Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Luận văn ứng dụng bộ kít nhuộm hóa học tế bào để phân loại bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.23 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU

1


1. Tính cấp thiết của luận văn
Hiện nay, việc phân loại dòng tế bào và thể bệnh bạch cầu cấp dựa
trên một trong hai tiêu chuẩn là FAB và WHO. Tiêu chuẩn FAB do các
nhà Huyết học Pháp-Anh-Mỹ đưa ra năm 1976 là tổng hợp kết quả hình
thái học và hóa học tế bào, năm 1986 tiêu chuẩn này đã bổ sung thêm
kết quả miễn dịch và di truyền [15, 17].

2


Nhuộm hóa học tế bào gồm 8 kỹ thuật: Periodic-Acid Schiff (PAS),
sudan black (SD), peroxidaza (PER), esteraza đặc hiệu, esteraza không
đặc hiệu ức chế bằng NaF và không ức chế, photphataza kiềm và axit.
Ưu điểm của phương pháp nhuộm hóa học tế bào: Rẻ tiền, giá thành chỉ
bằng 1/4 so với phương pháp miễn dịch và bằng 1/10 so với phương pháp
di truyền, không cần máy móc hiện đại, dễ triển khai. Hiện nay, các bộ
kít nhuộm có bán trên thị trường là các kít đơn, giá thành cao và có
những nhược điểm: kỹ thuật nhuộm nằm nên có nhiều cặn, quy trình
nhuộm khác nhau về thời gian, số bước nhuộm, hóa chất cố định khác
nhau, bước tẩy màu của kỹ thuật nhuộm Sudan và Periodic - Acid Schiff
khó đồng nhất, nhuộm nền thiếu tương phản, chất màu dễ hòa tan trong
dầu soi kính nên khó hội chẩn tiêu bản nhiều lần. Tại Việt Nam, các
thuốc thử hầu hết là tự pha kết hợp với các yếu điểm trên nên độ nhạy,
độ đặc hiệu còn thấp. Theo Trần Ngọc Vũ và cộng sự (2014) tỷ lệ phù
hợp chẩn đoán giữa hình thái học-hóa học tế bào và miễn dịch là 89,1%,
giá trị dự báo đối với bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là 88,88% và độ


đặc hiệu là 73,77% [25]. Theo tác giả Nguyễn Hữu Toàn thì việc phân
loại dòng tế bào theo tiêu chuẩn FAB dựa trên phương pháp nhuộm hóa
học vẫn cần phải có sự điều chỉnh tới 29,7% nhờ vào kỹ thuật miễn dịch
và di truyền [19]. Hiện nay, tác giả Trần Văn Tính, Trung tâm Huyết
học- Truyền máu, Bộ Công an đã nghiên cứu và chế tạo thành công kít
nhuộm hóa học tế bào đồng bộ HICYTEC gồm 10 kỹ thuật: Giemsa,
Periodic-Axit Schiff (PAS), Peroxidaza, Sudan B, Esteraza đặc hiệu,
Esteraza không đặc hiệu, Esteraza không đặc hiệu ức chế bằng NaF,
Photphataza kiềm, Photphataza axit, Perls. Bộ kít đã cơ bản khắc phục
được các yếu điểm ở trên. Nhằm đánh giá giá trị sử dụng của bộ kít, tiến
tới có thể thay thế hàng nhập ngoại, đề tài “Ứng dụng bộ kít nhuộm hóa
học tế bào để phân loại bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB” là đề tài
3


có ý nghĩa khoa học, thực tiễn, kinh tế - xã hội cấp thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá sự phù hợp của bộ kít nhuộm hóa học tế bào trong phân loại
dòng tế bào so với phương pháp hình thái học, miễn dịch học và di
truyền trên những bệnh nhân bạch cầu cấp đã được chẩn đoán thể
bệnh theo tiêu chuẩn FAB (1986).
3. Nội dung nghiên cứu:
- Thống kê đặc điểm bệnh bạch cầu cấp trên các bệnh nhân được chọc tủy lần
đầu tại Viện Huyết học-Truyền máu trung ương.
- Đánh giá tính phù hợp của phương pháp nhuộm hóa học tế bào đồng bộ
HICYTEC 10 kỹ thuật so với phương pháp hình thái học, miễn dịch và di
truyền trên các bệnh nhân đã được chẩn đoán thể bệnh theo tiêu chuẩn FAB.
- Đánh giá giá trị của kít nhuộm hóa học tế bào đồng bộ HICYTEC, khi nhuộm
photphataza kiềm, nhuộm photphataza axit bạch cầu, nhuộm Perls trên bệnh
nhân bạch cầu cấp.

4. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 71 trang, trong đó có 65 hình vẽ, đồ thị, 26 bảng biểu, chưa kể
41 trang phụ lục và 57 tài liệu tham khảo. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề
tài được chia làm ba chương: chương 1 – Tổng quan tài liệu, gồm 25 trang;
chương 2 –Phương pháp nghiên cứu, gồm 9 trang; chương 3 – Kết quả và
bàn luận, gồm 33 trang; Kết luận và kiến nghị 2 trang.
Liên quan đến nội dung đề tài đã đăng 1 bài trên Tạp chí Y học thành phố
Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về nhuộm hóa học tế bào
Trong ngành Huyết học thường sử dụng phổ biến 8 kỹ thuật nhuộm hóa
học tế bào như sau: Periodic-Axit Schiff (PAS), Peroxidaza, Sudan B,
Esteraza đặc hiệu, Esteraza không đặc hiệu, Esteraza không đặc hiệu ức chế
4


bằng NaF, Photphataza kiềm, Photphataza axít. Các kỹ thuật này dựa trên ba
nguyên lý chính là phản ứng hóa học (PAS), khuếch tán vật lý (Sudan B) và
enzym (6 kỹ thuật còn lại). Hai kỹ thuật nhuộm PAS và Sudan B ít có cải
tiến, riêng các kỹ thuật nhuộm enzym đã phát triển mạnh kể từ khi tìm ra
phản ứng tạo chất màu với sự xúc tác của enzym theo nguyên lý hình thành
phẩm màu azo vào những năm 50 của thế kỷ XX.
1.2. Nghiên cứu trong nước về nhuộm hóa học tế bào
Từ đầu những năm 1970, bộ môn Huyết học-Truyền máu đã triển khai các
kỹ thuật nhuộm hóa học tế bào tại khoa Huyết học-Truyền máu Bệnh viện
Bạch Mai. Một số tác giả như: Lê Đức Ngọc, Nguyễn Đình Triệu, Lưu Văn
Bôi đã tiến hành một số nghiên cứu về cơ chế phản ứng, tổng hợp cơ chất,
đánh giá mối tương quan giữa hoạt tính-cấu trúc và cải tiến các phương pháp
đánh giá các phương pháp nhuộm hóa học tế bào. Các kết quả đã giúp nâng
cao chất lượng của các kỹ thuật nhuộm ứng dụng trong chẩn đoán dòng tế

bào phục vụ cho công tác điều trị bệnh bạch cầu.
1.3. Kít nhuộm hóa học tế bào
Các bộ kít thường tiến hành qua các bước chính như sau:
Làm tiêu bản

Phản ứng

Nhuộm

Cố định

hóa học

nền

Tế bào

Tế bào

Nhuộm

Nhuộm nền

bạch cầu

bạch cầu

lên

hồng cầu


chưa cố

đã cố định

màu các

định
chất
Như vậy, nhuộm hóa học tế bào là dùng các phản ứng hóa màu hoặc phản
5


ứng dưới xúc tác của enzym để phát hiện các chất hóa học có trong tế bào. Sự
xuất hiện màu chứng tỏ có chất cần phát hiện và cường độ màu phụ thuộc vào
nồng độ của chúng có trong tế bào. Các kỹ thuật này cần đạt được độ nhạy và
độ đặc hiệu cần thiết để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm.
1.4. Ứng dụng phương pháp nhuộm hóa học tế bào trong y học
8 kỹ thuật nhuộm hóa học tế bào là cơ sở để chẩn đoán phân biệt bệnh
bạch cầu kinh với nhiễm trùng bạch cầu đơn nhân và dòng tế bào trong bệnh
bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB.
1.5. Các công cụ toán học sử dụng trong nghiên cứu y học
Kế hoạch hóa thực nghiệm nhằm tìm điều kiện tối ưu để đạt được kết quả
nhuộm tốt nhất phải dựa trên các công cụ toán học. Các phương pháp tối ưu
hóa thực nghiệm đơn hình và khảo sát mặt mục tiêu thường hay được sử
dụng trong nghiên cứu. Hiện nay các phần mềm thống kê như: SPSS, Modde,
Excel... đã hỗ trợ tốt cho việc xử lý dữ liệu và kế hoạch hóa thực nghiệm.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 202 bệnh nhân có chỉ định chọc tủy tại Viện Huyết

học-Truyền máu trung ương.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Nhuộm 10 kỹ thuật theo hướng dẫn của bộ kít nhuộm hóa học tế bào
đồng bộ HICYTEC sản phẩm của đề tài cấp bộ mang mã số: BH - 2011 BV198 - 11
− Kỹ thuật nhuộm hình thái tế bào bằng thuốc nhuộm giemsa;
− Kỹ thuật nhuộm glycogen bạch cầu bằng thuốc thử Schiff;
− Kỹ thuật nhuộm lipit bạch cầu bằng thuốc thử Sudan B;
6


− Kỹ thuật nhuộm peroxidaza bạch cầu bằng cơ chất là benzidin;
− Kỹ thuật nhuộm esteraza đặc hiệu bạch cầu bằng cơ chất là naphtol ASD 2-cloaxetat;
− Kỹ thuật nhuộm esteraza không đặc hiệu bạch cầu bằng cơ chất là
naphtol AS axetat;
− Kỹ thuật nhuộm esteraza đặc hiệu bạch cầu bằng cơ chất là naphtol AS
axetat với chất ức chế NaF;
− Kỹ thuật nhuộm photphataza axit bạch cầu bằng cơ chất là naphtol
AS-BI photphat ở pH axit;
− Kỹ thuật nhuộm photphataza kiềm bạch cầu bằng cơ chất là naphtol
AS-BI photphat ở pH kiềm;
− Kỹ thuật nhuộm nguyên hồng cầu hoặc các tế bào lưới nội mô ứ sắt
bằng Kali Feroxyanua.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân được nghiên cứu
Bệnh bạch cầu cấp là bệnh lý ác tính của hệ tạo máu được đặc trưng bởi sự
tăng sinh và tích tụ tế bào non trong máu và tủy xương. Trong tổng số 202
mẫu chọc tủy lần đầu tại viện Huyết học - Truyền máu Trung ương có 142

trường hợp được chẩn đoán ban đầu mắc bạch cầu cấp trong đó có 60 trường
hợp kết luận đúng thể bệnh, như vậy chỉ dựa vào lâm sàng mức độ chẩn đoán
đúng thể bệnh đạt tỷ lệ rất thấp (42,3%). Do đó cần kết hợp nhiều phương
pháp chẩn đoán khác nhau. Tiêu chuẩn FAB (1986) sử dụng kết quả hình thái
học-nhuộm hoá học tế bào, marker và di truyền làm cơ sở để phân loại thể
bệnh và dòng tế bào trong bệnh bạch cầu cấp nhằm chẩn đoán và lựa chọn
phác đồ điều trị cho bệnh nhân đạt hiệu quả cao nhất [33, 36, 37, 39, 40].
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cấp

7


Kết luận
Bạch cầu cấp
Bệnh khác
Tổng

Số lượng
60
142
202

Tỷ lệ (%)
29,7
70,3
100

Trong tổng số 202 trường hợp chọc tủy lần đầu tại viện Huyết học Truyền
máu Trung ương trong đó có 60 trường hợp có kết luận đúng thể bệnh chiếm
29,7%. Tỷ lệ này tương đương với công bố của Trần Thị Minh Hương và

cộng sự (32.1%) tại Bệnh viện Bạch Mai [1].
Bảng 3.2. Phân loại bạch cầu cấp theo giới tính

Giới tính
Nam
Nữ
Tổng

Số lượng
28
32
60

Tỷ lệ (%)
46,7
53,3
100

Về giới: Tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới là 53,3%, cao hơn nam giới và cao hơn
so với công bố của Siegel M. P. H. R., và cộng sự ghi nhận tại Mỹ năm 2014
là 0,756 (23.370 nữ/30.900 nam) [52]. Sự khác nhau có thể là do ảnh hưởng
của môi trường sống cũng như thói quen sinh hoạt của người Mỹ và Việt Nam
cũng như số lượng mẫu thu thập có thể còn thấp chưa mang tính đại diện.
Hình 3.1.
Biểu đồ phân
loại bạch cầu
cấp theo độ
tuổi và giới
tính
Về độ tuổi:

Qua hình 3.1 cho thấy bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, tuy vậy đối với nam tần suất
mắc bệnh tỷ lệ nghịch với độ tuổi, dưới tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao nhất
(21,5%). Ngược lại, ở nữ giới thì độ tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở ngoài độ
8


tuổi lao động (20,0%).
3.2. Nhóm bạch cầu cấp dòng lympho
3.2.1. Đặc điểm chung về nhóm bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho
Bảng 3.3. Bảng phân loại bạch cầu cấp dòng lympho theo giới tính

Giới tính
Nam
Nữ
Tổng

Số lượng
14
11
25

Tỷ lệ (%)
56,0
44,0
100

Về giới tính: bệnh gặp ở cả 2 giới. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cấp
dòng lympho ở nam cao hơn nữ, nam chiếm 56,0%, nữ chiếm 44,0 %
(nam/nữ =1,3).


Hình 3.3. Biểu đồ phân loại bệnh bạch cầu cấp dòng lympho theo độ tuổi
Về độ tuổi: Mẫu nghiên cứu có tuổi thấp nhất là 1 tháng tuổi và cao nhất là
93 tuổi, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Theo tiêu chuẩn quy định độ tuổi lao động
của người Việt Nam: độ tuổi lao động của nam giới từ 18-60 tuổi, độ tuổi lao
động của nữ giới từ 18 - 55 tuổi. Qua hình 3.3 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bạch
cầu cấp dòng lympho < 18 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (60%). Kết quả này phù
hợp với các công bố của các tác giả trong và ngoài nước. Theo Trần Thị
Hồng Hà (2004), độ tuổi mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho hay gặp nhất
từ 4-5 tuổi [5]. Nguyễn Công Khanh (1987) thấy rằng gần 50% trẻ mắc bệnh
dưới 5 tuổi và tỷ lệ này cũng giảm dần ở trẻ lớn [8]. Theo Bùi Ngọc Lan
9


(2007), độ tuổi mắc bệnh trung bình là 6,0 ± 3,8 [9]. Đối với người trên 16
tuổi, nhiều nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh trẻ tuổi
chiếm tỷ lệ khá cao. Nghiên cứu của Phạm Quang Vinh (2003), có trên 256
bệnh nhân có 40,0% số bệnh nhân dưới 30 tuổi [24].
3.2.2. Phân loại thể bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sử dụng bộ kit nhuộm
HICYTEC
a)

Phân loại thể bệnh bạch cầu cấp dòng lympho theo tiêu chuẩn FAB
Bảng 3.4. Kết quả phân loại thể bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

Thể bệnh
L1
L2
L3
Tổng cộng


Kết quả bộ kít HICYTEC
Số lượng
Tỷ lệ (%)
2
8
23
92
0
0
25
100

Kết quả bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cấp thể L2 gặp
nhiều nhất (chiếm 92%), tiếp đến là thể L1 (chiếm 8%) và không gặp trường
hợp nào thể L3. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Thị
Minh An (1995) [1], Lâm Thị Mỹ và cộng sự (2004) đều thấy thể L2 chiếm
tỷ lệ cao trong bạch cầu cấp dòng lympho [10]. Tuy vậy, khác với nghiên cứu
của tác giả C. H. Pui (2001) tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho hầu
hết có phân loại theo FAB thuộc thể L1 chiếm tới 70% [48].
b) Đánh giá mức độ phù hợp phân loại thể bệnh bạch cầu cấp dòng
lympho bằng bộ kít nhuộm đồng bộ HICYTEC so với kết quả chẩn đoán
xác định của Viện Huyết học-Truyền máu trung ương
Bảng 3.5. Kết quả phân loại thể bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ bằng bộ kít
HICYTEC và kết chẩn đoán xác định của Viện Huyết học-Truyền máu
trung ương trên từng bệnh nhân

10


Kết


TT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.

Mã BN


15010165
15013692
15013057
15012072
14034835
15011022
15011378
15010693
15011337
15011154
15009721
14035107
15010527
14019748
15008709
15010257
856
14037484
14037438
14038058
14038278
14035789
14087493
14035765
14035113

Họ và tên

Nguyễn Thị L.

Dương Ngọc L.
Nguyễn Sơn H.
Nguyễn Mạnh D.
Lưu Kế X.
Nguyễn Thị Đ.
Vũ Trung T.
Vũ Thị Đ.
Phùng Thị A.
Ngô Văn Tr.
Tô Phương L.
Trương Thị T.
Trần Đức A.
Đỗ Minh T.
Lê Ngọc Bảo P.
Nguyễn Hữu T.
Nguyễn Văn T.
Nguyễn Hiền A.
Giàng Thị N.
Lê Phạm V.
Trần Hoàng Th.
Doãn Hữu T.
Nguyễn Ngọc A.
Nguyễn Trọng T.
Hoàng Mai P.

Năm
sinh

1949
2013

2013
2007
1954
1936
2010
1947
2012
2008
2008
1994
2013
2013
2015
2000
1992
2012
2012
1963
1997
1922
2013
1998
2009

Ngày XN

30/04/2015
28/05/2015
22/05/2015
14/05/2015

01/10/2014
11/05/2015
11/05/2015
13/05/2015
08/05/2015
07/05/2015
30/04/2015
27/04/2015
28/04/2015
27/04/2015
27/04/2015
24/04/2015
31/03/2015
10/10/2014
10/10/2014
17/10/2014
21/10/2014
26/09/2014
10/10/2014
22/09/2014
15/09/2014

luận

Kết luận

của

thể bệnh


viện

sử dụng

HH-

kit

TM

HICYTEC

TW
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2

L2
L2
L2
L2
L1
L2
L1
L2

L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2
L2

L1
L2
L1
L2

Tổng hợp lại kết quả ở trên được bảng phân loại thể bệnh trên bảng 3.6.
Bảng 3.6. Kết quả phân loại thể bệnh bạch cầu cấp dòng lympho
Chẩn đoán xác định

Kết quả bộ kít
11

Sai khác


Thể
bệnh
L1
L2
L3
Tổng
cộng

Viện HH-TMTW
Số
Tỷ lệ (%)
lượng
2
8
23

92
0
0
25

100

HICYTEC
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
2
8
23
92
0
0
25

100

Số
lượng
0
0
0

Tỷ lệ
(%)

0
0
0

0

0

Như vậy, mức độ phù hợp phân loại thể bệnh theo phương pháp hình
thái học-hóa học tế bào bằng kít nhuộm đồng bộ HICYTEC so với kết quả
chẩn đoán xác định của Viện Huyết học-Truyền máu trung ương dựa trên 3
phương pháp: miễn dịch, di truyền và hình thái học-hóa học tế bào đạt 100%
theo tiêu chuẩn FAB ( bảng 3.6). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của
Trần Ngọc Vũ và cộng sự (2014) khi sử dụng 5 phương pháp nhuộm: Giem
sa, peroxidaza, sudan B, PAS và esteraza không đặc hiệu tự pha thì độ nhạy
là 100%, độ đặc hiệu là 73,77%, giá trị dự báo phân loại dòng lympho là
88,88%. Sự phù hợp chẩn đoán giữa hình thái-hóa học tế bào và miễn dịch tế
bào là 89,10% [25].
3.2.3. Kết quả nhuộm photphataza axit bạch cầu xác định loại lympho T
trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho
Bảng 3.7. Kết quả nhuộm photphataza axit phân loại dòng lympho T

Dòng tế bào
Lympho B
Lympho T
Tổng

Số lượng
24
6

30

Tỷ lệ (%)
80
20
100

Bảng 3.7 cho thấy, tỷ lệ bệnh bạch cầu cấp lympho dòng B (80%) cao
hơn so với dòng T (20%). Kết quả này tương tự so với tác giả C. H. Pui [48],
nhưng cao hơn so với nghiên cứu của Bùi Ngọc Lan (2007) tỷ lệ dòng
lympho B chiếm 70,1%, dòng lympho T chiếm 25,8% [9]. Tủy đồ có hạn chế
là không thể phân biệt được dòng B và T như kỹ thuật miễn dịch tế bào.
12


Trong khi đó dựa vào hóa học tế bào nhuộm photphataza axit bạch cầu có thể
phân loại được dòng tế bào lympho B và T. Điều này có ý nghĩa rất lớn và
cần thiết cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán, tiên lượng bệnh và lựa chọn
phác đồ điều trị.
3.3. Nhóm bạch cầu cấp dòng tủy
3.3.1. Phân nhóm bạch cầu cấp dòng tủy theo giới tính và tuổi
Trong số 202 bệnh nhân tự đến có các triệu chứng lâm sàng định hướng
chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp hoặc được chẩn đoán bạch cầu cấp bởi các bệnh
viện khác gửi đến viện Huyết học-Truyền máu trung ương, đã phát hiện
14,85% bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Bảng phân bố bệnh bạch
cầu cấp theo giới tính được thể hiện trên bảng 3.8.
Bảng 3.8. Bảng phân bố bệnh bạch cầu cấp dòng tủy theo giới tính

Giới
Nam

Nữ
Tổng

Số trường hợp
10
20
30

Tỷ lệ
36,67%
63,33%
100%

Trong đó, bạch cầu cấp dòng tủy gặp ở nữ (63,33%) cao hơn so với nam
giới 2 lần, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với công bố của Siegel M. P. H. R., và
cộng sự (nữ chỉ chiếm 46,4%) tại Mỹ năm 2012 [51].
Bảng 3.9. Kết quả phân loại thể bệnh bạch cầu cấp dòng tủy theo

Thể
bệnh
M0
M1
M2
M3
M4
M5
M6
M7
Tổng


Nam
Số lượng
Tỷ lệ
0
0,00%
1
3,33%
1
3,33%
2
6,67%
5
16,67%
0
0,00%
1
3,33%
0
0,00%
10
33,33%

Nữ
Số lượng
Tỷ lệ
1
3,3%
2
6,7%
5

16,7%
1
3,3%
8
26,7%
3
10,0%
0
0,0%
0
0,0%
20
66,67%

13

giới tính

Tổng cộng
Số lượng
Tỷ lệ
1
3,33%
3
10,00%
6
20,00%
3
10,00%
13

43,33%
3
10,00%
1
3,33%
0
0,00%
30
100%


Kết quả trên bảng 3.9 cho thấy thể bệnh M4 chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai
giới (chiếm 43,33%). Không gặp thể M0 ở nam và thể M7 ở cả hai giới. Một
trường hợp bệnh nhân thể M0 và 3 trường hợp M5 đều gặp ở bệnh nhân nữ.
Bên cạnh đó chỉ gặp một trường hợp mắc thể M6 ở nam giới. Đối với thể
M1, M2, M3 và M4 gặp cả ở nam và nữ trong đó thể M2, M3 có sự chênh
lệch rõ về số trường hợp mắc: thể M2 thì tỷ lệ nữ/nam=5/1, thể M3 có
nam/nữ= 2/1.
Về độ tuổi: Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh bạch cầu cấp dòng tủy gặp
ở mọi lứa tuổi và gặp cao nhất ở tuổi 18-60. Kết quả này cũng phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Phan Nguyễn Thanh Vân, Nguyễn Hữu Toàn (1999)
khi cho rằng bệnh bạch cầu cấp gặp ở mọi độ tuổi, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu
cấp chủ yếu trên độ tuổi 15 chiếm 77,8% [19, 20].
3.3.2. Kết quả phân loại thể bệnh bạch cầu cấp dòng tủy theo kết quả chẩn
đoán tại Viện Huyết học-Truyền máu trung ương
Kết quả phân loại thể bệnh tại Viện Huyết học-Truyền máu trung ương
dựa trên 3 phương pháp: hình thái học-hóa học tế bào, miễn dịch và di truyền.
Kết quả chẩn đoán tại Viện Huyết học-Truyền máu trung ương cho thấy: Tỷ lệ
bệnh nhân mắc thể M4 cao nhất là 43,4%, gấp khoảng 2 lần so với số trường
hợp mắc thể M2 và gấp khoảng 4 lần so với các thể bệnh M1, M3 và M5.

Không có trường hợp nào bệnh nhân mắc thể M7 (xem hình 3.14).
Hình 3.14.
Tỷ lệ bệnh
nhân bạch
cầu cấp
theo kết
quả chẩn
đoán của
Viện Huyết học-Truyền máu trung ương

14


Kết quả này khác với nghiên cứu của Phan Nguyễn Thanh Vân (tỷ lệ
mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy chủ yếu gặp ở thể M2 chiếm 66,1% khi
thống kê trên cỡ mẫu là 162 mẫu) [21]. Sự sai khác này có thể do cỡ mẫu
trong nghiên cứu này nhỏ (30) nên chưa có tính đại diện cao vì thời gian
nghiên cứu ngắn.
3.3.3. Kết quả phân loại thể bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ bằng kit nhuộm
HICYTEC
Bảng 3.10. Kết quả phân loại thể bệnh bằng bộ kit nhuộm HICYTEC

Thể bệnh

Kết quả sử dụng bộ kit HICYTEC
Số lượng

Tỷ lệ

M0


0

0%

M1

4

13,3%

M2

6

20,0%

M3

3

10,0%

M4

12

40,0%

M5a


3

10,0%

M5b

1

3,3%

M6

1

3,3%

M7

0

0%

Tổng

30

100%

3.3.4. Mức độ phù hợp về chẩn đoán thể bệnh bạch cầu cấp dòng tủy bằng

bộ kít HICYTEC và kết luận của viện Huyết học-Truyền máu TW

15


Bảng 3.11. Kết quả chẩn đoán thể bệnh bạch cầu cấp dòng tủy bằng bộ kít HICYTEC và
kết luận của viện Huyết học-Truyền máu TW từng đôi một

Kết

TT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.

19.
20.
21.

Mã BN

14036597
14038360
14037630
14037167
15012076
15012171
15011072
15009749
15011309
15010643
15009702
1501908
15010303
15008623
15009229
15009993
15008651
15008364
15008212
15007750
15007543

22. 14038805
23.

24.
25.
26.

14034995
14035097
14034414
14034408

Họ và tên

Phạm Thị H.
Nguyễn Đức D.
Bùi Danh T.
Chu Quyền L.
Hồ Ngọc A.
Lê Thị T.
Nguyễn Như T.
Trần Thị T.
Lê Duy S.
Nguyễn Văn D.
Dương Quang T.
Đặng Thị Thu M.
Phan Thị D.
Vũ Thị N.
Đào Minh H.
Nguyễn Đình T.
Bùi Thị T.
Nguyễn Thị M.
Phạm Thị L.

Bùi Thị C.
Nguyễn Thị D.
Nguyễn Thị Kim
A.
Đỗ Thị P.
Đặng Hồng M.
Hà Thị Thu H.
Nguyễn Văn T.

luận

Kết luận

Ngày

của

thể bệnh

xét

viện

sử dụng

nghiệm

HH-

kit


TM

HICYTEC

10/01/2014
22/10/2014
22/10/2014
22/20/2014
15/05/2015
12/05/2015
11/05/2015
11/05/2015
11/05/2015
05/05/2015
27/04/2015
27/04/2015
25/04/2015
13/04/2015
14/04/2015
22/10/2015
09/04/2015
08/04/2015
07/04/2015
03/04/2015
01/04/2015

TW
M4
M4

M3
M4
M2
M5a
M4
M5a
M1
M4
M6b
M5b
M2
M1
M2
M4
M2
M3
M4
M2
M2

M4
M4
M3
M4
M2
M5
M4
M5
M1
M4

M6
M5
M2
M1
M2
M4
M2
M3
M4
M2
M2

2002 28/10/2014

M4

M4

1940 12/09/2014
2010 11/09/2014
2004 9/09/2014
1960 8/09/2014

M4
M4
M4
M3

M5a
M4

M4
M3

Năm
sinh

1989
1962
1988
1988
2007
1956
1961
1960
1947
1987
1952
1982
1953
1936
2007
1956
1972
1962
1999
1942
1940

16



Kết

TT

Mã BN

luận

Kết luận

Ngày

của

thể bệnh

xét

viện

sử dụng

nghiệm

HH-

kit

TM


HICYTEC

1997 28/08/2014

TW
M0

M1

1998 29/08/2014

M4

M4

1996 29/08/2014
1994 24/04/2015

M4
M1

M4
M1

Năm

Họ và tên

sinh


27. 14033993 Nguyễn Thanh T.
Hoàng Thị Vân
28. 14034192
A.
29. 14008990 Vi Văn P.
30. 12017400 Lê Thị L.

Mức độ phù hợp phân loại thể bệnh theo phương pháp hình thái học-hóa
học tế bào bằng kít nhuộm đồng bộ HICYTEC so với kết quả chẩn đoán xác
định của Viện Huyết học-Truyền máu trung ương dựa trên 3 phương pháp:
miễn dịch, di truyền và hình thái học-hóa học tế bào đạt 28/30 trường hợp
(đạt 93,3%). Kết quả này cao hơn so với công bố của Trần Ngọc Vũ và cộng
sự (2014) tỷ lệ phù hợp chẩn đoán giữa hình thái học-hóa học tế bào và miễn
dịch là 89,1 [25] và của Nguyễn Hữu Toàn (1999) là 29,7% [19].
3.4. Phân loại dòng tế bào bạch cầu cấp thể lai lympho - tủy (Lai L-T)
Kết quả phân loại thể bệnh bạch cầu cấp lai lympho - tuỷ bằng bộ kít
HICYTEC và kết chẩn đoán xác định của Viện Huyết học-Truyền máu trung
ương trên từng bệnh nhân thể hiện trên bảng 3.12.
Bảng 3.12. Kết quả phân loại thể bệnh bạch cầu cấp lai lympho-tủy

Kết luận
TT

1.

Mã BN

Họ và tên


15011531 Lý Trọng Đ.

Năm
sinh

Ngày XN

của viện thể bệnh sử
HH-TM

TW
2009 21/05/2015 Lai L-T
17

Kết luận
dụng kit
HICYTEC
Lai L-T


Kết luận
TT

2.
3.
4.
5.

Mã BN


Họ và tên

Năm
sinh

Ngày XN

Kết luận

của viện thể bệnh sử
HH-TM

TW
15011862 Lê Tiến N.
2012 13/05/2012 Lai L-T
15009743 Trần Văn C. 1989 08/05/2015 Lai L-T
497
Đỗ Hoàng P. 1986 25/04/2015 Lai L-T
Ngô Quang
15008086
1940 09/04/2015 Lai L-T
C.

dụng kit
HICYTEC
Lai L-T
Lai L-T
Lai L-T
Lai L-T


Kết quả nhuộm hóa học tế bào bằng kít nhuộm HICYTEC cho thấy có
5 trường hợp bạch cầu cấp thể lai lympho-tủy chiếm 8,3% (xem bảng 3.4).
Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Triệu Vân và cs (2004)
bạch cầu cấp thể lai tủy-lympho chiếm 6,2% [22]. Đây là thể hỗn hợp giữa 2
dòng tế bào là dòng lympho và dòng tủy. Khó khăn lớn nhất trong việc phân
loại thể bệnh bạch cầu cấp lai lympho - tủy khi sử dụng phương pháp hình
thái học - hóa học tế bào dùng để phân loại thể bệnh là tỷ lệ tế bào dòng
lympho và dòng tủy rất biến động trong các mẫu tủy. Một số tế bào do đột
biến có thể mất một số chất hóa học hoặc enzym trên nguyên sinh chất tế bào
nên dẫn đến không nhận định được kết quả.
3.5. Kết quả nhuộm photphataza kiềm bạch cầu
Bảng 3.13. Kết quả nhuộm photphataza kiềm trên bệnh nhân bạch cầu cấp

Điểm nhuộm

Số lượng

Tỷ lệ

<20

43

71,7%

20 - 146

16

26,7%


>146

1

1,7%

Tổng

60

100%

Trong tổng số 60 trường hợp được chẩn đoán bạch cầu cấp hầu hết là
18


giảm điểm nhuộm (71,7%) dưới 20 điểm, chỉ có một trường hợp tăng điểm
và như vậy có định hướng nhiễm trùng (xem Bảng 3.13).
Nhuộm photphataza kiềm bạch cầu dùng để phân biệt bệnh bạch cầu
kinh và bệnh bạch cầu cấp cũng như hội chứng nhiễm trùng bạch cầu đơn
nhân. Nếu là bệnh bạch cầu kinh thường có hiện tượng giảm điểm nhuộm (có
thể giảm đến mức 0 điểm. Trong trường hợp bạch cầu cấp điểm nhuộm của
các mẫu tuỷ thường nằm trong mức giảm vừa do có sự tăng cao của các tế
bào blast. Nếu trong trường hợp bị nhiễm trùng (một trong những triệu chứng
của bệnh) thì điểm nhuộm của mẫu sẽ tăng lên và là chỉ dấu giúp các bác sỹ
lâm sàng theo dõi tiên lượng bệnh. Tuy vậy, do sự biến động rất lớn của các
tế bào và thành phần tế bào trong mẫu tuỷ của các bệnh nhân bạch cầu cấp
nên xét nghiệm này thường ít có giá trị và chỉ có giá trị khi theo dõi mang
tính động học [40].

Hình 3.56 thể hiện phản ứng nhuộm photphataza kiềm dương tính,
nguyên sinh chất tế bào bắt màu đỏ trên nền nhân và hồng cầu màu xanh.
Hình 3.56. Ảnh nhuộm
photphataza kiềm mẫu tủy
của bệnh nhân Trần Văn
C.

3.6. Kết quả nhuộm
sắt trên mẫu tủy của bệnh nhân bạch cầu cấp tại Viện HH-TM trung
ương
Bảng 3.14. Kết quả nhuộm Perls trên các mẫu tủy bị bệnh bạch cầu cấp

Giới
Có tế bào mạng lưới nội mô sắt
Không có tế bào mạng lưới nội mô sắt
Tổng

Số trường hợp
6
54
60

Tỷ lệ
10,0%
90,0%
100%

Nhuộm sắt (Perls) có thể phát hiện các nguyên hồng cầu sắt hoặc các tế
19



bào mạng lưới nội mô sắt [42] (hình 3.57). Kết quả nhuộm Perls bằng bộ kít
nhuộm hóa học tế bào HICYTEC cho thấy trong 60 bệnh nhân bạch cầu cấp
thì có 6 trường hợp (chiếm 10,0%) có tế bào mạng lưới nội mô sắt (xem bảng
3.14). Theo Elisabeth Rybo và cs thì tế bào mạng lưới nội mô sắt có giá trị
theo dõi tình trạng ứ sắt tốt hơn so với nguyên hồng cầu sắt [50].
Hình 3.57.
Ảnh nhuộm
Perls tế bào
lưới nội mô sắt
mẫu tủy của
bệnh nhân
Trương Thị T.

20


KẾT LUẬN

Sử dụng bộ kít nhuộm hóa học tế bào HICYTEC đồng bộ 10 kỹ thuật
để phân loại thể bệnh trong chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp trên 202 mẫu tủy
của bệnh nhân chọc tủy lần đầu chưa điều trị có các triệu chứng nằm trong
tiêu chuẩn về mặt lâm sàng hoặc được chẩn đoán là bệnh bạch cầu cấp, đề
tài đã thu được một số kết quả như sau:
1. Tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cấp là 31,2%, trong đó cao nhất là bạch cầu
cấp dòng tủy chiếm 50,0%, bạch cầu cấp dòng lympho chiếm 41,7% và thấp
nhất là bạch cầu cấp lai lympho - tủy chiếm 8,3%. Bạch cầu cấp dòng lympho
chủ yếu là ở trẻ em chiếm 60% và có tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới,
nam/nữ = 1,3.
2. Đã đánh giá được giá trị sử dụng của bộ kít trong phân loại thể bệnh

bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB đạt được sự phù hợp 100% đối với dòng
lympho và 93,3% đối với dòng tủy so với kết quả chẩn đoán của Viện Huyết
học - Truyền máu trung ương bằng các phương pháp hình thái học, miễn dịch
và di truyền. Có 5 trường hợp bạch cầu cấp thể lai lympho-tủy, mức độ phù
hợp trong chẩn đoán cũng đạt 100%.
3. Đã đánh giá được giá trị của bộ kít nhuộm hóa học tế bào đồng bộ
HICYTEC khi nhuộm photphataza axit bạch cầu, nhuộm photphataza kiềm
và nhuộm Perls trên bệnh nhân bạch cầu cấp: 20% mẫu tủy có photphataza
axit dương tính định hướng dòng lympho T; 1,7%

có điểm nhuộm

photphataza kiềm tăng định hướng có nguy cơ nhiễm trùng; 3,3% mẫu tủy
gặp các tế bào mạng lưới nội mô sắt có giá trị theo dõi tình trạng ứ sắt tốt hơn
so với nguyên hồng cầu sắt.
KIẾN NGHỊ

Sử dụng bộ kít nhuộm HICYTEC đồng bộ 10 kỹ thuật để nhuộm các
mẫu tủy chọc tủy lần đầu trong các phòng xét nghiệm Huyết học để xác định
thể bệnh.
21



×