Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Đảng bộ thị xã sông công (tỉnh thái nguyên) thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng từ năm 2001 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.77 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

LÊ THỊ LINH

ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SÔNG CÔNG
(TỈNH THÁI NGUYÊN) THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

LÊ THỊ LINH

ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SÔNG CÔNG (TỈNH THÁI NGUYÊN)
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2013

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Hồng


Hà Nội-2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Hoàng Hồng. Các tài liệu và số liệu trích dẫn trong luận văn là
hoàn toàn trung thực.

Tác giả luận văn

Lê Thị Linh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành cuốn luận văn Thạc sĩ, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám
hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, các thầy cô trong Khoa Lịch sử - trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội - nơi tác giả học tập.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Hoàng
Hồng đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên tác giả trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2014

Lê Thị Linh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chương 1: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SÔNG CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG
ĐẢNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005.......................................................................................... 6
1.1. Khái quát về thị xã Sông Công và công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ thị xã Sông
Công trước năm 2001 ......................................................................................................... 6
1.1.1. Khái quát về thị xã Sông Công ............................................................................... 6
1.1.2. Khái quát về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ thị xã Sông Công trước
năm 2001 ........................................................................................................................... 9
1.2. Đảng bộ thị xã Sông Công thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng giai đoạn
2001 - 2005 ...................................................................................................................... 13
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ thị xã Sông Công về công tác xây dựng Đảng .......... 13
1.2.2. Triển khai các nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ thị xã Sông Công......... 22
1.2.2.1. Xây dựng Đảng về chính trị ................................................................................ 22
Chương 2: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SÔNG CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG
ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 2006 - 2013 ..................................................................... 43
2.1. Chủ trương của Đảng bộ thị xã Sông Công về công tác xây dựng Đảng ........... 43
2.1.1. Yêu cầu mới của công tác xây dựng Đảng .......................................................... 43
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ thị xã Sông Công ........................................................ 47
2.2. Triển khai các nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ thị xã Sông Công ......... 54
2.2.1. Xây dựng Đảng về chính trị ................................................................................. 54
2.2.2. Xây dựng Đảng về tư tưởng ................................................................................. 57
2.2.3. Xây dựng Đảng về tổ chức ................................................................................... 63
Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ........................ 79
3.1. Nhận xét chung........................................................................................................ 79
3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................................. 79
3.1.2. Hạn chế ................................................................................................................. 91
3.2. Một số bài học kinh nghiệm ................................................................................... 96
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 109
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 121


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH: Ban chấp hành
CNH: Công nghiệp hóa
HĐH: Hiện đại hóa
HĐND: Hội đồng nhân dân
MTTQ: Mặt trận Tổ quốc
NQ: Nghị quyết
TW: Trung ương
TSVM: Trong sạch vững mạnh
TCCSĐ: Tổ chức cơ sở đảng
UBND: Ủy ban nhân dân
UBKT: Ủy ban Kiểm tra


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, từ
khi ra đời đến nay đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Bác Hồ luôn
quan tâm, coi trọng công tác xây dựng Đảng. Bước vào thời kỳ đổi mới với những
yêu cầu và nhiệm vụ mới, cần thiết phải coi trọng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Đảng. Trung ương Đảng đã nhiều lần khẳng định phát triển kinh tế là trọng tâm,
xây dựng Đảng là then chốt. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị.
Trải qua hơn 80 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, vượt qua khó khăn

thử thách, với sự dày dạn kinh nghiệm, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, Đảng đã
lãnh đạo, tổ chức và phát huy sức mạnh to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
giành được những thành tựu to lớn. Đất nước đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
về kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển. Đó là kết quả của nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến tác động tích cực từ những thành quả
trong công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng còn bộc lộ
nhiều tồn tại, yếu kém, những tiêu cực nảy sinh ngay trong nội bộ Đảng càng trở
nên nguy hiểm hơn khi các thế lực thù địch ra sức chống phá cách mạng nước ta từ
nhiều phía bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” mà mục tiêu chủ yếu là phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp đổi mới theo định
hướng XHCH của nước ta hiện nay. Từ thực tiễn này, Văn kiện Đại hội toàn quốc
lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “…những thành tựu và yếu kém trong công
cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của
Đảng và những ưu khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng” [9, tr. 137]. Do đó,
xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để khẳng định vị trí
lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là nhiệm vụ có tính chất cấp bách, sống
còn, là nhiệm vụ then chốt.
Nhận thức được vấn đề trên, Đảng bộ thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên)
luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, đảm bảo cho Đảng bộ thị xã lãnh đạo bằng

1


chủ trương, bằng các nghị quyết… Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã đã đưa thị
xã Sông Công từ một địa phương còn nhiều khó khăn vươn lên phát triển mạnh mẽ,
Đảng bộ thị xã nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh. Nghiên cứu về việc thực
hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ thị xã Sông Công là điều cần thiết nhằm
khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ thị xã trong quá trình quán triệt, vận
dụng đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng về công tác xây dựng Đảng vào
thực tiễn địa phương; đánh giá những ưu điểm, đồng thời chỉ ra hạn chế. Trên cơ sở

đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo vận dụng vào công tác
xây dựng Đảng tại địa phương. Với ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn vấn đề “Đảng
bộ thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm
2001 đến năm 2013” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xây dựng Đảng là một vấn đề rộng lớn và có ý nghĩa then chốt trong công
cuộc xây dựng CNXH của nước ta. Vì vậy, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công
tác xây dựng Đảng ở nhiều cấp độ khác nhau. Tiêu biểu là các nhóm công trình sau:
Nhóm thứ nhất, các công trình đề cập đến những vấn đề lý luận chung về công
tác xây dựng Đảng. Tiêu biểu có Xây dựng Đảng của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Mấy vấn đề về xây dựng
Đảng vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của Vũ Oanh (1999), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội; Xây dựng chỉnh đốn Đảng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
của Nguyễn Phú Trọng (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Quyết tâm cao,
biện pháp quyết liệt nhằm tạo chuyển biến mới về xây dựng Đảng của Nguyễn Phú
Trọng (2012), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Một số vấn đề về xây dựng Đảng
hiện nay của Đặng Xuân Kỳ, Mạch Quang Thắng, Nguyễn Văn Hòa (đồng chủ
biên) (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội… Các công trình được mô tả đã
nghiên cứu một số vấn đề chung về Đảng và công tác xây dựng Đảng về chính trị,
tư tưởng, tổ chức; nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức để nâng cao trình độ và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hệ
thống chính trị và toàn xã hội; việc chỉnh đốn Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo

2


của Đảng, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức, lối sống và nêu
cao tính gương mẫu của cán bộ cấp trên, của đảng viên.
Nhóm thứ hai, các công trình phản ánh những nội dung liên quan đến công

tác xây dựng Đảng ở các địa phương cụ thể. Có thể kể đến: Luận án tiến sĩ của
Nguyễn Minh Tuấn: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị
Thanh Huyền: Đảng bộ Hà Tây thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng thời kỳ 1991 2000; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Lan Phương (2002): Quá trình củng cố và
phát triển tổ chức cơ sở Đảng của Đảng bộ thị xã Phủ Lý tỉnh Hà Nam trong thời
kỳ 1991-2000; Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thảo (2002): Đảng bộ huyện Vụ Bản
lãnh đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới 1986-2001; Luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hoa (2012): Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ
huyện Yên Khánh (Ninh Bình) từ năm 1996 đến năm 2010...
Nhóm thứ ba, các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
và công tác xây dựng Đảng ở tỉnh Thái Nguyên. Có cuốn: Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên tập I (1936-1965) và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tâp II (19652000), do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên biên soạn; Luận văn Đảng bộ
Thành phố Thái Nguyên thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở Đảng thời kì
1986-2000 của Nguyễn Văn Hoàn (2012). Ở thị xã Sông Công, Ban Tuyên giáo Thị
xã xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ thị xã Sông Công (1985-1995).
Đối với vấn đề thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ thị xã Sông
Công thì chưa có một công trình nghiên cứu riêng biệt. Trong phạm vi của Luận
văn sẽ nghiên cứu các chủ trương, các biện pháp của Đảng bộ thị xã Sông Công về
xây dựng Đảng; các mặt hoạt động xây dựng Đảng gồm: xây dựng Đảng về chính
trị, về tư tưởng, về tổ chức.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ quá trình Đảng bộ thị xã Sông Công thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Đảng từ năm 2001 đến năm 2013.

3


- Chỉ rõ ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm

vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ thị xã Sông Công.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Luận văn có nhiệm vụ thu thập, bổ sung và xử lý nguồn tài liệu liên quan đến
đề tài một cách khách quan, khoa học để phục vụ cho mụch đích nghiên cứu.
- Trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ thị xã Sông Công thực hiện nhiệm
vụ xây dựng Đảng ở địa phương từ năm 2001 đến năm 2013.
- Rút ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế và những bài học kinh nghiệm
của Đảng bộ thị xã trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng những năm
2001 - 2013.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chủ trương và các biện pháp Đảng bộ thị xã Sông
Công thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2013.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung: Nghiên cứu các chủ trương, các biện pháp của Đảng bộ thị
xã Sông Công về xây dựng Đảng. Các mặt hoạt động xây dựng Đảng gồm: xây
dựng Đảng về chính trị, về tư tưởng, về tổ chức.
Về mặt thời gian: Nghiên cứu trong thời gian 13 năm, từ năm 2001 đến năm
2013.
Về mặt không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thị xã Sông Công (tỉnh Thái
Nguyên).
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng Cộng sản nói chung và tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng; những quan điểm xây dựng
Đảng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Ngoài ra, có phương pháp thống kê, phương pháp mô tả, so
sánh… để làm sáng tỏ vấn đề cần trình bày.

4



Nguồn tư liệu:
- Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo tổng kết liên quan đến công tác xây dựng
Đảng của TW Đảng, của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và Đảng bộ thị xã Sông Công.
- Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng bộ thị xã
Sông Công về công tác xây dựng Đảng trong những năm 2001 - 2013.
- Trên cơ sở các nguồn tư liệu, luận văn đã trình bày quá trình Đảng bộ thị xã
Sông Công thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2013. Nêu lên
những ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ thị xã trong quá trình thực hiện.
- Luận văn nêu khái quát một số bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ
thị xã Sông Công thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng. Những kinh nghiệm có giá trị
tham khảo vận dụng vào công tác xây dựng Đảng tại địa phương.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ thị xã Sông Công thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng giai
đoạn 2001 - 2005
Chương 2: Đảng bộ thị xã Sông Công thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng
trong những năm 2006 - 2013
Chương 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm chủ yếu

5


Chương 1: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SÔNG CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
XÂY DỰNG ĐẢNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
1.1. Khái quát về thị xã Sông Công và công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ thị xã

Sông Công trước năm 2001
1.1.1. Khái quát về thị xã Sông Công
Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh khu
vực phía Bắc Thủ đô, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 113/QĐHĐBT ngày 11/4/1985 về việc thành lập thị xã Sông Công, khi đó mới có tổng diện
tích 55 km2, dân số 31 nghìn người. Thị xã Sông Công trở thành 1 trong 13 đơn vị
hành chính trực thuộc tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Sau thời gian kiện
toàn tổ chức và chuẩn bị về cơ sở vật chất, ngày 1/7/1985 - Đảng bộ và nhân dân thị
xã Sông Công long trọng tổ chức lễ ra mắt bộ máy hành chính, thị xã chính thức đi
vào hoạt động. Đây là mốc son đánh dấu sự ra đời và phát triển của một thị xã công
nghiệp trẻ.
Là thị xã duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, thị xã Sông Công có vị trí địa lý khá
thuận lợi, cách Hà Nội 60km về phía Bắc, thuộc vùng công nghiệp xung quanh thủ
đô, cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài
45km. Thị xã có các tuyến đường Quốc lộ 3, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên
và đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua phía Đông thị xã, có tuyến đường sông
cấp 4 nối liền thị xã với các địa phương, hòa cùng hệ thống đường thủy sông Cầu,
có các tuyến đường nội thị hoàn chỉnh nối liền trung tâm thị xã tới tất cả các xã
phường… Với vị trí địa lý và mạng lưới giao thông thuận lợi, thị xã là địa bàn chiến
lược có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh
của cả khu vực. Ở cửa ngõ nối liền thủ đô gió ngàn với thủ đô Hà Nội, Sông Công
là một thị xã công nghiệp phía Nam của tỉnh, làm bản lề trung chuyển kinh tế tỉnh
Thái Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng, trung du Bắc Bộ.
Địa hình thị xã Sông Công tương đối bằng phẳng, vùng đồi thấp xen kẽ với các
đồng bằng dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Mạng lưới sông suối, hồ
ghềnh phân bố tương đối thuận lợi góp phần làm cho nguồn nước mặt thêm dồi dào

6


rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió

mùa, khí hậu tương đối ôn hòa. Với lợi thế về địa hình và khí hậu, Sông Công có điều
kiện để phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, nông nghiệp
chuyển từ độc canh lúa sang trồng trọt đa canh, gắn với phát triển chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản.
Trước 1945, Sông Công là nơi hình thành nhiều cơ sở cách mạng của Trung
ương, nay vẫn còn lại trên 30 di tích lịch sử, trong đó có những di tích nổi tiếng đã
được xếp hạng như căng Bá Vân, chùa Bá Xuyên, đền Phố Cò, chùa Cải Đan, chùa
Tân Quang... Trong kháng chiến chống Pháp, Sông Công là nơi đóng quân của các
trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, trường thiếu sinh quân, trường cán bộ trung cao
cấp quân đội, nơi tập kết của các quân đoàn lớn trong kháng chiến chống Mỹ và
chiến tranh biên giới…
Thị xã hiện có 10 đơn vị hành chính gồm 06 phường, 04 xã với tổng diện tích 83,
64 km2; trong đó nội thị là 18,23 km2, ngoại thị là 65,41 km2. Dân số toàn đô thị là
72.692 người. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 82,6%. Trên địa bàn của thị xã có 10
dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 96,79% dân số), số người
dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ: Sán Dìu (1,42%), Tày (0,98%), Nùng (0,53%),
Mường (0,08%), Hoa (0,07%), Sán Chay (0,04%), Thái (0,02%), Dao (0,02%),
Mông (0,01%) [117, tr. 9].
Thị xã Sông Công là khu vực có mật độ dân số khá cao của tỉnh Thái Nguyên
(8,457 người/km2), với kết cấu dân số trẻ. Đây là thế mạnh về lực lượng lao động của
thị xã. Cùng với đó, trên địa bàn có các trung tâm đào tạo nghề công nghệ cao như
trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, trường Cao đẳng luyện kim, trường Cao
đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp…là nguồn cung cấp nhân lực tại chỗ rất
hiệu quả. Lực lượng lao động trẻ được đào tạo bài bản đã tạo ra nguồn nhân lực dồi
dào trong quá trình phát triển kinh tế, đồng thời lực lượng lao động trẻ sẽ là một điều
kiện thuận lợi để thị xã ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Nhân dân thị xã Sông Công có truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng
tạo, tinh thần đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Truyền thống ấy từng bước

7



được hun đúc và trở thành một nét đẹp, bền vững trong cộng đồng nhân dân các dân
tộc thị xã Sông Công. Trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các khu vực của thị xã
là tương đối đồng đều, không có những xã đặc biệt khó khăn, không có tình trạng
mất cân đối kinh tế trên lĩnh vực địa lý.
Sự ra đời của thị xã Sông Công gắn liền với khu công nghiệp cơ khí Gò Đầm,
ngay từ khi thành lập, thị xã là một trong số ít các trung tâm công nghiệp nặng ở miền
Bắc với các nhà máy Điesel, Phụ tùng, Y Cụ 2. Dựa trên nền tảng, thế mạnh có sẵn,
ngày 1/9/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 118/1999/QĐ-TTg
về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng
khu công nghiệp tập trung Sông Công, với tổng diện tích quy hoạch 320ha. Ngoài ra,
UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt cho thị xã xây dựng 2 cụm công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp vừa và nhỏ với tổng diện tích 40 ha trên địa bàn Khuynh Thạch và
Nguyên Gon (phường Cải Đan). Với vai trò là một khu công nghiệp trọng điểm của
tỉnh Thái Nguyên nên khu công nghiệp Sông Công được chú trọng đầu tư xây dựng
cơ sở, kết cấu hạ tầng khá đồng bộ. Với cơ chế quản lý hợp lý cùng nhiều chính sách
ưu đãi nên khu công nghiệp hoạt động đem lại hiệu quả cao và có sự tăng trưởng,
phát triển về số lượng cũng như quy mô các dự án. Sự phát triển của khu công nghiệp
Sông Công kéo theo các ngành, các lĩnh vực khác của thị xã cùng phát triển. Vì vậy,
có thể nói rằng hoạt động hiệu quả của khu công nghiệp Sông Công là nhân tố quan
trọng, là đòn bẩy góp phần tạo nên sự lớn mạnh, vững chắc của thị xã.
Ra đời trong thời điểm nền kinh tế đất nước đang rơi vào khủng hoảng sâu
sắc, song cũng là thời điểm bắt đầu chuyển đổi cơ chế, thực hiện công cuộc đổi mới
toàn diện - thị xã Sông Công đã nhanh chóng vươn mình vượt qua khó khăn, từng
bước ổn định và đi lên vững chắc. Ngày nay, Đảng bộ và nhân dân thị xã tiếp tục
phát huy truyền thống đoàn kết, lao động sáng tạo, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn,
phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện đường lối mới của Đảng, phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ
mục tiêu đề ra, xây dựng thị xã Sông Công trở thành đô thị công nghiệp ngày càng

giàu đẹp.

8


1.1.2. Khái quát về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ thị xã Sông Công trước
năm 2001
Để thống nhất sự lãnh đạo của Đảng đối với thị xã, ngày 20/6/1985, Tỉnh ủy
Bắc Thái ra quyết định thành lập Đảng bộ thị xã, bao gồm 23 tổ chức cơ sở đảng
(TCCSĐ) trực thuộc (trong đó có 11 Đảng bộ và 12 chi bộ), với tổng số 1.632 đảng
viên (trong đó có 9 cơ sở Đảng bộ Phổ Yên và Đồng Hỷ chuyển giao; 14 cơ sở mới
thành lập). Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ gồm 9 đồng chí, do đồng chí Vũ Xuân
Lừ làm Bí thư. Ngày 12/7/1985, toàn thể BCH Thị ủy thị xã Sông Công họp lần thứ
nhất. Bàn về những nhiệm vụ công tác trước mắt năm 1985, BCH Thị ủy đã nhận
thức sâu sắc về sự ra đời của thị xã Sông Công theo Quyết định 113-QĐ/HĐBT
ngày 11/4/1985 của Hội đồng Bộ trưởng, đó là một tất yếu khách quan cùng với sự
lớn mạnh và phát triển không ngừng của khu công nghiệp, đòi hỏi một sự hoạt động
đồng bộ của thị xã nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các xí nghiệp công nghiệp.
Tại hội nghị, nhận thức rõ sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định dẫn đến
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nói chung, sự nghiệp CNH, HĐH nói riêng,
BCH Đảng bộ thị xã đã nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những năm tiếp
theo đó là: “Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng,
tăng cường giáo dục rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên, trước mắt quán triệt sâu sắc đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước, nâng
cao lập trường giai cấp, xác định vai trò trách nhiệm và nhiệm vụ của mỗi cán bộ,
đảng viên trong việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Phát huy tinh thần chủ
động sáng tạo, làm chủ tập thể XHCN, vai trò, vị trí tiên phong gương mẫu của
đảng viên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Bố trí sắp xếp bộ máy hợp lý, đảm
bảo sự hoạt động có hiệu quả, từng bước cải tiến lề lối làm việc của cấp ủy, các

ngành phù hợp với điều kiện và cơ chế quản lý, phân công cấp ủy phụ trách từng
công việc, địa bàn, ngành, khối một cách cụ thể. Tăng cường sự tập trung dân chủ,
dân chủ tập trung; đoàn kết nhất trí hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng Đảng
bộ trong sạch vững mạnh” [40, tr. 6].

9


Đại hội Đảng bộ thị xã Sông Công lần thứ nhất (1/1986 - 2/1988) diễn ra từ
ngày 19 đến ngày 2/1/1986. Đại hội đã chính thức mở đầu cho thời kì xây dựng và
phát triển thị xã dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ - với vai trò là người tổ
chức và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, góp phần
to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Dưới ánh sáng Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ nhất, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân
tộc thị xã Sông Công phấn khởi và tin tưởng bước vào thời kì đổi mới, ra sức thi
đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội đề ra.
Đảng bộ thị xã Sông Công ngay từ những ngày đầu thành lập đã không ngừng
xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh về mọi mặt. Đảng bộ thường
xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên và
quần chúng thấy được vinh dự và trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng
một thị xã có khu công nghiệp cơ khí mà tương lai của nó gắn liền với sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. Đảng bộ lấy công tác tổ chức xây dựng bộ máy Đảng, chính
quyền và đoàn thể từ thị xã xuống cơ sở làm nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt với
mỗi ngành, mỗi cấp và mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ. Nhờ đó tổ chức Đảng
sớm ổn định, việc kiểm tra, duy trì kỷ luật của Đảng cũng được giữ nghiêm ngay từ
đầu. Đại đa số cán bộ, đảng viên đã nêu cao tinh thần tích cực công tác, chấp hành
đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó, được
sự chỉ đạo sát sao của Thị ủy và Ủy ban nhân dân thị xã, mọi hoạt động của các cơ
sở, các đơn vị nhanh chóng đi vào nền nếp.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ IV (1996 - 2000) và

quán triệt quan điểm “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là
nhiệm vụ then chốt” do Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 (lần 2)
khóa VIII đề ra, Đảng bộ thị xã thường xuyên quan tâm lãnh đạo công tác xây dựng
Đảng trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nhờ đó, sức chiến đấu và vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ được nâng lên, thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo các
phong trào cách mạng của quần chúng trong thị xã. Đảng bộ lãnh đạo xây dựng,
kiện toàn đội ngũ báo cáo viên có năng lực tốt; các ngành thành viên trong khối tư

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2005), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ
công tác tuyên giáo ở cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Đề cương học tập chủ đề Tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững
mạnh “Là đạo đức là văn minh” (Tài liệu học tập chủ đề năm 2010 Cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu chuyên đề nghiên cứu Nghị
quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa XI (Dùng phục vụ Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết Trung ương 4
khóa XI về xây dựng Đảng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội
nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI
(Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu hỏi - đáp Nghị quyết Hội nghị
lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (Dùng cho
đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội và tuyên truyền rộng rãi trong
nhân dân), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Sông Công (1998), Lịch sử Đảng bộ thị xã
Sông Công (1985 - 1995), Thị ủy Sông Công xuất bản.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

109


11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ
XVI, nhiệm kỳ 2001 - 2005.
13. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ
XVII, nhiệm kỳ 2006 - 2010.
14. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ
XVIII, nhiệm kỳ 2011 - 2015.
15. Đảng bộ thị xã Sông Công, Đại hội Đại biểu lần thứ V (2001), Báo cáo
Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sông Công khoá IV tại Đại hội đại
biểu Đảng bộ thị xã lần thứ V.
16. Đảng bộ thị xã Sông Công, Đại hội Đại biểu lần thứ VI (2006), Báo cáo
Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sông Công khoá V tại Đại hội đại
biểu Đảng bộ thị xã lần thứ VI.
17. Đảng bộ thị xã Sông Công, Đại hội Đại biểu lần thứ VII (2011), Báo cáo
Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sông Công khoá VI tại Đại hội đại

biểu Đảng bộ thị xã lần thứ VII.
18. Lê Đồng (2012), Chống nạn "ấm tử, ấm sinh", Tạp chí Xây dựng Đảng, số
5-2012, tr.6-8,11.
19. Nguyễn Văn Huyên (2013), Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đáp
ứng yêu cầu hoạt động của hệ thống chính trị, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1-2013,
tr.6-7.
20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Khoa Xây dựng Đảng) (1995),
Xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đặng Xuân Kỳ, Mạch Quang Thắng, Nguyễn Văn Hòa (đồng chủ biên)
(2005), Một số vấn đề về xây dựng Đảng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Hồ Chí Minh, toàn tập (2002), Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Hồ Chí Minh, toàn tập (2002), Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Hồ Chí Minh, toàn tập (2002), Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

110


25. Hồ Chí Minh, toàn tập (2002), Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Hồ Chí Minh, toàn tập (2002), Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh, toàn tập (2002), Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Vũ Oanh (1999), Mấy vấn đề về xây dựng Đảng vững mạnh đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (2006), Quá
trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
30. Tô Huy Rứa (2012), Đổi mới công tác cán bộ theo Nghị quyết Trung ương
4 (khóa XI), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10-2012, tr.2-7.
31. Nguyễn Phú Trọng (2005), Xây dựng chỉnh đốn Đảng: Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Nguyễn Phú Trọng (2012), Quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt nhằm tạo

chuyển biến mới về xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Nguyễn Phú Trọng, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Thị Bình, Phạm Thế Duyệt,
Vũ Oanh (2013), Những việc cần làm ngay về xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
34. Vĩnh Trọng (2013), Chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nhiệm vụ trọng
tâm trên mặt trận chính trị - tư tưởng, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1-2013, tr. 8-11.
35. Ngô Đăng Tri (2012), 82 năm Đảng cộng sản Việt Nam, những chặng
đường lịch sử (1930 - 2012), Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
36. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Nhận diện về sự suy thoái đạo đức, lối sống và
giải pháp, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7-2012, tr.44-46.
37. Tỉnh ủy Thái Nguyên, Ban tuyên giáo (2013), Tài liệu Công tác tuyên
truyền sau một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề
cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, số 1071 - CV/BTGTU v/v sao gửi tài liệu
tuyên truyền một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI), ngày 24 - 7 2013.

111


38. Tỉnh ủy Thái Nguyên, Đoàn kiểm tra ĐA 09 (2013), Báo cáo kiểm tra 2
năm thực hiện Đề án số 09- ĐA/TU, ngày 26 - 9 - 2011 của Ban chấp hành Đảng
bộ tỉnh về nâng cao chất lượng thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” giai đoạn 2011 - 2015 tại Đảng bộ Thị xã Sông
Công, số 277- BC/ĐKT, ngày 23 - 9 - 2013.
39. Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Ban Tổ chức (2003), Hướng dẫn về công tác quy
hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, số 16 - HD/TC-TU, ngày 11- 8 - 2003.
40. Thị ủy Sông Công (1985), Nghị quyết Ban Chấp hành Thị ủy họp lần thứ
nhất về một số nhiệm vụ công tác quan trọng trước mắt năm 1985, Số 01 - NQ/TU,
ngày 12 - 7 - 1985.
41. Thị ủy Sông Công (1998), Báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và

công tác thi hành kỷ luật của Thị ủy Sông Công (từ năm 1997 đến 20/8/1998), số 16
- BC/TU, ngày 22 - 8 - 1998.
42. Thị ủy Sông Công (2000), Báo cáo kết quả kiểm điểm tập thể và cá nhân
Ban thường vụ Thị uỷ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, số
66-BC/TU, ngày 9 - 5 - 2000.
43. Thị ủy Sông Công (2000), Báo cáo kết quả thực hiện cuộc vận động xây
dựng chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết TW6 (lần 2) của Đảng bộ thị xã Sông Công,
số 19 - BC/TU, ngày 22 - 9 - 2000.
44. Thị ủy Sông Công (2000), Báo cáo của Thường trực Thị ủy về một số kinh
nghiệm qua chỉ đạo Đại hội điểm ở Đảng bộ phường Phố Cò và những vấn đề cần
tập trung chỉ đạo đại hội ở các cơ sở đảng trong thời gian tới, số 16 - BC/TU, ngày
20 - 8 - 2000.
45. Thị ủy Sông Công (2000), Báo cáo đánh giá kết quả Đại hội các cơ sở
đảng và đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ V, số 04 - BC/TU, ngày 31- 10- 2000.
46. Thị ủy Sông Công (2000), Báo cáo của BCH Đảng bộ thị xã Sông Công
tại Đại hội đại biểu thị xã 1997 - 2000, lưu Văn phòng thị ủy.

112


47. Thị ủy Sông Công (2000), Báo cáo kết quả các mặt công tác 4 năm (19972000), Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 5 năm tới (2001- 2005), số 08 - BC/TU, ngày 15
- 5 - 2000.
48. Thị ủy Sông Công (2001), Kế hoạch hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chủ
trương kiểm tra tình hình thực hiện Quy định 55 - QĐ/TW ngày 12/5/1999 “Quy
định những điều đảng viên không được làm” và những điều “Cán bộ công chức
không được làm” trong pháp lệnh cán bộ công chức nhà nước, số 05 - KH/TU,
ngày 1 - 6 - 2001.
49. Thị ủy Sông Công (2001), Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 01 của
BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về những nhiệm vụ trọng tâm công tác xây dựng
Đảng, số 26 - BC/TU, ngày 31 - 10 - 2001.

50. Thị ủy Sông Công (2001), Báo cáo thực hiện quy định 76 của Bộ Chính
trị, số 27 - BC/TU, ngày 02 - 11 - 2001.
51. Thị ủy Sông Công (2001), Nghị quyết về một số nhiệm vụ trọng tâm công
tác xây dựng Đảng trong những năm tới, số 01 - NQ/TU, ngày 11- 4 - 2001.
52. Thị ủy Sông Công (2001), Kết quả kiểm tra thực hiện quy định 55QĐ/TW của Bộ chính trị, pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí và Pháp lệnh cán bộ công chức, số 24 - BC/TU, ngày 10 - 10 2001.
53. Thị ủy Sông Công (2001), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng tổ chức cơ
sở đảng trong sạch vững mạnh 5 năm (1996 - 2000) và phương hướng nhiệm vụ
công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh trong những năm tới,
số 23 - BC/TU, ngày 10 - 10 - 2001.
54. Thị ủy Sông Công (2001), Chỉ thị của Ban Thường vụ Thị uỷ về công tác
kết nạp đảng viên năm 2001 - 2005, số 01- CT/TU, ngày 15 - 1 - 2001.
55. Thị ủy Sông Công (2001), Báo cáo đánh giá việc thực hiện Quy định 55
của Bộ chính trị và Pháp lệnh cán bộ công chức của Đảng bộ thị xã Sông Công, số
17-BC/TU, ngày 31 - 5 - 2001.

113


56. Thị ủy Sông Công (2001), Kế hoạch và hướng dẫn tổ chức học tập, quán
triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội đảng bộ thị xã lần thứ V, số 06 - KH/TU,
ngày 16 - 7 - 2001.
57. Thị ủy Sông Công (2001), Kế hoạch mở đợt sinh hoạt chính trị nhằm tiếp
tục đẩy mạnh việc thực hiện Quy định số 55 - QĐ/TWcủa Bộ chính trị; Pháp lệnh
chống tham nhũng; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Pháp lệnh cán
bộ công chức, số 08 - KH/TU, ngày 18-7-2001.
58. Thị ủy Sông Công (2002), Báo cáo tổng kết công tác tổ chức và cán bộ
theo NQ TW3 (khoá VII), NQ TW3 và NQ TW7 (khoá VIII), số 35 - BC/TU, ngày
18-3- 2002.

59. Thị ủy Sông Công (2002), Hướng dẫn tổng kết việc thực hiện Nghị quyết
Trung ương 8 B(khoá VI) về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”; các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính
trị về công tác Dân vận, Mặt trận, Đoàn thể, Dân tộc và Tôn giáo trong thời kỳ đổi
mới, số 05 - HD/TU, ngày 7 - 5 - 2002.
60. Thị ủy Sông Công (2002), Báo cáo tổng kết việc thực hiện NQTW 8B
(khoá VI) về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân, các NQ của TW, Bộ chính trị về công tác Dân vận Mặt trận,
đoàn thể, Dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ mới, số 41 - BC/TU, ngày 17 - 6 - 2002.
61. Thị ủy Sông Công (2002), Báo cáo tổng kết 22 năm thực hiện Chỉ thị 83CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IV về công tác phát thẻ đảng viên,
số 44-BC/TU, ngày 12 - 8 - 2002.
62. Thị ủy Sông Công (2002), Hướng dẫn thực hiện Kết luận số 248-KL/TW
ngày 08/7/2002 của Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (khoá XVI) về công tác
cán bộ, số 10 - HD/TU, ngày 15 - 12 - 2002.
63. Thị ủy sông Công (2002), Báo cáo đánh giá công tác xây dựng Đảng năm
2002 và nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng năm 2003, số 55 - BC/TU, ngày 10 - 3 2003.

114


64. Thị ủy Sông Công (2003), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 34CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức
đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học,
số 63 - BC/TU, ngày 10 - 7 - 2003. BC - 63 - 2003.
65. Thị ủy Sông Công (2003), Báo cáo tổng kết thực hiện chỉ thị 37- CT/TW
của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VII) về công tác cán bộ nữ trong tình hình
mới, số 65 - BC/TU, ngày 26 - 9 - 2003.
66. Thị ủy Sông Công (2003), Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, số 67 - BC/TU, ngày 8 - 9 - 2003.
67. Thị ủy Sông Công (2003), Hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ lãnh
đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, số 12 HD/TU, ngày 20 - 9 - 2003.

68. Thị ủy Sông Công (2003), Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện kết luận của Ban Bí thư về hai cuộc kiểm tra của Ban Bí thư năm 2002, số
75 - BC/TU, ngày 19 - 12 - 2003.
69. Thị ủy Sông Công (2003), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác
quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, số 72 - BC/TU, ngày 14 - 11 - 2003.
70. Thị ủy Sông Công (2004), Hướng dẫn về việc đánh giá nhận xét cán bộ
thuộc diện Ban Thường vụ Thị uỷ quản lý năm 2004, số 14 - HD/TU, ngày 11 - 11 2004.
71. Thị ủy Sông Công (2004), Hướng dẫn xây dựng báo cáo tổng kết 20 năm
thực hiện công tác kiểm tra của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, số 15 - HD/TU,
ngày 5-12 - 2004.
72. Thị ủy Sông Công (2004), Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện công tác
kiểm tra của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, số 98 - BC/TU, ngày 24 - 12 -2004.
73. Thị ủy Sông Công (2004), Báo cáo nhận diện sự suy thoái trong Đảng
qua 20 năm đổi mới và hướng khắc phục, số 84 - BC/TU, ngày 21- 5 - 2004.

115


74. Thị ủy Sông Công (2005), Hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ lãnh
đạo, quản lý ngành giáo dục thị xã Sông Công giai đoạn 2005 - 2010, số 16 HD/TU, ngày 5 - 1 - 2005.
75. Thị ủy Sông Công, Ủy ban Kiểm tra (2005), Hướng dẫn công tác kiểm tra
phục vụ Đại hội Đảng ở cơ sở tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ VI,
số 155 - UBKT/TU, ngày 29 - 3 - 2005.
76. Thị ủy Sông Công, Ban Tuyên giáo (2005), Hướng dẫn tuyên truyền Đại
hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, số 59 HD/BTGTU, ngày 12 - 3 - 2005.
77. Thị ủy Sông Công (2005), Chỉ thị của Ban Thường vụ Thị ủy về việc tổ
chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ chủ chốt các cấp, các
ngành, đoàn thể và đảng viên, số 17 - CT/TU, ngày 1 - 4 - 2005.
78. Thị ủy Sông Công (2005), Báo cáo tổng kết Đại hội tổ chức cơ sở đảng

nhiệm kỳ 2005 - 2010, số 122 - BC/TU, ngày 29 - 8 - 2005.
79. Thị ủy Sông Công (2005), Báo cáo rút kinh nghiệm tổ chức Đại hội ở một
số tổ chức cơ sở đảng, số 118 - BC/TU, ngày 18 - 7 - 2005.
80. Thị ủy Sông Công (2005), Báo cáo tổng kết thực hiện Quy định 75 của Bộ
Chính trị, Chỉ thị 24 của Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VIII) và các vấn đề liên
quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ, số 114 - BC/TU, ngày 10-6-2005.
81. Thị ủy Sông Công (2005), Báo cáo kết quả tự kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ
đạo và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án và công trình trọng
điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên và thị xã Sông Công giai đoạn
2001 - 2005, số 112, ngày 20 - 5 - 2005.
82. Thị ủy Sông Công (2005), Báo cáo tại Hội nghị BCH Đảng bộ thị xã về
tiến hành quy hoạch A3 nhân sự cấp uỷ thị xã Sông Công nhiệm kỳ 2005 - 2010, số
108-BC/TU, ngày 27 - 3 - 2005.
83. Thị ủy Sông Công (2005), Báo cáo quy hoạch A3 nhân sự ủy viên BCH,
Ban Thường vụ; Bí thư, Phó Bí thư Thị ủy thị xã Sông Công, nhiệm kỳ 2005 - 2010,
số 111-BC/TU, ngày 10 - 5 - 2005.

116


84. Thị ủy Sông Công (2005), Báo cáo đánh giá công tác kết nạp đảng viên
năm 2001-2004, số 106-BC/TU, ngày 21- 2 - 2005.
85. Thị ủy Sông Công (2005), Báo cáo sơ kết việc tổ chức thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về đổi mới và
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, số 101 BC/TU, ngày 5-1-2005.
86. Thị ủy Sông Công (2005), Báo cáo kết quả kiểm tra thi hành Điều lệ Đảng
Cộng sản Việt Nam (Khoá IX), số 80-BC/TU, ngày 20 - 3 - 2005.
87. Thị ủy Sông Công (2005), Báo cáo đánh giá công tác xây dựng Đảng năm
2004 và nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng năm 2005, số 105 - BC/TU, ngày 26- 2 2005.
88. Thị ủy Sông Công (2006), Nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng

Đảng nhiệm kỳ 2006 - 2010, số 07- NQ/TU, ngày 20 - 7 - 2006.
89. Thị ủy Sông Công, Ban Thường vụ (2006), Chỉ thị về việc xây dựng đạo
đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, số 18 - CT/TU, ngày 29 - 8 2006.
90. Thị ủy Sông Công (2006), Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã
khoá VI về xây dựng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới đến
năm 2010 và 2015, số 01-NQ/TU, ngày 20/1/2006.
91. Thị ủy Sông Công (2006), Chương trình nâng cao chất lượng tổ chức cơ
sở đảng thị xã Sông Công giai đoạn (2006-2010), số 04- BC/TU, ngày 03 - 7 2006.
92. Thị ủy Sông Công (2006), Ban chỉ đạo TW 6 (lần 2) (2006), Báo cáo kết
quả kiểm tra việc triển khai thực hiện quy định tiêu chuẩn, đạo đức lối sống của cán
bộ, công chức viên chức trên địa bàn thị xã Sông Công, số 07-BC/BCĐ, ngày 10 - 9
- 2006.
93. Thị ủy Sông Công (2006), Báo cáo kết quả thực hiện Kết luận 248 KL/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác cán bộ, số 12- BC/TU,
ngày 20 - 4 - 2006.

117


×