Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

“Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.31 MB, 113 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
***

LÊ THỊ HUYỀN

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM SẢN
NGOÀI GỖ Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI - 2009

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

***

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM SẢN
NGOÀI GỖ Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

Tên sinh viên: Lê Thị Huyền
Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp
Lớp: KT 50A
Niên khoá: 2005 – 2009
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Kim Chung



HÀ NỘI – 2009

2


MỤC LỤC
PHẦN I..................................................................................................................................7
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................7

1.1 Tính cấp thiết............................................................................................7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................9
1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................................9
1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................9
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................9
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................9
1.3.2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu...........................................................9
1.3.2.1 Phạm vi không gian......................................................................9
1.3.2.2 Phạm vi thời gian..........................................................................9
1.3.2.3 Phạm vi về nội dung...................................................................10
PHẦN II..............................................................................................................................11
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI
GỖ Ở HUYỆN MIỀN NÚI.................................................................................................11

2.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện miền núi...11
2.1.1 Khái niệm phát triển Lâm sản ngoài gỗ..............................................11
2.1.2 Vai trò của phát triển lâm sản ngoài gỗ...............................................15
2.1.3 Đặc điểm phát triển lâm sản ngoài gỗ đối với sinh kế của người dân
miền núi.....................................................................................................18
2.1.4 Nội dung phát triển lâm sản ngoài gỗ.................................................21

2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Lâm sản ngoài gỗ.....................25
2.1.5.1 Các nhân tố khách quan..............................................................25
2.1.5.2 Các nhân tố chủ quan..................................................................26
2.2 Thực trạng phát triển Lâm sản ngoài gỗ trên thế giới và ở Việt Nam.......28
2.2.1 Thực trạng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở các nước trên thế giới.........28
2.2.1.1 Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở các nước Châu á..............28
3


2.2.1.2 Tình hình sử dụng Lâm sản ngoài gỗ ở Châu phi:.......................31
2.2.1.3 Tình hình sử dụng Lâm sản ngoài gỗ ở Châu Mỹ:......................32
2.2.2 Tổng quan về Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam......................................32
2.2.2.1 Thực trạng về sản xuất Lâm sản ngoài gỗ...................................32
2.2.2.2 Thực trạng chế biến, bảo quản Lâm sản ngoài gỗ........................34
2.2.2.3 Thực trạng thị trường Lâm sản ngoài gỗ.....................................35
2.2.2.4 Thực trạng về chính sách lâm sản ngoài gỗ.................................37
PHẦN III.............................................................................................................................40
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................40

3.1 Đặc điểm của huyện Sơn Động...............................................................40
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................40
3.1.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................40
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, đất đai..........................................................40
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn........................................................42
3.1.1.4 Tài nguyên tự nhiên xã hội.........................................................43
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.....................................................................44
3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động của huyện.....................................44
3.1.2.2 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện...............................46
3.1.2.3 Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế..................47
3.1.2.4 Đặc điểm Văn hóa – Xã hội........................................................49

3.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................50
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................50
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.............................................................50
3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu đã công bố....................................50
3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin mới...........................................50
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................52
3.2.4 Phương pháp phân tích......................................................................53
PHẦN IV.............................................................................................................................53
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................................................54
4


4.1 Thực trạng phát triển Lâm sản ngoài gỗ của huyện Sơn Động.................54
4.1.1 Hiện trạng loài Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động.........................54
4.1.1.1 Thành phần loài Lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện Sơn Động
...............................................................................................................54
4.1.1.2 Thành phần loài Lâm sản ngoài gỗ theo tác dụng ở huyện Sơn
Động......................................................................................................56
4.1.2 Thực trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ tại huyện Sơn Động................58
4.1.2.1 Phương thức khai thác................................................................58
4.1.2.2 Tình hình khai thác Lâm sản ngoài gỗ của các hộ điều tra...........62
4.1.3 Thực trạng gây nuôi Lâm sản ngoài gỗ tại huyện Sơn Động...............64
4.1.3.1 Tình hình gây nuôi động vật hoang dã........................................64
4.1.3.2 Tình hình gây trồng cây thuốc tại địa phương.............................67
4.1.3.3 Tình hình gây trồng cây thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ở huyện
Sơn Động...............................................................................................70
4.1.4 Thực trạng chế biến lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động...................76
4.1.5 Thực trạng tiêu thụ Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động...................79
4.1.6 Vai trò của Lâm sản ngoài gỗ đối với kinh tế hộ gia đình....................83
4.1.7 Chính sách phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động................88

4.2 Định hướng giải pháp phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động. . .90
4.2.1 Định hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động................90
4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển lâm sản ngoài gỗ của huyện Sơn
Động..........................................................................................................91
4.2.3 Ma trận SWOT về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển lâm sản ngoài
gỗ ở huyện Sơn Động.................................................................................95
4.2.4 Các giải pháp chủ yếu phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động,
tỉnh Bắc Giang...........................................................................................98
4.2.4.1 Giải pháp về quy hoạch..............................................................98
4.2.4.2 Giải pháp về huy động vốn.........................................................98
4.2.4.3 Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến lâm........................99
5


4.2.4.4 Giải pháp về chế biến và thị trường tiêu thụ Lâm sản ngoài gỗ...99
4.2.4.5 Giải pháp về tổ chức, thể chế....................................................100
PHẦN V.............................................................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................................101

5.1 Kết luận.................................................................................................101
5.2 Khuyến nghị..........................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................105

6


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết
Thành tựu xoá đói giảm nghèo ở nước ta thời gian qua đã góp phần vào

tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng và an sinh xã hội được nhân dân
trong nước đồng tình, dư luận quốc tế đánh giá cao. Trong một thời gian
không dài, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước từ hơn 32% năm 1991 đã giảm xuống
13,1% năm 2008, nay chỉ còn gần 2,4 triệu hộ và khoảng 10,5 triệu người
nghèo. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo còn chưa bền vững, chênh lệch giàu
nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chậm được thu hẹp. Đến cuối năm 2008,
cả nước còn 797 xã, thị trấn ở 61 huyện thuộc 20 tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo cao
(Báo nhân dân, 19/03/2009). Một điều đặc biệt, phần lớn các huyện nghèo
nhất cả nước thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính Phủ là huyện
miền núi, đời sống của dân cư phụ thuộc vào rừng là chủ yếu.
Lâm sản ngoài gỗ là một nguồn tài nguyên có giá trị đặc biệt của rừng
Việt Nam. Từ lâu đời, nguồn tài nguyên này đã thể hiện vai trò quan trọng đối
với đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội của người dân, đặc biệt đối với các
cộng đồng dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Lâm sản ngoài gỗ có vai trò quan
trọng trong bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và mang lại công ăn việc làm cho
hàng triệu người ở vùng nông thôn, miền núi. Trong cuộc sống, từ rất lâu đời
người dân ở nhiều địa phương đã gắn bó với Lâm sản ngoài gỗ và tích luỹ
được nhiều kiến thức về khai thác, chế biến, gây trồng và sử dụng nguồn
nguyên liệu quý giá này. Tiếc rằng cho tới nay, lâm sản ngoài gỗ vẫn chưa
phát huy được tiềm năng to lớn của nó và chưa được coi là một ngành sản
xuất riêng biệt nên chưa đóng góp nhiều cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội của các địa phương cũng như của cả quốc gia.
Huyện Sơn Động là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có gần 50
nghìn ha diện tích rừng chiếm 58,56% diện tích đất tự nhiên, trong đó có gần

7


40 nghìn ha diện tích rừng tự nhiên chiếm 79% diện tích rừng cả huyện, đây
là huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh, đặc biệt trên địa bàn huyện

có hai khu rừng đặc dụng là khu bảo tồn Tây Yên Tử và khu bảo tồn Khe Rỗ.
Vì vậy, tài nguyên rừng ở đây còn khá phong phú, có nhiều chủng loại quý
hiếm, một số loài động vật như tắc kè, nhím, rắn, lợn rừng,v.v..và một số loài
thực vật như: ba kích, địa liền, hoàng kỷ, kim tiền thảo,v.v..Sơn Động có 43%
dân cư thuộc 14 dân tộc thiểu số. Người dân gắn bó với rừng từ lâu đời. Là
một trong 61 huyện nghèo nhất nước, Sơn Động đang và sẽ được Nhà nước,
các tổ chức trong nước và quốc tế chú ý đầu tư cho phát triển. Với một huyện
miền núi thì việc phát triển kinh tế không thể không quan tâm đến phát triển
Lâm sản. Hiện nay tài nguyên gỗ đang được quản lý nghiêm ngặt vì thế
nguồn Lâm sản ngoài gỗ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Song người dân
trong huyện vẫn chưa ý thức được điều đó, với rất nhiều gia đình đặc biệt là
những gia đình nghèo, thì nguồn thu từ Lâm sản ngoài gỗ chiếm phần lớn
trong cơ cấu thu nhập của họ, nhưng họ vẫn chỉ coi đó là khoản phụ thu, là
nguồn thu thêm. Người dân hầu như chỉ biết vào rừng khai thác và chưa chú ý
bảo vệ, gây trồng Lâm sản ngoài gỗ. Khai thác mãi thì tài nguyên rừng sẽ cạn
kiệt, khi đó đời sống người dân vùng núi sẽ bị đe dọa. Vậy vấn đề đặt ra là
làm thế nào để phát triển Lâm sản ngoài gỗ nhằm góp phần ổn định cuộc sống
cho dân cư vùng núi. Trước thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang”.
Quá trình thực hiện đề tài chúng tôi tập trung giải quyết các câu hỏi sau:
- Thực trạng các loài Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động? những loài nào
chiếm vị trí quan trọng đối với đời sống dân cư? Những loài nào đang được người
dân chú ý gây nuôi, phát triển để nâng cao thu nhập? Lâm sản ngoài gỗ đóng góp
bao nhiêu phần trăm trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình?
- Tình hình chế biến và tiêu thụ Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động như
thế nào? Nó đã tốt chưa, thực sự đem lại hiệu quả cho các bên tham gia chưa?
8



- Huyện Sơn Động có những khó khăn, thuận lợi gì cho phát triển Lâm
sản ngoài gỗ, huyện đã thực hiện giải pháp gì để phát triển Lâm sản ngoài
gỗ? Hiện nay cần làm gì để phát triển Lâm sản ngoài gỗ nhằm góp phần nâng
cao đời sống của người dân và phát triển kinh tế huyện?
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động,
trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ
ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về phát triển lâm sản ngoài gỗ ở
huyện miền núi.
- Tìm hiểu thực trạng phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động,
tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số định hướng giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ ở
huyện Sơn Động, tinh Bắc Giang.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại lâm sản ngoài gỗ và các vấn
đề liên quan bao gồm: khai thác, gây nuôi, chế biến, tiêu thụ và các chủ
trương về phát triển lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện Sơn Động.
1.3.2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu tiến hành từ ngày 8/1-23/5/2009.
- Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển LSNG ở huyện Sơn Động
trong giai đoạn từ năm 2003-2009.

9



1.3.2.3 Phạm vi về nội dung
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm hàng nghìn loài động thực vật khác nhau được
săn bắt, hái lượm, nuôi trồng ở rừng và ở nhiều địa phương khác nhau. Do giới
hạn về thời gian, nguồn lực và nguồn thông tin hiện có, nghiên cứu này chỉ đề
cập đến một số loài động vật và thực vật ngoài gỗ chủ yếu ở huyện Sơn Động
chủ yếu và có tiềm năng phát triển.
Trong phạm vi đề tài chúng tôi chủ yếu nghiên cứu thực trạng khai
thác, gây nuôi/trồng các loại lâm sản ngoài gỗ, tình hình chế biến và tiêu thụ
chúng và định hướng giải pháp để phát triển Lâm sản ngoài gỗ gắn với sinh
kế của người dân miền núi. Vì vậy, các loại động vật, thực vật được gây
nuôi/trồng ở vườn đồi, vườn nhà cũng được hiểu là Lâm sản ngoài gỗ.

10


PHẦN II
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở HUYỆN MIỀN NÚI
2.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện miền
núi
2.1.1 Khái niệm phát triển Lâm sản ngoài gỗ
Để hiểu được phát triển LSNG trước hết ta đi tìm hiểu thế nào là Lâm
sản ngoài gỗ:
Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về lâm sản ngoài gỗ (LSNG)
của nhiều tác giả, hội nghị, tổ chức đưa ra:
LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ,
cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng. Dịch vụ trong định

nghĩa này là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa
và các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản vật này
(FAO,1995).
Trong hội nghị chuyên gia LSNG của các nước vùng Châu Á, Thái
Bình Dương họp tại BangKok, Thái Lan từ ngày 5-8/11/1991 đã thông qua
định nghĩa về LSNG như sau:
Lâm sản ngoài gỗ ( Non- wood forest products) bao gồm tất cả các sản
phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và than. Lâm sản ngoài gỗ được khai
thác từ rừng, đất rừng hoặc từ cây thân gỗ. Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá,
nước, du lịch sinh thái không phải là các lâm sản ngoài gỗ.
Sở dĩ các chuyên gia trong hội nghị trên nhấn mạnh du lịch sinh thái
không phải là LSNG vì tới nay nhiều nhà khoa học vẫn muốn gộp các dịch vụ
từ rừng như: săn bắn, câu cá, thể thao, cắm trại, quan sát chim thú hoang dã
tham quan,v.v..vào lâm sản ngoài gỗ (C.Chandrasckhan, 1995).
Gần đây, J.H.De Beer (1996), tác giả của nhiều tài liệu lâm sản ngoài
gỗ, trong đó có tài liệu “phân tích ngành lâm sản gỗ Việt Nam”, tháng 7/2000
11


là một ấn phẩm của dự án “Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ”, đã đưa ra
định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ như sau:
Lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest products) bao gồm các nguyên liệu
có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con
người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, ta
nanh, cây cảnh, thuốc nhuộm, động vật hoang dã (động vật sống hay các sản
phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây song, gỗ nhỏ
và sợi.
Định nghĩa của J.H.De Beer là đơn giản, dễ sử dụng, nhưng khác với
hầu hết các định nghĩa trước đây là ông đã đưa củi, gỗ nhỏ vào nhóm lâm sản
ngoài gỗ.

Hội nghị FAO ( Tổ chức Lương nông thế giới) tổ chức vào tháng 6
năm 1999 đã đưa ra định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ như sau:
Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest products) bao gồm những sản
phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng
và các cây có thân gỗ.
Trong khuôn khổ bài làm chúng tôi thống nhất theo quan niệm LSNG
đã được thống nhất trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nước vùng
Châu á Thái Bình Dương họp tai Bangkok- Thái Lan từ ngày 5-8/11/1991.
Tức là những lợi ích gián tiếp tiếp từ rừng mang lại như củi, than gỗ và những
dịch vụ trong rừng như săn bắn, giải tri, du lịch sinh thái, hấp thụ khí nhà
kính, bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo đất không xếp vào LSNG mà gọi là
dịch vụ môi trường.
Phân loại lâm sản ngoài gỗ
Trên thế giới cũng đã có nhiều hệ thống phân loại lâm sản ngoài gỗ
được đề xuất, một số hệ thống phân loại dựa vào dạng sống của cây tạo ra các
sản phẩm như: nhóm cây gỗ, cây bụi, cây thảo, dây leo gỗ, dây leo thảo….hệ
thống phân loại khác lại dựa vào các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, như hệ

12


thống phân loại đã thông qua trong hội nghị tháng 11/1991 tại BangKok.
Trong hệ thống này lâm sản ngoài gỗ được phân làm 6 nhóm:
Nhóm 1: Các sản phẩm có sợi: Tre nứa, song mây, lá và thân có sợi và
các loại cỏ.
Nhóm 2: Sản phẩm làm thực phẩm: Các sản phẩm có nguồn gốc thực
vật: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm.
Nhóm 3: Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật
Nhóm 4: Các sản phẩm chiết xuất: gôm, nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta
nanh và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu.

Nhóm 5: Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm:
tơ, động vật sống, chim, côn trùng; lông mao, lông vũ, da, sừng, ngà, xương và
nhựa cánh kiến đỏ.
Nhóm 6: Các sản phẩm khác:
Bốn năm sau, chuyên gia về lâm sản ngoài gỗ của FAO, là C.
Chandráekharan (1995) đã đề xuất hệ thống phân loại lâm sản ngoài gỗ gồm 4
nhóm chính như sau:
- Cây sống và các bộ phận sống của cây
- Động vật và các sản phẩm của động vật
- Các sản phẩm được chế biến (các gia vị, dầu nhựa thực vật…)
- Các dịch vụ từ rừng. ( Tổng quan ngành Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam
– Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2007).
Phát triển Lâm sản ngoài gỗ
Phát triển Lâm sản ngoài gỗ thể hiện quá trình thay đổi của thành
phần loài LSNG và các hoạt động khai thác, gây nuôi, chế biến, tiêu thụ
LSNG ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, thường đạt mức độ cao hơn
về lượng và chất, phù hợp hơn về cơ cấu.
Phát triển Lâm sản ngoài gỗ sẽ có nhiều hơn về số lượng, đa dạng hơn
về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế,
thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về lâm sản ngoài gỗ. Trước hết, phát
13


triển lâm sản ngoài gỗ là một quá trình, không phải trong trạng thái tĩnh. Quá
trình thay đổi của lâm sản ngoài gỗ chịu sự tác động của quy luật thị trường,
chính sách can thiệp vào nền sản xuất Lâm nghiệp của Chính Phủ, nhận thức
và ứng xử của người sản xuất (dân cư vùng núi, người chế biến lâm sản ngoài
gỗ) và người tiêu dùng về các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.
Phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện
Phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện thể hiện quá trình thay đổi của

thành phần loài LSNG và các hoạt động khai thác, gây nuôi, chế biến, tiêu thụ
Lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó,
thường đạt mức độ cao hơn cả về lượng và về chất, phù hợp hơn về cơ cấu.
Ở các huyện miền núi, dân cư chủ yếu là dân tộc thiểu số, cuộc sống
của họ gắn bó, phụ thuộc vào rừng. Xa xưa, họ chỉ biết vào rừng săn bắt, hái
lượm để duy trì cuộc sống. Khi xã hội phát triển cao hơn, bên cạnh việc vào
rừng săn bắn họ biết thuần dưỡng các động vật rừng để nuôi, lấy cây rừng về
nuôi trong vườn nhà nhằm đảm bảo đầy đủ hơn cho cuộc sống. Trước kia
người dân sống gần rừng có tập quán du canh du cư, khi chỗ này khan hiếm
tài nguyên, đất đai cằn cỗi thì họ lại di chuyển đến chỗ khác. Ngày nay, trình
độ dân trí của người dân vùng núi có phần được nâng cao kết hợp với chính
sách của Nhà nước, người dân đã sống định cư nhưng cuộc sống của họ vẫn
không tách khỏi rừng được, bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp và các ngành
khác, họ vẫn tiếp tục lên rừng tìm thức ăn, các nguyên liệu, cây thuốc chữa
bệnh, v.v... về phục vụ cho sinh hoạt gia đình và bán để nâng cao thu nhập.
Trong tâm trí của người dân thì các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự
nhiên là những sản phẩm vô chủ, vì thế nhà nào cũng muốn khai thác thật
nhiều để làm lợi cho gia đình mình mà không cần chú ý đến việc loại lâm sản
đó còn hay hết. Việc khai thác quá mức như vậy sẽ làm cho nguồn Lâm sản
ngoài gỗ nhanh chóng cạn kiệt, khi đó đời sống người dân ở huyện miền núi
sẽ bị đe dọa.

14


Việc phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện sẽ giúp người dân trong
huyện biết cách khai thác hợp lý, gây trồng để bảo tồn và tăng sản lượng lâm
sản ngoài gỗ, chế biến và tiêu thụ đúng cách, đạt hiệu quả, mang lại thu nhập
cao cho người dân tham gia vào khai thác, gây trồng, chế biến và tiêu thụ lâm
sản ngoài gỗ ở huyện.

2.1.2 Vai trò của phát triển lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, xã hội
và môi trường:
* Giá trị về mặt kinh tế
LSNG là nguồn lương thực, thực phẩm bổ sung của người dân miền
núi, nguồn thức ăn gia súc, và nguồn dược liệu quý từ xưa đến nay. Đặc biệt
các đồng bào vùng cao, dân tộc ít người ở Việt Nam thường dựa vào các
LSNG thu hái từ rừng để dùng trực tiếp cho nhu cầu của gia đình hoặc thường
trao đổi và mua bán trên thị trường. Ở một số địa phương miền núi, nguồn thu từ
LSNG chiếm 20-50% trong thu nhập kinh tế hộ gia đình; LSNG là một trong
những nguồn thu nhập quan trọng trong kinh tế hộ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu
hàng ngày, góp phần tạo việc làm thậm chí là sinh kế chủ yếu cho một bộ phận
cư dân vùng nông thôn miền núi. (Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam-Dự án hỗ trợ
chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam- pha II).
LSNG góp phần cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và thủ
công nghiệp chế biến lâm sản và xuất khẩu, như nhựa thông, nhựa trám cung cấp
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dầu, nhựa, sơn tổng hợp; tinh dầu cho
công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm; tre nứa là nguyên liệu cho các nhà máy
giấy, các hợp tác xã thủ công; các cây thuốc là nguyên liệu của nhiều xí nghiệp
dược phẩm, LSNG còn là nguồn sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, mang về
nhiều ngoại tệ cho đất nước...

15


Bảng 2.1: Mặt hàng xuất khẩu một số loại LSNG ở Việt Nam từ năm
1999-2005
Đơn vị : triệu USD
Tên sản phẩm
NL

Hóa
Sản
Mật
Cành
Quế
Dược
Nhựa
Tinh
Năm
tre, chất tự
phẩm
ong
chồi
hồi
liệu
cây..
dầu
song nhiên
mây tre
1999 2.054 0.213 8.309 5.703 4.089 6.523 0.001 3.157 48.216
2000 3.609 0.276 9.134 5.746 4.335 5.068 0.141 3.68 65.932
2001 5.669 0.423 10.329 6.164
4.7
4.626 0.046 2.992 73.216
2002 16.541 0.398 11.022 6.476 4.172 7.621 0.04 3.433 88.747
2003 18.692 0.305 11.715 6.747 4.939 8.83 0.029 3.595 99.737
2004 17.93 0.854 11.912 6.576 5.651 9.911 0.863 6.044 138.218
5/2005 8.038 0.626 5.108 2.371 2.11 4.071 0.488 1.18
63.86
Tổng số 72.533 3.095 67.529 39.783 29.996 46.65 1.608 24.081 577.926

(Nguồn:Phan Sinh, Cục CNTT&Thống kê Tổng cục Hải quan, 7/2005)

Tổng số
78.265
97.921
108.165
138.45
154.589
197.959
87.852
863.201

* Giá trị xã hội
Giá trị kinh tế trên đã phần nào phản ánh giá trị xã hội. Giải quyết đói
nghèo và thiếu thực phẩm ở vùng nông thôn tại các nước đang phát triển làm
ổn định tình hình xã hội. Nếu quản lý tốt nguồn LSNG sẽ góp phần vào mục
tiêu phát triển bền vững. Giá trị về xã hội của LSNG đầu tiên phải kể đến là
ổn định và an ninh cho đời sống người dân phụ thuộc vào rừng. LSNG tạo ra
thu nhập thường xuyên cho người dân sống phụ thuộc vào rừng mang tính
thiết thực hơn là thu nhập đột xuất từ các nguồn khác; Thứ hai là tạo ra một số
lượng việc làm đủ lớn cho dân địa phương quanh năm (đặc biệt quan trọng
đối với nông dân). Các công việc tạo ra từ thu hái, bảo quản thô nguyên liệu,
vận chuyển, chế biến thủ công và công nghiệp, thương mại và quản lý thương
mại. Nếu có đầu tư thì số lượng công việc tạo ra từ việc gây trồng, lai tạo,
tuyển chọn giống cũng không thể không kể đến. Giá trị xã hội còn ở chỗ, phát
triển LSNG là hướng tới người nghèo miền núi, nơi họ sống là rừng, nhưng
sản phẩm chính của rừng là gỗ tròn thì không thuộc quyền quản lý của họ.
Phát triển sử dụng LSNG cũng sẽ bảo tồn và làm sống kiến thức bản địa về

16



gây trồng, chế biến và chữa bệnh bằng cây thuốc tự nhiên, về các ngành nghề
thủ công mỹ nghệ có nghĩa là giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những kiến
thức văn hoá khi đối xử với thiên nhiên.
Mặc dù có những thay đổi nhanh chóng kinh tế xã hội trong thời hiện
đại, đặc biệt sự tăng nhanh tính sẵn có các vật liệu công nghiệp vật liệu thay
thế, nhưng LSNG tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của các dân
tộc và hộ gia đình.
Một số loại LSNG đóng vai trò quan trọng làm sinh động thêm nét văn
hoá truyền thống của các dân tộc vùng cao, nó được dùng làm nguyên liệu để
làm các đặc sản tổ chức trong các lễ hội. (Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ, Trần
Ngọc Hải,2004).
Bảng 2.2: Lễ hội người Tày và LSNG dùng trong tổ chức lễ hội
Tên lễ hội
Tết (âm lịch)

Ngày Tên loại bánh
1/1
Bánh Peng Ben

Đạp nôi

30/1

Tảo mộ

3/3

Đoan ngọ


5/5

Rằm tháng 7

15/7

Rằm trung thu
Lễ gạo mới

Peng Khi Ma
Bánh dẻo với trứng
kiến, oản, xôi ngũ sắc
Bánh trôi và bánh chay
Bánh gai, bánh khúc,

bánh chuối (và bún)
15/8 Hoa quả
10/10 Bánh dày và cơm lam

Chất liệu từ LSNG
Lá dong
Lá gai, hoa cúc vàng, lá ngải cứu,
lá phảy châu
Nhộng kiến, gạo khô, lá sấu làm
màu xanh, lá cam màu đỏ, quả gấc
và củ nghệ vàng, lá gừng màu xanh
Lá cây chít
Lá chuối, lá chuối khô, củ chuối
rừng khô

Chuối, bưởi, na
Thân non cây tre, trúc

Nguồn: Morris, 2002

Bên cạnh việc tạo nên các giá trị xã hội cho đồng bào dân tộc vùng cao,
LSNG còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá của các cộng đồng những
khu vực đô thị như :
- Tạo công ăn việc làm cho các xí nghiệp chế biến/sản xuất dùng
nguyên liệu từ LSNG nơi đô thị

17


-Tạo ra các dịch vụ cho người dân nơi đô thị, giải trí, các thú tiêu khiển,

- Đa dạng hoá các sản phẩm công nghiệp cho các nhà máy/ xí nghiệp
- Giảm chi phí nhập nguyên liệu từ nước ngoài
- Tăng tính cạnh tranh thương mại trong và ngoài nước.
* Giá trị về mặt môi trường, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học
- LSNG là một bộ phận quan trọng của rừng, quan hệ tới sự duy trì và
phát triển hệ sinh thái rừng. Phần lớn cây LSNG nằm trong tầng dưới tán, có
tác dụng giảm tác động của nước mưa xuống mặt đất, ngăn dòng chảy mặt,
chống xói mòn cho đất rừng. Gây trồng LSNG trong rừng là tăng độ che phủ
và nâng cao giá trị phòng hộ của các khu rừng.
- Phát triển LSNG là một phương thức làm tăng giá trị kinh tế của rừng góp
phần khôi phục, nâng cao giá trị của các khu rừng nghèo, động viên nhân dân địa
phương tham gia tích cực vào việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học, chống lại quá
trình chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang các loại đất khác.
- Phát triển LSNG giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển bền vững nguồn

tài nguyên đáp ứng cho sự tăng dân số với bảo tồn bền vững nguồn gen cho
tương lai.
- Việc khai thác LSNG thường ít ảnh hưởng đến cấu trúc tầng cây gỗ
và vai trò bảo vệ môi trường đa dạng sinh học của rừng. Muốn có LSNG để
khai thác phải bảo vệ hệ sinh thái rừng. Vì vậy, việc khai thác LSNG cũng là
một biện pháp tích cực bảo vệ rừng.
Trong những năm gần đây, LSNG đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều người, do nhận thức rõ hơn về LSNG trong việc đóng góp vào kinh tế
hộ và an toàn lương thực, vào nền kinh tế quốc gia và trong bảo vệ môi
trường, và bảo tồn đa dạng sinh học. (Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam – Dự án hỗ
trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam- pha II)
2.1.3 Đặc điểm phát triển lâm sản ngoài gỗ đối với sinh kế của người dân
miền núi
18


Các LSNG rất quan trọng đối với sinh kế của người dân ở các vùng núi
và vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam. Những người dân sống gần hoặc trong các
khu vực rừng tự nhiên sử dụng củi đốt và các loại LSNG khác làm lương
thực, thức ăn nuôi súc vật, dược liệu, vật liệu xây dựng và các đồ tiêu dùng
khác. Một số các LSNG được bán để bổ sung thu nhập bằng tiền của hộ gia
đình hoặc được trao đổi lâý các mặt hàng thiết yếu khác như gạo. Ước tính
rằng 24 triệu người (khoảng 1/3 tổng dân số) sống trong hoặc gần rừng, và
gần tám triệu dân tộc thiểu số thu lượm các các sản phẩm từ rừng, săn bắn và
đánh bắt cá.
Các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường sống dựa vào các
LSNG. Do vậy họ là chuyên gia về một số sản phẩm rừng ngoài gỗ, những
sản phẩm đặc biệt của vùng sinh thái mà họ đang sống. Ví dụ người Dao thu
lượm các loài cây thuốc, quế, và sơn ta, người Hmong thi thu hoạch mây tre
chất lượng cao, còn người Khmer ở phía Nam triết xuất dầu thơm từ các rừng

tràm và các loại sản phẩm có giá trị cao khác từ rừng ngập mặn
(Poffenberger, 1998).
Mặc dù các LSNG rõ ràng là có tầm quan trọng lớn trong đời sống của
hàng triệu người dân Việt Nam, đến nay vẫn chưa có những thông tin định
lượng cấp quốc gia đánh giá về sự đóng góp của các sản phẩm rừng ngoài gỗ
vào thu nhập hộ gia đình. Cũng chưa có bất cứ đánh giá đáng tin cậy nào về
vai trò lưới an toàn của các sản phẩm từ rừng này, hay là về tiềm năng của
chúng trong việc giúp người dân thoát nghèo một cách bền vững. Tuy nhiên
một số kết quả nghiên cứu có thể giúp chúng ta lắp ráp một bức tranh về vai
trò của LSNG trong đời sống người nghèo ở nông thôn. Bao gồm: Đóng góp
vào thu nhập hộ gia đình; các vấn đề liên quan đến cầu và cung; thông tin về
một số mặt hàng chính; những triển vọng trong tương lai.
- Sự đóng góp trong thu nhập hộ gia đình
Raintree et al (1995) ước tính ở xã Khang Ninh khoảng 15% trong tổng
thu nhập hộ gia đình là từ các LSNG. Một nghiên cứu trường hợp ở huyện
19


Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình của Phan Thị Xuân Mai (1999) ước tính rằng các
LSNG chiếm 24% trong tổng thu nhập hộ gia đình. Tuy nhiên có thể thu nhập
từ các LSNG không được khai báo hết đặc biệt là ở các vùng mà người dân
chủ yếu dựa vào khai thác trái phép các sản phẩm từ rừng.
- Cầu và cung
Trong hoàn cảnh lượng gỗ khai thác suy giảm do cạn kiệt trữ lượng của
các rừng già và cũng do những lệnh cấm của chính phủ về khai thác gỗ gần
đây một số người đã chuyển hướng quan tâm nhiều đến LSNG (FSIV, 2002).
Rất nhiều yếu tố đã thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu đối với các LSNG ở các
vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. Thứ nhất, ở các vùng núi phía Bắc, nhu cầu
buôn bán qua biên giới và Trung Quốc ngày càng cao và hình thức buôn bán
qua biên giới này được phát triển sau căng thẳng ở biên giới vào cuối những

năm 1970. Ví dụ, giá rùa (baba) thị trường tăng sáu lần sau khi hoạt động
buôn bán trao đổi với Trung Quốc bắt đầu trở lại (Rambo, 1997). Giá một túi
mật gấu tương đương với thu nhập một năm của một hộ gia đình ở vùng cao
(Jamieson, 1998). Thứ hai, giá thuốc tây tăng làm cho nhiều người dân Việt
Nam chuyển sang dùng thuốc nam và làm tăng nhu cầu cho dược liệu từ rừng
(Phạm Chí Thanh, 1999).
- Các mặt hàng quan trọng
Măng tre và các thực phẩm khác từ rừng, mây, động vật hoang dã và
cây thuốc được xem là các mặt hàng chính trong lâm sản ngoài gỗ ở Việt
Nam. Các mặt hàng này cũng như một số lâm sản ngoài gỗ khác đóng vai trò
quan trọng trong đời sống các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt đối với 8,5 triệu
người dân tộc thiểu số sống ở miền núi (FSIV, 2002).
Măng tre là nguồn thu nhập cơ bản và là lương thực bổ sung của các
vùng đói lương thực ở miền núi phía Bắc. Nguồn lương thực đặc biệt này
giúp bù đắp những thâm hụt khẩu phần ăn trong suốt thời kỳ giáp hạt ( Trần
Đức Viên, 1997). Các loại rau rừng là thực đơn hàng ngày của người dân
sống gần rừng, mặc dù các loại rau khác có thể trồng trong vườn nhà.
20


Đã từ lâu cây thuốc đã trở thành một phần của hệ thống chăm sóc sức
khoẻ cũng như là của nền kinh tế của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ví
dụ như dân tộc Dao chuyên thu lượm, chế biến và kê đơn thuốc, hầu như toàn
bộ có nguồn gốc từ rừng. Mở cửa kinh tế thị trường và khả năng tiếp cận thị
trường tăng đã làm sôi nổi hơn các hoạt động y học cổ truyền ở một số nơi.
Một số dân tộc thiểu số mở rộng công việc chữa bệnh truyền thống của mình
bằng cách thuần hoá các loài cây thuốc về trồng trong vườn nhà mình, chế
biến, kê đơn và đi xa để khám chữa bệnh.
- Những triển vọng trong tương lai
Có nhiều ý kiến khác nhau về tiềm năng của các lâm sản ngoài gỗ trong

việc hỗ trợ sinh kế nông thôn ở Việt Nam trong tương lai. Một số nguồn thông
tin thì cho rằng vẫn còn nhiều tiềm năng cho sinh kế bền vững thông qua việc
phát triển lâm sản ngoài gỗ một cách hệ thống (Phạm Chí Thanh, 1997;
FSIV,2002). Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng tầm quan trọng của các lâm
sản ngoài gỗ trong việc tạo thu nhập đang bị giảm sút do sự cạn kiệt của các
nguồn này, hoặc là do luật bảo vệ rừng ngày càng nghiêm ( Hoàng Thế Khang,
2000; Phan Thu Huyền, 1998; Nguyễn Quang Đức,1996). (William D.
Sunderlin và Huỳnh Thu Ba, Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam, 2/2005).
2.1.4 Nội dung phát triển lâm sản ngoài gỗ
Loài LSNG là những loài sinh vật sống ở rừng, cây rừng và đất rừng
trừ cây gỗ. Loài LSNG bao gồm có thực vật LSNG và động vật LSNG, trong
hai nhóm lớn này lại chia thành các nhóm nhỏ, cụ thể như sau:

21


Hệ cây rừng:
- Nhóm cây rừng cho nhựa, ta nanh, dầu và tinh dầu như: thông, quế,
hồi, tràm, đước, vẹt, trám, bạch đàn, bồ đề.
- Nhóm cây rừng cho dược liệu như: ba kích, sa nhân, thiên niên kiện,
thảo quả, hà thủ ô, đẳng sâm, kỳ nam, hoàng đằng …..
- Nhóm cây rừng cho nguyên liệu làm các loại hàng tiểu thủ công và
mỹ nghệ như: song, mây, tre, trúc, lá buông…
- Các sản phẩm công nghiệp được chế biến từ nguyên liệu có nguồn
gốc từ các loại cây rừng như: cánh kiến Shellac, dầu thông, tùng hương, dầu
trong, chai cục….
Hệ động vật rừng:
- Bao gồm các nhóm động vật rừng cho da, lông, xương, ngà, thịt, xạ,
mật, dược liệu như: voi, hổ, báo, gấu, trâu rừng, bò rừng, hươu, nai, trăn, rắn,
kỳ đà, tắc kè, khỉ vượn, nhím, ong rừng, các chim quý; các nhóm động vật

rừng có đặc dụng khác;
- Các sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu do các loại động vật rừng
nói trên cung cấp. (Tổng quan ngành LSNG của Việt Nam – viện nghiên cứu
sinh thái Việt Nam).
Các loài LSNG thu từ rừng có giá trị rất cao, song nó cũng là sinh vật
có quá trình sinh trưởng và phát triển tuân theo quy luật tự nhiên. Nếu con
người hiểu được quy luật sinh trưởng của chúng và có biện pháp khai thác
bảo vệ hợp lý thì sẽ thu được nguồn lợi lớn.
Khai thác Lâm sản ngoài gỗ là hoạt động thu hái, săn bắn các sản phẩm
từ rừng trừ gỗ. Từ xưa, các sản phẩm từ rừng được xem là sản phẩm vô chủ, vì
thế ai cũng vào rừng khai thác được mà không có sự quản lý, vì thế mà lâm sản
ngoài gỗ ngày càng cạn kiệt, một số loài quý hiếm đã bị tuyệt chủng hoặc còn
lại rất ít, điều đó đe dọa đến an toàn cuộc sống của người dân sống gần rừng.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác Lâm sản ngoài gỗ một cách hợp lý và
bền vững.

22


Khai thác lâm sản ngoài gỗ bền vững là hoạt động khai thác vừa mang
lại nguồn sản phẩm phục vụ nhu cầu cho người dân hiện tại, vừa đảm bảo cho
các loài lâm sản ngoài gỗ vẫn được bảo tồn để phát triển cho tương lai. Tức là
chúng ta không khai thác hết mà trong khi khai thác vẫn phải chú ý lưu giữ
giống cho chúng tiếp tục sinh sôi nảy nở.
Gây nuôi/trồng Lâm sản ngoài gỗ là hoạt động thuần hóa các loại
động thực vật hoang dã, hay nói cách khác là mang các loài động vật, thực vật
có nguồn gốc từ rừng về nuôi trong vườn nhà để phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt và bán ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và nâng cao
thu nhập cho hộ gia đình.
Nguồn giống cung cấp cho hoạt động gây nuôi/trồng của các hộ gia

đình có thể được khai thác, bắt ở rừng về nhà thuần dưỡng. Nhưng hiện nay,
tài nguyên trong rừng gần như cạn kiệt hoặc là được quy hoạch, khoanh vùng
bảo tồn nghiêm ngặt nên việc săn bắt được động vật hoang dã, lấy được cây
quý trên rừng là rất khó khăn, có thể nói là rất hiếm. Vì vậy, phần lớn nguồn
giống Lâm sản ngoài gỗ cung cấp cho việc gây nuôi/trồng của các hộ gia
đình, các cơ sở chủ yếu là mua ở các trung tâm, trạm thí nghiệm, trạm giống
hoặc ở các gia đình đã nuôi, trồng trước đó.
Nếu biết kết hợp hài hòa giữa khai thác và gây nuôi Lâm sản ngoài gỗ
thì người dân vừa có nguồn thu phục vụ nhu cầu hiện tại, vừa phát triển được
lâm sản ngoài gỗ một cách bền vững để đảm bảo cuộc sống cho thế hệ tương
lai và nhất là đảm bảo cân bằng sinh thái.
Chế biến Lâm sản ngoài gỗ là hoạt động dùng các biện pháp tác động
cơ học hoặc lý, hóa học để làm biến đổi Lâm sản ngoài gỗ thành các sản
phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu của con người.
Lâm sản ngoài gỗ có đặc tính riêng biệt, nó là sinh vật vì vậy mà sản
phẩm dễ bị hư hỏng, giảm phẩm cấp nếu không được chế biến, bảo quản hợp lý
và kịp thời. Ngày nay, đời sống ngày càng cao, nhu cầu về các sản phẩm chế

23


biến các hàng hóa nói chung, lâm sản ngoài gỗ nói riêng tăng cả về số lượng và
chất lượng.
Các đồng bào dân tộc sống gần rừng đã gắn bó với các loại lâm sản
ngoài gỗ từ lâu đời, họ có rất nhiều kinh nghiệm chế biến các loại Lâm sản
ngoài gỗ thành các loại thuốc quý hiếm, thức ăn hay đồ trang sức,v.v..
Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ sau khi chế biến thường tăng giá trị lên
rất nhiều lần, ví dụ một con rắn sống chỉ khoảng 2 triệu nhưng nếu chủ cửa
hàng ngâm rượu, biết cách trang trí thì có thể bán đến 5-6 triệu.
Tiêu thụ Lâm sản ngoài gỗ là hoạt động bán sản phẩm lâm sản ngoài

gỗ ra thị trường để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Có rất nhiều hình
thức tiêu thụ sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như: người sản xuất lâm sản ngoài
gỗ bán cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc bán cho người thu gom hoặc
người chế biến, người chế biến bán cho người tiêu dùng cuối cùng,v.v.. Hiện
nay, cùng với xu thế quốc tế hóa, hàng hóa lâm sản cũng trở thành mặt hàng
để trao đổi buôn bán giữa các quốc gia, mang lại ngoại tệ cho đất nước xuất
khẩu. Vì vậy, càng ngày thị trường tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ càng rộng lớn.
Với đặc tính là sinh vật, có quy trình sinh trưởng phát triển nhất định nên
hầu hết các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ cũng có tính mùa vụ, vì thế hàng hóa
lâm sản ngoài gỗ cung ứng ra thị trường cũng có tính mùa vụ. Hơn nữa, đó là
những mặt hàng thường có khối lượng cồng kềnh và dễ hư hỏng, nên chi phí
vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản thường lớn. Những hàng hóa dễ hư hỏng,
giảm phẩm cấp đòi hỏi việc vận chuyển, bảo quản phải bằng các phương tiện
tốt để rút ngắn thời gian vận chuyển và đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, giảm
lượng hao hụt.
Người chế biến, tiêu thụ là những người thường thu được lợi ích lớn
trong ngành lâm sản ngoài gỗ.
Các chính sách phát triển LSNG là những chương trình, kế hoạch,
quyết định, nghị quyết,v.v..của Chính phủ về phát triển LSNG. Chính sách
phát triển LSNG là cụ thể hóa những quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải
24


pháp và hành động nhằm mục đích giúp cho LSNG phát triển. Các huyện
miền núi sẽ tiếp thu các chính sách phát triển LSNG của chính phủ, tùy theo
điều kiện địa bàn mà các huyện này cụ thể hóa chúng thành các chủ trương,
hành động khác nhau để phát triển LSNG gắn liền với sinh kế của người dân
vùng núi, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Ở Việt Nam
mới có rất ít huyện miền núi thực hiện chính sách phát triển LSNG, bởi
LSNG tuy không phải là vấn đề mới mẻ nhưng Chính phủ Việt Nam thì chỉ

mới có chính sách phát triển từ những năm đầu thế kỷ 21. Cùng với sự hỗ trợ
của các tổ chức quốc tế về chuyên ngành LSNG, các chính sách phát triển
LSNG của Chính phủ đang được triển khai ở nhiều huyện miền núi.
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Lâm sản ngoài gỗ
2.1.5.1 Các nhân tố khách quan
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài nguyên đất, nước, sinh vật,
khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâm sản ngoài gỗ. Những nước
nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm thì có lâm sản ngoài gỗ đa dạng, phong phú.
- Thể chế và chính sách của Chính phủ can thiệp về lĩnh vực lâm
nghiệp và lâm sản ngoài gỗ. Các chính phủ vì những mục tiêu kinh tế, chính
trị và xã hội khác nhau đã có các chính sách, cách can thiệp vào lĩnh vực lâm
nghiệp và lâm sản ngoài gỗ khác nhau nhằm thoã mãn các mục tiêu của quốc
gia đó. Do đó, chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung, chính sách phát
triển lâm nghiệp, lâm sản ngoài gỗ nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển lâm sản ngoài gỗ.
- Các tổ chức quốc tế, càng ngày càng có nhiều tổ chức quan tâm và cố
gắng nỗ lực để bảo tồn và phát huy vai trò của lâm sản ngoài gỗ, nhất là đối
với sinh kế của người dân vùng sâu vùng xa như: Trung tâm nghiên cứu lâm
nghiệp quốc tế CIFOR, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN ( The
world Covervation Union), Non-timber forest products reseach centre, Chính
phủ Hà Lan, CRES, ECO,v.v..
25


×