Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Đánh giá hoạt động tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật của chi nhánh I – Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam trên địa bàn huyện Mê Linh – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.09 KB, 106 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp nhiệt đới, thời tiết khí hậu nóng ẩm
quanh năm( nhiệt độ trung bình 22- 27 0C, độ ẩm 70 – 95%, lượng mưa trung
bình 2200 – 2450mm/năm) (Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn trung
ương) là điều kiện tốt để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là phát
triển ngành trồng trọt nhưng đồng thời cũng là điều kiện cho nhiều loại côn
trùng gây hại, nấm và cỏ dại sinh sôi nảy nở. Thực tế cho thấy mặc dù hàng
năm trên thế giới sử dụng khoảng 2,5 triệu tấn thuốc BVTV tương đương với
26 tỷ USD. Tuy vậy hàng năm vẫn có khoảng 35 – 40% sản lượng lương thực
của thế giới vẫn bị mất đi vì sâu bệnh và cỏ dại (Cục bảo vệ thực vât).
Vì vậy việc sử dụng thuốc BVTV là biện pháp hết sức quan trọng trong
việc đảm bảo sản lượng, chất lượng lương thực thực phẩm và thu nhập của
người nông dân, khi mà công nghệ sinh học chưa thành công và phát triển
trong việc tạo ra các giống cây trồng mới có sức chống chịu với sâu bệnh.
Hiện nay hoạt động tiêu thụ thuốc BVTV đang còn nhiều hạn chế, chưa
đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng và chủng loại của người nơng
dân khi dịch bệnh xảy ra. Ngồi ra, tình trạng người nông dân sử dụng thuốc
BVTV sai quy định gây ra thiệt hại to lớn về kinh tế, xã hội, mơi trường.
Đứng trước vấn đề đó địi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật như cơng ty cổ phần Thuốc sát trùng Việt
Nam(VIPESCO) phải có hướng đi đúng đắn trong việc sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm thuốc BVTV, điều này là vô cùng quan trọng đối với các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khi Việt Nam là thành viên thứ
150 của WTO.
Để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh thuốc BVTV,
một loại hàng hoá vật tư nông nghiệp đặc biệt chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Đánh giá hoạt động tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật của chi nhánh I –

1




Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam trên địa bàn huyện Mê Linh – Hà
Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hoạt động tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật của chi nhánh I –
Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam trên địa bàn huyện Mê Linh – Hà Nội,
từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản
phẩm của cơng ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tiêu thụ
thuốc bảo vệ thực vật.
-

Khảo sát và đánh giá tình hình tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật của Chi
nhánh I - công ty cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam trên địa bàn huyện
Mê Linh trong những năm gần đây. Đồng thời nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ thuốc BVTV.

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ
sản phẩm thuốc BVTV của Chi nhánh I – Công ty cổ phần Thuốc sát
trùng Việt Nam.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hiệu quả quá trình tiêu thụ
thuốc bảo vệ thực vật của chi nhánh I – Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu ở chi nhánh I – Công ty CP Thuốc sát trùng

Việt Nam, tại số 2 đường Triệu Quốc Đạt – Hoàn Kiếm – Hà Nội và địa bàn
huyện Mê Linh.
1.3.2.2 Phạm vi thời gian

2


Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày 8/01/2009 –
23/05/2009. Trong q trình nghiên cứu thì tơi sử dụng số liệu trong 3 năm từ
năm 2006 – 2008.
1.3.2.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật của chi nhánh I –
Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam. Đưa ra những nhận xét, đánh giá về
hoạt động tiêu thụ, đồng thời làm rõ hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
của chi nhánh I – Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam so với sản phẩm
thuốc bảo vệ thực vật của công ty khác trên địa bàn nghiên cứu. Qua đó đưa
ra những nhận xét và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động tiêu thụ.

3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Có nhiều khái niệm về tiêu thụ được đưa ra
- Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động bán hàng tới tay người tiêu dùng.
- Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động xúc tiến bán hàng.
- Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động tổ chức mạng lưới bán hàng.

- ...
Tuy nhiên tuỳ thuộc vào mỗi nền kinh tế của mỗi quốc gia mà có các
hình thức tiêu thụ khác nhau, nhưng chúng ta có thể hiểu theo hai dạng là:
• Tiêu thụ được hiểu theo nghĩa hẹp là: Cầu nối giữa người sản xuất và
người tiêu dùng.
• Tiêu thụ sản phẩm được hiểu theo nghĩa rộng là: khâu lưu thơng hàng
hố, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với
một bên là tiêu dùng. Trong q trình tuần hồn các nguồn vật chất, việc mua
bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt
động lưu thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp (Trần Minh Đạo ,2002)
Nhìn chung tiêu thụ sản phẩm bao gồm các hoạt động thương mại đầu
ra của doanh nghiệp.
Như vậy tiêu thụ sản phẩm không chỉ là một hoạt động đơn thuần như
tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng, . . . Mà đó là một tổng thể các
hoạt động từ hoạt động tạo nguồn chuẩn bị hàng hoá, tổ chức mạng lưới bán
hàng, xúc tiến bán hàng, dịch vụ trong và sau khi bán hàng . . .
Trong nền kinh tế thị trường thị hoạt động tiêu thụ đóng vai trị vơ cùng quan
trọng, nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Đặc biệt là khi Việt Nam vừa
là thành viên thứ 150 của tổ chức WTO thì hoạt động tiêu thụ cần phải được nâng
lên ở tầm cao mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

4


2.1.2 Những vấn đề cơ bản về thị trường tiêu thụ sản phẩm
2.1.2.1 Khái niệm về thị trường tiêu thụ sản phẩm
 Các khái niệm về thị trường:
Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, thị trường là nơi chứa đựng tổng cung
và tổng cầu.
Theo quan điểm kinh tế, thị trường gồm tất cả các người mua và người

bán có hoạt động trao đổi hay mua bán với nhau các hàng hóa hay dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu cho nhau.
Theo quan điểm Marketing, thị trường là tập hợp những người hiện
đang mua và sẽ mua một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
Tóm lại thị trường được hiểu một cách ngắn gọn đấy là nơi gặp gỡ, trao
đổi giữa người mua và người bán.
 Các yếu tố cấu thành thị trường:
 Cầu: là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua
có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời
gian nhất định (Ngơ Đình Giao,1996).
 Cung: là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả
năng và sẵn sàng bán ở mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định
(Ngơ Đình Giao,1996).
 Giá cả hàng hóa: là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa,
đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung – cầu hàng hóa,
tích lũy và tiêu dùng trong nước và nước ngoài . . . Giá cả là quan hệ lợi ích
kinh tế, là tiêu chuẩn để doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng kinh doanh
(Nguyễn Huy Cường ,2008).
Cạnh tranh: là sự ganh đua, . . . sự đấu tranh giữa các chủ thể tham gia sản
xuất, kinh doanh với nhau nhằm dành những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất
cho mình (Lê Tấn Dũng, 31/01/2008).

5


 Khái niệm về Marketing
Theo định nghĩa hiện đại về Marleting thì Marketing là chức năng quản
lý của doanh nghiệp về tổ chức toàn bộ các hoạt động nhằm hướng tới thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến

sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một nhu cầu hàng hóa
cụ thể đến việc đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm làm cho
khách hàng thỏa mãn khi tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp,
trên cơ sở đó đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra (Nguyễn
Nguyên Cự, 2005).
 Kênh phân phối sản phẩm
Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở
sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào q trình tạo
dịng vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Có
thể nói đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm
thỏa mãn nhu cầu của người mua và người tiêu dùng hàng hóa của người sản
xuất. Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành
viên của kênh, các thành viên nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng là
những trung gian thương mại, các thành viên này tham gia vào nhiều kênh
phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau (Nguyễn Nguyên Cự, 2005).
- Nhà bán bn: là những trung gian bán hàng hóa, dịch vụ cho các
trung gian khác như các nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp.
- Nhà bán lẻ: là những trung gian bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho
người tiêu dùng cuối cùng.
- Đại lý và môi giới: là những trung gian có quyền hợp pháp thay mặt
cho nhà sản xuất cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các trung gian khác. Trung
gian này có thể đại diện cho nhà sản xuất nhưng không sở hữu sản phẩm mà
họ có nhiệm vụ đưa người mua và người bán đến với nhau.
- Nhà phân phối: là chỉ chung những người trung gian thực hiện chức
năng phân phối trên thị trường.

6


Nhà phân phối


Đại lý và môi giới

Nhà bán buôn

Nhà bán lẻ

Người tiêu dùng
Sơ đồ 2.1 Kênh phân phối sản phẩm
2.1.1.2 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm
Nghiên cứu thị trường
Thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với
những nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa ra các sản phẩm
khác nhau với cách thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu đó (Nguyễn Xuân
Quang, 2005).
Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh trên thị trường phải thực
hiện các công tác: nghiên cứu thị trường, thăm dò thị trường và thâm nhập thị
trường với mục tiêu là nhận biết và đánh giá khái quát về khả năng doanh
nghiệp thâm nhập vào thị trường để từ đó đưa ra định hướng cụ thể để thâm
nhập thị trường, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng.
Nghiên cứu thị trường được thực hiện qua 3 bước là:
 Bước 1: Thu thập thông tin
 Bước 2: Xử lý thông tin
 Bước 3: Ra quyết định
 Thu thập thông tin
7


Thông qua các tài liệu thống kê về thị trường, bán hàng như: Doanh số
bán hàng của ngành và nhóm hàng (được tính theo 2 chỉ tiêu là: hiện vật và

giá trị); Mức độ thoả mãn nhu cầu thị trường so với tổng dung lượng thị
trường ; Số lượng người mua, người bán trên thị trường.
 Xử lý thông tin
Ngay từ khi nhận được các thông tin, người nghiên cứu phải tiến hành
phân tích, so sánh, đánh giá thu thập thơng tin thị trường từng bước để có thể
nắm bắt được các thông tin.
Nội dung của xử lý thông tin là:
- Phân tích thị trường sản phẩm chung bao gồm xác điịnh dòng sản phẩm
mà trên thị trường đang cần.
- Phân tích thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Xác định được thái độ
của người tiêu dùng đối với dịch vụ hàng hoá sản phẩm của doanh
nghiệp như thế nào?
- Lựa chọn thị trương trọng điểm để xây dựng phương án kinh doanh cho
doanh nghiệp. Một phương án tối ưu được đánh giá bằng tính hiệu quả
của phương án.
 Ra quyết định
Doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh
của mình trong tương lai và các biện pháp hữu hiệu trong quá trình kinh
doanh, đặc biệt là công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như:
- Ra quyết định bán tại các thị trường khác nhau cho phù hợp.
- Quyết định về việc thu hẹp hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp.
- Quyết định về mức dự trữ hàng hoá cần thiết cho quá trình hoạt động
kinh doanh trong tương lai.
- Loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với doanh nghiệp trong
tương lai?
- Sản phẩm nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn phù hợp với
năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
8



- Giá cả bình quân trên thị trường đối với từng loại hàng hoá trong từng
thời kỳ và nhu cầu chủ yếu của thị trường đối với các loại hàng hố có
khả năng tiêu thụ như về mẫu mã hàng hố, đóng gói, chất lượng hàng
hố, phương thức vận chuyển và thanh toán.
- Ước định về mạng lưới tiêu thụ và cách thức phân phối sản phẩm.
Danh mục sản phẩm đưa ra thị trường
Xác định danh mục sản phẩm đưa ra thị trường là hết sức quan trọng.
Cần xem xét toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh
được thị trường chấp nhận đến mức độ nào? Cần cải tiếmn loại sản phẩm nào
cho phù hợp với nhu cầu thị trường? Cần giảm số lượng tiêu thụ loại sản
phẩm nào? Lúc nào thì phù hợp cho việc phát triển sản phẩm mới?
2.1.3 Mục đích và các nguyên tắc cơ bản trong q trình tiêu thụ
 Mục đích của tiêu thụ sản phẩm:
- Đảm bảo việc tiêu thụ theo đúng kế hoạch và các hợp đồng đã ký kết
dựa trên quan điểm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng
- Đảm bảo uy tín của doanh nghiệp, tăng cường sự tin tưởng và gắn bó
lâu dài của khách hàng với doanh nghiệp.
- Đảm bảo ngày càng có nhiều khách hàng mới.
 Nguyên tắc trong quá trình tiêu thụ
- Nhận thức và thoả mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
- Bảo đảm tính liên tục trong quá trình tiêu thụ, tránh trường hợp lúc tràn
ngập thị trường, lúc khơng có hàng hố lưu thơng.
- Tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quá trình quan hệ
giao dịch.
2.1.4 Nội dung của tiêu thụ hàng hoá ở Doanh nghiệp
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng hoá gồm các bước sau:
-

Điều tra nghiên cứu thị trường là việc là đầu tiên đối với các doanh nghiệp


sản xuất kinh doanh, là khâu hết sức quan trọng trong việc thành công hay thất
bại trong hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường nhằm tìm
ra câu trả lời: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào?
9


-

Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức sản xuất. Trên cơ sở

nghiên cứu thị trường doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm thích ứng, đây là một
nội dung quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động tiêu thụ. Lựa chọn sản
phẩm thích ứng có nghĩa là phải đáp ứng những sản phẩm mà thị trường đòi
hỏi. Sản phẩm thích ứng bao hàm về số lượng, chất lượng và giá cả.
+ Về mặt số lượng, sản phẩm phải thích ứng với quy mơ thị trường, với dung
lượng thị trường.
+ Về mặt chất lượng: sản phẩm phải phù hợp với yêu cầu tương xứng về trình
độ người tiêu dùng.
+ Về mặt giá cả: giá cả hàng hoá được người mua chấp nhận và tối đa hố lợi
ích người bán.
- Tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng hố về kho thành phẩm để tiêu
thụ. Khâu hồn chỉnh sản phẩm bao gồm: kiểm tra chất lượng, số lượng, đính
nhãn hiệu, đóng gói mà kẻ mác trên bao bì, . . .
- Định giá bán và thông báo giá.
- Lên phương án phân phối vào các kênh tiêu thụ và lựa chọn các kênh phân
phối sản phẩm hàng hóa.
- Xúc tiến bán hàng: đối với những hàng hoá truyền thống hoặc đã lưu thơng
thường xun trên thị trường thì việc xúc tiến bán hàng được tiến hành gọn
nhẹ hơn. Cần đặc biệt quan tâm xúc tiến bán hàng đối với các hàng hoá mới

hoặc các hàng hoá cũ trên thị trường mới.
- Thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả tiêu thụ.
Trong đó, nghiệp vụ thu tiền là rất quan trọng. Chẳng hạn trong trường hợp
mặc dù hàng hoá đã được phân phối hết cho các kênh tiêu thụ nhưng chưa thu
đuợc tiền về thì hoạt động tiêu thụ vẫn chưa kết thúc hoặc trong trường hợp
doanh nghiệp đã thu tiền về từ các trung gian nhưng hàng hố vẫn cịn tồn
đọng tại đó, chưa tới tay người tiêu dùng,thì việc tiêu thụ mới kết thúc trên
danh nghĩa. Chỉ khi nào tiền bán hàng được thu từ tay người tiêu dùng cuối
cùng thì hoạt động tiêu thụ mới thực sự kết thúc.

10


2.1.5 Vai trị của tiêu thụ hàng hố
Đối với một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại
thì việc xác định thị trường sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng, sự tồn tại
của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc hàng hố của doanh nghiệp có bán được
hay khơng hay nói cách khác là phụ thuộc vào cơng tác tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và nhịp
nhàng, hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi nhiều nhân tố0, trong
đó tốc độ quay vòng của vốn phụ thuộc vào tốc độ tiêu thụ sản phẩm vì vậy
nếu tốc độ tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho vịng quay vốn giảm.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đống vai trò thực hiện giá trị sản phẩm. Một
sản phẩm được tạo ra khi doanh nghiệp bỏ vốn ra đầu tư vào máy móc, trang
thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu . . . Sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ thu
được một số vốn bỏ ra và phần lợi nhuận từ phần tiêu thụ sản phẩm.

Tiền


Hàng

Sản xuất

Hàng

Tiền
Tiêu thụ

Sơ đồ 2.2 Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thơng qua vai trị của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là lưu thơng hàng
hố, trong q trình lưu thơng hàng hố xuất hiện những khuyết điểm, hạn
chế cần được khắc phục để từ đó hồn thiện q trình sản xuất . Cơng tác tiêu
thụ sản phẩm tốt sẽ làm giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm bán ra từ đó
có thể tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời đó cũng là phương
tiện để các doanh nghiệp cạnh tranh về giá cả sản phẩm với các doanh nghiệp
khác trên thị trường.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh
nghiệp, củng cố vị trí và thế lực của doanh nghiệp trên thị trường thơng qua
các sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả phải chăngcùng với phương thức
mua bán dễ dàng thuận tiện và dịch vụ bán hàng tiên tiến . . .
11


Trong cơ chế thị trường thì cơng tác tiêu thụ sản phẩm không đơn thuần
là việc đem sản phẩm bán ra thị trường mà là cả quá trình từ khâu điều tra thị
hiếu người tiêu dùng, sản xuất sản phẩm, . . . cho đến việc chào hàng, quảng
cáo, vận chuyển, phân phối và tổ chức bán hàng.
Tiêu thụ sản phẩm là biểu hiện của quan hệ giữa người tiêu dùng và
nhà sản xuất. Thể hiện độ tin cậy của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất.

Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm người tiêu dùng và nhà sản xuất gần gũi
nhau hơn, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm đáp ưnga nhu cầu của người tiêu
dùng tốt hơn, thuận tiện hơn và người sản xuất có lợi cao hơn.
Tóm lại tiêu thụ sản phẩm có vai trị vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện
tốt công tác tiêu thụ sản phẩm không những thực hiện giá trị sản phẩm mà cịn
tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để củng cố và phát triển thị
trường trong nước và thị trường nước ngoài . Tiêu thụ sản phẩm cũng là nhân
tố tạo ra sự cân bằng trên thị trường trong nước, hạn chế hàng hoá nhập khẩu
và nângg cao uy tín đối với hàng hố nội địa.
2.1.6 Đặc điểm của hoạt động tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật
2.1.6.1 Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV còn được gọi là thuốc trừ dịch hại hoặc sản phẩm nơng
dược là những chất độc có nguồn gơc tự nhiên hay hố chất tổng hợp đựơc
dùng để bảo về cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh
vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu
hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.( Trần Quang Hùng, 2006).
 Ưu điểm của thuốc BVTV là tiêu diệt dịch hại nhanh chóng triệt để,
chắc chắn trên diện tích lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại thuốc
có tác dụng kích thích cây trồng phát triển, phương pháp sư dụng phong phú
có thể tiết kiệm được chi phí, đặc biệt có khả năng dập dịch nhanh, gọn.
 Nhược điểm là hầu hết các loại thuốc BVTV đều có độc, gây độc cho
người và động vật, gây ơ nhiễm mơi trường. Thuốc có thể tồn tại lâu trong
đất, trong nông sản, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của
12


cây. Chúng còn ảnh hưởng đến chất lượng và độ an tồn của nơng sản. Bên
cạnh đó khi sử dụng khơng đúng có thể gây hại cho cây trồng và là điều kiện
để xuất hiện các loại sâu hại, bệnh hại chống thuốc phịng trừ.
Thuốc BVTV có thể chia thành nhiều nhóm dựa trên đối tượng sinh vật hại.

- Thuốc trừ bệnh
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ cỏ
- Thuốc trừ ốc
- Thuốc trừ nhện
- Thuốc trừ tuyến trùng
- Thuốc điều hồ sinh trưởng
- Thuốc trừ chuột
Trong nhóm thuốc BVTV thì thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ được dùng
nhiều nhất.
 Các dạng thuốc BVTV được dùng phổ biến gồm có:
- Dạng thuốc sữa ( còn gọi là thuốc nhũ dầu), viết tắt là EC hay ND.
Thuốc ở thể lỏng, trong suốt, tan trong nước thành dung dịch nhũ tương
không lắng cặn. Ngồi hoạt chất gây độc, trong thành phần cịn có dung mơi,
chất hố sữa và một số chất phụ gia khác.
- Dạng thuốc bột thẩm nước (bột hoà tan), viết tắt là WP, BTN. Thuốc ở
dạng bột mịn, khi hoà tan trong nước thành dung dịch huyền phù. Ngoài hoạt
chất gây độc trong thành phần cịn có chất thấm nước và một số phụ gia khác.
- Dạng thuốc phun bột, viết tắt là DP. Thuốc chứa tỷ lệ hoạt chất gây độc
thấp, tỷ lệ chất độn cao (trên 90%). Chất độn thường dùng là đất sét, bột cao
lanh. Ngoài ra trong thành phần thuốc cịn có một số chất chống ẩm, chất dính.
- Dạng thuốc viên, viết tắt là G hay H. Thành phần của thuốc ngồi
hoạt chất cịn có chất độn, chất bao viên và một số chất phụ trợ khác.
- Thuốc dạng dung dịch, viết tắt là SL hay DD. Hoạt chất và dung môi
của thuốc đều tan trong nước.

13


- Thuốc dạng bột tan trong nước, viết tắt là SP, hoạt chất tan trong

nước thành dung dịch.
Ngồi ra cịn một số dạng thuốc như thuốc phun mù nóng (HN), dạng
thuốc phun mù lạnh (KN), thuốc phun lượng cực nhỏ (ULV) và thuốc phun
lượng rất nhỏ (UULV), thuốc bột hoà tan trong nước (SG, WG), thuốc dạng
dịch huyền phù (SC).
 Các thuốc BVTV đều rất độc nên khi sử dụng cần phải đúng mục đích
và đúng yêu cầu. Ở Việt Nam việc sử dụng thuốc BVTV cần phải đảm bảo 4
nguyên tắc sau:
- Dùng đúng thuốc: Chỉ sử dụng các loại thuốc có tên trong danh mục
các loại thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT
ban hành, còn các loại thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam phải thận trọng khi
sử dụng và phải theo quy định của Cục BVTV.
- Dùng thuốc đúng lúc: Phun thuốc ngay khi có sâu bệnh xuất hiện cịn
ở diện tích hẹp và ở pha phát triển. Đây là thời điểm sâu dễ mẫn cảm với
thuốc hoặc lúc bệnh mới chớm phát.
- Dùng thuốc đúng liều lượng và nồng độ: bởi thuốc BVTV là dạng thuốc
độc nên khi sử dụng cần phải hạn chế, đạt hiệu quả trong phòng trừ sâu bệnh.
- Phun thuốc đúng kỹ thuật: khi phun thuốc phải đảm bảo đúng kỹ thuật
để đảm bảo an tồn cho con người và vật ni, đạt hiệu quả cao trong việc sử
dụng và hạn chế ảnh hưởng đến mơi trường.
2.1.6.2 Đặc điểm về thuốc BVTV
Thuốc BVTV khó bảo quản, vận chuyển dễ hao hụt, dễ hư hỏng, mỗi
laọi thuốc chỉ phát huy được tác dụng với từng loại sâu bệnh, từng thời kỳ
sinh trưởng, phát triển của cây trồng nên việc sử dụng mang tính thời vụ.
Cơng tác tạo nguồn hàng tiêu thụ cần phải tính tốn số lượng sản xuất, dự trữ,
nhập khẩu để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất nhưng phải tránh sự
hao hụt giảm chất lượng do dự trữ quá lâu.
Thuốc BVTV được làm từ chất độc hại đòi hỏi người bán và người sử
dụng phải hiểu được tác dụng, kỹ thuật sử dụng nó. Nếu dùng khơng đúng kỹ
14



thuật thì sẽ khơng đem lại hiệu quả trong việc diệt trừ sâu bệnh và cịn gây hại
tới mơi trường sống, sức khoẻ của con người và gia súc. Vì vậy đòi hỏi người
cung cấp phải hướng dẫn rõ ràng cách sử dụng cũng như tác dụng của thuốc
cho bà con nông dân được biết.
2.1.6.3 Đặc điểm tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật sống (cây trồng ,
vật nuôi). Do đó chúng bị chi phối bởi các quy luật sinh học và các yếu tố
ngoại cảnh, những yếu tố này tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con
người. Chính những đặc điểm này làm cho q trình tái sản xuất kinh tế liên
hệ mật thiết với quá trình sản xuất tự nhiên. Thời gian lao động khơng trùng
với thời gian sản xuất nên sinh ra tính thời vụ trong sản xuất nơng nghiệp. Do
đó việc tiêu thụ thuốc BVTV cũng mang tính thời vụ.
Đặc điểm này gây khó khăn cho cơng tác tiêu thụ thuốc BVTV, số
lượng thuốc bán ra có lúc khơng đủ nhu cầu nhưng lại có lúc dư thừa làm xảy
ra hiện tượng hao hụt, giảm chất lượng sản phẩm, giá cả mất ổn định. Để đảm
bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải nắm rõ quy luật sinh
trưởng phát triển của cây trồng từ đó hoạch định kế hoạch tiêu thụ thuốc
BVTV kịp thời, hợp lý và đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp.
Việc lập kế hoạch tiêu thụ cần bám sát vào thời vụ sản xuất, đáp ứng
kịp thời khi dịch bệnh xảy ra. Nếu đáp ứng không kịp thời sẽ ảnh hưởng tới
chất lượng nông sản phẩm, giảm hiệu quả sử dụng thuốc dẫn đến công tác
dịch vụ kém hiệu quả.
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi rộng, mang yếu tố
khu vực rõ rệt, mỗi vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với từng loại cây
trồng, vật nuôi khác nhau. Do vậy, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuốc
BVTV phải nắm bắt và tìm hiểu nhu cầu về thuốc BVTV của mỗi địa phương
để từ đó xây dựng kế hoạch tiêu thụ hàng hố.
Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng về mục tiêu phục vụ tốt và đem

lại hiệu quả cao. Vì vậy các công ty làm công tác sản xuất kinh doanh thuốc
15


BVTV phải phân tích, xem xét các đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp để có
chiến lược tiêu thụ hợp lý.
2.1.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật
2.1.7.1 Nhân tố khách quan
- Nhân tố chính sách: Chính sách là tập hợp các quyết sách của Nhà
nước nhằm điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, từng
bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn. Bảo đảm sự vận hành của nền
kinh tế thông qua các quy định trong các văn bản chính sách của Chính phủ.
Sự tác động của chính sách đến với hoạt động tiêu thụ có thể gián tiếp
hoặc trực tiếp. Đặc biệt là trong lĩnh vực thuốc BVTV vì hoạt động tiêu thụ
thuốc BVTV có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, khi sử dụng
nếu khơng có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền thì tác hại
của nó là vô cùng to lớn mà chúng ta không thể khắc phục ngày một ngày hai
được. Bởi vậy, các chính sách liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với thời
điểm hiện tại. Việc tiêu thụ thuốc BVTV luôn phải trong danh mục thuốc mà
không bị cấm lưu hành và sử dụng theo những tiêu chuẩn nhất định của từng
giai đoạn phát triển.
Ngồi ra việc tiêu thụ thuốc BVTV cịn chịu sự tác động gián tiếp của
những chính sách có liên quan như : chính sách Tín dụng, ngân hàng, chính
sách xuất nhập khẩu, . . . Bởi khi phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố thì
người nơng dân sẽ phải có nhu cầu sử dụng thuốc BVTV lớn hơn, cũng như
chính sách tín dụng khi người nơng dân được vay vốn thì họ sẽ đầu tư nhiều
vào sản xuất và mở rộng sản xuất và buộc họ phải sử dụng thuốc BVTV nhiều
hơn.. Do đó nhân tố chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhân tố môi trường văn hoá – xã hội: dân số ảnh hưởng đến quy mơ

hoạt động của doanh nghiệp vì dân số có tác động đến quy mơ thị trường.
Điều này địi hỏi doanh nghiệp khi xác định thị trường phải xem xét số lượng
khách hàng có đảm bảo được doanh số bán hàng khơng và do đó sự dịch
chuyển của dân cư cũng ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng.
16


+ Thu nhập dân cư: có tác động rất lớn đến nhu cầu và khả năng chi trả
của người tiêu dùng, thu nhập càng cao thì nhu cầu mua hàng hố càng lớn và
ngược lại. Trong lĩnh vực nơng nghiệp cũng khơng năm ngồi quy luật trên,
đối với một hộ nơng dân có kinh tế khá giả hơn thì họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào
quá trình sản xuất kinh doanh của mình, họ sẽ có nhu cầu cao hơn trong việc
sử dụng thuốc BVTV vì như vậy rủi ro trong dịch bệnh sẽ thấp hơn, năng suất
cao hơn.
+ Tập qn tiêu dùng, trình độ văn hố, nhận thức và thị hiếu của người
tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến tiêu thụ. Đây là những thông tin mà doanh
nghiệp cần phải điều tra trước khi đưa sản phẩm vào xâm nhập thị trường.
Khi có trình độ học vấn cao thì người tiêu dùng có nhu cầu về những sản
phẩm hàng hố có giá trị văn hố, giá trị kinh tế, sản phẩm khoa học kỹ thuật.
Đối với thuốc BVTV cũng vậy, mỗi vùng sẽ có tập quán sử dụng khác nhau,
ở vùng có trình độ học vấn cao thì người ta sử dụng thuốc hiệu quả hơn và có
xu hướng phịng dịch hơn là khi có dịch bệnh rồi mới sử dụng thuốc.
+ Đặc điểm dân tộc, chủng tộc, tôn giáo: thường thì mỗi dân tộc có sở
thích, mối quan tâm khác nhau về đặc điểm hàng hoá mà họ mua,VD: Thịt Bị
khơng thể tiêu thụ ở nơi dân cư theo Đạo Hồi giáo. Trong tiêu thụ thuốc
BVTV cũng vậy, có những loại thuốc tiêu thụ rất mạnh ở vùng này nhưng ở
vùng khác thì họ lại khơng sử dụng.
- Thị trường tiêu thụ: mục tiêu trong sản xuất kinh doanh của bất kỳ
doanh nghiệp nào là tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó doanh
nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm hàng hố của mình. Vậy có thể xem thị

trường là nơi diễn ra sự chuyển nhượng, sự trao đổi mua bán hàng hoá, là nơi
gặp nhau giữa cung và cầu hàng hoá. Thị trường là cái tất yếu, là hợp phần bắt
buộc của sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, khơng phải đơn thuần các lĩnh vực đó
mà nó hoạt động theo quy luật lưu thơng tiền tệ.
- Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường: trong nền kinh tế thị
trường, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, các tổ chức là hết sức khắc
nghiệt. Một cơng ty trong q trình sản xuất kinh doanh nếu không tạo cho
17


mình một sức cạnh tranh nhất định, bằng các chiến lược phù hợp thì khơng
thể tồn tịa trong thị trường. Do đó, sự cạnh tranh của các đối thủ ảnh hưởng
sâu sắc tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Nếu một doanh
nghiệp có lợi thế cạnh tranh như: giá thấp, các dịch vụ chu đáo, tận tình thì
q trình tiêu thụ của doanh nghiệp đó sẽ diễn ra thuận lợi và các doanh
nghiệp đối thủ sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ.
- Điều kiện thời tiết: Trong ngành sản xuất nơng nghiệp thì điều kiện thời
tiết ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng. Trong hoạt động tiêu thụ cũng luốn
chịu sự tác động mạnh mẽ từ điều kiện thời tiết. khi xảy ra mưa bão thì người
nơng dân sẽ ít có nhu cầu sử dụng thuốc BVTV hơn so với thưịi tiết nóng nắng.
2.1.7.2 Nhân tố chủ quan
- Ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là một trong
các yếu tố quan trọng quyết định đến mức tiêu thụ sản phẩm đó. Do vậy, việc cải
tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu mà các doanh nghiệp
luôn phải phấn đấu. Chất lượng sản phẩm không những ảnh hưởng đến số lượng
sản phẩm mà cịn ảnh hưởng đến uy tín lâu dài của doanh nghiệp trên thị trường.
Người tiêu dùng luôn mong muốn sẽ được sử dụng thuốc BVTV với chất lượng
tốt để có khả năng phịng trừ dịch bệnh để dịch bệnh không làm ảnh hưởng đến
năng suất cây trồng cũng như phẩm chất của nơng sản. Vì nó gây ra tổn thất về
năng suất cây trồng và thu nhập của người nông dân. Chất lượng thuốc BVTV là

tiêu chí quan trọng để người nơng dân lựa chọn sản phẩm.
- Chính sách giá cả của Cơng ty: chiến lược giá cả có mối quan hệ mật
thiết với chiến lược tiêu thụ. Chiến lược giá cả phối hợp một cách chính xác
với các điều kiện sản xuất và thị trường là địn bẩy hoạt động có ý thức đối
với thị trường. Chính sách giá đúng sẽ giúp daonh nghiệp bán được nhiều
hàng hơn, thực hiện mục tiêu lợi nhuận, tăng thị phần và nâng cao uy tín của
doanh nghiệp trên thị trường. Chính sách giá đúng sẽ phát huy có hiệu quả
công cụ của Marketing hỗn hợp. Đối với người nơng dân thì họ ln quan tâm
đến giá cả các mặt hàng đầu vào cho nông nghiệp và thuốc BVTV cũng
18


khơng phải là ngoại lệ vì nó sẽ làm tăng hay giảm chi phí sản xuất, với mức
thu nhập của người nơng dân thì yếu tố giá cả ln giữ vai trò rất quan trọng
trong việc tiêu thụ thuốc BVTV.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Ở nước ngồi
Trên thế giới có khoảng 67.000 loài sâu bệnh và cỏ dại khác nhau đang
phá hoại mùa màng. Trong đó có khoảng 9.000 loại sâu bọ, 50.000 loại dịch
bệnh thực vật và 8.000 loài cỏ dại (Nguyễn Tiến Đức, 2003). Trong đó gần
5% có thể gây ra các dịch bệnh lớn.
Tình hình tiêu thụ và sử dụng thuốc BVTV ở một số nước
 Đài Loan
Sản xuất và phân phối thuốc BVTV đã có từ lâu ở Đài Loan. Hiện
nay, chủ yếu đặt dưới sự kiểm sốt của Chính phủ. Các sản phẩm của nhà
máy sản xuất thuốc BVTV do Chính phủ điều hành được đưa đến các hãng
phân phối quốc doanh để bán cho nông dân cá thể. Sản lượng thuốc BVTV
của các nhà máy sản xuất thuộc sở hữu tư nhân được bán cho nông dân thông
qua các nhà buôn thuốc BVTV tư nhân. Vì vậy nơng dân có thể mua thuốc
BVTV từ các tổ chức của nông dân do Nhà nước kiểm soát và từ các kênh

kinh doanh khác.
 Trung Quốc
Theo Bộ Nông nghiệp, mỗi năm Trung Quốc cần 260.000 tấn thuốc
BVTV. Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh nghiên cứu triển khai và nâng
cấp cấu trúc nơng hóa của mình. Họ định phát triển các thuốc BVTV có hiệu
quả cao với tính độc thấp.
Năm 1995, tổng sản lượng thuốc BVTV nội địa của Trung Quốc đã
tăng đến 650.000 tấn (tính theo thành phần hoạt chất) và công suất sản xuất
15 loại thuốc BVTV chính hiện nay vượt quá 10.000 tấn/năm mỗi loại.
 Ấn Độ
Thuốc BVTV được chuyển tới người nông dân qua 3 kênh là: sở hữu
của Nhà nước, các HTX và khu vực tư nhân.
19


+ HTX: thuốc BVTV được liên đoàn HTX kinh doanh liên hợp cơng
nơng hay các liên đồn trồng Mía trên tất cả các bang.
+ Khu vực tư nhân: chuyển thuốc BVTV bằng cách trực tiếp thông qua
người bán buôn và bán lẻ để họ tiếp tục bán và cho phép các nhà phân phối
được trực tiếp nhận hàng ở nhà máy sản xuất để bán cho những người bán
buôn của họ.
2.2.2 Ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp có diện tích tự nhiên gần 331.000
km2, với tổng diện tích đất đai là 33 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp là
9,345 triệu ha; đất lâm nghiệp là 11,575 triệu ha; đất hoang là 10 triệu ha
(Nguyễn Tiến Đức, 2003). Với đặc điểm tự nhiên như vậy nên thị trường sản
xuất thuốc BVTV rất rộng lớn và tiềm năng.
Theo Tổng Cơng ty hố chất Việt Nam, hiện cả nước có 42 doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh những lĩnh vực hố chất bảo vệ thực vật.
Trong đó có cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tổng năng lực sản xuất thực tế của
tất cả các doanh nghiệp hiện đạt khoảng 46.000 tấn/năm. Riêng 10 doanh
nghiệp nhà nước chiếm tới 70% năng lực sản xuất của toàn ngành (khoảng
32.600 tấn/năm). Bình quân mỗi năm gần đây, trên thị trường Việt Nam tiêu
thụ khoảng 45 – 50 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật (Phạm Hà, 2003).
Tình hình tiêu thụ và sử dụng thuốc BVTV trong 10 năm qua có nhiều
biến động: khối lượng, chủng loại, giá trị thuốc được sử dụng tăng lên nhanh
chóng. Trong 10 năm (từ năm 1991 – 2000) khối lượng thuốc BVTV thành
phẩm quy đổi tăng 165%, trong đó thuốc trừ bệnh tăng 375%, thuốc trừ cỏ
tăng 795%, thuốc trừ sâu giảm 0,3%. Tỷ lệ thuốc BVTV sử dụng ở nước ta
cũng biến đổi theo từng thời kỳ, theo xu hướng thuốc trừ sâu giảm dần, thuốc
trừ cỏ và trừ bệnh tăng lên. Số lượng, tỷ lệ các nhóm thuốc được trình bày
trong bảng sau:

20


Bảng 2.1 Khối lượng và tỷ lệ các nhóm thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam
Năm

1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000


Tổng
khối
lượng
(tấn)

Tấn

Tỷ lệ
%

Tấn

Tỷ lệ
%

Tấn

Tỷ lệ
%

20334
24224
25313
21296
24843
34033
30080
42738
33150

32762

16900
18000
18000
15266
16451
17352
15351
19427
17334
16856

83,11
74,31
71,11
71,68
66,22
50,99
51,03
45,46
52,29
51,45

2600
2500
3600
3262
3413
9000

7109
9600
9008
9277

12,79
10,32
14,22
15,32
13,74
26,44
23,63
22,46
27,17
28,32

834
3724
3713
2768
4979
7681
7620
13711
6808
6629

4,10
15,37
14,67

13,00
20,04
22,57
25,33
32,08
20,54
20,23

Thuốc trừ sâu

Thuốc trừ bệnh

Thuốc trừ cỏ

Nguồn: Cục Bảo Vệ Thực Vật
Giai đoạn 1994 – 1998, giá cả một số mặt hàng nơng sản tăng cao, kích
thích kinh tế trang trại phát triển, nơng dân đẩy mạnh khai hoang, do đó lượng
thuốc trừ cỏ tăng mạnh (từ 2786 tấn năm 1991 đến 13711 tấn 1998 tăng 492%).
Giai đoạn 1999-2000, giá nông sản giảm mạnh, đặc biệt là cà phê và
gạo nên thuốc BVTV năm 2000 còn giảm 78,7% so với năm 1998. Trong đó
thuốc trừ sâu giảm cịn 86,76%; thuốc trừ bệnh giảm còn 96,6%; thuốc trừ cỏ
giảm còn 48,3%.
Trong những năm gần đây số lượng thuốc BVTV được sử dụng tăng
lên so với các năm trước, song lượng thuốc được sử dụng không đồng đều
theo các vùng miền, theo các loại cây trồng.
2.3 Kết quả của các nghiên cứu có liên quan
Việc nghiên cứu về tiêu thụ sản phẩm đã được nhiều nhà nghiên cứu
kinh tế quan tâm và có khơng ít tài liệu viết về vấn đề này. Tuy nhiên, việc
đánh giá hoạt động tiêu thụ có rất ít số người quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh
vực tiêu thụ thuốc BVTV, một lĩnh vực quan trọng hiện nay bởi việc sử dụng


21


thuốc BVTV tác động đến năng suất, kinh tế, môi trường của địa phương nên
một số các nghiên cứu trước thường chưa nêu lên được.
Luận văn của Bùi Quang Nguyên (2007), đã nghiên cứu hoạt động tiêu thụ
thức ăn chăn ni, tác giả sử dụng phương pháp mơ hình SWOT để phân tích
điểm mạnh – yếu, cơ hội – thách thức của xí nghiệp Chăn ni và thức ăn gia súc
An Khánh. Đề tài đi sâu vào phân tích hoạt động tiêu thụ thức ăn qua các kênh
tiêu thụ nhưng chưa đề cập đến việc đánh giá hoạt động tiêu thụ của xí nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Tiến Đức (2003), đã nghiên cứu thực
trạng hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc BVTV. Trong phần nghiên cứu của
đề tài chưa đề cập đến các yếu tố về môi trường, hiệu quả của việc sử dụng thuốc
BVTV của người dân, ngồi ra đề tài khơng nghiên cứu đến hoạt động tiêu thụ
thuốc BVTV của Chi nhánh I.
Luận văn của Nguyễn Thị Thanh (2008), đã phân tích hoạt động chi tiêu
thuốc BVTV của công ty cổ phần Nông Dược H.A.I – Hà Nội. Đề tài đã phân
tích được hiệu quả từ việc tiêu thụ thuốc BVTV trên các thị trường và đưa ra
được những giải pháp tiêu thụ.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành (2001), đã phân tích sâu về ảnh
hưởng của thuốc BVTV đến môi trường, trong nghiên cứu đã đánh giá được
mức độ ảnh hưởng của dư lượng thuốc BVTV trong mơi trường đất nhưng mới
chỉ đứng từ góc độ kinh tế môi trường mà chưa đề cập đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh.

PHẦN III
22



ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
 Khái quát về công ty cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam
Công ty cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam là một thành viên của Tổng
cơng ty Hố chất Việt Nam được thành lập năm 1976, do sự sát nhập và sắp
xếp lại các xí nghiệp cùng ngành với tên gọi ban đầu là Công ty Thuốc sát
trùng Miền Nam.
- Theo quyết định số 70/HC – TCLD, ngày 24 tháng 2 năm 1990 của
Tổng cục trưởng Tổng cục hố chất, Cơng ty đổi tên thành Cơng ty
Thuốc sát trùng Việt Nam.
- Theo quyết định số 72/CNNg/TC ngày 13 tháng 2 năm 1993 của Bộ
trưởng Bộ công nghiệp nặng, Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam được
phép thành lập lại, đồng thời công ty trực thuộc Tổng công ty Hoá chất
Việt Nam với mức vốn ban đầu là 99.573.000.000 đồng.
Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam là thành viên của Tổng Cơng ty Hố
chất Việt Nam, hoạt động theo chế độ hoạch tốn độc lập. Cơng ty đăng ký
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 102401 do Trọng tài kinh tế cấp vào
ngày 26 tháng 2 năm 1993, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 05/07/2005.
Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Cơng ty có nhiều bước
chuyển biến quan trọng trong công tác bảo vệ mùa màng và đưa ngành Nông
nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển. Trong cơ chế bao cấp, Công ty luôn
hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch
đặt ra và cũng là công ty duy nhất thuộc ngành công nghiệp phục vụ thuốc
BVTvcho nông nghiệp nước nhà. Từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Công
ty Thuốc sát trùng Việt nam cũng thay đổi linh động theo cơ chế thị trường,
đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Để đáp ứng nhu cầu gay gắt của thị
trường tháng 6 năm 2006 được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, theo


23


quyết định số 3494/QD – TCCB ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công
nghiệp Công ty đã tiến hành cổ phần hố, chuyển đổi từ Cơng ty 100% vốn
Nhà nước thành cơng ty cổ phần (49% vốn góp từ các cổ đông và 51% vốn
Nhà nước). Đạt được những thành quả như ngày hôm nay là nhờ đội ngũ cán
bộ có trình độ chun mơn cao dẫn dắt cơng ty vững bước trong sản xuất kinh
doanh không ngừng nâng cao thanh danh cũng như uy tín của cơng ty trên thị
trường. Nhất là trong những năm gần đây công ty luôn được xem là đơn vị
sản xuất kinh doanh thuốc BVTV có uy tín với bà con nơng dân.
Từ những xí nghiệp nhỏ mới thành lập, đến nay cơng ty đã có mạng
lưới cơ sở sản xuất, nghiên cứu, quảng bá, tiêu thụ trên toàn quốc đảm bảo
việc sản xuất và cung ứng một cách nhanh chóng và kịp thời các sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu của đông đảo bà con nông dân trên mọi miền đất nước. Cơng
ty có 7 đơn vị trực thuộc và 4 đơn vị liên doanh ở khắp các miền.
Các đơn vị trực thuộc:
1. Chi nhánh I – Hà Nội
2. Chi nhánh II - Huế
3. Chi nhánh III – Bình Dương
4. Xí nghiệp thuốc sát trùng Bình Triệu - Quận Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh
5. Xí nghiệp thuốc sát trùng Tân Thuận - Quận 7 – TP Hồ Chí Minh
6. Xí nghiệp thuốc sát trùng Nam Định
7. Công ty nghiên cứu sản xuất hố chất nơng dược – TP Hồ Chí Minh
Các đơn vị liên doanh với nước ngồi:
1. Cơng ty liên doanh sản xuất nông dược KOSVIDA
Liên doanh với Hàn Quốc sản xuất nguyên liệu thuốc BVTV như:
Carbofuran, BPMC, Carbaryl, Glyphosate, Ioprothiolane . . .
2. Công ty liên doanh sản xuất nông dược vi sinh VIGUATO
Liên doanh với Trung Quốc, sản xuất nguyên liệu vi sinh Validamycin.

3. Công ty liên doanh MOSFLY Việt Nam
Liên doanh với Malaysia, sản xuất nhang muỗi và bình xịt muỗi Mosfly.
4. Cơng ty cổ phần trừ Mối và khử trùng
24


 Khái quát về chi nhánh I của Công ty
Chi nhánh I – Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam là chi nhánh của công ty tại
khu vực miền Bắc, có trụ sở đóng tại Hà Nội. Được thành lập vào ngày 4 tháng 9
năm 1990 theo quyết định của giám đốc Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam. Ngày
đầu thành lập cơng ty chỉ có 12 cán bộ và 2 phòng nghiệp vụ là Phòng Kế hoạch và
Phòng Kế tốn. Cùng thời gian đó, xưởng sản xuất Đức Giang cũng đi vào sản xuất
do sự sát nhập giữa Viện hố và trung tâm nghiên cứu Nơng dược. Đến năm 1998,
do yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, Chi nhánh có thêm một xí nghiệp ở Nam
Định do Cơng ty bảo vệ thực vật Nam Đinh sát nhập vào Công ty Thuốc sát trùng
Việt Nam và đổi tên là Xí nghiệp Thuốc sát trùng Nam Định. Hiện nay tổng số cán
bộ và công nhân viên của chi nhánh là 140 người, riêng số cán bộ làm tại văn
phòng là 30 người và có tới 5 phịng chun mơn.
3.1.2 Bộ máy tổ chức
Là một đơn vị hoạch toán nội bộ trực thuộc Công ty Thuốc sát trùng Việt
Nam nên chi nhánh chịu sự quản lý điều hành chúng của Công ty. Tuy nhiên, chi
nhánh cũng có cơ cấu bộ máy riêng khá gọn nhẹ.
Chức năng và nhiệm vụ cảu từng bộ phận:
• Giám đốc chi nhánh: là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất
trong mọi hoạt động sản xuất của chi nhánh theo điều lệ của Công ty đã phê duyệt.
Giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách chung toàn bộ chi nhánh, được quyền tổ chức,
sắp xếp, điều hành, quản lý mọi hoạt động
Giámcủa
đốcchi nhánh trên cơ sở của pháp lụât,
quy chế.

Phócác
giám
• Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc trong
công việc nội
đốc

bộ của chi nhánh, có thể thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng.

• Phịng tài chính kế tốn: có nhiệm vụ theo dõi chung về sổ sách chứng từ,
quản lý tàiPhịng
chính của chi nhánh,
quản lý hàng hố
bán ra, nhậpPhịng
vào, cơng
Phịng theo dõiPhịng
Phịng
SX -hàng.
KD Phòng
TCquản
- KTlý tiền mặtHC
nợ với khách
tại quỹ và tiền KT
gửi Ngân hàngKCS
cũng như

các loại công cụ lao động, tài sản khác của chi nhánh và giúp giám đốc của chi
nhánh sử dụngXN
hiệuthuốc
quả các
tốt thusản

chixuất
tài chính.
sát nguồn vốn vật tư, tài sản, thực hiệnXưởng
trùng Nam Định

Đức Giang
25

Các cửa hàng đại



×