Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chương 4. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Gs. Bùi Xuân Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.91 KB, 14 trang )

Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
MỤC ĐÍCH
Chương này cung cấp các kiến thức về:
- Cách thức phân tích chung tình hình thực hiện chi phí kinh doanh và giá thành
sản phẩm của doanh nghiệp (Phân tích khái quát và phân tích nhân tố ảnh hưởng)
- Cách thức phân tích chỉ tiêu chi phí tính cho 1000 đồng doanh thu
- Cách thức phân tích biến động giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí

4.1. CHÍ PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ YÊU CẦU
PHÂN TÍCH
Chi phí hoạt động kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp được thống kê tính toán
riêng cho từng loại sản phẩm. Mỗi loại lại được phân theo yếu tố chi phí.
-

Chi phí nhân công (Tiền lương, Kinh phí công đoàn, BHXH, Bảo hiểm y tế)

-

Chi phí vật liệu (Vật liệu cho sản xuất sản phẩm, khai thác nghiệp vụ; vật liệu cho sử
chữa tài sản và nhiên liệu)

-

Chi phí dụng cụ sản xuất

-


Chi phí khấu hao TSCĐ

-

Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện nước, sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, vận chuyển bốc
dỡ thuê ngoài..)

-

Chi phí bằng tiền khác (bảo hộ lao động, tuyên truyền quảng cáo, hao hồng đại lý, bổ
túc đào tạo..)

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong cơ chế thị trường các đơn vị, doanh
nghiệp hàng quý, năm cần tiến hành phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm, từ
đó tìm ra các biện pháp nhằm sử dụng hợp lý chi phí và giảm giá thành. Đồng thời thông qua
việc phân tích chi phí kinh doanh sẽ có những quyết định quản lý tối ưu hơn.
Yêu cầu phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm:

81


Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đấnh giá được tình hình thực hiện chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm có hợp lý
và tương xứng với kết quả kinh doanh đã đạt được hay không?
-

Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chi phí kinh doanh và giá
thành sản phẩm.

-


Đề xuất biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm (biện pháp
về kỹ thuật công nghệ, biện pháp về tổ chức và biện pháp về kinh tế)

4.2 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ KINH DOANH VÀ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM
4.2.1 Phân tích khái quát
Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm nhằm
cung cấp những thông tin khái quát về tình hình chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm.
Để đánh giá chung, cần phải tính chỉ tiêu:
- Tỷ lệ thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh
Σqi1zi1

C1
IC

=

. 100 =
Ckh

Σqikhzikh

. 100

Trong đó: C1, Ckh - Chi phí kinh doanh kỳ phân tích (thực hiện) và kỳ gốc (kế hoạch)
qi1 , qikh – Sản lượng sản phẩm i kỳ phân tích (thực hiện) và kỳ gốc
(kế hoạch)
zi1 , zikh - Giá thành sản phẩm i kỳ phân tích (thực hiện) và kỳ gốc
(kế hoạch)

Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì đơn vị, doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh so với kế
hoạch. Khi đó chênh lệch chi phí (C 1 - Ckh) hoặc (Σqi1zi1 - Σqikhzikh) mang đấu âm, phản ánh
mức tiết kiệm chi phí kinh doanh.
Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% thì đơn vị, doanh nghiệp thực hiện chi phí kinh doanh lớn
hơn kế hoạch đặt ra. Khi đó chênh lệch mang dấu dương, phản ánh vượt chi.
- Tỷ lệ thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm

Iz

=

Σqi1zi1
Σqi1zikh

. 100

82


Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì đơn vị, doanh nghiệp giảm được giá thành thực tế so với
kế hoạch đặt ra. Khi đó chênh lệch giá thành theo số tuyệt đối mang dấu âm, phản ánh mức
chi phí tiết kiệm được nhờ giảm giá thành.
Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100%, thì đơn vị, doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch giá
thành sản phẩm. Khi đó chênh lệch giá thành theo số tuyệt đối mang dấu dương, phản ánh
vượt chi.
- Mức và tỷ lệ giảm giá thành sản phẩm kỳ thực hiện
+ Mức giảm giá thành sản phẩm
Mz1 =


Σqi1 (zi1 - zi0)

+ Tỷ lệ giảm giá thành sản phẩm
Σqi1 (zi1 - zi0)

%z1 =

. 100

Σqi1zi0
- Mức và tỷ lệ giảm giá thành sản phẩm kỳ kế hoạch
+ Mức giảm giá thành sản phẩm
Mzkh =

Σqikh (zikh - zi0)

+ Tỷ lệ giảm giá thành sản phẩm
%zkh =

Σqikh (zikh - zi0)
Σqikhzi0

x 100

4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
1. Sản lượng sản phẩm:
Trước hết cần xác định mức biến động giá thành do sản lượng sản phẩm
Mzkh = Σqikh (zikh - zi0) x Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch sản lượng
Sau đó xác định ảnh hướng của sản lượng sản phẩm đến mức tăng giảm giá thành
∆Mz(q) = Mz(q) - Mzkh

2. Nhân tố kết cấu sản phẩm dịch vụ: Do mỗi loại sản phẩm khác nhau có giá thành đơn vị
khác nhau, cho nên khi kết cấu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự biến động giá thành. Để xác
định trước hết cần phải xác định mức biến động giá thành do ảnh hưởng của cả nhân tố sản
lượng và kết cấu sản lượng
Mz(q,k/c) = Σqi1zikh - Σqi1zi0
Sau đó xác định mức biến động giá thành do ảnh hưởng của nhân tố kết cấu bằng cách lấy
tổng ảnh hưởng của cả sản lượng và kết cấu trừ đi ảnh hưởng của sản lượng.
83


Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------∆Mz(k/c) = Mz(q,k/c) - Mz(q)
3. Nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm
∆Mz(z) = Mz1 - Mz(q,k/c)
4. Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố
∆Mz = ∆Mz(q) + ∆Mz(k/c) + ∆Mz(z)
Trên cơ sở xác định ảnh hưởng và mức độ của từng nhân tố, kiến nghị các biện pháp
nhằm giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao mức lợi nhuận.
4.3 PHÂN TÍCH CHI PHÍ TÍNH CHO 1000 ĐỒNG DOANH THU
Các đơn vị, doanh nghiệp thường sản xuất cung cấp nhiều loại sản phẩm. Để đánh giá
đúng tình hình biến động cũng như phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ
sản phẩm, cần phải tính và phân tích chỉ tiêu chi phí tính cho 1000 đồng doanh thu. Chỉ tiêu
này phản ánh mức chi phí cần bỏ ra để có được 1000 đồng doanh thu. Nó được xác định như
sau
F =

Σqizi
Σqipi

. 1000


Trong đó: Σqizi - Chi phí kinh doanh
Σqipi - Doanh thu kinh doanh
Chỉ tiêu chi phí tính cho 1000 đồng doanh thu càng thấp chứng tỏ hiệu quả hoạt động
kinh doanh càng lớn.
Phân tích chỉ tiêu này được tiến hành bằng việc phân tích chung (sử dụng phương pháp
so sánh đối chiếu)
So sánh bằng số tuyệt đối: ∆F = F1 - F0
So sánh bằng số tương đối:
F1
IF =

. 100

F0
Sau khi phân tích chung, tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Có ba nhân tố tác
động ảnh hưởng đến chỉ tiêu này, đó là sản lượng và kết cấu sản lượng; giá thành đơn vị sản
phẩm; mức cước tính cho một đơn vị sản phẩm.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chỉ tiêu chi phí tính cho 1000
đồng doanh thu, cần sử dụng phương pháp loại trừ.
-

Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và kết cấu sản lượng:

84


Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------


∆F(q,k/c) =

Σqi1zi0

(

Σqi1 pi0



Σqi0zi0

) . 1000

Σqi0 pi0

- Ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm
∆F(z) =

(

Σqi1zi1
Σqi1 pi0



Σqi1zi0

) . 1000


Σqi0 pi0

- Ảnh hưởng của nhân tố cước sản phẩm
∆F(p) = (

Σqi1zi1
Σqi1 pi1



Σqi1zi1

) . 1000

Σqi0 pi0

Tổng ảnh hưởng của các nhân tố
∆F = F1 - F0

∆F = (

Σqi1zi1
Σqi1 pi1



Σqi0zi0
Σqi0 pi0

) . 1000


Bài tập
Hãy phân tích chi phí tính cho 1000 đồng doanh thu của một đơn vị theo số liệu sau:
Bảng 4.1 Tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh của một đơn vị

Dịch vụ

Sản lượng sản phẩm
(1000 đồng)

Đơn giá

Giá thành đơn vị

(1000 đ/sản phẩm )

(1000 đ/sản phẩm)

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực
hiện

Kế hoạch

Thực

hiện

Sản phẩm A

210

200

5,5

5,0

2,0

2,0

Sản phẩm B

900

800

3,5

3,0

1,5

1,5


I. Tính chỉ tiêu chi phí tính cho 1000 đồng doanh thu
1. Kỳ kế hoạch:
Σqikhzikh
85


Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------Fkh =
x 1000 = 411 đồng
Σqikhpikh
2. Kỳ thực hiện
F1 =

Σqi1zi1
Σqi1pi1

x 1000

= 470 đồng

II. Phân tích chỉ tiêu chi phí tính cho 1000 đồng doanh thu
1. Phân tích chung:
∆F = F1 - Fkh = 470 - 411 = 59 đồng

- So sánh bằng số tuyệt đối:
-

So sánh bằng số tương đối:
F1
IF =


470
. 100 =

Fkh

100 = 114,35%
411

Như vậy kỳ thực hiện chỉ tiêu chi phí tính cho 1000 đồng doanh thu tăng 59 đồng so với
kế hoạch hay tăng 14,35%
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và kết cấu sản lượng:
∆F(q,k/c) =

(

Σqi1zikh
Σqi1 pikh



Σqikhzikh
Σqikh pikh

) x 1000 = - 1 đồng

- Ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm dịch vụ

∆F(z) =


(

Σqi1zi1
Σqi1 pikh



Σqi1zikh
Σqikh pikh

) x 1000 = 0

- Ảnh hưởng của nhân tố cước sản phẩm dịch vụ

∆F(p) =

(

Σqi1zi1
Σqi1 pi1



Σqi1zi1
Σqikh pikh

) x 1000 = 60 đồng

86



Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổng ảnh hưởng của 3 nhân tố = - 1 + 60 = 59 đồng.
4.4 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO KHOẢN MỤC CHI
PHÍ
4.4.1 Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền lương và các khoản trích theo tỷ lệ tiền
lương cho các loại quỹ BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn. Khi phân tích có thể sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau.
- Đánh giá chung
+ Mức biến động tuyệt đối
∆TL = TL1 - TL0
TL1
Tỷ lệ % thực hiện TL =

. 100
TL0

+ Mức biến động tương đối

∆TL = TL1 - TL0 IDt

TL1
Tỷ lệ % thực hiện TL =

. 100
L0 IDt

- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố

+ Số lượng lao động:
∆TL(T) = ( T1 - T0 ) . L0
+ Mức lương bình quân

∆TL(L)

= T1 (L1 - L0 )

Mức lương bình quân chịu ảnh hưởng của các nhân tố nhu kết cấu lao động của từng bộ
phận hoặc từng loại lao động trong bộ phận và mức lương bình quân của lao động từng bộ
phận hoặc từng loại. Mối quan hệ đó có thể biểu diễn như sau

87


Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------L = Σ γi Li

Bằng các phương pháp loại trừ có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
mức lương bình quân và chi phí tiền lương của đơn vị, doanh nghiệp
+ Nhân tố kết cấu lao động
∆ L(γi) = Σ∆γi Li0

∆TL(γi) = T1 ∆ L(γi) = T1 Σ∆γi Li0
+ Nhân tố mức lương bình quân của lao động loại i
∆ L(Li) = Σγi1 ∆Li

∆TL(Li) = T1 ∆ L(Li) = T1 Σγi1 ∆Li
4.4.2 Phân tích khoản mục chi phí vật tư
Chi phí vật tư của các đơn vị, doanh nghiệp bao gồm vật tư cho sản xuất, khai thác

nghiệp vụ; vật tư cho sửa chữa tài sản và nhiên liệu. Mặc dù tỷ trọng của khoản mục chi phí
này không lớn nhưng vẫn phải phân tích. Việc phân tích khoản mục chi phí vật tư được tiến
hành riêng vật tư cho sản xuất, khai thác nghiệp vụ; vật tư cho sửa chữa tài sản và nhiên liệu.
Cách thức phân tích yêú tố này được thực hiện:
- Phân tích chung (sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu)
So sánh bằng số tuyệt đối: Cvt = Cvt1 - Cvt0

Cvt1
So sánh bằng số tương đối:

Icvt =

. 100
Cvt0
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng (sử dụng phương pháp loại trừ)
+ Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và kết cấu sản lượng sản phẩm:
∆Cvt(q) = Σ qi1 mi0 si0 - Σ qi0 mi0 si0
+ Ảnh hưởng nhân tố định mức tiêu hao vật tư cho sản xuất cung cấp sản phẩm:
∆Cvt(m) = Σ qi1 mi1 si0 - Σ qi1 mi0 si0
+ Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá vật tư cho sản xuất cung cấp sản phẩm:
∆Cvt(s) = Σ qi1 mi1 si1 - Σ qi1 mi1 si0

88


Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổng hợp ảnh hưởng của tất cả các nhân tố
∆Cvt = ∆Cvt(q) + ∆Cvt(m) + ∆Cvt(s)
4.4.3 Phân tích khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ
Khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ. Mối

liên hệ giữa khoản mục chi phí này với các nhân tố được thể hiện trong công thức sau
Ckh = NG. kkhb/q
Trong đó: Ckh - Chi phí khấu hao TSCĐ
NG - Nguyên giá TSCĐ phải trích khấu hao
kkhb/q – Tỷ lệ khấu hao bình quân
Khi phân tích cần chú ý nhân tố nguyên giá TSCĐ thường xuyên biến động do đánh giá
lại, do đổi mới máy móc, trang thiết bị... Còn nhân tố tỷ lệ khấu hao bình quân thường ổn
định. Nếu có thay đổi thì coi đây là nhân tố khách quan.
Sử dụng các phương pháp loại trừ có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến chi phí khấu hao TSCĐ.
- Nhân tố nguyên giá TSCĐ

∆Ckh(Ng) = ∆NG. kkhb/q0

- Nhân tố tỷ lệ khấu hao bình quân

∆Ckh(kkhbq) = NG1. ∆kkhb/q

Nhân tố tỷ lệ khấu hao bình quân lại phụ thuộc vào kết cấu loại tài sản cố định i và tỷ lệ
khấu hao loại TSCĐ i. Tức là k khbq = Σ γi kkhi. Bằng các phương pháp loại trừ có thể xác
định mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu loại TSCĐ và tỷ lệ khấu hao TSCĐ đến tỷ lệ
khấu hao bình quân và chi phí khấu hao.
+ Nhân tố kết cấu TSCĐ
kkhbq(γi) = Σ∆γi kkhi0
∆Ckh(γi) = NG1. ∆kkhb/q(γi = NG1. Σ∆γi kkhi0

+ Nhân tố tỷ lệ khấu hao TSCĐ
89



Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------kkhbq(kkh) = Σγi1 ∆kkhi
∆Ckh(kkh) = NG1. ∆kkhb/q(kkh) = NG1. Σγi1 ∆kkhi
Bài tập
Có tài liệu tại một đơn vị như sau (Số liệu giả định)
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng TSCĐ của một đơn vị
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
1. Nguyên giá TSCĐ đầu năm

Kế hoạch

Thực hiện

60.000

60.240

640

580

Tháng 4

Tháng 6

340

292


Tháng 6

Tháng 8

2. TSCĐ tăng trong năm (Mua sắm mới)
- Nguyên giá
- Thời gian mua sắm
3. TSCĐ giảm trong năm
* Do thanh lý
- Nguyên giá
- Thời gian thanh lý
* Do nhượng bán
- Nguyên giá

340

- Thời gian nhượng bán

Tháng 6

4. Tỷ lệ khấu hao (%)
- Từ tháng 1 đến tháng 6

10

10

- Từ tháng 7 đến tháng 12

10


12

Yêu cầu: 1. Tính tổng mức khấu hao trong năm kế hoạch và năm thực hiện
2. Sử dụng phương pháp thích hợp, hãy phân tích tình hình thực hiện yếu tố chi
phí khấu hao TSCĐ và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí khấu hao
theo tài liệu trên.
I. Tính tổng mức khấu hao
1. Giá trị TSCĐ bình quân phải tính khấu hao
- Kỳ kế hoạch
+ Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ
90


Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------54
240
NGck = 60.000
+ x (12 – 4) (12 – 6) = 60.240 triệu đồng
12
12
+ Nguyên giá TSCĐ bình quân kỳ kế hoạch
60.000 + 60.240
NGbq =

= 60.120 triệu đồng
2

- Kỳ phân tích
+ Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ


480

192

NGck = 60.240

240

+ x (12 – 6) 12

x (12 – 8) 12

x (12 – 6) = 61.989 tr. đồng
12

+ Nguyên giá TSCĐ bình quân kỳ phân tích
60.240 + 61898
NGbq =

= 61.114,5 triệu đồng
2

2. Tổng mức khấu hao
- Tỷ lệ tính khấu hao bình quân
+ Kỳ kế hoạch
(10x6) + (10x6)
kkh

=


= 10 %
12

+ Kỳ phân tích
(10x6) + (12x6)
Kkh1 =

= 11 %
12

- Tổng mức khấu hao
+ Kỳ kế hoạch:

Ckh

= 60.120 x 10% = 6012 triệu đồng

+ Kỳ phân tích:

Ckh1 = 61.144,5 x 11% = 6725,895 triệu đồng

II. Phân tích chi phí khấu hao TSCĐ
1. Phân tích chung (sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu)
- Bằng số tuyệt đối:
∆Ckh = 6725,895 -

6012 =

713,895 triệu đồng


- Bằng số tương đối:
91


Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------6725,895
ICkh =
x 100 = 111,87 %
6012
Như vậy chi phí khấu hao kỳ phân tích tăng so với kế hoạch 713,895 triệu đồng hay
11,87%.
2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tốa đến chi phí khấu hao:
- Nhân tố giá trị TSCĐ phải tính khấu hao:
∆Ckh(NG)

= (61.144,5 - 60.120 ) x 10% = 102,45 triệu đồng

- Nhân tố tỷ lệ khấu hao bình quân:
∆Ckh(kkh)

= (11 - 10) x 61.144,5 = 611,445 triệu đồng

Như vậy chi phí khấu hao thực tế thực hiện tăng so với kế hoạch 713,895 triệu đồng.
Trong đó do nguyên giá TSCĐ bình quân thực hiện tăng đã làm cho chi phí khấu hao tăng
102,45 triệu đồng, còn do tỷ lệ khấu hao bình quân tăng 1% làm cho chi phí khấu hao tăng
611,445 triệu đồng.
4.4.4 Các khoản mục chi phí còn lại (dịch vụ mua ngoài, chi phí sản xuất chung, chi phí
quản lý...) được phân tích bằng cách so sánh thực tế thực hiện kỳ phân tích với thực hiện kỳ
trước cả về số tuyệt đối và số tương đối. Khi phân tích có thể thực hiện chung cho các khoản

mục chi phí này. Với cách phân tích này nhằm đánh giá sự biến động về tổng số các khoản
mục này cũng như kết cấu của từng loại chi phí trong khoản mục. Cũng có thể phân tích cụ
thể một số tiểu khoản mục chi phí.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Hãy trình bày cách thức phân tích khái quát tình hình thực hiện chi phí kinh doanh và giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp?
2. Hãy trình bày cách xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (Sản lượng sản phẩm, kết
cấu sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm) đến biến động giá thành?
3. Hãy trình bày chỉ tiêu chi phí tính cho 1000 đồng doanh thu và cách thức phân tích chung,
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu đó?
4. Hãy trình bày cách thức phân tích yếu tố chi phí tiền lương đến biến động giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp?
5. Hãy trình bày cách thức phân tích yếu tố chi phí vật tư đến biến động giá thành sản phẩm
của doanh nghiệp?
6. Hãy trình bày cách thức phân tích yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định đến biến động giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp?
7. Tình hình thực hiện một số dịch vụ của một đơn vị như sau
92


Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------Sản lượng (1000)

Giá bán (1000 đ )

Giá thành đơn vị (1000 đ)

Dịch vụ

Kế hoạch


Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

A

200

210

2,4

2,2

1,8

1,6

B

800

900


4,5

4,3

3,8

3,5

C

1000

1100

5,5

6,0

4,5

5,0

D

900

950

6,5


6,0

5,0

4,5

Sử dụng phương pháp thích hợp, hãy phân tích và xác định mức độ ảnh hưởng các nhân
tố đến chi phí tính cho 1000 đồng doanh thu của đơn vị đó.
8. Có tài liệu tại một đơn vị như sau
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
1. Nguyên giá TSCD đầu năm

Kế hoạch

Thực hiện

60.000

-

640

580

Tháng 4

Tháng 6


340

292

Tháng 6

Tháng 8

2. TSCĐ tăng trong năm (Mua sắm mới)
- Nguyên giá
- Thời gian mua sắm
3. TSCĐ giảm trong năm
* Do thanh lý
- Nguyên giá
- Thời gian thanh lý
* Do nhượng bán
- Nguyên giá

340

- Thời gian nhượng bán

Tháng 6

4. Tỷ lệ khấu hao (%)
- Từ tháng 1 đến tháng 6

10

10


- Từ tháng 7 đến tháng 12

10

12

Yêu cầu: 1. Tính tổng mức khấu hao trong năm kế hoạch và năm thực hiện
2. Sử dụng phương pháp thích hợp, hãy phân tích tình hình thực hiện yếu tố chi
phí khấu hao TSCĐ và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí khấu hao
theo tài liệu trên.

93


Chương 4 – Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

94



×