Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Công tác mô tả biên mục tại trung tâm thông tin thư viện, đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.74 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HỒNG YẾN

CƠNG TÁC MƠ TẢ BIÊN MỤC
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THÔNG TIN THƢ VIỆN

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HỒNG YẾN

CƠNG TÁC MƠ TẢ BIÊN MỤC
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học Thông tin - Thƣ viện

Mã số :

60 32 20



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THÔNG TIN THƢ VIỆN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HUY CHƢƠNG

Hà Nội - 2014


GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
..... Luận văn đã được chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS. Trần Thị Quý


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, để tài: “Công tác mô tả biên mục tại Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội” là cơng trình nghiên cứu khoa học của

riêng tôi. Các kết quả về số liệu được nêu trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày .……tháng …… năm 2014
Tác giả luận văn

Hoàng Yến



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt
nghiệp cao học ngành thơng tin - thư viện, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của rất nhiều người.
Tơi xin chân thành cảm ơn:
TS. Nguyễn Huy Chương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt
thời gian theo học cao học cũng như trong thời gian thực hiện nghiên cứu đề
tài.
Quý thầy cô đã tham gia giảng dạy như: PGS.TS. Trần Thị Quý,
PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt, TS. Nguyễn Viết Nghĩa, TS. Lê Văn Viết,
TS.Chu Ngọc Lâm, TS. Mai Hà, ThS. Cao Minh Kiểm, đã cung cấp cho cho
chúng tôi những kiến kiến thức quý báu về lĩnh vực thông tin – thư viện cũng
như các kiến thức liên quan khác trong suốt 2 năm học vừa qua.
Quý thầy cô khoa Thông tin – Thư viện, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, đặc biệt là cô Trần Thị Thanh
Vân đã hỗ trợ tận tình trong suốt q trình theo học tại trường.
Phịng đào tạo sau đại học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội, Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt
khóa học của mình.
Lãnh đạo Trung tâm Thơng tin - Thư viện, ĐQHGHN đã tạo điều kiện
cho tôi theo học chương trình đảm bảo thời gian. Cảm ơn bạn bè, đồng
nghiệp, đã hỗ trợ công việc cũng như chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp tài liệu,
hỗ trợ thực hiện phiếu điều tra khảo sát giúp tơi giúp tơi hồn thiện luận văn.
Sau cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi đã luôn ủng hộ, động
viên và tạo điều kiện giúp tơi hồn thành chương trình học và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

HOÀNG YẾN



BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AACR2

Anglo – American cataloging rules (Quy tắc biên mục Anh – Mỹ)

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DC

Dublin Core

DDC

Dewey Decimal Classification (Khung phân loại thập phân
Dewey)

ĐH
ĐHQGHN
ĐMCĐ
ISBD

Đại học
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề mục chủ đề
International Standard Bibliographic Description (Tiêu chuẩn

quốc tế về mô tả thư mục)

MARC

Marchine Readable Cataloguing (Khổ mẫu biên mục có thể đọc
bằng máy)

NDT

Người dùng tin

PVBĐ

Phục vụ bạn đọc

TĐCĐ

Tiêu đề chủ đề

Trung tâm Trung tâm Thơng tin – Thư viện
TT-TV
KHXG

Kí hiệu xếp giá

OPAC

Online Public Access Catalog (Mục lục truy nhập công cộng trực
tuyến)


TVS

Thư viện số


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Trình độ học vấn của cán bộ Trung tâm
Bảng 2.1: Mức độ sử dụng thành thạo của các công cụ biên mục
Bảng 2.2: Mức độ phù hợp của các công cụ biên mục
Bảng 2.3: Mức độ phù hợp của quy trình biên mục
Bảng 2.4: Thống kê ý kiến đánh giá khả năng tìm kiếm thơng tin của các sản phẩm
thơng tin tại Trung tâm (Tổng số ý kiến đánh giá: 765 ý kiến/phiếu)
Bảng 2.5: Thống kê ý kiến đánh giá khả năng tìm kiếm tài liệu trong các kho mở
(phịng đọc tự chọn) của Trung tâm (Tổng số ý kiến đánh giá: 765 ý kiến/phiếu)
Biểu đồ 1.1: Trình độ học vấn của cán bộ Trung tâm
Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng thành thạo của các công cụ biên mục
Biểu đồ 2.2: Mức độ phù hợp của các công cụ biên mục
Biểu đồ 2.3: Mức độ phù hợp của quy trình biên mục
Biểu đồ 2.4: Thống kê ý kiến đánh giá khả năng tìm kiếm thơng tin của các sản
phẩm thơng tin tại Trung tâm
Biểu đồ 2.5: Thống kê ý kiến đánh giá khả năng tìm kiếm tài liệu trong các kho mở
(phòng đọc tự chọn) của Trung tâm (Tổng số ý kiến đánh giá: 765 ý kiến/phiếu)
Hình 2.1: Biểu ghi được biên mục sao chép qua cổng Z39.50
Hình 2.2: Biểu ghi được biên mục gốc hồn chỉnh
Hình 2.3: Biểu ghi thư mục liên kết với biểu ghi vốn tư liệu, có các holdings
Hình 2.4: Biểu ghi vốn tư liệu được sinh ra từ biểu ghi thư mục
Hình 2.5: Hiển thị kết quả liên kết giữa biểu ghi thư mục và biểu ghi vốn tư liệu trên
OPAC
Hình 2.6: Biểu ghi tạo kí hiệu xếp giá
Sơ đồ 1.1: Công tác biên mục

Sơ đồ 1.2: Quy trình biên mục mơ tả
Sơ đồ 1.3: Thành phần MARC 21
Sơ đồ 1.4 : Mơ hình cơ cấu tổ chức Trung tâm
Sơ đồ 2.1: Quy trình biên mục sao chép
Sơ đồ 2.2: Quy trình biên mục gốc
Sơ đồ 2.3: Quy trình xuất bản tài liệu đối với biểu ghi đã có trong cơ sở dữ liệu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN, ĐHQGHN VỚI
CÔNG TÁC BIÊN MỤC ........................................................................................18
1.1. Tổng quan về biên mục ......................................................................................18
1.1.1.Khái niệm biên mục .........................................................................................18
1.1.2. Yêu cầu đối với các công cụ biên mục ........... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Giới thiệu một số công cụ biên mục chính ..... Error! Bookmark not defined.
1.2.Khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHNError!

Bookmark

not defined.
1.2.1.Sơ lược về lịch sự ra đời và phát triển của Trung tâmError! Bookmark not
defined.
1.2.2.Cơ cấu tổ chức .................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3.Đặc điểm vốn tài liệu ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4.Đội ngũ cán bộ ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.5.Cơ sở vật chất của Trung tâm .......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.6. Phương hướng phát triển của Trung tâm đến năm 2020Error!

Bookmark


not defined.
1.3. Vai trò của công tác biên mục với hoạt động thông tin – thư viện ............ Error!
Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BIÊN MỤC TẠI TRUNG TÂM
THÔNG TIN – THƢ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIError! Bookmark
not defined.
2.1. Quy trình tổ chức cơng tác biên mục tại Trung tâmError!

Bookmark

not

defined.
2.2. Các công cụ ứng dụng trong công tác biên mục tại Trung tâm ................. Error!
Bookmark not defined.
2.2.1.Khổ mẫu MARC 21 ......................................... Error! Bookmark not defined.


2.2.2. Quy tắc Biên mục Anh – Mỹ (AACR2) ......... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Khung phân loại thập phân Dewey ................. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Bộ từ khóa ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Phần mềm ứng dụng trong công tác biên mục tại Trung tâmError! Bookmark
not defined.
2.3.1. Phần mềm Libol .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Phần mềm Virtua: ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Phần mềm ContentPro..................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Các sản phẩm, dịch vụ nổi bật của công tác biên mục tại Trung tâm ........ Error!
Bookmark not defined.
2.4.1. Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPACS)Error!


Bookmark

not

defined.
2.4.2. Cơ sở dữ liệu toàn văn .................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Thư mục .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.4. Xây dựng ký hiệu xếp giá tổ chức kho mở ..... Error! Bookmark not defined.
2.5. Đánh giá kết quả công tác biên mục tại Trung tâmError!

Bookmark

not

defined.
2.5.1. Đối với các công cụ biên mục ......................... Error! Bookmark not defined.
2.5.3. Đối với sản phẩm và dịch vụ ........................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BIÊN MỤC
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN .. Error! Bookmark not defined.
3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý .................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Xây dựng chính sách chỉ đạo thống nhất cho hệ thốngError! Bookmark not
defined.
3.1.2. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chuyên sâuError!

Bookmark

not

defined.

3.1.3. Tăng cường quan hệ hợp tác trao đổi trong và ngồi nướcError! Bookmark
not defined.
3.2. Nhóm giải pháp về chuyên môn ........................ Error! Bookmark not defined.


3.2.1. Hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn thực hành các chuẩn biên mục ......... Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Hoàn thiện quy trình xử lý tài liệu số …………………………………… ..110
3.2.3. Đầu tư công cụ biên mục bổ trợ và ứng dụng công nghệ thông tin ........ Error!
Bookmark not defined.
3.2.4. Nghiên cứu áp dụng các chuẩn biên mục mới Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................20
PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế kỷ 21, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và cơng nghệ cùng với
xu thế hội nhập là những địi hỏi và thách thức cho ngành thông tin thư viện nói
chung và cho thư viện đại học nói riêng cần phải có những đổi mới trong hoạt động,
bắt kịp những tiến bộ của thời đại phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Tổ chức và cung cấp thông tin luôn được xác định là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu có tính chất quyết định chất lượng đào tạo đội ngũ tri
thức ở các trường đại học.
Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu
trọng điểm trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Để phục vụ cho
chương trình đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của ĐHQGHN, Trung
tâm Thông tin – Thư viện được giao nhiệm vụ phát triển nguồn lực thông tin phục
vụ nhiệm vụ chiến lược 16 + 23 và đào tạo tín chỉ của ĐHQGHN, đã ln bám sát

chương trình đào tạo để bổ sung số lượng tài liệu trong năm học sau luôn tăng gấp 2
đến 3 lần năm học trước. Làm thế nào để giúp cho cán bộ, giảng viên, sinh viên của
trường khai thác, sử dụng thuận lợi và có hiệu quả các nguồn tin do thư viện quản
lý?. Điều đó địi hỏi Trung tâm phải làm tốt vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc
xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp, thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm
kiếm thơng tin tự động hố. Đó chính là bài tốn đặt ra đối với cơng tác xử lý tài
liệu trong các cơ quan thơng tin thư viện nói chung và của Trung tâm TT-TV,
ĐHQGHN nói riêng.
ĐHQGHN là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trong quá
trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhà trường đã tạo ra một khối lượng tài liệu
có giá trị gọi là nguồn tin nội sinh, bao gồm các cơng trình nghiên cứu khoa học,
luận án, luận văn, sách giáo trình, sách tham khảo, tài liệu hội nghị, hội thảo khoa
học … Đây là nguồn thơng tin rất có giá trị, phục vụ đắc lực cho học tập, giảng dạy,
nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên. Do đó, việc tổ chức, quản lý,
khai thác nguồn tin nội sinh này đã được Ban lãnh đạo ĐHQGHN đặc biệt quan tâm


và đã xây dựng thành các dự án. Trong đó, việc xây dựng các bộ sưu tập số đã và
đang được tiến hành và nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ban giám đốc
ĐHQHHN. Việc xây dựng các bộ sưu tập số không chỉ là phương tiện cung cấp các
tài liệu học tập, nghiên cứu trong không gian số - phù hợp với xu thế của thời đại,
nó cịn là một trong những tiêu chí để xếp hạng Website ĐHQGHN qua chỉ số
Webometrics – Webometrics là một cách thức đánh giá các website của đại học do
nhóm nghiên cứu Cybermetrics Lab thuộc tổ chức Spanish National Research
Council (CSIC) có trụ sở tại Madrid đề xuất và được thừa nhận rộng rãi, được các
tổ chức đảm bảo chất lượng sử dụng. Đến nay, tổ chức này đã thực hiện xếp hạng
cho hơn 20.000 đại học trên thế giới. Một trong những chỉ số mà Webometrics tính
điểm đó là chỉ số thư tịch khoa học Sc (viết tắt của từ Scholar), đo số tài liệu khoa
học số hóa định dạng html hay pdf có cấu trúc chuẩn của một tài liệu khoa học. Nhờ
đó mà Google scholar mới có thể nhận diện được tài liệu thơng qua phân tích cấu

trúc chuẩn của tài liệu khoa học này.
Để xây dựng và phát triển các bộ sưu tập số của ĐHQGHN một cách hiệu
quả và bền vững nhất thiết phải nghiên cứu xây dựng kiến trúc tổng thể và kế hoạch
phát triển, xử lý tài liệu số theo các chuẩn quốc tế, sử dụng phần mềm tương thích.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các chuẩn biên mục trong
công tác biên mục nhằm xây dựng những CSDL thư mục, các CSDL toàn văn, tạo
lập các tham chiếu qua lại và mối liên kết với các tư liệu khác, thiết lập những
đường liên kết hữu ích trong tài liệu số, mang tới sự nhất quán khi mô tả tài liệu
khoa học, tích hợp tra cứu liên thư viện, chia sẻ thơng tin trong những hệ thống mục
lục liên hợp... tác giả luận văn chọn đề tài: “Công tác mô tả biên mục tại Trung
tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội” với mong muốn làm sảng tỏ
những nội dung của công tác biên mục và khảo sát mức độ áp dụng các chuẩn biên
mục, trên cơ sở có những giải pháp nâng cao hiệu cơng tác biên mục, hồn thiện
cơng tác xử lý thơng tin tư liệu, phục vụ ngày càng tốt hơn sự nghiệp giáo dục đào
tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội, góp phần quảng bá uy tín và thương hiệu
ĐHQGHN trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết.


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong cơng tác biên mục, có rất nhiều các cơng cụ biên mục được sử dụng
phổ biên rộng rãi cho các thư viện trên thế giới và trong nước như: Tiêu chuẩn Mô
tả thư mục quốc tế ISBD, Quy tắc biên mục Anh - Mỹ AACR2, mô tả dữ liệu XML,
Dublin Core; Khung phân loại Thập phân Dewey (DDC), Khung Phân loại của Thư
viện Quốc hội (LCC), Khung Phân loại BBK; Bảng tiêu đề chủ đề của Thư viện
Quốc hội (LCSH), Bảng tiêu đề chủ đề Sears; Từ điển từ chuẩn của UNESCO; Khổ
mẫu MARC 21; Tra cứu liên thư viện Z39.50, mượn liên thư viện ISO 10161,...
Trước những năm 1980, thực tiễn biên mục ở Việt Nam chịu rất nhiều ảnh
hưởng của Liên Xơ cũ. Khi ISBD được phổ biến thì hầu hết các thư viện ở Việt
Nam đều áp dụng mô tả tài liệu dựa trên tiêu chuẩn này.
AACR đã được lưu hành ở Miền Nam Việt Nam từ trước năm 1975 với

nhan đề “Quy tắc tổng kê Anh -Mỹ”; như vậy có thể nói AACR khơng xa lạ với
thực tế biên mục ở Việt Nam. AACR2 tiếp tục được nghiên cứu, phát triển và đã
được dịch sang 18 thứ tiếng khác nhau và được xuất bản dưới 2 dạng: ấn phẩm và
điện tử. Năm 2009 AACR2 đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản dưới dạng ấn
phẩm; tạo ra một cơng cụ hữu ích cho cơng tác biên mục ở Việt Nam.
Khung Phân loại thập phân Dewey đã được dịch sang tiếng Việt, được sử
dung bởi 200.000 thư viện tại hơn 138 quốc gia và trong 62 thư mục quốc gia.
Tháng 3 năm 1995, Hội thảo đầu tiên về siêu dữ liệu Dublin Core được tổ
chức tại Dublin, Ohio, Mỹ. Dublin Core đã được áp dụng trên 20 ngôn ngữ. Được
Ủy ban Châu Âu về tiêu chuẩn hóa/Hệ thống tiêu chuẩn hóa Xã hội thơng tin cơng
nhận làm tiêu chuẩn. Việt Nam đang đề nghị chọn Dublin Core là khổ mẫu siêu dữ
liệu trên các Website hoặc Portal của cơ quan nhà nước.
Năm 1997, MARC 21 ra đời trên cơ sở kết hợp hai khổ mẫu USMARC và
CANMARC. MARC 21 là sự hồn thiện của MARC II, do vậy nó kế thừa và phát
huy cấu trúc của MARC II. MARC 21 không ngừng mở rộng phạm vi ứng dụng và
liên kết. Trong đó, khổ mẫu thư mục MARC 21 giữ vai trị chủ đạo, với một cấu
trúc hồn thiện, có những ưu điểm và đặc điểm nổi bật, vì vậy nó thu hút được sự


quan tâm của ngành thư viện thế giới nói chung và các thư viện Việt Nam nói riêng.
Khổ mẫu MARC là cơng cụ khơng thể thiếu của q trình biên mục tự động, cho
phép các thư viện chuẩn hoá các dữ liệu biên mục, tích hợp trao dổi dữ liệu, mở
rộng các phương thức tiếp cận và tra tìm tài liệu thuận tiện.
Có khá nhiều các tài liệu, các bài báo đã được công bố, các luận văn đã được
bảo vệ đề cập đến DDC, AACR2, MARC21, cụ thể như:
-

Các bài báo đã được đăng trên các tạp chí gần đây: bài “Tổng kết hội nghị -

hội thảo sơ kết 3 năm áp dụng DDC trong ngành thư viện Việt Nam” của tác giả

Phạm Thế Khang đăng trong tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1-2010; bài “Thực tiễn
công tác phân loại tài liệu ở Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra” của tác giả Vũ
Dương Thúy Ngà đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam, số Số 3-2012; bài “Một số vấn
đề về áp dụng AACR2 trong biên mục mô tả tại các thư viện Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Văn Hành đăng trên Tạp chí Thơng tin và Tư liệu, số Số 1/2009; “Về vấn
đề áp dụng thống nhất AACR2 trong giảng dạy và trong công tác biên mục” của tác
giả Nguyễn Thị Đào đăng trên tạp chí Thư viện Việt Nam, số Số 4-2012; bài “Áp
dụng MARC21 ở một số thư viện đại học Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Hành
đăng trên Tạp chí Thơng tin và Tư liệu, số số 2-2006; bài “Ứng dụng MARC21 tại
Thư viện Quốc gia Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân đăng trên tạp chí Thư
viện Việt Nam, số Số 1-2010.
-

Các luận văn: “Nghiên cứu áp dụng các chuẩn trong xử lý thông tin tại thư

viện Trường đại học Hà Nội” của tác giả Lê Thị Thành Huế (năm 2010); “Công tác
phân loại tài liệu và tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin theo ký hiệu phân loại tại thư viện
Đại học Sư phạm Hà Nội 2” của tác giả Ngô Thị Linh (năm 2013); “Ứng dụng Khung
phân loại thập tiến Dewey rút gọn 14 vào các thư viện đại học ở Hà Nội thực trạng và
giải pháp” của tác giả Phạm Ngọc Hương (năm 2013).
-

Một số cơng trình nghiên cứu về Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học

Quốc gia Hà Nội, như: Luận văn: “Hồn thiện cơng tác Thơng tin - Thư viện Đại
học Quốc gia Hà nội”, của tác giả Nguyễn Văn Hành, bảo vệ năm 2000; Luận văn
“Phân loại và tổ chức bộ máy tìm tin theo ký hiệu phân loại tại Trung tâm Thông tin


– Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội”, của tác giả Trương Thị Kim Thanh, bảo vệ

2000; Luận văn “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ Thông tin –
Thư viện của Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội”, của tác
giả Phạm Thị Yên, bảo vệ năm 2005; Luận văn “Nâng cao chất lượng xử lý tài liệu
tại Trung Tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội”, của tác giả Đồng
Đức Hùng, bảo vệ năm 2005; Luận văn “Hiện đại hóa cơng tác phục vụ bạn đọc tại
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội”, của tác giả Lê Minh
Thu, bảo vệ 2006; Luận văn“ Xây dựng thư viện điện tử tại Trung tâm Thông tin
Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, của tác
giả Trần Thị Minh Nguyệt, bảo vệ năm 2010; Luận văn “Nghiên cứu nhu cầu tin tại
Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội”, của tác giả Nguyễn
Bích Hạnh, bảo vệ năm 2011; Luận văn “Quản lý, phát triển nguồn nhân lực tại
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội”, của tác giả Hoàng Văn
Dưỡng, bảo vệ năm 2011.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên chưa có một cơng trình nào đi sâu
nghiên cứu về cơng tác biên mục; đặc biệt là vấn đề kiểm sốt tính thống nhất trong biên
mục. Với CSDL thư mục lên tới hàng ngàn, hàng vạn biểu ghi, nếu khơng có các cơng
cụ kiểm sốt tính nhất qn thì sẽ làm giảm chất lượng của bộ máy tra cứu, dẫn đến hiện
tượng tản mạn, nhiễu và mất tin.
Trong 3 năm trở lại đây, được sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo
ĐHQGHN, Dự án đầu tư chiều sâu và dự án Ebooks đã được được thực hiện và
đang vào giai đoạn sử dụng thử nghiệm tại các thư viện trực thuộc Trung tâm; trong
đó có phần mềm mới Virtual, Content Pro. Q trình triển khai và áp dụng phần
mềm có ảnh hưởng tới một số cơng đoạn trong q trình biên mục xử lý tài liệu của
Trung tâm.
Song song với việc bổ sung nguồn tài liệu truyền thống dạng in ấn, phát triển
nguồn tài liệu số với phương thức phục vụ mà bạn đọc có thể khai thác bất kỳ lúc
nào và ở bất cứ đâu là nhiệm vụ quan trọng được Trung tâm ưu tiên hàng đầu, góp
phần hồn thiện các bước xây dựng thư viện điện tử, tiến tới thư viện số ở Trung



tâm. Trong khi đó yêu cầu xử lý tài liệu số đã có nhiều thay đổi cũng như địi hỏi
của người dùng tin đối với việc tra cứu, tìm kiếm tin cũng đã khác trước rất nhiều.
Tất cả những vấn đề trên đặt ra cho công tác biên mục - xử lý tài liệu của
Trung tâm những yêu cầu mới, cần có những nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những
giải pháp thích hợp.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác biên mục tại Trung tâm Thông
tin - Thư viện, ĐHQGHN, bao gồm việc áp dụng: Quy tắc biên mục Anh – Mỹ
AACR2, Chuẩn Dublin Core, Khung Phân loại thập phân Dewey (DDC 14), Bộ từ
khóa, Khổ mẫu MARC21.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi về không gian
Trung Tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN.
4.2 Phạm vi về thời gian
Hiện trạng áp dụng các chuẩn biên mục tại Trung tâm Thông tin – Thư viện,
ĐHQGHN từ khi triển khai thực hiện Công văn 1597/BVHTT (2007) đến giai đoạn
hiện nay.
5. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu công tác biên mục tại Trung tâm
Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN; đồng thời góp phần xây dựng lý luận cơng tác
biên mục và hồn thiện cơng cụ biên mục đặc biệt là cho các thư viện đại học ở Việt
Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác biên
mục tại Trung tâm.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, Luận văn tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ
chính sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biên mục.
- Tìm hiểu vị thế, vai trò của ĐHQGHN trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại
học Việt Nam và nhiệm vụ nâng cao vị thế của ĐHQGHN trong khu vực và trên thế
giới; Xác định đặc điểm Trung tâm Thông tin -Thư viện, ĐHQGHN.



- Xác định ý nghĩa, vai trò, đặc điểm của công tác biên mục tại các cơ quan
thông tin – thư viện nói chung và tại Trung tâm Thơng tin -Thư viện, ĐHQGHN nói
riêng.
- Nghiên cứu thực trạng cơng tác biên mục tại Trung Tâm Thông tin -Thư
viện, ĐHQGHN.
- Đánh giá, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác biên mục tại Trung Tâm Thông tin -Thư viện, ĐHQGHN.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, quan điểm của Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước về hoạt
động thông tin - thư viện.
7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của luận văn, tác giả đã
vận dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp trao đổi chuyên gia
8. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn
8.1 Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của cơng trình góp phần hoàn thiện lý luận về biên mục.
8.2 Về mặt thực tế
Góp phần nhận dạng cơng tác biên mục, đặc biệt là các công cụ biên mục
đang được áp dụng xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN.
Xây dựng quy trình biên mục tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện,

ĐHQGHN.


Đưa ra các giải pháp góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả công tác
biên mục tại Trung tâm.
9. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN với công tác biên mục
Chương 2: Thực trạng công tác biên mục tại Trung tâm Thông tin – Thư
viện, ĐHQGHN.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác biên mục tại Trung tâm
Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN.


CHƢƠNG 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN, ĐHQGHN VỚI
CÔNG TÁC BIÊN MỤC
1.1. Tổng quan về biên mục
1.1.1.Khái niệm biên mục
- Biên mục được coi là hoạt động chính yếu nhất để thực hiện kiểm soát thư
mục, tạo ra cơng cụ thư mục. Là tồn bộ q trình có liên quan đến tổ chức các
cơng cụ thư mục nói chung và mục lục nói riêng, bao gồm mơ tả thư mục, phân loại
và định chủ đề tài liệu. Có thể khẳng định, lịch sử thư viện gắn liền với lịch sử biên
mục. Theo Đại từ điển tiếng Việt: “biên” là viết, ghi chép, tổ chức, sắp xếp theo một
trật tự nhất định [8, tr. 157]; “mục” là phần nhỏ tên sách báo hoặc một nội dung trọn
vẹn [8, tr. 1150]. Theo nghĩa đó, có thể hiểu “biên mục” là việc tổ chức, sắp xếp nội
dung mô tả tài liệu theo một trật tự nhất định.
- Theo Bách khoa thư về hệ thống cơ sở dữ liệu (Encyclopedia of Database
Systems [49, p 309]: Biên mục là sử dụng những quy tắc, tiêu chuẩn để tạo ra bản
thay thế tài liệu, nó mơ tả những yếu tố chủ yếu về tài liệu để nhận dạng tài liệu này
là duy nhất, phân biệt với các tài liệu tương tự khác. Khi không nhìn vào tài liệu,
người dùng có thể biết đầy đủ thơng tin về tài liệu mà họ cần nếu nó phù hợp với nhu

cầu của họ. Thông thường biên mục bao gồm mơ tả thư mục (cịn gọi là biên mục mơ
tả), phân tích chủ đề (bao gồm định tiêu đề chủ đề và định chỉ số phân loại).
- Theo tác giả Vũ Văn Sơn, biên mục được xác định là “một bộ phận của q
trình kiểm sốt thư mục, là tồn bộ q trình liên quan đến tổ chức các cơng cụ thư
mục nói chung và mục lục nói riêng: mơ tả thư mục, phân tích chủ đề và kiểm sốt
tính thống nhất. Việc kiểm sốt tính thống nhất được tiến hành trong cả hai giai
đoạn mô tả thư mục và phân tích chủ đề” [6, tr. 28 ].
Trong định nghĩa này, biên mục bao gồm: mô tả thư mục, phân tích chủ đề
và kiểm sốt tính thống nhất. Thực chất cơng việc kiểm sốt tính thống nhất chính
là kiểm sốt tính nhất qn các yếu tố mơ tả thư mục và trong việc lập các tiêu đề


mô tả khi mô tả thư mục; cũng như kiểm sốt tính nhất qn các tiêu đề chủ đề và
các kí hiệu phân loại khi biên mục chủ đề. Cơng cụ để tiến hành cơng việc kiểm
sốt tính thống nhất là các hộp phiếu công vụ, các Hồ sơ tiêu đề chuẩn (authority
files) trong máy tính. Các cơng cụ này thường được xây dựng dựa trên các quy tắc
mô tả, các Khung đề mục chủ đề, các bảng phân loại, các bộ từ khóa, các từ điển và
từ chuẩn, …
- Theo ODLIS - Online Dictionary for Library and Information Science (Từ
điển trực tuyến về khoa học thông tin thư viện) [63]: Biên mục là q trình tạo ra
những bản mơ tả cho mục lục. Trong thư viện, công việc biên mục thường bao gồm:
mơ tả thư mục, phân tích chủ đề, cung cấp chỉ số phân loại và những hoạt động liên
quan đến sự chuẩn bị về mặt vật lý tài liệu để xếp giá sách, những công việc này
thường được thực hiện bởi cán bộ thư viện chuyên nghiệp được gọi là cán bộ biên
mục.
Từ những định nghĩa trên, tùy theo góc độ tiếp cận nghiên cứu, nhưng điểm
chung có thể khái qt về cơng tác biên mục qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Công tác biên mục

Biên mục


Biên mục mơ tả
(Mơ tả thư mục)

Biên mục chủ đề
(Phân tích chủ đề)

Định chủ đề

Phân loại

Kiểm sốt tính thống
nhất


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Sách
1. Ngô Ngọc Chi (2009). Phân loại tài liệu áp dụng khung phân loại thập phân
Dewey - (DDC), Nxb. Thông tin, 88 tr.
2. Nguyễn Minh Hiệp (2009). Biên mục đề mục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 176 tr.
3. Trần Thị Quý, Nguyễn Thị Đào (2007). Xử lý thông tin trong hoạt động thông tin
- thư viện, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 230 tr.
4. Nguyễn Hồng Sinh (2009). Biên mục chủ đề, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 173 tr.
5. Đồn Phan Tân (2001). Thông tin học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
337 tr.
6. Vũ Văn Sơn (2001), Giáo trình biên mục mô tả, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội, 284 tr.
7. Melvil Dewey (2006), Khung phân loại Thập phân Dewey và Bảng chỉ mục quan

hệ, ấn bản 14, Nxb. Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội, 145 tr.
8. Đại từ điển tiếng Việt, chủ biên Nguyễn Như Ý, Nxb. Văn hố Thơng tin, Hà
Nội, 1890 tr.
9. Khổ mẫu MARC21 cho dữ liệu thư mục : hướng dẫn áp dụng định danh nội
dung (2004), Tập 1, Nxb. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia, Hà Nội, 471 tr.
10. Khổ mẫu MARC21 cho dữ liệu thư mục : hướng dẫn áp dụng định danh nội
dung (2004), Tập 2, Nxb. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia, Hà Nội, 510 tr.
11. MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục (2005), Nxb. Trung tâm Thông tin Khoa
học và Công nghệ quốc gia, Hà Nội, 334 tr.
12. Quy tắc Biên mục Anh - Mỹ = Anglo - American cataloguing rules(2009), Lần
2, bản dịch tiếng Việt lần 1, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 671 tr.


Tạp chí, luận văn
13. Bùi Thanh Thủy (2005), Đánh giá việc sử dụng ngơn ngữ từ khóa tại Thư viện
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, 95 tr.
14. Đàm Viết Lâm (2013), Xây dựng tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động cho thư
viện đại học Việt Nam, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2(40), tr. 8-14.
15. Đinh Minh Chiến (2005), Kho sách tự chọn: phương thức tổ chức và những
vấn đề cần quan tâm tháo gỡ, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 36-40.
16. Đỗ Thu Huyền (2012), Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 120 tr.
17. Đồng Đức Hùng (2005), Nâng cao chất lượng xử lý tài liệu tại Trung tâm
thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ, Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội, 103 tr.
18. Hồng Thị Hịa (2010), Về thời kỳ văn học Việt Nam trong khung phân loại

DDC 14, bản tiếng Việt, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2(22), tr. 3-4.
19. Hồng Thị Hịa (2011), Biên mục xuất bản phẩm nhiều kỳ theo quy tắc mô tả
Anh - Mỹ (AACR2), Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 5, tr. 3-7.
20. Hoàng Văn Dưỡng (2011), Quản lý, phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm
Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật văn Thạc sĩ, Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội, 146 tr.
21. Lê Thị Thành Huế (2010), Nghiên cứu áp dụng các chuẩn trong xử lý thông tin
tại thư viện Trường đại học Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ, Trường đại học Văn
hóa Hà Nội, 92 tr.
22. Marie Bertrand (2010), Việc đào tạo cán bộ thư viện nhất thiết phải liên tục,
Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 4(24), tr. 19-22.
23. Nguyễn Hồng Sinh, Phan Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Thị Lan (2012), Áp dụng
các quy định và phương pháp định chủ đề theo bộ LCSH: kết quả từ cuộc
khảo sát tại Thư viện Trung tâm - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3(35), tr. 3-8.


24. Nguyễn Huy Chương, Nguyễn Tiến Hùng (2012), Nghiên cứu, đề xuất một số
chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng nguồn tin nội sinh tại các trường
đại học, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 4, tr. 3-7.
25. Nguyễn Minh Hiệp (2012), Bản chất công việc định chủ đề, Tạp chí Thư viện
Việt Nam, số Số 3, tr. 26-33.
26. Nguyễn Văn Hành (2006), Áp dụng MARC21 ở một số thư viện đại học Việt
Nam, Tạp chí Thơng tin và Tư liệu, số 2, tr. 20-22.
27. Nguyễn Văn Hành (2006), Vấn đề lập tiêu đề mô tả cho tên tác giả cá nhân
người Việt Nam trong biên mục mô tả, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 4, tr.
27-31.
28. Nguyễn Văn Hành (2006). Q trình chuẩn hóa các tiêu chuẩn nghiệp vụ tại
Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. (Kỷ yếu hội thảo
“Tăng cường cơng tác tiêu chuẩn hố trong hoạt động thơng tin-tư liệu”),

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Hà Nội
29. Nguyễn Văn Hành (2009), Một số vấn đề về áp dụng AACR2 trong biên mục
mô tả tại các thư viện Việt Nam, Tạp chí Thơng tin và Tư liệu, số 1/2009, tr.
25-30.
30. Phạm Ngọc Hương (2013), Ứng dụng Khung phân loại thập tiến Dewey rút gọn
14 vào các thư viện đại học ở Hà Nội : thực trạng và giải pháp, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 106 tr.
31. Phan Huy Quế (2010), Tiếp cận hoạt động tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin
và tư liệu theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Tạp chí Thơng tin và
Tư liệu, số 4/2010, tr. 8-16.
32. Trần Thị Hải (2011), Tổ chức & hoạt động kho mở phục vụ theo tín chỉ tại Thư
viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 129 tr.
33. Vũ Dương Thúy Ngà (2005), Suy nghĩ về phẩm chất và năng lực của người cán
bộ thư viện - thông tin trong điều kiện hiện nay, Tạp chí Thư viện Việt Nam,
số 1 (1-2005), tr. 11-13.


34. Vũ Dương Thúy Ngà (2010), Chuần nghiệp vụ cần áp dụng trong xử lý và biên
mục tài liệu điện tử, Tạp chí Thơng tin và Tư liệu, số 2, tr. 5-9.
35. Vũ Dương Thúy Ngà (2011), Chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu tại các thư
viện ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Thơng tin và Tư liệu, số
3/2011, tr. 1-8.
36. Vũ Dương Thúy Ngà (2012), Thực tiễn công tác phân loại tài liệu ở Việt Nam hiện
nay và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 40-44.
37. Vũ Thùy Linh (2012), Nghiên cứu hoàn thiện thư viện điện tử tại Trung tâm
nhiệt đới Việt – Nga/ Bộ Quốc phòng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 114 tr.
38. Vũ Văn Sơn (1998), Một số quan niệm và khái niệm biên mục trong q trình
phát triển Tạp chí thơng tin và tư liệu, số 3, tr. 3-6.

Website
39. Đỗ Tiến Vượng. Các tiêu chuẩn trong hệ quản trị thư viện tích hợp (ILMS). Địa
chỉ truy cập: Ngày truy cập: 06/12/2014
40. Nguyễn Ngọc Bích. Thực trạng việc phổ biến và áp dụng DDC tại các Thư viện
Việt Nam. Địa chỉ truy cập: />
Ngày

truy

cập: 02/02/2014
41. Nguyễn Thị Đào. Về vấn đề áp dụng thống nhất AACR2 trong giảng dạy và
trong công tác biên mục. Địa chỉ truy cập: Ngày truy cập: 15/02/2014
42. Nguyễn Minh Hiệp. Bộ quy tắc biên mục RDA ra đời đánh dấu sự thay đổi
quan trọng trong biên mục, Địa chỉ truy cập:
Ngày truy cập:
01/11/2012


43. Phạm Thế Khang. Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ quốc tế ở Việt Nam. Địa chỉ
truy cập: Ngày truy cập 18/03/2014
44. Vũ Sỹ Dũng. Tiêu chuẩn siêu dữ liệu cho phát triển các bộ sưu tập số, Địa chỉ
truy cập: . Ngày truy cập: 12/10/2013Ngày truy cập:
15/11/2012
45. Vũ Văn Sơn. Qui tắc biên mục Anh-Mỹ AACR2 và thực tiễn biên mục Việt Nam.
Địa chỉ truy cập: />46. XML, Metadata, Dublin Core Metadata. Địa chỉ truy cập: Ngày truy cập:
15/01/2014
Tiếng Anh:
Sách
47. Deborah A. Fritz (2003), MARC 21 for everyone : a practical guide, ALA,
Chicago, 188 p.

48. Deborah J. Byrne (1998), MARC Manual : understanding and using MARC
Records 2nd ed., Library Unlimited, Colorado, 263 p.
49. Encyclopedia of Database Systems (2009) : Bách khoa thư về hệ thống cơ sở dữ
liệu (2009) (E-book)
50. Mary Mortimer (1999), Learn Descriptive Cataloging 2nd ed., DocMatrix Pty
Ltd., Canberra, 227 p.
51. Mary Mortimer (1998), Learn Dewey Decimal Classification (Edition 21),
DocMatrix Pty. Ltd., Canberra, 130 p.
52. Melvil Dewey (1997), Abridged Dewey decimal classification and relative
index, NY Forest Press, Albany, 1023 p.
53. Library technical services (1991) : operations and management. 2nd ed,
Academic Press, San Diego, 284 p.
54. Reader in library administration (1985), Greenwood Press, Westport Conn, 403 p.


×