Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tính chính trị trong đạo islam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================

VŨ THANH TÙNG

TÍNH CHÍNH TRỊ TRONG ĐẠO ISLAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================

VŨ THANH TÙNG

TÍNH CHÍNH TRỊ TRONG ĐẠO ISLAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Ngô Văn Doanh

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận
văn có xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội,ngày 18 tháng 12 năm 2014
Tác giả Luận văn

Vũ Thanh Tùng


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Văn Doanh
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành
luận văn thạc sĩ này.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa
Triết học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã tạo môi trường thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Vũ Thanh Tùng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 2
Chương 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TÍNH
CHÍNH TRỊ TRONG ĐẠO ISLAM ........................................................... 9
1.1. Hoàn cảnh lịch sử cho sự ra đời tính chính trị trong đạo Islam ...... 9
1.1.1.Bán đảo Ảrập thời kỳ tiền Islam giáo............................................. 9
1.1.2. Cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo cho sự nảy
sinh tính chính trị trong Islam giáo ...................................................... 13
1.2. Vai trò của Muhammad cho sự ra đời tính chính trị trong đạo
Islam......................................................................................................... 26
1.2.1.Hoạt động của Muhammad tại Mecca ......................................... 28
1.2.2.Hoạt động của Muhammad tại Medina ........................................ 32
Chương 2. NHỮNG BIỂU HIỆN TÍNH CHÍNH TRỊ TRONG ĐẠO
ISLAM ........................................................................................................ 42
2.1. Thống nhất giữa thần quyền và vương quyền hay giáo chủ và quân
chủ ........................................................................................................... 43
2.2. Kinh Qur’an - nguồn gốc của lập pháp ........................................... 54
2.2.1. Nguồn gốc và cấu trúc kinh Qur’an ............................................ 55
2.2.2. Kinh Qur’an - Bộ khung luật pháp cho việc tổ chức xã hội ........ 61
2.3. Xây dựng một cộng đồng Islam giáo ............................................... 71
2.3.1. Cộng đồng tôn giáo Ummah ....................................................... 71
2.3.2. Jihad - Thánh chiến để bảo vệ, củng cố và phát triển cộng đồng 82
2.4. Một vài xu hướng chính trị của Islam giáo trong giai đoạn hiện nay.. 91
KẾT LUẬN ............................................................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 103
PHỤ LỤC

1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Islam giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới ra đời từ thế kỷ thứ
VII trên bán đảo Ảrập. Trước khi Islam giáo ra đời, ở bán đảo Ảrập chủ yếu là
cư dân du mục nay đây mai đó và các thị dân trong thành phố vẫn sống thành
các thị tộc, bộ lạc. Sự hình thành nhà nước Ảrập gắn liền với sự ra đời của
Islam giáo do Muhammad sáng lập và truyền bá. Islam giáo là một trong ba
tôn giáo nhất thần lớn nhất thế giới, nó ra đời trên cơ sở của những điều kiện
lịch sử cũng như của các tôn giáo đã có trước đó, đặc biệt là Kitô giáo và Do
Thái giáo có sự ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành của Islam giáo.
Trong sự phát triển của Islam giáo, chúng ta có thể thấy rất rõ sự vay
mượn trên nhiều phương diện của hai tôn giáo đã có trước đó là Kitô giáo và
Do Thái giáo. Tuy nhiên dù ra đời sau và được hình thành trên cơ sở của hai
tôn giáo đó, Islam giáo đã kế thừa nhiều yếu tố của hai tôn giáo trên đồng thời
cũng tạo lên cho mình một bản sắc riêng. Khác với các tôn giáo trên thế giới
khác, các cộng đồng Islam giáo không chỉ là những cộng đồng tôn giáo thuần
túy mà còn là những cộng đồng mang tính chất chính trị- xã hội. Trong các xã
hội Islam giáo, không có sự phân phân biệt rạch ròi giữa tôn giáo và chính trị.
Lịch sử cho thấy sự hình thành Islam giáo trong điều kiện hợp nhất
chính trị và tôn giáo. Ngay khi ra đời Islam giáo đã gắn kết chặt chẽ hai yếu tố
thế quyền và thần quyền mà Muhammad là biểu trưng của sự gắn kết này, ông
vừa là nhà tiên tri đồng thời cũng là thủ lĩnh chính trị. Chính sự gắn kết tôn
giáo với chính trị đã quyết định đến vai trò và sự ảnh hưởng của Islam giáo
đối với đời sống chính trị xã hội hiện nay trên thế giới.
Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tôn giáo nào có sức lan tỏa mạnh
mẽ và nhanh chóng như Islam giáo. Từ một nhóm người du mục sống ở sa
mạc, những người Islam đã nhanh chóng trở thành những con người đầy

2



quyền lực tung hoành từ Cận Đông đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các
nước Châu Á. Những tinh thần “tử vì đạo”, “chiến đấu vì đạo của Alla” mà
giáo lý Islam giáo đã khắc vào tâm trí các tín đồ, đã được các vị thủ lĩnh đứng
đầu đế quốc Ả rập sử dụng như một công cụ sắc bén trong quá trình khai mở
đạo. Chính sự đan xen, bổ trợ lẫn nhau giữa hai yếu tôn giáo và chính trị đã
tạo lên sức mạnh của cộng đồng Islam. Mỗi một quốc gia, một vùng đất mà
tôn giáo này đi qua cũng đều để lại những dấu ấn sâu đậm và có những ảnh
hưởng to lớn đến đời sống văn hóa, chính trị, xã hội.
Trong những tôn giáo lớn hiện nay trên thế giới, Islam giáo là một tôn
giáo xuất hiện khá muộn so với các tôn giáo khác nhưng lại phát triển nhanh
nhất và trở thành một trong những tôn giáo có ảnh hưởng quan trọng hàng
đầu trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Islam giáo đóng một vai trò quan
trọng trong lịch sử, văn hóa không chỉ của người Ả rập mà còn của nhiều
quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống loài người, gắn liền với nó là quá trình giao thoa
kinh tế, chính trị, tiếp biến văn hóa đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mà cả thế
giới phải đối mặt. Là một tôn giáo lớn trên thế giới, Islam giáo cũng không
năm ngoài quá trình giao thoa đó. Bên cạnh sự tương tác mang tính chất tích
cực, thì Islam giáo cũng làm nảy sinh không ít những mâu thuẫn giữa các dân
tộc có tôn giáo và văn hóa khác nhau. Hiện nay quá trình “Islam hóa chính
trị” và “chính trị hóa Islam” diễn ra mạnh mẽ đã thu hút nhiều sự quan tâm,
chú ý của các nhà nghiên cứu.
Islam giáo được coi là một lối sống của người Muslim mà ở đó thế tục và
sự thiêng liêng không tách rời nhau trong cuộc sống của họ. Islam giáo có
một vai trò lớn trong đời sống chính trị hiện đại, nó có ảnh hưởng trực tiếp lên
nhiều mặt đời sống chính trị ở các quốc gia Islam giáo. Nhân loại đang chứng

3



kiến sự bùng nổ của Islam giáo với những vấn đề mang tính chất toàn cầu
xuất phát từ cộng đồng các tín đồ Islam giáo, như sự bất ổn về chính trị,
những hoạt động đối lập thậm chí ly khai, những vấn đề về xung đột sắc tộc,
chủ nghĩa khủng bố…
Islam giáo là một tôn giáo nhưng mang trong mình những yếu tố chính trị
đậm nét, vậy tính chính trị của Islam giáo là gì? Nó có nguồn gốc từ đâu? Và
những biểu hiện của tính chính trị trong quá trình hình thành và phát triển của
Islam giáo như thế nào? Để trả lời những câu hỏi trên tôi chọn đề tài “Tính
chính trị trong đạo Islam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Islam là một tôn giáo lớn trên thế giới. Mặc dù ra đời muộn hơn rất nhiều
so với các tôn giáo lớn khác, Islam giáo vẫn có một vị thế và sự ảnh hưởng
không nhỏ tới đời sống nhân loại. Do vậy nó luôn thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước từ những khía cạnh
tiếp cận khác nhau.
Dưới đây chúng tôi chỉ đi sâu phân tích một số công trình chính liên quan
trực tiếp đến đề tài luận văn.
Trước hết là một số công trình nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát
triển của Islam giáo tiêu biểu như: Dominique Sourel với “Hồi giáo” (Do Mai
Anh, Thi Hoa, Thu Thủy, Thanh Vân dịch), Nxb Thế giới, Hà Nội, Năm
2002; Will Durant với “Lịch sử văn minh Ả Rập” (Nguyễn Hiến Lê dịch),
Nxb văn hóa thông tin, Năm 2006; Nguyễn Thọ Nhân với “Đạo Hồi và Thế
giới Ả rập- Văn minh- Lịch sử”, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Năm
2004. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã khái quát được quá trình
hình thành và phát triển của Islam giáo với những giới luật, giáo lý rất chặt
chẽ, lý giải nguồn gốc ra đời, lịch sử truyền bá, sự phân chia giáo phái và quá
trình phát triển của đạo Islam trên thế giới.

4



Tác giả Bernard Lewis với “Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây”
(Nguyễn Thọ Nhân dịch), Nxb Tri thức, năm 2008. Tác giả đã chú giải ngắn
gọn nhưng cặn kẽ về mọi mặt trong lịch sử của vùng Trung Đông, của Islam
giáo và của cả một nền văn minh với nhiều bước thăng trầm. Trên hết, tác giả
cho chúng ta một hiểu biết sâu sắc về tính “văn minh” của Islam giáo, thông
qua những thành tựu được trình bày dưới dạng những mặt cắt ngang trong đời
sống của người Islam giáo. Qua đó, chúng ta thấy, như mọi nền văn minh rực
rỡ khác của Ai Cập, Trung Hoa, Châu Âu thời kỳ Phục Hưng, văn minh Hồi
Giáo cũng có những thành tựu tuyệt vời trong tổ chức xã hội, luật pháp và
tinh thần nhân đạo. Bên cạnh đó tác giả cho thấy quá trình du nhập và bị chối
bỏ của văn minh Phương Tây vào khu vực Trung Đông.
Tiếp đến là nhóm các công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Islam
giáo trong đời sống chính trị ở một số quốc gia:
Tác giả Ngô Văn Doanh với “Hồi giáo với đời sống chính trị Đông Nam
Á”, Nxb Thế giới, Năm 2013. Đây là một công trình viết về nền chính trị
Islam giáo trong toàn khu vực trên phương diện lịch sử là chủ yếu. Tác giả đã
cho thấy quá trình ra đời Islam giáo và sự du nhập Islam giáo vào Đông Nam
Á. Đồng thời tác giả cũng cho thấy cội nguồn hay đặc tính chính trị của Islam
giáo cũng như vai trò của Islam giáo trong đời sống chính trị ở Đông Nam Á,
những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, những hoạt động đối lập, thậm chí ly
khai với các xu hướng chính trị và các chính sách của chính quyền trong khu
vực Đông Nam Á.
Tác giả Phạm Thị Vinh với “Islam ở Malaysia” Nxb Khoa học xã hội,
Năm 2008. Trong công trình của mình tác giả đề cập đến quá trình du nhập
của Islam vào Malaysia, Islam trong xã hội truyền thống và văn hóa truyền
thống của Malaysia, Islam trong thời kì thuộc địa ở Malaysia, qua đó cho thấy
được vị thế quan trọng của Islam giáo trong đời sống chính trị, văn hóa, xã


5


hội của liên bang Malaysia. Đồng thời, công trình còn đề cập đến các vấn đề
như Islam và các cuộc khủng hoảng chính trị; Islam và chủ nghĩa dân tộc
Melayu và phong trào phục hưng Islam…Đặc biệt, tác giả cho thấy vai trò
của Islam giáo đối với người Melayu (một cộng đồng lớn nhất của Malaysia),
cũng như sự ảnh hưởng của nó đến những quyết sách về kinh tế, chính trị, xã
hội của Malaysia.
Nhóm các công trình nghiên cứu về Islam trong giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Văn Dũng với “Một số vấn đề của Islam giáo trong đời sống xã
hội hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3, năm 2005. Tác giả bài viết
đã khái lược về tín đồ Islam giáo hiện nay và những trụ cột của Islam giáo.
Đồng thời tác giả khái quát và phân tích về các tổ chức Islam giáo hiện nay,
tiêu biểu là tổ chức “những người anh em Muslim”với tư tưởng chủ đạo của Saiyd Kutb, tổ chức thánh chiến với tư tưởng của
Mohammad Abd-as-Salim và Abd-al Halim Hifai với quan niệm kinh tế của Islam giáo về giá trị hợp pháp.

Nguyễn Văn Dũng với “Islam giáo trong tiến trình “cách mạng 25 tháng
1” ở Ai Cập”, Tạp chí Công tác tôn giáo, số 1- 2, năm 2013. Tác giả bài viết
đã cho thấy sự sụp đổ của chính quyền Hosni Mubarak và “sách lược chờ
thời” với sự thắng thế của phong trào “Những anh em Islam giáo” trong cuộc
tranh giành quyền lực tại Ai Cập, khi Mohammed Morsi người thuộc Đảng
Tự do và Công lý của phong trào “Những anh em Islam giáo” nên nắm quyền
tổng thống, ông đã cho ban hành hiến pháp của Ai Cập lấy luật Sharia của
Islam giáo làm nền tảng, tác giả đã chỉ ra bản chất của cuộc “cách mạng ngày
25 tháng 1” và sự đi ngược lại của chính quyền Mohammed Morsi khi cố
gắng xây dựng Islam giáo hóa nhà nước Ai Cập.
Luận án tiến sĩ của Lương Thị Thu Hường với đề tài “Islamism trong bối
cảnh toàn cầu hóa”, bảo vệ năm 2014. Tác giả đã phân tích và làm rõ thuật
ngữ “Islamism” và quá trình ra đời đạo Islam. Tác giả đã chỉ ra bản chất của

toàn cầu hóa, sự tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đối với thế

6


giới Islam giáo, đồng thời luận án đã làm rõ những nguyên nhân sâu xa dẫn
đến sự xuất hiện của Islam chính thống và Islam cực đoan. Theo tác giả trong
bối cảnh toàn cầu hóa, Islam giáo có thể trở thành một lực lượng tuyệt hảo
giúp duy trì sự đoàn kết của cộng đồng Islam giáo tạo lên sức mạnh chính trị.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa không chỉ đem lại choIslam giáo những cơ hội mà
còn cả những thách thức trong giai đoạn mới.
Xét tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy đã có các công trình nghiên
cứu về quá trình ra đời và phát triển Islam giáo, sự ảnh hưởng của Islam giáo
tới đời sống chính trị ở một số quốc gia trên thế giới, cũng như sự phát triển
của Islam trong bối cảnh mới - bối cảnh toàn cầu hóa. Việc nghiên cứu về tính
chính trị trong đạo Islam là không mới, song việc nghiên cứu có hệ thống về
tính chính trị trong đạo Islam trên lập trường Mácxít vẫn cần được làm sáng
tỏ và nghiên cứu sâu sắc hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về tính chính trị trong đạo Islam,
những biểu hiện của tính chính trị trong đạo Islam trong quá trình tồn tại và
phát triển.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm
vụ
Thứ nhất: Trình bày khái quát những điều kiện, tiền đề hình thành tính
chính trị trong đạo Islam
Thứ hai: Chỉ ra và phân tích những biểu hiện của tính chính trị trong đạo
Islam trong quá trình tồn tại và phát triển trên cơ sở đó nhìn nhận những xu
hướng chính trị của đạo Islam trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đạo Islam gốc và tính chính trị trong đạo
Islam

7


4.2. Phạm vi nghiên cứu: Thông qua hệ thống kinh sách chỉ ra và phân
tích một số biểu hiện cụ thể của tính chính trị trong quá trình hình thành, tồn
tại và phát triển đạo Islam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng quan điểm Mácxít về tôn
giáo, bản chất, vai trò, chức năng của tôn giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp của Tôn giáo học và Triết học, phương
pháp lôgíc lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, khảo cứu tài liệu….
6. Đóng góp của luận văn
Từ việc phân tích những cơ sở hình thành và biểu hiện của tính chính trị
trong đạo Islam, Luận văn đã bước đầu phác thảo một cách có hệ thống về
tính chính trị trong đạo Islam, qua đó đã chỉ ra những biểu hiện của tính chính
trị trong đạo Islam, đồng thời phân tích những xu hướng chính trị Islam giáo
trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu, phân tích, làm rõ
tính chính trị trong đạo Islam
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào nhận
thức và ứng xử phù hợp hơn với cộng đồng Islam giáo, lý giải phần nào đời
sống chính trị ở các nước Islam giáo và những nguyên nhân của những biến
động chính trị ở những nước Hồi giáo. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo nói chung và Islam giáo nói

riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,
nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 06 tiết

8


Chương 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI
TÍNH CHÍNH TRỊ TRONG ĐẠO ISLAM
1.1.

Hoàn cảnh lịch sử cho sự ra đời tính chính trị trong đạo Islam

1.1.1. Bán đảo Ảrập thời kỳ tiền Islam giáo
Islam giáo hay còn gọi là Hồi giáo hoặc đạo Hồi, là một tôn giáo độc thần
lớn phát triển thứ ba sau Do thái giáo, và Kitô giáo, nó xuất hiện ở Trung cận
đông, khởi nguồn từ bán đảo Ảrập và gắn liền với những điều kiện lịch sử của
bán đảo Ảrập. Islam giáo ra đời trên một khu vực địa lý với những điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù. Vì thế, ngay trong quá trình ra đời và phát
triển, Islam giáo đã chứa đựng sự khác biệt mang tính đặc thù.
Bán đảo Ảrập là một vùng đất rộng lớn ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp giữa
ba châu: Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, nó nằm trên con đường giao lưu
quốc tế nối các trung tâm văn hóa cổ kính của thế giới. Trong thời thượng cổ
nó nằm giữa nền văn minh Ai Cập và Mesapotamia. Từ khoảng 1200 năm
TCN bán đảo Ảrập nằm dưới sự tác động liên tục của ba nền văn minh kế tiếp
nhau là: Mineans (1200 - 650 TCN), Sabe (1000 TCN - 570) và Himygarite
(thế kỷ II - thế kỷ VI). Vùng đất này có khí hậu rất khác biệt đã tạo nên sự đối
lập giữa hai miền, miền Bắc nơi có rất ít mưa, nguồn nước khan hiếm khó
khăn cho việc trồng trọt, miền Nam nơi có điều kiện khí hậu ôn hòa, có nguồn

nước phong phú thích hợp cho việc trồng trọt, nằm trên con đường buôn bán
giữa Tây Á và Bắc Phi.
Trong suốt lịch sử, bán đảo Ảrập chịu sự tác động to lớn bởi điều kiện khí
hậu. Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng đã tạo nên sự khác biệt về cách sống,
cách thức tổ chức xã hội cũng như phương thức sản xuất ở mỗi miền là rất
khác nhau. Ở miền Nam với lượng nước phong phú là môi trường thích hợp
cho sự phát triển nông nghiệp, từ thế kỷ VI TCN đã thu hút sự quan tâm của
người Hy Lạp và sau này là Roma. Sự phát triển về thương mại với một số

9


mặt hàng có giá trị trong thế giới cổ đại như: nhũ hương… đã mang lại sự
giàu có và phồn thịnh cho khu vực.
Miền Bắc bán đảo là nơi phát tích hai nền văn minh cổ là văn minh Ai cập
và văn minh Mesopotamia (Lưỡng Hà) và cũng là nơi phát tích của hai tôn
giáo lớn là Do thái giáo và Kitô giáo. Không được sự ưu ái của thiên nhiên
như miền Nam, phần bán đảo còn lại có khí hậu rất khắc nghiệt, lượng mưa
rất thấp, vì vậy không thích hợp cho việc đinh cư nên đã hình thành lối sống
du mục. Cư dân trên bán đảo chiếm 5/6 là cư dân của các bộ lạc du mục
Bedouin, có cuộc sống du canh, du cư trong các lều trại và di chuyển cùng với
các đoàn gia súc từ ốc đảo này đến ốc đảo khác. Phương tiện chủ yếu của
người Bedouin là ngựa và lạc đà, tuy nhiên lạc đà được người Ảrập chọn lựa
là phương tiện tối ưu nhất, nó trở thành một phần không thể thiếu trong đời
sống của người Bedouin.
Không còn nghi ngờ gì nữa, vị trí địa lý và điều kiện khí hậu đã có sự ảnh
hưởng lớn tới việc định hình đời sống xã hội của cư dân trên bán đảo Ảrập.
Thực tế cho thấy, những người cư ngụ trong các ốc đảo và các khu vực nông
thôn và những người du mục Bedouin là hai yếu tố chính của người Ảrập.
Điều này phản ánh những đặc điểm địa lý và khí hậu đặc biệt của bán đảo:

những người có cuộc sống định cư đại diện cho phong cách sống ở miền Nam
trù phú với nhiều cơ hội phát triển kinh tế đặc biệt là nông nghiệp, những
người Bedouin với lối sống du mục là đại diện cho phong cách sống của miền
Trung và miền Bắc Ảrập, sống trong điều kiện khắc nghiệt của khí hậu, ít có
cơ hội phát triển và cũng chính nơi đây, sau này phát tích một nền văn minh
mới, một tôn giáo mới đó là Islam giáo.
Những yếu tố có thể xác định thời kỳ tiền Islam giáo ở đây là: sa mạc, lạc
đà và Bedouin. Các Bedouin có kỹ năng tồn tại trong các điều kiện khắc
nghiệt của sa mạc và sử dụng phương tiện di chuyển tuyệt vời là lạc đà.

10


Bán đảo Ảrập bị chia sẻ bởi hàng trăm bộ lạc với những phong tục tập
quán khác nhau. Những điều kiện kinh tế, xã hội của đời sống sa mạc đã làm
nảy sinh thường xuyên những xung đột giữa các bộ lạc Bedouin về quyền sử
dụng nguồn nước và quyền chăn thả gia súc trên các đồng cỏ. Những người
Bedouin thường kiếm sống bằng chăn thả gia súc và săn bắn. Một sự đặc biệt
trong đời sống của người Bedouin là để đảm bảo sự sinh tồn dù ở nơi này hay
nơi khác, họ đã luôn thực hiện các cuộc tấn công cướp phá vào các làng mạc,
thành phố và các thương đoàn. Sự tấn công và cướp phá được coi như một
phương tiện sống của người Bedouin. Bên cạnh đó, đời sống của những cư
dân định cư tại các ốc đảo và thung lũng có phần phát triển hơn nhờ sự phát
triển của nông nghiệp và hưởng lợi từ các thương đoàn. Mặc dù có sự khác
biệt lớn giữa hai phong cách sống như vậy, nhưng giữa họ vẫn có sự liên kết
nhất định. Xét ở một khía cạnh nào đó, thì người Bedouin và dân định cư có
mối liên hệ cộng sinh với nhau, họ thường xuyên có những trao đổi với nhau
về những nhu yếu phẩm hàng ngày: người Bedouin có thể ăn những thức ăn
hàng ngày của người dân định cư và ngược lại người dân định cư có được
những bát sữa dê và thịt cừu của người Bedouin.

Cơ sở bộ tộc trong xã hội Ảrập tiền Islam là gia đình. Do điều kiện khắc
nghiệt của sa mạc mà người đàn ông trong bộ tộc được coi là biểu tượng sức
mạnh, họ là những chiến binh bảo vệ bộ tộc, là người đảm bảo sự tồn tại của
bộ tộc. Vì thế trong giai đoạn này người đàn ông có một vai trò quan trọng, bộ
tộc nào càng có nhiều người đàn ông thì đồng nghĩa với uy tín và sức mạnh
của bộ tộc đó càng cao.
Sự cách biệt về địa lý cùng với sự tự trị về kinh tế đã tạo nên tính cách
riêng biệt của từng bộ tộc. “Người Ảrập chỉ trung thành và có bổn phận đối
với bộ lạc của họ thôi, mà bộ lạc càng nhỏ thì lòng hi sinh càng lớn, họ làm
cho bộ lạc tất cả những gì mà hạng người văn minh làm cho tổ quốc, tôn giáo

11


hoặc nòi giống của mình- nghĩa là nói dối, ăn cắp, giết người hoặc chết cho
bộ lạc với một lương tâm trong sạch” [17, tr.14]. Cuộc đấu tranh chống lại sự
khắc nghiệt của tự nhiên và chống lại các bộ tộc, bộ lạc khác đòi hỏi phải có
sự gắn kết của các thành viên trong bộ lạc, họ phải sống chung với nhau, cùng
nhau hành động, cùng nhau đấu tranh và cùng nhau sở hữu chung những nhu
yếu phẩm cần thiết như: thực phẩm, nước, lửa, cỏ… ngoại trừ lều và lạc đà là
sở hữu riêng của từng gia đình.
Những giá trị, phẩm chất đạo đức của người Ảrập trong thời kỳ này được
xây dựng hay phụ thuộc vào điều kiện khắc nghiệt của sa mạc “sống một đời
sống khắc nghiệt, nơi mà chỉ có những người mạnh mẽ nhất là chống chọi
được, người Ảrập cổ coi sức mạnh và mưu mẹo đôi khi kết hợp với sự hòa
phóng phô trương như những phẩm chất cao nhất, thời kỳ mà con người đam
mê theo những thiên hướng của mình không cần giữ ý tứ được người theo Hồi
giáo gọi là thời kỳ Jahiliya (“sự dốt nát”hay đúng hơn là man di)” [54, tr.7].
Trong đời sống sa mạc khắc nghiệt, người Ảrập đã sáng tác thơ, như một sự
giải tỏa tâm lý. Như một nhà khoa học đã nhận xét: “người Ảrập tiền Hồi giáo

thường vô học nhưng rất thích thơ gần ngang với thích ngựa, thích đàn bà và
rượu” [17, tr.18]. Những chủ đề của thơ là những vấn đề trong đời sống du
mục như: tình yêu, lòng dũng cảm, sự hận thù, chiến đấu… tất cả mọi thứ của
cuộc sống người Bedouin đã đi vào thơ ca.
Sự kém phát triển về kinh tế cũng như sự thiếu liên kết giữa các bộ tộc
cùng với sự bất lực của con người trước sức mạnh tự nhiên của đời sống sa
mạc đã hạn chế về mặt nhận thức thế giới xung quanh của người Ảrập cổ. Họ
kính nể và sợ hãi mọi thứ xung quanh, họ không thuộc về một tôn giáo nào,
họ sùng bái đa thần giáo. Về điều này, có nhà nghiên cứu đã viết: “Họ sợ và
thờ vô số thần, thần tinh tú, thần mặt trăng và thần trong lòng đất đôi khi họ
cầu khấn trời đừng trừng phạt họ nhưng xét chung họ rất sợ Djinn (quỷ) rất

12


đông ở chung quanh họ, tìm mọi cách để làm dịu cơn giận của các djinn, họ
an mệnh, không chống với số mạng, cầu nguyện vắn tắt chứ không dài dòng
như phụ nữ và chịu nhận là không hiểu được sự vô biên của vũ trụ” [17, tr.23]
Sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên đã tạo nên đời sống của Bedouin, từ
sự khác biệt về địa lý mà ta thấy được sự khác biệt về đời sống giữa các miền
trong bán đảo Ảrập cổ. Chính đời sống sa mạc đã tạo nên tính cách của người
Ảrập: sự hỗn độn, vô trật tự của bán đảo, những liên kết lỏng lẻo thậm chí
không liên kết giữa các bộ lạc trong bán đảo đã tạo nên một xã hội vô chủ.
Tình trạng này diễn ra trong suốt một thời gian dài cho đến khi Islam giáo ra đời.
Tôn giáo này đã thống nhất bán đảo Ảrập, mang lại một trật tự xã hội mới.
1.1.2. Cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo cho sự nảy
sinh tính chính trị trong Islam giáo
Islam giáo ra đời trong sự chuyển biến của xã hội Ảrập từ chế độ công xã
nguyên thủy sang chế độ xã hội có giai cấp. Trước khi Islam giáo ra đời, cư
dân trên bán đảo chủ yếu sống theo phương thức du mục nay đây mai đó và

các thị dân trong các thành thị sống thành từng bộ tộc, bộ lạc. Sự chuyển biến
về kinh tế, xã hội cùng với những biến động về chính trị đã đặt ra một nhu cầu
cần phải quy tụ các bộ tộc, bộ lạc trên bán đảo thành một nhà nước phong
kiến tập quyền.
Điều kiện về kinh tế: Bán đảo Ảrập là một vùng đất rộng lớn nhưng phần
lớn lãnh thổ đất đai không thể trồng trọt được bởi hầu hết lãnh thổ có lượng
mưa rất thấp do đó nguồn nước không đủ cung cấp trong quá trình sản xuất,
ngoại trừ vùng Nam Ảrập (ngày nay là Yêmen). Điều kiện khắc nghiệt đã
quyết định đến việc tổ chức sản xuất cũng như sự chọn lựa phương thức sản
xuất của người Ảrập bấy giờ. Do phần lớn diện tích bán đảo là sa mạc và một
phần nhỏ diện tích tiến hành sản xuất nông nghiệp được, nên trong giai đoạn
này, nền kinh tế của bán đảo Ảrập với đặc trưng là kinh tế du mục ở phía bắc

13


và nền kinh tế nông nghiệp ở phía nam. Với bản chất là cư dân du mục, một
bộ phận cư dân là các toán cướp thường xuyên cướp bóc đánh phá các vùng
lân cận và các thương đoàn, còn một bộ phận cư dân kia là các thương nhân
và những người chăn thả gia súc.
Điều kiện về tự nhiên địa lý, khí hậu không đem lại cho bán đảo sự thuận
lợi trong sản xuất nhưng đã đem lại cho bán đảo sự phát triển vượt bậc về
thương mại, do vị trí bán đảo Ảrập nằm trên con đường giao thương quan
trọng giữa châu Á, châu Phi và Châu Âu. Vào đầu thế kỷ thứ VI, con đường
mậu dịch Đông - Tây hình thành đã mang lại sự biến đổi to lớn cho bán đảo
Ảrập nhất là trên phương diện kinh tế, nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa lớn ra
đời như: Mecca, Jatrip… Ở phía Nam, nhờ có con đường buôn bán giữa Tây
Á và Bắc Phi nên Yêmen có nhiều điều kiện phát triển về thương nghiệp. Dọc
theo Hồng Hải ở phía Tây bán đảo là vùng Hejaz nằm trên con đường buôn
bán Đông- Tây, là chiếc cầu nối thông thương giữa Địa Trung Hải với Ấn Độ

và Trung Quốc. Vị trí địa lý này đã đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho nền
kinh tế hàng hóa.
Hàng hóa được vận chuyển qua đường biển và cập bến tại các cảng của
Ảrập, sau đó được các thương nhân sử dụng lạc đà chuyên chở qua các sa
mạc tới các trung tâm kinh tế. Sự lệ thuộc của các trung tâm kinh tế vào con
đường giao thương Đông - Tây từ Ấn Độ qua Địa Trung Hải, Bắc - Nam từ
châu Phi tới đế quốc Byzangtin là rất lớn. Từ các con đường giao thương này,
đã hình thành nên các làng mạc định cư xung quanh con đường huyết mạch
này. Một số bộ lạc du mục tham gia vào các thương đoàn, làm người dẫn
đường cho các thương đoàn qua sa mạc. Bên cạnh đó, thì cũng có “rất nhiều
bộ lạc du mục sinh sống bằng nghề cướp bóc các đoàn buôn.Việc cướp bóc
này diễn ra thường xuyên đến mức được xem như là một lối sống có thể chấp
nhận được và có riêng một nguyên tắc chỉ đạo” [2, tr.17]. Như vậy bên cạnh

14


nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, thương nghiệp thì cướp bóc cũng được coi
như một nghề để duy trì sự sinh tồn và phát triển kinh tế của các bộ lạc, đây là
một nét đặc thù của xã hội Ảrập.
Bán đảo Ảrập chiếm một vị trí quan trọng là điểm trung chuyển của các
thương đoàn khi mà hầu hết các con đường giao thương nằm trọn vẹn trong
bán đảo. Vì thế ngay từ rất sớm khi mới hình thành các tuyến đường mậu dịch
đã trở thành mục tiêu chiến lược của các đế quốc chung quanh. Tại miền Nam
các nhà nước sơ khai nhỏ bé như: Yêmen, Mecca, Jatrip đã trở thành đối
tượng được quan tâm đặc biệt từ Vatican và Iran. Những nhà nước nhỏ bé
này tồn tại chủ yếu nhờ vào thương mại, nhờ vào nghề thủ công và cho vay
nặng lãi.
Ở phía Bắc, sự tranh giành ảnh hưởng và quyền kiểm soát con đường
thông thương giữa hai đế quốc lớn là Byzangtin và Ba Tư đã có những ảnh

hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế của miền này. Người Ba Tư muốn
độc chiếm, kiểm soát con đường mậu dịch Đông - Tây trên cả mặt kinh tế lẫn
chiến lược, lợi dụng vị trí địa lý nằm trên con đường mậu dịch để khống chế
nền kinh tế của đế quốc Byzangtin, khai thác con đường này vào thời bình và
cắt đứt nó trong thời chiến. Đế quốc Byzangtin muốn trao đổi thông thương
với phương đông bằng con đường ngắn nhất thì buộc phải qua Ba Tư. Người
Byzangtin có thể chọn con đường biển ở phía Nam Ấn Độ Dương hoặc con
đường bộ từ Trung Quốc xuyên qua các thảo nguyên đến biển Đen. Cả hai đế
quốc Ba Tư và Byzangtin đều cố gắng tranh giành quyền kiểm soát các con
đường giao thương ấy.
Năm 525 Byzangtin đã giúp người Aixaơpia đem quân xâm lược Yêmen
và thống trị Yêmen. Sau khi đập Marich bị phá hủy, nạn lũ lụt xảy ra dẫn đến
sản xuất nông nghiệp bị ngừng trệ. Năm 575 Ba Tư tiến quân đánh người
Aixaơpia và chiếm lại được Yêmen. Tình trạng chiến tranh diễn ra trong một

15


thời gian dài đã làm cho vùng đất phía Nam Ảrập nhanh chóng bị suy yếu, các
trung tâm buôn bán lâm vào tình trạng khủng hoảng, con đường mậu dịch bị
ngừng trệ, điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế của các
bộ lạc Ảrập, những người sống dựa vào sự giao thương của các con đường
mậu dịch. Do vậy, đã có nhiều bộ lạc phía Nam di cư lên phía Bắc và định cư
xung quanh Mecca. Sự di cư này mang lại sự nhộn nhịp và phát triển hơn
trước của con đường thông thương Bắc - Nam. Giếng nước lợ Zamzam của
Mecca biến nơi đây thành nơi nghỉ chân thuận lợi cho những thương đoàn đến
từ sa mạc. Mecca là nơi mà bộ lạc Quraysh cư trú và chiếm phần lớn cư dân
nơi đây, những nhà buôn của bộ lạc Quraysh chiếm một lưu lượng lớn hàng
hóa của các thương đoàn.
Với một vị trí thuận lợi nằm trên con đường mậu dịch, Mecca trở thành

một trung tâm thương mại lớn. Người dân Mecca thành công trong việc sử
dụng các đặc quyền thương mại, nhiều giao dịch tài chính lớn được diễn ra, số
lượng thương gia có khối tài sản lớn ngày càng nhiều. Điều này cho thấy sự
xuất hiện của sở hữu tư nhân ở Mecca nói riêng và toàn bán đảo Ảrập nói
chung đang trên đà phát triển.
Nền kinh tế bán đảo Ảrập trước đây vốn tự túc tự cấp, bó hẹp trong các bộ
lạc, bộ tộc, thì nay, sự phát triển của các con đường mậu dịch đã làm thay đổi
diện mạo của nền kinh tế Ảrập. Những bộ tộc trước đây chỉ quen sống với đời
sống du mục với nền kinh tế chăn nuôi gia súc và hình thức sản xuất du canh
du cư là chủ yếu hay những người định cư ở phương Nam với nền kinh tế
nông nghiệp đã tham gia vào các thương đoàn phát triển thương mại. Nhờ vào
vị trí địa lý thuận lợi của mình mà cư dân của bán đảo Ảrập đã nhanh chóng
trở thành những nhà buôn tham gia vào lĩnh vực thương mại dong duổi trên
khắp các vùng đất. Sự phát triển của các con đường mậu dịch đã mang đến sự
phồn thịnh cho bán đảo, tuy nhiên nó cũng mang đến không ít khó khăn cho

16


cư dân nơi đây. Các con đường mậu dịch luôn nằm trong sự cạnh tranh, xung
đột của các đế quốc bên ngoài.
Đầu thế kỷ VII, con đường mậu dịch Đông- Tây thuộc quyền kiểm soát
của người Ba Tư đã dẫn đến sự suy thoái kinh tế. Việc mất nguồn thu thuế,
buôn bán đã khiến nền kinh tế Ảrập suy tàn. Đời sống của những người dựa
vào con đường mậu dịch này trở lên khó khăn, những mâu thuẫn trong xã hội
ngày càng gay gắt, những trung tâm kinh tế của Ảrập lâm vào trạng thái
khủng hoảng. Trước tình hình đó, cần phải có sự thống nhất các bộ tộc trên
bán đảo, thành lập nhà nước trung ương tập quyền đủ sức đương đầu với các
đế quốc bên ngoài, giành lại quyền kiểm soát các con đường mậu dịch.
Điều kiện về chính trị - xã hội: Trước khi Islam giáo ra đời, tổ chức chính

trị trên bán đảo Ảrập là một tổ chức gia tộc gồm thị tộc và bộ lạc, mỗi bộ lạc,
thị tộc được thống trị và lãnh đạo bởi một Sheik, là người được cả bộ lạc chọn
lựa, là người trong một gia đình nhiều đời và giàu có trong bộ lạc, có tài trí,
lòng dũng cảm và nhiều công lao đối với bộ lạc, thị tộc. Trách nhiệm của
những Sheik là đại diện cho bộ lạc của mình trong quan hệ với bộ lạc khác,
chỉ huy các chiến binh trong chiến tranh, chia sẻ của cải trong bộ tộc, giải
quyết những bất đồng trong bộ lạc và quyết định địa bàn cư trú của bộ
lạc…Tất cả những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc cùng nhau thiết lập nên hội
đồng bộ lạc, hội đồng này có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của các bộ lạc
thông qua việc thương lượng, tất cả những quyết định được thực hiện sau khi
đã thảo luận và đạt được sự thống nhất trong hội đồng.
Cấu trúc chính trị trên phản ánh đời sống chính trị hay truyền thống hành
chính của người Bedouin, những người sống trong sa mạc và lều trại. Bên
cạnh đó, Ảrập thời kỳ này đã hình thành một số trung tâm hành chính của
những người sống định cư trong các thành thị như: Mecca, Yêmen…Tại
Mecca, chính quyền Kaba được thành lập để tổ chức Mecca, bảo vệ Mecca,

17


tìm kiếm và cung cấp nguồn nước, nguồn thức ăn cho các thương đoàn, tổ
chức các hoạt động thương mại… Như vậy, “bán đảo Ảrập thời đó không có
một chính quyền hay một nhà nước trung ương mà tồn tại tình trạng cân bằng
giữa một bên là các bộ lạc và một bên là các trung tâm thương mại và trồng
trọt. Những người dân du mục cùng một bộ lạc hay liên minh bộ lạc, với tư
cách là thị dân, thường thỏa thuận không tấn công vào những trung tâm
thương mại và trồng trọt hoặc các đoàn buôn đến và đi” [2, tr.16-17]
Bán đảo Ảrập tồn tại hàng trăm bộ lạc khác nhau, mỗi bộ lạc đặc trưng
bởi một phong tục tập quán riêng, vì thế thật khó có thể tìm ra một trật tự
chính trị. Người trong sa mạc sống trong tình trạng vô pháp luật, họ sống

trong bóng đêm của nền công lý dựa trên sự báo thù, họ trả đũa những cuộc
tấn công này bằng những cuộc tấn công khác. Trong sa mạc, đơn vị căn bản
của cuộc sống không phải là quốc gia mà là bộ tộc. Những bộ tộc này luôn
luôn di chuyển, do đó, họ không hề có một luật pháp chung và cũng không đặt
mình dưới sự chi phối của một trật tự chính trị. Tình trạng rời rạc của các bộ
lạc trong bán đảo kéo dài đã không tạo lên một sức mạnh đủ lớn để chống lại
những thế lực từ bên ngoài. Ở phía Bắc bán đảo, từng xuất hiện một số tiểu
vương quốc, nhưng sau đó, đã trở thành phiên thuộc của đế quốc hùng mạnh
Byzangtin. Tại phía Nam, cũng đã xuất hiện một số nhà nước sơ khai nhỏ bé
tồn tại trong một thời gian ngắn và nằm dưới sự cai trị của người Byzang hay
người Ba Tư.
Bán đảo Ảrập luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lược bởi đế quốc
Byzangtin từ phía tây và đế quốc Ba Tư từ phía đông. Cả Byzangtin và Ba Tư
đều muốn giành quyền kiểm soát các con đường mậu dịch đi qua Ảrập nên đã
tiến hành các cuộc chiến tranh kéo dài mấy trăm năm. Trong suốt thế kỷ VI
và đầu thế kỷ VII, toàn bộ Trung Đông nằm trong sự kiểm soát của Byzangtin
và Ba Tư. Hai đế quốc đối đầu nhau trong suốt nhiều thế kỷ đã kéo Ảrập vào

18


vòng xoáy của sự tranh giành ảnh hưởng “và trong tình trạng chiến tranh và
đối kháng giữa hai đế quốc mà Arabia một lần nữa trở thành đối tượng của sự
tranh giành dân chúng ở đây lại được ve vãn, tôn vinh và đôi khi được cả hai
bên cung cấp tiền bạc” [38, tr59].
Mặc dù vậy cũng có một thời gian dài Ảrập dường như bị quên lãng khi
nó không còn quan trọng trong con mắt của hai đế quốc. “Trong một thời gian
dài từ năm 384 đến năm 502 khi La Mã và Ba Tư không có chiến tranh với
nhau thì chẳng ai để ý đến Arabia hay đến các con đường thông thương dài
tốn kém và nguy hiểm chạy qua các sa mạc và ốc đảo ở đây. Hàng hóa lại

chuyên chở trên những đường khác thì thu nhập ở đây bị cạn kiệt các đoàn lạc
đà không còn qua lại thì các thành phố sẽ bị bỏ hoang. Ngay những dân định
cư trong các ốc đảo cũng phải bỏ đi nơi khác hay trở lại đời sống du mục,
không còn làm ăn buôn bán nữa và phải sống một đời sống du mục cho nên
mức sống và trình độ văn hóa của người dân bị hạ thấp và trong suốt một thời
gian dài vùng Arabia bị tách ra khỏi thế giới văn minh như chưa từng thấy”
[38, tr.58-59]. Sự phát triển của các con đường thông thương đã mang lại
những nguồn lợi to lớn cho cư dân Ảrập. Do đó, sự ngừng trệ của nó đã đem
lại những tổn thất không hề nhỏ về mọi mặt của bán đảo. Trong suốt thời gian
này, bán đảo Ảrập dường như không có sự phát triển đáng kể nào mà nó có xu
hướng đi xuống. Ảrập rơi vào thời kỳ tăm tối, nghèo đói, dân chúng bỏ cuộc
sống định cư trở lại đời sống du mục. Đây là thời kỳ mà sau này người Islam
giáo gọi là “thời đại ngu dốt” hay “thời đại vô minh”.
Trong thế kỷ VI, đã diễn ra nhiều cuộc đụng độ giữa Byzangtin và Ba Tư.
Chính sách của Bzangtin chủ yếu là trực tiếp chống Ba Tư. Tại phía Nam
Ảrập, đế quốc Byzangtin sử dụng người Ethiopia xâm chiếm Ymen, từ đó họ
tấn công đánh chiếm Mecca. Thế nhưng, người Ethiopia đã không đủ mạnh
để làm được điều đó và không được duy trì sự có mặt của mình tại Yêmen.

19


Năm 575, Ba Tư xuất quân đánh đuổi người Ethiopia giành quyền thống trị
Yêmen, biến Yêmen trở thành một tỉnh của Ba Tư. Sự thay đổi liên tục của
các chế độ chính trị đã có những tác động không nhỏ đến xã hội Ảrập. Những
phương thức sản xuất mới, những cách thức sinh hoạt mới và những tư tưởng
mới đã theo những cư dân di cư từ bên ngoài vào tạo nên một diện mạo mới
cho bán đảo Ảrập. Kết quả của những cuộc xung đột giữa Byzangtin và Ba
Tư là nhiều tuyến đường thông thương mới ra đời, các tiểu vương quốc trên
bán đảo hình thành trở lại, cư dân Ảrập tiếp thu được nhiều điều mới mẻ hơn.

Islam giáo ra đời trong sự chuyển biến của xã hội Ảrập từ chế độ công xã
nguyên thủy sang chế độ xã hội có giai cấp. Sự phát triển của nền kinh tế
hàng hóa đã đem lại sự thay đổi to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội
Ảrập. Nếu như trước đây với nền kinh tế tự túc tự cấp thì đặc trưng trong xã
hội là các kiểu quan hệ thị tộc, bộ lạc thì giờ đây, thay vào đó, là những mối
quan hệ dựa trên sở hữu tư nhân về công cụ lao động và sản phẩm lao động.
Sự xuất hiện và phát triển của sở hữu tư nhân và những hình thức tư hữu đã
phá vỡ cơ cấu xã hội cũ với đơn vị là thị tộc, bộ lạc.
Trong bối cảnh chính trị rối ren, nền kinh tế khủng hoảng, đã tạo nên cho
bán đảo một diện mạo văn hóa xã hội đặc thù, suy thoái về kinh tế đã dẫn đến
sự đánh chiếm lẫn nhau giữa các bộ lạc nhằm chiếm đoạt gia súc và thực
phẩm. Sự tồn vong của bản thân và bộ lạc được đặt lên trên hết. Mỗi thành
viên trong bộ lạc luôn có ý thức bảo vệ các quyền lợi của bộ lạc, luôn đề cao
bổn phận của mình đối với bộ lạc. Do đó, những kẻ có sức mạnh luôn được
tán dương, xã hội đầy rẫy bất công. Sự hách dịch và đàn áp của người giàu
đối với kẻ nghèo, của bộ lạc này đối với bộ lạc khác trở nên phổ biến. Điều
này có sự ảnh hưởng ghê gớm tới cơ cấu xã hội Ảrập bấy giờ. Những thị tộc,
bộ lạc được coi là có sức mạnh là những thị tộc, bộ lạc có nhiều con trai, bởi
chỉ có con trai, những người đàn ông khỏe mạnh mới đảm bảo các nhu cầu về

20


chiến đấu, sản xuất và sự tồn vong của bộ lạc. Vì lẽ đó mà địa vị của người
phụ nữ trong xã hội bị hạ thấp, họ bị coi như một thứ tài sản, thậm chí ngay
khi mới sinh ra bé gái có thể bị người cha chôn sống, chức năng và nhiệm vụ
chính của người đàn bà trong bộ lạc là sản sinh ra những chiến binh.
Cơ cấu xã hội có sự phân hóa ngày càng rõ nét dựa trên những điều kiện
về sở hữu tư nhân giữa một bên là tầng lớp quý tộc, những kẻ giàu, có nô lệ
và gia sản với một bên là tầng lớp nô lệ nghèo khó và những người không có

gia sản. Những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội ngày càng gay gắt. Mọi giai
tầng trong xã hội đều cố gắng thoát khỏi cảnh khốn cùng với mong muốn có
một cuộc sống tốt đẹp hơn, mong muốn có sức mạnh để chống lại những thế
lực ngoại bang, thoát khỏi sự lệ thuộc và áp bức của các thế lực bên ngoài. Để
làm được điều đó, tất yếu phải có sự liên minh bộ lạc, bộ tộc, phải có sự thống
nhất các bộ lạc, bộ tộc để có một sức mạnh tổng quát đủ lớn đối trọng với sức
mạnh của các thế lực bên ngoài. Đó là một yêu cầu khách quan của lịch sử
bán đảo Ảrập bấy giờ.
Người Bedouin với tính cách mạnh mẽ không bao giờ chấp nhận một đời
sống lệ thuộc, sự bất công giáng xuống đầu họ, họ sẽ chống cự với tất cả sức
mạnh mà họ có, với họ trên hết là sự tự do, sự tồn tại của bộ lạc, họ sống để
hướng tới sự hy sinh cho bộ lạc mình. Chính những điều kiện của đời sống sa
mạc đã tạo nên tính cách của người Bedouin và cũng chính nó đã gieo mầm
và phát triển đức tính hiếu khách, lòng dũng cảm và sự tương trợ lẫn nhau.
Tuy nhiên, tất cả đó là chưa đủ. Để đáp ứng yêu cầu của thực tế, bán đảo Ảrập
cần phải xây dựng một trật tự xã hội mới để khắc phục tình trạng vô tổ chức.
Trước bối cảnh chính trị, xã hội Ảrập bấy giờ, những thủ lĩnh bộ lạc nhận
thấy cần phải quy tụ các bộ lạc để thành lập nhà nước có một chính quyền tập
trung vững mạnh, chấm dứt tình trạng cát cứ để có một chế độ chính trị thống
nhất đảm bảo sự độc lập dân tộc nhằm chống lại sự xâm lăng từ các đế quốc

21


×