Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

LÀM THẾ NÀO ĐỌC ĐƯỢC NGAY TÍNH CÁCH CỦA MỘT AI ĐÓ CHỈ BẰNG MỘT CÂU HỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.03 KB, 2 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỌC ĐƯỢC NGAY TÍNH
CÁCH CỦA MỘT AI ĐÓ CHỈ BẰNG MỘT
CÂU HỎI
rubi | April 12, 2016 | Nhận Thức & Hành Vi | No Comments

Một kiểu câu hỏi có thể gián tiếp tiết lộ rất nhiều về tính cách của một người.
Hỏi một ai đó rằng họ nghĩ gì về người khác tiết lộ nhiều điều về tính cách của chính họ.
Lý do là con người có xu hướng nhìn thấy nhiều phẩm chất của riêng họ trong người khác.
Một người rộng lượng nhìn những người khác là rộng lượng và người ích kỷ nhìn người khác cũng
là ích kỷ.
Tiến sỹ Dustin Wood, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết:

“Một phần lớn của những đặc điểm tính cách tiêu cực có liên quan với việc
nhìn người khác một cách tiêu cực.
Xu hướng nhìn người một cách tiêu cực cho thấy một khả năng lớn của bệnh
trầm cảm và nhiều rối loạn tâm lý khác.”
Các kết luận đến từ ba nghiên cứu.


Trong một nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu đánh giá về những đặc điểm tích cực
và tiêu cực của ba người khác.
Họ càng đánh giá tích cực về những người đó thì bản thân họ càng hạnh phúc, hăng hái vui vẻ, có
năng lực và cảm xúc ổn định. Những người đánh giá người khác tích cực hoá ra cũng hài lòng hơn
với cuộc sống của họ.
Trái ngược với điều này, những ai đánh giá người khác tiêu cực hơn thì có mức độ tính ái kỷ/ tự yêu
bản thân (narcissism) và hành vi chống đối xã hội cao hơn.
Các nhà nghiên cứu thậm chí còn quay lại với những người đó một năm sau và phát hiện ra các kết
quả vẫn như nhau.
Điều này cho thấy những đánh giá của con người về người khác tiết lộ về chính bản thân họ và ổn
định theo thời gian.
Các chứng rối loạn nhân cách thường được chẩn đoán ít nhất phần nào bởi cách mà con người


nhìn người khác, các tác giả viết:

“…dù những người ái kỷ có thể xem những người khác là vô giá trị hoặc không
thú vị, không đáng chú ý, thì điều này có thể không phản ánh cách mà họ
nhìn bản thân họ.
Tương tự thế, những người có những hành vi đặc trưng của chứng rối loạn
nhân cách hoang tưởng có thể tin rằng những người khác là xấu bụng và
không đáng tin, dù họ có thể không nhìn nhận về bản thân họ theo cách đó.
[…]
Tính xảo quyệt (Machiavellianism) thường được đo lường phần nào bằng
cách hỏi những người đó về mức độ mà họ thấy có sự thiếu thành thật, chính
trực hoặc vị tha trong hành động của những người khác, và hành vi ái kỷ được
thúc đẩy phần nào bởi một niềm tin cho rằng người khác là thấp kém, không
thú vị và không đáng chú ý.”



×