏi làm nòng cốt cùng với sự hướng dẫn của giảng
viên. Tổ chức thi Robocon trong trường giữa các Khoa với nhau. Từ đó thúc đẩy phong trào học
tập của sinh viên. Hơn nữa nó giúp sinh viên nhiều kỹ năng khác như học và làm việc theo nhóm,
giải quyết các bài toán thực tế, và đặc biệt tạo cho sinh viên môi trường làm việc thực sự.


2. Về phía giảng viên
Khi bắt đầu học phần giảng viên phải nêu ra:
- Hệ thống máy móc có điều khiển tự động
- Nguyên lý của hệ thống điều khiển tự động trong thực tế.
- Thành phần cấu thành hệ thống.
- Nhiệm vụ và chức năng của các thành phần.
- Đầu vào và đầu ra của các thành phần.
- Học phần này giải quyết những gì, giải quyết tới đâu trong hệ thống.
- Các vấn đề ta sẽ cần giải quyết.
- Nguồn tài liệu tham khảo.
Đó là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Không có nó, sinh viên sẽ không biết học
nó để làm gì, học nó có ích hay không? Từ đó sinh viên rất có thể chán nản khi gặp khó khăn
trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Ngược lại nếu sinh viên biết được, sinh viên sẽ xác định được
sự cần thiết của học phần. Sinh viên biết mình sẽ làm được gì sau khi học. Mình có thể làm được
ở đâu trong thực tế. Điều đó giúp sinh viên có niềm vui trong học tập, hiểu được ý nghĩa học
phần, tạo động lực cho sinh viên trong học tập.
Sau khi giới thiệu về học phần và các phương pháp giảng dạy mà giảng viên sẽ áp dụng,
giảng viên tiến hành chia nhóm. Mỗi nhóm nên có một “hạt giống” là sinh viên có học lực tốt

(dựa vào ý kiến của lớp và căn cứ vào bảng điểm tổng hợp) làm nhóm trưởng. Khi chia được các
nhóm hợp lý giảng viên giao các mô hình thực tế và vấn đề cần đã được nêu ra cho mỗi nhóm.
Tất cả các thành viên trong nhóm sẽ phải viết chương trình điều khiển môn hình thực tế đó.
Mỗi nhóm sẽ dựa vào đề cương chi tiết học phần để tìm hiểu và chuẩn bị báo cáo trước
khi tiến hành viết chương trình điều khiển. Nhóm cũng xây dựng một “kịch bản” để mọi người
trong nhóm có thể cùng báo cáo. Như vậy mọi người đều có cơ hội thuyết trình trước lớp, rèn
luyện kỹ năng thuyết trình. Các sinh viên trong nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm báo cáo trả lời.
Sau khi các nhóm trình bày xong giảng viên sẽ tổng hợp lại để trả lời, giải thích những vấn đề
sinh viên chưa được rõ; Và giảng những kiến thức sinh viên chưa tìm hiểu. Cuối cùng sẽ tổng
hợp lại để trình bày theo logic để sinh viên hiểu rõ hơn.
Sau khi kết thúc phần báo cáo, các nhóm bắt đầu tiến hành viết chương trình để điều
khiển mô hình được giao cho.
Theo định kỳ giảng viên sẽ kiểm tra tiến độ và đánh giá sinh viên. Kết quả đánh giá có thể
cho phép người học thấy được năng lực của họ trong quá trình học tập. Nếu đánh giá sinh viên
chỉ tập trung vào một bài kiểm tra cuối kỳ thì kết quả sẽ không khách quan, sinh viên sẽ có tâm lý
ỷ lại và không tham gia tích cực trong suốt quá trình học, giáo viên không đánh giá đầy đủ năng
lực của sinh viên. Dưới đây là một ví dụ về tỷ trọng phân chia điểm học phần:
- Tỷ trọng bài thi cuối kỳ: 50%
- Tỷ trọng bài kiểm tra: 50%, trong đó:


o
o
o
o

Chạy mô hình: 30%
Tham gia trả lời các câu hỏi trên lớp: 30%
Báo cáo và trả lời: 20%
Chuyên cần: 20%


3. Về phía sinh viên
Sau khi được giao nhiệm vụ cụ thể sinh viên về tìm hiểu trong các nguồn tài liệu giảng viên
cung cấp và các nguồn tài liệu khác. Việc trước mỗi buổi học nên chuẩn bị một danh sách các câu
hỏi về những vướng mắc mà bạn gặp phải vào một cuốn sổ tay nhỏ để lên hỏi giáo viên hoặc bạn
bè là một việc rất có ích, nó sẽ giúp bạn tiếp thu hơn, và nó cho thấy rằng bạn là một con người
cầu tiến, ham học hỏi.
Để có thể giúp ích cho sinh viên khám phá được những bí quyết để học lập trình tốt hơn và
nhanh hơn. Sau đây là 5 cách để sinh viên học lập trình hiệu quả hơn:
- Xem các code ví dụ.
- Đừng chỉ đọc các code ví dụ - hãy chạy thử nó.
- Hãy viết mã riêng của bạn càng sớm càng tốt.
- Tìm hiểu cách sử dụng một công cụ Debug
- Tìm kiếm thêm những nguồn tài tài liệu khác
Cuối cùng là việc hết sức quan trọng là học nhóm. Học nhóm sẽ giúp sinh viên tiến bộ
nhanh hơn, tăng cường khả năng giao tiếp với bạn bè và đồng nghiệp sau này. Khi làm việc nhóm
sinh viên sẽ viết ra được những chương trình lớn hơn và có sức thuyết phục người dùng hơn. Và
không được ôm hết công việc về mình.
III. KẾT LUẬN
Phương pháp giảng dạy có vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức của người
học. Tùy theo điều kiện mà mỗi giảng viên có thể sử dụng những cách thức phù hợp để chất
lượng học phần đạt kết quả cao.
Những kinh nghiệm cá nhân tôi nêu trên được đúc kết khi giảng dạy môn Kỹ thuật lập
trình nhúng cho các lớp 48, 50, 52CKCD và Kỹ thuật ứng dụng Vi điều khiển cho các lớp
48→51CKCD, 48CT, 50OT.
Tài liệu tham khảo
1. o/forum/showthread.php?t=7858&s=847422c15fb1841a3d788124294c69
4b
2. />3. />4. />52887217ecb04b
5. />



×