Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Vai trò của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.24 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

LÊ THỊ TUYẾT MINH

VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG
LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

LÊ THỊ TUYẾT MINH

VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG
LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số 60310206

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thành Nam

Hà Nội - 2015



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................3
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ...................................................................................3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài: ................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................6
5. Cấu trúc luận văn: ...................................................................................................7

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NQT
TRONG LĨNH VỰC THTT Ở VIỆT NAM .......................................................8
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Thực trạng và xu hướng phát triển THTT thế giớiError! Bookmark not defined.
1.2.2. Quá trình phát triển của truyền hình trả tiền Việt NamError! Bookmark not defined.

Tiểu kết Chương 1 ................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2 THỰC TRANG VAI TRÒ CỦA HNQT TRONG LĨNH VỰC
THTT Ở VIỆT NAM ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Quá trình tham gia HNQT của THTT Việt NamError! Bookmark not defined.
2.1.1 Quá trình HNQT của THTT Việt Nam trước năm 1995Error! Bookmark not defined.

2.1.2 HNQT trong lĩnh vực THTT ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay.Error! Bookmark not def
2.2. Tác động của HNQT đến lĩnh vực THTT ở Việt Nam.Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Tác động đến hệ thống pháp luật có liên quan:Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Tác động đến môi trường kinh doanh .............. Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Tác động đến hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật. Error! Bookmark not defined.
2.2.4 Tác động đến hợp tác trong lĩnh vực bản quyềnError! Bookmark not defined.
2.2.5 Tác động đến hợp tác trong lĩnh vực nội dung Error! Bookmark not defined.


Tiểu kết Chương 2 ................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HNQT TRONG
LĨNH VỰC THTT Ở VIỆT NAM ................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Triển vọng phát triển THTT ở Việt Nam ...... Error! Bookmark not defined.


3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn của THTT Việt Nam trong HNQT.Error! Bookmark not d
3.1.2 Xu hướng phát triển của THTT Việt Nam ........ Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng THTTError! Bookmark not defined.
3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực .......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ .......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Đa dạng hóa nội dung dịch vụ ........................ Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Các giải pháp về Marketing ............................ Error! Bookmark not defined.

3.2.5. Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước, khuôn khổ pháp lý về THTT.Error! Bookmark n

Tiểu kết Chương 3 ................................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .......................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................10
PHỤ LỤC ............................................................. Error! Bookmark not defined.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Bố i cảnh thế giới ngày nay đã và đang có những thay đổ i lớn lao . Toàn cầ u
hóa và HNQT trở thành xu thế nổ i trô ̣i trong quan hê ̣ quố c tế . Trên bản đồ kinh tế
thế giới xuấ t hiê ̣n mô ̣t số nề n kinh tế mới đa tiề m năng . Bên ca ̣nh đó , những bấ t ổ n
chính trị quốc tế cũng không ngừng gia tăng và chưa được giải quyết triệt để , những
hiê ̣n tươ ̣ng suy thoái kinh tế ngày càng nhiề


u...Tấ t cả ta ̣o nên bức tranh kinh tế

chính trị đa màu sắc . Thế kỷ 21 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của khoa học công
nghệ, sự phát triển này tác động đến hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống con người,
truyền hình không phải là ngoại lệ. Có thể nói, truyền hình là một trong các lĩnh vực
đạt được nhiều thành tựu xuất sắc nhất, sẽ không quá lời nếu khẳng định truyền
hình đã phát triển như vũ bão.
Lịch sử ngành truyền hình nói chung có nhiều cột mốc đáng nhớ, cũng như
đa số các ngành khác nó đã phát triển cùng với sự biến động của xu hướng toàn cầu
hòa và HNQT. Truyền hình ngày một lớn mạnh lớn là do nhu cầu thông tin của
công chúng ngày càng cao, khoa học kỹ thuật phát triển và xuất hiện nhu cầu được
giao lưu quốc tế. Bản thân các vấn đề sự kiện chính trị, xã hội cũng góp phần thúc
đẩy truyền hình phải tự phát triển. Cùng sự hỗ trợ của công nghệ, truyền hình ngày
càng khẳng định vị thế cũng như sức mạnh to lớn của mình trong đời sống xã hội,
đặc biệt là sự ra đời của THTT, bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành truyền hình.
THTT bắt đầu xuất hiện tháng 10/1972 khi Service Electric cung cấp chương trình
HBO (Home Box Office) trên mạng cáp ở Wilkes-Barre, Pennsylvania. Kể từ thời
điểm đó, THTT không ngừng phát triển đến ngày nay.
Ở Việt Nam, ngành truyền hình cũng phát triển với nhiều cung bậc. Dịch vụ
THTT bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1993 với sự ra đời của dịch vụ truyền
hình cáp vô tuyến MMDS. Đến nay, dịch vụ này đã phát triển tương đối mạnh với
sự phổ biến của dịch vụ truyền hình cáp hữu tuyến. Đến thời điểm hiện nay, thị
trường THTT có 4 loại hình dịch vụ, đó là: truyền hình cáp (gồm cả IPTV), truyền
hình vệ tinh, truyền hình số mặt đất và truyền hình di động. Con số tăng trưởng của
THTT thực sự là con số ấn tượng: năm 2009 tổng thuê bao THTT là 4,2 triệu thuê


bao, năm 2014 là 6 triệu thuê bao, đến hết tháng 7/2015 con số này đã là 9,9 triệu
thuê bao.
Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam đã diễn ra ngày

càng sâu sắc, rất nhiều thương hiệu truyền hình ở Việt Nam đã tham gia tích cực
vào các hiệp hội truyền hình khu vực và thế giới, thực hiện đa phương hóa hợp tác,
trao đổi tin tức với nhiều đài phát thanh và truyền hình lớn trên thế giới, hợp tác
phát triển chương trình và tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói
HNQT đã có tác động không nhỏ đến sự phát triển mạnh mẽ của THTT ở Việt Nam.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề này.
Xuất phát từ các lý do đó, Tôi lựa chọn đề tài “Vai trò của HNQT trong lĩnh
vực THTT ở Việt Nam” cho luận văn của mình. Việc nghiên cứu đề tài này hy vọng
sẽ góp phần làm sáng tỏ vai trò của HNQT trong lĩnh vực THTT ở nước ta, những
thành tựu cũng như hạn chế của THTT, xu hướng phát triển và các giải pháp nhằm
để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến HNQT,
tuy nhiên nghiên cứu về vai trò của HNQT trong lĩnh vực truyền hình còn khá mới
mẻ, chủ yếu là những báo cáo từ các doanh nghiệp đang kinh doanh loại hình này,
các nội dung được trích từ các hội nghị về THTT khu vực và quốc tế. Các tài liệu
này hầu hết là làm rõ vai trò thúc đẩy của HNQT đối với sự phát triển của THTT.
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về HNQT, quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của nước ta:
Luận văn “Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ
1995 đến nay”, tác giả Nguyễn Sĩ Ánh, Cao học Quốc Tế Học năm 2008, Khoa
Quốc Tế Học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Khóa luận tốt nghiệp “Tác động của hội nhập quốc tế đến ngành ngân hàng
Việt Nam”, tác giả Trần Thị Thu Hà K38, Đại học Ngoại thương.
Bài viết “Doanh nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”,
Thạc sĩ Đỗ Kim Tiên, Học viện Hành chính Quốc gia.
Bên cạnh đó, các tác giả trong nước đã có một số đề tài nghiên cứu về truyền
hình trả tiền. Các nghiên cứu này tập trung vào một số hướng cụ thể sau:



Nguyễn Bảo Trung với đề tài “Chiến lược phát triển THTT của Đài Truyền
hình Việt Nam đến năm 2020”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế chương trình định hướng
thực hành năm 2014, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
Phạm Đức Nam với đề tài “Phát triển hoạt động dịch vụ truyền thông và
THTT tại Đài Truyền hình Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh tế năm
2009, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vân Oanh (2011) với bài “Hướng đi của truyền hình trả tiền”, bài viết đã
đề cập đến việc phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền ở Việt Nam hiện nay còn
nhiều bất cập, đang còn thiếu một hành lang pháp lý để các nhà cung cấp dịch vụ
cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả hơn
Mạnh Chung (2013) với bài “Truyền hình trả tiền ở Việt Nam lộn
xộn và manh mún” đã nêu lên ý kiến của Tiến sĩ Trần Minh Tuấn, Phó
Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông.
Tuy nhiên các đề tài này mới chỉ nghiên cứu sự phát triển của truyền hình,
THTT, và sơ qua đề cập đến tác động của quốc tế hóa, toàn cầu hóa đến sự phát
triển của THTT. Chưa có đề tài nào nghiên cứu về cụ thể về vai trò của HNQT
trong lĩnh vực THTT ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi đề tài:
Đối tƣợng nghiên cứu:
Vai trò của HNQT đối với lĩnh vực THTT ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Đề tài nghiên cứu sự phát triển của THTT ở Việt Nam, vai
trò của HNQT trong lĩnh vực này
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu vai trò của HNQT trong lĩnh vực THTT từ
năm 1995 đến nay. Lý do chọn thời gian này là như sau:
Năm 1995 Truyền hình Cáp Việt Nam ra đời đánh dấu sự xuất hiện của
THTT ở Việt Nam. Từ đó đến nay, THTT đã có bước phát triển như vũ bão, một
trong những yếu tố quan trọng tác động là sự HNQT.
Tháng 10/2015 là thời điểm kết thúc nghiên cứu của luận văn này.



Về mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ một
số vấn đề sau:
+ Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vai trò của HNQT trong lĩnh vực THTT
ở Việt Nam.
+ Thực trạng THTT trên thế giới và ở Việt Nam
+ Đánh giá xu hướng phát triển của THTT Việt Nam trong HNQT.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu
+ Tiếp cận hệ thống: xem xét thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế, vai trò

của HNQT trong lĩnh vực THTT.
+ Tiếp cận lịch sử: xem xét các vai trò của HNQT trong lĩnh vực THTT theo
cách tiếp cận lịch đại (các năm trước 1995 và sau năm 1995) và tiếp cận đồng đại,
tập trung vào 10 năm gần đây (2005-2015)
+ Tiếp cân định tính và định lượng, phân tích và tổng hợp: áp dụng trong
việc thu thập và xử lý thông tin


Phương pháp thu thập thông tin:
+ Nghiên cứu tài liệu: các báo cáo về THTT, HNQT trong lĩnh vực truyển

hình trả tiền của các tổ chức quốc tế và các cơ quan ở Việt Nam.
+ Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu 05 cán bộ là Lãnh đạo Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam và các Công ty Truyền thông lớn trên thị trường, là
những cán bộ liên quan trực tiếp đến lĩnh vực THTT về thực trạng hoạt động,
nguyên nhân của những điểm còn hạn chế và giải pháp nhằm thúc đẩy HNQT trong
lĩnh vực THTT ở Việt Nam.



Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế:
+ Phân tích các chính sách để làm rõ các quan điểm, đường lối, định hướng

đối ngoại và phát triển THTT của Đảng và Nhà nước, vai trò của các chính sách này
đối với HNQT trong lĩnh vực THTT ở Việt Nam
+ Phân tích lợi ích các bên để thấy rõ động cợ, mục đích, các yếu tố tác
động, ảnh hưởng đến việc thưc hiện triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực THTT ở Việt Nam.


+ Ngoài ra là các phương pháp chung khác như phân tích, tổng hợp, so sánh,
sơ đồ hóa, thống kê.
5. Cấu trúc luận văn:
Ngoài Mục lục, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu, Luận văn
được trình bày theo các phần:
- Phần Mở đầu
- Chương 1. “Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của HNQT trong lĩnh vực
THTT ở Việt Nam” gồm 02 phần lớn: Các khái niệm, vai trò của HNQT trong lĩnh
vực THTT ở Việt Nam; Hiện trạng THTT trên thế giới và tại Việt Nam,
- Chương 2: “Thực trạng vai trò HNQT của Việt Nam trong lĩnh vực THTT”
gồm 02 phần lớn: Quá trình tham gia HNQT của THTT Việt Nam; Tác động của
HNQT đến lĩnh vực THTT ở Việt Nam.
- Chương 3: “Giải pháp nâng cao vai trò của HNQT trong lĩnh vực THTT ở
Việt Nam” trình bày về các thuận lợi và khó khăn của THTT ở Việt Nam trong
HNQT, xu hướng phát triển của THTT ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng vai trò HNQT trong lĩnh vực THTT ở Việt Nam.



CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HNQT
TRONG LĨNH VỰC THTT Ở VIệT NAM
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
Khái niệm HNQT
Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của
lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường
cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều
hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao.
Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến
quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa
chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển. Về ngữ nghĩa, “hội nhập” có
nguồn gốc từ “liên kết” (integration) với nghĩa chung nhất là hành động hoặc quá
trình gắn kết các phần tử riêng rẽ với nhau; hợp chung các bộ phận vào một chỉnh
thể (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố khác nhau lại (tụ hội, tụ nhóm).
Như vậy, HNQT được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt
động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá
trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật
chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Khác với hợp tác
quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyện vọng của nhau,
không chống đối nhau), HNQT vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường: nó
đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia.
Khái niệm THTT
“THTT” là thuật ngữ mới ra đời ở Việt Nam sau sự ra đời của truyền hình
Cáp ở Việt Nam, là thuật ngữ được dịch từ gốc tiếng anh, do đó, để hiểu và có thể
nghiên cứu đầy đủ về THTT cần thiết phải hiểu từ gốc tiếng Anh của thuật ngữ này.
Đó là “pay TV”
“Trả tiền” (pay) là hành động trả tiền, đóng tiền, nộp tiền. Trong tiếng Việt
mỗi ngữ cảnh được hiểu theo một nghĩa khác nhau nhưng trong lĩnh vực truyền
hình các khái niệm này được dùng để chỉ chung một khái niệm [23]



“Truyền hình” (TV – television) là một công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử
viễn thông, nó bao gồm tập hợp nhiều thiết bị điện tử. Có khả năng thu nhận tín
hiệu sóng vô tuyến cũng như truyền dẫn các tìn hiệu điện mang hình ảnh và âm
thanh được mã hóa, được phát dưới dạng sóng vô tuyến hoặc thông qua hệ thống
cáp quang, hoặc cáp đồng trục. Truyền hình đáp ứng cùng một lúc cả hai chức năng
nghe và nhìn, những hình ảnh sẻ được trình chiếu trên các màn hình và âm thanh
được phát trên hệ thống loa. Truyền hình có tên tiếng Anh là Television, ngoài ra có
các tên gọi khác như Tivi, Vô tuyến truyền hình hoặc ngắn gọn hơn chính là từ
truyền hình [23].
THTT là dịch vụ ứng dụng viễn thông để truyền dẫn, phân phối các kênh
chương trình, chương trình THTT và các dịch vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ
thuật cung cấp dịch vụ THTT đến thuê bao THTT theo hợp đồng cung cấp dịch vụ
hoặc các thỏa thuận có tính ràng buộc tương đương (gọi là Hợp đồng cung cấp dịch
vụ THTT). Dịch vụ THTT có thể được cung cấp trực tiếp (dịch vụ truyền hình trực
tiếp) hoặc theo yêu cầu (dịch vụ truyền hình theo yêu cầu) đến thuê bao THTT.
Thuê bao THTT (gọi tắt là Thuê bao) là tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ THTT
của đơn vị cung cấp dịch vụ THTT theo Hợp đồng cung cấp dịch vụ THTT. Thiết bị
đầu cuối thuê bao THTT (gọi tắt là Thiết bị đầu cuối) là thiết bị mà thuê bao sử
dụng để kết nối với điểm kết cuối của hạ tầng kỹ thuật THTT để nhận tín hiệu của
đơn vị cung cấp dịch vụ THTT [23].
Khái niệm HNQT trong lĩnh vực THTT. Từ những phân tích nêu trên,
Luận văn định nghĩa khái niệm HNQT trong lĩnh vực THTT là:
HNQT trong lĩnh vực THTT (international integration on pay TV) là quá
trình Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế , các liên minh, hiệp hội về truyền hình,
tiếp thu, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm phát triển THTT với các nước trong khu vực
và trên thế giới.
Các loại hình dịch vụ THTT được phân chia theo phương thức truyền dẫn
phát sóng, bao gồm:

- Dịch vụ truyền cáp: là một loại hình dịch vụ THTT chủ yếu sử dụng dịch
vụ hạ tầng kỹ thuật mạng cáp với các công nghệ khác nhau để phân phối nội dung
thông tin trên THTT trực tiếp đến thuê bao THTT.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Bộ Thông tin Truyền thông (2015), Báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm, Bộ
Thông tin và Truyền thông.

2.

Bộ Luật dân sự (2005), NXB Tư pháp.

3.

Phạm Gia Kiêm (2012), Nền ngoại giao toàn diện Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập quốc tế, NXB Sự Thật.

4.

Phạm Bình Minh (2011), Đường lối chính sách ngoại giao Việt Nam trong giai
đoạn mới, NXB Chính trị Quốc gia.

5.

Phạm Bình Minh (2011), Cục diện thế giới đến năm 2010, HV Ngoại giao.


6.

Hoàng Khắc Nam ( 2913), Bài giảng môn Lý thuyết về quan hệ quốc tế,
Trường ĐHKHXH&NV.

7.

Bùi Thành Nam (2013), Bài giảng môn Toàn cầu hóa và những tác động của
nó, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội.

8.

Hoàng Khắc Nam (2013), Bài giảng môn Nhập môn Quan hệ quốc tế, Trường
ĐHKHXH&NV, Hà Nội.

9.

Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (2014), Báo cáo tổng kết năm, Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

10. Tổng Công ty Truyền thông VIệT NAMPT-Media (2014), Báo cáo tổng kết
năm, Tổng Công ty Truyền thông VIệT NAMPT-Media.
11. ệt Nam/
12. ệt Nam/
13. ệt Nam/
14. />15. ệt Nam/den-nam-2018-hon-20-dan-so-my-bo-xem-truyenhinh/


16. ệt Nam/
17.


ệt Nam/vi/

18. ệt Nam/
19. ệt Nam/
20. ệt Nam/
21. www.mytv.com.Việt Nam
22.

ệt Nam/

23. />24. ệt Nam/cbq/index.php?option=com_glossary&id=70
25. ệt Nam/
26. http://Việt Namanet.Việt Nam/webdichvu/vi-VIệT NAM/1/Default.aspx
27. http://Việt Nampaytv.Việt Nam/
Tiếng Anh
28.

/>
29.

/>
30.

/>
31.

/>
32.


/>
33.

/>
34.

/>
35.

/>
36.

/>
37.

italtViệt Namews.net/?p=23983

38.

/>
39.

/>


×