Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Làm thế nào để lựa chọn bạn đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.32 KB, 16 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LỰA CHỌN BẠN ĐỜI
rubi | April 29, 2016 | Tình Cảm, Giới Tính | 3 Comments

Nếu bạn là một FA đang khao khát tình yêu, thì hẳn hình ảnh về những cặp đôi tình tứ bên nhau sẽ
khiến bạn cảm thấy hạnh phúc như đang ở cách xa mình cả cây số vậy.

Thế nhưng hãy nghĩ về những cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Hoặc là họ sẽ phải chấp nhận sống
trong tình trạng đó cả đời, hoặc nếu muốn sửa sai, sẽ phải trải qua một cuộc ly dị đầy đau đớn, tiêu


tốn một khoảng thời gian để phục hồi cảm xúc, và sau đó thì tiếp tục tìm kiếm một mối quan hệ với
một vết thương trong lòng. Bạn thấy đó, thực ra vị trí của bạn không tệ chút nào, bạn chỉ cách hạnh
phúc một khoảng là tìm kiếm đúng người bạn đời của mình mà thôi. Điều đáng tiếc là lựa chọn bạn
đời, lại chính là một quyết định quan trọng mà chúng ta hay quyết định sai nhất.

Hãy thử nghĩ xem, việc lựa chọn bạn đời có tầm quan trọng như thế nào?


Câu hỏi này đau đầu không kém những câu hỏi về kích thước của vũ trụ hay bản chất của sự sống
và cái chết. Chính vì thế mà chúng ta thường không nghĩ về nó đến tận cùng, và thường cho rằng
đó là chuyện “tùy duyên”.
Tốt thôi, nếu bạn cho rằng không cần ý thức rõ ràng về tầm quan trọng của hôn nhân và phân tích
các yếu tố của một cuộc hôn nhân thành công thì hãy nhìn lại những số liệu sau đây:
Hãy hình dung bạn sẽ kết hôn đâu đó trong độ tuổi từ 25 đến 30. Và giả sử bạn sẽ sống đến 90 tuổi.
Như vậy bạn sẽ có khoảng 60 năm chung sống cùng người bạn đời của mình. Đó không chỉ là một
khoảng thời gian dài, mà đó thực sự là phần lớn cuộc đời của bạn.
Và hãy hình dung, khi bạn chọn người bạn đời, là bạn cũng đang chọn rất nhiều thứ, bao gồm cha
mẹ của bạn đời, cha / mẹ của những đứa con của bạn, người sẽ ăn cùng bạn khoảng 20,000 bữa
ăn, đi du lịch trong 100 kì nghỉ, cố vấn sự nghiệp của bạn, và là người sẽ nói chuyện với bạn
khoảng 18,000 lần.
Nếu những điều kể trên đối với bạn không có ý nghĩa gì, thì đồng ý là lựa chọn bạn đời cũng chẳng


phải điều gì ghê gớm lắm.

Thế nhưng giả sử rằng tất cả những thứ trên có ý nghĩa, và hôn nhân sẽ là quyết định quan trọng
nhất cho tới thời điểm này trong cuộc đời của bạn, thì tại sao không tự trả lời cho mình câu hỏi làm
thế nào để chọn đúng ? Nhất là khi có một thực tế là nhiều người tốt bụng, thông minh, có tư duy
logic, nhưng cuối cùng vẫn chọn nhầm bạn đời và sống trong một cuộc hôn nhân bất hạnh.
Và để trả lời câu hỏi này cho đúng, trước tiên chúng ta cần biết được những nguyên nhân thường
khiến chúng ta dễ nhầm lẫn trong việc lựa chọn bạn đời để tiến đến hôn nhân.

NGUYÊN NHÂN 1: CON NGƯỜI THƯỜNG KHÔNG
BIẾT MÌNH MONG ĐỢI GÌ TỪ MỘT MỐI QUAN HỆ
Trong các buổi hẹn hò tốc độ (hoạt động được thiết kế để những người độc thân dễ dàng tìm hiểu
và bắt cặp với nhau), rất thường xuyên xảy ra tình trạng là những người tham gia cung cấp thông
tin về tiêu chuẩn chọn bạn đời của họ một đằng, nhưng cuối cùng lại bị thu hút bởi những người có
những tiêu chuẩn hoàn toàn khác.
Điều này chẳng có gì là lạ, giống như mọi lĩnh vực khác của cuộc sống, hẹn hò cũng là một lĩnh vực
mà bạn chỉ nắm rõ khi bạn đã làm nó rất nhiều lần. Điều không may là ít người có cơ hội trải qua


một vài mối tình nghiêm túc để có đủ hiểu biết trước khi đưa ra quyết định lớn của mình. Và thường
thì khi yêu, tính cách và tiêu chuẩn của người ta cũng không còn giống như lúc độc thân. Do đó rất
khó để một người độc thân biết được họ thực sự cần gì từ một mối quan hệ.

NGUYÊN NHÂN 2: XÃ HỘI KHUYẾN KHÍCH CHÚNG TA
ĐỂ CHO SỰ LÃNG MẠN DẪN DẮT


Nếu bạn làm chủ một doanh nghiệp, thì lời khuyên phổ biến là bạn nên tham gia một khóa học kinh
doanh, xây dựng các kế hoạch kĩ lưỡng và phân tích hiệu quả kinh doanh thường xuyên. Điều đó
hoàn toàn hợp logic, và là điều bạn cần làm để giảm thiểu sai lầm và đạt được kết quả tốt hơn.

Nhưng nếu ai đó đi học một lớp tìm kiếm bạn đời, xây dựng một kế hoạch chi tiết, hành động và
theo dõi tiến độ “tìm kiếm bạn đời” bằng bảng tính, thì khả năng cao sẽ bị xã hội nhận xét là một kẻ
lập dị, hay là “một con robot”.
Và điều “đúng đắn” mà xã hội mong muốn chúng ta làm, là hãy tin tưởng vào những thứ như định
mệnh, trực giác và hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ đến.
Nếu như người chủ doanh nghiệp mà ngheo theo những lời khuyên trọng hẹn hò, thì có lẽ mọi việc
kinh doanh đã thất bại. Và nếu thành công, thì có chỉ là nhờ vào may mắn. Nhưng đó lại chính là
cách mà xã hội hướng chúng ta tiếp cận với vấn đề hẹn hò.

NGUYÊN NHÂN 3: VIỆC CHỦ ĐỘNG TÌM KIẾM BẠN
ĐỜI KHÔNG ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH
Trong một nghiên cứu đã chỉ ra: chỉ 2% trong chúng ta lựa chọn đối tượng hẹn hò dựa trên các tiêu
chuẩn mà chúng ta đưa ra, còn 98% lựa chọn dựa trên các đối tượng “sẵn có” như những người
mà chúng ta quen biết, hay những anh chàng đang tán tỉnh. Nói cách khác, con người thường chọn
từ các lựa chọn có sẵn mà ít khi tìm kiếm mở rộng phạm vi lựa chọn của mình.
Do đó, kết luận cần rút ra ở đây là bất kì ai muốn tìm kiếm bạn đời nên dành nhiều thời gian hơn
cho việc hẹn hò online, hẹn hò tốc độ, hay những hệ thống khác được xây dựng để mở rộng phạm
vi “ứng cử viên” một cách thông minh.
Thế nhưng, xã hội thường không có cái nhìn thiện cảm với hành động này. Người ta vẫn khá ngại
ngùng khi giới thiệu rằng họ gặp ý chung nhân của mình trên một trang hẹn hò trực tuyến. Một
người bạn đời “chuẩn mực” phải được gặp một cách tình cờ nhờ vận may, hoặc là được giới thiệu
trong phạm vi những người quen biết hẹp. Mặc dù sự không thiện cảm này đang giảm dần theo thời
gian, nhưng nó cũng phản ánh việc xã hội thừa nhận và ủng hộ những nguyên tắc hẹn hò hoàn toàn
không logic.

NGUYÊN NHÂN 4: XÃ HỘI HỐI THÚC CHÚNG TA KẾT
HÔN


Một nguyên tắc cơ bản được thừa nhận là phải kết hôn trước khi trở nên quá già. Và “quá già” dao

động từ 25 đến 35 tùy vào từng nơi. Lẽ ra, nguyên tắc đúng đắn phải là “có thể kết hôn sớm hay
muộn, nhưng không được kết hôn nhầm người”. Thế nhưng, trong khi một người độc thân ở độ tuổi
37 có thể bị gọi là “bà cô” hay bóng gió bằng nhiều hình thức cay nghiệt khác, thì một người 37 tuổi
đã kết hôn, sống không hạnh phúc lại được xã hội nhìn nhận bằng một con mắt cảm thông hơn
nhiều. Điều này rất vô lý, vì rõ ràng một người độc thân có cơ hội đến với hạnh phúc cao hơn nhiều
một người đang ở trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Nội dung phần tiếp theo:
Khía cạnh sinh học tác động thế nào tới việc chúng ta lựa chọn bạn đời ?
Những kiểu người nào có khả năng kết thúc trong các mối quan hệ không hạnh phúc ?
Những yếu tố nào tạo nên một mối quan hệ hạnh phúc ?
Sự lãng mạn, hay cảm giác yêu thương là những điều tuyệt vời của tình yêu và hôn nhân. Thế
nhưng thực tế thì lựa chọn bạn đời đơn thuần dựa trên cảm giác yêu thương lại là một trong những
cách nhanh nhất dẫn đến một cuộc hôn nhân đổ vỡ. Tại sao điều đó lại xảy ra ? Còn những nhân tố
nào khiến cho quyết định lựa chọn bạn đời của chúng ta vừa là một quyết định quan trọng nhất lại
cũng là một quyết định dễ sai lầm nhất ?
Trong bài viết trước, chúng ta biết rằng xã hội mà chúng ta đang sống là một xã hội luôn hối thúc
con người tiến tới hôn nhân. Điều đó khiến cho việc lựa chọn bạn đời dễ vì vội vã mà sai lầm.
Nhưng không chỉ những nhân tố bên ngoài, ngay cả những nhân tố bên trong cũng khiến chúng ta
dễ mắc sai lầm.

SINH LÝ DỄ LÀM HỎNG QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN BẠN
ĐỜI
Về mặt sinh học, con người đã trải qua quá trình tiến hóa trong một khoảng thời gian rất dài với lối
sống bầy đàn. Trong khi đó, những khái niệm về gia đình, hay quan hệ một vợ – một chồng mới chỉ
xuất hiện gần đây trong lịch sử phát triển của con người. Vì vậy, cơ thể bạn hoàn toàn không hiểu gì
về việc tìm kiếm bạn đời để chung sống trong suốt 50 năm còn lại. Điều duy nhất mà nó làm khi
chúng ta gặp ai đó cảm thấy “hợp hợp”, là tạo ra một loạt các hoócmôn được thiết kế để khiến
chúng ta cảm thấy muốn hẹn hò, muốn yêu, và sau đó thì gắn bó trong thời gian dài. Không ít người
đã chịu thua những đợt dâng trào hoóc môn và kết thúc bằng một cuộc hôn nhân.


TUỔI TÁC LÀ MỘT KẺ THÙ


Với phụ nữ, có một hạn chế rất rõ ràng trong việc tìm kiếm bạn đời. Đó là nếu cô ta muốn sinh con,
thì phải tìm kiếm bạn đời trước tuổi 40. Đây là một giới hạn về thời gian, khiến cho việc tìm kiếm
bạn đời vốn đã khó khăn, lại càng trở nên căng thẳng hơn.
Kết quả là, nếu coi việc lựa chọn bạn đời là một bài toán. Thì những gì chúng ta hiện có là những
người không biết mình muốn gì trong mối quan hệ, sống trong một xã hội liên tục hối thúc phải kết
hôn, và với một cơ chế sinh học khuyến khích sự mù quáng trong tình yêu. Và kết quả của bài toán
này, do đó rất thường xuyên là những quyết định sai lầm và hậu quả là những cuộc hôn nhân không
hạnh phúc. Hãy thử phân tích một số mẫu người thường gặp phải sai lầm này.

RONALD “LÃNG MẠN”
Vấn đề của Ronal “lãng mạn” là anh ta luôn tin tưởng rằng chỉ cần tình yêu là đủ để kết hôn với ai
đó. Sự lãng mạn là một thứ tuyệt vời, và tình yêu cũng là thành phần chính của một cuộc hôn nhân
hạnh phúc. Nhưng chỉ đơn thuần tình yêu là không đủ, hôn nhân cần rất nhiều những thứ quan
trọng khác.
Và những người lãng mạn bắt đầu mắc sai lầm khi bỏ qua những tín hiệu cảnh báo về những điểm
không ổn trong mối quan hệ bằng những suy nghĩ như là “tôi hoàn toàn yêu cô ấy, đó là điều duy
nhất quan trọng”, hoặc là “mọi thứ xảy ra đều có lý do, và việc chúng tôi gặp nhau chắc chắn là định
mệnh”. Những người lãng mạn luôn tin rằng đã tìm thấy tri kỉ của mình. Anh ta ngừng cân nhắc về
những yếu tố quan trọng khác cho hôn nhân và sẽ mang niềm tin đó trong suốt quãng thời gian còn
lại của cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

FRIDA “SỢ HÃI”


Sợ hãi là một trong những kẻ thù hàng đầu trong việc đưa ra quyết định lựa chọn bạn đời. Thật
không may, xã hội mà chúng ta đang sống lại vận hành dựa trên sự sơ hãi. Có hàng tá nỗi sợ được
xã hội và thậm chí là cha mẹ, bạn bè đưa vào đầu chúng ta: sợ “ế”, sợ cảnh “cha già con cọc”…

Những nỗi sợ đó dẫn chúng ta tới hôn nhân một cách vội vã, ngay cả khi mối quan hệ mà ta có chỉ
ở mức trung bình. Lẽ ra, nỗi sợ duy nhất mà chúng ta nên sợ, là phải dành 2/3 cuộc đời còn lại của
mình trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Thế nhưng đáng tiếc là không nhiều người có đủ
can đảm để vượt qua nỗi sợ hãi và chờ đợi một người bạn đời xứng đáng.

ED “ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG”


Vấn đề của Ed “đẽo cày giữa đường” là anh ta để những người khác đóng vai trò quá lớn trong
quyết định tìm bạn đời của mình. Tìm kiếm bạn đời là công việc mang tính chất cá nhân, phức tạp,
khác nhau đối với từng người và gần như không thể hiểu được bởi người ngoài. Nếu đã như vậy,
thì hiển nhiên là ý kiến của những người khác không có liên quan gì tới quyết định của bạn.
Và điều buồn nhất là một số người đã chia tay với người bạn đời đích thực của mình, chỉ bởi vì sự
phản đối của những người ngoài, hay một nhân tố bên ngoài nào đó (tôn giáo, quê quán…)

SHARON “HỜI HỢT”


Sharon “hời hợt” quan tâm tới mô tả trên giấy về người bạn đời của cô ta hơn là nhân cách bên
trong. Cô ta có cả một danh sách các tiêu chuẩn: như là chiều cao, triển vọng công việc, mức độ
giàu có, thành tựu hoặc một vài tiêu chí kì lạ như phải là người ngoại quốc hoặc một vài tài năng
đặc biệt.
Mặc dù tất cả mọi người đều có những tiêu chí nhất định khi tìm kiếm bạn đời, nhưng một người
thuộc tuýp “hời hợt” đặt những tiêu chí này lên trên hết, trên cả tình hình thực tế của sự gắn kết của
cô ta với người bạn đời tiềm năng của mình.

STANLEY “ÍCH KỈ”


Có ba dạng ích kỉ và nhiều biến thể khác từ ba dạng cơ bản này.

Dạng “cách của tôi hoặc biến”
Những người này không bao giờ chấp nhận hi sinh hay thỏa hiệp. Cô ta cho rằng nhu cầu, quan
điểm, ý kiến của mình quan trọng hơn người bạn đời của mình. Và điều đó thể hiện trong việc cô ta
đòi hỏi toàn bộ quyền lợi của mình phải được bảo đảm trong bất kì trường hợp nào. Thậm chí, trong
một số trường hợp, những người thuộc tuýp này không muốn gắn kết trong bất kì mối quan hệ
chính thức nào, cô ta muốn độc thân và luôn có người tới tán tỉnh xung quanh.
Những người thuộc tuýp này chỉ có thể kết hôn với hai dạng người: trường hợp tích cực là một
người siêu dễ tính, và trường hợp tệ hơn là một người có lòng tự trọng rất thấp. Anh ta / cô ta từ bỏ


hoàn toàn mong muốn có được vai trò cân bằng, và điều đó chắc chắn sẽ giới hạn chất lượng của
cuộc hôn nhân.
Dạng “Nhân vật chính”
Vấn đề của kiểu “nhân vật chính” là cô ta quá say mê bản thân mình. Cô ta muốn người bạn đời của
mình đóng vai trò như một người hâm mộ vĩ đại. Buổi nói chuyện mỗi tối của cô ta với bạn đời sẽ có
đến 90% là nói về cô. Vì dù sao thì cô cũng là “nhân vật chính” của mối quan hệ này mà. Thông
thường, những người thuộc tuýp này chỉ có thể kết hôn với bạn chí cốt và sẽ có cuộc hôn nhất buồn
tẻ bởi cô ta chỉ biết nói về chính mình.
Dạng “đòi hỏi”
Ai cũng có những nhu cầu, và ai cũng muốn nhu cầu của mình được áp ứng. Nhưng vấn đề nảy
sinh khi việc đáp ứng những nhu cầu như: cô ta sẽ nấu ăn cho tôi, anh ta sẽ là một người cha tốt…
trở thành lý do chính để lựa chọn ai đó làm bạn đời. Những thứ kể trên là những điểm cộng rất lớn,
nhưng nó chỉ là những điểm cộng. Sau một năm kết hôn, khi người “đòi hỏi” đã quen thuộc với việc
các nhu cầu của cô ta được đáp ứng và không còn hào hứng, thì mối quan hệ sẽ dần đi xuống.
Vấn đề chính mà 4 tuýp kể trên: Ronald “lãng mạn”, Frida “sợ hãi”, Sharon “hời hợt” và Stanley “ích
kỉ” sẽ khó tìm kiếm được một cuộc hôn nhân hạnh phúc nằm ở chỗ họ chọn kết hôn dựa trên sức
ép hoặc sự thúc đẩy của các nhu cầu mà không hề xem xét kĩ tính cách của người bạn đời và
những yếu tố khác đóng góp vào một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

VẬY ĐIỀU GÌ TẠO NÊN MỘT CUỘC HÔN NHÂN HẠNH

PHÚC ?
Lựa chọn bạn đời là một trong những quyết định quan trọng bậc nhất nhưng cũng thường là quyết
định bị lựa chọn sai nhiều nhất. Vậy những nhân tố nào thực sự ảnh hưởng tới một cuộc hôn nhân
hạnh phúc, và làm thế nào để tìm kiếm được người bạn đời phù hợp cho mình ?


“Nước chảy đá mòn”, “mưa dầm thấm lâu”…là một số trong rất nhiều hiện tượng nói lên cùng một
chân lý: những kết quả lớn lao thực chất đều là tập hợp của rất nhiều hoạt động nhỏ nhặt. Tình yêu
và đặc biệt là hôn nhân cũng vậy. Nhìn bề ngoài, một cuộc hôn nhân hạnh phúc có vẻ sẽ có mô típ
của một câu chuyện cổ tích, hay một kịch bản phim, khi những con người hoàn hảo trải qua rất
nhiều khó khăn để đến với nhau và sống hạnh phúc cùng nhau mãi mãi. Nhưng hạnh phúc của con
người không được cảm nhận trong những khoảng thời gian dài đến vậy. Hạnh phúc nằm trong
những khoảnh khắc, những chi tiết nhỏ nhỏ như một nụ cười, một cái ôm, một món quà, một câu
chuyện thú vị.
Vì vậy, khi nghĩ đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc, điều chúng ta thực sự cần tìm kiếm không phải
là một công thức “hoàng tử – công chúa hạnh phúc mãi mãi về sau”, mà là tìm kiếm một mối quan
hệ mà ta có thể tìm thấy hạnh phúc ở từng ngày một trong suốt 20,000 ngày sẽ chung sống bên
nhau.
Vì vậy, hôn nhân không phải là những gì diễn ra trong tuần lễ trăng mật, không phải là những ngày
Valentine, không phải là bữa tiệc ăn mừng khi hai bạn mua được ngôi nhà đầu tiên. Hôn nhân là
chuyện ăn tối trong ngôi nhà đó cùng nhau 4386 lần, là những ngày bình thường chung sống cùng
nhau.
Và tất nhiên, hôn nhân chẳng dễ dàng gì cả.
Để một mối quan hệ đủ mạnh mẽ để hai người có thể chung sống cùng nhau 20,000 ngày và làm
điều đó một cách hạnh phúc, thì cần phải có rất nhiều thứ, và 3 thứ quan trọng nhất là:

MỘT TÌNH BẠN THÂN THIẾT
Phần lớn mọi người đều thích dành thời gian cho bạn bè của mình – đó là lý do chúng ta là bạn bè.
Nhưng có một số người bạn đặc biệt, mà khoảng thời gian ở bên họ cực kỳ thú vị. Đó là những
người có thể vượt qua được “bài kiểm tra giao thông”



“Bài kiểm tra giao thông” là như thế này. Nếu bạn kết thúc buổi gặp gỡ với ai đó và thực sự tận
hưởng việc đưa họ về nhà, thì họ đã vượt qua được “bài kiểm tra giao thông”. Bạn thực sự thích
khoảng thời gian ở cùng với họ.
Vượt qua được bài kiểm tra này có rất nhiều ý nghĩa. Nó có nghĩa là bạn thực sự thích tương tác
với người đó, và ở bên người đó bạn sẽ không bao giờ chán nản.
Gần như không có gì quan trọng hơn trong việc lựa chọn bạn đời là tìm kiếm ai đó có thể vượt qua
được “bài kiểm tra giao thông”. Một tình bạn vượt qua được “bài kiểm tra giao thông” khi tiến triển
trở thành một mối quan hệ sẽ mang lại những ưu điểm sau:
Không khí hài hước
Niềm vui: hai bạn sẽ có được niềm vui ngay từ những tình huống không vui vẻ như trễ máy bay, tắc
đường…Và sự vui vẻ giữa các cặp đôi đã được chứng minh là một chỉ số quan trọng để dự đoán về
tương lai của mối quan hệ.
Tôn trọng cách suy nghĩ của nhau: một người bạn đời đóng cả hai vai trò là người tâm tình trong
đời sống và công việc, và nếu bạn không tôn trọng cách họ suy nghĩ, bạn sẽ không muốn kể cho họ
về những suy nghĩ của bạn về công việc, hay bất kì điều gì thú vị khác mà xuất hiện trong đầu của
bạn, bởi vì bạn không thực sự quan tâm lắm tới ý kiến của họ.
Số lượng đáng kể những sở thích chung: điều này rất quan trọng, bạn sẽ không phải từ bỏ thói
quen hay sở thích của mình khi tiến tới một mối quan hệ chung.
Một tình bạn vượt qua được “bài kiểm tra giao thông” sẽ ngày càng phát triển sâu sắc và thú vị hơn
theo thời gian.

CẢM GIÁC VỀ “GIA ĐÌNH”
Nếu ai đó bắt bạn phải ngồi lên ghế trong suốt 12 tiếng mà không được di chuyển, thì chắc chắn
suy nghĩ của bạn sẽ là “hãy chọn ngồi ở tư thế thoải mái nhất”. Bởi vì bạn biết rằng, khi làm một thứ
gì đó trong thời gian dài, thì ngay cả sự khó chịu nhỏ nhất cũng sẽ phát triển và biến thành một cực
hình. Do đó, khi bạn phải làm điều gì đó trong khoảng thời gian dài, rất dài, tốt nhất là chọn những
thứ mang lại cho bạn cảm giác cực kỳ, cực kỳ thoải mái.
Khi đem nguyên lý này áp dụng cho hôn nhân, một sự “không thoải mái” liên tục giữa bạn và bạn

đời có thể trở thành một nguồn không hạnh phúc bất tận, đặc biệt khi nó lớn dần lên theo thời gian,
khá là giống như trường hợp tra tấn trên chiếc ghế. Cảm thấy “ở nhà” có nghĩa là cảm thấy an toàn,
ấm cúng, tự nhiên, và hoàn toàn là chính mình, và để có được cảm giác này với bạn đời của mình,
mối quan hệ của hai bạn cần phải có một vài thứ:


Tin tưởng và an toàn: bí mật là thuốc độc đối với một mối quan hệ, bởi vì chúng tạo nên một bức
tường vô hình bên trong mối quan hệ, khiến cho cả hai người đều cảm thấy cô đơn. Và ngoài ra,
những bí mật sẽ tạo ra sự nghi ngờ, một khái niệm trực tiếp mâu thuẫn với khái niệm “gia đình”. Đó
là lý do tại sao ngoại tình trong khi đang có một cuộc hôn nhân hạnh phúc là một trong số những
thứ thất bại và thiển cận nhất mà một người có thể làm.
Sự hấp dẫn tự nhiên: để tương tác giữa hai bạn trở nên dễ dàng và tự nhiên, và bạn có thể cảm
thấy ở cùng “tần sóng” với nhau.
Chấp nhận khuyết điểm của nhau: khiếm khuyết là một phần nằm trong định nghĩa của con
người. Và một trong những viễn cảnh tồi tệ nhất về hôn nhân là bị vợ / chồng chỉ trích cả đời vì
những khiếm khuyết của mình. Điều này không có nghĩa là mỗi người không cần tự cải thiện bản
thân mình, nhưng đối với mối quan hệ hôn nhân, thì thái độ tích cực của người vợ / chồng nên là
“khi đã chấp nhận một người, là chấp nhận cả ưu điểm và khuyết điểm của người ta”.

NỖ LỰC ĐỂ TRỞ VUN ĐẮP CHO HÔN NHÂN
Con người luôn yêu thích tự do, vì vậy gắn kết con người lại với nhau trong một mối quan hệ là rất
khó. Nếu như mong muốn một cuộc hôn nhân bền vững mà không nỗ lực vun đắp cho nó, thì cũng
giống như mong đời một sự nghiệp thành công mà không bỏ ra chút công sức nào.
Vậy những kĩ năng nào mà các cặp đôi cần biết để vun đắp cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc ?
Giao tiếp: tầm quan trọng của giao tiếp đối với mối quan hệ cũng giống như oxy với sự sống. Giao
tiếp kém là nguyên nhân hàng đầu khiến các cặp đôi tan vỡ.
Duy trì sự bình đẳng: trong một mối quan hệ, rất dễ xảy ra tình trạng một người lấn át người còn
lại. Điều đó không thuận lợi cho mối quan hệ và cũng hạn chế những tiềm năng của mối quan hệ.
Biết cãi nhau đúng cách: tranh cãi là chuyện không thể tránh khói trong hôn nhân. Vấn đề là với
các cặp đôi biết cãi nhau đúng cách, họ sẽ tháo ngòi căng thẳng, tiếp cận vấn đề với sự hài hước,

và thực sự lắng nghe phía bên kia. Họ sẽ tránh việc vì giận dữ mà lỡ lời hay trở nên độc địa. Những
đôi biết cãi nhau đúng cách cũng sẽ ít cãi nhau hơn, vì họ hiểu được phần lớn các cuộc cãi nhau
đều xuất phát từ những khác biệt cơ bản trong tính cách của hai người. Điều này không thay đổi
được, nên họ học cách chấp nhận, kiềm chế và tránh việc cãi nhau nhiều lần về cùng một vấn đề.
Mọi mối quan hệ đều có những khiếm khuyết và chúng ta không thể hy vọng gặp được một ai đó
đạt được tất cả điểm A+ trong các tiêu chí kể trên. Chúng ta chỉ có thể hy vọng tìm được một người
có thể thỏa mãn được đa số các tiêu chí kể trên, bởi vì mỗi một tiêu chí này đều đóng vai trò rất lớn
trong hạnh phúc cả đời của bạn.


Và bởi vì những tiêu chí kể trên đã rất khó để thỏa mãn rồi, nên bạn đừng tìm cách làm phức tạp nó
lên bằng việc đưa thêm các tiêu chí bên ngoài của riêng bạn. Phần lớn những tiêu chí đó sẽ không
có ảnh hưởng lớn tới hạnh phúc của bạn. Ví dụ như sẽ rất thú vị nếu anh chàng của bạn biết chơi
guitar, nhưng đừng biến việc chơi guitar thành một tiêu chí “phải có”



×