ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ TÂM
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ
TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI,
SỐNG CÓ TÌNH NGHĨA VÀ VẬN DỤNG VÀO
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
VĨNH PHÚC HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Hà Nội-2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ TÂM
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ
TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI,
SỐNG CÓ TÌNH NGHĨA VÀ VẬN DỤNG VÀO
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
VĨNH PHÚC HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số:60.22.03.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Phạm Ngọc Anh
Hà Nội-2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu được sử
dụng trong luận văn có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận
văn chưa được công bố qua bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2014
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Tâm
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ về nhiều mặt của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
thầy giáo – PGS.TS Phạm Ngọc Anh - người hướng dẫn khoa
học - đã tận tình hướng dẫn tôi phương pháp nghiên cứu trong quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa
Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Các lãnh
đạo, quản lý cùng các thầy, cô giáo trường Cao đẳng kinh tế - kỹ
thuật Vĩnh Phúc và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
cũng như trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và là nguồn động viên tinh thần cho tôi trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Tâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................... 3
2. Tổng quan nghiên cứu ....................................................................................... 4
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn ..................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 7
6. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................... 8
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1: ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG
CON NGƯỜI, SỐNG CÓ TÌNH NGHĨA ......................................................... 9
1.1. Các khái niệm.................................................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm đạo đức ................................................................................. 9
1.1.2. Đạo đức cách mạng .............................................................................. 14
1.1.3. Đạo đức Hồ Chí Minh .......................................................................... 16
1.2. Cơ sở hình thành đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người,
sống có tình nghĩa ................................................................................................ 18
1.2.1. Các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam .......................................... 19
1.2.2. Các giá trị văn hóa của nhân loại ......................................................... 33
1.2.3. Chủ nghĩa nhân văn Mác – Lênin ........................................................ 40
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa.. 42
1.3.1. Yêu thương tất cả mọi người ................................................................ 42
1.3.2. Tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của con người .................................. 44
1.3.3. Đấu tranh để giải phóng con người, thoát khỏi áp bức, bóc lột, nghèo
nàn, lạc hậu .................................................................................................... 47
1.3.4. Tình yêu thương trong Hồ Chí Minh còn là lòng nhân ái, vị tha,
khoan dung nhân hậu, hết mực vì con người ................................................ 49
1.4. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người, sống
có tình nghĩa ......................................................................................................... 52
1.4.1. Hồ Chí Minh – tấm gương về yêu thương, quý trọng con người ......... 52
1.4.2. Hồ Chí Minh – tấm gương đạo đức sống có tình nghĩa ....................... 54
1
CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ YÊU THƯƠNG
CON NGƯỜI, SỐNG CÓ TÌNH NGHĨA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VĨNH PHÚC HIỆN NAY.................... 58
2.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc giáo dục tình yêu thương con người,
sống có tình nghĩa cho sinh viên hiện nay .......................................................... 58
2.1.1 Những đặc điểm của thời đại hiện nay đối với việc giáo dục đạo đức
cho sinh viên ................................................................................................... 58
2.1.2. Những yêu cầu đặt ra............................................................................ 64
2.2. Thực trạng giáo dục tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa cho
sinh viên trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc từ 2007 đến nay ..... 67
2.2.1. Đặc điểm chung của sinh viên trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật
Vĩnh Phúc ....................................................................................................... 67
2.2.2. Thực trạng tình hình giáo dục tình yêu thương con người, sống có
tình nghĩa. ....................................................................................................... 70
2.3. Phương hướng và giải pháp giáo dục tình yêu thương con người, sống
có tình nghĩa cho sinh viên trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc
hiện nay dưới ánh sáng đạo đức Hồ Chí Minh .................................................. 82
2.3.1. Phương hướng ...................................................................................... 82
2.3.2. Những giải pháp chủ yếu ...................................................................... 85
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 94
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đạo đức Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm về đạo đức cách
mạng và tấm gương đạo đức của Người, chứa đựng nhiều giá trị bền vững, ổn
định. Trong đó, tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa ở Hồ Chí Minh
là một nét sáng về đạo đức, hàm chứa giá trị nhân văn cao đẹp, có ảnh hưởng
đến sự hình thành nhân cách con người Việt Nam. Những giá trị đó rất cần
được nghiên cứu kỹ, theo chiều sâu để giáo dục cho thế hệ trẻ, nhất là thanh
niên – sinh viên.
Trong “Thư gửi thanh niên và nhi đồng Toàn quốc nhân dịp Tết
Nguyên Đán năm 1946”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Một năm khởi đầu
từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội”.
Tuổi trẻ là sức mạnh, là công cụ tạo động lực cho sự phát triển của đất nước.
Và trong đó, sinh viên là một lực lượng hùng hậu có vai trò quan trọng. Sinh
viên là lực lượng xã hội đặc thù - họ là những trí thức tương lai của đất nước,
đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc
biệt, sinh viên hiện nay sinh ra và lớn lên trong môi trường công nghệ thông
tin phát triển mạnh mẽ và xu thế hội nhập quốc tế. Trong đó, sinh viên Việt
Nam hiện nay là lớp người chịu nhiều ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực
từ những biến đổi của đất nước và thế giới. Sinh viên Việt Nam mang những
đặc điểm riêng ngoài các đặc điểm chung của người Việt Nam. Đó là: trẻ,
năng động sáng tạo, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề
chính trị xã hội, dễ thích nghi, luôn muốn được tự khẳng định mình trước mọi
người. Nhưng nói chung đại bộ phận sinh viên Việt Nam phát huy được
những ưu điểm và truyền thống tốt đẹp của các thế hệ sinh viên đi trước, thi
đua học tập, rèn luyện, tiếp thu tiến bộ khoa học, công nghệ, chủ động tiếp thu
những nét đẹp của sinh viên thế giới, tạo nên đặc trưng lớp sinh viên những
năm đầu thế kỉ XXI.
3
Song, bên cạnh những mặt tích cực, sinh viên cũng đang chịu sự tác
động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và xu hướng khu vực hóa,
quốc tế hóa. Một bộ phận sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, có biểu hiện
xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo
đức và lối sống. Như Đảng ta khẳng định: “tình trạng suy thoái, xuống cấp về
đạo đức, lối sống, sự gia tăng các tệ nạn xã hội và tội phạm, đáng lo ngại nhất
là trong giới trẻ”.
Cùng với xu hướng chung của sinh viên cả nước, sinh viên trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc cũng có những mặt tích cực cần phát huy
và những yếu tố tiêu cực cần sửa đổi. Đặc biệt về mặt tư tưởng, đạo đức. Để
xứng đáng là một “chủ nhân tương lai”của đất nước nói chung, của tỉnh nhà
nói riêng, ngoài việc nâng cao năng lực (cái tài) còn cần phải chú trọng đến
việc trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống (cái đức) theo tư tưởng, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh. Điều đó chỉ có được khi gia đình, nhà trường và xã hội
đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ tương lai
của chúng ta nói chung và sinh viên ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Vĩnh Phúc nói riêng, đó là lý do tôi chọn “Đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu
thương con người, sống có tình nghĩa và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho
sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc hiện nay”làm đề tài
cho Luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng và là một tấm gương tiêu biểu, mẫu
mực về đạo đức cách mạng nói chung. Những tư tưởng về đạo đức của Hồ
Chí Minh luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là kim chỉ nam cho cán bộ Đảng, Nhà
nước và các thế hệ người dân Việt Nam noi theo. Vì vậy, tư tưởng đạo đức
của Hồ Chí Minh luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau được
công bố trên các sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học trong và ngoài
4
nước. Ở đây tác giả xin được đưa ra một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu
liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
Các công trình nghiên cứu về đạo đức Hồ Chí Minh nói chung trong đó
có tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa. Đó là: “Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng”(Nxb Sự thật, năm 1976); “Chủ tịch Hồ Chí Minh với
vấn đề đạo đức cách mạng”(Nxb Chính trị Quốc gia, năm 1993); “Tư tưởng
triết học Hồ Chí Minh”của Lê Hữu Nghĩa (Nxb Lao động năm 2000); “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, của Lê Trọng Ân in trong tạp chí Triết học
số 1 năm 2005; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức , của tác giả Thành Duy,
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1996) … Các công trình này đã khái
quái một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, trong đó có trình
bày những quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh về tình yêu thương con
người, sống có tình nghĩa khá đầy đủ.
- Về Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức cho sinh
viên hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên ở đây, tác giả chỉ
xin được đưa ra một số công trình cơ bản, tiêu biểu: Văn Tùng, Tìm hiểu tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999;
Đoàn Nam Đàn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Hà Huy Thông (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức của người cán bộ quân sự, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh…
- Về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và việc giáo dục sinh viên hiện
nay có một số công trình nghiên cứu như sau: Dương Tự Nam, Thanh niên
học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, 2003; Nguyễn Hữu Đức ( chủ
biên), Giáo dục, rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, 2000; Đặng Quốc Bảo, Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục, 2008, NXB Thanh niên; Trần Minh Đoàn (2002), Giáo dục
đạo đức cho thanh niên học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện
nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh…
5
Đặc biệt, qua việc thực hiện Chỉ thị 06 – CT/TW năm 2006 của Bộ chính
trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”; Chỉ thị 03 – CT/TW năm 2011 về việc “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hằng năm các tổ chức, đoàn
thể, các cấp chính quyền đều có chuyên đề hướng dẫn thực hiện học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho tất cả các đối tượng. Tầng lớp học
sinh, sinh viên trong cả nước nói chung là một trong những đối tượng được chú
trọng. Tuy nhiên, để nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con
người, sống có tình nghĩa như một đối tượng cụ thể thì chưa có công trình nào.
Đồng thời ở trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc, việc nghiên cứu
nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con
người, sống có tình nghĩa cho sinh viên hiện nay vẫn chưa có tác giả nào đề cập
một cách cơ bản và có hệ thống. Vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề
này với lòng mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc luận giải cũng như đưa ra
phương hướng giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đã và đang đặt ra.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích:
Nghiên cứu những giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về tình
yêu thương con người, sống có tình nghĩa, đánh giá thực trạng việc giáo dục
tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa cho sinh viên trường Cao đẳng
Kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc, từ đó, đề xuất một số phương hướng, nội dung,
giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh
viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc trong điều kiện kinh tế thị
trường hiện nay.
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Khái quát cơ sở hình thành của đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu
thương con người, sống có tình nghĩa.
6
- Phân tích, làm rõ những giá trị của đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu
thương con người, sống có tình nghĩa.
- Đánh giá thực trạng giáo dục tình yêu thương con người theo đạo đức
Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc
trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu, nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người và sống có tình
nghĩa cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa; Thực trạng giáo dục
tình yêu thương con người, sống có tình nghĩa cho sinh viên trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc theo di sản Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người, sống
có tình nghĩa.
- Đề tài còn nghiên cứu việc giáo dục tình yêu thương con người, sống
có tình nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc từ năm 2007 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận văn được triển khai trên nền tảng các quan điểm của chủ nghĩa
Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về đạo đức.
Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tác giả vận dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp phương pháp phân
tích, tổng hợp, điều tra xã hội học…
7
6. Đóng góp mới của luận văn
- Trong luận văn này, tác giả muốn góp phần vào việc nghiên cứu tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người, sống
có tình nghĩa và vận dụng giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay, đặc biệt
cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc.
- Cũng từ đây cho chúng ta cách nhìn nhận đúng đắn, khách quan về đạo
đức, lối sống của sinh viên và việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên
trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
- Tác giả có đề xuất những phương hướng, giải pháp có tính khả thi cao
trong giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên của trường.
- Luận văn cung cấp thêm những luận cứ khoa học giúp nhà trường cũng
như Phòng Công tác chính trị, các giáo viên thuộc trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc trong việc giáo dục học sinh, sinh viên theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh. Ngoài ra, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo để nghiên cứu và giảng dạy ở các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn,
công tác sinh viên.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 02 chương, 07 tiết.
8
CHƯƠNG 1: ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG
CON NGƯỜI, SỐNG CÓ TÌNH NGHĨA
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ rất sớm và có vai
trò quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Với tư cách là bộ
phận của triết học, những tư tưởng đạo đức đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước
đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại.
Ở phương Tây, đạo đức có gốc từ tiếng Hy Lạp là ethicos, cũng có
nghĩa là thói quen, tập quán. Theo phần gốc của khái niệm, khi nói đến đạo
đức là nói đến các thói quen, tập quán sinh hoạt và ứng xử của con người
trong cộng đồng, trong xã hội. Còn theo tiếng Latinh “đạo đức”bắt nguồn là
mos (moris)- có nghĩa là lề thói. Chúng ta có thể thấy, cả hai danh từ này về
bản chất đều nói đến những lề thói, tập tục thể hiện mối quan hệ giữa con
người với con người trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, sau này, với sự
phát triển chuyên sâu trong nghiên cứu, người ta phân biệt hai khái niệm:
ethicos là đạo đức học và moral là đạo đức.
Theo quan niệm ở phương Đông, khái niệm đạo đức lần đầu tiên xuất
hiện trong kinh văn của nhà Chu. Đạo có nghĩa là con đường, là đường sống
của con người trong xã hội. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn
chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Quan
niệm này chủ yếu là của người Trung Quốc cổ đại mà theo đó, đạo đức chính
là những yêu cầu, những nguyên tắc do chính con người đặt ra trong cuộc
sống mà từ đó con người phải tuân theo.
Theo “Từ điển Bách Khoa Việt Nam”: “Đạo đức là một trong những
hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực điều chỉnh
hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng (gia
đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hoặc toàn xã hội). Căn cứ vào những chuẩn
mực ấy, người ta đánh giá hành vi của mỗi người theo các quan niệm về thiện
9
và ác, về cái không được làm (vô đạo đức) và về nghĩa vụ phải làm”[65, 738739].
Trong “Từ điển Triết học”: “Đạo đức là một trong những hình thái ý
thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của
con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội không trừ lĩnh vực
nào.”“Trong đạo đức, sự cần thiết xã hội, những nhu cầu, lợi ích của xã hội
hoặc của giai cấp viểu hiện dưới hình thức những quy định và những sự đánh
giá đã được mọi người thừa nhận và đã thành hình một cách tự phát, được
củng cố bằng sức mạnh của tấm gương quần chúng, của thói quen, phong tục,
dư luận xã hội. Cho nên, những yêu cầu của đạo đức mang hình thức bổn
phận phải làm không riêng một ai, như nhau đối với tất cả, nhưng không chịu
sự ra lệnh của ai cả…Chúng khác phong tục đơn giản hoặc truyền thống đã
được duy trì bởi sức mạnh của một trật tự đã ổn định.”[60, tr 156-157]
Cùng với sự phát triển của xã hội, những ý thức và tư tưởng đạo đức
hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trước khi quan niệm của Mác ra đời, khái
niệm “đạo đức”mới chỉ dừng lại ở những tư tưởng và chưa được giải quyết
một cách khoa học về nguồn gốc, bản chất của nó. Nguồn gốc của đạo đức
vẫn được coi là xuất phát từ “mệnh lệnh của thượng đế”, “từ ý niệm tuyệt
đối”hay là bản tính bất biến của con người mà sinh ra đã có… Những quan
niệm trước Mác không xuất phát từ điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội để
suy ra toàn bộ lĩnh vực tư tưởng trong đó có tư tưởng đạo đức. Chỉ đến Mác,
Ănghen, Lênin, đạo đức mới được nghiên cứu hệ thống.
Theo Triết học Mác – Lênin, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội
phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại xã hội của con người. Giá trị
đạo đức được xác định ở chỗ nó phục vụ cho tiến bộ xã hội vì hạnh phúc của
con người. Ở đây, đạo đức là sự phản ánh của các quan hệ xã hội được Mác
và Ănghen lập luận: trước khi sáng lập lý luận và nguyên tắc bao gồm cả triết
học và luận lý học, con người đã sản xuất ra các tư liệu vật chất cần thiết cho
đời sống. Do đó, khi nói đạo đức là một hình thái ý thức xã hội của con người
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (đồng chủ biên) (2004), Tìm hiểu tư
tưởng Hồ Chí Minh (dưới dạng hỏi và đáp), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
2. Phạm Ngọc Anh, Hoàng Trang,(2009), Tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
3. Phạm Ngọc Anh (chủ biên) (2006), Triết lý phát triển Hồ Chí Minh –
Giá trị lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Phạm Ngọc Anh (chủ biên) (2009), Quan điểm của Hồ Chí Minh về
phát huy các nguồn lực của dân, làm lợi cho dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
5. Lê Trọng Ân, (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng,
Tạp chí Triết học, (1).
6. Nguyễn Duy Bắc (chủ nhiệm) (2002 – 2003), Vấn đề dạy và học các
bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại
học ở Hà Nội: thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu khoa học đề tài cấp Bộ, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức –
nhân văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (2003), Mấy
vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Lê Duẩn (1975), Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh
niên, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
10. Thành Duy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức , Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
11. Thành Duy (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng
con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94
12. Thành Duy (2004), Góp phần nghiên cứu Văn hóa Việt Nam dưới
ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
13. Thành Duy (2007), Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
14. Đoàn Văn Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục thanh
niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Trần Minh Đoàn (2002), Giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh
theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
23. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc,
một sự nghiệp, một thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội.
24. Võ Nguyên Giáp (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách
mạng Việt Nam (xuất bản lần thứ 3), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc
Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
95
26. Phạm Mạnh Hà (2002), “Những nguyên nhân chủ quan chủ yếu của
tình trạng suy thoái đạo đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (3)
27. Phạm Minh Hạc (1990), Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Nxb Khoa học xã hội.
28. Nguyễn Thị Hằng (2004), “Xây dựng lối sống có văn hóa cho sinh
viên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học chính trị, (5).
29. H.Kacphen Becgo (2009), Hồ Chí Minh - Một biên niên sử, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Vũ Khiêu(1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Truyền thống dân
tộc và nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
31. Vũ Khiêu (2012), Hồ Chí Minh – Ngôi sao sáng mãi trên bầu trời
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh (2006), Biên niên tiểu sử, Tập 1, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
33. Hồ Chí Minh (2006), Biên niên tiểu sử, Tập 2, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
34. Hồ Chí Minh (2006), Biên niên tiểu sử, Tập 3, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh (2006), Biên niên tiểu sử, Tập 4, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
36. Hồ Chí Minh (2006), Biên niên tiểu sử, Tập 5, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (2007), Biên niên tiểu sử, Tập 6, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (2007), Biên niên tiểu sử, Tập 7, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (2007), Biên niên tiểu sử, Tập 8, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
96
40. Hồ Chí Minh (2007), Biên niên tiểu sử, Tập 9, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
41. Hồ Chí Minh (2007), Biên niên tiểu sử, Tập 10, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
42. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh (1982), Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
58. Lê Hữu Nghĩa (2000), “Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh”, Nxb Lao động.
59. Lê Văn Tích, (2006), Đưa Tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống –
mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
60. Nhà xuất bản Tiến bộ Mát-Xcơ-Va (1986), Từ điển Triết học, Nxb
Tiến bộ và Nxb Sự thật, Hà Nội.
61. Nguyễn Đài Trang (2010), Hồ Chí Minh, tâm và tài của một người
yêu nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Nguyễn Đài Trang (2013), Hồ Chí Minh, nhân văn và phát triển,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
97
63. Hoàng Trang (2000), “Vì sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt chú trọng đến
vấn đề đạo đức”, Tạp chí Triết học, (4).
64. Mạc Văn Tranh (chủ biên) (1995), Đặc điểm lối sống sinh viên hiện
nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên, Đề
tài nghiên cứu khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
65. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam (2002), Từ điển
Bách Khoa, tập 1, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
66. Nguyễn Đình Tường (2002), Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị
đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc
phục, Tạp chí Triết học, (6).
98