Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi thử thử hay sưu tầm cả nước phần (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.26 KB, 6 trang )

ĐỀ THI THỬ 11 - 2016
Họ và tên : ......................................................
Số báo danh : ...................................................

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; He =4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Sn=119; Ca = 40; Cr = 52, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108; Ba = 137, Li=7.
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; He =4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Sn=119; Ca = 40; Cr = 52, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108; Ba = 137, Li=7.
Câu 1: Rót từ từ dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol K2CO3 và b mol KHCO3 ta có đồ thị
sau :
Số mol NaHCO3
x+0,06
x

Số mol HCl
0,5a
1,25a
2,5a
Khi lượng HCl cho vào là t mol thì lượng chất tan trong dung dịch là 154,8125x gam và có V lít khí thoát
ra (đktc). Giá trị của V là
A. 3,136
B. 3,584
C. 2,912
D. 3,024
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm peptit X và peptit Y (được trộn theo tỉ lệ mol 4:1) thu
được 30 gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit có trong 2 phân tử X
và Y là 7. Giá trị nhỏ nhất của m có thể là:
A. 146,8.
B. 145.


C. 151,6.
D. 148.
Câu 3: Hỗn hợp A gồm 4 peptit thuộc loại oligopeptit được tạo từ các amino axit no, mạch hở chứa 1
nhóm –NH2, 1 nhóm -COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,13 mol A trong 315 gam dung dịch KOH 8% thì thu
được dung dịch Y có tổng nồng độ chất tan là a%. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng A như trên thì thu
được tổng khối lượng CO2 và H2O là 88,11 gam đồng thời có 4,368 lít khí N2 (đktc) thoát ra. Giá trị của a
gần nhất với
A. 16,3.
B. 16,5.
C. 15,8.
D. 15,5.
Câu 4 :Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:

Chất rắn X là
A. Na2CO3.
B. NH4NO2.
C. NaCl.
D. NH4Cl.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm axit hiđroxiaxetic, axit acrylic, axit succinic, etylen
glicol, axit terephtalic (trong đó etylen glicol và axit terephtalic có cùng số mol). Sản phẩm cháy được hấp


thụ hoàn toàn vào 390mL dung dịch Ba(OH) 2 1M, thu được 47,28 gam kết tủa đồng thời khối lượng dung
dịch giảm 15,06 gam. Khối lượng của hỗn hợp X là
A. 15,56 gam.
B. 17,42 gam.
C. 16,40 gam.
D. 18,14 gam.
Câu 6: A là 1 hợp chất hữu cơ đơn chức( chỉ chứa 3 nguyên tố C,H,O). Cho 13,6 gam A tác dụng vừa đủ
vs dung dịch NaOH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn X. Đốt

cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 26,112 gam oxi, thu được 7,208 gam Na 2CO3 và 37,944 gam hỗn hợp
Y(gồm CO2 và H2O). Nung X với NaOH rắn(có CaO) thu được sản phẩm hữu cơ Z. Trong Z có tổng số
nguyên tử của các nguyên tố là
A. 12
B. 14
C. 11
D. 15
Câu 7: Nhiệt phân 23,32 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và KCl, sau một thời gian thu được 0,08
mol khí O2 và hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y cần dùng dung dịch chứa 0,4 mol HCl (đun nóng). Toàn bộ
lượng khí thoát ra được hấp thu vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa chứa 6,435 gam muối
NaCl. Phần trăm khối lượng của KCl có trong hỗn hợp X là.
A. 31,9%
B. 35,1%
C. 38,3%
D. 28,7%
Câu 8: Cho các cân bằng sau:

→ 2SO3(k)
(1) 2SO2(k) + O2(k) ¬



(2) N2 (k) +


→ CO(k) + H2O(k)
(3) CO2(k) + H2(k) ¬





→ H2 (k) + I2 (k)
(4) 2HI (k) ¬



3H2 (k)


→ 2NH3 (k)
¬



Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là
A. (1) và (2).
B. (1) và (3).
C. (3) và (4).
D. (2) và (4).
Câu 9: Dẫn khí NH3 vào dung dịch chứa CuSO4 và Al2(SO4)3 đến dư thì:
A. Xuất hiện kết tủa trắng và kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa xanh lam tan
B. Xuất hiện kết tủa trắng và kết tủa xanh lam sau đó kết tủa trắng tan
C. Xuất hiện kết tủa trắng và kết tủa xanh lam
D. Xuất hiện kết tủa trắng và xanh lam đề không bị tạn.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit ađipic, axit propionic và glyxerol
(trong đó số mol của axit acrylic bằng số mol axit propionic) bằng O2 dư thu được hỗn hợp Y gồm khí và
hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2 thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng
dung dịch Z lại thu được thêm kết tủa. Cho 6,68 gam hỗn hợp X tác dụng với 140ml dung dịch NaOH
0,5M , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 5,7 gam

B. 6,1 gam
C. 11,4 gam
D. 11,2 gam
Câu 11: Cho mg gồm FeS và FeS2 trong bình kín có chứa 20%O2 và 80% N2 ,khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được 1 chất rắn duy nhất và khí Y gồm 84,8%N2, 14% SO2 còn lại là oxi .Phần phần trăm theo
khối lượng của FeS trong hỗn hợp ban đầu là
A. 20,18%
B. 36,14%
C. 19,64%
D. 41,12%
Câu 12: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm este đơn chức A (C5H8O2) và este hai chức B (C6H10O4) cần
vừa đúng 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được hỗn hợp Y gồm hai muối và hỗn hợp Z gồm
hai ancol no đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Cho toàn bộ hỗn hợp Z tác dụng với một lượng CuO (dư) nung
nóng thu được hỗn hợp hơi T ( có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ hỗn hợp T tác dụng với một
lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 32,4 gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần
trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp Y là
A. 38,84%.
B. 48,61%.
C. 42,19%.
D. 41,23%
Câu 13: Dãy chất nào sau đây có thể sử dụng để điều chế trực tiếp axetanđehit?
A. metanol, etilen, axetilen.
B. etanol, etilen, axetilen.
C. etanol, butan, etilen.
D. glucozơ, etilen, vinyl axetat.
Câu 14: Cho dãy các chất :Al2O3 , AlCl3, Al(OH)3, Cr(OH)3, Cr2O3 Số chất trong dãy vừa phản ứng được
với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4
B. 3
C. 1

D. 2
Câu 15: Để tiêu hủy kim loại kiềm dư thừa trong quá trình làm thí nghiệm một cách an toàn, em nên dùng
hóa chất nào sau đây ?
A. Dầu hỏa.
B. Nước vôi.
C. Giấm loãng.
D. Cồn 960.


Câu 16: Có các dung dịch C6H5NH2 (anilin), CH3NH2 , NaOH, C6H5OH (phenol), Na2CO3,
H2NCH2COOH, HCl. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu quỳ tím ẩm là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Câu 17: Dãy nào sau đây chứa các chất đều có phản ứng cộng brom trong dung dịch ?
A. Glucozơ, anđehit acrylic, phenol
B. Fomanđehit, anilin, axetilen.
C. Triolein, cao su Buna, isopren
D. Stiren, xilen, axetilen.
Câu 18: Có các phát biểu sau
(1) Oxi hóa anđehit fomic bằng AgNO3/NH3 dư thu được muối amoni cacbonat.
(2) Axeton, phenol trong công nghiệp đều thu được từ phản ứng oxi hóa cumen.
(3) Axit axetic, axit propionic đều tan vô hạn trong nước.
(4) Trong phản ứng este hóa CH3COOH tách H; C2H5OH tách –OH tạo etyl axetat.
(5) Từ butan có thể điều chế trực tiếp ra axit axetic.
Số phát biểu đúng là
A 2.
B. 3.
C. 4.

D. 5.
Câu 19: Có các phản ứng sau:
to
(1) NH4Cl + NaNO2 
(2) FeCl3 + H2S →


(3) H2O2 + KI →
(4) KNO3 + S + C →
(5) SO2 + K2SO3 + H2O →
(6) C + H2SO4 (đặc, dư) →
(7) AgNO3 (dư) + FeCl2 →
Số phản ứng tạo ra đơn chất là
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 20: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Sục etilen vào dung dịch KMnO4.
(2) Cho phenol vào dung dịch đun nóng chứa đồng thời HNO3 đặc và H2SO4 đặc.
(3) Cho axit stearic vào dung dịch Ca(OH)2.
(4) Cho phenol vào nước brom.
(5) Cho anilin vào nước brom.
(6) Cho glyxylalanin vào dung dịch NaOH loãng, dư.
Số thí nghiệm có kết tủa xuất hiện là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 21: Lên men 36 gam glucozơ, lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và

Ca(OH)2 0,15M thu được kết tủa và dung dịch chứa 30,134 gam chất tan. Giá trị của V có thể là
A. 360
B. 400
C. 420
D. 380
Câu 22: Khi thủy phân hoàn toàn 0,2 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có một nhóm amino
và một nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch KOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu
được hỗn hơp chất rắn tăng so với khối lượng A là 108,4 gam. Số liên kết peptit trong A là
A. 4
B. 9
C. 10
D. 5
Câu 23: Cho các gluxit: saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số gluxit khi thuỷ phân trong môi
trường axit tạo ra glucozơ là:
A. 4
B. 2
C. 1
D.
Câu 24: Người ta cho hỗn hợp khí A gồm: N 2, H2 và NH3 vào bình kín dung tích không đổi ở 420 0C , đến
khi áp suất đạt đến trạng thái ổn định là p 1. Sau đó đun nóng hỗn hợp lên 600 0C, khi áp suất đạt đến giá trị
ổn định là p2. Khối lượng của khí N2 ở áp suất p2 tăng lên so với khối lượng của N 2 ở áp suất p1. Phản ứng:
N2 + 3H2
2NH3 thuộc loại phản ứng:
A. thu nhiệt, ∆H < 0
B. tỏa nhiệt, ∆H > 0
C. tỏa nhiêt, ∆H < 0
D. thu nhiệt, ∆H > 0
Câu 25: Trieste A mạch hở, tạo bởi glixerol và 3 axit cacboxylic đơn chức X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn a
mol A thu được b mol CO 2 và d mol H2O. Biết b = d + 5a và a mol A phản ứng vừa đủ với 72 gam Br 2
(trong dung dịch), thu được 110,1 gam sản phẩm hữu cơ. Cho a mol A phản ứng với dung dịch KOH vừa

đủ, thu được x gam muối. Giá trị của x là:
A. 48,5
B. 49,5
C. 47,5
D. 50,5
Câu 26: EGCG là viết tắt của hợp chất Epigallocatechin–3 – gallate là một trong bốn loại polyphenol
được tìm thấy nhiều trong trà xanh, bao gồm epicatechin (EC), epigallocatechin (EGC), epicatechin –3 –
gallate (ECG) và epigallocatechin–3 – gallate (EGCG). EGCG là este của epigallocatechin và axit gallic,
là hoạt chất chống ôxy hóa có nhiều trong trà xanh.


Trước kia, các nhà nghiên cứu không đánh giá cao EGCG, thậm chí còn cho rằng nó làm giảm vị ngon
của trà. Sau này, với sự nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản về vai trò của trà xanh với sức khoẻ,
người ta mới khẳng định công dụng của hoạt chất này. Ngày nay, EGCG được coi là một chất chống ôxy
hóa cực hữu hiệu, gấp 100 lần so với vitamin C và 25 lần so với vitamin E. EGCG có cấu tạo như hình vẽ
sau:

Công thức phân tử của EGCG là
A. C23H20O9
B. C30H28O9
C. C23H22O9
D. C30H34O9
Câu 27: Cho m gam hỗn hợp P gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 4 : 5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các
kim loại tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N 2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch A. Thêm một
lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch KOH dư, thấy có
4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỉ khối của Z đối với H 2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung
dịch A thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là (m + 39,1) gam. Biết HNO 3 dùng dư 20% so với lượng cần
thiết. Nồng độ % của Al(NO3)3 trong A gần nhất với
A. 9,7%
B. 9,6%

C. 9,5%
D. 9,4%
Câu 28 : Một loại phân nitrophotka chứa 20% tạp chất. Trong đó độ dinh dưỡng của lân là 26,894%. Vậy
tổng độ dinh dưỡng của loại phân này gần nhất với
A. 80%.
B. 55%.
C. 60%.
D. 50%.
Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm các tripeptit Ala-Ala-Gly; Ala-Gly-Glu và Gly-Val-Ala. Thủy phân hoàn
toàn m gam X thu được 4 amino axit, trong đó có 4,875 gam glyxin và 8,01 gam alanin. Mặt khác, nếu
đem đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thì khối
lượng kết tủa thu được sau phản ứng là
A. 118,2 gam
B. 60,0 gam
C. 123,1 gam
D. 137,9 gam
Câu 30: Nung 15,904 lít hỗn hợp X gồm etilen, propin, vinylaxetilen và hidro với xúc tác thích hợp thu
được 11,2 lít khí Y có tỷ khối hơi so với H2 là 10,28. Chia Y thành 2 phần bằng nhau.
–Phần 1: đốt cháy hoàn toàn thì cần V lít O2 thu được 8,46 gam H2O.
–Phần 2: dẫn qua dung dịch AgNO3/ NH3 dư thì thu được m gam gồm 3 kết tủa có tỷ lệ mol 1:2:3 tương
ứng với M tăng dần, khí thoát ra có thể tích là 5,152 lít và làm mất màu tối đa 400 ml dung dịch Br2 0,2 M.
Hỗn hợp X làm mất màu tối đa a mol Br2. Biết các khí đều đo ở đktc và các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của (V + m + a) gần nhất với
A. 18,8.
B. 17,8.
C. 19,5.
D. 16,7.
Câu 31: Cho từ từ dung dịch H3PO4 vào V ml dung dịch Ba(OH)2 1,6M, số mol kết tủa thay đổi theo
H3PO4 được biểu diễn theo đồ thị sau:



Khi số mol H3PO4 sử dụng là 0,864 mol, khối lượng kết tủa thu được là m gam. Giá trị (m+V) gần nhất
với
A. 300.
B. 350.
C. 320.
D. 360.
Câu 32: Hòa tan 21,5 gam hỗn hợp X gồm Ba, Mg, BaO, MgO, BaCO 3 và MgCO3 bằng một lượng dung
dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H 2 là 11,5.
Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch Na 2SO4 vừa đủ thu được m gam kết tủa và
dung dịch T. Cô cạn dung dịch T rồi tiến hành điện phân nóng chảy thu được 4,928 lít khí (đktc) ở anot.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 27,96.
B. 23,30.
C. 20,97.
D. 25,63.
Câu 33: Để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm: benzen, phenol, anilin. Trong số các hóa chất
sau:dung dịch NaCl, dung dịch Br2, dung dịch HCl, dung dịch KOH, khí CO 2. Cần dùng các hóa chất
nào?
A. dung dịch KOH, dung dịch HCl, khí CO2.
B. dung dịch NaCl, dung dịch KOH, khí CO2.
C. dung dịch Br2, dung dịch HCl, khí CO2.
D. dung dịch Br2, dung dịch KOH, khí CO2
Câu 34: Các ion X+, Y2+, Z-, T2- đều có cấu hình electron ngoài cùng là 3s 23p6. Tính khử của X, Y, Z, T
giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải là
A. T, Z, Y, X
B. X, Y, T, Z
C. X, Y, Z, T
D. Y, X, T, Z
Câu 35: Có 2 dung dịch gần như không màu: FeSO4 và Fe2(SO4)3 tất cả các chất trong dãy nào sau đây có

thể dùng để phân biệt hai chất đó?
A. Cu, KMnO4, NaOH, HNO3, Fe.
B. BaCl2, Cu, NaOH, Mg.
C. BaCl2, Cu, KMnO4, NaOH, Fe.
D. Cu, KMnO4, NaOH, Mg.
Câu 36: Khi gang, thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Tinh thể C là cực dương xảy ra quá trình khử.
B. Tinh thể C là catot, xảy ra quá trình khử.
C. Tinh thể Fe là anot xảy ra quá trình oxi hóa.
D. Tinh thể Fe là cực dương xảy ra quá trình khử.
Câu 37: Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất:
(NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Thực hiện nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH) 2
thu được kết quả sau:

Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Z là dung dịch NH4NO3
B. Y là dung dịch NaHCO3
C. X là dung dịch NaNO3.
D. T là dung dịch (NH4)2CO3
Câu 38: Hỗn hợp X gồm K2O, CaO và Al2O3 với tỉ lệ số mol 1:2:3 theo thứ tự trên. Hoà tan m gam X vào
nước dư vào nước thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch chứa 2,808 mol HCl vào dung dịch Y thu được
0,182m gam kết tủa. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch
chứa bao nhiêu gam chất tan?
A. 157,480 gam
B. 125,984 gam
C. 197,300 gam
D. 161,196 gam
Câu 39: Trong các dung dịch sau: KClO3, KMnO4, CaOCl2, Na2CO3, Mg(HCO3)2, Na2ZnO2,
HCOONH4,,K2Cr2O7, (NH4)2SO3, CH3OH và AgNO3. Hãy cho biết dung dịch HCl tác dụng được với bao



nhiêu dung dịch trong điều kiện thích hợp ?
A. 8
B. 11
C. 9
D. 10
Câu 40: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa x mol CuSO4 và y mol NaCl (2xbằng dòng điện một chiều có cường độ 2,68A, sau thời gian t giờ, thấy khối lượng dung dịch giảm 18,95
gam, thu được dung dịch Y. Thêm tiếp lượng dư Al vào dung dịch Y, thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc) và
dung dịch sau phản ứng chứa 2 chất tan có số mol bằng nhau. Giá trị của t là
A. 3,5.
B. 5,0.
C. 4,5.
D. 4,0.
Câu 41: Hỗn hợp X gồm andehit fomic, andehit oxalic, axit axetic, etilenglycol, glyxerol. Lấy 4,52 gam X
đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm đi qua bình 1 đựng H 2SO4 (đặc, dư), bình 2 đựng 600 ml dung dịch
Ba(OH)2 0,2M thấy bình 1 tăng 2,88 gam, bình 2 xuất hiện m gam kết tủa. Xác định m?
A. 23,64 gam.
B. 15,76 gam.
C. 17,73 gam.
D. 19,70 gam
Câu 42: Tơ nào dưới đây là tơ tổng hợp?
A. Tơ axetat.
B. Tơ visco.
C. Tơ tằm.
D. Tơ nitron.
Câu 43: Phát biểu đúng là
A. Thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng một chiều.
B. Triolein ở điều kiện thường là chất béo lỏng, không tan trong nuớc.
C. Benzyl axetat là este có mùi thơm của chuối chín.

D. Metyl acrylat là este được sử dụng để điều chế thủy tinh hữu cơ.
Câu 44: Cho phương trình phản ứng sau:
Fe(NO3)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Sau khi cân bằng phương trình trên với hệ số nguyên tối giản thì hệ số của phân tử HNO3 là
A. 16x- 6y.
B. 14x -6y.
C. 6x -2y.
D. 15x – 6y.
Câu 45: Hợp kim nào dýới đây, khi xảy ra ãn mòn điện hóa thì Fe bị phá hủy trước?
A. Mg-Fe.
B. Zn-Fe.
C. Sn-Fe.
D. Al-Fe.
Câu 46: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Al vào nước dư sau khi phản ứng kết thúc thu được dung
dịch A; 1,792 lít khí (đktc) và 0,54 gam chất rắn không tan. Rót 170 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch
A thu được 0,78 gam kết tủa. m có giá trị là :
A. 3,36 gam.
B. 4,56 gam.
C. 6,78 gam.
D. 2,32 gam.
Câu 47: Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol amino axit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ
với 4 mol HCl hay 4 mol NaOH. Đốt a gam hỗn hợp X cần 22,848 lít khí O 2 (ở đktc) thu được 5,376 lít N2
(đktc). Nếu cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được bao nhiêu gam muối?
A. 89,68.
B. 55,24.
C. 75,52.
D. 53,28.
Câu 48: Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và lysin (trong đó m O : mN = 16 : 9) tác
dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y rồi đốt cháy hết
lượng muối thu được 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ khí cacbonic và hơi nước sinh ra qua bình đựng dung

dịch Ca(OH)2 dư thu được 49 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 31,64 gam so với ban đầu.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 14,98
B. 13,73
C. 14,00
D. 14,84
Câu 49: Đun nóng 0,12 mol hỗn hợp E chứa peptit X (CxHyOzN4) và peptit Y (CnHmO6Nt) cần dùng 450
ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp chỉ chứa a gam muối A và b gam muối B. Mặt khác đốt cháy
21,36 gam E cần dùng 26,04 lít O2 (đktc) thu được N2;CO2 và H2O, trong đó thể tích CO2 bằng thể tích của
H2O (đo cùng điều kiện). Biết rằng X, Y đều mạch hở và được tạo bởi từ các a-amino axit no.
Tỉ lệ a : b gần đúng là (biết MAA. 96:123
B. 97:147
C. 85:133
D. 87:129
Câu 50: Cho hỗn hợp X chứa 56,9 gam gồm Fe, Al, FeO, Fe2O3 ,Fe3O4, Al2O3 và CuO. Hòa tan hết X
trong dung dịch HNO3 dư thấy có 2,825 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 208,7 gam muối và 2,24
lít khí NO (đktc) duy nhất. Mặt khác từ hỗn hợp X ta có thể điều chế được tối đa m gam kim loại. Giá trị
của m gần giá tri nào sau đây:
A. 41,7 gam
B. 43,8 gam
C. 46,2 gam
D. 49,1 gam

---------------------HẾT-------------------------



×