Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thpt thuộc quận bình thạnh thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRẦN BẢO QUÂN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THPT THUỘC QUẬN BÌNH THẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
S

K

C

0

0

3

9
7

5
7

9
7


NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 3 7 8 4

Tp. Hồ Chí Minh, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRẦN BẢO QUÂN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT
THUỘC QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ PHƯƠNG PHI

Tp. Hồ Chí Minh, 2012


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: Trần Bảo Quân

Giới tính: Nam


Ngày, tháng, năm sinh: 08/03/1984

Nơi sinh: Bạc Liêu

Quê quán: Giá Rai, Bạc Liêu

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 19/6, đƣờng 27, P.6, Q. Gò Vấp.
Điện thoại cơ quan:

Điện thoại nhà riêng: 0986973094

Fax:

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Cao đẳng:
Hệ đào tạo: chính quy

Thời gian đào tạo từ 2002 đến 2005

Nơi học (trƣờng, thành phố): Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ
Chí Minh.
Ngành học: Công nghệ thông tin.
2. Đại học:
Hệ đào tạo: chính quy

Thời gian đào tạo từ 2006 đến 2008


Nơi học (trƣờng, thành phố): Khoa Tin học quản lý, Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành học: Hệ thống thông tin kinh tế.
3. Thạc sỹ:
Hệ đào tạo: chính quy

Thời gian đào tạo từ 9/2010 đến 9/2012

Nơi học (trƣờng, thành phố): Trƣờng ĐH Sƣ phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí
Minh
Ngành học: Giáo dục học
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Luận văn

i


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trƣờng THPT thuộc quận
Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Tháng 10/2012
trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đặng Thị Phƣơng Phi.
5. Trình độ ngoại ngữ: (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Anh văn trình độ B1
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian
2008 đến
nay

Nơi công tác


Công việc đảm nhiệm

Trƣờng Trung học phổ thông
Phan Đăng Lƣu, Q.Bình Thạnh,
Tp.HCM

ii

Giáo viên môn Tin học


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2012
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trần Bảo Quân

iii


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn phòng Quản lý khoa học – Quan hệ Quốc tế Sau đại học, khoa Sư phạm kỹ thuật và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi điều kiện được học tập và có
một môi trường học tập lý tưởng để học tập và trưởng thành, đặc biệt là quý

Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy lớp cao học khóa 18B đã tận tình dạy dỗ và
truyền lại cho chúng tôi những kinh nghiệm, lòng say mê khoa học để cho tôi
có niềm tin vào tri thức và hành trang bước vào cuộc sống.
Xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn TS. Đặng Thị
Phương Phi đã tận tình chỉ bảo, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Tuấn, trưởng khoa Sư Phạm
Kỹ Thuật; TS. Võ Thị Xuân cố vấn học tập đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy và
chỉ bảo để tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng nghiệp tại các trường trung học
phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi đã giúp cho
tôi có được những thông tin quý báu để hoàn thành đề tài này.
Cảm ơn tất cả các thành viên trong lớp Giáo dục học 18B đã tạo điều
kiện cho tôi những cơ hội học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi đến gia đình tôi lòng biết ơn vô hạn đã sinh thành
và nuôi dưỡng giáo dục tôi nên người.
Trân trọng!

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Loài ngƣời đang ở trong kỷ nguyên của sự phát triển vƣợt bậc về Khoa
học – kỹ thuật và công nghệ, đi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế
tri thức, làm nảy sinh ra những vấn đề mà chúng ta chƣa từng gặp; chƣa trải
nghiệm; chƣa phải ứng phó, đƣơng đầu. Vì vậy, đòi hỏi con ngƣời phải có
khả năng ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của
cuộc sống. Trƣớc những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống, kỹ năng sống
trở thành hành trang không thể thiếu của các bạn trẻ.
Giáo dục hiện nay không chỉ thực nhiệm vụ đào tạo cho xã hội những

lao động giỏi, có năng lực, mà còn phải hƣớng đến việc đào tạo ra những
công dân phát triển toàn diện, giúp họ có năng lực sống hạnh phúc trong xã
hội hiện đại. Từ đó cho thấy, kỹ năng sống là một trong những nội dung giáo
dục cần thiết ở các cấp học và đang nhận đƣợc nhiều sự chú ý trong giai đoạn
hiện nay.
Kỹ năng sống là gì? Đƣợc hiểu ra sao? thực trạng kỹ năng sống của học
sinh ra sao? Thực trạng tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhƣ thế
nào? Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này; những kỹ năng nào cần thiết cho
học sinh trung học phổ thông và làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống hiệu
quả cho học sinh? Đó là những câu hỏi thôi thúc ngƣời nghiên cứu thực hiện
đề tài: “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trường THPT thuộc quận
Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh”.
Luận văn có 3 phần nhƣ sau:
Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài; xác định mục tiêu, nhiệm vụ,
đối tƣợng, khách thể nghiên cứu; giả thuyết khoa học; phạm vi và phƣơng
pháp nghiên cứu.

v


Phần nội dung: Gồm chƣơng 3 chƣơng
Chƣơng 1: “Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu”, tác giả đã hệ thống
lại những vấn đề có liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung
học phổ thông.
Chƣơng 2: “Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại các
trƣờng trung học phổ thông thuộc quận Bình Thạnh, Tp.HCM”. Ngƣời nghiên
cứu đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của học sinh
các trƣờng trung học phổ thông thuộc quận Bình Thạnh để làm cơ sở cho việc
đề xuất giải pháp.
Chƣơng 3: “Giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các

trƣờng THPT thuộc quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả đề
xuất 4 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống; sau đó lấy ý
kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp; thực
nghiệm sƣ phạm 1 trong các giải pháp đã đề xuất.
Phần kết luận và kiến nghị: Giải quyết đƣợc nhiệm vụ đặt ra của đề
tài đó là sử dụng đƣợc các giải pháp giáo dục kỹ năng sống mà ngƣời nghiên
cứu đã đề xuất thì chất lƣợng GDKNS cho học sinh tại các trƣờng THPT
thuộc quận Bình Thạnh, Tp.HCM sẽ đƣợc cải thiện.

vi


ABSTRACT
Nowadays, as mankind we are experiencing a new the age of
dramatically development in science and technology, and throughout the
process of changing from an industrial based to knowledge based economy,
we have created and come across some of problems which we have never
been faced, met and experienced before. Therefore, it’s very critical and
important that we have to come up with a counteracting solution to these
problems in the most effective and efficient way to cope with the new
demands and challenges of life. And the key essential component in this
solution is the ability to deal with problems in life of each and every
individual, our it’s necessary that our new young generation must be equipped
with this skill so they can be able to solve and deal with the high demand and
challenges of the new world and society that we are live in today.
Currently, education is not only about doing the job of social training
and providing quality worker with efficient skills and knowledge anymore,
but also about training and perfecting a brand new generation of citizens as
well as helping them how to survive and to be succeed in the modern society
world.

So what are life skills and abilities in life? How it could be understand
or explained? What are the student abilities in real life situation? And how our
education system has gone about training these essential skills to students in
reality, as well as what causes the problem. As following the path of finding
and figuring out what are the exact skills are needed to secondary high school
student and how to educate them in the most effective way which brings back
the best outcome, I have come with the idea of doing this research about
“Teaching life skills for student at secondary high schools within Binh Thanh
district, Ho Chi Minh city”.

vii


My research contains 3 parts:
Introduction: addressing the topic, objective, identifying the mission,
research subject, theory needed to be used, setting up the boundary as well as
method of researching.
Content: this part consists 3 chapters:
Chapter 1: “The fundamentals of ideology about this research”, this
chapter has identified and organised all the common and related problems
during the process of educating skills to student.
Chapter 2: “The reality of educating life skills at secondary high
schools in Binh Thanh district”, this chapter is all about doing research and
find out which skills are currently teaching at school within Binh Thanh
district in reality, as well as finding the solution based on the material found.
Chapter 3: “The solution to education of life skills for student at
secondary high schools in Binh Thanh district”, after going through all the
research material, I have come up 4 solutions to improve efficiency in
education of life skills and abilities in life. One out of four solutions will be
selected after consulting with an expert in the field about its urgency as well

as effectiveness of each every solution, finally one solution will be put to
practice.
Conclusion: this research has shown that the target goal of improving
education quality not only in Binh Thanh district but also in Ho Chi Minh
City could and will be achievable if all four suggested solutions above are put
to practice.

viii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... iii
LỜI CẢM TẠ................................................................................................ iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................. v
MỤC LỤC .................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................... xii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ................................................. xiii
A.PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................ 3
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
B.PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 5
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... 5
1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................... 5
1.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 5
1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài .................................................................. 7
2. Những vấn đề lí luận về kỹ năng sống ........................................................ 8

2.1. Một số khái niệm liên quan...................................................................... 8
2.1.6. Giáo dục kỹ năng sống ....................................................................... 12
2.2. Phân loại kỹ năng sống .......................................................................... 12
2.3. Sự cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông....... 16
2.4. Các thành tố của giáo dục kỹ năng sống ................................................ 18
2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ..... 24
3. Các con đƣờng giáo dục kỹ năng sống...................................................... 29
3.1. Lồng ghép nội dung kỹ năng sống vào các môn học .............................. 29
3.2. Xây dựng môn học về giáo dục kỹ năng sống ........................................ 30
3.3. Lồng ghép vào hoạt động ngoài giờ lên lớp ........................................... 30

ix


Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC QUẬN BÌNH
THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................... 33
1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................. 33
1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng ............................................................ 33
1.2. Khái quát về khách thể điều tra .............................................................. 33
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng ...................................................... 34
2. Thực trạng kỹ năng sống và nhu cầu đƣợc giáo dục kỹ năng sống của học
sinh............................................................................................................... 37
3. Kết quả nghiên cứu thực trạng. ................................................................. 40
3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh đối với kỹ năng sống. ........ 40
3.1.1.Nhận thức về khái niệm KNS ............................................................. 40
3.2. Thực trạng thái độ của học sinh đối với kỹ năng sống ........................... 45
3.3. Đánh giá của giáo viên về mức độ kỹ năng sống của học sinh THPT ...... 48
3.4. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh (tình huống giả định) ................. 49
3.5. Thực trạng xác định mục tiêu, nôi dung giáo dục kỹ năng sống của giáo

viên. ............................................................................................................. 52
3.6. Thực trạng xác định phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức giáo dục kỹ
năng sống của giáo viên ............................................................................... 56
3.7. Nguyên nhân của thực trạng. ................................................................. 62
Chƣơng 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC QUẬN BÌNH
THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......................................................... 69
1. Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................ 69
1.2. Cơ sở pháp lý của việc đề xuất các giải pháp nâng cao giáo dục kỹ năng
sống. ............................................................................................................. 69
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc đề xuất giải pháp. ............................................ 72
1.3. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp........................................................... 72
2. Giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trƣờng trung học phổ
thông thuộc quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh .......................................... 73
2.1. Giải pháp 1: Phối hợp các lực lƣợng xã hội trong việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trung học phổ thông ......................................................... 73
2.2. Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. ......................................................... 81

x


2.3. Giải pháp 3: Tăng cƣờng năng lực cho các chủ thể tham gia giáo dục kỹ
năng sống trong trƣờng trung học phổ thông. ............................................... 91
2.4. Giải pháp 4: Sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp dạy học tích cực nhằm
nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống trong nhà trƣờng phổ thông. ... 94
3. Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trƣờng trung học phổ thông thuộc quận
Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. ................................................................... 111
3.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các

giải pháp đã đề xuất. ................................................................................... 111
3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của giải pháp .......................................... 111
4. Thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................ 114
4.1. Mục đích ............................................................................................. 114
4.2. Đối tƣợng ............................................................................................ 114
4.3. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm ........................................................... 114
4.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ............................................................. 115
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 127
1. Kết luận .................................................................................................. 127
2. Kiến nghị ................................................................................................ 129

xi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
KN

:

Kỹ năng.

KNS

:

Kỹ năng sống.

GDKNS

:


Giáo dục kỹ năng sống.

THPT

:

Trung học phổ thông.

UNESCO :

Tổ chức Giáo dục, Khoa học,Văn hóa Liên Hiệp Quốc.

UNICEF

:

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc.

WHO

:

Tổ chức Y tế thế giới.

NGLL

:

Ngoài giờ lên lớp.


ĐTB

:

Điểm trung bình.

ĐLC

:

Độ lệch chuẩn.

Tp. HCM :

Thành phố Hồ Chí Minh

CLB

Câu lạc bộ.

:

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

BẢNG
Bảng 2. 1. Mẫu khảo sát trên giáo viên ......................................................... 36

Bảng 2. 2. Mẫu khảo sát trên học sinh .......................................................... 37
Bảng 2. 3. Nhận thức về khái niệm KNS ...................................................... 40
Bảng 2. 4. Vai trò của kỹ năng sống. ............................................................ 42
Bảng 2. 5. Sự tiếp nhận thông tin liên quan đến KNS ................................... 42
Bảng 2. 6. Nhận thức về sự cần thiết của các kỹ năng sống .......................... 43
Bảng 2. 7. Mức độ tổ chức giáo dục kỹ năng sống từng trƣờng .................... 46
Bảng 2. 8. Thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động GDKNS. ............... 46
Bảng 2. 9. Đánh giá của giáo viên về mức độ KNS của học sinh THPT ....... 48
Bảng 2. 10. Kết quả nghiên cứu tình huống kỹ năng tự nhận thức ................ 49
Bảng 2. 11. Kết quả nghiên cứu tình huống kỹ năng kiên định ..................... 50
Bảng 2. 12. Kết quả nghiên cứu tình huống kỹ năng kiềm chế cảm xúc ....... 51
Bảng 2. 13. Kết quả nghiên cứu tình huống kỹ năng ứng phó với căng thẳng
..................................................................................................................... 51
Bảng 2. 14. Thực trạng xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống của giáo
viên .............................................................................................................. 53
Bảng 2. 15. Thực trạng triển khai các kỹ năng sống tại các trƣờng THPT .... 55
Bảng 2. 16. Cơ sở vận dụng các phƣơng pháp .............................................. 57
Bảng 2. 17. Mức độ sử dụng các phƣơng pháp ............................................. 57
Bảng 2. 18. Thực trạng các phƣơng tiện giáo dục kỹ năng sống ................... 59
Bảng 2. 19. Thực trạng các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống........... 60
Bảng 2. 20. Nguyên nhân thực trạng qua đánh giá của giáo viên .................. 62
Bảng 2. 21. Nguyên nhân thực trạng theo đánh giá của học sinh .................. 63
Bảng 3. 1. Kết quả tổng hợp ý kiến của các đối tƣợng về sự cần thiết của các
giải pháp. .................................................................................................... 112
Bảng 3. 2. Kết quả tổng hợp ý kiến của các đối tƣợng về tính khả thi của các
giải pháp. .................................................................................................... 113
Bảng 3. 3. Kết quả đánh giá thái độ của học sinh qua tình huống 1 ............ 115
Bảng 3. 4. Kết quả đánh giá thái độ của học sinh qua tình huống 2 ............ 116
Bảng 3. 5. Kết quả đánh giá hành vi của học sinh qua tình huống 3 ........... 118
Bảng 3. 6. Kết quả đánh giá hành vi của học sinh qua tình huống 4 ........... 119

Bảng 3. 7. Kết quả đánh giá hành vi của học sinh qua tình huống 5 ........... 120
Bảng 3. 8. Kết quả đánh giá hành vi của học sinh qua tình huống 6 ........... 121
Bảng 3. 9. Kết quả đánh giá hành vi của học sinh qua tình huống 7 ........... 122
Bảng 3. 10. Kết quả đánh giá hành vi của học sinh qua tình huống 8 ......... 123

xiii


BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1. Nhận thức về khái niệm KNS .................................................. 41
Biểu đồ 2. 2. Mức độ tổ chức giáo dục kỹ năng sống tại trƣờng. .................. 45
Biểu đồ 2. 3. Thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động GDKNS ............ 46
Biểu đồ 2. 4. Lý do học sinh muốn tham gia rèn luyện kỹ năng sống ........... 47
Biểu đồ 2. 5. Đánh giá của giáo viên về mức độ KNS của học sinh THPT ... 48
Biểu đồ 2. 6. Thực trạng xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống của giáo
viên. ............................................................................................................. 54
Biểu đồ 2. 7. Thực trạng triển khai các kỹ năng sống tại các trƣờng THPT .. 55
Biểu đồ 2. 8. Mức độ sử dụng các phƣơng pháp ........................................... 58
Biểu đồ 2. 9. Thực trạng các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống......... 61
Biểu đồ 2. 10. Nguyên nhân thực trạng qua đánh giá của giáo viên .............. 63
Biểu đồ 2. 11. Nguyên nhân thực trạng theo đánh giá của học sinh .............. 64
Biểu đồ 3. 1. Kết quả đánh giá thái độ của học sinh qua tình huống 1 ........ 116
Biểu đồ 3. 2. Kết quả đánh giá thái độ của học sinh qua tình huống 2 ........ 117
Biểu đồ 3. 3. Kết quả đánh giá hành vi của học sinh qua tình huống 3 ....... 118
Biểu đồ 3. 4. Kết quả đánh giá hành vi của học sinh qua tình huống 4 ....... 119
Biểu đồ 3. 5. Kết quả đánh giá hành vi của học sinh qua tình huống 4 ....... 121
Biểu đồ 3. 6. Kết quả đánh giá hành vi của học sinh qua tình huống 6 ....... 122
Biểu đồ 3. 7. Kết quả đánh giá hành vi của học sinh qua tình huống 7 ....... 123
Biểu đồ 3. 8. Kết quả đánh giá hành vi của học sinh qua tình huống 8 ....... 124


xiv


A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới phát triển, xã hội thay đổi toàn diện về kinh tế, chính trị, văn
hóa và lối sống với tốc độ nhanh chóng làm nảy sinh ra những vấn đề mà
chúng ta chƣa từng gặp; chƣa trải nghiệm; chƣa phải ứng phó, đƣơng đầu.
Đối với học sinh cũng vậy mọi thử thách, khó khăn và xã hội đầy cạm bẫy
đang chờ đón các em. Nói cách khác để trang bị cho các em có đƣợc những
hành trang để vững bƣớc trong cuộc sống, đi đến thành công và hạnh phúc
trong cuộc đời. Chính vì vậy học sinh cần phải có kỹ năng sống để đáp ứng
những thách thức, nắm bắt thời cơ, vƣợt qua những trở ngại trong quá trình
toàn cầu hóa mà mục đích là nâng cao chất lƣợng con ngƣời và chất lƣợng
cuộc sống.
Để đi đến thành công và hạnh phúc các em phải vƣợt qua những thử
thách: AIDS, mang thai ngoài ý muốn, nghiện rựu, ma túy, nghiện game, tự
kỷ, bạo lực học đƣờng…
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(UNESCO) xác định có nhiều nội dung thống nhất với nội dung giáo dục kỹ
năng sống nhƣ: Quyền con ngƣời, hòa bình và an ninh, bình đẳng giới, đa
dạng về văn hóa và hiểu biết về giao thoa văn hóa, sức khỏe, HIV/AIDS, các
nội dung về môi trƣờng nhƣ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, sự thay
đổi khí hậu, sự phòng chống giảm nhẹ thiên tai và kinh tế thị trƣờng.
Trong mục tiêu 6 của kế hoạch hành động Dakar (2000) về giáo dục
cho mọi ngƣời, kỹ năng sống đƣợc coi là một khía cạnh của chất lƣợng giáo
dục, đánh giá chất lƣợng giáo duc cần xem xét các tiêu chí đánh giá kỹ năng
sống của ngƣời học. UNESCO đã nêu: “ đánh giá chất lƣợng giáo dục phải
bao hàm đánh giá mức độ đạt đƣợc các kỹ năng sống đối với xã hội và cá
nhân”. Thế hệ trẻ nói chung còn khoảng cách khá xa so với những yêu cầu


1


của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Mặc dù về
học thuật, học sinh, sinh viên chúng ta rất giỏi, đạt đƣợc nhiều thành tích cao
trên đấu trƣờng trí tuệ thế giới nhƣng kỹ năng sống thì quá kém. Mặc dù
chúng ta đã và đang lồng ghép kỹ năng sống vào các môn học nhƣng đó chỉ là
cƣỡi ngựa xem hoa, mang tính hình thức chƣa đáp ứng đƣợc những đòi hỏi
trong thời kỳ hội nhập.
Với tất cả lý do trên tôi chọn đề tài “ Giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tại các trường THPT thuộc quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí
Minh” để làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất đƣợc các giải pháp giáo dục kỹ năng cho học sinh THPT.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống.
 Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống tại các trƣờng THPT
quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
 Đề xuất các giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thuộc
quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng GDKNS tại hai trƣờng THPT Phan Đăng Lƣu
và THPT Hoàng Hoa Thám thuộc quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
 Thực nghiệm tại trƣờng THPT Phan Đăng Lƣu, quận Bình Thạnh,
Tp.HCM.
 Giới hạn về nội dung GDKNS: do thời gian có nghiên cứu không nhiều
và việc GDKNS đòi hỏi phải có thời gian dài, nên ngƣời nghiên cứu chỉ chọn
giải pháp GDKNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

để thực nghiệm sƣ phạm nhằm hình thành và củng cố 4 KN sau: KN tự nhận

2


thức, KN kiên định, KN kiềm chế (kiểm soát) cảm xúc và KN ứng phó với
căng thẳng.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Kỹ năng sống.
4.2. Khách thể nghiên cứu
 Giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý của các trƣờng THPT thuộc quận
Bình Thạnh, Tp.HCM.
 Phụ huynh học sinh của các trƣờng THPT thuộc quận Bình Thạnh,
Tp.HCM.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, chất lƣợng GDKNS cho học sinh tại các trƣờng THPT thuộc
quận Bình Thạnh, Tp.HCM còn hạn chế. Nếu sử dụng đƣợc các giải pháp
giáo dục kỹ năng sống mà ngƣời nghiên cứu đã đề xuất thì chất lƣợng
GDKNS cho học sinh tại các trƣờng THPT thuộc quận Bình Thạnh, Tp.HCM
sẽ đƣợc cải thiện.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Thông qua đọc tài liệu sách,
báo, tạp chí và các tài liệu khác, chúng tôi dùng phƣơng pháp này để phân tích,
tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài để thu thập thông tin cần thiết.
 Phƣơng pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết: Trên cơ sở phân
loại, hệ thống hoá lý thuyết cần thiết để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề
nghiên cứu. .
6.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

 Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế: thu nhập thông tin về thực trạng
tổ chức GDKNS cho học sinh và tìm hiểu nguyên nhân, quan điểm của các
đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Các đội tƣợng điều tra gồm giáo viên, học sinh,
cán bộ quản lý các trƣờng.

3


 Phƣơng pháp chuyên gia: Gặp trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực
giáo dục, các giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi
về vấn đề có liên quan đến thực trạng, hệ thống hóa tiêu chí cũng nhƣ giải
pháp GDKNS cho học sinh.
 Phƣơng pháp quan sát: Là phƣơng pháp thu nhận thông tin về đối
tƣợng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp đối tƣợng và các nhân tố khác có
liên quan
 Phƣơng pháp phỏng vấn: Là phƣơng pháp điều tra hỏi và trả lời trực tiếp.
 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Là phƣơng pháp thu nhận thông
tin về sự thay đổi số lƣợng trong nhận thức và hành vi của các đối tƣợng giáo
dục do ngƣời nghiên cứu tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển
và đã đƣợc kiểm tra.
6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học: Để xử lý kết quả nghiên cứu, tăng độ
tin cậy của đề tài.

4


B.PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Từ xa xƣa ông ba ta đã nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hoặc
“học dăm ba chữ để làm người”, “học để đối nhân xử thế”. Đó là những kinh
nghiệm, là mầm móng của kỹ năng sống, cho đến năm 1996 UNICEP tổ chức
chƣơng trình: “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống
HIV/AIDS cho thiếu niên trong và ngoài nhà trường” thì thuật ngữ “Kỹ năng
sống” mới đƣợc ngƣời Việt Nam biết đến. Quan niệm về KNS đƣợc giới thiệu
trong chƣơng trình này chỉ bao gồm những kỹ năng sống cốt lõi nhƣ: kỹ năng
tự nhận thức, giao tiếp; kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng ra quyết định; kỹ
năng kiên định; kỹ năng đặt mục tiêu…do các chuyên gia Úc tập huấn. Tham
gia chƣơng trình này đầu tiên gồm có ngành giáo dục và Hội chữ thập đỏ.
Sang giai đoạn hai chƣơng trình có tên: “Giáo dục sống khoẻ mạnh và
kỹ năng sống”. Ngoài ngành giáo dục, còn có sự tham gia của 2 tổ chức xã hội
chính trị là Trung ƣơng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên
hiệp phụ nữ Việt Nam. Đại diện của các tổ chức này cũng đƣợc tập huấn về
kỹ năng sống với quan niệm nhƣ trên. Trên cơ sở đó, quan niệm về kỹ năng
sống cơ bản đối với từng nhóm đối tƣợng đƣợc vận dụng đa dạng hơn nhƣ: kỹ
năng ra quyết định; kỹ năng biết từ chối; kỹ năng thƣơng thuyết, đàm phán;
kỹ năng lắng nghe; kỹ năng trình bày…ở đây kỹ năng giao tiếp đã đƣợc phân
nhỏ thành các kỹ năng thành phần.
Khái niệm “Kỹ năng sống” thực sự đƣợc hiểu theo đúng nội hàm của
nó sau cuộc hội thảo: “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO tài
trợ đƣợc tổ chức từ ngày 23 đến ngày 25/10/2003 tại Hà Nội. Từ đó ngƣời

5


làm giáo dục Việt Nam hiểu rõ và đầy đủ về kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng
sống cơ bản đƣợc lồng ghép với các môn học.

Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày
22/7/2008 của Bộ GD&ĐT và kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày
22/7/2008 của BGD&ĐT về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trƣờng phổ thông giai
đoạn 2008-2013 đƣợc coi nhƣ là một động thái mạnh mẽ cho việc đƣa kỹ
năng sống vào nhà trƣờng.
Thông qua đổi mới mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục, các dự
án phát triển giáo dục trung học đều nhấn mạnh việc hình thành các năng lực
cơ bản nhƣ: năng lực thích nghi, năng lực hành động, năng lực ứng xử,
chuyển từ quan điểm “ lấy thầy và kiến thức làm trung tâm” sang quan điểm “
lấy trò và năng lực cần đào tạo làm trung tâm”.
Bên cạnh đó, hiện tại cũng có nhiều Trung tâm đào tạo thực hiện những
lớp kỹ năng sống cho giới trẻ nhƣ (TGM Corporation, Tâm Việt,
Breakthrough Power, Trung tâm Kỹ năng sống - Trực thuộc TW Hội KH Tâm
lý - Giáo dục VN...). Những khóa học này cũng đƣợc sự quan tâm của phụ
huynh vì tác dụng ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn của các chƣơng trình này.
Ngoài ra cộng đồng mạng còn có một sân chơi rèn luyện kỹ Năng Sống
Online tại địa chỉ CLB Kỹ Năng Sống. Tại đây bạn có thể tham gia thảo luận
với các thành viên trên diễn đàn về kỹ năng sống, tham gia các chƣơng trình
rèn luyện kỹ năng online và offline.
Trong một cuộc hội thảo ngày 28- 7, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào
tạo tổ chức hội thảo “Giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng
học sinh đánh nhau”. Phó Thủ tƣớng nêu một số gợi ý để ngành giáo dục và
đào tạo phối hợp cùng các bộ, ngành, hội, đoàn thể liên quan nghiên cứu tìm
các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiện tƣợng học sinh đánh nhau. Đó là

6


tăng cƣờng giáo dục đạo đức đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động

vui chơi lành mạnh, tích cực cho học sinh. Cuộc vận động Xây dựng trƣờng
học thân thiện, học sinh tích cực cần đi sâu vào việc giáo dục các kỹ năng
sống cho học sinh. Mỗi trƣờng học cần phải có ít nhất từ 2 đến 3 giáo viên
nòng cốt về giáo dục kỹ năng sống đồng thời có thể thí điểm thêm một biên
chế giáo viên tƣ vấn trong nhà trƣờng nhƣ trong trƣờng học của các nƣớc
tiên tiến.
1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Năm 1979, Gilbrert Botvin (tiến sỹ ngƣời Mỹ - nhà khoa học hành vi
và giáo sƣ tâm thần học) đã công bố một chƣơng trình đào tạo kỹ năng sống
có hiệu quả cao cho thanh thiếu niên từ lớp 7 đến lớp 9. Chƣơng trình đã tạo
cơ hội cho ngƣời học đƣợc tiếp cận với những kỹ năng xã hội nhƣ: quyết
đoán, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn đề để thể hiện sự từ chối
sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá. Chƣơng trình gồm các tài liệu
hƣớng dƣớng dẫn giáo viên, học sinh và băng casset thƣ giản đƣợc triển khai
tại nhiều trƣờng học khác nhau và các trung tâm tạm giam ngƣời chƣa thành
niên và đã thu đƣợc kết quả ấn tƣợng.
Tại nhiều nƣớc Tây phương, thanh thiếu niên đã đƣợc học những kỹ
năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và
đƣơng đầu với những khó khăn, và cách vƣợt qua những khó khăn đó cũng
nhƣ cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa ngƣời và ngƣời. Tại
các nƣớc Mỹ Latinh, giáo dục kỹ năng sống là giáo dục toàn diện. Tại vùng
biển Caribe, Liên hiệp quốc phối hợp với Đại học Tây Ấn, Bộ giáo dục và Bộ
Y tế đã điều hành dự án CARICOM (Caribbean Community) nhằm đƣa KNS
vào giảng dạy ở các bậc học toàn vùng thông qua cách tiếp cận giáo dục sức
khỏe và cuộc sống gia đình.

7


Tại khu vực châu Á, đƣợc sự tài trợ của các tổ chức UNICEF,

UNESCO, các chƣơng trình GDKNS đã đƣợc triển khai rộng khắp ở các nƣớc
từ Nam Á (Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka), Trung Á (Mông
Cổ) đến Đông Nam Á. Tại khu vực Đông Nam Á các chƣơng trình GDKNS
đƣợc triển khai chủ yếu vào 5 năm cuối của thế kỷ XX. Tại Hàn quốc, học
sinh tiểu học đƣợc học cách đối phó thích ứng với các tai nạn nhƣ cháy nổ,
động đất, thiên tai... tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul. Ở
Thái Lan, giáo dục kỹ năng sống đƣợc đƣa ra cùng chƣơng trình ngăn chặn
AIDS, đƣợc thực hiện ở cả ba bậc học phổ thông sau đó đƣợc phát triển trên
các lĩnh vực: phòng, chống HIV/AIDS; sức khỏe sinh sản…Tại Indonesia,
chính phủ nỗ lực đƣa KNS vào trong chƣơng trình giáo dục cơ bản, với nội
dung: GDKNS cho sống khỏe mạnh (dinh dƣỡng, vệ sinh, trẻ em/ nhân
quyền); GDKNS cho phòng chống HIV/AIDS (HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản,
phòng chống sử dụng ma túy và các chất gây nghiện)
2. Những vấn đề lí luận về kỹ năng sống
2.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1. Giáo dục:
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ
chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phƣơng pháp khoa học của nhà GD
tới ngƣời đƣợc GD tại các cơ sở GD nhằm hình thành nhân cách cho họ.
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho ngƣời đƣợc giáo
dục lí tƣởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách,
những hành vi, thói quen cƣ xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức
cho họ các hoạt động và giao lƣu.
2.1.2. Kỹ năng
Có nhiều tác giả đƣa ra những khái niệm về KN khác nhau.

8


Theo tác giả Trần Trọng Thủy thì KN là mặt kỹ thuật của hành động,

con ngƣời nắm đƣợc cách hành động tức là có kỹ thuật, có kỹ năng [10,6-7].
Theo từ điển Giáo Dục học, KN là khả năng thực hiện đúng hành, hoạt
động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy,
cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ. Để hình thành đƣợc KN
trƣớc hết cần có kiến thức làm cơ sở cho hiểu biết làm cơ sở cho hành động.
Theo từ điển Tâm lý học (GS.TS.Vũ Dũng, NXB từ điển bách khoa,
Viện Tâm lý học,2008): Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri
thức về phƣơng thức hành động đã đƣợc chủ thể lĩnh hội để thực hiện những
nhiệm vụ tƣơng ứng.
2.1.3. Kỹ năng mềm
Theo tài liệu tập huấn của UNESCO, kỹ năng mềm (soft skills) là thuật
ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con ngƣời
nhƣ: một số nét tính cách (quản lý thời gian, thƣ giãn, vƣợt qua khủng hoảng,
sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân
thành, kỹ năng làm việc theo nhóm… Đây là những yếu tố ảnh hƣởng đến sự
xác lập mối quan hệ với ngƣời khác. Những kỹ năng này là những thứ thƣờng
không đƣợc học trong nhà trƣờng, không liên quan đến kiến thức chuyên
môn, không thể sờ nắm, nhƣng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc
chủ yếu vào cá tính của từng ngƣời. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm
việc thế nào, là thƣớc đo hiệu quả cao trong công việc [5,57-58].
2.1.4. Kỹ năng cứng
Những kỹ năng cứng (hard skills) ở nghĩa trái ngƣợc thƣờng xuất hiện
trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về
chuyên môn. Kỹ năng này liên quan đến chỉ số thông minh (IQ) của cá nhân.
Bạn nghĩ rằng ngƣời ta sẽ rất ấn tƣợng với hàng loạt các bằng cấp của bạn,
một số lƣợng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí

9



×