Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

Cẩm nang luyện thi đại học ngữ văn phan danh hiếu phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.27 MB, 246 trang )


CAM NANG LUYEN THI SAI HOC

• Chuyén dé 1: CÁC DANG DÉ THI CÁU 5 DIEM
• Chuyén dé 2: DANG DÉ SO SÁNH VA CÁU TRUC BÁI LÁM
• Chuyén dé 3: CÁU HÓI 2 DIEM TRONG KY THI DAI HQC - CAO DANG
• Chuyén dé 4: NGHj LUÁN XÁ HÓI
• Bién soan theo cáu trúc dé thi mói nhát cüa Bo GD& DT
• Dánh cho h• Dánh cho giáo vién day luyen thi Tót Nghiép & DH-CD

THU \Ji§N TÍNH BINH f HUÁiV

ooo

M HÁ X IIA T B Á N D A I H Q C Q U Ó C G IA H A N Ó I


h ttp s ://s a c h c u a b a n b l(^ ^ ^ c lj^ ^ ^ i^ £ jj.
Các em học sinh thân mẽhỉ
Cuô'n sách này được biên soạn theo cấu trúc đề thi ĐH - CĐ mới nhâ't cùa
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sách gổm 4 chuyên đề (Tưong ứng với 3 câu hỏi):
Chuyên đề 1: Các dạng đề thi câu 5 điếm
Chuyên đề 2: Dạng đề so sánh và cấu trúc bài làm
Chuyên đề 3: Câu hỏi 2 điểm trong kỳ thi Đại học - Cao đẳng
Chuyên đề 4: Nghị luận xã hội
Chuyên đề câu 2 điểm (các câu hỏi giáo khoa về văn học sử và các câu hỏi
liên quan đến bài học. Chuyên để cáu 3 điểm (là các dạng đề và cách làm bài
Nghị luận xã hội). Chuyên đề câu 5 điểm, chuyên đề So sánh (là các dạng đề
phong phú từ Văn học lớp 11 đến lớp 12: phân tích giá trị nội dung và nghệ


thuật trong tác phẩm, phân tích hình tượng nhân vật, phân tích chứng minh
một nhận định, đặc biệt là dạng đề so sánh đang làm khó học sinh như hiện
nay). Tất cả được biên soạn theo hình thức "Hướng dẫn viê't chi tiết một bài
văn" rất đơn gián, khoa học, và dễ hiếu.
Câu trúc của sách được trình bày theo từng đơn vị bài học (đôì với câu 2
điếm và câu 5 điếm). Người biên soạn đã bám sát chương trình và sách giáo
khoa mới và tinh thần đổi mới cách ra đề thi ĐH - CĐ. Nắm bắt được điều đó,
người viết đã thiết kê' hệ thông câu hỏi và hướng dẫn giải một cách đối mới
khác với các cuổn sách đang có mặt trên thị trường. Thực tê'đi thi ĐH - CĐ thì
đề thi của Bộ Giáo Dục cũng không ra ngoài chương trình sách giáo khoa. Và
vì vậy, nếu chúng ta nắm chắc và ôn tập thật kỹ những nội dung trong cuô'n
sách này học sinh cũng có thế làm được 7 đến 8 điểm môn Văn.
Hi vọng cuôín sách này sẽ là người bạn tốt, có thê’ cùng các em đi trên con
đường học tập, và tự tin đến với giảng đường Đại học - Cao đẳng.
Trân trọng cảm ơn quý đổng nghiệp và các em học sinh đã góp ý cho tôi
trong quá trình biên soạn.
Tác giả
Nhà sách Khang Việt xin trân trọng giới thiệu tới Q uý độc già và xin
lắng nghe m ọi ý kiên đóng góp, đ ể cuốn sách ngày càng hay hon, bô’ích hon.
Thư xin gửi về:
Cty TNHH Một Thành Viên - Dịch Vụ Văn Hóa Khang Việt
71, Đinh Tiên Hoàng, p. Đakao, Quận 1, TP. HCM
Tel: (08) 39115694 - 39111969 - 39111968 - 39105797 - Fax: (08) 39110880
Hoặc Email:


ĐẾ LÀM Đ Ư ỢC M ỘT BÀI T H I ĐẠI H Ọ C - CĐ Đ ẠT ĐIỂM 7, 8, 9
I. ĐÔI LỜI TÂM HUYẾT
Các em học sinh thân mến!
Học văn là học cả tâm hổn nghĩa là mở rộng tâm hồn mình để đón nhận

thông điệp của nhà văn. Người học văn là người vừa đón nhận vừa phát đi
thông điệp ây. Vì vậy, học văn đòi hỏi phải có tâm hổn.
Việc học tập môn Ngữ văn thực ra không khó. Trên lớp chú ý nghe giảng,
ghi chép nội dung quan trọng của bài giảng mà thầy cô giáo đã truyền đạt. Thơ
thì cần nắm nội dung và nghệ thuật. Văn xuôi thì cần nắm dẫn chứng, các chi
tiết nghệ thuật, tình huôhg truyện, hình tượng nhân vật, bút pháp nghệ thuật
cùa tác giả... Nắm vững được cái cô't lõi của tác phẩm rồi thì bắt đầu tập viết
cám nhận, phân tích. Một bài văn do mình viết ra là một đứa con tinh thần.
Mỗi một người học sinh là một nhà tiêu phê bình văn học. Vì vậy cần có tư duy
về văn chương và năng lực cám nhận. Một bài văn tốt là đáp ứng đúng và đù
yêu cầu cùa đẽ bài; kết câu rõ ràng, hợp lý, có tính hệ thông; phân tích thuyết
phục, hấp dẫn, có tính văn chương và tinh thần sáng tạo. Sáng tạo ờ đây là tìm
tòi và khám phá ra những chiều sâu chưa nói hết của tác phẩm. Muôn vậy,
phải vận dụng những kiên thức về lý luận văn học một cách thích hợp (so sánh
tác phẩm này với tác phẩm kia, nhân vật này nhân vật nọ để tạo nên chiểu sâu
của bài viết; tìm đọc một nhận định sắc sảo, những ý kiến về tác phẩm của
những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học). Từ đó kết hợp với cảm xúc
chù quan của mình thì sẽ nhào nặn ra được một bài văn thuyết phục.
Nghị luận xà hội thì cần có vốn sống, kinh nghiệm sống, phái đọc nhiều báo
chí, sách vờ đế có tư liệu thực tê'. Bài văn nghị luận xã hội hay là bài văn có vốn
sống, có sự hiểu biết xã hội, biết phân biệt đúng sai, phải trái, biết rút ra cho
mình bài học. Cũng thông qua bài văn nghị luận xã hội ấy mà điều chinh hành
vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh.
Cuôì cùng là việc học văn suy cho cùng củng là hoàn thiện nhân cách và mớ
rộng lòng nhân. Người học văn phải có những rung cảm trước cuộc đời, rung
cảm trước mỗi câu thơ, câu văn. Khi viết cũng như khi đọc cần đê cho tâm hổn
mình rung lên như sợi dây đàn. Tâm hổn mà như cánh diều no gió sẽ viết văn
hay hơn, bay bông hơn, lời văn đẹp hơn, mượt hơn. Vì vậy, học văn là học
Nhân Văn. Cần phát huy cái Nhân Văn cùa mình không chi trong bài làm mà
còn là suy nghĩ, ứng xử, hành động đẹp với mọi người xung quanh.

II. PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP
1. Chia các tác phẩm theo từng giai đoạn đẻ ôn tập
- Chia ra Văn 11, Văn 12 theo tùng giai đoạn như sau:


https:/?sachc
arrbTog.word press.com
a. Văn học lớp 11 thì có:
- Văn học Lãng mạn gồm: Truyện lãng mạn: Chữ người tử tù - Nguyễn
Tuân, Hai đứa trẻ - Thạch Lam); Thơ lãng mạn có: Vội vàng - Xuân Diệu, Đây
thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Từ, Tràng giang - Huy Cận, Tương tư - Nguyễn Bính
(nâng cao)
- Văn học hiện thực phê phán có: Chí Phèo - Nam Cao, Hạnh phúc cúa
một tang gia (trích Sô'Đỏ - Vũ Trọng Phụng). Đời thừa - Nam Cao (Nâng cao)
- Kịch: Vĩnh biệt cừu trùng đài.
- Văn học Cách mạng gồm: Chiều tôi, Lai Tân của Hổ Chí Minh; Từ ấy
của Tô'Hữu.
b. Văn học lớp 12 gổm:
- Văn học chống Pháp 1945 - 1954: Tuyên ngôn độc lập - Hổ Chí Minh,
Tây Tiến - Quang Dũng, Việt Bắc - Tô' Hữu, Vợ chổng A Phủ - Tô Hoài, Vợ
nhặt - Kim Lân.
- Văn học xây đựng CNXH 1955 - 1960: Tiêng hát con tàu - Chê'Lan Viên
(nâng cao), Người lái đò Sông Đà - Nguvễn Tuân.
- Văn học chống Mỹ 1961 - 1975: Đất Nước - Nguyễn Khoa Điểm, Rùng
xà nu - Nguvễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi,
Sóng - Xuân Quỳnh.
- Thơ ván sau 1975: Kịch “Hổn Trương Ba da hàng thịt" - Lưu Quang Vũ,
Một người Hà Nội - Nguyễn Khải (nâng cao), Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn
Minh Châu, Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phù Ngọc Tường, Đàn ghita
của Lorca - Thanh Thào.

2. Đọc kỹ tác phâm, nắm được phong cách tác giả.
- Tác già thì cần nắm được: phong cách nghệ thuật, tác phẩm đó trích tù
tập nào, ra đòi trong hoàn cành ra sao?
- Thơ thì thuộc lòng. Học và cố nhớ được những câu thơ hay. Thuộc thêm
một sô' câu thơ ngoài tác phẩm nhưng có cùng nội dung đê’ làm dẫn chứng
minh họa thêm cho bài làm.
- Văn xuôi thì đọc kỹ, nắm nội dung, tóm tắt được câu chuyện, nắm được
các chi tiết nghệ thuật.
3. Hệ thống các ý chính trong bài học theo sơ đổ tu duy.
- Thơ thì nắm nội dung từng đoạn.
- Văn xuôi nắm được đặc điếm của từng nhân vật hoặc giá trị tác phẩm.
- Thuộc lòng dẫn chứng.
4. Tham kháo để thi và đáp án của Bộ Giáo Dục từ năm 2009 đến nay.
- Mục đích là tim hiểu các dạng đề thi, cấu trúc đề thi. Đọc kỹ từng đáp
án, soi từng Barem điếm, từ đó học cách lập dàn ý, cách xác lập luận điểm.


- Tham khảo thường xuyên qua các năm còn giúp ta nhận ra được hướng
ra đề cùa Bộ đê từ đó biết hướng ôn tập cho hiệu quả. Tránh 1ÔÎ học tràn lan,
tham kiên thức.
5, Tự giải đề thi
- Tự tìm đê' thi trên các trang web uy tín hoặc xin đê' thi từ các giáo viên
Ngữ văn rồi tự làm bài. Làm càng nhiều thì càng lên tay. Đừng nản. Làm xong
nhờ thầy cô chấm bài.
- Cố gắng khi viết bài đừng cố viết cho hay mà cố viết cho đúng, đủ đáp
án. Sau đó tập diễn đạt cho trôi chảy. Sau khi thành công các khâu đó rồi thì
tập viết lời văn cho mượt, cho bóng bẩy, trau chuốt.
- Một bài thi ĐH đạt điếm cao không hằn là viết hay mà cần viết đúng,
diễn đạt trôi cháy, có nội dung là đả điếm cao.
III. CÁCH LÀM TỪNG CẢU

1. Phân bố thời gian hợp lý.
- Lập dàn ý: 10 phút.
- Câu 1:10 phút.
- Câu 2: 60 phút.
- Câu 3:100 phút.
* Ngày thi nhớ mang đổng hổ đê căn thời gian mà làm bài cho hợp lý.
* Không ra khỏi phòng thi sớm mà cố gắng ngồi cho trọn thời gian. Có khi
chính lúc đó chúng ta sẽ sứa được những sai sót cùa mình.
* ít nhât phải viết được 2 tờ giấy đôi trờ lên.
2. Cấu trúc để thi thường có hai phần là:
Phẩn I. Phần bắt buộc
1. Câu 1 (2.0 điểm): Dạng để và cách làm.
a. Thường có các dạng đề sau:
- Văn học sử: Lớp 11: từ đâu thê ký XX đến năm 1945; Lớp 12: Từ 1945 đến
hết thế kỷ XX.
- Các tác giả: Xuân Diệu, Nam Cao, Hô' Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân.
- Hoàn cảnh ra đời tác phàm; ý nghĩa nhan đề; câu đê' từ.
- Nội dung và nghệ thuật.
- Các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm (hay ra nhất)
b. Cách làm bài:
Đê’ đạt điếm trọn vẹn câu 2 điếm, trước hết nắm vững kiên thức bài học.
Thơ thì nắm được nội dung nghệ thuật. Văn xuôi thì nắm được các chi tiết
trong tác phẩm. Khi làm bài cần ngắn gọn, súc tích, đù ý (hỏi gì đáp nây,


có mây ý. Nếu câu hỏi nhiều ý thì
nên chia ý (a) ý (b)... Không được gạch đầu dòng khi làm bài. Có thể viết
thành một bài văn có mờ bài, thân bài, kết bài.
Ví dụ 1: Câu nói của cụ Mê't : "Chúng nó đã câm súng, mình phải cầm giáo"
được nói trong hoàn cảnh nào ? Ý nghĩa cùa câu nói â'y ?

Trả lời: Phần in đậm là không thế thiêu.
a. Câu nói của cụ Mết : "Chúng nó dã cầm súng, mình phải cầm giáo" được
nói trong hoàn cảnh: Tnú vể thăm làng, cụ Mê't kê chuyện cuộc đời anh. Ngày
ấy, giặc khùng bố gắt gao, bọn giặc bắt vợ con của Tnú ra đê uy hiếp Tnú và
dân làng. Tnú tay không ra cứu vợ con nhưng không kịp. Tnú bị giặc bắt. BỊ
đô't mười đầu ngón tay. Cụ Mê't và thanh niên làng xông ra tiêu diệt bọn giặc
ác ôn cứu Tnú.
b. Ý nghĩa của câu nói đó:
Câu nói của già làng Met là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng của
Tnú và từ thực tê'đấu tranh cúa đổng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây
JVguyên nói chung. Giặc đã dùng bạo lực phản cách mạng đê’đàn áp nhân dân
ta thì ta phải dùng bạo lực cách mạng đê đập tan bạo lực phản cách mạng. Con
đường cầm vũ khí đế đáp trả kẻ thù là con đường đi đến tự do, con đường giải
phóng dân tộc. Qua câu chuyện cuộc đời Tnú nhà văn Nguyễn Trung Thành
đã làm sáng tỏ chân lý cách mạng ấy.
Thực tê) khi chưa cầm vũ khí đánh giặc, dân làng Xô Man chịu nhiều mất
mát: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận
mưa roi sắt, Tnú bị đô't cụt mười đầu ngón tay... Bời vậy, con đường cầm vũ
khí đế đáp trả ké thù là tâ't yếu.
Ví dụ 2: Trong tùy bút Người lái dò Sông Đà (Ngữ văn 12, Tập một, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2013),Nguyễn Tuân từng nhìn "Sông Đà như một cố
nhân". Người "cố nhân" ấy có tính nết như thế nào? Cách ví von này có ý
nghĩa gì?
Trà lời: Phần in đậm là không thê’thiếu.
a. Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân từng nhìn "Sông Đà
như một c ố nhân". Người "cố nhân" ấy có tính nết: Có những tính nết that
thường: lắm chứng lắm bệnh, chôc dịu dàng đây, rổi chốc lại bằn tính và gắt
gỏng thác lũ ngay đây.
b. Cách ví von này có ý nghĩa:
Cách so sánh, ví von ấy làm cho hình tượng sông Đà hiện lên như một con

người, cụ thê’ như một cô gái có cá tính mạnh; qua đó nhà văn nhằm làm nổi
bật vẻ đẹp gợi cảm của sông Đà.
A


U l l /

J I T I I I I

ITI I

:

T

Cách so sánh, ví von ấy cũng đã giúp thể hiện tình cảm gắn bó đặc biệt của
nhà văn đôi với con sông Đà. Tình yêu thiên nhiên và con người Tây Bắc đã
mang đê'n cho Nguyễn Tuân những trang viết tài hoa.
Đây là cách ví von độc đáo đầy chất tạo hình, xuất phát từ một năng lực
liên tường phóng túng, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của trang viết. Từ đó
người đọc thêm hiếu và thêm yêu trang văn Nguyễn Tuân và dòng sông Đà
hung bạo trữ tình.
2.
Câu 2 (3.0 điểm): Dạng để Nghị luận xã hội (đọc kỹ chuyên để NLXH
chuyên để 4 trong sách này)
a. Cần nắm được dạng bài nghị luận xã hội:
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn ra đề thi tôt
nghiệp môn Ngữ văn theo hướng mở .nhằm đánh giá được năng lực và phân
loại trình độ cùa học sinh, nhất là ở mảng câu hỏi nghị luận xã hội. Điều này
cũng giúp học sinh có khả năng vận dụng được những hiểu biết thực tê' vào

bài viết cùa mình. Tuy nhiên, nhiều năm qua, vẫn có hiện tượng thí sinh làm
xa đề, lạc để, lan man,... Vì vậy, việc xác định kiếu dạng đề thi nghị luận là rất
cần thiết, tránh cho thí sinh đi lạc hướng và làm sai để. Muôn vậy, mỗi thí sinh
phải đọc kỹ đề bài, chú ý những từ ngữ đê’ nhận kiểu, dạng bài văn. Thông
thường, ta dễ bắt gặp 2 kiếu, dạng đề đó là: nghị luận về một tư tướng đạo lý
và nghị luận về một hiện tượng đời sống xả hội. Cần phân biệt như sau:
- Hiện tượng đời sống: đây là dạng để mang tính thời sự, bàn về một vấn
đề, một hiện tượng có tính xã hội (hoặc tôt, hoặc xâu) đang diễn ra xung
quanh cuộc sông của chúng ta. Chẳng hạn như: tai nạn giao thông, bạo lực học
đường, nạn khoe thân trên mạng của nữ sinh, tạo scandai đế nối tiếng của giới
trẻ hiện nay... Phần mở bài, cần giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
Phần thân bài, cần triển khai các điểm sau: nêu thực trạng của hiện tượng đời
sống: hệ quả tác động (tích cực, tiêu cực) của hiện tượng, thái độ của con
người và xã hội đôì với hiện tượng, lý giải nguyên nhân dẫn đêh hiện tượng
đó (nguyên nhân chủ quan, khách quan), đưa ra giải pháp đê’ giải quyết hiện
tượng đời sống. Phần kết bài cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận đổng
thời bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sông cần nghị luận.
- Tư tưởng đạo lý: thường bàn về một quan điểm, một tư tưởng (nhân
văn hoặc phản nhân văn) như: lòng dũng cảm, lòng khoan dung, thói vô cảm,
vô trách nhiệm... Dấu hiệu để nhận biết kiểu đề này thường là những câu nói
trực tiếp để trong ngoặc kép của các nhà tư tưởng, các danh nhân nổi tiêng
hay là một câu thơ, một ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học, ...
Chẳng hạn như: “Sự cẩu thả trong hất cứ nghể gì cũng là một sự bat lircmg"
(Đời thừa - Nam Cao). Hoặc “Nêu thấy một gia đình hạnh phúc bạn hãy tin rằng
trong ngôi nhà đó có một người đàn bà biêĩ hi sinh” (Rene Bazin)


https://sầchcuábánblõg.wordpress.cỗrỸr"
b. Cẩn nắm được bố cục chung của từng dạng để:
- Đọc kỹ chuyên để 4 trong sách này đê’nắm được bô'cục chung.

c. Lưu ý khi làm bài:
- Thường dạng đề nghị luận xã hội chi giới hạn 400 từ cho thi tô't nghiệp
và 600 từ cho thi Đại Học. Vì vậy, bài làm phải thật cô đúc, ngắn gọn, có lập
luận chặt chẽ, khúc chiết, rõ ràng. Dần chứng đưa ra phải thật thuyết phục, có
sức hấp dẫn với người châm. Tuyệt đôi không lấy những dẫn chứng chung
chung như anh A, chị B, bác c...
- Phần giải thích phải thuyết phục; phần bàn luận phái hợp tình hợp lý,
khen chê rõ ràng.
d. Chú ý về thời gian:
Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên thí
sinh cần phân phôi lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài
dòng, sa vào kê’lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, chúng ta
cần luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiếu và có tính
thuyết phục cao.
Phần II. Tự chọn
Câu 3a. (Chương trình cơ bản)
Câu 3b. (Chương trình nâng cao)
* Khi làm bài, đề nào mình có thế làm tôt thi cứ làm, chứ không kê’câu 3a hay
3b. Trong trường hợp cả hai câu đều làm được như nhau thì nên chọn câu 3a.
* Tuân thủ các bước làm câu 5 điếm như sau:
1. Đoc kỹ để
Đọc kỹ đề thi là một khâu vô cùng quan trọng vì nó giúp chúng ta hiếu đề,
nắm bắt được yêu cẩu của đề. Từ đó xác lập nội dung cho bài làm.
Khi đọc đề thi cẩn lưu ý: gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng, tức là
điểm nhân của yêu cẩu đề. Nhũng từ ngữ quan trọng đó khi làm bài thì nhớ
phải có trong luận điếm mình đưa ra.
2. Lâp dàn ý cho để bài
Lập dàn ý cũng là một khâu rất quan trọng vì nhờ lập dàn ý mà ta kiêm
soát được bài làm của mình. Tránh được lỗi viết lan man, dài dòng, lạc đề và
nhâ't là đê’viết không sót ý.

Dàn ỷ có thế láp theo cấu trúc sau: (Sau đó viel bài cũng phải đù các bước này
thì mới đúng cấu trúc bài làm)
I. Mở bài : xác lập yêu cầu của đề bài.
II. Thân bài
1. Khái quát tác giả và tác phẩm:
Nêu cho được phong cách của tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ.


2. Nội dung cần phân tích, cảm nhận.
- Ý1
-

Ý2

- Ý3
3. Đánh giá nghệ thuật: những yếu tô' nghệ thuật nào đã làm nên thành
công của tác phẩm nói chung và nhân vật, đoạn thơ, đoạn văn, chi tiết... nói
riêng.
III. Kết bài: Đánh giá chung vê’ nội dung và nghệ thuật.
3. Một số vấn để cần lưu ý khi viết câu 5 điểm.
a. Yêu cầu
- Cần nắm vũng nội dung kiến thức tác phẩm.
- Đọc kỹ đề, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề. Phải hiếu
đề thi đang hỏi ta điểu gì?
- Xác định để thi thuộc dạng đề thi nào? Chứng minh một nhận định hay
phân tích một hình tượng, một đoạn thơ, một bài thơ... hay so sánh đôi chiếu
giữa các tác phẩm với nhau?
b. Các bước làm bài giống như ở phần đã lập dàn ý nhưng cần chú ý:
I. Mớ bài: nêu được yêu cầu cùa đề bài. Nghĩa là đề thi yêu cầu như thê
nào thì phải dẫn vào vấn đề như thê'. Tránh 1ÔÎ viết mờ bài mà không làm nổi

bật được yêu cầu của đề.
II. Thân bài
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm, xuất xứ (Phần này rất quan trọng vì
trong đáp án cùa Bộ, học sinh làm tôt những yêu cầu này sẽ đạt 0,50 điếm)
2. Nội dung phân tích, cảm nhận:
- Trong phần nội dung của bài làm, học sinh phải xác lập được các luận
điểm chính rồi từ đó dựa vào các thao tác: chứng minh, bình luận, phân tích,
cảm nhận... đê làm rõ luận điếm.
- Nên viết đoạn văn theo lối diễn dịch đê ý được rõ ràng, giám khảo chấm
cũng dễ cho điểm. Đấu mỗi luận điếm, lùi bút vào 2 ô giây đê giám khảo dễ
nhìn bô'cục của mình hơn.
- Đôl với thơ hay truyện thì phải lấy nghệ thuật đê’ phân tích phần nội
dung (Nhất là phân tích thơ).
- Khi hành văn, cẩn tránh những câu từ sáo rỗng. Cần viết thật cô đọng,
giọng văn phải kết hợp được chất lý luận và suy tư cảm xúc.
- Tránh gạch bỏ quá nhiều trong bài làm, làm bẩn bài làm sẽ gây phản
cảm cho người châm.



- Đê tăng chiều sâu cho bài viết, cần có sự so sánh, đôì chiêu giữa nhân vật
này, nhân vật kia, tác phẩm này, tác phẩm nọ. Cẩn đưa một sô' lời phê bình,
nhận định văn học vào trong bài làm. Cần có dẫn chứng thêm ngoài tác phẩm.
Những yếu tô'vừa nói trên đây sẽ làm cho bài văn của các em thêm phong phú
và có chiểu sâu, chắc chắn sẽ được giám khảo cân nhắc mà cho điếm cao.
3. Phẩn tổng kêt nghệ thuật: theo đáp án, trước khi kết bài sẽ có phần tông
kết nghệ thuật. Học sinh cấn có đánh giá, nhận xét chung về nghệ thuật của tác
phàm (phần này đáp án cho từ 1,00 điếm đến 1,50 điếm)
III. Kết bài: đánh giá chung về vân để.
IV. THAM KHẢO ĐỂ THI ĐH - CĐ & ĐẤP ẤN MỚI NHẤT CỦA BỘ

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NẢM 2013
Môn: NGỬ VĂN; Khối: D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kê thời gian phát đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2013), Nguyễn Tuân từng nhìn "Sông Đà như một cô' nhân".
Người "cô'nhân" â'y có tính nết như thê'nào? Cách ví von này có ý nghĩa gì?
Câu 2: (3,0 điếm)
Đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội bằng trải nghiệm của
chính mình, chàng trai Việt kiều Tran Hung John có một nhận xét:
Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo
chứ không phải người tiên phong. Nêu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ
theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiên bạn phải
đi theo con đường đã được vẽ sẵn.
(John đi tìm Hùng, NXB Kim Đồng, 2013, tr.113)
Anh/chị có đổng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Tran Hung
John và bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chi được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điếm)
Nhận định về niềm khát khao tận hưởng sự sông trong bài thơ Vội Vàng
cùa Xuân Diệu, từng có ý kiến cho rằng: đó là tiếng nói cùa cái tôi vị kỉ tiêu cực.
Lại có ý kiến khẳng định: đó là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực.
Từ cảm nhận của mình về niềm khát khao đó, anh/chị hãy bình luận những
ý kiên trên.


Câu 3.b. Theo chưong trình Nâng cao (5,0 điểm)
Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa cùa Nguyễn

Minh Châu, có ý kiến cho rằng : nét nôì bật ờ người nghệ sỹ này là một tâm hôn nhạy
cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa
của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng đây trăn trờ, lo âu vê'thân phận con ngtecri.
Từ cảm nhận của mình về nhân vật Phùng, anh/chị hãy bình luận những ý
kiến trên.
---------H ế t---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giãi thích gì thêm.
Đ Á P ÁN - TH A N G ĐIÊM
Câu
1

Ý

1

2.

2
1

Nội dung

Điểm

Tính nết cùa người "cô'nhân" mà Nguyễn Tuân nhắc
đến trong tùy bút Người lái dò Sông Đà; ý nghĩa của
cách ví von đó

2,0

Tính nết cùa người “cô nhân" (0,5 điếm)

Có những tính nết thâ't thường: lắm chíeng lắm bệnh, chốc
dịu dàng đây, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay
đay.
Ý nghĩa của cách ví von (1,5 điểm)
- Làm cho hình tượng sông Đà hiện lên như một con
người, cụ thê như một cô gái có cá tính mạnh; nhằm làm
nổi bật vé đẹp gợi cảm của sông Đà.
- Thê hiện tình cám gắn bó đặc biệt của nhà văn đôì với
con sông Đà.
- Đây là cách ví von độc đáo đầy châ't tạo hình, xuất phát
từ một năng lực liên tướng phóng túng, góp phần tạo
nên sức hâ'p dẫn cùa trang viết.
Trao đổi với Tran Hung John và bày tỏ quan điểm
sống của mình
Trao đổi với Tran Hung John (2,0 điểm)

0,50

0,50

0,50
0,50

3,0

a. Giải thích ý kiến (0,5 điếm)



- Thụ dộng là chịu sự chi phôi, chi biết làm theo, nghe

theo người khác mà thiếu chù động sáng tạo.
- Ý kiên này muôn đề cập đến tính cách thụ động, được
xem là tính cách của phần nhiều người Việt Nam, trước

0,5


r—https^/iS iachcuabanblog.w ordpress.com ---------------------------------------hết là thụ động trong việc lựa chọn, dấn thân, mở lôì cho
cuộc sông cúa mình; đổng thời nêu ra một vài biêu hiện
cũng như nguyên nhân dẫn tới tính cách này.
b. Trao đổi với Tran Hung John (1,5 điếm)
Thí sinh có thê’ đổng tình, không đổng tình, hoặc chi
đổng tình phần nào với ý kiêh của Tran Hung John. Dù
theo khuynh hướng nào thì khi trao đổi cũng phải có lí
lẽ, có căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc,
thiện chí.
2 Quan điểm sống của bản thân (1,0 điếm)
- Từ việc trao đôi với ý kiên cùa John, thí sinh tự đề ra
quan điểm sông cho bản thân mình; đề ra được phương
hướng hành động để thực hiện quan điểm sông ấy.
- Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm sông của mình,
nhưng cần phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, cầu
tiên.
Cảm nhận về niềm khát khao tận hướng sự sống trong
bài thơ Vội vàng và bình luận vê các ý kiến ...

3a
1

1,5


1,0

5,0

Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điếm)
- Xuân Diệu là nhà thơ lớn cúa phong trào Thơ mới; hổn
thơ luôn khát khao giao cám với đời và tận hường sự
sống; phong cách thơ mới mẻ, độc đáo, giàu sức sáng
tạo, chịu ảnh hường sâu sắc của văn học hiện đại
phương Tây.

0,5

- Vội vàng là một tác phẩm đặc sắc, râ't tiêu biếu cho
phong cách thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám;
thê hiện sâu sắc niểm khát khao tận hưởng sự sông của
cái tôi tác giá.
2

Giái thích ý kiến (0,5 điểm)
- Cái tôi là biêu hiện cao độ của ý thức cá nhân, xuât hiện
khi con người có nhu cẩu được là chính mình.
- Cái tôi vị ki tiêu cực là cái tôi nhất nhất chi vì mình, đề
cao mình một cách cực đoan, bâ't châ'p tất cả. Cái tôi cá
nhân tích cực là cái tôi với những khát vọng nhân bản
chính đáng, hướng tới những giá trị sống tốt đẹp, lành
mạnh.

0,5



3.b. Bình luận về các ý kiến (1,5 điếm)
- Bác bỏ ý kiến cho rằng đó ỉà tiêng nói của cái tôi vị ki
tiêu cực (0,5 điếm)
+ Ý kiến xuât phát từ quan điếm cũ, quá coi trọng cái ta
mà coi nhẹ cái tôi, xem mọi tiếng nói cùa cái tôi đểu là
tiêu cực, đổng nhất sự hường thụ chính đáng của con
người với lôi sông cá nhân chủ nghĩa.
+ Thê’ hiện định kiến hẹp hòi đôì với ý thức trân quí bàn
thân của con người, đổng nhất việc tận hướng sự sông
lành mạnh, tích cực với lôi sông gấp cùa chù nghĩa
hướng lạc.
- Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến: đó là tiếng nói
cùa cái tôi cá nhân tích cực (1,0 điếm)
+ Ý kiên xuất phát từ quan điểm đúng đắn coi trọng
quyền sống chính đáng cùa con người cá nhân, vì thê'đã
nhận ra tính nhân bán trong niểm khát khao tận hường
sự sống cúa cái tôi ờ bài thơ Vội vàng, xem đó là biểu
hiện mãnh liệt của cái tôi cá nhân tích cực.
+ Ớ thời đại Thơ mới, khát khao tận hưởng sự sống của
cái tôi ấy đã có ảnh hướng tích cực sâu sắc đến ý thức cá
nhân, lòng yêu đời, yêu cuộc sông của con người, đặc
biệt là tầng lớp thanh niên.

0
0

Cảm nhận niểm khát khao tận hưởng sự sống trong
Vội vàng và bình luận về hai ý kiến ... (4,0 điếm)

3.a. Cảm nhận niềm khát khao tận hường sự sống
(2,5 điếm)
- Cái tôi bám riết, say sưa tận hưởng vẻ đẹp của sự sống
trần thế; thê hiện quan niệm mới mẻ vê' cái đẹp, mùa
xuân, tuổi trẻ và tình yêu.
- Cái tôi nhận thức được sự trôi cháy cùa thời gian và sự
ngắn ngùi cùa kiếp người; do đó phải sông có ý nghĩa,
trân trọng từng giây phút của cuộc đời bằng tâm thê
sông vội vàng, cuông quýt.
- Cái tôi được thê’ hiện bời sự kết hợp giữa cám xúc trữ
tình và triết luận, hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ; ngôn
ngữ thơ tự nhiên, sinh động; thê’ thơ tự do; câu trúc câu
thơ linh hoạt; giọng điệu gâp gáp, sôi n ổ i,...

o
en

3

0,5

0,5

0,5


__httng //carhn lahanhlnn wnrrlnrpgg r.nm
3b
Cảm nhận vễ nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài
xa và bình luận các ý kiến ...

1 Vài nét về tác giá và tác phấm (0,5 điếm)
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cùa văn học
Việt Nam thời chông Mĩ, đổng thời là người mớ đường
xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975. Ở
giai đoạn trước, ngòi bút cùa ông theo khuynh hướng sử
thi, thời kì sau chuyên sang cảm hứng thế sự với những
vân đề về đạo đức và triết lí nhân sinh; đổi mới vê' nghệ
thuật viết tru vện.

5,0

0,5

- Chiếc thuyên ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc của
Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau. Tác phẩm kế về
chuyên đi thực tế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, qua đó
thê hiện cách nhìn sâu sắc cùa tác già vê' cuộc sông và sự
băn khoăn về thân phận con người.
2

3

Giải thích ý kiến (0,5 điếm)
- Tâm liôn nhạy cảm và say mê cái đẹp là khả năng khám
phá, phát hiện tinh tế và có những rung động mãnh liệt
trước những vẻ đẹp phong phú trong cuộc sông.
- Tam lòng trăn trờ, lo âu về thân phận con ngirời là môì
quan tâm thường trực và sâu nặng dành cho những
cánh đời khô đau, thân phận bất hạnh; là phán ứng
trước những nhiễu nhương, ngang trái.


0,5

Càm nhận vê nhân vật Phùng và bình luận về hai ý
kiên (4,0 điếm)
3.a. Cảm nhận vể nhân vật Phùng (2,5 điểm)
- Một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng
của cành vật (1,0 điếm)

14

+ Nhạv bén với vé đẹp "trời cho" hết sức thơ mộng của
cánh vật trên đầm phá làng chài; mái mê thường lãm, vồ
vập nắm bắt, háo hức ghi vào ông kính điêu luyện cùa
mình.

0,5

+ Niềm hân hoan cúa khám phá và sáng tạo tràn ngập
tâm hổn khi chìm đắm trong những suy tường vê' sự
thông nhất giữa cái đẹp và cái thiện, vê' sự tận thiện tận
mĩ của nghệ thuật và cuộc sống.

0,5


- Một tấm lòng đây trăn trở, lo âu vể thân phận con
người (1,0 điểm)
+ Thái độ khi chứng kiến cánh bạo lực của gia đình hàng
chài: bâ't ngờ, sừng sốt, bức xúc; hành động: xông vào

can thiệp để bảo vệ người đàn bà, ...
+ Lắng nghe, day dứt với câu chuyện cuộc đời của
người đàn bà hàng chài ờ toà án huyện; ám ảnh bởi hình
ảnh và thân phận người đàn bà hàng chài khi trờ lại
thành phô; lo âu cho tương lai cùa những người trong
cuộc; thay đối hẳn nhận thức cúa bàn thân vê’ cuộc đời
và nghệ thuật.
- Nghệ thuật thê hiện (0,5 điểm)
+ Phùng vừa là một nhân vật trong truyện, vừa là người
kê chuyện tạo nên tính đa dạng về điểm nhìn; được
khắc họa với đời sông nội tâm sâu sắc.
+ Nhân vật được đặt trong hoàn cảnh đặc biệt: liên tiếp
đôi mặt với hai cảnh đời trái ngược, qua đó, làm nôi bật
lên các bình diện nhân cách cùa kiêu nhàn vật nghệ sĩ.

0,5

0,5

3.b. Bình luận về hai ý kiến (1,5 điểm)
- Hai ý kiến trên đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau
trong phâm chát cùa nghệ sĩ Phùng. Ý kiến thứ nhất
nhân mạnh phẩm chât hàng đầu cúa một người nghệ sĩ
là tâm hôn nhạy cảm và say mê cái đẹp. Ý kiến thứ hai
khang định phẩm châ't sâu xa nhất của người nghệ sĩ
chân chính là tấm lòng trăn trở, lo âu vê' thân phận con
người.
- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đôì lập mà bô
sung cho nhau; hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và
thông nhất về phẩm chất nghệ sĩ của Phùng; giúp người

đọc nhận thức sâu sắc hơn về vé đẹp toàn vẹn cùa nhân
vật này, cũng như thấm thìa hơn ý tướng nghệ thuật của
nhà văn.

1,0

0,5

Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, chấp nhận cả
những cách khác với đáp án, nhimg phải đàm báo những yêu câu vêkiêh thức. Trên
dây chi là những ý cơ bản thí sinh cần đáp íeng; việc cho điếm cụ thếtimg câu câtt
dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.

15


BỘ GĨẴÕ DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỂ CHÍNH THỨC
ĐỂ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NÄM 2012
Môn: NGỮ VĂN; Khối: c
Thời gian lảm bài: 180 phút, không kê thời gian phát để
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điếm)
Trong tác phâm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2011), ở phần nói về thượng nguồn sông Hương, Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp cùa dòng sông này với hình ảnh hai người phụ
nữ, đó là những hình ảnh nào? Ý nghĩa cùa những hình ảnh ấy?
Câu 2 (3,0 điểm)
"Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn
lập nên thành tựu".

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
vê' ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chì được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điếm)
Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi cùa hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm
Rừng xà nu cùa Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2011).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cám nhận về hai đoạn thơ sau:
Sao anh không vể chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Dây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao)
Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.46)
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao,
Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.56)
---- -- H ế t--------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


ĐẢP A n - THANG ĐIỂM
câu
1

Điếm

2,0

Nội dung
Ở phần nói về thượng nguồn, sông Hương được ví với
hình ảnh hai người phụ nữ nào? Ý nghĩa của những
hình ảnh ấy?
1. Hình ảnh hai người phụ nữ (0,5 điểm)
. - Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
- Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
2. Ý nghĩa của những hình ảnh ấy (1,5 điểm)
- Về nội dung:
+ Hình ánh cô gái Di-gan thể hiện vé đẹp vừa huyền
bí, dữ dội vừa tự do, trong sáng cùa sông Hương giữa
lòng Trường Sơn - một vẻ đẹp còn đấy tính bản năng.

Ý

0,5

0,5

+ Hình ánh người mẹ phù sa tô đậm vé đẹp dịu dàng và
trí tuệ cùa sông Hương khi ra khỏi rừng - một vẻ đẹp
của sự trường thành mang cô't cách văn hoá.

0,5

- Vê' nghệ thuật:
Hình ảnh ví von đặc sắc khiến sông Hương hiện ra như
một sinh thê’ có hổn cot và làm nối bật được những nét

đổì cực trong tính cách cùa sông Hương; gia tăng chất
trử tình, chất thơ cho lời văn tùy bút.
2

0,5

Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng
tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập

3,0

nên thành tựu
1.

Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Kẻ cơ hội là người lọi dụng thời cơ đê mưu câu lợi ích
trước mắt, bất kể việc làm đúng hay sai; người chân
chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và
phù hợp với những giá trị xã hội; thành tích là những
kết quả được đánh giá tốt; thành tựu là những thành
quả có ý nghĩa lớn, đạt được sau một quá trình bển bi
phấn đâu.
- Vê' nội dung, ý kiên này chi ra sự đôì lập vê' lôi sông
và cách hành xử trong công việc giữa loại người cơ hội
và người chân ch'njhf Ị ự \Ị 1P M T !
m

M R Ìm U

1 Æ S I


T y I !Ẫ Ă.n

/ ~ 41,

0,5

-

I________ ' 1


http
- Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích (1,0 điểm)
+ Do thói vụ lợi, bâ't châ'p đúng sai nên trong công
việc, kẻ cơ hội không cầu "kết quả tốt" mà chi cầu
"được đánh giá tốt". Kẻ càng vụ lợi thì càng nôn nóng
có được thành tích. Bời thế, loại người này thường chi
tạo ra thành tích giả.
+ Về thực châ't, cách hành xừ â'y là lổì sông giả dôi, là
thói ăn gian làm dổì khiên cho thật giả bât phân, làm
băng hoại các giá trị trong xã hội; đó chính là sự suy
đổi vể đạo đức; lôi sông cơ hội này đã khiến bệnh thành
tích lan tràn như hiện nay.
- Ngirời chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu (1,0 điềm)
+ Coi trọng châ't lượng thật, kết quả thật là đức tính
cùa người chân chính. Bời thê' họ thường kiên nhẫn
trong mọi công việc để làm nên nhũng kết quả thực sự,
những thành quả có ý nghĩa lớn. Đôl với họ, chi có
những thành quả thực mới tạo nên giá trị thực của con

người, dù có khi phải trả giá đắt.
+ Về thực chất, cách hành xử â'y thuộc về lôi sông chân
thực, trung thực, biểu hiện của những phấm chất cao
quý; giúp tạo nên những thành quả thực, những giá trị
đích thực cho mình và cộng đổng, góp phần thúc đẩy xã
hội tiến lên.
Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Cần nhận thức rõ đây là hai kiểu người đôì lập nhau
về nhân cách: một loại người tiêu cực thấp hèn cẩn phê
phán, một mẫu người tích cực cao cả cần trân trọng.
- Cẩn noi theo lôi sông của những người chân chính,
luôn coi trọng những kết quả thật và kiên nhẫn phâh
đâu đế lập nên những thành tựu; đổng thời lên án lốì
sông cơ hội, nôn nóng chạy theo thành tích giá.
3.a

Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú
trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
1.

18

Vài nét về tác giã, tác phẩm (0,5 điếm)
- Nguyễn Trung Thành là một nhà văn tiêu biểu của văn
học Việt Nam hiện đại, trướng thành từ hai cuộc kháng


2.

3.


chiên, gắn bó mật thiết với mảnh đâ't Tây Nguyên.
- Rìmg xà nu được viết năm 1965, là một thiên truyện kết
tinh những vẻ đẹp cơ bản của khuynh hướng sử thi và
cám hứng lãng mạn trong văn xuôi kháng chiến.
Vẻ đẹp sử thi của nhân vật văn học (0,5 điếm)
- Nhân vật sử thi là mẫu nhân vật anh hùng mang lí
tưởng của thời đại, số phận gắn với những sự kiện lớn
cúa cộng đổng, kết tinh những phẩm châ't tiêu biêu nhất
của cộng đổng và lập nên những chiên công hiển hách.
- Nhân vật sử thi thường được khắc họa trong những
bôì cánh không gian kì vĩ, cách trần thuật trang trọng,
giọng điệu thiết tha hùng tráng.
Vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú (4,0 điếm)
a. Nội dung hình tượng (3,0 điểm)
- Nhân vật có sô'■phận gắn bó với những biến cô'lớn của làng
Xô Man (1,5 điểm)
+ Khi còn nhỏ, Tnú là đứa trẻ mổ côi được buôn làng
cưu mang đùm bọc và trờ thành người con ưu tú của
làng Xô Man.
+ Khi kẻ thù giày xéo quê hương, Tnú phải chịu nhiều
đau thương mâ't mát, tiêu biếu cho nỗi đau thương mâ't
mát lớn của dân tộc.
+ Khi được giác ngộ cách mạng và vùng lên quật khỏi,
quá trình trường thành của Tnú cũng rât điên hình cho
con đường đên với cách mạng của người dân Tây Nguyên.
- Nhân vật mang tâm vóc của người anh hùng (1,5 điểm)
+ Tnú có niểm tin trong sáng và sắt đá vào chân lí của
cách mạng.
+ Tnú có một tình yêu lớn lao, sâu sắc với gia đình,

quê hương xứ sò và một lòng căm thù giặc mãnh liệt.
+ Tnú có một khí phách phi thường, một tinh thần chiến
đấu quá cảm vô song.
b. Nghệ thuật khắc họa hình tượng (1,0 điểm)
- Không khí truyện được dựng như các cuộc kể khan
truyền thông của các già làng thuở trước; lôì viết truyện
ngắn hiện đại pha trộn nhiều yêu tố sử thi dân gian
khiến một nhân vật của thời đại chông Mĩ, lại phảng

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5
0,5
0,5

0,5

1q


httPs://sachcLiàbanbjog.wordpress.com
phất hình bóng những anh hùng sứ thi cổ đại.

- Bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp giữa tà thực và
biểu tượng: nhân vật Tnú gắn liền với một biếu tượng
về sức sông bất diệt của người Tây Nguyên đó là cây xà
nu; hình ảnh đôi bàn tay Tnú được miêu tả như một
biếu tượng độc đáo cho cuộc đời và sô' phận của nhân
vật; giọng điệu trang trọng, hào hùng; ngôn ngữ đầy
châ't tạo hình và châ't thơ.
3.b

Cảm nhận vể hai đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ và
Tương tư

0,5

5,0

Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điếm)
- Hàn Mặc Tử được xem là hiện tượng lạ nhất cùa
phong trào Thơ mới với sức sáng tạo mãnh liệt và đa
dạng; Đây thôn Vĩ Dạ in trong tập Đau thương, là thi
phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.
- Nguyễn Bính là nhà thơ "chân quê" của phong trào
Thơ mới với phong vị dân gian đậm đà; Tương tư in
trong tập Lỡ bước sang ngang, là một bài thơ tiêu biểu
cho phong cách thơ độc đáo của ông.

0,5

vể đoạn thơ trong bải Đây thôn Vĩ Dạ (2,0 điếm)
a. Vê'nội dung (1,0 điểm)

- Cảnh vườn thôn Vĩ buổi ban mai toát lên vẻ đẹp tinh
khôi, thanh tân với hình ảnh nắng hàng cau nắng mới lên,
với sắc xanh mướt như ngọc của cây lá, với đường nét
duyên dáng thanh nhã của lá trúc che ngang. Con
người mang vẻ đẹp chân thực, phúc hậu với khuôn
mặt chữ điển thâ'p thoáng sau hàng lá trúc; cảnh và
người hoà hợp làm nên một bức tranh bình dị mà cao
sang, thơ mộng.
- Nhân vật trữ tình hiện lên qua nỗi hoài niệm chôn cũ
cảnh xưa; tình yêu dành cho thôn Vĩ có sự chan hòa
giữa tình lứa đôi và tình yêu sự sông, vừa thiết tha vừa
phảng phâ't u hoài.
1 . Vẽ nghệ thuật (1,0 điểm)
- Câu hỏi tu từ đa sắc thái: vừa hỏi han, mời mọc vừa
nhắc nhớ, hờn trách; giọng thơ giàu sắc điệu: vừa xôn
xang vừa băn khoăn.

0,5

0,5

0,5


3

.

4.


- Hình ảnh giàu tính tạo hình, châ't họa quyện với chất
nhạc, tả thực kết hợp với cách điệu; từ ngữ tinh tê' độc
đáo gây ấn tượng mạnh.
v ề đoạn thơ trong bài Tương tu (2,0 điếm)
a. Vê'nội dung (1,0 điểm)
- Tâm trạng tương tư của cái tôi trữ tình mang những
sắc thái cụ thể: vừa nhớ mong vừa khao khát, vừa ướm
hói vừa "vơ vào". Không gian thơ là làng cành quen
thuộc cùa xứ Bắc với những hàng cau, giàn giầu, thôn
Đoài, thôn Đông. Cả tình lẫn cảnh đều thế hiện niềm
khao khát hôn nhân nồng nàn mà ý vị.
- Sắc điệu tình cảm của cái tôi Thơ mới thấm đượm nỗi
lòng của một chàng trai quê khiên môi tương tư mang
đậm vẻ đẹp chân quê.
b. Vê'nghệ thuật (1,0 điểm)
- Thể thơ lục bát kiểu ca dao; giọng điệu "quê", lôl nói
"quê" đậm đà; lời thơ đăng đôì trùng điệp uyển chuyển.
- Tâm trạng bộc bạch theo lôì mượn cảnh tỏ tình; hình
ảnh thơ có nhiều cặp đôi hữu tình ẩn chứa niềm khao
khát nhân duyên: Nhà em - nhà anh, giàn giầu - hàng cau,
thôn Đoài - thôn Đông, khiến cho duyên quê quyện chặt
với cảnh quê.
v ể sự tương đồng và khác biệt (0,5 điếm)
- Tương đông-. Tâm trạng thơ đều là những nỗi niềm của
tình yêu đơn phương, châ't chứa nhiều khao khát và
phấp phòng, khá tiêu biểu cho cái tôi Thơ mới. Bút
pháp lãng mạn trữ tình có sự hòa điệu giữa tà thực
với tượng trưng, cách điệu; không gian thơ đều là
khung cảnh quen thuộc của làng quê đâ't Việt.
- Khác biệt-. Ở Đây thôn Vĩ Dạ, tình lứa đôi ẩn sau tình xứ

sờ; hình ảnh nghiêng về tả thực kiếu lãng mạn; ngôn ngữ
trực tả đậm cảm xúc cá thế... Ở Tương tư, tình cảm lứa đôi
tựa vào tình cảm thôn làng; hình ảnh thơ nghiêng về tính
cách điệu dân gian; ngôn ngữ chân quê thân thuộc...

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhumg phải đảm
bảo những yêu câu vềkiêh thức. Trên đây chi là những ý cơ bản thí sinh cân đáp
ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cân dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.
21


^j^ttps://sa^;uabanblog.wordpress.com

ĩẨ,y

C Á C DẠNG ĐỀ THI CAU 5 ĐIỂM
I. DẠNG ĐỂ THI CHỨNG MINH MỘT NHẬN ĐỊNH, MỘT Ý KIẾN
Đê' thi này không phải là mới nhưng đã lâu rổi Bộ không ra. Năm 2013, Bộ

Giáo Dục lại ra lại dạng đề này. Với thế hệ học sinh sau năm 2008 thì dạng để
này quả là râ't khó vì nó đòi hỏi kiến thức tống hợp và trình độ nhận thức cao.
Nêu học sinh chi mức Trung bình thì rât khó ăn điếm. Tuy nhiên, từ đây các
em không còn phải lo lắng nữa vì câu trúc sau sẽ giúp các em tự biết phải làm
gì1. Cấu trúc để thi được cụ thế hóa theo khung sau.
I. Mở bài
II. Thân bài

Nội dung
Nêu vân để (dẫn ý kiên, nhận định vào)
1. Vài nét về tác giả tác phẩm
2. Giải thích ý kiến, nhận định
3. Phân tích, cảm nhận (4,0 điếm)
3a. Phân tích, cảm nhận về vân đề được đặt ra:
nội dung và nghệ thuật.
3b. Bình luận về các ý kiến (đổng ý hay bác bỏ)

III. Kết bài

Điểm
0,5
0,5
2,5
1,5

Đánh giá chung

2. Hướng dẫn giải một số đề thi
Ể)ề / . Trong bài Cảm nghĩ vể truyện "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài viết:
"Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thếlực của tội ác

củng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn
sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt." (Tác phẩm văn học 1930 - 1975, Tập
hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990. tr.71)
Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (đoạn trích
được học) của Tô Hoài đế làm sáng tỏ nhận xét trên.
HƯỚNG DẪN
I. MỞ BÀI
"Vợ chổng A Phủ" là một truyện ngắn râ't thành công của Tô Hoài viết về
con người vùng núi cao Tây Bắc. Trong tác phấm này, nhà văn đã xây dựng
thành công hình tượng nhân vật My - người nô lệ đã đứng lên gỡ bỏ gông
cùm, xiềng xích đê đê'n với ánh sáng của tự do. Viê't về nhân vật của mình, Tô


V If»

Hoài tâm sự: "Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội
ác cũng không giẽl được sức sông con người. Lay lắt đói khô’, nhục nhã, Mị vẫn song,
âm thâm, tiềm tàng, mãnh liệt." Tim hiếu vào tác phẩm ta sẽ thây rõ điểu đó.
II. THÂN BÀI
1. Khái quát: Tô Hoài !à một trong sô' râ't ít nhà văn Việt Nam viết thành
công về đồng bào dân tộc ở miền núi. Với truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" (rút
trong tập truyện Tây Bắc, 1953, giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 19541955) lần đầu tiên Tô Hoài đã làm cho người đọc xúc động trước cuộc sông nô
lệ đầy túi nhục của đổng bào dân tộc Tây Bắc dưới ách thông trị cùa thực dân
phong kiêh và cho thây sức sống tiềm tàng mãnh liệt cũng như con đường mà
họ đã đến với cách mạng.
2. Giải thích nhận xét: Đúng như tác giả Tô Hoài đã nói "Nhumg điều kỳ
diệu là dẫu trong cùng cực đến thê'mọi thế lực cùa tội ác cũng không giẽt được sức
sôhg con người. Lay lắt đói khô’, nhục nhã, Mị vẫn sôhg, âm thâm, tiềm tàng, mãnh
liệt". Điều "kỳ diệu" là điểu mà những sự tốt đẹp đêh với mình như một
phép màu. "Sức sống tiếm tàng" là sức sống nội tại, ẩn chứa bên trong. Nó sẽ

bùng cháy khi gặp điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi. Đây vô'n là một phẩm châ't
cao quý của con người Việt Nam. Như vậy, nội dung mà Tô Hoài muôn nói
đến đó là ngợi ca sức sông của con người Tây Bắc thông qua nhân vật trung
tâm là nhân vật Mỵ.
3. Phân tích nhân vật Mị:
a.
Hình tượng nhân vật Mị "Lay lắt đói khổ, nhục nhã": ngay từ đầu
truyện, Mị xuất hiện trong không gian nhà giàu "nhà nhiều nương, nhiêu bạc,
nhiều thuốc phiện nhâ't làng" nhưng Mị lại là con người chịu nhiểu đau
thương tủi nhục "một cô gái ngổi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu
ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng
nước dưới khe suôi lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Cô gái ây
chính là MỊ, con dâu nhà Thống Lý Pá Tra. Nhưng chữ "con dâu" vốn râ't
thiêng liêng ây lại gắn liền với hai chữ "gạt nợ". Nên cái thiêng liêng trở thành
cái rẻ rúng mất rồi.
Mị đã từng là cô gái trẻ đẹp, sông sôi nổi, thổi sáo hay, thổi lá giỏi được biê't
bao nhiêu trai làng mê, theo đuổi "trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng
Mị". Mị đã từng khao khát yêu thương và cũng có người yêu hẹn hò chờ đợi.
Ngày ấy Mị còn là một cô gái có nhân cách với lòng tự trọng đáng quí, sẵn
sàng lao động gian khô’ để được sống tự do chứ nhâ't quyết không chịu bán cho
nhà giàu: "con nay đã biết cuô'c nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả
nợ thay cho bô'. Bô' đừng bán con cho nhà giàu". Câu nói ấy đã bộc lộ một tâm
lòng hiếu tháo, một lòng tự trọng cao độ. Thê'nhưng, Mị bỗng dưng bị bắt, cắt


V »«rr» H H M Ỵ i M i / r r i l i l i MH I ri M l

r u n

-


m

u n

L /w n r i IIJ C H

~https://sacbcuabanbloy WUI dpiHssxom
đứt khỏi môi trường sông quen thuộc đưa vào xó nhà tăm tôi đày đọa của nhà
Thông Lý Pá Tra.
Thời gian đầu Mị có phán kháng "có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng
khóc". Mị đã từng nghĩ đến cái chết, ăn nắm lá ngón tự tứ đê’ thoát khói cuộc
sông tùi nhục đau đớn ấy. Nhưng vì thương cha già, Mị đã ném nắm lá ngón
xuô'ng dâ't như ném đi tuổi trẻ, hạnh phúc của mình đế quay lại nhà thông lý
sống kiếp trâu ngựa đế vẹn tròn chữ hiêũ. Và cũng từ đó Mị đã cùng lúc bị
• nhiều lớp dây thòng lọng riệt chặt vào cổ. Món nợ là sợi dây thứ nhất biến MỊ
thành súc nô trong nhà Thông Lý. Mị có cuộc sông thông khổ còn hơn cả trâu
ngựa, bị bóc lột sức lao động tàn nhẫn với ngày tháng đi qua chi biết "tết xong
thì lên núi hái thuô'c phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, cuối mùa thì đi
nương bé bắp... suốt năm suốt đời như thê*'. Thần quyển là sợi dây trói thứ hai
đã làm Mị bị tê liệt về mặt tinh thần, mâ't hết ý thức phản kháng. Trong căn
buồng như địa ngục, ánh sáng của ô cửa bằng bàn tay càng làm cho Mị mât hết
ý niệm về thời gian, không gian. Để rổi "ò lâu trong cái khổ, Mị quen khô’ rổi",
Mị tưởng mình như con trầu con ngựa. Lòng Mị chai sạn, vô cảm, chi cúi mặt.
Cuộc sông đầu tắt mặt tôì đã chôn vùi mọi cảm xúc, suy nghĩ, ý thức nơi con
người Mị, biến Mị thành một cái bóng vật vờ, lặng lẽ "mỗi ngày Mị càng
không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".
Đời Mị chìm trong tăm tôì, câm lặng. Rõ ràng, cường quyền và thần quyển
đè lên vai người con gái bị cúng ma nhà người cho bọn nhà giàu có quyền
trong chế độ phong kiến đã làm cho Mj sống âm thầm, đau khố. Đúng là "Lay

lắt đói khổ, nhục nhã"
b.
Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đớn đau, MỊ vẫn ấn chứa
một sức sống tiềm tàng mãnh liệt: Giữa cảnh mùa xuân núi rùng Tây Bắc, Mị
nhớ và sống lại những mùa xuân quá khứ. Tiếng sáo đã đánh thức trong Mị cô
gái của ngày nào. Nó đã đến bên Mị, nhẹ nhàng rũ bỏ những tro tàn bám lây
Mị và đưa Mị đến trạng thái hồi sinh. Tiếng sáo â'y khiên cho Mị "thiê't tha bối
hổi" và bật lên trong Mị mây câu ca quen thuộc ngày nào:
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta chưa có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu
Tiếng sáo â'y làm Mị bạo dạn hơn đê’đi đến "nổi loạn": "Mị lén lây hũ rượu
cứ uô'ng ực từng bát". Cách uống ây có phần giông với "người say" trong thơ
họ Hổ :
Chén rượu hương đưa say lại tinh
Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn


×