Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MÔ HÌNH năm yếu tố và KIỂM TRA TÍNH CÁCH tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.73 KB, 8 trang )

MÔ HÌNH NĂM YẾU TỐ VÀ KIỂM TRA
TÍNH CÁCH TÂM LÝ
Hải Đường Tĩnh Nguyệt | November 11, 2015 | BÀI TEST, Tâm Lý Học | No Comments

Nói đến các bài kiểm tra tính cách tâm lý thì dường như ai cũng biết đến MBTI. Đây là một bài kiểm
tra đánh giá tính cách được nhiều người dùng để tìm hiểu về những tính cách của bản thân, và
thông qua đó định hướng nghề nghiệp. Nhưng với những ai trong ngành tâm lý học, nhất là tâm lý
học tính cách thì hẳn biết MBTI không được coi là có tính khoa học, độ tin cậy cao và không được
dùng nhiều trong nghiên cứu để đánh giá tính cách con người. Thay vào đó, các nhà khoa học tin
dùng mô hình năm yếu tố, được biết dưới các tên gọi khác như thang tính cách Big Five, Five
Factor Model, Big Five personality traits…
Vậy mô hình này là gì?
Các nhà khoa học tin rằng ai cũng có năm yếu tố tính cách của mô hình này, đó chính là : hướng
ngoại (extraversion), tận tâm (conscientiousness), dễ chịu (agreeableness), sẵn sàng trải nghiệm
(openness to experience) và neuroticism (tâm lý bất ổn). Tuy nhiên, khác với MBTI, mô hình này
không dán nhãn loại tính cách của bạn (ví dụ phân loại bạn là INTJ hay INTP…) mà là kiểm tra xem
bạn có bao nhiêu phần trăm, bao nhiêu điểm cho từng mặt tính cách trong năm tính cách này. Nói
một cách dễ hiểu thì hãy tưởng tượng mặt hướng ngoại là một cây thước đo. Một đầu là hướng
ngoại, một đầu là hướng nội và bạn có thể nằm giữa, có thể thiên về hướng nội, có thể thiên về
hướng ngoại…trên cây thước ấy.
Năm mặt tính cách trong mô hình:
Hướng ngoại (extraversion) – hòa đồng/mạnh mẽ vs. đơn độc/kín đáo.
Đặc điểm của tính cách hướng ngoại là bề rộng của các mối quan hệ và các hoạt động (đối nghịch
với chiều sâu). Người có điểm hướng ngoại cao thường cảm thấy các bữa tiệc tùng và đủ loại hoạt
động là nguồn năng lượng của mình. Họ thích tìm kiếm và cần các nguồn kích thích từ môi trường
xung quanh, cơ hội để gia nhập với người khác. Họ cũng thường rất hăng hái, nhiệt tình, theo
trường phái hành động, làm trước nghĩ sau, thích nói chuyện và khẳng định mình. Họ muốn thay đổi
cả thế giới hơn là hiểu về nó, và họ thường học hành rất tốt ở trường trung học nhưng có thể nhận
ra đại học quá khó cho mình. Người hướng ngoại như một biến số thích chuyển động, dễ hiểu và dễ
tiếp cận. Thái độ của họ thường rất tự tin và thoải mái. Thường thì những người này được miêu tả
như tràn trề sức sống và rất tích cực. Trong công việc, họ thường thích làm việc với người khác và


thích các công việc có bề rộng hơn bề dày.
Còn người hướng nội (người có điểm hướng ngoại thấp) thường ít hòa mình với xã hội. Nếu như
các mối quan hệ, tiệc tùng, hoạt động là nguồn năng lượng của người hướng ngoại thì người


hướng nội nạp năng lượng cho mình bằng cách ở một mình. Họ thường rất yên lặng, không nổi bật
và không hòa nhập nhiều. Sự thiếu hụt hòa nhập xã hội này không nên được lý giải như ngại ngùng
hay trầm uất, thay vào đó họ thường độc lập khỏi thế giới ngoại giao của mình hơn người hướng
ngoại. Người hướng nội cần ít sự kích thích và cần nhiều thời gian ở một mình hơn người hướng
ngoại. Điều này không có nghĩa là họ không thân thiện hay phản xã hội mà là họ thường kín đáo
hơn trong các tình huống xã hội. Năng lượng của họ tập trung vào thế giới bên trong họ với những
suy nghĩ hơn là sự kích thích bên ngoài. Thay vì thay đổi thế giới thì người hướng nội lại thích nghĩ
và tìm hiểu về nó hơn. Họ suy nghĩ rất sâu về nhiều thứ và thường học tốt ở bậc đại học hơn là
trung học. Họ cũng thích những công việc có bề sâu hơn về rộng.
Tận tâm (conscientiousness) – hiệu quả/thiết lập vs. dễ dãi/ bất cẩn
Xu hướng làm việc theo hệ thống và đáng tin cậy, có kỷ luật cho bản thân mình, có trách nhiệm với
công việc và thường lên kế hoạch mọi thứ trước hơn là hành động bộc phát bốc đồng. Người có
điểm cao ở mặt này thường có mong muốn hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất, và
thường đặt ra mục tiêu để đạt được những thành tựu trong công việc. Do đó có đôi khi họ được
miêu tả như những người cứng đầu. Những đặc điểm tính cách của họ bao gồm ngăn nắp, có hệ
thống, cẩn thận, hoàn hảo, suy tính thiệt hơn. Ví dụ như những quyển sách được sắp trên kệ sách
nhà họ theo bảng chữ cái, hoặc theo chủ đề hơn là quăng lung tung trong phòng. Quần áo được
xếp ngăn nắp bỏ vào tủ hơn là vương vãi trên sàn nhà. Trong công việc, họ là những nhân viên
chăm chỉ , tuy nhiên ở mức độ cực điểm, họ có thể là những người “cuồng công việc”, theo chủ
nghĩa hoàn hảo và có những hành vi cưỡng chế.
Những người có điểm thấp ở mặt tính cách này thường rất dễ dãi, không có mục tiêu nhất định,
thường không đáng tin cậy. Một số nghiên cứu chỉ ra những người có điểm thấp thường có xu
hướng phạm pháp, cũng như thất nghiệp, vô gia cư và tù tội. Họ cũng gặp khó khăn khi tiết kiệm
tiền. Hơn nữa một người có chỉ số tận tâm và dễ chịu thấp thì thường lạm dụng chất nhiều hơn.
Dễ chịu (agreeableness) – thân thiện/ có lòng trắc ẩn vs. cứng nhắc/tách biệt

Xu hướng dễ động lòng và hợp tác hơn là nghi ngờ và đối nghịch. Những đặc điểm hành vi của mặt
tính cách này được coi là tốt bụng, thông cảm, hợp tác, ấm áp và quan tâm. Những người có điểm
cao ở mặt này thường có xu hướng tin rằng đa phần mọi người rất trung thực, tốt bụng và đáng tin
cậy. Họ thường có lòng vị tha và hay giúp đỡ người khác. Những thực nghiệm cho thấy đa số người
ta giúp đỡ những người nào giống mình, hoặc chỉ giúp đỡ khi thấy thấu cảm cho người khác. Tuy
nhiên những người có chỉ số dễ chịu cao thường giúp người khác ngay khi những điều trên không
có mặt. Nói cách khác, những người dễ chịu thường có “đặc tính giúp đỡ” và không cần bất cứ
động lực gì khi giúp đỡ. Những người này được miêu tả như ngây thơ và dễ bảo.


Ngược lại với tính thích giúp đỡ của người dễ chịu, những người có điểm thấp ở mặt này thường
gây tổn thương đến những người khác. Những nhà nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa độ dễ
chịu thấp với những suy nghĩ nóng nảy và kích động ở thanh thiếu niên. Những người có độ dễ chịu
thấp cũng thường có định kiến chống lại những nhóm bị bêu xấu như béo phì. Độ dễ chịu thấp cũng
có tương quan tới một số bệnh tâm lý như xu hướng ái kỷ (yêu bản thân) và phản xã hội. Những
người này thường có tính cạnh tranh, thách thức cao, có đôi khi được coi là khiêu khích hoặc không
đáng tin.
Sẵn sàng trải nghiệm (openness to experience) – sáng tạo/ hiếu kỳ vs. kiên định/chắc chắn
Thích phiêu lưu trải nghiệm, biết ơn nghệ thuật, hiếu kỳ, có những ý tưởng độc đáo, có óc thẩm
mỹ… là các đặc điểm của mặt tính cách này. Nó phản ứng mức độ hiếu kỳ một cách thông minh,
tính sáng tạo thích trải nghiệm mà một người có. Những người có điểm cao ở mặt này thường rất
khó dự đoán và không tập trung. Họ dễ lĩnh hội những tin tức giải trí và thách thức những mặt văn
hóa của cuộc sống cũng như những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân. Một số nghiên cứu tìm ra mối
tương quan tích cực giữa mặt tính cách này và các bài kiểm tra IQ. Họ có trí thông minh kết tinh,
tức là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cao. Các nghiên cứu khác cũng tìm ra
những nền văn hóa đặt cao những giá trị sẵn sàng trải nghiệm này thường có tỷ lệ sử dụng chất
kích thích cao.
Người có điểm thấp ở mặt này thường thực dụng, võ đoán và làm việc theo dữ liệu, đôi lúc thường
được mô tả như quyết đoán và cứng nhắc. Họ thường rất truyền thống trong hành vi, và vẻ ngoài
của mình, thích làm việc theo guồng quay nhất định, không thích trải nghiệm những thứ mới mẻ và

có ít sở thích hơn. Vì thế họ thường gặp khó khăn khi thích ứng với sự thay đổi. Cảm xúc của họ rất
phẳng lặng và khả năng chịu đựng thấp đối với những thế giới quan khác biệt.
Tâm lý bất ổn (neuroticism) – nhạy cảm/ hoảng sợ vs. vững chắc/tự tin.
Xu hướng dễ trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực ví dụ như giận dữ, lo âu, trầm cảm, dễ tổn
thương. Tâm lý bất ổn cũng chỉ mức độ vững chắc của cảm xúc và khả năng kiềm chế sự bốc bồng.
Những người có điểm cao ở mặt này thường trải nghiệm những cảm xúc u uất, giận dữ, lo sợ, tội
lỗi, và ganh ghét cao hơn người thường. Họ phản ứng rất tệ với stress và thường lý giải những tình
huống bình thường dưới dạng nguy hiểm, đáng lo ngại và những khó khăn nhỏ là cực kỳ tuyệt
vọng. Họ chú ý quá mức đến vẻ bề ngoài hoặc hành vi của bản thân và gặp khó khăn trong việc
kiềm nén những sự thôi thúc.
Ngược lại, những người có chỉ số thấp thường có cảm xúc vững chãi hơn, ít dao động và ít phản
ứng với stress hơn. Họ thường có xu hướng bình tĩnh, không nóng nảy, và ít khi cảm thấy căng
thẳng. Mặc dù họ có ít cảm xúc tiêu cực nhưng điều này không có nghĩa là họ trải nghiệm cảm xúc
tích cực cao. Trải nghiệm tích cực cao là một đặc điểm của mặt hướng ngoại. Những người hướng


ngoại có tâm lý bất ổn có thể trải nghiệm cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực cao, dao động y như tàu
lượn siêu tốc. Còn những người có điểm tâm lý bất ổn thấp (đặc biệt với những người hướng ngoại)
thì có những báo cáo cho thấy họ hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của mình hơn.
Tại sao mô hình năm yếu tố lại đáng tin cậy hơn những bài kiểm tra tính cách khác?
Theo tâm lý học tính cách thì có thể phân tích tính cách con người dưới sáu mô hình: bẩm sinh,
sinh lý (di truyền), nội tâm lý (intrapsychic), nhận thức-trải nghiệm, xã hội và văn hóa, cuối cùng là
thích ứng. Có nghĩa là tính cách con người có thể sinh ra đã thế, di truyền từ cha mẹ và thay đổi tùy
theo môi trường và trải nghiệm của họ. Với những bài trắc nghiệm tính cách khác, ví dụ như MBTI,
mặc dù nó được dùng rộng rãi nhưng nó hơi cứng nhắc trong việc đóng đinh/ dán nhãn một loại tính
cách con người mà bỏ qua yếu tố tính cách có thể thay đổi theo thời gian và môi trường. Và vì thế
MBTI không có độ tin cậy cao khi độ dao động thay đổi của nó quá lớn, ví dụ một người lấy bài test
và có kết quả là INTJ, sau một vài tuần cô ấy làm lại bài test ấy và kết quả có thể thay đổi sang loại
tính cách khác. Hơn nữa bài test này dựa trên thuyết về những loại tâm lý của Carl Jung- một thuyết
không được chào đón bởi những nhà tâm lý học theo trường phái nghiên cứu hay học thuật. Bởi

lẽ , con người không phân ra thành “loại”, như loại hướng nội và loại hướng ngoại. Thay vào đó, các
tính cách con người được phân bố đều theo hình chuông (bell shape curve) với phần lớn số người
nằm ở giữa hai cực hướng ngoại và hướng nội. Thêm vào đó, bài test này cho rằng có sự khác biệt
lớn giữa các loại tính cách và không có sự khác biệt nào trong cùng một loại tính cách. Ví dụ như
người hướng ngoại lúc nào cũng giống nhau, và người hướng nội cũng thế. Điều này không hẳn là
đúng.
Ngược lại mô hình năm yếu tố được dùng trong nghiên cứu khá rộng rãi. Nó không phân loại tính
cách con người mà thay vào đó, chấm điểm năm mặt tính cách mà họ có, theo thể tiếp diễn
(continuum). Điều này bao hàm luôn cả yếu tố tính cách con người thay đổi, vì thế nên nó đáng tin
cậy hơn. Hơn nữa nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan giữa những mặt tính cách này
với tâm lý, với nghề nghiệp mà tôi sẽ nói kỹ hơn trong phần sức khỏe tâm lý và ứng dụng dưới đây.
Sức khỏe tâm lý và ứng dụng:
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng người có chỉ số cao ở mặt tâm lý bất ổn thường dễ mắc các
bệnh tâm lý liên quan đến cảm xúc như trầm cảm, lưỡng cực, lo âu, rối loạn ăn uống… Trong năm
mặt tính cách thì tâm lý bất ổn và hướng ngoại có tính di truyền khoảng 30% và 40%. Những nghiên
cứu về những đứa trẻ được nhận nuôi cho thấy sức ảnh hưởng từ môi trường lên hai tính cách này
rất ít. Điều này cho thấy di truyền có sức ảnh hưởng lên những mặt tính cách này nhiều hơn là trải
nghiệm. Và phụ nữ có chỉ số tâm lý bất ổn cao hơn đàn ông. Đây cũng là dễ hiểu khi tỷ lệ mắc các
bệnh rối loạn cảm xúc ở phụ nữ cao hơn đàn ông.


Các nghiên cứu khác đồng thời cũng cho biết các nhà tuyển dụng, các công ty đánh giá cao chỉ số
tận tâm của một người hơn những mặt tính cách khác. Đây cũng là một tính cách quan trọng nhất
dẫn đến thành công trong công việc. Người có chỉ số cao ở mặt này có lương cao hơn. Ngoài ra
còn có tính dễ chịu. Đây là hai mặt tính cách được coi trọng nhất trong công việc.
Ngược lại trong hôn nhân, mặt tính cách có ảnh hưởng nhất đến độ bền hôn nhân chính là tâm lý
bất ổn. Các báo cáo về những cuộc hôn nhân của những người có chỉ số tâm lý bất ổn cao cho thấy
họ ít hài lòng với hôn nhân của mình, ít hưởng thụ tình dục, cũng như ít hứng thú với bạn đời hơn,
dẫn đến tỷ lệ ly hôn cao ở những người này.
Về mặt ứng dụng, mô hình năm yếu tố được dùng trong những trang web ví dụ như Okcupid hẹn hò

để hệ thống có thể chọn ra những người thích hợp để giới thiệu. Trái với suy nghĩ thường thấy là
những người có tính cách trái ngược nhau thường quen nhau lâu hơn do họ bù trừ cho nhau, thật
ra các nghiên cứu cho thấy những người có tính cách giống nhau sẽ quen nhau lâu hơn, ít ly dị hơn
vì họ giúp định hình, giữ vững tính cách của đối phương và của mình (vì tính cách có thể thay đổi
theo trải nghiệm, theo thời gian).
Bài kiểm tra ví dụ.
Lưu ý là bài này chỉ mang tính ví dụ cho những gì tôi viết ở bên trên. Là một bài kiểm tra ngắn (bài
kiểm tra dài tầm hơn 300 câu). Đây là những câu hỏi tôi tổng hợp và dịch từ wiki. Cho nên vì thế chỉ
mang tính giải trí và ví dụ. Còn link làm bài kiểm tra thật (Tiếng Anh) ở bên dưới cho bạn nào muốn
lấy.
Đối với bài kiểm tra ví dụ này thì các bạn chấm theo thang điểm từ 1-5.


Tuyệt đối không chính xác – 1



Không chính xác – 2



Trung lập – 3



Đồng ý – 4



Rất đồng ý -5


Dưới đây là bảng câu hỏi:

1.

Lượng từ vựng của tôi rất nhiều.

2.

Tôi thích ngăn nắp.


3.

Tôi rất dễ buồn.

4.

Cảm xúc tôi thay đổi thường xuyên.

5.

Tôi là sức sống của bữa tiệc.

6.

Tôi cảm thấy thoải mái khi ở gần mọi người.

7.


Tôi tràn đầy những ý tưởng.

8.

Tôi không thích nói nhiều (R).

9.

Tôi không có trí tưởng tượng tốt (R)

10.

Tôi không có ý định nói chuyện khi ở trong một đám đông (R).

11.

Tôi lúc nào cũng chuẩn bị trước.

12.

Tôi có trí tưởng tượng sinh động

13.

Tôi nghĩ rất nhiều trước khi nói (R).

14.

Tôi dành thời gian cho những người khác.


15.

Tôi lo đủ chuyện.

16.

Tôi phấn khích với công việc của mình

17.

Tôi thật sự không có hứng với người khác (R).

18.

Tôi làm mọi thứ lộn xộn lên (R).

19.

Tôi rất dễ bị stress.

20.

Tôi trốn tránh trách nhiệm của mình (R).

21.

Tôi dùng những từ khó (những từ có dùng nhiều trong văn học hơn là văn nói)

22.


Tôi chẳng phiền việc mình là trung tâm của sự chú ý

23.

Tôi lo âu nhiều hơn những người khác.


24.

Tôi bắt đầu cuộc nói chuyện trước.

25.

Tôi nói chuyện với rất nhiều người khác nhau ở các buổi tiệc.

26.

Tôi lăng mạ người khác (R).

27.

Tôi gặp khó khăn trong việc hiểu được những ý tưởng trừu tượng (R).

28.

Tôi không có hứng với những vấn đề của người khác (R).

29.

Tôi rất dễ bị phân tâm.


30.

Tôi có những ý tưởng tuyệt vời.

31.

Tôi rất có hứng thú với mọi người.

32.

Tôi chú ý đến từng chi tiết nhỏ.

33.

Tôi có trái tim mềm mỏng.

34.

Tôi thường quên đặt mọi thứ về chỗ cũ (R).

35.

Tôi cảm nhận cảm xúc của người khác.

36.

Tôi khiến người khác cảm thấy thoải mái.

37.


Tôi luôn hoàn thành những công việc vặt trong nhà ngay lập tức.

38.

Tôi rất ít quan tâm đến người khác (R).

39.

Tôi dễ dàng hiểu được mọi thứ.

40.

Tôi thông cảm với cảm xúc của người khác.

41.

Tâm trạng/cảm giác/khí sắc tôi thay đổi rất nhiều.

42.

Tôi rất dễ bực dọc.

43.

Tôi không thích kéo sự chú ý về mình (R).

44.

Tôi luôn làm theo thời gian biểu của mình.



45.

Tôi không thích những thứ trừu tượng (R).

46.

Tôi quăng đồ mình khắp nơi (R).

47.

Tôi rất im lặng khi ở gần người lạ (R).

48.

Đa phần thời gian tôi thường thoải mái (R).

49.

Tôi ít khi nào cảm thấy buồn (R).

Chấm điểm
Những câu đánh dấu (R) nghĩa là bạn chấm điểm ngược. Ví dụ bạn cho mình câu 49 được 1 đ thì
đổi lại thành 5 điểm, 2 điểm đổi thành 4 điểm, 5 điểm đổi thành 1 điểm…
Sẵn sàng trải nghiệm: câu số 1, 7, 9 , 12, 21, 27, 30, 39, 46.
Điểm tối đa: 45
Tận tâm: câu số 2, 11, 16, 18, 20, 32, 34, 37, 44, 47.
Điểm tối đa: 50
Hướng ngoại: câu số 5, 6, 8, 10, 13, 22, 24, 25, 43, 48.

Điểm tối đa: 50
Dễ chịu: câu số 14, 17, 26, 28, 31, 33, 35, 36, 38, 41.
Điểm tối đa: 50
Tâm lý bất ổn: câu số 3, 4, 15, 19, 23, 29, 41, 42, 48, 49.
Điểm tối đa: 50



×