Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Hành động nhấn nút like trên mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học khoa học, đại học huế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

NGỤY THỊ NGỌC THÚY

HÀNH ĐỘNG NHẤN NÚT “LIKE” TRÊN MẠNG
XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ HIỆN NAY

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01
`
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Kim Thanh

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc nhất đến cô giáo, TS. Mai Thị Kim Thanh đã dành nhiều thời gian
và tâm sức giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa
Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Những người đã
dạy giỗ tôi trong suốt những năm qua, cho tôi kiến thức để có thể hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo và các bạn sinh viên
trường Đại học Khoa học – Đại học Huế đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu
thập thông tin.


Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian có hạn, trình độ năng lực
của bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được những góp ý của các thầy cô giáo khoa Xã hội học để tôi
được rút kinh nghiệm trong những nghiên cứu sau đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2014
Học viên

Ngụy Thị Ngọc Thúy

1


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Ý nghĩa nghiên cứu.................................................................................... 2
2.1. Ý nghĩa lý luận ......................................................................................... 2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
3. Lược sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3
3.1. Những nghiên cứu chung về mạng xã hội ................................................. 4
3.2. Những nghiên cứu về mạng xã hội Facebook và nút “Like” ..................... 7
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 11
4.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 11
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 11
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................ 12
5.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 12
5.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 12
5.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 12

6. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 13
7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 13
8. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 13
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu ............................................................... 13
8.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi ............................... 14
8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................... 15
8.4. Phương pháp quan sát............................................................................. 16
9. Khung phân tích ...................................................................................... 17
NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................... 18
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................... 18


1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 18
1.1.1. Các khái niệm công cụ......................................................................... 18
1.1.1.1. Khái niệm hành động xã hội ............................................................. 18
1.1.1.2. Khái niệm mạng xã hội ..................................................................... 19
1.1.1.3. Khái niệm “Like” trên mạng xã hội Facebook .................................. 21
1.1.1.4. Khái niệm sinh viên .......................................................................... 22
1.1.2. Các lý thuyết áp dụng .......................................................................... 22
1.1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber..................................... 22
1.1.2.2. Lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý..................................................... 25
1.1.2.3. Lý thuyết nhu cầu của Maslow ......................................................... 26
1.1.2.4. Lý thuyết tương tác biểu trưng .......................................................... 28
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 29
1.2.1 Sơ lược về mạng xã hội Facebook ........................................................ 29
1.2.2 Vài nét về trường Đại học Khoa học – Đại học Huế ............................. 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NÚT “LIKE” TRÊN MẠNG
XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA
HỌC HUẾ.................................................................................................... 34
2.1. Hiểu biết của sinh viên về nút “Like” trên mạng xã hội Facebook.... 34

2.2. Thực trạng sử dụng nút “Like” của sinh viên trường Đại học Khoa
học Huế ........................................................................................................ 37
2.2.1. Mục đích sử dụng ................................................................................ 37
2.2.2. Nội dung sử dụng ................................................................................ 41
2.2.3. Cách thức nhấn “Like” ........................................................................ 57
2.2.4. Mức độ sử dụng ................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ HỆ QUẢ XÃ HỘI
TRONG HÀNH ĐỘNG NHẤN “LIKE” CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ ................................................................... 68

1


3.1. Các yếu tố tác động đến hành động nhấn “Like” của sinh viên......... 68
3.1.1. Các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân ................................................. 68
3.1.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của nút “Like” và hành động sử dụng
của sinh viên ................................................................................................. 68
3.1.1.2. Mối quan hệ xã hội trên Facebook và hành động nhấn nút “Like” .... 72
3.1.1.3. Điều kiện kinh tế của sinh viên ......................................................... 81
3.1.2. Vai trò của hệ thống truyền thông đại chúng........................................ 84
3.2. Hệ quả của hành động nhấn nút “Like” ............................................. 87
3.2.1. Ý nghĩa hành động nhấn nút “Like” của sinh viên ............................... 87
3.2.2. Ảnh hưởng của nút “Like” đến sinh viên ............................................ 94
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 101
1. Kết luận .................................................................................................. 101
2. Khuyến nghị........................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 105
PHỤ LỤC

2



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu mẫu ...................................................................................... 15
Bảng 2.1: Mục đích sử dụng nút “Like” của sinh viên trường Đại học Khoa học
Huế (%) ......................................................................................................... 38
Bảng 2.2: Nội dung sử dụng nút “Like” trên mạng xã hội Facebook của sinh
viên trường Đại học Khoa học Huế (%) ........................................................ 42
Bảng 2.3: Những trang “Fan page” sinh viên trường Đại học Khoa học Huế
thường nhấn nút “Like” trên mạng xã hội Facebook (%) ............................... 52
Bảng 2.4: Khác biệt giới về hành động nhấn nút “Like” của sinh viên trường
Đại học Khoa học Huế đối với “Fan page” trên mạng xã hội Facebook (%) . 55
Bảng 2.6: Tương quan giữa giới tính và số lần nhấn nút “Like” trên mỗi lần
truy cập Facebook của sinh viên trường Đại học Khoa học Huế (%) ............. 65
Số lần bấm “Like”/mỗi lần truy cập Facebook .............................................. 65
Bảng 2.7: Tương quan giữa mức độ sử dụng nút “Like” trên mạng xã hội
Facebook với số năm học của sinh viên trường Đại học Khoa học Huế (%).... 66
Bảng 3.1: Lý do vì sao nút “Like” quan trọng đối với sinh viên trường Đại
học Khoa học Huế (%) .................................................................................. 69
Bảng 3.2: Đối tượng mà sinh viên thường xuyên nhấn “Like” trên mạng xã
hội Facebook ................................................................................................. 77
Bảng 3.3: Lý do vì sao sinh viên “trả Like” trên mạng xã hội Facebook (%) ....... 79
Bảng 3.4: Mức độ đồng ý của sinh viên Đại học Khoa học đối với các nhận
định ............................................................................................................... 95

3


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Hoạt động bấm “Like” trên Facebook của người Mỹ trong một tháng

(%) ................................................................................................................ 41
Biểu đồ 2.2: Những hình ảnh sinh viên trường Đại học Khoa Học thường
nhấn nút “Like” trên mạng xã hội Facebook (%) ........................................... 44
Biểu đồ 2.3: Những “status” sinh viên trường Đại học Khoa học Huế thường
nhấn “Like” trên mạng xã hội Facebook (%) ................................................. 49
Biểu đồ 2.4: Cách thức nhấn “Like” trên mạng xã hội Facebook của sinh viên
trường Đại học Khoa học Huế (%) ................................................................ 57
Biểu đồ: 2.5: Tần suất sử dụng nút “Like” trên mạng xã hội Facebook của
sinh viên trường Đại học Khoa học Huế (%) ................................................. 63
Biểu đồ 3.1: Số lượng bạn bè trên Facebook của sinh viên trường Đại học Khoa học
Huế (%) ......................................................................................................... 74
Biểu đồ 3.2: Nguồn thông tin mà sinh viên biết đến hiện tượng “câu Like”
diễn ra trên mạng xã hội Facebook (%) ......................................................... 85
Biểu đồ 3.3: Ý nghĩa của nút “Like” trên mạng xã hội Facebook đối với sinh
viên trường Đại học Khoa học Huế (%) ........................................................ 89

DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
STT

Từ sử dụng

Nghĩa tiếng Việt

1

Like

Thích

2


Status

Tình trạng

3

Comment

Bình luận

4

Fan page

Trang hâm mộ

0


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, với sự phát triển không ngừng của
công nghệ thông tin, Internet đang từng bước khẳng định tầm quan trọng,
không thể thiếu trong các hoạt động của con người. Đây thực sự là một công
cụ cung cấp thông tin và chia sẻ nguồn tri thức nhân loại, phẳng hóa thế giới
và đưa nhiều tiện ích đến với con người. Theo số liệu của tổng cục Thống kê,
số người sử dụng Internet tại Việt Nam năm 2012 là 32,6 triệu người và số
lượng này còn tiếp tục tăng lên [45]. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học
kỹ thuật cùng với đời sống của người dân ngày một tăng lên thì việc tiếp cận

với những cái mới từ bên ngoài là điều không mấy khó khăn, đặc biệt nhất là
giới trẻ. Người ta có thể truy cập mạng thông qua rất nhiều phương tiện khác
nhau, nhất là qua điện thoại di động ở bất cứ đâu và tại bất cứ thời điểm nào.
Một trong những thành phần quan trọng trong thế giới đa truyền thông
hiện nay chính là mạng xã hội. Sự xuất hiện của mạng xã hội với những tính
năng mới, thêm vào đó còn cung cấp nguồn thông tin phong phú và đa dạng
đã đem lại cho công chúng nhiều sự trải nghiệm đầy thú vị. Nhìn nhận ở một
khía cạnh nào đó, mạng xã hội đang thu hút ngày càng đông đảo số lượng
thành viên, từ đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống, văn hóa...của
một bộ phận công chúng. Tại việt Nam, những mạng xã hội như Facebook,
Zingme...là những mạng xã hội có số lượng người tham gia đông đảo nhất, ở
đó họ có thể chia sẻ mọi thứ diễn ra xung quanh cuộc sống của mình.
Trong rất nhiều mạng xã hội hiện nay, Facebook đang trở thành một hiện
tượng mới của xã hội, đặc biệt là ở Việt Nam. Ra đời vào năm 2004 cho đến
nay đã có hơn 1,23 tỷ người trên thế giới sử dụng mạng xã hội này [44]. Số
lượng người dùng ngày càng tăng lên tại hầu hết các quốc gia trên thế giới bởi
nhiều công cụ và tính năng ưu việt của nó so với nhiều mạng xã hội khác.
Một câu nói nổi tiếng trong bộ phim The Social Network – một bộ phim nói

1


về Facebook đã cho thấy tầm ảnh hưởng của nó đối với con người, đặc biệt là
giới trẻ “Ngày xưa chúng ta sống trong hang động, sau đó sống trong thành
phố, bây giờ chúng ta sống trên mạng”.
Sự ra đời của Facebook đứng trên một góc độ nào đó đã đem lại nhiều
điểm tích cực như kết nối con người lại với nhau hơn, góp phần giúp chúng ta
giải tỏa một phần căng thẳng của cuộc sống thị trường hiện nay. Tuy nhiên
nhiều hệ lụy mà mạng xã hội mang lại cũng không hề nhỏ, nhất là đối với
tầng lớp sinh viên, học sinh. Một trong những vấn đề mang tính xã hội đang

diễn ra hiện nay chính là việc sử dụng nút “Like” trên Facebook, một công cụ
được xem là có “quyền lực” chi phối đến giới trẻ hiện nay. Người ta có thể
bày tỏ thái độ, quan điểm của mình thông qua nút “Like” đầy hàm ý này và
đây được xem là một yếu tố thể hiện tính tương tác xã hội trên một không
gian mới – không gian xã hội ảo. Vậy hành động nhấn nút “Like” này diễn ra
như thế nào? Có những yếu tố tác động nào đến hành động “Like” của sinh
viên cũng như những hệ quả xã hội của nó? Tại sao chỉ sau một thời gian ra
đời nút “Like” trên Facebook lại trở thành mục tiêu theo đuổi không chỉ
người dùng nói chung mà ngay cả tầng lớp sinh viên nói riêng – một đối
tượng có nhiều khả năng tiếp cận sử dụng mạng xã hội. Đây cũng chính là ý
tưởng gợi nên trong tôi hướng nghiên cứu đề tài “Hành động nhấn nút
“Like” trên mạng xã hội Facebook của sinh viên Đại học Khoa học, Đại
học Huế hiện nay”. Thông qua đề tài này tôi mong muốn tìm hiểu một phần
nhận thức, nội dung và cách thức sử dụng các tính năng trên mạng xã hội
Facebook của sinh viên mà cụ thể ở đây chính là biểu tượng “Like”.
2. Ý nghĩa nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở vận dụng các tri thức xã hội học vào trong nghiên cứu, đề tài
có một ý nghĩa lý luận nhất định. Nghiên cứu đã ứng dụng một số lý thuyết
như: lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý, lý thuyết

2


nhu cầu, lý thuyết tương tác biểu trưng nhằm giải thích các khía cạnh về hành
động nhấn nút “Like” của sinh viên hiện nay. Đồng thời kết quả nghiên cứu
được coi như một luận chứng để góp phần làm sáng tỏ những lý thuyết đó.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu nhằm giải thích một phần hành động sử dụng các tính năng
trên mạng xã hội, cụ thể ở đây là biểu tượng “Like”. Từ đó đưa ra những

khuyến nghị đến các bạn sinh viên về việc sử dụng nút “Like” như thế nào để
tránh những ảnh hưởng không tốt đến bản thân. Bên cạnh đó còn là nguồn
tham khảo cho các nhà tiếp thị, kinh doanh trong việc hướng đến đối tượng
khách hàng là sinh viên thông qua nút “Like” này. Kết quả nghiên cứu còn là
nguồn tham khảo cho các cấp Hội, Đoàn sinh viên trường Đại học Khoa học
Huế trong các hoạt động định hướng cho sinh viên về việc sử dụng mạng xã
hội Facebook nói chung và nút “Like” nói riêng theo cách đúng đắn và phù
hợp. Hướng đến một lối ứng xử có văn hóa và trách nhiệm khi sử dụng mạng
xã hội Facebook cũng như nút “Like” này.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu sẽ giúp bản thân áp dụng
được những kiến thức và phương pháp đã học vào thực tiễn, từ đó để đúc rút
những bài học kinh nghiệm cho bản thân sau này. Ngoài ra kết quả nghiên
cứu của đề tài cũng là nguồn tư liệu cho các nhà nghiên cứu tham khảo khi
nghiên cứu các vấn đề có liên quan.
3. Lược sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về Internet và các trò chơi trực tuyến đã được quan tâm rất
nhiều từ những năm đầu thế kỷ XXI. Không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở
Việt Nam – một quốc gia có tốc độ phát triển về số lượng người sử dụng
Internet đứng trong tốp đầu của thế giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu về
mạng xã hội mới chỉ thực sự trở thành mối quan tâm của nhiều nhà khoa học,
đặc biệt là các nhà tâm lý học, xã hội học khi họ tập trung đi sâu vào việc tìm
hiểu những tác động của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook đến người dùng.

3


Trên cơ sở này, nhu cầu lý giải về một kiểu nghiện mới hay một kiểu hành vi
giải tỏa, kiểu hành động mang tính chất cá nhân – cộng đồng đan xen, hành vi
tương tác ảo bắt đầu xuất hiện [1].
3.1. Những nghiên cứu chung về mạng xã hội

Trên thế giới, những nghiên cứu về mạng xã hội trực tuyến là một chủ đề
không mới và được nhìn nhận bởi nhiều ngành khoa học khác nhau như
truyền thông, y học, xã hội học...
Bài viết Studying Online Social Network, đăng trên tạp chí Journa of
Computer – Mediated Communication của Garton và các cộng sự (1997) đã
bàn về phương pháp tiếp cận nghiên cứu mạng xã hội thông qua những tương
tác trực tuyến giữa con người với nhau [29]. Một hướng nghiên cứu về hệ quả
tiêu cực của mạng xã hội được đề cập trong cuốn sách The Net Delusion (Ảo
tưởng trên mạng) của Evgeny Morozov (2012) đã đưa ra những lập luận chỉ
trích các trang mạng xã hội đã tạo ra một thế hệ của những người chỉ tham gia
hoạt động xã hội bằng cách cập nhật “status” hoặc trang hoàng cho trang cá
nhân của mình thay vì dấn thân vào các hoạt động thực sự. Theo ông, mạng
xã hội đang khiến con người trở nên chây lười và sống trong sự ảo tưởng
rằng, hành vi kích chuột bấm “Like” cũng tương đương với việc tham gia một
hoạt động nhân đạo cần đến sự đóng góp tiền bạc và thời gian [36].
Với cách nhìn nhận từ chiều cạnh mối quan hệ giữa Internet, mạng xã
hội với vốn xã hội, nghiên cứu “Social Networking Sites: Their Users and
Social Implications – A Longitudinal Study” (2012) của Petter Bae
Brandtzaeg đã khảo sát người sử dụng trực tuyến tại Na Uy với số lượng mẫu
là 2000 nằm trong độ tuổi từ 15 đến 75 tuổi. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận
rằng, có sự khác biệt về vốn xã hội giữa nhóm không sử dụng mạng xã hội và
nhóm có sử dụng trên ba khía cạnh: giao tiếp mặt đối mặt, số người quen và
vốn bắc cầu [27].

4


Nghiên cứu “Computer Networks As Social Networks:Collaborative
work, Telework and Virtual community” (1996) của Barry Wellman và các
cộng sự đã đề cập đến mạng máy tính như một mạng xã hội, là không gian để

hình thành các cộng đồng ảo, nó làm thay đổi cách thức làm việc, tương tác
với nhau giữa các công dân [24].
Tại Việt Nam, mạng xã hội hiện nay không còn là điều xa lạ, nhất là đối
với học sinh, sinh viên. Những nghiên cứu đầu tiên về mạng xã hội xuất hiện
từ những năm 2011 – 2012, thời điểm bắt đầu có sự bùng nổ lớn về số lượng
người dùng các trang mạng xã hội. Một số nghiên cứu nổi bật như: “Nghiên
cứu xu hướng phát triển mạng xã hội và đề xuất chính sách định hướng phát
triển mạng xã hội tại Việt Nam” (Đỗ Công Anh, 2011);“Nghiên cứu đề xuất
xây dựng mạng xã hội học tập tại Việt Nam” (Lê Thị Nhi, 2011). Những
nghiên cứu trên theo hướng tiếp cận từ công nghệ, đề cập đến mảng chính
sách quản lý đối với mạng xã hội và những ứng dụng của nó trong lĩnh vực
giáo dục.
Cuốn sách “Mạng xã hội với giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh” do tác giả
Nguyễn Thị Hậu chủ biên đã tập hợp những bài viết và các nghiên cứu dưới
góc độ xã hội học và truyền thông đại chúng được công bố trong Hội thảo
“Mạng xã hội với lối sống của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh” của nhà xuất
bản Văn hóa – Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh (2013). Cuốn sách được
trình bày theo ba mảng chủ đề sau:
Chủ đề thứ nhất là những vấn đề chung như khái niệm về mạng xã hội,
sự ra đời, phát triển cũng như vai trò của mạng xã hội trong thời đại thông tin
ngày nay, về quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của mạng xã hội ở
Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Một số quan niệm
truyền thống về mạng xã hội, xu hướng mới của xã hội công nghệ thông tin
và đặt ra những câu hỏi lý thú và phức tạp về việc quản lý các mạng xã hội ảo

5


hiện nay như thế nào? Làm sao để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt
tiêu cực mà mạng xã hội đem lại.

Chủ đề thứ hai đề cập đến những ảnh hưởng mà mạng xã hội đưa lại đối
với giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thông qua việc tìm hiểu nhu cầu,
mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã hội.
Phản ánh những tích cực mà mạng xã hội đem lại thông qua các tiện ích
sử dụng như việc đáp ứng nhu cầu trong giao tiếp, học tập, giải tỏa những
căng thẳng trong cuộc sống thường ngày. Sự liên kết của người dùng tạo nên
một mạng lưới xã hội rộng lớn cho phép các cá nhân tìm kiếm nhiều cơ hội
nghề nghiệp và kinh doanh hơn. Tuy nhiên mặt trái mà mạng xã hội đem lại
cũng không hề nhỏ, sự phát triển không ngừng của nó đã làm nảy sinh nhiều
bệnh lý xã hội mới, một trong những biểu hiện rõ ràng nhất đó là hội chứng
“nghiện Face”, “nghiện Like” của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Chủ đề thứ ba tập trung những đề xuất, giải pháp nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ. Nhấn mạnh tầm quan
trọng của sự định hướng từ gia đình, nhà trường và xã hội đối với giới trẻ
trong việc sử dụng mạng xã hội hiện nay. Qua đó đề xuất các giải pháp quản
lý, giáo dục việc sử dụng mạng xã hội cho giới trẻ để hướng đến những hành
vi và lối sống tốt đẹp. Mạng xã hội hiện diện và phát triển khách quan nhưng
việc tiếp nhận và sử dụng nó như thế nào lại tùy thuộc vào yếu tố chủ quan
của người sử dụng. Cũng theo nhóm tác giả, trình độ nhận thức về văn hóa xã
hội, nền tảng đạo đức, lối sống của gia đình, ảnh hưởng của môi trường
sống…là những nhân tố quan trọng giúp người sử dụng phân định ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực của mạng xã hội. Từ đó có thể biết tận dụng và phát huy
những lợi ích tích cực mà mạng xã hội đem lại, tự hạn chế và loại bỏ những
tiêu cực mà số ít người sử dụng gây ra.

6


Đề tài “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Cao đẳng Sư phạm
Thái Bình”, luận văn Thạc sỹ Tâm lý học của Đặng Thị Nga (2013) đã đưa ra

một bức tranh chung về tình hình sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường
Cao đẳng Sư phạm Thái Bình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mạng xã hội đóng
một vai trò nhất định cũng như có ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sống và
học tập của sinh viên. Những mạng xã hội mà sinh viên thường xuyên sử
dụng nhất là Facebook, Zingme, Youtube với mục đích truy cập rất phong
phú và đa dạng như giải trí, học tập và tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó sinh
viên ít được tiếp thu một cách khoa học những kiến thức về mạng xã hội, đây
chính lý do mà họ chưa biết cách để phát huy tối đa những lợi ích từ mạng xã
hội và giảm thiểu những tác hại của nó. Với việc tìm hiểu nhu cầu sử dụng
mạng xã hội của sinh viên, tác giả đã đưa ra kết luận: Nhu cầu sử dụng mạng
xã hội của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái bình là rất cao và có sự
khác biệt giữa mức độ và biểu hiện nhu cầu sử dụng giữa các nhóm khách thể
nghiên cứu [10].
3.2. Những nghiên cứu về mạng xã hội Facebook và nút “Like”
Kể từ khi mạng xã hội Facebook ra đời và phổ biến trên toàn thế giới, có
rất nhiều các nhà khoa học đã nghiên cứu mạng xã hội này dưới nhiều cách
tiếp cận khác nhau. Tại Việt Nam, chủ đề này mới bắt đầu được manh nha
nghiên cứu, và tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu quy mô
lớn nào được công bố về người sử dụng mạng xã hội này và những tác động,
ảnh hưởng của nó. Tuy nhiên, cũng đã có những bài viết, những nghiên cứu
quy mô nhỏ được thực hiện.
Cuốn cẩm nang cuộc sống cho giới trẻ với tựa đề “Nhấn Like cuộc sống
ảo” của tác giả Minh Hương (2013) có thể xem là một tác phẩm bao quát
nhất về mạng xã hội Facebook cũng như cách thức sử dụng nó tại Việt Nam.
Cuốn sách đã cho chúng ta một cách nhìn rõ nét nhất về cuộc sống ảo trên

7


Facebook từ việc nó vượt ra khỏi tầm một nhật ký cá nhân và trở thành một

trang mạng kết nối, liên lạc và chia sẻ giữa con người với nhau.
Cuốn sách cũng đề cập rất nhiều đến việc sử dụng nút “Like” trên
Facebook với nhiều phân tích thú vị xung quanh biểu tượng đầy ẩn ý này. Từ
việc “Like” thế nào cho đẹp, “Like” có ý thức chứ không phải là một thói
quen cho đến những ý nghĩa xung quanh nút “Like”. Đây được xem là cuốn
cẩm nang cuộc sống bổ ích đối với giới trẻ trong bối cảnh đang diễn ra nhiều
hệ quả xã hội bắt nguồn từ mạng xã hội này [8].
Bài viết của tác giả Đào Lê Hòa An với tựa đề “Nghiên cứu về hành vi
sử dụng Facebook của con người – một thách thức mới cho tâm lý học” đăng
trên Tạp chí Khoa học, trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số
49 (2013). Bài viết đã đề cập đến một số công trình nghiên cứu về mạng xã
hội Facebook trên thế giới, đồng thời trình bày những nghiên cứu về đề hành
vi sử dụng Internet nói chung và Facebook nói riêng tại Việt Nam. Từ đó tác
giả cho rằng rất cần thiết có thêm những nghiên cứu chuyên sâu về hành vi sử
dụng Facebook, đặc biệt là lý giải dưới góc độ tâm lý học đối một vấn đề xã
hội mang tính đặc biệt này [1].
Trong đề tài nghiên cứu khoa học về “Ảnh hưởng của mạng xã hội
Facebook đối với người dùng là sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” (2012) của nhóm sinh viên Trương
Thanh Hằng, Trương Thanh Hà, Nguyễn Thị Yến Trinh, Nguyễn Trần Khánh
Phượng. Nghiên cứu đã đưa ra những nhìn nhận nghiêm túc về thực trạng sử
dụng mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam hiện nay, mà cụ thể ở đây là sinh
viên trường Đại học Kinh tế - Luật cũng như các mức độ ảnh hưởng của mạng
xã hội Facebook đến sinh viên thông qua việc kiểm chứng các giả thuyết đã
được đặt ra. Kết luận của nghiên cứu cho thấy, thời gian sử dụng Facebook
mỗi ngày có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập và rèn luyện của mỗi

8



sinh viên, từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với các bạn sinh viên nên có kế
hoạch, thời gian biểu cụ thể để dành thời gian hợp lý vào Facebook, tránh lạm
dụng quá mức trang mạng xã hội này dẫn đến lãng phí thời gian và ảnh hưởng
đến học tập và rèn luyện [7].
Tại địa bàn mà tác giả nghiên cứu, đã có một nghiên cứu trước đó về
“Tác động của mạng xã hội Facebook đến lối sống của sinh viên hiện nay
(Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Khoa học Huế)” (2014), khóa luận
tốt nghiệp đại học của Đinh Hoàng Như Ngọc. Nghiên cứu đã đưa ra những
đánh giá chung về tình hình sử dụng Facebook của sinh viên trường Đại học
Khoa học cũng như những tác động của Facebook đến lối sống của sinh viên
hiện nay trên các mặt: hoạt động học tập, lao động, hoạt động giao tiếp và hoạt
động sinh hoạt hằng ngày. Đây là một nguồn tư liệu để tác giả tham khảo, đối
chiếu và so sánh với một số kết quả nghiên cứu của mình.
Bên cạnh những nghiên cứu chung về mạng xã hội Facebook, trong
những năm gần đây, trước những vấn đề mới phát sinh có liên quan đến việc
sử dụng các tính năng trên mạng xã hội này, đặc biệt là biểu tượng nút “Like”,
đã có một số nghiên cứu của của các nhà khoa học trên thế giới về chủ đề này.
Nghiên cứu “Private traits and attributes are predictable from digital
records of human behavior” (2012) được công bố trên tờ Proceeding thuộc
Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia Mỹ số ra ngày 11/3/2013 của Michal
Kosinski và cộng sự đến từ trường Đại học Cambride của Anh và Trung tâm
nghiên cứu Microsoft của Mỹ. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 58.000
người Mỹ sử dụng Facebook thông qua những phân tích các nội dung mà họ
nhấn nút “Like”, đồng thời so sánh chúng với kết quả của một bài kiểm tra cá
nhân mà những tình nguyện viên này tham gia. Từ kết quả nghiên cứu cho
thấy, nút “Like” trên Facebook có thể giúp các nhà nghiên cứu đưa ra những
phỏng đoán khá chính xác về giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chỉ số thông minh, xu

9



hướng chính trị. Bằng cách dựa vào nội dung mà mà người sử dụng nhấn nút
“Like”, nhóm nghiên cứu đã xác định được nguồn gốc xuất thân với độ chính
xác lên đến 95%, giới tính là 88%. Như vậy thông qua nghiên cứu này, các nhà
khoa học có thể đưa ra một bức tranh về chân dung xã hội của một người dùng
Facebook thông qua việc phân tích những gì họ đã “Like”. Đồng thời các nhà
nghiên cứu cho rằng những dữ liệu này có thể được sử dụng để đánh giá tâm
thần học và tính cách cá nhân trong các nghiên cứu về tâm lý người cũng như
cảnh báo về quyền riêng tư khi sử dụng nút “ Like” Facebook [33].
Nghiên cứu Facebook Likes: A Study of Liking Practices for
Humanitarian Causes của Petter Bae Brandtzaeg và Ida Maria Haugstveit
(2014) về việc nhấn “Like” trên mạng xã hội Facebook như một hình thức
tham gia mới của công dân trong các hoạt động nhân đạo. Phân tích nội dung
từ cuộc khảo sát (450 mẫu) cho thấy có 6 kiểu “Like” cho các mục đích nhân
đạo được đăng trên Facebook bao gồm: “Like” vì trách nhiệm xã hội; “Like”
theo cảm xúc; “Like” vì thích thông tin đó; “Like” để trình diễn xã hội (như
một sự thể hiện đối với người khác); “Like” vì chi phí thấp và “Like” theo ý
thích thường xuyên. Một điều thú vị là phần lớn số người được hỏi tin rằng,
việc “Like” sẽ thúc đẩy các hoạt động nhân đạo ngoài thực tế [26].
Dưới góc độ tiếp cận nhân học biểu tượng và xã hội học truyền thông,
nghiên cứu “Like it? Ritual Symbolic Exchange Using Facebook’s Like Tool”
của Kenneth J. Gamage (2012) đã chỉ ra rằng, ý nghĩa mà người sử dụng nút
“Like” gán cho nó rất đa dạng, được sử dụng trong nhiều trường hợp khác
nhau trong hoạt động giao tiếp không bằng lời của người dùng Facebook. Cụ
thể, nó như: một tín hiệu ngôn ngữ thay cho các cử chỉ trong giao tiếp không
bằng lời (paralanguage), cảm xúc, chia sẻ kỷ niệm, và được sử dụng như một
quà tặng. Ngoài ra, những ý nghĩa này được xây dựng và gán cho giá trị của

10



nhận thức từ sự kết hợp của nhiều yếu tố như: sự đoàn kết xã hội, các loại
nghi lễ, có đi có lại, mức độ tương tác và sự chú ý của người sử dụng đến vấn
đề mà họ muốn nhấn “Like”. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là giả
định rằng “Like” luôn luôn được gán cho một ý nghĩa, nhưng bằng chứng cho
thấy là trong nhiều trường hợp người sử dụng bấm “Like” mà không rõ là vì
lý do gì, tức thực hiện nó theo một thói quen [30].
Bên cạnh các cuốn sách và nghiên cứu nói trên, còn có rất nhiều bài báo
viết về vai trò cũng như hệ lụy của mạng xã hội Facebook cũng như những
vấn đề xã hội có liên quan đến nút “Like”, một biểu tượng rất được giới trẻ
yêu thích và sử dụng thường xuyên mỗi khi truy cập vào Facebook.
Nhìn chung, trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu đã được thực
hiện ở trong nước cũng như trên thế giới. Tôi nhận thấy rằng, mặc dù đã rất
nhiều nghiên cứu về mạng xã hội nói chung và mạng xã hội Facebook nói
riêng cũng như hành động sử dụng nút “Like” của người dùng Facebook. Tuy
nhiên, tại Việt Nam – nơi mạng xã hội Facebook đứng vị trí soát ngôi vẫn
chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến hành vi sử dụng nút “Like” dưới cách
lý giải nó trên góc độ của xã hội học. Chính vì thế, nghiên cứu Hành động
nhấn nút Like trên mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học
Khoa học Huế sẽ góp phần nhỏ bé vào việc lý giải một kiểu hành vi tương
tác mới xuất hiện trong xã hội hiện đại ngày nay.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua thực trạng sử dụng nút “Like” trên mạng xã hội Facebook của
sinh viên, tìm hiểu những yếu tố tác động đến hành động “Like” của sinh viên
trên mạng xã hội Facebook. Từ đó đưa ra những kiến nghị đối với các bạn
sinh viên nhằm sử dụng tốt hơn tính năng này, tránh để nó ảnh hưởng đến bản
thân và xã hội.

11



4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mô tả thực trạng sử dụng nút “Like” trên mạng xã hội Facebook của sinh
viên trường Đại học Khoa học Huế hiện nay.
Phân tích các yếu tố tác động tới hành động nhấn nút “Like” trên mạng
xã hội Facebook của sinh viên.
Tìm hiểu những hệ quả của nút “Like” trên mạng xã hội Facebook đối
với sinh viên trường Đại học Khoa học Huế.
Đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các bạn sinh viên sử dụng hợp lý
hơn tính năng này khi tham vào mạng xã hội Facebook.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hành động nhấn nút “Like” trên mạng xã hội Facebook của sinh viên
trường Đại học khoa Học Huế.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Những sinh viên có sử dụng mạng xã hội Facebook đang theo học tại
trường Đại học Khoa học Huế.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành khảo sát sinh viên Đại học chính
quy có sử dụng Facebook tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế theo các
bậc học.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 12/2013 đến tháng 11/2014.
Nội dung nghiên cứu: Hành động nhấn nút “Like” của sinh viên trên
mạng xã hội Facebook được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hành
động nhấn nút “Like” của sinh viên trên mạng xã hội Facebook ở một số
chiều cạnh sau: Tìm hiểu thực trạng sử dụng nút “Like” của sinh viên. Xác
định các yếu tố tác động đến hành động nhấn nút “Like” của sinh viên và


12


những hệ quả của hành động bấm “Like” đối với sinh viên trường Đại học
Khoa học Huế.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng sử dụng nút “Like” trên mạng xã hội Facebook của sinh viên
hiện nay ra sao? Có sự khác biệt nào giữa các nhóm khách thể sinh viên?
Có những yếu tố nào tác động đến hành động nhấn nút “Like” trên mạng
xã hội Facebook của sinh viên hiện nay?
Có những hệ quả xã hội nào sẽ diễn ra khi sinh viên sử dụng nút “Like”
trên mạng xã hội Facebook?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Đại đa số sinh viên dùng Facebook hiện nay đều sử dụng nút “Like” cho
nhiều nội dung được đăng tải trên mạng xã hội Facebook và có sự khác biệt
nhau giữa các nhóm khách thể sinh viên.
Có nhiều yếu tố tác động tới hành động nhấn nút “Like” của sinh viên bao
gồm các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân và vai trò của hệ thống truyền thông.
Hành động nhấn nút “Like” của sinh viên đưa đến kết quả về sự đa dạng
của ý nghĩa nút “Like” cũng như có ảnh hưởng đến tâm lý của sinh viên khi
sử dụng biểu tượng này.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu Xã
hội học. Qua việc thu thập và phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan
đến đề tài đã được công bố để từ đó có cơ sở so sánh, kế thừa đối với các
nghiên cứu trước và xem xét nó có điểm giống và khác biệt nào so với nghiên
cứu không. Tuy nhiên, do đây là chủ đề nghiên cứu tương đối mới nên các
nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu được đăng tải trên
mạng Internet của các tác giả nước ngoài. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các


13


nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí Xã hội học, nghiên cứu truyền thông, các
trang báo điện tử.
8.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi
Khách thể của nghiên cứu là sinh viên trường Đại học khoa học có sử
dụng mạng xã hội Facebook. Toàn trường có 13 khoa và một bộ môn với tổng
cộng là 23 ngành đào tạo. Tuy nhiên do hạn chế về nhân lực và vật lực, chúng
tôi chỉ lựa chọn ra 6 ngành học thuộc sáu khoa bao gồm: Vật lý, Công nghệ
thông tin, Sinh học, Xã hội học, Công tác xã hội và Báo chí.
Để chọn ra được dung lượng mẫu cho nghiên cứu, chúng tôi sử dụng
công thức sau :
n=

Nt2 x pq
Nε2 + t2pq

Tổng thể sinh viên của 6 ngành học là 2083 với mức độ tin cậy là 95%
và sai số chọn mẫu không vượt quá 7% (0,07) [13, tr. 194]. Dung lượng mẫu
cần chọn là:
n=

2083 x 22 x 0.25
2

= 204

2


2083 x 0.07 + 2 x 0.25
Từ số lượng mẫu cần lấy trên, chúng tôi tiến hành chọn mẫu phi xác suất
với cách lấy mẫu chỉ tiêu đã được tính theo ngành học, năm học và giới tính,
chọn mẫu cho đến khi đủ số lượng chỉ tiêu [17, tr. 272 – 273]. Do bảng hỏi
được phát vấn đến các bạn sinh viên, nên, để đảm bảo đầy đủ số lượng bảng
hỏi thu về có chất lượng, chúng tôi lấy thêm 10% mẫu dự trữ tương đương
thêm 24 phiếu.

14


Bảng 1: Cơ cấu mẫu
STT

Tiêu chí

Giới tính

Ngành học

Số năm học

Số lượng

Tỷ lệ %

Nam

103


50,49

Nữ

101

49,51

Vật lý

26

12,75

Công nghệ thông tin

60

29,41

Sinh học

15

7,35

Báo chí

55


26,96

Xã hội học

17

8,33

Công tác xã hội

31

15,20

Năm thứ nhất

61

29,90

Năm thứ hai

52

25,49

Năm thứ ba

43


21,08

Năm thứ tư

48

23,53

8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích về hành động nhấn “Like” của
sinh viên, do vậy để có thể thu được những thông tin mang tính sâu sắc về bản
chất của vấn đề, chúng tôi tiến hành tổng cộng 12 phỏng vấn sâu trên khách
thể là sinh viên bao gồm 6 nam và 6 nữ. Nội dung phỏng vấn sâu bao gồm:
Một số thông tin về hoạt động sử dụng Facebook của sinh viên như: mục
đích sử dụng, phương tiện sử dụng, thời gian sử dụng và vai trò của nó đối
với sinh viên.
Nhận thức và hiểu biết của sinh viên về nút “Like” trên mạng xã hội
Facebook.
Thực trạng sử dụng nút “Like” của sinh viên diễn ra như thế nào qua
mục đích, nội dung, thời gian và cách thức sử dụng của họ.

15


Tìm hiểu ý nghĩa nút “Like” mà sinh viên gán cho nó khi sử dụng.
Tìm hiểu những ảnh hưởng của nút “Like” đối với sinh viên, bao gồm cả
tích cực và tiêu cực.
Từ những thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu sẽ góp phần
củng cố và kiểm chứng các thông tin định lượng thu được từ phiếu trưng cầu

ý kiến. Bởi những thông tin định lượng chỉ thực sự có ý nghĩa khi gắn chúng
với những thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu.
Như vậy, trong nghiên cứu này, phương pháp trưng cầu ý kiến bằng
bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu là hai phương pháp chủ đạo được sử
dụng nhằm thu thập thông tin.
8.4. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng rất hiệu quả trong các nghiên cứu
về hành vi của con người. Trong nghiên cứu này, nhằm phân tích những nội
dung mà sinh viên thường “Like”, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát
gián tiếp với cách thức tiến hành như sau: Lựa chọn các trang cá nhân của
sinh viên theo cơ cấu năm học và giới tính, sau đó kết bạn với những sinh
viên đó. Khi đã được họ chấp nhận lời đề nghị kết bạn, chúng tôi có thể theo
dõi được các hoạt động của họ thông qua trang chủ trên giao diện của
Facebook. Thông qua việc quan sát về nội dung mà các bạn sinh viên thường
“Like”, có thể khái quát được xu hướng và sự khác biệt về sở thích, cách thức
giải trí trên mạng xã hội Facebook của những sinh viên đó. Số lượng
Facebook của sinh viên được lựa chọn quan sát là 30 người.

16


9. Khung phân tích

Mối quan
hệ xã hội
ĐK
văn hóa

trên
Facebook

Hành

– Chính
trị - Kinh
tế- XH
TP Huế
thời kỳ

Đặc điểm
cá nhân
của sinh
viên

Nhận thức

động nhấn

của sinh

nút “Like”

viên về nút

trên mạng

“Like”

xã hội
Facebook


đổi mới
Vai trò của
hệ thống
truyền
thông

17


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1.1. Khái niệm hành động xã hội
Hành động xã hội là một khái niệm quan trọng của xã hội học và được
nhiều nhà xã hội học tiên khởi nghiên cứu như Max Weber, V. Pareto, T.
Parsons. Lý thuyết hành động xã hội ra đời nhằm phản ứng lại quan điểm của
các nhà hành vi luận về hành động của con người. Tức là, những quan điểm
cho rằng chúng ta không thể nghiên cứu được những yếu tố bên trong quy
định hành vi của cá nhân, mà chỉ có thể biết đến những phản ứng bên ngoài.
Xét trên phương diện triết học, hành động xã hội là một hình thức hoặc
cách giải quyết các mâu thuẫn, vấn đề xã hội. Hàng động xã hội được tạo ra
bởi các phòng trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị…Nếu đứng ở
góc độ này, thì các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, tinh thần,…có thể phân
chia thành các hành động xã hội như hành động kinh tế, hành động văn
hóa…[4, tr. 129].
Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn và thường gắn
với các chủ thể hành động là các cá nhân. Đứng ở góc độ này, định nghĩa về
hành động xã hội của M. Weber được xem là đầy đủ và hoàn chỉnh nhất. Ông
cho rằng, hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ

quan nhất định. Weber đã nhấn mạnh đến “động cơ” bên trong chủ thể như là
nguyên nhân của hành động. Như vậy, chúng ta có thể nghiên cứu được các
yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động. Theo quan điểm này, hành động được
gọi là hành động xã hội khi nó tương quan và định hướng hành động vào
người khác theo cái ý thức đã được nhận thức bởi chủ thể hành động [14].
Trong nghiên cứu này, khái niệm hành động xã hội của Max Weber
được sử dụng nhằm giải thích tính mục đích, tính định hướng trong hành

18


×