Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Vai trò của giảng dạy môn giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh thái nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.91 KB, 18 trang )

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
-----------*-----------

PHạM THị THU HòA

VAI TRò CủA GIảNG DạY MÔN GIáO DụC CÔNG DÂN
VớI VIệC GIáO DụC ĐạO ĐứC CHO HọC SINH TRUNG HọC
PHổ THÔNG ở TỉNH THáI NGUYÊN HIệN NAY

LUậN VĂN THạC Sỹ TRIếT HọC

Hà Nội - 2014


ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
-----------*-----------

PHạM THị THU HòA

VAI TRò CủA GIảNG DạY MÔN GIáO DụC CÔNG DÂN
VớI VIệC GIáO DụC ĐạO ĐứC CHO HọC SINH TRUNG HọC
PHổ THÔNG ở TỉNH THáI NGUYÊN HIệN NAY

LUậN VĂN THạC Sỹ TRIếT HọC

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Sỹ Phán



Hà Nội - 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN VÀ VAI TRÕ
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......................... 10
1.1. Nội dung và đặc điểm kiến thức môn Giáo dục công dân ở
trường trung học phổ thông Việt Nam hiện nay .................................... 10
1.1.1. Nội dung chương trình môn Giáo dục công dân ở trường trung học
phổ thông Viê ̣t Nam hiện nay................................................................... 10
1.1.1.1. Phân phối chương trình môn GDCD ở trường trung học
phổ thông Viê ̣t Nam hiện nay. .............................................................. 10
1.1.1.2. Khái quát đặc điểm kiến thức môn Giáo dục công dân
ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay. Error! Bookmark not
defined.
1.1.2. Đặc điểm kiến thức môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ
thông nước ta hiện nay. ............................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2.1. Môn GDCD ở THPT là sự kế thừa, phát triển môn đạo đức học
ở tiểu học và môn GDCD ở THCS. ...... Error! Bookmark not defined.
1.1.2.2. Môn GDCD là môn học có nội dung tri thức mang tính lí luận,
trừu tượng, khái quát cao ...................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2.3. Kiến thức môn GDCD mang tính hệ thống, lôgic ............ Error!
Bookmark not defined.
1.2. Vai trò, mục tiêu, nội dung của giảng dạy môn GDCD đối với
việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở nước ta
hiện nay. ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Vai trò, mục tiêu của giảng dạy môn GDCD trong trường

trung học phổ thông ở nước ta hiện nay ... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Thực chất, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ
thông dưới ảnh hưởng giảng da ̣y môn GDCD ........ Error! Bookmark not
defined.
Chương 2: GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN VỚI VIỆC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN
VÀ GIẢI PHÁP ............................................. Error! Bookmark not defined.


2.1. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội – giáo dục
đến giảng dạy môn giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức
cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên hiện nay.Error! Bookmark no
2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến giảng dạy
môn GDCD............................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Ảnh hưởng của môi trường và hoa ̣t đô ̣ng giáo dục đối với việc
giảng dạy môn GDCD .............................. Error! Bookmark not defined.

2.2. Những thành tựu và hạn chế trong việc giảng dạy môn giáo
dục công dân đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
phổ thông tỉnh Thái Nguyên hiện nay và nguyên nhân của nó.Error! Bookmark n
2.2.1. Những thành tựu và hạn chế trong việc giảng dạy môn Giáo dục
công dân ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
phổ thông tỉnh Thái Nguyên hiện nay. ..... Error! Bookmark not defined.
2.2.1.1. Những thành tựu ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1.2. Những hạn chế ......................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. .. Error! Bookmark
not defined.
2.2.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu ......... Error! Bookmark not
defined.

2.2.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế ............. Error! Bookmark not
defined.
2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy
môn giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Giải pháp về lĩnh vực lãnh đạo, quản lý........ Error! Bookmark not
defined.
2.3.2. Giải pháp về đội ngũ giáo viên giảng dạy môn học ................ Error!
Bookmark not defined.
2.3.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá
kết quả học tập môn Giáo dục công dân .. Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Xây dựng động cơ học tập đúng đắn và phương pháp học tập
phù hợp ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.5. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ


giáo dục nhà trường – gia đình và xã hội . Error! Bookmark not defined.
2.3.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách ..... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 ..................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Kế hoạch giảng dạy môn GDCD THPT ......................................... 10
Bảng 1.2: Chương trình GDCD 10 ................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.3: Chương trình GDCD lớp 11 ........... Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.4: Chương trình GDCD lớp 12 ........... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.1. Kết quả dự thi các cấp học sinh khối trung học phổ thông tỉnh
Thái Nguyên 3 năm liền kề. ............ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2. Thống kê xếp loại hạnh kiểm học sinh khối trung học phổ thông

tỉnh Thái Nguyên 3 năm liền kề. ... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.3. Thống kê xếp loại hạnh kiểm học sinh khối trung học phổ thông
tỉnh Thái Nguyên 3 năm liền kề. ... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.4. Bảng thống kê số lượng giáo viên GDCD khối THPT tỉnh
Thái Nguyên năm học 2008 – 2009; 2014 – 2015................... Error!
Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đảng ta luôn chú
trọng yếu tố con người vì đó vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội. Hiện nay, chúng ta đang ở trong thời kỳ đẩ y ma ̣nh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh. Để đạt mục tiêu đó, điều quan trọng là phải
xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, cả về chính trị, tư tưởng,
trí tuệ lẫn đạo đức, lối sống cũng như thể chất.
Toàn cầu hóa và hội nhập thế giới đang tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát
triển nhưng cũng đặt ra cho chúng ta không ít thách thức. Đặc biệt là “ Môi
trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ
tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ
độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, rất đáng lo
ngại” [8, tr.169]
Hiện nay ở các trường THPT và các lớp cuối cấp trung học cơ sở tình
trạng vi phạm đạo đức có xu hướng gia tăng, khiến dư luận xã hội xôn xao,
không ít thầy cô lo lắng. Nạn bạo lực học đường; tình trạng vô kỷ luật trong
học tập, ý thức thiếu tôn trọng giáo viên diễn ra ở nhiều nơi. Báo Pháp luật
Việt Nam ngày 27-9-2010 đưa tin, Lê Ngọc Đức, học sinh lớp 11A5 trường
Trung học phổ thông bán công Nguyễn Thị Lợi (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa)
đã dùng dao chém thầy giáo Đới Xuân Hải để trả thù, vì bị thầy Hải nhắc nhở

khi Lê Ngọc Đức bỏ giờ học thể dục.
Tại cuộc hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh trung học” (tổ chức tại Đà Lạt ngày 24-9-2013),
GS,TSKH Trần Ngọc Thêm – Giám đốc trung tâm văn hóa lý luận và ứng
dụng- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – cho biết, tỷ lệ nói dối cha
mẹ ở học sinh ngày càng tăng theo cấp học và trình độ đào tạo: Cấp 1 tỷ lệ
này là 22%; cấp 2 là: 50%; học sinh cấp 3 (tức học sinh trung học phổ thông)
1


là: 64% và ở sinh viên là 80%.[2]. Đó chưa phải là tất cả, nhưng những nhận
định và con số trên đây cũng đủ làm cho xã hội không khỏi băn khoăn, lo lắng
về thế hệ mai sau.
Chúng ta vẫn luôn kỳ vọng vào một điều “tuổi trẻ là tương lai của đất
nước”, là “ mùa xuân của nhân loại” nhưng trong tương lai đất nước sẽ đi về
đâu nếu chúng ta không thật sự nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và tìm ra
những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trên. Chính vì vậy, việc
quan tâm giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và đối tượng học sinh
trung học phổ thông nói riêng là việc làm vô cùng quan trọng và hết sức cần
thiết hiện nay.
Trong nhà trường trung học phổ thông, nhiệm vụ giáo dục tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh được tất cả các môn học, tất cả các
hình thức giáo dục của nhà trường thực hiện. Nhưng chỉ có môn Giáo dục
công dân mới có thể giáo dục trực tiếp cho học sinh những tri thức theo một
hệ thống xác định, toàn diện về thế giới quan và nhân sinh quan, mới có thể
giúp học sinh hiểu được quy luật phát triển tất yếu, khách quan của xã hội
loài người.
Có thể nói, không một môn học nào lại sát với đời sống thực tế như
môn Giáo dục công dân. Các tri thức môn Giáo dục công dân bao quát bình
diện rộng lớn đời sống xã hội. Những kiến thức đó thuộc về: Triết học, Kinh

tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Đạo đức học, Pháp luật, Mỹ học
và các đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi một lĩnh vực
của bộ môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông trung học đều nhằm
vào mục tiêu chung là đào tạo ra những lớp người vừa có trí tuệ, năng lực vừa
có phẩm chất đạo đức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nguồn nhân lực.
Xét về vị trí, vai trò thì môn Giáo dục công dân được coi là môn học
quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh – đặc
biệt là thành tố đạo đức. Song trên thực tế, bộ môn Giáo dục công dân trong
nhà trường trung học phổ thông chưa được sự quan tâm, đầu tư đúng mức như
2


nó cần phải có. Nội dung chương trình môn giáo dục công dân đang quá nặng
về “dạy chữ” mà chưa chú trọng nhiều đến việc “dạy người”. Đội ngũ giáo
viên của các trường chất lượng chưa đồng đều, còn một số giáo viên dạy
không đúng chuyên môn đào tạo, phương pháp dạy học còn đơn điệu v.v. Từ
đó, hiệu quả việc giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân với việc giáo dục đạo
đức cho học sinh ở một số trường phổ thông trung học nước ta nói chung, ở
tỉnh Thái Nguyên nói riêng còn nhiều điều bất cập, hạn chế. Những lý do trên
đây đã thôi thúc tôi chọn vấn đề: “Vai trò của giảng dạy môn Giáo dục công
dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh
Thái Nguyên hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề giáo dục đạo đức trong thời gian qua đã được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau và nhiều công trình đã
được công bố. Tiêu biểu một số công trình sau:
Nguyễn Nghĩa Dân (1997), “Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo
đức và môn Giáo dục công dân”, Nxb Giáo dục, Hà nội [6]. Ở mức độ nhất
định, cuốn sách làm rõ thực chất, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn
Đạo đức và môn Giáo dục công dân cho học sinh phổ thông, nhưng chưa đề

cập đến vai trò của việc giảng dạy môn GDCD đối với việc giáo dục đạo đức
cho học sinh trung học phổ thông. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của công
trình này đã giúp cho tác giả luận văn có được cái nhìn bao quát hơn trong
giảng dạy môn giáo dục công dân ở bậc trung học phổ thông.
“Giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
(Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2004). Trên cơ sở phân tích sự cần thiết phải
giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, cuốn sách còn đề cập đến các giải pháp cơ bản để
nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên nước ta
hiện nay. Tuy nhiên nội dung và đối tượng giáo dục đạo đức trong cuốn sách
này không liên quan trực tiếp đến đề tài tác giả luận văn lựa chọn.
3


Nguyễn Văn Phúc (2000), “Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo
đức trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Triết học. Bài viết này cho chúng ta
một cách nhìn khái quát về vai trò của tình cảm đạo đức trong đời sống con
người, trên cơ sở đó khẳng định sự cần thiết phải giáo dục tình cảm đạo đức
trong đời sống xã hội. Ở một mức độ nào đó, đây là nguồn tư liệu quý giá để
tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn.
Trần Sỹ Phán (2011), “Vấn đề định hướng giá trị đạo đức cho thanh
niên Việt Nam hiện nay”, đề tài khoa học cấp cơ sở Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài đã phân tích sự cần thiết phải định
hướng giá trị đạo đức cho thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế hiện nay. Trên cơ sở thực trạng định hướng giá trị đạo
đức cho thanh niên Việt Nam thời gian qua, các tác giả đề xuất một số giải
pháp cơ bản để định hướng giá trị đạo đức cho thanh niên Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Đỗ Tuyết Bảo (2001), “Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay” [25], luận án
tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
nội. Tác giải luận án đi sâu phân tích thực trạng đạo đức, giáo dục đạo đức
cũng như tác động của nền kinh tế thị trường đến thực trạng đạo đức, giáo dục
đạo đức cho học sinh một số trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí
Minh, từ đó tác giả đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức cho các trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Mai Lan (2009), “Định hướng giá trị nhân cách của học
sinh trung học phổ thông” [12], luận án tiến sỹ Tâm lý học. Luận án xây dựng
cơ sở lý luận về định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ
thông; đồng thời tác giả đã phân tích các yếu tố tác động đến định hướng giá
trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông, từ đó đề xuất một số kiến
nghị góp phần vào việc giáo dục định hướng giá trị nhân cách cho học sinh
phổ thông hiện nay. Cách tiếp cận của luận án là từ góc độ tâm lý học – tâm lý
4


học nhân cách chứ không phải từ góc độ triết học và định hướng ở đây là định
hướng giá trị nhân cách, rộng hơn vấn đề giáo dục đạo đức mà luận văn
hướng tới.
Năm 2008, Nguyễn Sỹ Quyết Tâm trong luận án tiến sỹ triết học chuyên
ngành CNXHKH đã nghiên cứu về: “Giáo dục tinh thần yêu nước Xã hội chủ
nghĩa cho học sinh trung học phổ thông ở miền Đông Nam Bộ hiện nay”. Từ
góc độ Chủ nghĩa xã hội khoa học, tác giả đi sâu phân tích cơ sở lý luận cũng
như sự cầ n thiế t, nô ̣i dung của viê ̣c giáo du ̣c tinh thầ n yêu nước xã hô ̣i chunghĩa
̉
cho học sinh trung học phổ thông ở miền Đông Nam Bộ Viê ̣t Nam . Bằ ng
phương pháp lôgíc- lịch sử, tác giả giúp cho chúng ta thấy rõ hơn tiến trình phát
triể n của tinh thầ n yêu nước của dân tô ̣c ta đã từng diễn ra trong lich
chỉ

̣ ;sư
̉ ra sự
tương đồ ng và khác biê ̣t giữa tinh thầ n yêu nước đã qua với chủ nghiã yêu nước
xã hội chủ nghĩa hiện nay. Từ góc đô ̣ tiế p câ ̣n của đề tài luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Triế t
học, tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu của luận án về chủ nghĩa yêu
nước với tin
́ h cách là giá tri ̣cao nhấ t trong thang giá tri ̣đa ̣o đức truyề n thố ng xã
hô ̣i Viê ̣t Nam để thông qua viê ̣c giảng da ̣y môn GDCD để giáo du ̣c đa ̣o đức cho
học sinh Trung học phổ thông ở tỉ
nh Thái Nguyên hiê ̣n nay.
Nguyễn Xuân Thanh (2009), “Giáo dục lòng nhân nghĩa cho học sinh
trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay” [28], luận án tiến sỹ Giáo dục
học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc giáo dục lòng nhân nghĩa cho học sinh trung học phổ thông,
trên cơ sở đó xác định hệ thống các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao kết
quả giáo dục lòng nhân nghĩa cho học sinh trung học phổ thông, cho học sinh
trong giai đoạn hiện nay.
Phùng Thị Hải Hậu (2012), “Giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung
học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay”[11]
(Luận văn thạc sỹ). Luận văn góp phần làm sáng tỏ nội hàm khái niệm đạo
đức, đạo đức mới, giáo dục đạo đức mới cũng như tầm quan trọng của giáo
dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An
5


v.v. nhưng không đề cập trực tiếp đến vai trò của việc giảng dạy môn giáo
công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông như
hướng nghiên cứu của đề tài.
Tạp chí Lý luận chính trị số 3-2013 có bài “Nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức trong trường phổ thông hiện nay” [24] của Phạm Nguyên

Nhung. Theo tác giả, một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức trong trường phổ thông hiện nay là phải tăng cường
có hiệu quả việc giảng dạy môn giáo dục công dân – một môn học ảnh hưởng
trực tiếp đến việc cung cấp tri thức đạo đức cũng như điều chỉnh hành vi đạo
đức của học sinh. Đây là một trong những tư liệu tham khảo giúp cho tác giả
có được những thông tin cần thiết trong việc phân tích tầm quan trọng của
việc giảng dạy môn học này đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung
học phổ thông hiện nay ở nước ta.
Văn phòng Chủ tịch nước tháng 4, tháng 5 năm 2013 có cuộc khảo sát
trực tiếp ở 15 tỉnh thành trên cả nước về việc dạy đạo đức cho học sinh. Kế t
quả của cuộc khảo sát này (cả về ưu điểm lẫn tồn tại ) cung cấ p thêm nhiề u tư
liê ̣u quý giá để ho ̣c viên thực hiê ̣n đề tài nghiên cứu của miǹ h.
Có thể nói, các nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ được nội dung, tầm
quan trọng của giáo dục đạo đức cũng như đề xuất được một số giải pháp thiết
thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, công tác giáo dục đạo đức
nói chung và cho một số đối tượng cụ thể ở một không gian, thời gian nhất
định, là tài liệu hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu vấn đề đạo đức và công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông.
Những kết quả nghiên cứu trên đây đã cung cấp thêm tài liệu tham
khảo bổ ích (cả về lý luận lẫn thực tiễn) để tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề
mà tác giả lựa chọn. Tuy nhiên (trong giới hạn hiểu biết của tác giả thì dường
như) chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn
đề giảng dạy môn Giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học phổ thông ở nước ta nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng.
6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích
Trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò của việc giảng dạy môn Giáo dục

công dân với giáo dục đạo đức cho học sinh trong các trường trung học phổ
thông ở nước ta, tác giả khảo sát thực trạng giảng dạy môn Giáo dục công dân
với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong các trường trung học phổ thông
ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay và nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất một số
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Giáo dục công
dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong các trường trung học phổ
thông ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
- Làm rõ vị trí, tầm quan trọng của việc giảng dạy môn Giáo dục công
dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá thực trạng việc giảng dạy môn Giáo dục công dân với việc
giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên trong
giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy
môn Giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ
thông ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân với
việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn giới hạn việc nghiên cứu này trong các trường trung học phổ
thông có tính đại diện cho các vùng (miền núi, trung du, thành thị) ở tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
7



5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề đạo
đức, giáo dục đạo đức; các công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc xác định vai trò của môn Giáo dục công dân cũng như những biện pháp
nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục công dân trong nhà trường trung
học phổ thông nước ta hiện nay.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Luận văn còn sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và
tổng hợp từ các tri thức lý luận chuyên ngành.
- Ngoài ra, tác giả của luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra xã
hội học để tổng kết thực trạng tình hình đội ngũ giáo viên, thực trạng và hiệu
quả giảng dạy môn giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học phổ thông trong tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
6. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
- Góp phần làm rõ thêm tầm quan trọng của việc giảng dạy môn Giáo
dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
trong giai đoạn hiện nay từ hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của
triết học Mác Lênin.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng việc giảng dạy bộ môn Giáo
dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở
tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả giảng dạy môn giáo dục công dân với việc giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho

các công trình khoa học, công tác nghiên cứu, giảng dạy, tổng kết thực tiễn,
8


khái quát lý luận liên quan đến việc giảng dạy môn Giáo dục công dân với
việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở Thái Nguyên nói
riêng, ở nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 2 chương, 5 tiết:
Chương 1. Giảng dạy môn Giáo dục công dân và vai trò của nó đối với
việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở Viê ̣t Nam hiện nay.
Chương 2. Giảng dạy môn Giáo dục công dân với việc giáo dục đạo
đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay – Thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp.

9


Chương 1
GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Nội dung và đặc điểm kiến thức môn Giáo dục công dân ở
trường trung học phổ thông Việt Nam hiện nay
1.1.1. Nội dung chương trình môn Giáo dục công dân ở trường trung
học phổ thông Viê ̣t Nam hiện nay
1.1.1.1. Phân phối chương trình môn GDCD ở trường trung học phổ
thông Viê ̣t Nam hiện nay.
Bảng 1.1: Kế hoạch giảng dạy môn GDCD THPT

Lớp

Số tiết/tuần

Số tuần

Tổng số tiết/năm

10
11
12
Cộng (toàn cấp)

1
1
1

35
35
35
105

35
35
35
105

Nguồn: Phân phối chương trình GDCD của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Thời lượng:

Lớp 10: Học phần I & II
Lớp 11: Học phần III & IV
Lớp 12: Học phần V
* Nội dung dạy học từng lớp
- Lớp 10: 1tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết
Phần I - Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận
khoa học.
Phần II - Công dân với đạo đức

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bandzeladze (1985), Đạo đức học, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Báo Lao động, ngày 27-9-2013.
3. Nguyễn Trọng Bảo (1996), Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát
hiện, tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
4. Đỗ Tuyết Bảo (2001), Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại
thành phố Hồ CHí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay, Luận án tiến
sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông báo số 1231/TB-BGD&ĐT ngày
30 tháng 9 năm 2013 về “Kết quả hội thảo Quốc gia về giáo dục đạo đức
– công dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam”.
6. Nguyễn Nghĩa Dân (1997), Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức
và môn Giáo dục công dân, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban
chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

9. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2001), Về phát triển toàn diện con người
thời kỳ công nghiệp hóa, hện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Phạm Minh Hạc – Lê Đức Phúc (Chủ biên) (2004), Một số vấn đề nghiên
cứu nhân cách, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Phùng Thị Hải Hậu (2012), Giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học
phổ thông trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay,
Luận văn thạc sỹ Triết học, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Mai Lan (2009), Định hướng giá trị nhân cách của học sinh
trung học phổ thông, Luận án tiến sỹ Tâm lý học, Hà Nội.
13. V.I.Lê Nin (1980), Toàn tập, Tập 18, Nxb Tiến bộ, Matxcova.

11


14. C.Mác và Ăngghen (2002), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
15. C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
16. C.Mác và Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
17. C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 39, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
18. C.Mác và Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 40, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
19. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đỗ Mười (1996), Phát triển mạnh Giáo dục – Đào tạo phục vụ đắc lực sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Phạm Nguyên Nhung (2013), “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
trong trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3).
25. Trần Sỹ Phán (2011), Vấn đề định hướng giá trị đạo đức cho thanh niên
Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh.
26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo
dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên (2014), Báo cáo số 993/BCSGD&ĐT tỉnh Thái Nguyên về việc tổng kết năm học 2013 – 2014 và
phương hướng nhiệm vụ năm học 2014 – 2015.
28. Nguyễn Xuân Thanh (2009), Giáo dục lòng nhân nghĩa cho học sinh
trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ Giáo dục
học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
12


29. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục đại cương, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội.
30. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
31. Website:

noichinh.vn/tin-tuc-su-kien-/trung-uong-/2013-thong-bao-hoi-

nghi…202610.
32. Website: baophutho.vn/../201308/sach-giao-khoa-mon-dao-duc-gdcd-seduoc-…

13




×