Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BẠN KHÔNG PHẢI LÀ TRUNG TÂM CỦA MỌI THỨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.75 KB, 12 trang )

BẠN KHÔNG PHẢI LÀ TRUNG TÂM CỦA
MỌI THỨ
rubi | April 9, 2016 | Nhận Thức & Hành Vi | No Comments

Trải nghiệm những thứ khiến ta cảm thấy choáng ngợp không chỉ giúp ta cảm thấy mình
“thật sự đang sống” mà còn mang đến cho ta những nhận thức sâu sắc hơn về thế giới
chung quanh. Tất cả những điều đó được thực hiện thông qua việc tập trung vào tự nhiên và
vũ trụ xung quanh chúng ta.

Khám phá thế giới xung quanh là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất của tuổi thơ mỗi người
(đó cũng là khi ta nhận ra rằng bố mẹ cũng giống như bao “người” khác). Trong suốt những năm
đầu non nớt ấy, cậu bé Michio Kaku, hiện là nhà vật lý lý thuyết và là nhà truyền thông cho khoa
học, không đơn thuần chỉ tò mò như những đứa trẻ khác, mà khao khát tìm hiểu sâu hơn những bí
mật lớn của tự nhiên. Mọi việc bắt đầu vào lúc Kaku 8 tuổi, khi cô giáo của ông thông báo trước lớp
rằng nhà khoa học vĩ đại của nhân loại đã ra đi. Cô cầm trong tay một tấm ảnh cũ kĩ chụp lúc Albert
Eistein đứng cạnh làm làm việc và chỉ tay vào phần bản thảo dang dở trong tấm hình. Khoảnh khắc
ấy, Kaku tự bảo với bản thân rằng “Tôi muốn làm được điều đó”. Khát khao khám phá của ông
không chỉ xuất phát từ mục tiêu to lớn này mà còn còn bắt nguồn từ suy nghĩ rằng vũ trụ là thứ có
thể được khám phá. Ông cho rằng dù thế giới này là thứ “vực sâu không đáy” nhưng “chúng ta
hoàn toàn có thể tóm gọn lại chung trong một mảnh giấy bằng việc sử dụng những công thức lý
học”.
Các nhà vật lý học từng rất vất vả trong việc hòa hợp học thuyết tương đối của Eistein với vật lý học
lượng tử. Với vai trò là một trong những người tiên phong của học thuyết siêu dây (String field
theory) – Thuyết thừa nhận sự tồn tại của vũ trụ đa chiều cũng như giải quyết được những câu hỏi
về tính đối xứng của tự nhiên, hiệu ứng lượng tử tại các lỗ đen ,v…v…- Kaku đã thực hiện được


mục tiêu của mình là tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu của Eistein: Cũng giống như các sợi dây mà ta
nhìn thấy trên cây đàn violin có thể rung theo các hình thức khác nhau, các dây năng lượng này
cũng dao động theo các hình thức khác nhau, chỉ khác ở chỗ chúng không tạo ra các nốt nhạc mà
tạo ra các phân tử khác nhau cấu thành nên thế giới vật chất. Câu chuyện của Kaku là ví dụ điển


hình cho nỗ lực và thành tựu to lớn, đặc biệt là với những ai có hoàn cảnh xuất thân bình thường và
lắm gian truân: Kaku là con của một người thợ làm vườn và một người giúp việc, cả bố và mẹ của
ông đều từng có một hời gian dài bị giam giữ trong trại suốt thế chiến thứ II. Ông ví khoảnh khắc khi
ông thấy được sự tuyệt diệu đó của thế giới tự nhiên giống như “một cái giếng kịp thời mang đến
nước cho ông trong trong cơn khát của sự mệt mỏi và chán chường”.
“Có hàng ngàn nghiên cứu xoay quanh thuyết siêu dây”, Kaku nói. Với những nhà vậy lý học, sự đối
xứng chính là cái đẹp: “Nó biến hàng đống những công thức khô khan trở thành những những
phương trình đối xứng vừa giản đơn vừa tao nhã. Sự xuất hiện của thuyết đối xứng trong thời kì
hỗn loạn của vật lý học được ví như một viên kim cương được hình thành sau nhiều năm góm nhặt
những mảnh vỡ của tinh thể.” Kaku cho rằng chính khát khao muốn nhìn thấy được vẻ đẹp của thế
giới này đã giúp loài người giải mã được nhiều câu hỏi phức tạp của tự nhiên.
“Vẻ đẹp” này cũng cho phép chúng ta phóng tầm nhìn ra xa khỏi những vi mô của vũ trụ.

“Là khi tất cả những trăn trở nhỏ nhặt của bản thân dần trở nên vô nghĩa
trước cái to lớn, hùng vĩ của vũ trụ”, Kaku nói.
“Việc nhìn cuộc sống bằng một con mắt “màu xanh” mang đến cho bạn nhiều điều bất ngờ thú vị.
Bạn nhận ra rằng chúng ta bẩm sinh đều muốn mình làm trung tâm của mọi thứ, nhưng đồng thời
cũng phụ thuộc vào nhiều thứ khác hơn là tự lực bằng chính bản thân. Eisten gây một sức ảnh
hưởng mạnh mẽ lên chúng ta như “một người đưa tin từ các vì sao”. Chúng ta nhìn vào vô vàn
những vì sao trên bầu trời kia và ngộ ra rằng “Những vấn đề của tôi thật quá nhỏ bé so với vẻ oai
nghiêm đầy bí ẩn của chúng!”
Kaku, người giải thích những khái niệm rắc rối bằng lối ẩn dụ, ví von đầy dí dỏm, xuất hiện thường
xuyên trên các bản tin, các chương trình truyền hình không kém gì những học giả uyên thâm hay
những ngôi sao Hollywood nổi đình nổi đám. Độ nổi tiếng của ông – cùng với người đồng nghiệp
Neil deGrasse Tyson và những show truyền hình như The Big Bang Theory, sự phổ biến của diễn
đàn “I F*cking Love Science”- phần nào cho thấy “cơn khát” tri thức của chúng ta. Đồng thời cũng
cho thấy mong muốn mãnh liệt được tìm ra những điều thú vị, bất ngờ ẩn sâu trong cái thế giới
tưởng chừng như vô vị, nhàm chán.
Chuyến du hành đến sao Diêm Vương vào năm 2015, những cuộn phim quay từ đỉnh của dãy
Himalayas và Creation of Adam của Michaelangelo không chỉ kích thích sự tò mò và thỏa mãn mong

muốn về mặt thẩm mỹ của loài người mà còn kéo chúng ta ra khỏi những khuôn khổ vô vị và lối


sống ngớ ngẩn, thiển cận thường thấy ở những con người hiện đại khi mà chúng ta cho rằng việc
chụp những tấm ảnh tự sướng là chuyện bình thường, hay thói quen muốn thể hiện và được công
nhận nhiều hơn năng lực thực chất của bản thân (định nghĩa bởi nhóm nghiên cứu trường đại học
Pennsylvania). Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khi được đánh thức bởi những điều
“thú vị”, chúng ta cảm thấy gắn kết hơn với cộng đồng và có động lực hướng đến những
điều tốt đẹp hơn! Sự khiêm tốn kéo chúng ta đến gần nhau hơn trong khi thái độ thù địch dường
như khiến chúng ta trở nên chia rẽ.
Phụ thuộc vào những sở thích cá nhân mà người ta có thể bị hấp dẫn bởi thứ khác nhau, điển hình
trong trường hợp của Kaku là những “phương trình” được ông cho là “duyên dáng”. Paul Piff, giáo
sư phụ tá lĩnh vực tâm lý học và nghiên cứu hành vi tại đại học California, Irvine, cho rằng mặc dù
một số người có xu hướng “kinh ngạc” nhiều hơn người khác, vẫn có những nhân tố nhất định kích
thích sự “choáng ngợp” của chúng ta. “Đó có thể là thứ “to lớn” về mặt nghĩa đen hay nghĩa bóng,
nhưng dù trong bất kì trường hợp nào, những hiểu biết mà chúng ta có hiện tại vẫn không đủ để
lĩnh hội hết được chúng.” Piff chỉ vào video quay lúc một đứa trẻ đang trượt trong ống nước lần đầu
tiên, gương mặt đứa bé xen lẫn sự bối rối và ngạc nhiên. “Không có gì ngạc nhiên khi trực giác
chúng ta mách bảo rằng sự “kinh ngạc” giống như cảm giác “choáng ngợp” của một đứa trẻ trước
thế giới xung quanh và những điều mới lạ mà nó đem đến.” Khoảnh khắc màu nhiệm ấy xảy đến với
Piff khi anh 11 tuổi và tham gia vào chuyến đi săn tại Kenya cùng gia đình. “Khi ấy tôi không có bất
cứ khái niệm nào về thế giới hoang dã. Chúng tôi đã đến một công viên quốc gia lớn, và giống như
một áng mây chuyển động trong không trung, hàng ngàn con ong tấn công về phía chúng tôi.”
Tiến sĩ Robert Leahy, một nhà tâm tâm lý học lâm sàng, giám đốc học viện điều trị nhận thức, và là
tác giả của quyển “Thoát khỏi lo lắng và sợ hãi” (The Worry Cure), đánh giá cao những giá trị mà
cảm giác “kinh ngạc” mang lại và xem nó như là một trong những trải nghiệm mà ta thường gặp tại
những nơi tràn ngập không khí tín ngưỡng khi mà các nghệ thuật kiến trúc, các thường thức âm
nhạc và các câu kinh thánh thường kéo người trong cuộc thoát ra khỏi những bận tâm về cái tôi cá
nhân của họ. Trong một bài nghiên cứu gần đây, Piff và những người đồng nghiệp của anh đã
khẳng định lại điều này bằng việc mô tả những học viện tôn giáo như là một nơi “khơi gợi, hình

thành, tạo nên cảm giác “kinh ngạc” (Một người bạn theo đạo của tôi nhớ lại khoảnh khắc cô ấy
xuống phố ngay khi ánh mặt trời ló ra khỏi những tảng mây và tiếng đàn organ từ một nhà thờ gần
đó vang lên từng hồi âm thanh lộng lẫy, duyên dáng. Giây phút đó, cô ấy cảm thấy mọi thứ thật
tuyệt diệu!


Tất nhiên, thế giới tự nhiên là một trong những nhân tố chủ yếu tạo nên cảm giác “choáng ngợp”.
“Điều đầu tiên dẫn dắt chúng ta đến với cảm giác “kinh ngạc” là gì?”, nhà báo Richard Louv, tác giả
quyển The Nature Principle: Reconnecting With Life in a Virtual Age, đặt ra câu hỏi. “Đó chính là
khoảnh khắc ta thoát ra khỏi những lùm rậm, lắng nghe âm thanh của gió và cây cối, ném đi một
hòn đá, và nhận ra rằng ta không hề đơn độc trên thế giới này.” Louv cho rằng việc tăng khả năng
miễn dịch, khả năng nhận thức (điển hình như việc tăng khả năng tập trung), và một số lợi ích khác
của việc sống trong thế giới tự nhiên kì vĩ chính là món quà quý giá mà cảm giác “kinh
ngạc”/”choáng ngợp” mang lại: cảm thấy rằng mình “thực sự đang sống”.
Có một mối liên hệ lớn giữa việc sống trong thế giới tự nhiên và cảm giác khỏe mạnh về mặt tinh
thần. Trong số những người sống ở các khu đô thị mắc chứng lo âu, phiền muộn và hay gặp phải
những triệu chứng tâm lý, những cá nhân được dành một khoảng thời gian trong môi trường thiên
nhiên cho thấy một sự suy giảm đáng kể số lượng hormones gây stress. Một trong số những nghiên
cứu của giáo sư Gregory Bratman tại đại học Stanford cho thấy rằng những sinh viên được đi trên


thảm cỏ xanh rì trong khuôn viên trường học cảm thấy hạnh phúc, và tập trung hơn so với những
người bị kẹt mình trong những đợt ùn tắc giao thông.
Nghiên cứu vào năm 2014 của Daid Pearson và Tony Craig kết luận rằng những lợi ích về mặt nhận
thức mà việc sống trong thế giới tự nhiên mang lại chính là nhờ “khả năng phục hồi” (restorative
ennvironments) vốn có của nó, nhờ vào đó những người “tham gia” thoát ra khỏi những nhu cầu vật
chất hàng ngày và những lo âu đè nặng trong tâm trí họ. Tác giả cũng lưu ý rằng những công dân
sống ở thành thị được cho xem phim và ảnh liên quan đến thế giới tự nhiên cũng nhận được những
lợi ích tương tự về mặt nhận thức này (Một tin tốt cho những ai không có nhiều thời gian thoát ra
khỏi vòng xoay bận rộn của cuộc sống). Và vì các tu viện, viện bảo tàng, triển lãm nghệ thuật hay

những bức ảnh về thiên nhiên đáp ứng được những yếu tố then chốt này, chúng trở thành một sự
lựa chọn thay thế tuyệt vời đối với những ai không có cơ hội tận hưởng cuộc sống ở vùng nông
thôn.
Khi cảm giác lo lắng xuất hiện, người gặp phải nó thường bị “ngộp” và đè nén bởi các mối lo âu và
những suy nghĩ tiêu cực. Leahy cho rằng chính sự lo lắng đã dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc về
cuộc sống, về lối sống tích cực.
Theo như một nghiên cứu quy mô lớn tại Anh được công bố vào năng 2013, việc thường xuyên lo
lắng chính là dấu hiệu rõ rệt nhất của căn bệnh trầm cảm và các vấn đề tâm lý của con người.

“Cảm xúc “kinh ngạc” là thứ vũ khí tuyệt vời chống lại sự âu lo triền miên”,
Leahy nói. “Nó cuốn đi những rối loạn bên trong chúng ta bằng những “đợt
sóng” mênh mông, rộng lớn của vũ trụ.”
Dù cho đó là một buổi hoàng hôn với thứ ánh sáng lộng lẫy mà bạn chưa từng thấy hay một thứ tình
yêu sét đánh khi bạn nhìn vào mắt ai đó, “Trải nghiệm kinh ngạc ở đây chính là khi bạn quên mất
bản thân và lạc mình vào một thứ hay một người nào đó khác. Lúc này, cảm giác thường thấy ở
những người lo lắng như “tôi là vấn đề của mọi thứ, tôi phải kiểm soát được tình trạng của bản thân
mình” sẽ hoàn toàn biến mất.
Gây ảo giác cũng là một cách thần kì giúp mang đến cảm giác kinh ngạc. Không mấy ngạc nhiên khi
một số nghiên cứu thử nghiệm đã dùng psilocybin (Hợp chất gây ảo giác tự nhiên được sản xuất
bởi hơn 200 loài nấm) để làm giảm sự hoảng loạn và nỗi sợ hãi của những bệnh nhân ung thư đang
chực chờ cái chết. Thậm chí, psilocybin còn có thể thay đổi tính cách mỗi người, giúp họ suy nghĩ
cởi mở hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng trải nghiệm “kinh ngạc” có thể giúp thay đổi những
hoạt động của não bộ qua một thời gian dài.
Daniel Smith, tác giả của quyển Monkey Mind: A Memoir of Anxiety, nhớ lại cảm giác choáng ngợp
lúc còn là một đứa trẻ của ông khi nhận ra sự to lớn đến kinh ngạc của vũ trụ (Những người hay âu


lo thường cảm thấy bản thân quá nhỏ bé trước những thứ to lớn). Tuy nhiên, chính việc tìm kiếm
những điều tuyệt diệu đã dần giúp ông thoát khỏi trạng thái tiêu cực của bản thân. Trong suốt quá
trình thay đổi đó, ông thường tìm kiếm cảm giác ấy bằng việc ngồi dưới một gốc cây đoan (linden

tree) gần căn hộ Brooklyn mà ông sinh sống hàng ngày để đắm mình vào sự to lớn, kì vĩ của thế
giới tự nhiên.
“Tôi thường ghé ngang đó khoảng 15 phút mỗi lần và nhìn vào những nhánh cây dài rộng của
chúng”, Smith nói. “Tôi cần thứ gì đó để nhắc tôi nhớ rằng những lo lắng của tôi chỉ là vấn đề tạm
thời. Mặc dù tôi đã không hoàn toàn cảm nhận được cảm giác hạnh phúc, thư thả và nó không phải
là một cách chữa trị hoàn hảo nhưng nó thực sự đã là một liệu pháp hồi phục tốt. Cái cây ấy rất to
và lâu năm và nó thật tuyệt vời, theo đúng nghĩa của nó. Nó khiến tôi liên tưởng đến thứ tạo hóa kì
lạ, điên rồ của tự nhiên.” Sống trong thành thị, hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều người mà bạn
không biết rõ là bạn hay là thù có thể làm chúng ta kiệt sức và mệt mỏi. Cây cối thực sự mang đến
cho ta những ấn tượng thật mạnh mẽ mà không hề có bất kì cảm giác đe dọa nào.
Có vẻ như, liệu pháp chữa trị bằng cảm giác “kinh ngạc” đối lập hoàn toàn với liệu pháp điều trị qua
những cuộc nói chuyện thông thường. Khi mà các bác sĩ trị liệu cần phải tập trung và lắng nghe bạn
chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc. Nó như một cuộc đào sâu những gì thầm kín và riêng tư nhất.
Tuy vậy, Leahy xem liệu pháp chữa trị hành vi và nhận thức không chỉ đơn thuần là một cuộc kiểm
tra những suy nghĩ của bạn mà còn là việc học cách buông bỏ những âu lo, đè nặng trong tâm trí,
và nhận ra mình thật ngốc nghếch đến nhường nào khi cứ mãi tập trung lo lắng về những vấn đề
nhỏ nhặt của bản thân, đồng thời hiểu được “ta không phải là trung tâm của tất cả mọi thứ.”
Smith cũng xem việc tìm kiếm cảm giác “kinh ngạc” như một phương thuốc bổ sung vào liệu pháp
chữa trị bằng tâm lý hiện thời: “Chữa trị là tìm ra những khía cạnh mới và hình thành những thói
quen mới. Tìm kiếm những điều thú vị là một thói quen tốt. Và một nhà trị liệu giỏi sẽ bảo bạn nhìn
vào “trung tâm” của bản thân để từ bỏ thói quen xấu đó và thực sự thấy được những gì mà mình đã
bỏ lỡ và xem nhẹ trong suốt thời gian qua. Chữa trị giúp chúng ta chấp nhận thực tế, và “kinh ngạc”
là một phần của thực tế đó: nó là một cách để dẹp bỏ đi sự độc đoán của cái tôi cá nhân.” Với tư
cách là một nhà văn, Smith đánh giá cao những cảm giác mà trải nghiệm này đem lại bằng việc kết
thúc thói sống khẳng định cái tôi một cách quá cường điệu (thứ có thể “cầm tù chúng ta trong thế
giới của lô-gic). Lúc này, sự kinh ngạc làm chúng ta không nói nên lời.


Cách đây mười năm, khi Paul Piff nói rằng anh muốn tìm hiểu những khía cạnh tâm lí của trang thái
kinh ngạc, cố vấn của anh đã cảnh báo rằng “Chúc cậu may mắn!”. Trong khi Piff và những nhà

nghiên cứu khác nghi ngờ về sức ảnh hưởng của trạng thái “kinh ngạc” lên hành vi của con người,
đồng thời nhận ra rằng các nhà triết lý học cũng có nhiều nhiên cứu xoay quanh vấn đề này, Piff cho
rằng “Thật khó để theo sát cuộc nghiên cứu.”
Piff phát hiện rằng mặc dù cảm giác “kinh ngạc” xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau – từ bờ
đại dương thanh bình đến phòng sinh đẻtấp nập – anh tự hỏi liệu khi chúng ta ở một mình và cảm
nhận được nó thì điều đó có mang lại một tác động lớn hay không. Và khi những suy nghĩ lặp đi lặp
lại “Tôi, tôi, tôi,…” dần biến mất, chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với những quy tắc, chuẩn mực đạo
đức cao hơn hay không. Liệu cảm giác “kinh ngạc “ có giúp ta trở thành một người công dân tốt
hơn?
Những nghiên cứu trước đây cho thấy cảm giác “kinh ngạc” giúp ta cảm nhận rõ hơn sự “tồn tại”
của thời gian, điều mà đổi lại mang đến cho ta cảm giác thoải mái, hạnh phúc và những người
thường xuyên trải nghiệm cảm giác “kinh ngạc” thường ít xem bản thân là “đặc biệt” và có xu hướng
hòa hợp hơn với những thành viên trong nhóm cũng như trong một cộng đồng lớn; trái lại những ai
từng tỏ vẻ nhớ đến những khoảnh khắc “kinh ngạc” trong cuộc đời mình lại cảm thấy ít quan tâm
đến những những mối băn khoăn hàng ngày hơn.
Trong năm chuỗi thí nghiệm được tiến hành gần đây, Piff và những người đồng nghiệp đặt ra giả
thuyết rằng nếu cảm giác “kinh ngạc” mang đến cho con người một lối sống vì người khác thì quá
trình đó thực sự mang nhiều nét tương đồng với việc xem nhẹ những giá trị của bản thân (the small
self) – nói cách khác là khi bạn cảm thấy những thứ xung quanh quan trọng hơn chính bản thân
mình. Truy nhiên, sự “nhỏ bé” mà Piff và những người đồng nghiệp của anh đề cập không phải là
cảm giác rụt rè, tự ti. Mà nó là khái niệm dùng để miêu tả thái độ sống ung dung với quan niệm “Tôi


không phải quan trọng hay to lớn đến nhường đó nhưng tôi là một phần không thể thiếu của những
thứ to lớn hơn.”
Piff nhận thấy rằng khi người ta nhận ra bản thân mình chỉ là một phần nhỏ của xã hội rộng lớn này,
họ sẽ bớt ích kỷ đi. Những người được xem video khơi gợi cảm giác này thực hiện nhiều hành vi
thể hiện thái độ sống vì người khác hơn so với nhóm người xem những video mang tính giải trí và
khẳng định bản thân. Đồng thời, họ cũng hành xử một cách rộng lượng và phù hợp với những
chuẩn mực đạo đức cao hơn cảu xã hội. Điển hình là tất cả những người được trải nghiệm cảm

giác “kinh ngạc” giúp những điều tra viên nhặt bút khi họ đánh rơi nhiều hơn nhóm người còn
lại.Thêm vào đó, họ cũng tỏ ít thái độ thể hiện uy quyền và “thống trị” hơn những người khác.
Thậm chí những dấu hiện trên cũng xuất hiện ở những người được xem video truyền cảm giác
“kinh ngạc” bằng những hình ảnh tiêu cực như: động đất, núi lửa, bão táp,.. hay những video quay
thật chậm khoảnh khắc màu nhiệm khi những giọt nước nhiều màu sắc va vào một cốc nước chứa
đầy sữa.
Trong thí nghiệm cuối cùng, những người tham gia được đưa đến khu rừng cây gỗ ứng cao nhất
Bắc Mỹ. Họ được yêu cầu ngước nhìn lên những cây bạch đàn (một số cây cao đến hơn 200 feet)
trong khoảng một phút. Trong khi đó, nhóm còn lại được yêu cầu nhìn lên những tòa nhà cao, đơn
điệu trong cùng một khoảng thời gian. Kết quả cho thấy, nhóm đầu tiên cảm thấy “kinh ngạc” và
hạnh phúc hơn với những gì mà họ được trải nghiệm và thất nhiên họ cũng có thái độ rộng lương
và đúng mực hơn so với những người thuộc nhóm thứ hai.
Tại sao chúng ta lại có xu hướng cảm thấy choáng ngợp bởi những khung cảnh thiên nhiên và
những hoàn cảnh khiến ta cảm thấy bản thân mình trở nên thật nhỏ bé, tại sao cảm giác này lại làm
giảm đi tư tưởng tư lợi của mỗi cá nhân đối với thế giới xung quanh? Ngành tâm lý học tiến hóa có
thể mang đến cho chúng ta một lời giải thích thỏa đáng. Glenn Heher, giáo sư tâm lý học tại đại học
New York, New Paltz cho hay “Những khung cảnh thiên nhiên tuyệt diệu hay những bức họa về
thiên nhiên thực sự mang đến cho ta cảm giác choáng ngợp bởi một khi con người gắn kết với tự
nhiên họ cảm nhận được sự “tồn tại” của bản thân trên thế giới này.” Sự “tồn tại” và sau đó là thành
tựu trở thành nhân tố tạo nên sự gắn kết vô hình giữa các nhóm cá thể với nhau. “Chúng ta cần một
cơ chế hợp lý để gắn kết họ lại,” Geher nói, “và việc có chung niềm tin rằng tồn tại một thứ gì đó to
lớn và quan trọng hơn bản thân của mỗi chúng ta chính là một giải pháp hiệu quả. Ở đó, nhân tố
xúc tác chính là cảm xúc “kinh ngạc”. Những khoảng không gian thiêng liêng tạo cảm giác choáng
ngợp gắn kết cảm xúc của mỗi cá nhân bằng những hình tượng mang tính tôn giáo.” Nhờ đó, “cảm
giác “kinh ngạc” dẫn lối chúng ta đến với một nhận thức mới hơn.”


Erika Strand, người đứng đầu chính sách xã hội tại UNICEF Mexico, bắt đầu hát trong những dàn
hợp xướng từ khi cô 12 tuổi. Khi nhớ lại buổi biểu diễn cùng với đội đồng ca hôm ấy tại buổi lễ cầu
siêu, cô nói “Mọi thứ như hòa làm một.” “Khi ngày trừng phạt bắt đầu, Verdi – người phạm tội – cảm

thấy hoảng loạn vì hôm nay chính là ngày phán xét. Nỗi sợ hãi trong chúng tôi vô cùng dữ dội. Và
âm nhạc gắn kết chúng tôi với khán giả – tất cả chúng tôi ai cũng đều mang nỗi sợ hãi, cảm giác hối
hận vì đã không “làm một con người mà chúng tôi muốn làm” – bản nhạc ấy thật sự mang một điều
gì đó đầy tính nhân văn.”
Người giảng đạo Stand từng nói với những ca sĩ trong buổi lễ của ông rằng họ cần phải liên tục điều
chỉnh bản thân để hòa hợp một cách hoàn hảo về âm sắc và tạo sự cân bằng giữa mỗi cá nhân với
nhau: “Nếu họ hát nhẹ nhàng, bạn cũng phải hát thật nhẹ nhàng. Nếu tất cả mọi người đứng sau
bạn, nhịp điệu của bạn phải hòa vào họ. Một khi giọng hát của bạn nổi bật lên, thì dù cho nó hay
đến thế nào, cũng có thể hủy hoại toàn bộ mọi thứ.” Khi buổi lễ cầu siêu kết thúc, không ai nói bất
cứ lời nào – họ biết rằng họ đã có được thứ gì đó qua việc thoát khỏi những phiền muộn trần tục và
hướng đến những niềm tin thanh cao hơn. “Khoảnh khắc đó bạn nhận ra cuộc sống thật ý nghĩa!”
Erika nói.
Vài năm trước, hai vị Giáo sư Honah Berger and Katherine Milkman tại trường thương mại Wharton
của Đại học Pennsylvania tiến hành một nghiên cứu toàn diện về những bài báo được chia sẻ nhiều
nhất của thời báo New York. Kết quả cho thấy, trong số những bài báo mang đến cảm xúc cho
người đọc thì những bài mang đến cảm giác “kinh ngạc”, “choáng ngợp” được chia sẻ nhiều nhất.
Vào thời điểm đó, Berger giải thích trên tờ báo Times rằng động cơ thực sự của việc chia sẻ những
loại bài viết này không phải là để thể hiện sự hiểu biết của bản thân mà là để tìm kiếm một sự “đồng
điệu về cảm xúc tâm hồn.” Ngay khi Piff phát hiện ra việc bản thân trải nghiệm cảm giác “kinh ngạc”


ngược lại đã mang đến cho ta sự gắn kết với những người xung quanh, và một khi bạn thấy được
những “vẻ đẹp” ẩn sâu của thế giới này, bạn sẽ bắt đầu khao khát được gắn kết. Berger nói: “Nếu
tôi vừa mới đọc được một câu chuyện thú vị làm thay đổi cách nhìn nhận của tôi về thế giới xung
quanh.. tôi sẽ ghi nhớ nó thật lâu và mong muốn được chia sẻ điều đó với những người khác. Và
nếu bạn đọc bài viết này và có cảm giác giống tôi, điều đó sẽ giúp chúng ta đến gần với nhau hơn!”
Trong khi Piff đồng tình với ý kiến cho rằng cảm giác “kinh ngạc” mang một tác động hết sức mạnh
mẽ, anh cũng nghi ngờ rằng mọi người bị cuốn hút vào nó bởi chung quy cuộc sống chúng ta thiếu
thốn những điều thú vị. Anh nói: “Chúng ta có ít thời gian trong tay và ít cơ hội tiếp xúc với những
điều mới mẻ, kì diệu của thế giới tự nhiên.” Điều đó thể hiện qua vào sự tụt dốc không ngừng trong

nguồn vốn tài trợ cho các triển lãm nghệ thuật, các sự kiện văn hóa và sự gia tăng chóng mặt của
quá trình đô thị hóa, lối sống đề cao vật chất. Thứ khiến chúng ta bận rộn không ngừng với công
việc thay vì ngừng lại một phút và “cảm nhận hơi ấm của ánh năng mặt trời hay từng đợt gió mát
lạnh”. Kết quả của việc này là thói quen chỉ trích, ngờ vực của mỗi chúng ta (Cynicism). Điển hình
gần đây là khi Mark Zuckerberg và vợ anh, Priscilla Chan, tuyên bố rằng họ sẽ quyên góp một con
số tài sản khổng lồ để dành vào việc làm từ thiện, nhiều kẻ ngoài cuộc đã lãng phí thời gian của họ
để chỉ trích hành động này và đặt ra câu hỏi liệu đâu là động cơ thực sự của Mark và Priscilla. Và
khi trang báo online Gawker (nổi tiếng với việc tiết lộ những vấn đề đời sống cá nhân của người nổi
tiếng) tung tin về bất kì một cặp đôi nào trong giới showbiz, nhà xuất bản của họ đều yêu cầu họ hãy
viết “thêm chút 20% tử tế”, tuy nhiên thực tế mà họ làm được sau đó chỉ là 10-15%.
“Thật xấu hổ khi nói rằng ‘Điều đó thật cảm động’” Leahy đồng tình. “Họ tìm thấy niềm vui khi biến
mọi thứ trở nên tầm thường, xấu xa và chính thái độ chỉ trích đó khiến họ bỏ qua nhưng điều thú vị,
kì diệu của cuộc sống.” Louv cũng chỉ ra rằng thái độ mỉa mai châm biếm cũng tương tự như các
vấn đề về trầm cảm và sự chán chường, như thể là “tôi đã biết hết thảy những thứ đó rồi!”
Thực tế là mỗi chúng ta đều rất cần những trải nghiệm mang đến sự “kinh ngạc”. Leahy chỉ ra trong
nghiên cứu của ông rằng nhiều người trong nhóm tuổi vị thành niên sống một cuộc sống đầy ắp lo
lắng so với những người cùng trang lứa của 40 năm về trước, đồng thời họ xem việc đạt được địa
vị cao trong xã hội, hay việc trở thành những người nổi tiếng chính là gốc rễ của hạnh phúc. “Thói
quen chỉ trích đưa người ta đến những mong muốn phi thực tế,” ông nói.
Vậy làm thế nào để thay đổi điều này: làm tăng cảm xúc “kinh ngạc” và làm giảm thói sống tư lợi?
Keith Campbell, giáo sư ngành tâm lý học tại Đại học Georgia và là đồng tác giả quyển The
Narcissism Epidemic: Living in the Age of Entitlement nhận thấy rằng sự “kinh ngạc” có thể làm
giảm thói sống ngờ vực, thích chỉ trích (điều này hoàn toàn hợp lý bởi vì “kinh ngạc” giúp
làm giảm một số khía cạnh của sự ích kỷ) và ông muốn tiến hành một số thí nghiệm để kiểm tra
nhận định này.


Cùng lúc đó, sứ mệnh quan trọng của Louv là tạo ra những khu công viên, trường học, nhà ở gần
gũi với thế giới tự nhiên. “Năm 2008, số lượng người sống trong thành phố đạt mức kỉ lục của lịch
sử nhân loại loài người,” ông nói. “Nghiên cứu cho thấy rằng những thảo cầm viên có mật độ đa

dạng sinh học cao mang lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe con người. Chúng ta cần mang thiên
nhiên vào cuộc sống hàng ngày, điều đó không chỉ làm giảm quá trình suy thoái sinh học mà còn
giúp ta có một cuộc sống khỏe mạnh hơn cả về thể thất, trí tuệ lẫn tâm hồn.” Thay vì sử dụng những
cụm từ khô khan, nhàm chán như “hiệu quả năng lượng”, “sự bền vững”, “khả năng sinh tồn”. Louv
cho rằng, chúng ta cần vẽ nên một bức tranh cụ thể và tích cực hơn về viễn cảnh tương lai của
hành tinh này – trái ngược với thế giới hỗn loạn đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ khi mà
những quyển sách và những bộ phim mang chủ đề “phản- không tưởng” (tồi tệ đến mức chỉ có
trong tưởng tượng, Dystopian) tiêu biểu như The Hunger Games và Divergent, ngày càng dược yêu
thích.
Các nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cần nỗ lực để đưa cảm giác “kinh ngạc” vào
những bài học của họ. Kaku cho rằng những người trẻ tuổi, thậm chí là những người sớm có
những nhận thức tiến bộ về thế giới xung quanh, thường mất đi hứng thú nghiên cứu khoa học
trong khoảng thời gian trung học, nơi mà lý thuyết, các số liệu và công thức được nhấn mạnh. “Tất
nhiên, phương pháp khoa học là cần thiết,” ông nói “nhưng tại ranh giới của khoa học, chúng không
phải là yếu tố quan trọng nhất tạo nên những phát minh vĩ đại, đột phá, có tầm ảnh hưởng lớn lao.
Chính một tia chớp, một tiếng sét hay một khoảnh khắc “kinh ngạc” nào đó mới là thứ làm nên lịch
sử khoa học của nhân loại.” Niềm đam mê nghiên cứu khoa học của Kaku thậm chí khi ông đã lớn
tuổi cũng là một thứ khiến chúng ta “kinh ngạc”, càng suy nghĩ sâu sắc và thấu đáo, ta càng nhận
thức nhiều hơn về những khái niệm thực sự của cuộc sống này nhờ vào những khoảnh khắc bất
ngờ, thú vị mà ta “chạm” phải.
Những sự thay đổi, những tác động giúp ta thực sự cảm nhận được cuộc sống, xua tan đi những âu
lo, dẹp đi những hoài nghi và hiềm khích hay mở rộng một tấm lòng đầy bao dung, vị tha có thể xảy
đến ở bất cứ thời điểm nào, ở bất cứ nơi đâu. Điển hình là hành trình tìm kiếm không ngừng của
Kaku để hoàn thành giấc mơ của Eistein về Thuyết vạn vật: nhiều năm trước đây, sự ra đời của
máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider, LHC) góp phần minh chứng cho sự tồn tại của hạt
Higgs, yếu tố đâu tiên mà ngành vật lý hạt muốn tìm kiếm. Kaku hy vọng rằng chiếc máy này sẽ tiếp
tục tìm kiếm thêm những bí ẩn sâu hơn, những thực thể vô hình và sau đó, thậm chí là chứng minh
cho sự tồn tại của vũ trụ song song, không gian đa chiều mà thuyết siêu dây đã dự đoán. Tuy nhiên,
những tiến bộ vượt bậc đó vẫn chưa thể giúp ta hiểu hết về vũ trụ bí ẩn này. Và chúng ta, những
người đang sống trên trái đất, sinh vật được tạo thành bởi những “hạt cao cấp” chỉ chiếm một phần

rất nhỏ của vũ trụ. Mà theo như Kaku, chúng ta là một thứ ngoại lệ, là những hạt siêu nhỏ trong một
hạt bụi là Trái Đất. Những hạt siêu nhỏ ấy là một phần rất hiếm của vũ trụ với điểm nhấn là đời sống
trí tuệ, tư duy, là kết quả vô tình của những phép nhiệm màu mà vũ trụ tạo ra!




×