Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA CÚ PHÁP CỦA VỊ TỪ CHUYỂN ĐỘNG CÓ BỔ NGỮ TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.05 KB, 60 trang )

1

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

........................................................................................................................................................ 62


2

DẪN NHẬP
Lý do chọn đề tài

1.

Những vấn đề về vị từ trong thời gian gần đây đã trở nên gần gũi với giới
ngôn ngữ học và được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều công
trình được thực hiện nhằm nghiên cứu về vị từ hoặc những vấn đề có liên quan đến
vị từ được thực hiện. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đây vẫn là một vấn đề còn gây
nhiều tranh cãi.
Trong thời gian qua, rất nhiều nhà ngôn ngữ học trong những công trình
nghiên cứu của mình đã đề cập đến vị từ chuyển động trong đó có thể kể đến các tác
giả như: Leonard Talmy, Levin, Slobin hay Ramchand… Tuy nhiên, đối với Việt
ngữ học, những vấn đề về vị từ chuyển động nói chung và vị từ chuyển động có bổ
ngữ trực tiếp nói riêng dường như vẫn chưa được nhiều tác giả quan tâm, đi sâu vào
nghiên cứu.
Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn cho mình công việc đi sâu vào tìm hiều về
đặc trưng ngữ nghĩa, cú pháp của vị từ chuyển động có bổ ngữ trực tiếp trong tiếng


Việt với hy vọng có thể đóng góp những suy nghĩ và cứ liệu của mình về một số
vấn đề lý luận liên quan đến việc miêu tả cấu trúc vị ngữ của câu tiếng Việt, mà
trong đó vị từ chuyển động giữ một vai trò quan trọng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ xem xét vị từ chuyển động có bổ ngữ trực
tiếp trong tiếng Việt dưới góc nhìn cả ngữ nghĩa lẫn cú pháp. Chúng tôi sẽ không
đưa ra một hệ thông phân loại vị từ chuyển động có bổ ngữ trực tiếp trong tiếng
Việt một cách rạch ròi. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng công trình nghiên cứu
của mình sẽ góp môt phần nào đó vào công trình nghiên cứu chung của tiếng Việt
với những vấn đề có liên quan đến đề tài.
2.
2.1.

Lịch sử vấn đề
Về vấn đề vị từ chuyển động
Trên thế giới
Trên thế giới, từ những năm 70 của thế kỷ XX, vấn đề về vị từ chuyển động
nói chung và vị từ chuyển động có bổ ngữ trực tiếp nói riêng đã được nhiều nhà
ngôn ngữ học tập trung nghiên cứu. Công trình được coi là công trình đầu tiên
nghiên cứu về vị từ chuyển động là công trình được xuất bản năm 1972 của


3

Leonard Talmy. Trong công trình này, Leonard Talmy đưa ra ba hình thức chung
cho các vị từ chuyển động trên thế giới là: phương thức/ nguyên nhân của chuyển
động, hướng của chuyển động và chủ thể chuyển động. Căn cứ vào các hình thức đó
cùng với số lượng các ngôn ngữ sử dụng các hình thức đó trên thế giới, Leonard
Talmy phân những ngôn ngữ phổ biến trên thế giới thành hai loại hình: ngôn ngữ
định khung vị từ và ngôn ngữ định khung phụ từ.
Sau Leonard Talmy, nhiều nhà ngôn ngữ học khác trên thế giới cũng tham gia

nghiên cứu về vấn đề này, trong đó phải kể đến Jackendoff (1976), Berman &
Slobin (1994), Hoiting & Slobin (1994), Ozcaliskan & Slobin, (1999, 2000a, 2000b,
2003), Slobin (1996, 1997, 2000, 2003, 2004, 2005a, 2005b, 2005c) (theo Slobin,
2006)[11]. Slobin đã bổ sung thêm loại hình ngôn ngữ định khung đồng bộ vị - phụ
từ và một số tiểu loại hình khác được sử dụng trên thế giới.
Trong “The semantics of three Mpyemo prepositions”, khi bàn về vấn đề động
từ chuyển động, Ivan Lowe và Paul Murrel cho rằng khi nghiên cứu về động từ cần
phải nghiên cứu dựa trên ngữ nghĩa của nó trong mệnh đề. Hai tác giả cho rằng
“động từ chuyển động là động từ mô tả tình huống có vật thể chuyển động. Vật thể
chuyển động được định nghĩa là bất kỳ thực thể có chuyển động vật lý hoặc do
tưởng tượng”, [16,tr.203]. Theo hai tác giả này, động từ chuyển động được phân ra
thành động từ nội động và động từ ngoại động. Một động từ không được coi là động
từ chuyển động khi động từ đó mô tả một tình huống không có bất kỳ vật thể
chuyển động nào. “Trong trường hợp có vật thể chuyển động, tức nói về động từ
chuyển động, theo hai tác giả, chúng ta cần nhìn vào sự chuyển động của vật thể
chuyển động. Sự chuyển động của vật thể chuyển động được sử dụng bằng sơ đồ
hình ảnh: Source – Path – Goal (SPG). Tùy thuộc vào động từ chuyển động và từng
câu mà động từ chuyển động đó được sử dụng, chúng ta có thể tập trung vào một
trong ba yếu tố bất kỳ trong sơ đồ này. Nghĩa là nếu động từ chuyển động trong câu
tập trung vào mục tiêu/đích của chuyển động, ta có sơ đồ (SPG); động từ chuyển
động trong câu tập trung vào điểm xuất phát của chuyển động, ta có sơ đồ tương
ứng (SPG); động từ chuyển động trong câu tập trung vào lối đi (hay hướng) của
chuyển động, ta có sơ đồ tương ứng (SPG)” [16,tr.203]. Như vậy, theo Ivan Lowe
và Paul Murrel, các tiêu chí quan trọng cần có cho một mệnh đề với động từ chuyển
động là vật thể chuyển động, và một trong ba yếu tố được coi là vật mốc, vật quy
chiếu trong không gian: điểm xuất phát của chuyển động, con đường của chủ thể
chuyển động và đích của chuyển động. Trong đề tài này, chúng tôi cũng sẽ tập trung
nghiên cứu, khảo sát và thống kê vị từ chuyển động theo khuynh hướng của Ivan
Lowe và Paul Murrel.



4

Nhìn chung, khi nghiên cứu về vị từ chuyển động nói chung và vị từ chuyển
động có bổ ngữ trực tiếp nói riêng trên bình diện ngữ nghĩa, cú pháp không chỉ đảm
bảo được vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ phụ thuộc vào cơ sở từ vựng, cú pháp của từ
có sẵn trong tiếng Việt, phù hợp với loại hình ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt mà
còn một phần nào tạo cơ sở cho việc so sánh, đối chiếu giữa đặc trưng của tiếng
Việt so với các ngôn ngữ khác trên thế giới.
Ở Việt Nam
Vấn đề về vị từ chuyển động nói chung và vị từ chuyển động có bổ ngữ trực
tiếp nói riêng vẫn chưa được nhiều các nhà Việt ngữ học quan tâm. Nhiều nhà
nghiên cứu đã đưa một số vị từ chuyển động vào vị từ hành động do vị từ chuyển
động cũng là vị từ có tính [+ động]. Với loại vị từ gây chuyển động thì nhóm vị từ
này được đưa vào nhóm vị từ gây khiến.
Nguyễn Lai được coi là nhà Việt ngữ học đầu tiên ở Việt Nam quan tâm đến
chuyển động, đặc biệt là hướng của chuyển động. Trong các nghiên cứu của mình,
(1977,1989), Nguyễn Lai đã đưa ra các vấn đề về từ chỉ hướng như: đi, đến, vào,
lên, xuống, qua, về, tới, sang, lại…nhưng ông chỉ gọi nó là từ chỉ hướng mà không
đưa nó vào một tiểu loại từ cụ thể nào. Đồng thời, đối với những cấu trúc như: “Rắn
vào hang, Tàu lên Thái Nguyên, ông chỉ coi đây là hình thức rút gọn, tỉnh lược của
Rắn bò vào hang, Tàu chạy lên Thái Nguyên [6,tr.221] nhưng lại không giả quyết
được vấn đề cấu trúc của vị từ bò vào, chạy lên.
Tiếp đến, hai nhà Việt ngữ học Lê Cận và Phan Thiều là những nhà ngôn ngữ
học cũng đã tiếp cận phạm trù chuyển động trong tiếng Việt. Bên cạnh các tiểu loại
động từ mang tính gây khiến, hai tác giả cũng đưa ra một tiểu loại động từ được gọi
là động từ chuyển động trong tiếng Việt như lăn, bò, bay, chạy…
Trong “Ngữ pháp tiếng Việt” của tác giả Diệp Quang Ban, vào, ra, lên, đến
được xếp vào động từ chuyển động. Tuy nhiên, từ “lăn” cũng được tác giả xếp vào
nhóm động từ chuyển động[1]. Như vậy, tính chỉ hướng của vị từ chưa được xem

xét mà mới chỉ có tính chuyển động được xem xét.
Trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (1986), tác giả Đinh Văn Đức cũng gọi các động
từ ra, vào, lên, xuống là các động từ chuyển động [3]. Tuy nhiên, vấn đề về hướng
và phương thức chuyển động của các động từ này vẫn không được nói đến nhiều.
Với tác giả, cũng như Diệp Quang Ban và các nhà Việt ngữ học khác, tính chuyển
động của động từ chuyển động không được thảo luận.


5

Cũng như các nhà Việt ngữ học khác, Hoàng Thung và Lê A trong “Ngữ pháp
tiếng Việt” (1995) cũng chỉ phân biệt vị từ chuyển động có hướng như ra, vào, lên,
xuống… thành một tiểu loại riêng [10]. Trong quá trình phân loại động từ tiếng
Việt, hai tác giả đã đưa ra danh sách động từ với cách phân loại như sau:










Động từ độc lập và động từ không độc lập.
Động từ chỉ hành động và trạng thái:
Tư thế, động tác cơ thể: đứng, nằm, ngồi, co, duỗi…
Trạng thái tâm lý: nghỉ ngơi, hồi hộp…
Hành động: ăn, đánh, xây dựng…
Chuyển động có hướng: ra, vào, lên, xuống…

Hoạt động cho nhận: cho, tặng, lấy…
Cầu khiến: mời, sai, khuyên, bảo…
Hoạt động kết nối: buộc, pha, trộn…
Đánh giá, xem xét: bầu, gọi, xem, coi…
Cảm nghĩ: biết, nói, thấy, nghĩ…
Như vậy hai tác giả đã phân biệt vị từ chuyển động có hướng, tuy nhiên tiểu
loại này vẫn chưa được nghiên cứu và bàn luận.
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, (1983) của Ủy ban Khoa học xã hội
Việt Nam, [10] động từ đã được phân loại như sau:

-

Động từ ngoại động: làm, viết…
Động từ nội động: tắm, ngủ…
Động từ cảm nghĩ: nghe, tin, nhớ…
Động từ phương hướng: lên, xuống, ra, vào…
Động từ tồn tại: có, còn, mất, hết…
Động từ biến hóa: trở nên, trở thành…
Động từ ý chí: dám, muốn, toan…
Động từ tiếp thụ: bị, được, phải…
Động từ so sánh: bằng, thua, hơn…
Động từ là.
Nhìn chung đây là một kết quả phân loại vị từ tương đối đầy đủ. Nhưng những
vị từ như lên, xuống, ra, vào… chỉ được nhắc đến với tư cách là một động từ chỉ
phương hướng và cũng chưa được bàn luận nhiều.
Trong cuốn “Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (vị từ hành động)” (2002),
Nguyễn Thị Quy đã nghiên cứu khá sâu sắc về vị từ hành động trong tiếng Việt.
Nguyễn Thị Quy đã vận dụng những thành tựu của Ngữ pháp chức năng vào nghiên
cứu vị từ tiếng Việt và phân loại chúng như sau:



-Di chuyển
Vật chất: sản phẩm

Tinh thần: nhận thức – Nghĩ, khẳng
phát ngôn
định, nói…

Tác thể,
điều ý/
lời

Hủy, phá, bỏ,
Tác thể/
giết…
bị
thể,
Vật chất Bẻ, nấu, đánh…
đương
Chuyển
Tinh
trạng thái
Dọa, trêu, mắng.. thể
thần
Đv.Chủ Cầm, mang, lấy,
buông…
- thể
Tác thể,
Mục
Đv.Vị

Đẩy, dắt, chặn, đương
tiêu
thể
trí (chuyển thả…
động)
Tác thể,
Đv.Chủ
Gửi, cho,
đương
thể và nhận
chuyển…
thể, nhận
+
thể
thể
mục
tiêu
Đv.Vị
Tác thể,
trí cũ và Đút, đặt, lắp…
đương
đích
thể, đích
Tác thể,
Sai, ra lệnh, yêu đương
Cầu khiến
cầu…
thể, hành
động
[9,tr.173]


3 diễn tố

[-mục tiêu]
Làm cho đối tượng biến chuyển

+ tác động

Hủy diệt

Chuyển tác (=vô cập vật/ ngoại động

+ Di chuyển

Chạy, bay, bước,
Hành thể
bò…
Đương
Cười, khóc…
thể
Đến, vào, rời,
qua…
Hành thể,
Nhìn, quan sát, mục tiêu
đọc…
Làm, xậy, đóng, Tác thể,
vẽ…
sản phẩm

Vô tác

cập

Ứng xử

Tiêu chí phân loại:
Diễn trị
(bất
vật)

Chuyển động

Vị từ

Hai diễn tố

Tác tạo đối tượng [+mục tiêu]

Tiêu chí phân loại
[tác động]

1 diễn tố

- Tác động

6


7

Như vậy, theo tác giả, vị từ chuyển động là một tiểu loại của vị từ hành động.

Nhóm vị từ này biểu thị những hành động [-tác động, -mục tiêu] và có một diễn tố.
Nhìn bao quát các công trình có liên quan của các tác giả nêu trên, chúng tôi
nhận thấy các tác giả có đề cập đến các vị từ chuyển động, tức là thừa nhận sự tồn
tại của vị từ chuyển động. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có một cách xác định khác
nhau về vị từ chuyển động.
2.2.

Về vấn đề động từ nội động/ động từ ngoại động, bổ ngữ trực tiếp/ bổ ngữ
gián tiếp

Trên thế giới, vấn đề về bổ ngữ trực tiếp, bổ ngữ gián tiếp; nội động từ, ngoại
động từ được quan tâm từ khá sớm.
Ban đầu, động từ nội động, động từ ngoại động thường được xác định dựa trên
tiêu chí về ngữ nghĩa. Tiêu biểu cho những tác giả theo xu hướng nghiên cứu này là
J. Nesfield (1989). Ông cho rằng: “một động từ được coi là ngoại động khi mà hành
động không dừng ở tác thể, mà đi qua một cái khác”, “một động từ được coi là nội
động khi mà hành động dừng lại ở tác thể và không đi từ tác thể tới bất cứ cái gì
khác”[12].
Trong tạp chí ngôn ngữ số 2 năm 1980, P. Hopper và S. Thompson lại
đưa ra các tiêu chí để nhận diện động từ nội động, động từ ngoại động. Hai tác giả
này cho rằng phạm trù nội động, phạm trù ngoại động bị chi phối và gắn chặt bởi
hoàn cảnh sử dụng.[12]
Theo Y.Testelec (1998), khi bàn về các tiêu chí nhận diện phạm trù nội động/
ngoại động, ông cho rằng cách phân loại nội động/ ngoại động giống với cách phân
loại các đơn vị từ vựng. Cách phân loại phạm trù nội động/ ngoại động dựa vào tư
cách cú pháp của chúng. Ông cũng cho rằng, theo quan niệm truyền thống phổ biến
nhất hiện nay thì “những động từ có diễn trị bổ ngữ trực tiếp được coi là những
động từ ngoại động, những động từ không có diễn trị bổ ngữ trực tiếp là động từ nội
động”[12].
Trong “The Semantics of Three Mpyemo Prepositions”, Ivan Lowe và Paul

Murrel cũng đã đề cập đến vấn đề động liên quan đến động từ chuyển động nội
động và động từ chuyển động ngoại động. Hai tác giả cho rằng: “động từ chuyển
động ngoại động phức tạp hơn nhiều so với động từ nội động […]. Đối với động từ
chuyển động ngoại động, chủ đề của động từ chuyển động là nguyên nhân của
chuyển động, không phải là vật thể chuyển động. Động từ này sẽ đi theo một quỹ
đạo với một trong hai sơ đồ SPG hoặc SPG” [16,tr.204]. Theo hai tác giả, chúng ta


8

cũng cần phải tiếp tục phân biệt giữa động từ chuyển động vốn là động từ ngoại
động và động từ ngoại động được dùng với tư cách là động từ nội động.
Ở Việt Nam, vấn đề về phạm trù nội động/ ngoại động cũng được nhiều nhà
Việt ngữ học quan tâm, nghiên cứu.
Trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt” (1963), Nguyễn Kim Thản có đề cập
đến vấn đề phạm trù nội động, phạm trù ngoại động. Ông viết: “trong nội bộ của hai
loại ấy không phải là hoàn toàn đồng nhất về đặc điểm cú pháp, hơn nữa cách phân
loại này gặp nhiều khó khăn, ranh giới giữa hai loại này không phải là hoàn toàn dứt
khoát” [12].
Một số tác giả trong các công trình của mình, khi xem xét về vấn đề nội động/
ngoại động đã không xem sự đối lập phạm trù nội động/ ngoại động áp dụng cho
toàn bộ động từ mà chỉ cho một bộ phận của động từ (nhóm động từ độc lập), tiêu
biểu là các tác giả: Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung.
Là một trong những tác giả vận dụng ngữ pháp chức năng trong nghiên cứu
tiếng Việt, Trong cuốn “Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (vị từ hành động)” (2002),
bên cạnh những yếu tố về nghĩa, Nguyễn Thị Quy đã vận dụng những tiêu chí về
tham tố để phân loại và miêu tả vị từ tiếng Việt. Theo tác giả “những vị từ một diễn
tố [-trực chuyển] là nội động còn các vị từ hai diễn tố, ba diễn tố [+trực chuyển] là
vị từ ngoại động [9,tr.105].
Có thể thấy, cho đến hiện nay vấn đề nội động/ ngoại động đã được các nhà

ngôn ngữ học nghiên cứu nhiều, tuy nhiên ở mỗi tác giả lại có mỗi hướng đi riêng,
hướng tiếp cận riêng.
3.
3.1. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu

Đề tài chỉ xem xét yếu tố về cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ chuyển động có
bổ ngữ trực tiếp trong tiếng Việt. Cụ thể, đề tài này sẽ khảo sát một cách hệ thống
các vị từ chuyển động có bổ ngữ trực tiếp trong tiếng Việt.
Như đã nói ở trên, đề tài này tập trung nghiên cứu về ngữ nghĩa và kết cấu cú
pháp của vị từ chuyển động có bổ ngữ trực tiếp trong tiếng Việt. Tuy nhiên, vị từ
chuyển động một phần nào đó cũng rơi vào các trường hợp gây nhiều tranh cãi về
vấn đề “giới từ”, bổ ngữ trực tiếp trong tiếng Việt. Vì thế, trong khóa luận này, các
tiêu chí, cơ sở lý thuyết về để phân định vị từ chuyển động, bổ ngữ trực tiếp sẽ được


9

đưa ra trước để làm cơ sở cho việc phân tích vị về đặc trưng ngữ nghĩa, cú pháp của
vị từ chuyển động có bổ ngữ trực tiếp trong chương sau.
Về khái niệm chuyển động. Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm
chuyển động. Trong đó có thể nhắc đến quan niệm chung của nhiều nhà ngôn ngữ
học với hai hình thức chuyển động cơ bản: chuyển động về trạng thái và chuyển
động về không gian. Trong đề tài này, vấn đề chuyển động sẽ được nghiên cứu trên
phạm trù chuyển động về không gian, có sự thay đổi vị trí về mặt không gian của
chủ thể chuyển động.
3.2. Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra những đặc trưng về ngữ nghĩa – cú

pháp của vị từ chuyển động có bổ ngữ trực tiếp trong tiếng Việt.
Ngôn ngữ của mỗi quốc gia thể hiện một phần nào đó văn hóa của một dân
tộc. Vì vậy, qua đề tài này, chúng tôi hy vọng có thể phần nào đó phân tích những
đặc trưng trong ngôn ngữ dân tộc một cách rõ nét hơn để thể hiện được văn hóa dân
tộc.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Với đối tượng được xác định như trên, trong khóa luận sẽ chủ yếu sử dụng các
phương pháp sau:

-

Phương pháp miêu tả. Trước hết, chúng tôi sẽ khái quát qua một số lý thuyết về
ngôn ngữ liên quan đến các vị từ chuyển động với các phân tích về ngữ nghĩa và cú
pháp của các loại hình ngôn ngữ học trên thế giới, sau đó liên hệ đến tiếng Việt nói
chung và nhóm vị từ này nói riêng.
Từ ngữ liệu đã được thống kê thông qua khảo sát trong từ điển Hoàng Phê,
chúng tôi sẽ tập trung phân tích ngữ liệu để rút ra những nhận xét, kết luận về các
vấn đề có liên quan.

Phương pháp phân tích: phương pháp này được sử dụng nhằm đưa ra các kết cấu cú
pháp đặc thù của vị từ chuyển động có bổ ngữ trực tiếp trong tiếng Việt.
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ. Phương pháp này nhằm nâng cao tính khách quan
trong việc miêu tả những kết luận đưa ra trong đề tài.
5.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
-

Về mặt lý luận, việc nghiên cứu đặc trưng của vị từ chuyển động có bổ ngữ

trực tiếp trên bình diện ngữ nghĩa, cú pháp là phù hợp với xu thế chung của ngôn


10

ngữ học trên thế giới hiện nay. Theo Talmy (1975) và Jackendoff (1976), mối quan
hệ giữa ngữ nghĩa và cú pháp trong kết cấu vị từ chuyển động rất quan trọng trong
việc xem xét ngôn ngữ liên quan do chúng sẽ quy định loại hình của ngôn ngữ.
Thông qua đề tài, chúng tôi hy vọng sẽ làm rõ được phần nào một số khía cạnh của
vị từ chuyển động có bổ ngữ trực tiếp trong việc miêu tả và phân tích cấu trúc cú
pháp trên bình diện ngữ nghĩa của chúng.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài sẽ đóng góp vào việc duy trì bản sắc của tiếng Việt
trong quá trình hội nhập với tiếng Anh.
6.

Kết cấu khóa luận
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ đặt ra, đề tài được sắp xếp thành các phần sau:
phần chính văn có dung lượng 58 trang gồm phần Dẫn nhập, Kết luận và ba chương
nội dung. Phần còn lại gồm danh mục tài liệu tham khảo và các công trình khoa học
của tác giả có liên quan đến đề tài. Nội dung các phần của chính văn được tóm tắt
như sau:
Phần Dẫn nhập (10 trang) trình bày đối tượng nghiên cứu, Lý do chọn đề tài,
Lịch sử vấn đề, Phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, Ý nghĩa khoa học và
ý nghĩa thực tiễn, Bố cục của đề tài.
Chương 1 (14 trang) nêu những vấn đề lí luận, làm cơ sở chung, nền tảng cho
việc tìm hiểu vấn đề vị từ, vị từ chuyển động, vị từ chuyển động có bổ ngữ trực tiếp.
Cụ thể chương này đề cập tới khái niệm vị từ và khái niệm chuyển động (mục 1.1);
Các yếu tố thường có trong một kết cấu chuyển động (mục 1.2); Bổ ngữ trực tiếp
(mục 1.3).
Chương 2 là một trong hai phần trọng tâm của đề tài do đó nó cũng chiếm

dung lượng lớn hơn so với các phần còn lại, (gồm 20 trang). Dựa trên ngữ liệu đã
được khảo sát trong “từ điển tiếng Việt” (2013) của Hoàng Phê, chương này sẽ đi
phân tích những kết cấu chuyển động của các vị từ chuyển động được khảo sát
trong từ điển. Cụ thể chương này đề cập sơ về cấu trúc ngữ nghĩa trong câu tiếng
Việt (mục 2.1); phân tích kết cấu chuyển động được cấu tạo từ vị từ và các tham tố
của nó (mục 2.2); phân tích kết cấu chuyển động được cấu tạo từ chuỗi vị từ (mục
2.3).
Chương 3 là chương trọng tâm thứ 2 trong đề tài, do đó chương này cũng
chiếm dung lượng khá lớn (13 trang). Dựa trên đặc tính chỉ hướng và tính chuyển
động của một vị từ chuyển động qua phân tích ở chương 2, chương 3 sẽ đi sâu vào


11

phân tích về những đặc trưng ngữ nghĩa, cú pháp của vị từ chuyển động có tính chỉ
hướng.
Phần Kết luận (1 trang) tổng kết nội dung cơ bản của đề tài, nêu rõ những khó
khăn trong quá trình thực hiện đề tài cũng như những vấn đề đề tài đề cập chưa đầy
đủ hoặc tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.
Tài liệu tham khảo gồm 14 tài liệu tiếng Việt và 2 tài liệu tiếng Anh.
Phần phụ lục gồm hai phụ lục: Danh sách các kết cấu chuyển động có bổ ngữ trực
tiếp đóng vai trò là diễn tố trong câu (Phụ lục 1); Danh sách các kết cấu chuyển
động có bổ ngữ trực tiếp đóng vai trò là chu tố trong câu (Phụ lục 2).


12

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ
1.1.


Vị từ chuyển động
Vị từ chuyển động có thể được hiểu là vị từ thể hiện sự thay đổi vị trí trong
không gian theo thời gian của chủ thể chuyển động.
Chuyển động là gì?
Trong luận văn “Đặc trưng cú pháp – ngữ nghĩa của kết cấu vị từ chuyển động
do tác động trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh)”, tác giả Phan Thanh Tâm
có thể hiện quan điểm của mình và trích dẫn quan điểm về vấn đề chuyển động của
Jackendoff và Talmy như sau: “Cấu trúc của một sự tình chuyển động cũng như các
biểu hiện ngữ nghĩa của nó được xem được phóng chiếu từ cấu trúc nhận thức về
chuyển động. Sự tình chuyển động được mã hóa trong ngôn ngữ theo cách thức nó
được mã hóa trong nhận thức của con người. Các yếu tố cấu tạo nên chuyển động
cũng được mã hóa trong ngôn ngữ theo cùng cơ chế mà con người tri nhận chuyển
động trong không gian”[11].
“Theo Leonard Talmy (1985), sự tình chuyển động là sự di chuyển hoặc
một quá trình định vị trong không gian của một thực thể (motion event as it
pertains to both motion and location). Những kiểu chuyển động này có thể là sự
thay đổi vị trí hoặc sự chuyển động tại chỗ của thực thể không gian”[11].
Như vậy, chuyển động là sự thay đổi vị trí của thực thể trong không gian theo
thời gian. Để nhìn nhận về một sự tình, một vật thể chuyển động, con người phải tri
nhận dựa trên nhận thức, kinh nghiệm của mình. Do đó, có thể nói rằng chuyển
động cũng có một mối liên hệ chặt chẽ với kinh nghiệm, nhận thức của con người.
Để tạo nên một sự tình chuyển động thông thường cần có thực thể chuyển động và
có sự tình chuyển động. Sự tình chuyển động có thể được hiểu là hoạt động gây ra
sự thay đổi vị trí của một thực thể hữu hình hoặc thực thể được tạo ra do kinh
nghiệm, trí tưởng tượng của con người. Sự thay đổi vị trí đó diễn ra trong không
gian và phụ thuộc vào thời gian. Hay nói cách khác, ở thời điểm t 0 thực thể chuyển
động sẽ ở tại vị trí l0; ở thời điểm t1, thực thể chuyển động sẽ tương ứng ở vị trí l 1;
và cho đến thời điểm tn, thực thể chuyển động cũng sẽ ở vị trí tương ứng t n…Quá
trình này được diễn ra cho đến khi chuyển động kết thúc. Sự thay đổi vị trí của
chuyển động có thể được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau: lên/xuống, qua/về,

lui/tới…


13

Ivan Lowe và Paul Murrell trong “The Semantics of Three Mpyemo
Prepositions” cho rằng chuyển động của một thực thể trong không gian, từ vị trí này
sang vị trí khác có thể biểu diễn bằng sơ đồ: SPG. Với S là nguồn hay điểm xuất
phát của chuyển động (Source), P là con đường hay lối đi, hướng đi của chuyển
động (Path), G là đích, điểm kết thúc của chuyển động (Gold). Tuy nhiên, trong
từng ngôn ngữ khác nhau cách thức thể hiện trong sơ đồ chuyển động của các ngôn
ngữ lại không giống nhau. Chẳng hạn, trong tiếng anh, ngay trong vị từ chuyển
động đã thể hiện ý nghĩa về phương thức của chuyển động nên không thể bao hàm ý
nghĩa về hướng hay con đường. Trong khi đó, tiếng Pháp hướng chuyển động hay
lối đi của chuyển động đã được thể hiện trong ý nghĩa của vị từ trung tâm, thay vào
đó, phương thức chuyển động được đảm nhiệm bởi một kết cấu hay một yếu tố phụ
đi kèm.
Một quá trình chuyển động là quá trình thay đổi vị trí liên tục trong không
gian của một thực thể. Cấu trúc của một kết cấu chuyển động bao gồm sự thay đổi,
chuyển đổi trong cả trạng thái lẫn vị trí. Một sự tình chuyển động được đánh dấu là
kết thúc khi thay đổi từ trạng thái cũ sang một trạng thái mới.
Ví dụ:
Vd1: Tôi đi đến bàn làm việc.
Hành động “đi” sẽ được đánh dấu là bắt đầu khi chủ thể của chuyển động thực
hiện hành động này. Trong thực tế, con người có thể tri nhận sự tình có một tiền giả
định là trước đó là chủ thể của chuyển động “tôi” đang đứng, ngồi, nằm… Tóm lại,
ta có một tiền giả định là chủ thể chuyển động ở trạng thái “không đi”. Cho đến thời
điểm chủ thể của chuyển động bắt đầu thực hiện chuyển động “đi” tức là đã diễn ra
một sự thay đổi trạng thái từ trạng thái trước đó (không đi) sang trạng thái “đi”.
Hành động chuyển động được đánh dấu từ vị trí khởi đầu của chuyển động tại thời

điểm t0 ở vị trí l0. Khi chủ thể chuyển động thực hiện tiếp hành động này tại thời
điểm t1 ở vị trí l1 hay thậm chí cho đến thời điểm t n tại vị trí ln thì chủ thể chuyển
động vẫn đang ở trạng thái đi và có sự chuyển đổi vị trí qua các mốc thời gian của
mình. Chuyển động chỉ được đánh dấu là kết thúc khi chủ thể thực hiện sự chuyển
đổi trạng thái từ đi sang đứng lại.
Một quá trình chuyển động cũng được xem là kết thúc khi hoàn thành quá
trình từ vị trí khởi đầu cho đến vị trí kết thúc của đối tượng chuyển động.
Có thể thấy chuyển động xảy ra kéo theo sự thay đổi về vị trí và sự chuyển đổi
về trạng thái. Và để gây ra sự chuyển đổi vị trí – trạng thái đó thì trước thời điểm


14

diễn ra chuyển động A sẽ có một trạng thái A 0 nào đó của vật thể chuyển động và có
một trạng thái A1 nào đó theo sau khi kết thúc chuyển động A. Tại các thời điểm
giao nhau giữa vị trí bắt đầu chuyển động và kết thúc chuyển động là vị trí xảy ra
quá trình chuyển thái.
Ta có thể khái quát đặc điểm chuyển thái và chuyển động của vật thể chuyển
động bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1.
Trong chu kỳ tồn tại hoạt động của mình, một thực thể diễn ra liên tiếp rất
nhiều quá trình, hoạt động khác nhau. Trong một sự tình chuyển động xảy ra hai lần
chuyển thái và n lần chuyển vị. Thời điểm đánh dấu chuyển thái được đánh dấu
bằng điểm mốc S và G (có nghĩa là điểm khởi đầu và kết thúc của chuyển động). n
lần chuyển vị thể hiện ở các vị trí trong khoảng từ S đến G: quá trình chuyển động.
Trục thể hiện hướng của chuyển động trong không gian. Quá trình chuyển động của
vật thể chuyển động sẽ thay đổi vị trí trong không gian và phụ thuộc vào thời gian.
Một chuyển động được coi là sự tình chuyển động khi nó có “chủ thể chuyển
động” để tạo thành một kết cấu chuyển động. Quá trình chuyển động có thể phân

thành nhiều giai đoạn khác nhau cho đến khi hoạt động chuyển động kết thúc. Như
vậy, “chủ thể” chuyển động đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại
của một sự tình chuyển động.
Theo Talmy, một kết cấu chuyển động có cấu trúc bao gồm hai sự tình: một sự
tình thể hiện sự chuyển động và một đồng sự tình. Đồng sự tình có thể thể hiện
phương thức/cách thức chuyển động hoặc nguyên nhân của chuyển động (Mo +
Manner/Cause), đồng sự tình cũng có thể thể hiện hướng của chuyển động (Mo +
Direction) . Hai sự tình sẽ tạo thành một sự tình chuyển động.
Ví dụ:
Vd2: Họ băng rừng.


15

Có hai sự tình chính trong cấu trúc chuyển động này. Một sự tình thông báo sự
di chuyển của chủ thể chuyển động “họ” là “băng”. Một đồng sự tình thông báo về
cách thức của chuyển động là “băng”. “Rừng” được đánh dấu như con đường, lối đi
của chuyển động, khung tham chiếu về không gian trong kết cấu chuyển động của
sự tình chuyển động.
Kết cấu chính của một sự tình chuyển động gồm có hai sự tình: chuyển động
tịnh tiến và đồng sự tình. Chúng tôi sẽ trình bày tóm lược hai loại sự tình cấu thành
chuyển động như sau:
1. Chuyển động tịnh tiến (translational motion)

“Chuyển động tịnh tiến được định nghĩa là một sự thay đổi vị trí liên tục của
một đối tượng tương quan với khung quy chiếu không gian.” [11]
Như vậy, chuyển động tịnh tiến là chuyển động tạo ra sự thay đổi vị trí liên tục
trong không gian. Chuyển động có thể diễn ra theo hướng bất kỳ: lên, xuống, qua,
về, vào, ra, lui, tới… tuy nhiên tại các vị trí tương ứng với các thời điểm khác nhau
trong quá trình chuyển động, hướng của chuyển động không thay đổi. Các vị trí trên

hướng chuyển động của đối tượng trong quá trình chuyển động tịnh tiến lại không
được trùng lắp nhau.
Trong chuyển động tịnh tiến, thực thể chuyển động thay đổi vị trí trong không
gian. Nó tạo thành sơ đồ SPG (theo Ivan Lowe và Paul Murrell). Điểm quy chiếu
của chuyển động là điểm xuất phát của chuyển động (Source) hướng đến điểm đích
của chuyển động (Goal). Nó hướng đến một cái đích cụ thể trong không gian. Loại
chuyển động này khá cụ thể và rõ ràng trong đường và hướng chuyển động.
Phân tích các ví dụ sau đây để có thể giúp chúng ta thấy rõ hơn tính chất của
loại chuyển động tịnh tiến.
Ví dụ:
Vd3a. Bầy thiên nga trắng bơi trong hồ.
Vd3b. Bầy chim bay trên bầu trời.
Vd3c. Bầy chim bay về tổ.
Trong hai ví dụ đầu (3a, 3b) chuyển động được diễn ra trong một khoảng
không gian hạn định, tuy nhiên lại không có đường hướng cũng như điểm xuất phát
hay điểm đến của quá trình chuyển động. Trong ví dụ (3c), hướng của chuyển động
được đánh dấu bằng đích của chuyển động và vị từ “về”. Như vậy, chỉ có ví dụ 3c là


16

chuyển động tịnh tiến, thỏa mãn điều kiện về sự thay đổi vị trí trong không gian
theo các thời điểm thời gian.
2. Đồng sự tình

Theo Talmy, một phức thể chuyển động bao gồm hai sự tình: chuyển động tịnh
tiến và một đồng sự tình. Đồng sự tình thể hiện nguyên nhân/phương thức của
chuyển động hoặc đồng sự tình thể hiện hướng của chuyển động [13].
Đồng sự tình thể hiện phương thức/ cách thức của chuyển động
Ví dụ:

Vd4. Họ men tới cửa rừng.
Có thể xem đây là một phức thể thông báo về sự tình chuyển động của chủ thể
chuyển động trong đó có hai sự tình chính: sự tình thể hiện sự chuyển động hay
chuyển động tịnh tiến hàm ý “họ đang di chuyển đến cửa rừng”. Một sự tình thể
hiện phương thức/ cách thức của chuyển động là “Họ men” hay “Họ men tới”.
Đồng sự tình thể hiện nguyên nhân của chuyển động
Ví dụ:
Vd5a. Xe rời bến
Vd5b. Xe không còn ở trong bến/ Xe di chuyển ra khỏi bến.
Vd5c. Đến giờ xe chạy.
Ví dụ (5a) thể hiện một kết cấu chuyển động gồm hai sự tình (5b, 5c). Trong đó ví
dụ (5b) là sự tình thông báo về chuyển động còn ví dụ (5c) là sự tình thông báo về
nguyên nhân của chuyển động được thể hiện trong ví dụ (5a). Ở trong ví dụ 5, các
sự tình đều mang hàm ý nhiều hơn là nghĩa thể hiện ở bề mặt ngôn từ.
Đồng sự tình thể hiện hướng của chuyển động.
Ví dụ:
Vd6a. Tôi đến trường.


17

1.2.

Các yếu tố thường có trong một kết cấu chuyển động

Theo Ivan Lowe và Paul Murrel "động từ chuyển động là bất kỳ động từ mô
tả tình huống mà có vật thể chuyển động. Nơi mà vật thể chuyển động được định
nghĩa là bất kỳ thực thể có chuyển động vật lý hoặc do tưởng tượng liên quan đến
vật mộc/ điểm mốc trong không gian”, [16,tr.203]. Một động từ không được coi là
động từ chuyển động khi động từ đó mô tả một tình huống không có bất kỳ vật thể

chuyển động nào. Trong trường hợp có vật thể chuyển động, tức nói về động từ
chuyển động, theo hai tác giả, “chúng ta cần nhìn vào sự chuyển động của vật thể
chuyển động. Sự chuyển động của vật thể chuyển động được sử dụng bằng sơ đồ
hình ảnh: Source – Path – Goal (SPG). Tùy thuộc vào động từ chuyển động và từng
câu mà động từ chuyển động đó được sử dụng, chúng ta có thể tập trung vào một
trong ba yếu tố bất kỳ trong sơ đồ này, nghĩa là nếu động từ chuyển động trong câu
tập trung vào đích của chuyển động, ta có sơ đồ hình ảnh (SPG); động từ chuyển
động trong câu tập trung vào điểm xuất phát của chuyển động, ta có sơ đồ tương
ứng (SPG); động từ chuyển động trong câu tập trung vào lối đi (hay hướng) của
chuyển động, ta có sơ đồ tương ứng (SPG)” [14,tr.203]. Như vậy, theo Ivan Lowe
và Paul Murrel, các yếu tố cấu thành mệnh đề chuyển động chủ yếu là vật thể
chuyển động, sự thay đổi vị trí của vật thể theo thời gian và một trong ba yếu tố:
điểm xuất phát của chuyển động, hướng của chuyển động và đích của chuyển động.
Theo Leonard Talmy (1983,1985), phân tích một chuyển động gồm bốn yếu tố
ngữ nghĩa cơ bản gồm [15]:
Figure: Các thực thể (entity) chuyển động.
Ground: Các thực thể hoạt động như điểm tham chiếu không gian cho sự
chuyển động. Nó có thể là một vị trí của thực thể.
Path: Con đường chuyển động của chủ thể chuyển động.
Manner: Cách thức chuyển động mà thực thể chuyển động di chuyển suốt theo
con đường (theo chiều dài con đường).
Những thành tố trong cách nhận thức về chuyển động sẽ làm cơ sở xác lập cấu
trúc ngôn ngữ nói chung, cấu trúc ngữ nghĩa – cú pháp nói riêng để miêu tả sự tình
chuyển động, và do cấu trúc ngôn ngữ có thể thay đổi xuyên ngôn ngữ dù cho cấu
trúc nhận thức về chuyển động giống nhau [9]. Do đề tài của chúng tôi tập trung
vào đối tượng là vị từ chuyển động có bổ ngữ trực tiếp và khoanh vùng vị từ chuyển
động là những vị từ tự thân nó chuyển động (tức không chuyển động do chịu bất kỳ


18


tác động nào) nên chúng tôi sẽ tập trung miêu tả những thành tố chuyển động có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu ở những phần dưới đây của đề tài.
1.2.1.

Thực thể chuyển động/ chủ thể chuyển động (Trajector)

Trajector (tr) tương ứng với thuật ngữ figure của Talmy[13]. Trajector tức thực
thể chuyển động, người/vật di chuyển hay kẻ được định vị được hiểu là thực thể
(entity) thực hiện chuyển động trong không gian, thực thể trực tiếp gây ra chuyển
động được biểu thị bằng vị từ chuyển động.
Ví dụ:
6a. Nam ném trái banh về phía An.
6b. Anh ta trườn qua các lùm cây.
Như đã nói ở trên, thực thể chuyển động là chủ thể thực hiện chuyển động
trong không gian, vì vậy chỉ có ví dụ (6b), thực thể chuyển động “Anh ta” mới nhận
vai chủ thể chuyển động. Còn trong ví dụ (6a), vật thể chuyển động là “trái banh”,
“trái banh” nhận vai theme do chịu tác động “ném” từ tác thể “Nam” nên mới tạo ra
chuyển động. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ không nghiên cứu đến những đối tượng
là vật thể chuyển động như ví dụ (6b).
1.2.2.

Con đường/hướng của chuyển động

Để phân biệt và làm rõ kết cấu chuyển động có vai nghĩa lối đi/con đường
chuyển động của chủ thể chuyển động và hướng của chuyển động (Direction – Di),
chúng tôi sẽ sử dụng hai thuật ngữ: Path và Direction.
Path (Pa): con đường/lối đi của chủ thể chuyển động là khoảng không gian xác
định thực thể chuyển động thực hiện chuyển động.
Direction (Di): hướng của chuyển động biểu thị “phương hướng của chuyển

động do vị từ biểu thị” [4].
Hướng của chuyển động (Direction) có thể biểu thị hướng chuyển động của
chủ thể chuyển động. Hướng của chuyển động có thể theo hướng lên, xuống, ra,
vào, lui, tới, ngang, dọc, vòng tròn…khi đặt vào kết cấu chuyển động có điểm xuất
phát của chuyển động (Source) hoặc đích của chuyển động (goal).
Trong tiếng Việt, phần lớn các từ loại chỉ hướng của chuyển động như: ra, vào,
lên, xuống, đến, về, tới, sang, qua… đang được xếp vào loại từ gây nhiều tranh cãi.


19

Nhiều nhà nghiên cứu xếp những từ này vào từ loại giới từ, một số nhà nghiên cứu
khác lại cho rằng những từ thuộc nhóm từ này thuộc từ chỉ hướng vận động.
Tác giả Lê Văn Lý cho rằng “đó là những động từ hao mòn khi chúng là động
từ, chúng đều chỉ vận động cho nên khi chúng là hư từ chúng tôi gọi chúng là từ chỉ
hướng”.
Theo tác giả Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, nhóm từ này được
coi là những yếu tố ngữ pháp đa chức năng. Chúng có thể xuất hiện như một động
từ, đồng thời cũng có thể xuất hiện trước danh từ, sau một động từ. Lúc này, hình
thành một mối quan hệ giữa những từ này với danh từ đứng sau nó.
Ví dụ:
Vd7.

Leo lên xe

Vd8.

Đi lên núi

Vd9.


Bước xuống thuyền

Bên cạnh việc xuất hiện trước danh từ và sau động từ, nhóm từ này còn có thể
xuất hiện trong kết cấu của một ngữ động từ.
Ví dụ:
Vd10. Bước ra
Vd11. Chạy ra
Vd12. Chui ra
Tác giả Nguyễn Lai gọi những từ nhóm này là “từ chỉ hướng” và cho rằng
những từ chỉ hướng chỉ mang hướng của sự chuyển động trong không gian mà
không mang ý nghĩa về phương thức hay cách thức của chuyển động. Chính vì lý
do này nên “từ chỉ hướng” có thể đi kèm với một động từ mà cụ thể là có thể đứng
sau động từ chỉ cách thức/ phương thức của chuyển động. Bên cạnh đó “nó cũng có
thể dùng độc lập như động từ. Khi dùng độc lập như động từ thì những từ chỉ hướng
vận động biểu thị hoạt động hướng không gian; và hướng không gian này có giới
hạn. Khi đứng sau động từ chính, từ chỉ hướng vận động nói trên – ngoài phạm vi
hoạt động không gian – có thể tùy theo tính chất kết hợp mà nó còn biểu hiện sắc
thái trừu tượng khác, không còn ý nghĩa không gian” [6].


20

Có thể thấy mỗi tác giả đều có những quan điểm khác nhau về nhóm từ này,
nhưng nhìn chung, có thể khẳng định rằng, trước khi có sự chuyển loại, ban đầu
những từ này đều thuộc vào động từ chuyển động và có ý nghĩa chỉ hướng.
Hướng của chuyển động có thể biểu thị bằng hướng chuyển động của thực thể
chuyển động hoặc khoảng không gian mà đối tượng đó dịch chuyển khi xét đến hệ
quy chiếu về điểm quy chiếu trong không gian.
Vd13a. Chiếc bong bóng lên cao dần

Chiếc bong bóng

lên

(Trajector)

(Motion + Direction)

cao dần

Vd13b. Chiếc bong bóng bay lên cao
Chiếc bong bóng
(Trajector)

bay lên

cao

(Manner + Motion + Direction)

Vd13c. Chiếc bong bóng bay cao dần

1.2.3.

Chiếc bong bóng

bay

(Trajector)


(Manner + Motion)

cao dần

Vật quy chiếu của chuyển động (Landmark – LM)
Một chuyển động chỉ được xác định là chuyển động khi nó được đặt trong một
không gian nhất định và có sự thay đổi vị trí trên trục thời gian. Chính vì vậy, để tạo
nên một sự tình chuyển động cần phải đặt trên hệ quy chiếu không gian, gắn với
một điểm mốc, vật mốc, vật quy chiếu cụ thể, xảy ra trên một cái nền cụ thể
(Landmark – LM). Vật quy chiếu về không gian đó có thể “được xem là gồm nhiều
thành tố nằm trên hướng di chuyển gồm nguồn (Soucre), đích đến (Goal) và các
điểm mốc trên đường di chuyển” [11].
Thuật ngữ Landmark, tức vật mốc, vật quy chiếu, vùng định vị, nền tương ứng
với “ground” của Talmy [13].

1.2.3.1.

Điểm xuất phát của chuyển động (Source)
Điểm xuất phát của chuyển động (Source) có thể được xem là điểm quy chiếu
nguồn, là xuất phát điểm của chuyển động.


21

Vd14. Nam và Ba đị bộ từ nhà đến trường.
Nam và Ba

đi bộ

từ


(Trajector)

(Motion+Manner)

nhà
(LM= Source)

đến

trường
(LM= goal)

Vd15. Nam đi khỏi nhà

1.2.3.2.

Nam

đi khỏi

nhà

(Trajector)

(Motion)

(LM=Source)

Điểm kết thúc của chuyển động (goal)

Điểm kết thúc của chuyển động có thể được xem như điểm quy chiếu đích của
chuyển động.
Thông thường trong những kết cấu chuyển động, để thể hiện sự tình chuyển
động, điểm quy chiếu về không gian thường là đích nhiều hơn là xuất phát điểm của
chuyển động.
Vd16. Lan đến nhà Hoa.
Lan
(Trajector)

1.2.4.

đến
(Motion + Direction)

nhà Hoa.
(LM= Goal)

Chuyển động (motion)
Chuyển động là vai nghĩa sử dụng cho động từ nhằm thể hiện ý nghĩa của sự
tình, thông báo sự chuyển động của thực thể chuyển động.
Nhiệm vụ chủ yếu và chính yếu của vị từ chuyển động là thông báo về sự tình
chuyển động của vật thể chuyển động, vì thế đây là một yếu tố không thể thiếu
trong một kết cấu chuyển động. Nó là yếu tố quyết định đến việc sự tình có phải là
sự tình chuyển động hay không.
Nội hàm ý nghĩa của vị từ chuyển động có thể chỉ đơn thuần thông báo về sự
chuyển động hướng đến chủ thể của chuyển động là thực thể chuyển động. Tuy
nhiên, trong tiếng Việt, ở một số trường hợp, nó cũng có thể hàm chứa ý nghĩa về
cách thức chuyển động đồng thời cũng có thể thể hiện hướng đi của chuyển động
khi đi kèm sau nó là các yếu tố về địa điểm, nơi chốn hay điểm quy chiếu không
gian.



22

Vd17. Nó xuống xuồng.


xuống

xuồng

(Trajector)

(Motion + Direction)

(LM)

Các yếu tố kể trên: thực thể của chuyển động, điểm quy chiếu chuyển động,
chuyển động được coi là những thành tố cơ bản cấu tạo nên một chuyển động.
Trong đó yếu tố chuyển động đóng vai trò then chốt trong việc quyết định tính
chuyển động một sự tình một chuyển động. Một hoạt động chỉ có thể diễn ra khi có
năng lượng. Thực thể chuyển động đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn
tại của chuyển động, tạo nên chuyển động bởi nếu không có có thực thể chuyển
động thì không có đối tượng hay năng lượng để tạo ra chuyển động, cũng đồng
nghĩa với việc không có chuyển động. Yếu tố điểm mốc về không gian (tức điểm
quy chiếu không gian) tạo ra mốc để xác định sự chuyển động của vật thể. Đây
cũng là yếu tố không thể thiếu để tạo nên một chuyển động.
Một chuyển động không thể xảy ra khi không có không gian và cũng không
thể xảy ra khi không có sự thay đổi vị trí theo một chiều hướng nhất định theo thời
gian.

Bên cạnh những yếu tố chính yếu cấu tạo nên một sự tình chuyển động trên, ta
còn có những yếu tố phụ tạo nên một sự tình chuyển động, trong đó có thể kể đến
phương thức của chuyển động (manner).
1.2.5.

Phướng thức/ cách thức của chuyển động (manner)
Theo tác giả Phan Thanh Tâm, “Phương thức chuyển động chỉ một hành động
phụ trợ hoặc trạng thái mà một bị thể biểu thị đồng thời với một hành động hoặc
trạng thái chính” [11].
Vd18a. Chúng tôi chèo đò qua sông.
Chúng tôi

chèo đò

qua

sông

(Trajector)

(Manner)

(motion)

(Path)

Vd18b. Chúng tôi qua sông bằng cách chèo đò.
Chúng tôi

qua


sông

bằng cách chèo đò.


23

(Trajector)

(Motion)

(Path)

(Manner)

Vd19a. Chúng tôi lội qua sông.
Chúng tôi

lội qua

sông

(Trajector)

(Manner + M otion)

(Path)

Vd19b. Chúng tôi qua sông bằng cách lội.

Chúng tôi

qua

sông

bằng cách lội

(Trajector)

(Motion)

(Path)

(Manner)

lội

sông

Vd20. Chúng tôi lội sông.
Chúng tôi
(Trajector)

(Manner + Motion) (Path)

Trong trường hợp ở ví dụ 20, “chúng tôi lội qua sông”, một kết cấu chuỗi vị từ
được tạo nên bởi hai yếu tố “lội” chỉ chuyển động, cách thức chuyển động và “qua”
chỉ chuyển động, hướng của chuyển động.
1.3.


Vị từ chuyển động có bổ ngữ trực tiếp
1.3.1.
Bổ ngữ trực tiếp
Theo tác giả Nguyễn Chí Hòa trong “Ngữ pháp tiếng Việt thực hành” (2006)
[5,tr.239], “Bổ ngữ trực tiếp (Direct object) trả lời cho câu hỏi ai?, cái gì? Nó
thường được sử dụng mà không có giới từ và thường đứng trực tiếp sau vị ngữ và
thường được phản ánh bằng:
(a) Danh từ, danh ngữ:

Tôi đã đọc những tờ báo này.
(b) Đại từ:
Tôi đọc chúng vào buổi sáng.
(c) Mệnh đề:
Cô ta nói rằng anh ta có thể đến lúc 5 giờ.”
Khi phân loại vị từ hành động thành các tiểu loại, ở tiểu loại vị từ hành động [tác động, -mục tiêu] – những vị từ theo ngữ pháp truyền thống gọi là những vị từ
nội động. Tác giả Nguyễn Thị Quy cho rằng “các vị từ này có thể có bổ ngữ trực
tiếp hay gián tiếp, nhưng các bổ ngữ đó không biểu hiện những diến tố của vị từ,


24

nhất là không biểu hiện những đối tượng của hành động, trừ phi một vị từ nào đó
được dùng với nghĩa phái sinh khác nghĩa gốc” [9,tr.106].
Những ngữ đoạn như “nhảy lầu, leo dốc, trèo cây, bơi sông, lội nước, trượt
băng…” được tác giả gọi là những ngữ đoạn mà vị từ hoạt động đều có bổ ngữ trực
tiếp. Những bổ ngữ trực tiếp của các vị từ này là những trạng ngữ chỉ nơi chốn.
1.3.2.
1.3.2.1.


Phân loại bổ ngữ trực tiếp
Bổ ngữ chỉ đích
“Vào”, “đến”, “tới”, “sang”, “về”… đảm nhiệm hai chức năng: vị ngữ (hay hạt
nhân vị ngữ) và chỉ đích.
“Lên”, “xuống”, “ra”, “đi”… đảm nhiệm ba chức năng: vị ngữ (hay hạt nhân
vị ngữ), trạng ngữ chỉ hướng và đích.
Các từ dùng chỉ đích nói trên có thể duy trì nghĩa chỉ “hướng” vốn có trong
nghĩa gốc, nhưng không phải bao giờ cũng như thế.
Vd24.

Rơi lên đầu.

Vd25. Rắc lên đĩa thịt.
Vd26. Bắn vào quân địch đang ở bên ngoài.
(Ví dụ của Nguyễn Thị Quy [9,Tr188])
Trong các ví dụ trên, vị từ “lên”, “vào” với vai chỉ đích đã không còn chức
năng chỉ hướng vì “rơi” hay “rắc” có hướng đi xuống và “rơi lên”, “rắc lên” cũng
có nghĩa chỉ hướng đi xuống trong khi đó “lên” lại có hướng đi lên.
Tương tự, hướng của “bắn vào” lại là hướng đi ra ngoài.
1.3.2.2.

Bổ ngữ chỉ nơi chốn
Vai nơi chốn là vai được sử dụng cho cả sự tình hành động hay không hành
động.
Trong tiếng Việt, vai nơi chốn có thể biểu hiện bằng bổ ngữ gián tiếp hoặc bổ
ngữ trực tiếp tùy theo mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa vị từ và danh ngữ chỉ nơi
chốn.


25


Xét đối tượng của đề tài là vị từ chuyển động có bổ ngữ trực tiếp, nên ta chỉ
xét đến trường hợp bổ ngữ trực tiếp chỉ nơi chốn mà không xét đến trường hợp bổ
ngữ gián tiếp chỉ nơi chốn.
Vai nơi chốn được biểu hiện bằng bổ ngữ trực tiếp chỉ nơi chốn cũng có nghĩa
là không có sự tham gia của giới từ, không có thành phần là giới từ chen giữa kết
cấu, giữa bổ ngữ và vị từ.
Theo Nguyễn Thị Quy “ Vai nơi chốn được biểu hiện hay có thể được biểu
hiện bằng một bổ ngữ trực tiếp (không có giới từ hay một tác tử tương đương) khi
nào nghĩa của vị từ hạt nhân và danh ngữ làm bổ ngữ khiến cho quan hệ trong ngữ
đoạn chỉ có thể hiểu là quan hệ định vị” [9,tr.194].
Những bổ ngữ trực tiếp của vị từ chuyển động là bổ ngữ chỉ nơi chốn thường
kết hợp với các vị từ chuyển động như “đến”, “tới”, “ra”, “vào”, “lên”, “xuống”,
“về”… vì những vị từ này thường kết hợp theo sau nó là một từ hay ngữ chỉ đích
hoặc nguồn hay hướng, lối đi của chuyển động.
1.3.3.

Bổ ngữ trực tiếp chỉ thời gian

Khác với các ngôn ngữ khác như tiếng Nga, khi mà bổ ngữ chỉ thời gian của
nó “thuộc loại bổ ngữ mà cách thể hiện chủ yếu là những câu phụ hay những kết
cấu vị từ bên cạnh các bổ ngữ chỉ nguyên nhân, điều kiện, mục đích…” [9,tr.197].
Trong tiếng Việt, bổ ngữ chỉ thời gian là loại bổ ngữ được thể hiện chủ yếu là bằng
danh ngữ.


×