Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Mobile Agent và ứng dụng trong thanh toán điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.57 KB, 11 trang )

Mobile Agent và ứng dụng trong thanh toán điện tử
Lê Trần Trung
Trường Đại học Công nghệ
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin; Mã số: 60 48 05
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đoàn Văn Ban
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Giới thiệu tổng quan về software agent, tính năng của agent và phân loại agent. Nghiên
cứu về Mobile Agent và nguyên lý hoạt động: giới thiệu về mobile agent và nguyên lý hoạt động,
kiến trúc của mobile agent và cơ chế di chuyển, truyền thông báo; giới thiệu các hệ thống mobile
agent, so sánh giữa các hệ thống mobile agent hiện thời; các ưu điểm của mobile agent và các lĩnh
vực mobile agent có khả năng ứng dụng; trình bày về các vấn đề về an ninh và các phương pháp
đảm bảo an ninh cho agent. Thương mại điện tử và ứng dụng Mobile Agent trong thanh toán điện
tử: Giới thiệu về thương mại điện tử và các hệ thống thanh toán điện tử, các khả năng ứng ứng
dụng của mobile agent trong thương mại điện tử như: agent bán hàng, mua hàng và thương lượng
đấu giá.
Keywords: Thanh toán điện tử; An toàn dữ liệu; Thương mại điện tử; Mobile Agent; Công nghệ
thông tin
Content.
Giới thiệu về luận văn
Đặt vấn đề
Với sự lớn mạnh không ngừng của WWW và sự nổi lên của những ứng dụng Thương mại điện tử
đã dẫn đến sự ra đời của các mô hình kinh doanh mới lấy Internet làm trung tâm. Hỗ trợ cho mua bán
trực tuyến đã tạo ra những chương trình có cấu trúc mới cung cấp hiệu quả kinh tế và những mô hình
linh hoạt. Cộng với sự ra đời của khái niệm agent đã tạo ra một phương pháp lập trình mới được ứng
dụng nhiều ngành khoa học khác nhau.
Lập trình agent có những ưu điểm và lợi ích rõ ràng trong nhiều lĩnh vực và triển vọng nhất là sử
dụng các agent trong Thương mại điện tử. Rất nhiều công việc sử dụng các ứng dụng mang khái niệm
“agent trong Thương mại điện tử”. Tuy nhiên chưa có nhiều ứng dụng được thiết kế cho TMĐT sử dụng
mobile agent đã được hoàn hành.
Mục đích luận văn
Luân văn nghiên cứu hệ thống mobile agent theo hướng ứng dụng trong thanh toán điện tử, với


mục đích xây dựng một hệ thống có khả năng tự bảo trì, giảm thiểu lỗi, khắc phục độ trễ của đường
truyền tạo ra hiệu xuất cao trong xử lý. Dựa vào những tính năng của mobile agent em hy vọng có thể
xây dựng nên một hệ thống như vậy.


Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần giới thiệu mở đầu, mục lục, bảng chú giải và các thuật ngữ viết tắt, danh mục
hình vẽ, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 phần như sau:
Chương 1: Tổng quan về Agent
Giới thiệu tổng quan về software agent, tính năng của agent và phân loại agent
Chương 2: Mobile Agent và nguyên lý hoạt động
Giới thiệu về mobile agent và nguyên lý hoạt động, kiến trúc của mobile agent và cơ chế di
chuyển, truyền thông báo.
Chương này cũng trình bày về các vấn đề về an ninh và các phương pháp đảm bảo an ninh cho
agent
Chương 3: Thương mại điện tử và ứng dụng Mobile Agent trong thanh toán điện tử
Giới thiệu về thương mại điện tử và các hệ thống thanh toán điện tử, các khả năng ứng ứng dụng
của mobile agent trong thương mại điện tử như: agent bán hàng, mua hàng và thương lượng đấu giá
Ngoài ra luận văn cũng giới thiệu về hệ thống thanh toán điện tử dựa trên mobile agent, đó là hệ
thống thanh toán hóa đơn nhà hàng. Cuối chương luận văn cũng trình bày về giao thức thanh toán của
hệ thống và phần cài đặt thử nghiệm chương trình
Chương 1: Tổng quan về Agent
1.1.

Giới thiệu
Có nhiều định nghĩa cho software agent, ta có thể tham khảo một số định nghĩa sau:
Một agent là một thành phần phần mềm và/hoặc phần cứng mà có khả năng hoat động chính xác

để hoàn thành nhiệm vụ thay mặt chủ nhân của agent. (Nwana, 1996) [8].
1.2.


Tính năng của Agent

1.2.1. Tính tự trị (autonomous)
Agent có khả năng tự kiểm soát những hoạt động của chính nó và làm việc, thi hành các tác vụ
độc lập với người dùng cũng như các tác nhân khác.
1.2.2. Tính thích nghi và tự học hỏi (adaptive/learning)
Agent biết cách học và tự thay đổi các hành vi của nó theo các kinh nghiệm thu được.
1.2.3. Bền vững trong quá trình hoạt động (persistent)
Tự tồn tại và thích nghi trong môi trường hoạt động, chỉ bị hủy khi đã hoàn thành nhiệm vụ
1.2.4. Hoạt động hướng đích (goal driven)
Mỗi agent được tạo ra đều có một mục đích và nó hành động theo mục đích này cho đến khi mục
đích được thỏa mãn.
1.2.5. Giao tiếp và cộng tác ( communicative/collaborative)
Agent có khả năng liên lạc, giao tiếp và phối hợp hoạt động với các agent của cùng môi trườg
khác hay các loại đối tượng khác trong các loại môi trường khác.
1.2.6. Linh hoạt (flexible)


Agent có thể hoạt động trong nhiều môi trường, hệ điều hành khác nhau.
1.2.7. Tính di động (mobility)
Là khả năng di chuyển từ môi trường thi hành này sang môi trường khác của một agent.
Phân loại agent

1.3.

Các agent thường được phân loại theo tính năng và mục đích.
1.3.1. Phân loại theo tính năng
Gồm hai loại là: tác tử tĩnh và tác tử di động
1.3.2. Phân loại theo mục đích

Gồm ba loại là: tác tử cộng tác, tác tử giao diện , tác tử thông minh
1.4.

Kết luận
Trong chương này chúng ta đã giới thiệu về software agent, đó là một phương pháp lập trình

mới, ta cũng đưa ra một vài định nghĩa về agent.
Ta đã giới thiệu tính năng của agent như: tính tự trị, tính thích nghi và học hỏi, hoạt động hướng
đích, giao tiếp và cộng tác, linh hoạt, di động,... Ta cũng phân loại agent theo mục đích và tính năng.
Chương 2. Mobile Agent và nguyên lý hoạt động
Những hệ thống phân tán truyền thống được xây dựng trên những chương trình tĩnh, chuyển dữ
liệu đi về trên mạng. Còn mobile agent (gọi tắt là MA) thì ngược lại.
Khái niệm Mobile Agent

2.1.

Định nghĩa: Mobile agent là những thành phần phần mềm, bao gồm mã chương trình, dữ liệu và
trạng thái hoạt động và có thể tự mình di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nội dung agent mang theo
trong quá trình di trú bao gồm các thành phần của agent, tên cơ sở tri thức, bảng lưu nội dung các
câu hỏi và câu trả lời theo ngôn ngữ COKB-ONT [2].
Mobile agent chính là một dạng của mobile code. (Mobile code là những chương trình chuyển
mã đến client và thực thi ở đó. Ví dụ cho mobile code: chương trình applet có thể gây nguy hiểm cho
máy tính do trong applet có thể chứa những đoạn code không đáng tin cậy, gây hại).
Mobile agent ngoài những tính năng cơ bản của mobile code còn có thể : mang theo mình dữ liệu
và trạng thái thực thi, di trú trong mạng dưới sự kiểm soát của chính nó. Vì vậy, có thể nói mobile agent
an toàn hơn mobile code nhiều.
Tính chất mobile agent:

2.2.


Có khả năng di trú từ nơi này sang nơi khác



Liên lạc được với nhau, nhân bản, nhập lại, tổng hợp tính toán



Một số agent có khả năng cung cấp dịch vụ hoặc interface cho các ứng dụng kế thừa



Có kích thước nhỏ



Có khả năng xác định và dùng những tài nguyên trên các máy tính đang chứa nó.

2.3.



Nguyên lý hoạt động

2.3.1. Vòng đời một tác tử di động (mobile agent)


Mọi mobile agent đều thực hiện tuần tự theo logic: Đầu tiên, tác tử được tạo ra, di trú từ host này
sang host khác theo lịch trình, thực hiện các nhiệm vụ được giao và cuối cùng bị huỷ sau khi đã hoàn
thành nhiệm vụ.


Hình 2.4: Vòng đời một tác tử di động
2.3.2. Cơ chế di chuyển của Mobile agent
Agent sẽ tự quyết định đóng gói và di trú đến môi trường khác để thực thi là đặc điểm nổi bật
của mobile agent. Khi có nhu cầu di trú agent sẽ tạm dừng thực thi mã, thực hiện lưu trạng thái của đối
tượng (có thể có khả năng lưu lại cả trạng thái thi hành). Sau khi mã hoá dữ liệu agent sẽ được
truyền đi trên hệ thống mạng. Khi đến đích, agent sẽ thực hiện các bước ngượi lại với bên gửi để
khôi phục lại trạng thái của agent và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
2.3.3. Kiến trúc hệ thống của Mobile Agent

Hình 2.6: Kiến trúc của một hệ thống mobile agent
2.3.4. Các điều kiện agent phải thỏa mãn
Có một mã xác nhận duy nhất



Xác định được những agent khác đang thực thi trong cùng host



Có khả năng nhận và gửi thông điệp cho những agent khác

2.4.



Ích lợi của mobile agent
Những lợi ích mobile agent mang lại là: giảm tải băng thông, giảm độ trễ, có thể thực thi khi

ngắt kết nối mạng, thực thi bất đồng bộ và tự động, nhanh và giảm thiểu lỗi, khắc phục tình trạng không

đồng nhất, đóng gói các giao thức


2.5.

Môi trường ứng dụng mobile agent
Mobile agent thích hợp với những loại ứng dụng sau: thu thập dữ liệu phân tán, theo dõi và

thông báo tin cập nhật, giám sát và phân tán thông tin, xử lí song song , thương mại điện tử, quản trị hệ
thống mạng, hỗ trợ các thiết bị di động
2.6.

Một số hệ thống Mobile Agent

2.6.1. Aglets
Aglets được xây dựng và phát triển bởi D. B. Lange và IBM Tokyo Research Laboratory. Hiện
nay, bộ Aglets Software Development Kit (ASDK) do IBM phát triển đã dừng lại ở phiên bản 1.1 Beta3
trên nền JDK1.1. Phiên bản chính thức mới nhất của ASDK là 2.0.2 do SourceForge phát triển trên nền
JDK1.3 [2]. Hiện nay đã có phiên bản 2.5 anpha cũng do SourceForge phát triển [7].
2.6.2. Voyager
Voyager là một môi trường thương mại hỗ trợ phát triển các ứng dụng agent được hãng Object
Space phát triển từ giữa năm 1996. Voyager đã trải qua nhiều lần nâng cấp và thay đổi từ phiên bản 1.0
cho đến bây giờ là phiên bản 4.5.
2.6.3. Mole
Mole là hệ thống Mobile Agent được xây dựng với ngôn ngữ Java tại đại học Stuttgart (CHLB
Đức). Phiên bản đầu tiên (Release 1.0) đã hoàn thành vào năm 1995, năm 1997 phiên bản Release 2.0
được hoàn thành, bản Release 3.0 được hoàn tất vào năm 1998 và đề án đã kết thúc với kết quả là môi
trường ổn định để xây dựng ứng dụng theo mô hình agent trên các hệ phân tán. Được xây dựng trên
Java, Mole có khả năng thực thi trên tất cả các môi trường có hổ trợ JDK1.1.x (Jdk1.1.7 và Jdk1.1.8), sử
dụng giao thức TCP/IP trong quá trình giao tiếp. Mole hỗ trợ di chuyển yếu - weak migration [2].

2.6.4. ZEUS
Zeus là môi trường do British Telecommunication phát triển để hỗ trợ xây dựng các hệ thống đa
agents. Ngoài các tính năng thông thường trong việc tạo lập và quản lý các agent, Zeus đặc biệt chú
trọng việc hỗ trợ một phương pháp luận và một bộ công cụ mạnh để phát triển ứng dụng đa agent trên
môi trường phân tán [2].
2.7.

Các tính năng hỗ trợ của hệ thống Mobile Agent

2.7.1. Tính di động (mobility)
Xét khả năng môi trường hỗ trợ di động mạnh hay yếu cho agent.
2.7.2. Tính tự trị (autonomous)
Xét vai trò của môi trường về việc cung cấp các cơ chế hỗ trợ cho agent linh động thực thi, qua
đó thể hiện được tính tự trị [12].
2.7.3. Tính an toàn (security)
Cần chú ý tới hai vấn đề: bảo vệ các host tránh các cuộc tấn công từ các agent nguy hiểm; và bảo vệ các
agent chống lại các môi trường nguy hiểm khi agent di trú [12].
2.7.4. Tính thích ứng


Là khả năng hỗ trợ tính thích ứng từ phía môi trường khi tiếp nhận một agent du nhập
2.7.5. Khả năng cộng tác
Để xem xét khả năng phối hợp hoạt động của các agent, cần lưu ý về ngôn ngữ liên lạc, giao
thức liên lạc, mô hình cộng tác mà môi trường hỗ trợ. Ngoài ra, nếu các agent của môi trường đang xét
có khả năng giao tiếp với các agent của môi trường khác hay với các loại đối tượng khác, thì môi trường
hỗ trợ cộng tác mạnh.
2.8.

Kết luận
Trong chương này chúng ta đã giới thiệu các lý do mà ta sử dụng mobile agent trong lập trình,


cũng như giới thiệu một số khái niệm cơ sở của mobile agent, các mô hình trong một mobile agent, các
hệ thống mobile agent hiện nay như Aglet, Voyager, Mole, Zeus.
Quan chương này ta cũng tìm hiểu một mobile agent không bị ràng buộc với hệ thống mà nó bắt
đầu vòng đời. Nó có khả năng độc đáo là tự gửi mình đi từ một host này đến một host khác trong mạng.
Ta cũng tìm hiểu 7 lợi ích của mobile agent như: giảm tải băng thông, khắc phục độ trễ mạng, gói gọn
các giao thức, thực hiện một cách không đồng bộ, thích nghi, tự sửa sai, khắc phục tình trạng không
đồng nhất. Ta cũng tìm hiểu các lĩnh vực mà mobile agent có khả năng ứng dụng như: thu thập dữ liệu
phân tán, thương mại điện tử, quản trị mạng.
Ngoài ra chúng ta cũng tìm hiểu về các nguy cơ an ninh liên quan đến mobile agent, ta đã tìm
hiểu các hình thức tấn công của agent đến agent khác hoặc đến agent platform và các biện pháp đối phó
Chương 3: Thương mại điện tử và ứng dụng Mobile Agent trong thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử và các mô hình thanh toán điện tử

3.1.

3.1.1. Giới thiệu về thanh toán và các vấn đề đặt ra đối với thanh toán điện tử
Thanh toán trong thương mại truyền thống và thương mại điện tử

3.1.1.1.


Tiền tệ – phương tiện biểu trưng cho giá trị – đã được sử dụng rất sớm trong lịch sử nhân loại



Tiền tệ bao gồm hai loại cơ bản: Tiền vật thể và tiền biểu trưng.




Với sự phát triển của KHKT-CN, phương thức thanh toán có nhiều thay đổi, xuất hiện các dạng
thức mới của tiền tệ: Đó là các loại tiền tệ nhưng ở dạng điện tử (tiền tệ điện tử)
Các yêu cầu cơ bản đối với các hệ thống thanh toán điện tử

3.1.1.2.


Tính độc lập (không phụ thuộc vào phần cứng và phần mềm chuyên dụng)



Khả năng tương tác và di chuyển



Khả năng bảo mật



Tính nặc danh



Tính đa dạng: áp dụng đối với nhiều mức thanh toán khác nhau



Dễ sử dụng




Phí giao dịch



Các qui tắc

3.1.2. Các hệ thống thanh toán trực tuyến




Hệ thống thanh toán thẻ tín dụng - Credit card



Chuyển khoản điện tử và thẻ ghi nợ trên Internet
◦ Chuyển khoản điện tử (EFT) trên Internet
◦ Thẻ ghi nợ



Ví tiền số hoá - Electronic Wallets



Tiền mặt số hoá – E Cash




Các hệ thống lưu trữ giá trị trực tuyến và thẻ thông minh



Các hệ thống thanh toán séc điện tử



Các hệ thống xuất trình và thanh toán hối phiếu điện tử
Các loại thẻ thanh toán trực tuyến

3.1.2.1.

3.1.2.1.1. Thẻ tín dụng
3.1.2.1.2. Thẻ trả phí
Thẻ ghi nợ
Mobile agent trong thương mại điện tử

3.2.

Phân loại ứng dụng trong Thương mại điện tử

3.2.1.

Số lượng người mua, bán, và thực hiện giao dịch trên
Internet dự kiến sẽ tăng với một tốc độ phi thường. Việc ứng dụng MA vào thương mại điện tử sẽ cung
cấp một cách thức mới để tiến hành các giao dịch B2B, B2C, và C2C. MA hiện có 3 loại ứng dụng ứng
dụng trong thương mại điện tử, là: tác tử mua hàng (shopping agent), tác tử bán hàng (salesman agent),
và tác tử đấu giá (auction agent) [9].
Một mô hình thanh toán điện tử dựa trên Agent - The Secure Agent Fabrication,


3.2.2.

Evolution & Roaming (SAFER)
Nền tảng của hệ thống này là giao dịch điện tử an toàn (Secure Electronic Transaction) và
tiền điện tử (E-Cash) [10].
Hệ thống thanh toán hóa đơn nhà hàng dựa trên Mobile Agent

3.2.3.

Trong mô hình thanh toán này, cả hai bên người mua và người bán đều cần phải đăng ký off-line
với một dịch vụ thanh toán trực tuyến (hoặc một tổ chức tin cậy) với dữ liệu thẻ tín dụng của họ và được
trao lại một đối tượng đại diện (persona - đối tượng này là duy nhất), Vị đại diện này hành xử như một
liên kết giữa định danh người dùng với khóa công khai và thông tin thẻ tín dụng của người dùng đó
được lưu trữ trong hệ thống TTP (Trusted Third Party – Bên thứ 3 tin cậy). TTP hành xử như một bên
trung gian trong việc cộng tác với ngân hàng chuyển tiền của người mua và ngân hàng thu tiền của
người bán để giải quyết hóa đơn thẻ tín dụng.
3.2.3.1.

Giao thức thanh toán sử dụng Mobile Agent

Các bước tiến hành khi thực hiện một thanh toán như sau


Khi quyết định mua hàng, khách hàng nhấn nút “Thanh toán” trên trang web, Aglet Service


Center (ASC) sẽ gửi một agent (Consumer Aglet) mang theo yêu cầu thanh toán chứa đối
tượng đại diện của người bán và số tiền trả di chuyển tới chỗ người bán



Tại chỗ người bán, agent của người mua trao yêu cầu thanh toán cho agent của người bán
(Merchant Agent) mang theo yêu cầu thanh toán của người mua cùng với chữ ký của chủ sở
hữu nó trên đơn hàng và di chuyển tới TTP



Tại TTP, agent của người bán trao yêu cầu thanh toán của người mua và chữ ký của người bán
trên đơn hàng cho TTP agent (TTP Aglet). Agent TTP xác minh chữ ký của người mua trên
yêu cầu thanh toán và chữ ký của người bán trên đơn hàng. Agent TPP xác minh thỏa thuận
của người mua và người bán trên đơn hàng và cho phép thanh toán. Sau đó agent TTP gửi trả
lại một biên lai cho agent của người bán.



Agent của người bán trả lại phía người bán biên lai



Agent của người bán cũng chuyển cho agent của người mua biên lai, lúc này vẫn đang chờ tại
chỗ người bán. Agent của người mua trả lại cho người mua biên lai thanh toán.

3.3.

Sử dụng Aglet cài đặt ví dụ thanh toán điện tử

3.3.1.

Cài đặt demo


3.3.1.1.
a.

Giao diện chương trình

Màn hình đăng nhập

Hình 3.11: Màn hình đăng nhập
b.

Màn hình thanh toán


Hình 3.12: Màn hình thanh toán
3.3.2.

Kết luận
Trong chương này em đã giới thiệu về thương mại điện tử và thanh toán điện tử, các vấn đề đặt ra cho

thanh toán điện tử, cũng như các mô hình thanh toán trực tuyến.
Em cũng giới thiệu về những ứng dụng của mobile agent trong thương mại điện tử như : agent mua hàng,
bán hàng , đấu giá.
Ngoài ra em cũng giới thiệu về hai mô hình thanh toán điện tử dựa trên agent đó là: The Secure Agent
Fabrication, Evolution & Roaming (SAFER) và hệ thống thanh toán hóa đơn nhà hàng (Mobile Agent-Based
Restaurant Order Payment System)
Cuối cùng là giới thiệu về chương trình thử nghiệm em xây dựng để minh họa hệ thống thanh toán hóa
đơn nhà hàng, chương trình được xây dựng bằng công cụ aglet 2.0.2 của IBM và ngôn ngữ lập trình java

Kết luận và hướng phát triển
A. Kết quả đạt được

Luận văn nghiên cứu mô hình mobile agent theo hướng ứng dụng vào thanh
toán điện tử trong thương mại điện tử. Phần lý thuyết giới thiệu và so sánh các hệ thống Mobile Agent
hiện nay như Aglets, Mole, Voyager, Zeus. Luận văn cũng trình bày về vấn đề an toàn an ninh cho
agent, đưa ra các giải pháp chống lại sự tấn công của các agent tới agent hay tới agent platform và
ngược lại.
Do luận văn sử dụng Aglet để cài đặt chương trình thử nghiệm nên phần lý thuyết của aglet đã
được trình bày chi tiết hơn, cụ thể là giới thiệu về các khái niệm cần thiết như proxy, context, message,
id của một aglet, cũng như các phương thức dispatch, retract, sendMessage,... để có thể viết một chương
trình ứng dụng trên hệ thống mobile agent


Ngoài ra phần lý thuyết cũng đã giới thiệu kiến trúc bên trong của hệ thống aglet, agletAPI và
giao thức truyền thông của aglet – giao thức ATP. Đây là giao thức cần thiết cho aglet hoạt động và di
chuyển từ host này sang host khác.
Phần lý thuyết về thương mại điện tử và thanh toán điện tử, luận văn đã giới thiệu về các mô
hình thanh toán trực tuyến cũng như các khả năng ứng dụng của mobile agent trong thương mại điẹnt tử.
Bên cạnh đó luận văn cũng giới thiệu hai mô hình ứng dụng của mobile agent trong lĩnh vực thanh toán
điện tử, đó là SAFER và hệ thống thanh toán hóa đơn nhà hàng.
Phần kết quả thực nghiệm, luận văn đã xây dựng phần cài đặt cho hệ thống thanh toán hóa đơn
nhà hàng. Qua ứng dụng cài đặt này, luận văn đã nêu được một số ưu điểm của mô hình mobile agent:


Khả năng gửi chương trình qua host khác để thực thi tiếp nhiệm vụ



Các agent có thể trao đổi với nhau bằng cách truyền thông báo.




Tìm kiếm thông tin trên nhiều host



Gửi nhiều agent tớ (slave) đi các host khác thực hiện song song các công việc

A. Hướng phát triển
Trên cớ sở lý thuyết đã tìm hiểu, hướng phát triển tiếp của đề tài này là tập
trung vào vấn đề đảm bảo an toàn cho các agent khi di chuyển trên mạng, cũng như trang bị thêm cho
agent nhiều kiến thức hơn nữa, để nó “thông minh” hơn, có thể định tuyến lại quá trình di chuyển dựa
vào sự tương tác với các agent khác đang cùng hoạt động.
Ngoài ra phần cài đặt thử nghiệm vẫn còn sơ sài, mới chỉ sử dụng aglet để truyền thông báo trao
đổi thôi tin tới các đối tượng liên quan. Hướng phát triển tiếp cũng sẽ bổ xung thêm các hàm mã hóa,
hàm kiểm tra để xác thực chữ ký số của người mua, người bán. Khi người dùng nhận được biên lai, hiện
giờ hệ thống mới chỉ đưa ra một thông báo, hướng phát triển tiếp theo sẽ là in ra cả hóa đơn và biên lai
cho người dùng.

References.
Tiếng Việt
1. Đoàn Văn Ban, Quách Xuân Trưởng, Công nghệ đa tác tử di động và ứng dụng để thương
lượng trong thương mại điện tử, Viện Công nghệ thông tin – Viện KH&CN Việt Nam.
2. Trần Hạnh Nhi, Lê Đình Duy, Nguyễn Đông Hà, Thái Trí Hùng, Văn Trọng Nam, Huỳnh
Tấn Năng, Nguyễn Huy Thẩm, Nguyễn Thái Huy, Phan Đình Thế Huân, Hồ Thị Mỹ Huyền,
Lê Văn Triều (2004), Tổng quan về Mobile Agent, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia TP.HCM.
3. Nguyễn Cửu Long (2006), Giáo trình thương mại điện tử, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội

Tiếng Anh



4. DANNY B.LANGE, MITSURU OSHIMA (1998), Programming and Deploying Java
Mobile Agents with Aglets, Addison Wesley Longman.
5. MasterCard. (1997). SET Secure Electronic Transaction specification (Book 1: Business
Description). Purchase, NY: MasterCard Inc.
6. MEHDI KHOSROW-POUR (2006), Encyclopedia of E-Commerce, E-Government, and Mobile
Commerce, Idea Group Reference, USA.
7. />8. Cambridge University Press (1996), Software Agents: An Overview, Ipswich, U.K
9. Rahul Jha, Mobile agents for e-commerce, KR School of Information Technology Indian
Institute of Technology, Bombay, India
10. Sheng-Uei Guan, Sin Lip Tan and Feng Hua, A Modularized Electronic Payment System for
Agent-based E-commerce, Department of Electrical & Computer Engineering National
University of Singapore 10 Kent Ridge Crescent, Singapore
11. Lange D (1997), Java Aglet Application Programming Interface. IBM Tokyo Research
Laboratory.



×