GIÚP ÔN THI TỐT NGHIỆP VÀ ĐẠI
HỌC NĂM 2008.
MÔN VĂN 12.
PHẦN I: TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM.
Bài 1: TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH.(1890-1969)
Câu hỏi:1. Trình bày những nét chính về cuộc đời,sự nghiệp sáng tác văn chương của
Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh.
2. Quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh.( Tại sao sinh
thời Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh khơng có ý định chọn văn chương làm sự nghiệp chính nhưng
Người đã để lại một số lượng sáng tác đồ sộ-hãy giải thích)
3. Nét chính về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh.
Định hướng trả lời:
Câu 1: Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là danh nhân văn hố,nhà chính trị,nhà hoạt động
cách mạng lỗi lạc đồng thời cũng là nhà báo,nhà văn nhà thơ lớn có vị trí đặc biệt quan trọng trong
lịch sử văn học dân tộc.
- Tiểu sử: Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 tại Nam Đàn –Nghệ An
,trong một gia đình giàu truyền thống khoa bảng,một làng q có nhiều truyền thống văn hố,truyền
thống u nước lâu đời.Lớn lên là lúc đất nước ta nằm trong vòng tay nơ lệ của Thực dân
Pháp,nhiều cuộc đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại.1911 Người ra đi tìm đường cứu nước, sau
nhiều năm đi nhiều nước trên thế giới của các châu lục Á,Phi,Mỹ La Tinh... Nguyễn Ái Quốc-Hồ
Chí Minh đã tìm ra được con đường để giải phóng dân tộc.1930 Người thành lập Đảng cộng sản
Việt nam.1945 Người đọc Bản Tun ngơn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hồ.
Từ đó về sau Người ln cống hiến hết mình cho Đảng ta,nhà nước ta.
Năm 1990 nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người Tổ chức giáo dục,khoa học và văn
hố Liên hợp quốc (UNESCO) đã suy tơn Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc,nhà văn hố lớn”
- Sự nghiệp: Sinh thời Hồ Chí Minh khơng xem văn chương là sự nghiệp chính của mình
mà xác định văn chương là vũ khí sắc bén cho nhà cách mạng nên Người đã để lại một sự nghiệp
văn học đồ sộ,phong phú,đa dạng về thể loại,đặc sắc về phong cách sáng tạo, được viết bằng nhiều
thứ tiếng khác nhau trên ba lĩnh vực chủ yếu:
- Văn chính luận: Mục đích sáng tác để hoạt động cách mạng ,đấu tranh chống lại kẻ thù
qua từng chặng đường lịch sử khác nhau . Từ những nănm 20 của thế kỉ XX các tác phẩm chính luận
với bút danh Ngyễn Ái Quốc đăng trên báo “Người cùng khổ”,”Nhân đạo”,”Đời sống thợ thuyền”
đã ảnh hưởng lớn đến cơng chúng Pháp và các nước thuộc địa.Tiêu biểu là tác phẩm “ Bản án chế độ
thực dân Pháp”.
“Tun ngơn Độc lập” là văn kiện có giá trị lịch sử lớn lao phản ánh khát vọng Độc lập,Tự
do của dân tộc. “Tun ngơn Độc lập” có giá trị pháp lí,giá trị lịch sử ,giá trị nhân đạo,giá trị nghệ
thuật cao nhằm đề cao Chân-Thiện-Mỹ của con người.Đây là áng văn chính luận hay có cấu trúc
chặt chẽ,lí lẽ sắc bén,ngơn từ chính xác…
“Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến”là áng văn chính luận hào hùng tha thiết làm rung động
hàng triệu trái tim u nước. “Di chúc” là lời căn dặn thiết tha chân tình đối với đồng chí,đồng bào
vừa mang tính chiến lược trong sự phát triển của đất nước thấm đậm chủ nghĩa nhân đạo,nhân văn
cao cả.
1
- Truyện và kí: Truyện ngắn của Hồ Chí Minh thường ngắn gọn ,cốt truyện sáng tạo,kết cấu
độc đáo . Mỗi truyện đều có một tư tưởng riêng hấp dẫn ,ý tưởng thâm thuý ,giàu chất trí tuệ.Tiêu
biểu: “Pari”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Con rồng tre”, “Vi hành”, “Những trò lố hay là Va
ren và Phan Bội Châu””…
Ngoài ra Hồ Chí Minh còn có những tác phẩm kí đặc sắc: “Nhật kí chìm tàu”, “Vừa đi
đường vừa kể chuyện”…
- Thơ ca: Đây là lĩnh vực nổi bật nhất có giá trị sáng tạo của Hồ Chí Minh.Thơ ca của Hồ
Chí Minh có nhiều đóng góp lớn cho nền Văn học Việt Nam hiện đại . “Nhật kí trong tù” –tập thơ
viết bằng chữ Hán (gồm 133bài) thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng, tâm hồn của
con người “đại trí,đại nhân,đại dũng”. Tập thơ kết hợp lối viết vừa cổ điển,vừa hiện đại,vừ thép vừa
tình…Thơ Hồ Chí Minh(86 bài) Thơ chữ Hán Hố Chí Minh(36 bài) đã tạo nên sự thành công trong
sáng tác của Người.
Câu 2: Quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh sinh thời không có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và
Người không bao giờ thừa nhận mình là nhà văn nhà thơ hay người nghệ sĩ . Nhưng do tài năng
nghệ thuật cũng như nhiệm vụ cách mạng yêu cầu Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị.Nói
đến quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh người đọc sẽ thấy được sự đa dạng và thống nhất.
1.Văn học phục vụ cho sự nghiệp cách mạng: Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cái bút là vũ khí
sắc bén,bài báo là tờ hịch cách mạng”.Là nhà cách mạng vĩ đại rất yêu văn nghệ Hồ Chí Minh xem
văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng . Người
đã xác định rõ vai trò to lớn của người nghẹ sĩ trong đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển xã
hội.Tinh thần đó được thể hiện rõ trong bài “cảm tưởng đọc thiên gia thi”:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Chất thép chính là xu hướng cách mạng tiến bộ,là vũ khí sắc bén chống lại quân thù.. theo
quan niệm của Người nhà văn nhà thơ đòng thời là chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh.
2. Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương.Mỗi
sáng tác của Người bao giờ cũng nhằm một mục tiêu cụ thể Người xác định rõ: Viết cho ai(đối
tượng),viết để làm gì(mục đích),viết cái gì(nội dung),viết như thế nào(hình thức).Bởi vậy ta không
lấy làm ngạc nhiên khi sáng tác của Hồ Chí Minh đa dạng:lúc làm văn,lúc làm thơ ,lúc viết tiếng
Hán,lúc viết tiếng Pháp,lúc tiếng Việt…ngòi bút mang đậm màu sắc cổ điển nhưng rất hiện đại.
3. Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến tính chân thật của văn chương.Theo quan niệm của
Người “văn chương phải miêu tả cho hay,cho chân thật,cho hùng hồn”. Tác phẩm phải phản ánh
được những đề tài mang tính hiện thực cao,ca ngợi những tấm gương “người tốt việc tốt,người thật
việc thật”đồng thời phê phán nhũng thói hư tật xấu.Nhà văn luôn chú ý đến hình thức biểu hiện trách
lối viết cầu kì xa lạ bệnh hình thức.văn chương luôn phát hu và giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt.Quan điểm nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Chí Minh “thể hiện chân thật,tâm hồn trong
sáng,lối sống cao đẹp của người Việt Nam đẹp nhất,vĩ đại nhất”(Lê Duẩn)
Câu 3: Nét chính về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh.
Tác phẩm của Hồ Chí Minh. Có phong cách đa dạng mà thống nhất kết hợp sâu sắc giữa
chính trị và văn chương,giữa tư tưởng và nghệ thuật,giữa truyền thống và hiện đại.Mỗi loại hình văn
học đều có phong cách riêng ,độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững.Hồ Chí Minh là người đầu tiên
sử dung sáng tạo thành công thể văn chính luận hiện đại.
- Văn chính luận của Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sắc sảo,giàu tri thức văn hoá ,gắn liền giữa
lí luận và thực tiễn mang tính chiến đấu cao. Các tác phẩm đều có lập luận chặt chẽ ,lời lẽ hùng hồn
giàu sức thuyết phục.(Ví dụ: Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,Di chúc…
2
- Truyện và kí của Hồ Chí Minh được viết với ngòi bút rất chủ động và sáng tạo,lối kể chân
thực tạo không khí gần gũi ,có khi là giọng điệu sắc sảo thâm thuý và tinh tế.Cốt truyện đơn giản
nhưng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa.Chính Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho nền văn xuôi cáh
mạng.
- Thơ ca của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng ;nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm,đạt
chuẩn mực cao về nghệ thuật ; những bài thơ hiện đại được Người vận dụng nhiều thể thơ phục vụ
có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng.
(Lưu ý :Học sinh vận dung cả ba câu trả lời để làm câu này có hiệu quả hơn)
BÀI 2: TÁC GIA TỐ HỮU
Câu hỏi: 1. Trình bày sự nghiệp sáng tác thơ của nhà thơ Tố Hữu.( Hoặc con đường thơ của
nhà thơ Tố Hữu;hoặc nội dung các tập thơ của nhà thơ Tố Hữu)
2. Trình bày phong cách nghệ thuậ của nhà thơ Tố Hữu.
Định hướng trả lời:
1. Tố Hữu(1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành ,sinh tại Huế trong một gia đình
nhà nho nghèo .Bố là người thích sưu tầm ca dao tục ngữ ,mẹ thuộc rất nhiều làn điệu dân ca miền
Trung và rất giàu tình thương con. Sớm có ảnh hưởng lớn từ quê hương ,gia đình đã tạo cho Tố Hữu
một phong cách thơ dạt dào cảm xúc,hơn nữa nhà thơ được kết nạp vào Đảng rất sớm (khi mới 18
tuổi)và suốt một đời phấn đấu cho lí tưởng cách mạng nên Tố Hữu được xem là “con chim đầu đàn
cho dòng văn học cách mạng”.Con đường đến với thơ của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách
mạng.Các chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc gắn liền với tư tưởng và nghệ thuật trong thơ
Tố Hữu.
a. “Từ ấy”( 1937-1946) : Đây là mười năm hoạt động sôi nổi,say mê từ giác ngộ qua thử
thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử đầy biến
động.Từ ấy gồm ba phần:
- “Máu lửa” :là tiếng reo vui náo nức của một tâm hồn trẻ đang “băn khoăn tìm kiếm lẻ yêu
đời”.Nhà thơ đứng về phía nhân dân lao động,ca ngợi vẻ đẹp của họ,kêu gọi họ đấu tranh chông sự
áp bức .Giọng thơ thiết tha,chân thành,lãng mạn trong trẻo…
- “ Xiềng xích” :ghi lại quá trình đấu tranh của người chiến sĩ cách mạng trong nhà tù thực
dân.Đồng thời, thể hiện sự trưởng thành vững vàng của người thanh niên cộng sản qua những chặng
đường thử thách gian lao…
- “Giải phóng” : thể hiện niềm vui khi giành độc lập,cảm hứng lãng mạn dâng trào trước sự
đổi đời của dân tộc…
b. “Việt Bắc” (1947-1954): chặng đường thơ của Tố Hữu trong cuộc kháng chiến chống
Pháp,thơ hướng vào quần chúng kháng chiến với một nghệ thuật thơ giàu tính dân tộc và đại
chúng.Hình ảnh anh vệ quốc quân,chú bộ đội,người công nhân,bà mẹ Việt Bắc,cháu bé Lượm,Bác
Hồ..dã được tác giả thể hiện rất thành công.
-“Việt Bắc” là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp,phản ánh những chặng đường
gian lao và anh dũng của dân tộc. “Việt Bắc” là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học
kháng chiến chống Pháp.
c. “Gió lộng” (1955-1961) : Thể hiện niềm vui,niềm tự hào tin tưởng ở công cuộc xây dựng
CNXH ở miền Bắc,tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất tổ quốc,tinh thần đoàn kết quốc tế…
“Gió lộng” thể hiện rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn dồng thời thể hiện rõ cái
tôi trữ tình già dặn,sâu sắc hơn.(Ví dụ: Bài ca xuân 1961,Mẹ Tơm..)
d. “Ra trận”(1962-1971), “Máu và hoa”(1972-1977):là chặng đường thơ Tố Hữu trong
những năm kháng chiến chống Mĩ quyết liệt và hào hùng của dân tộc cho đến ngày toàn thắng. Là
3
khúc ca ra trận,mệnh lệnh tiến công,đồng thời cũng là lời kêu gọi,cổ vũ cả dân tộc chiến đấu.Nhiều
bài thể hiện thành cong hình ảnh Hồ Chí Minh (Ví dụ: Bác ơi,Nước non ngàn dặm,Máu và hoa…)
e. “Một tiếng đờn”(1992); “Ta với ta”( 1996): khuynh hướng trữ tình chính trị với sự nhạy
cảm về vấn đề thời sự đã làm cho giọng thơ trầm lắng đậm chất suy tư…
2. Phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu:
Tố Hữu là con chim đầu đàn cho dòng văn học cách mạng,thơ của ông luôn gắn với các
chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc.Phong cách nghệ thuật trong thơ Tố Hữu đa dạng nhưng
rất thống nhất.
a. Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản ,thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình
chính trị: Tố Hữu là một thi sĩ đồng thời cũng là một chiến sĩ,ông sáng tác thơ nhằm phục vụ cho sự
nghiệp cách mạng,cho lí tưởng của Đảng .Thơ ông là tiếng gọi đấu tranh ,là bài ca về tình cảm lớn,lẽ
sống lớn ,niềm vui lớn của dân tộc Việt Nam hơn nửa thế kỉ qua. Mọi sự kiện ,vấn đề lớn của đời
sống cách mạng ,lí tưởng chính trị,những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ
đều có thể trở thành đề tài,cảm hứng nghệ thuật thực sự. “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình
độ là thơ rất đỗi trữ tình”(Xuân Diệu).(Ví dụ: Từ ấy, Việt Bắc, Bác ơi…)
b. Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Cái tôi trong thơ
Tố Hữu là cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc .Nhân vật trữ tình trong thơ Tố
Hữu là con người thể hiện tập trung ở phẩm chất giai cấp ,dân tộc mang tầm vóc l;ịch sử,tầm vóc
thời đại.Cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn đó là niềm vui của đất nước của lịch sử
(Ví dụ: Gió lộng,Ra trận,Chào xuân 67,68…)
c. Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình,ngọt ngào tha thiết: Thừa hưởng truyền thống quê
hương ,xứ Huế êm đềm thơ mộng nơi có những làn điệu dân ca ngọt ngào say đắm lòng người,nơi
có nhạc cung đình…Đồng thời thừa hưởng lòng say mê thơ ca của cha và các câu ca dao tục ngữ
,câu hát của mẹ. Xuất phát từ quan niệm “thơ là chuyện đồng điệu ,là tiéng nói đồng ý,đồng
tình,đồng chí…”.Thơ Tố Hữu có giọng điệu rất riêng dễ gần với mọi người.
d. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc : Xuất phát từ quan niệm sáng tác :thơ gắn liền với
nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng vì vậy phải vận dụng thành công các thể thơ truyền thống của dân
tộc. Tố Hữu đã sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc như lục bát,song thất lục bát,bốn chữ,năm
chữ,bảy chữ và luôn sáng tạo làm phong phú thêm thể loại thơ này.Thơ Tố Hữu trở nên dễ thuộc,dễ
nhớ và rất thân quen với tâm hồn người Việt.Các biện pháp tu từ,các lối so sánh,các phép chuyển
nghĩa được nhà thơ vận dụng biến chuyển linh hoạt.Thơ Tố Hữu rấ giàu nhạc điệu,do nhà thơ biết
phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt.(Ví dụ: Mẹ Tôm,Hoan hô chiến sĩ Điện Biên…)
Bài 3: TÁC GIA NGUYỄN TUÂN
Câu hỏi: 1.Trình bày những nét chính về con người của nhà văn Nguyễn Tuân( Hoặc đặc điểm về
con người của Nguyễn Tuân )
2.Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.(Bao gồm cả Sự nghiệp sáng tác)
PHẦN II. NHẬT KÍ TRONG TÙ(HỒ CHÍ MINH)
Câu hỏi : 1. Trình bày nét chính về :hoàn cảnh sáng tác,nội dung và nghệ thuật tập “Nhật kí trong
tù”của Hồ Chí Minh.
2. Thiên nhiên trong tập “Nhật kí trong tù”.
3. Giá trị nhân đạo trong tập “Nhật kí trong tù”.
4
4. Phân tích hoặc bình giảng các bài thơ: Chiều tối(Mộ),Giải đi sớm(Tảo giải),Mới ra tù tập
leo núi(Tân xuất ngục học đăng sơn).
* Phân tích,bình giảng bài “Chiều tối”
Gợi ý:
Mở bài(HS tự làm)
HCM - một người luôn yêu đời, say mê cuộc sống, luôn nhạy cảm với thời gian. “Chiều
tối” xuất phát từ cảnh thời gian buổi chiều, qua hình ảnh cánh chim trở về chốn ngủ, chòm mây
đang lẽ loi trôi giữa bầu trời. Trên chặng đường đày ải mệt mỏi, gian lao vậy mà hồn thơ vẫn
rộng mở bức tranh thiên nhiên vẫn được vẽ nên bằng thơ:
“Quyện … trên không”
(Chim mỏi … tầng không)
Câu thơ giống như bức tranh tuyệt tác được vẽ theo lối cổ điển, trên tấm lụa bằng ngôn từ,
lời thơ uyên bác, bức tranh ấy làm cho độc giả liên tưởng đến thi ca cổ điển:
“ Chủng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn”
(Lý Bạch)
“Chim hôm thoi thót về rừng”
(Nguyễn Du)
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (Thanh Quan)
Ở đây cánh chim bay không phải trong trạng thái bình thường mà bay chầm chậm, bay
mãi miết tới nơi rừng xanh quen thuộc. Với lối chấm phá theo bút pháp tượng trưng: tả ít gợi
nhiều, lấy động tả tỉnh, lấy cái nhỏ bé để diễn tả cái bát ngát mênh mông. Cánh chim, áng mây
chiều thể hiện nỗi cô đơn mệt mỏi gợi ta liên tưởng đến số phận con người. Các từ “quyện”,
“cô” “mạn mạn” như tô điểm cho cảnh vật thêm buồn vắng và quạnh hiu. Sự sống đang chùng
lại trước vũ trụ. Cánh chim mệt mỏi, chòm mây trôi lửng lơ cũng giống như nhà thơ mệt mỏi
bước trên đường đày không biết đâu là chỗ đứng chân qua đêm.
Trong cảnh giải đi: “Năm mươi ba cây số mỗi ngày”, người tù mệt mỏi, tâm hồn và tâm
trạng đồng điệu với thiên nhiên, quay về với thiên nhiên. Cánh chim, chòn mây mang nặng tâm
hồn thi só: Bầu trời có chim, có mây nhưng lẻ loi đơn chiếc. Cảnh buồn, người buồn nhưng trong
nỗi buồn đó ẩn chứa một khát vọng tự do như cánh chim bay trên bầu trời cao rộng.
Hai câu sau cũng nói lên sự vận động tuần hoàn của thời gian, bóng tối dần dần chuyển
giao, nhường chỗ cho ánh sáng để rồi ánh hồng vút lên.
“ Sơn thôn … hồng”
(Cô em … rực hồng)
5
Bức tranh thiên nhiên, cánh chim, mây trời giờ đây đã nhường chỗ cho bức tranh sinh hoạt
ấm áp, gần gũi, quen thuộc trên mặt đất, với hình ảnh một xóm núi cô gái trong công việc lao
động bên bếp lửa gia đình mình. Câu thơ dòch sát nghóa nhưng không thể hiện được ý tứ tinh vi,
không thể hiện được cái hồn các nguyên tắc. Chữ tối thừa ra làm cho thời gian đột ngột chuyển
mạnh, cảnh vật chuyển nhanh làm mất đi cái biên độ nhập nhòa giữa sáng, tối, giữa sự sống và
cõi u tòch. Trong nguyên tác cấu trúc liên hoàn “ma bao túc - bao túc ma”đã kéo dài cái biên độ
ấy làm thành giai đoạn chờ đợi, lo âu để rồi “ánh hồng” rực rỡ xóa tan đi mọi bóng đêm.
Hình ảnh cô em xóm núi xay ngô miệt mài nơi rừng vắng đã đập vào nhãn tuyến người tù
lúc mệt mỏi cô đơn làm cho cảm xúc trào dâng thành những vần thơ tuyệt mỹ. Chất liệu bài thơ
giờ đây đã đổi thay màu sắc cổ điển. Phong vò đường thi được thay thế bằng cái nhìn hiện đại.
Thông thường phải là bếp lạnh lò tăn biểu trưng cho sự cô đơn, lẻ loi, buồn vắng mới phù hợp
với hoạt cảnh người tù, với thiên nhiên ở trên. Nhưng ở đây tác giả đặt vào một ánh hồng làm
thay đổi gam màu cổ điển, biến bài thơ có thêm sức sống mới. Khi bóng tối ngày tàn buông
xuống nhưng không gian không hề tăm tối, con người đã thắp lên ngọn lửa, đã tạo nên ánh sáng
để sưởi ấm thiên nhiên, sưởi ấm cõi lòng. Trong cảnh ngộ nỗi buồn của riêng mình Bác vẫn tìm
đến niềm vui. Niềm vui ấy xuất phát từ lao động. Đó là tình yêu, là sự sống hướng đến ánh sáng
tương lai, đến hơi ấm tình người.
Bài thơ kết thúc là một niềm tin bất diệt vào cuộc sống, niềm lạc quan hướng tới cuộc đời
tự do, bình dò, một hạnh phúc gia đình đoàn tụ của “ánh hồng” ấy chính là chất thép - là ý chí -
là ngọn lửa thắp sáng trái tim người chiến só - nghệ só, vượt lên tất cả mọi hoàn cảnh khó khăn.
”Chiều tối” cũng như nhiều bài thơ khác trong tập NKTT luôn mượn hình ảnh “mây, gió,
trăng, hoa tuyết nói sông” trong phong cách đường thi để nói đến tâm hồn con người. Toát lên
toàn bộ bài thơ là tấm lòng rộng mở “nâng niu tất cả chỉ quên mình” hướng đến ánh sáng tương
lai. Bài thơ như hiện lên bức chân dung một con người “đại trí,đại nhân, đại dũng” đúng nhà thơ
Hoàng Trung Thông ca ngợi:
“Ngục tối trái tim càng cháy lửa
Gông xiềng không khoá nỗi lời ca”
• Phân tích, bình giảng bài Giải di sớm:
Gợi ý:
GIẢI ĐI SỚM
Tảo Giải
Giải đi sớm được ghi lại một lần trong 18 lần chuyển lao vô cùng gian khổ mà Bác phải
nếm trải. Qua đó,ta thấy hình ảnh tuyệt đẹp mang cốt cách thi nhân - chiến só của người tù.
Hai câu đầu là thời điểm cuộc chuyển lao diễn ra nửa đêm về sáng.
“Nhất khứ … thu san”
6
(Gà gáy … lên ngàn)
Dùng tiếng gà gáy để chỉ thời điểm lên đường,trong suốt “mười bốn trăng tê tái gông cùm”
ấy thấy biết bao lần HCM bò “Giải đi sớm”. Đã bao lần Người phải chòu đau khổ về vật chất lẫn
tinh thần.Nhưng lạ lùng thay sau những lần như vậy tư thế hiên ngang, cốt cách của con người vó
đại vẫn được hiện lên. Câu thơ chưa xuất hiện hình ảnh người tù mà đó là hình ảnh thiên
nhiên,cuộc sống quen thuộc. Tiếng gà gáy như có ý nghóa báo hiệu một ngày mới, báo hiệu sự
sinh sôi nảy nở. Tiếng gà gáy một lần, đêm chuyển canh trời chưa sáng. Tiếng gà gáy, cái âm
thanh quen thuộc ấy lại vang lên nơi đất khách quê người, gợi trong lòng người tù bao nỗi niềm
thương cảm nhớ nhung. Trăng, sao ở đây được nhân hóa: Chòm sao đã ôm ấp nâng vầng trăng
lên đỉnh núi thu. Một nét vẻ tạo hình trong trạng thái động của thiên nhiên làm cho cảnh trăng
sao càng trở nên hữu tình. Trong khổ ải người tù không cảm thấy cô đơn mà thả hồn ra bầu trời
mênh mông hướng về núi thu,để tận hưởng vẻ đẹp của vũ trụ. Trong nguyên tác từ “quần” là
“bầy” gợi ta ấn tượng đông vui hơn chữ “chòm” trong bản dòch.Từ “ủng” không hẳn là đưa mà
con có nghóa “ôm ấp”… Tất cả như gợi lên một cảm giác không gian vừa cao rộng, vừa yên tỉnh
hoạt động. Câu thơ như hiện lên một tư thế ,tầm nhìn của thi só: Nhìn cao vời vợi, tư thế lạc quan,
ung dung tự tại. Trăng sao là bạn đồng hành của người đi trên chặng đường gian khổ. Một nét
chấm phá theo lối cổ điển: lấy động tả tỉnh, lấy ngoại cảnh để tả tâm cảnh.
Phải có một tình yêu đời tha thiết, một bản lónh phi thường, một hồn thơ dạt dào tình yêu
thiên nhiên, người tù mới làm chủ được hoàn cảnh để cảm thụ vẽ đẹp thiên nhiên một cách tự
do. “Một nét vẽ, một câu thơ đầy ánh sáng trong một cuộc đời đầy tối tăm và cay đắng”(Nguyễn
Đăng Mạnh).
Hai câu sau là hình ảnh “chinh nhân” bất chấp hoàn cảnh hướng về ánh sáng mà đi tới.
Chinh nhân…………………….trận trận hàn
(Người đi ………………………….gió bàn)
Đêm khuya gió lạnh đến thấu xương. Cái giá lạnh của trời Bắc trong đêm thu như len tận
da thòt. Thế mà ở đây gió cứ từng trận từng trận lạnh (trận trận hàn). Điệp từ “trận trận” như
nhấn mạnh cảm giác nặng nề bởi từng đợt gió liên tiếp đang quất vào mặt. Lẽ thường tình con
người phải sợ phải run trước làn gió ghê người ấy. Nhưng ở đây HCM lại khác,với vai trò là một
tù nhân, thế mà tác giả đã gọi bằng những cách gọi trang trọng: “chinh nhân” “chinh đồ”. Rõ
ràng là đang phủ nhận hoàn cảnh thực tại khẳng đònh tư thế tự do đường đường chính chính trên
con đường lớn. Chữ “nghiêng diện” càng tô đậm tư thế hiên ngang bất khuất của chinh nhân
trên con đường đi. Hai chữ “trận” trong hình ảnh “trận trận hàn” cũng làm nổi bật tư thế hiên
ngang của người tù chiến só. Giọng điệu bài thơ đối lập với hoàn cảnh không phải tiếng khóc đi
đày mà đó là khúc ca hoành tráng của con người trên con đường hướng đến tự do.
Với bốn câu thơ tác giả như vẽ ra trước mắt độc giả một bức tranh thiên nhiên. Bức tranh
ấy có trăng sao, có tiết trơiø, có con người. Ngôn ngữ giản dò súc tích không phô trương màu mè.
Âm hưởng bài thơ tươi sáng lạc quan hào hùng phóng khoáng. Tứ thơ như vượt lên hoàn cảnh
hướng tới bầu trời tự do bằng một hồn thơ mang đậm cốt cách Đường thi: tả ít gợi nhiều, lấy
không gian để miêu tả thời gian, dùng cái tỉnh lặng để nói chuyện động, nói bóng tối mà gợi ra
ánh sáng… Câu thơ như giúp người đọc suy nghó bao điều.
7
II. Phần 2 bài thơ tứ thơ thay đổi,thời gian thay đổi làm cho lòng người cũng thay đổi theo
tối của màn đêm đã nhường chỗ cho ánh sáng ,ngày mới lại bắt đầu:
“Đông phương … nhất không”
(Phương Đông…..sạch không)
Cảnh vật, màu sắc không chỉ đã chuyển đổi nhanh chóng. Từ cảnh đêm tối, tiếng gà gáy
như loãng vào cái không gian giá lạnh, bầu trời chuyển sang màu hồng. Tất cả bóng tối được xua
tan, một đêm thu lạnh lẽo thực sự trôi qua. Sau này trong bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy” Bác
viết:
“Thuyền về trời đã rạng đông
Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi”
Ở đây một cảnh đẹp cũng là một niềm vui được mở ra. Niềm vui của con người trên con
đường đi tìm chân lý, từ bóng tối chuyển dần lên ánh sáng trong tư thế lạc quan ung dung tự tại
của nhà thơ - người chiến só vó đại.
Hai câu cuối toát lên phong thái một cốt cách thi nhân rất đẹp:
“ Noãn khí … gia nồng”
( Hơi ấm … thêm nồng)
Còn nói gì thêm về nét đẹp con người, trong câu thơ ấy? “chinh nhân” giờ đây đã trở thành
“hành nhân” thư thái ung dung trên con đường rộng của mình. Trước cảnh vật của vũ trụ bao la,
một không khí ấm áp Người như quên đi tất cả mọi đau khổ, tấm lòng ấm lên, vui lên cùng cảnh
vật. Cảm hứng thi só tuôn trào trong hơi ấm nồng nàn của vũ trụ. Hơi ấm ấy như tiếng reo vui
sảng khoái.
Bất cứ ai khi ngồi ngắm cảnh buổi sáng có ánh nắng, có hơi ấm là chuyện thường nhật
hàng ngày. Nhưng đặt vào trong hoàn cảnh tác giả: bò lao tù đau khổ, đói rét … thì thật là thú vò.
Trong cô đơn ,trong cái lạnh giá của thiên nhiên, hơi ấm lòng người hiện lên,cảm xúc thì những
dạt dào. Bài thơ kết thúc không phải là một hình ảnh người tù mà đó là một thi só đang sảng
khoái trước sự biến đổi đẹp đẻ của thiên nhiên,đang nồng nàn cảm hứng thơ. Cái hứng ở đây
không phải khởi sinh từ màu hồng của thiên nhiên mà nó có từ lúc đêm khuya giá lạnh. Lúc
chuyển lao vất vả một cảm hứng lãng mạn được toát lên. Phải chăng đây là những vần thơ thép,
ý chí đấu tranh, tinh thần vượt lên tất cả của người chiến só vó đại HCM. Bài thơ ngời lên phong
thái ung dung, tâm hồn thi só lạc quan của con người “Vật chất tuy đau khổ, không nao núng tinh
thần”.
Giải đi sớm là một bài thơ đặc sắc mang phong vò Đường thi quen thuộc với hình ảnh “mây,
gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông”. Nhưng rất hiện đại trong hình ảnh tù nhân - khách tiên trên con
đường xa ung dung, lạc quan và yêu đời trên bước hành trình từ bóng tối đi đến tương lai ánh
sáng. Bài thơ giúp ta khám phá ra được vẻ đẹp tâm hồn của: người tù - thi só - chiến só
HCM,đúng như lời của nhà thơ Tố Hữu:
“Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi thân yếu mắt mờ tóc bạc
Mà thơ bay … cánh lạc ung dung”
(Tố Hữu)
8
• Phân tích ,bình giảng bài thơ “Mới ra tù tập leo núi”:
Gợi ý:
MỚI RA TÙ TẬP LEO NÚI
(TÂN XUẤT NGỤC HỌC ĐĂNG SƠN)
“Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi thân yếu mắt mờ tóc bạc
Mà thơ bay … cánh lạc ung dung”
(Tố Hữu)
Mười bốn trăng trong nhà tù Tưởng Giới Thạch dường như thể xác HCM bò suy nhược đi rất
nhiều. Nhưng tinh thần của con người “đại trí, đại nhân, đại dũng” vẫn còn ngời sáng. Khi được
trao trả tự do Bác vẫn cố gắng luyện tập từng bước một lên núi cao, vẫn ung dung tự tại, lạc quan
tin tưởng. Hồn thơ vẫn rộng mở qua bài: “Tân xuất ngục …….. san ”.
“Vân ủng…………… cố nhân”
( Núi ấp ……………… Xưa)
Thú chơi tao nhã quen thuộc của người xưa thường “yên sơn thưởng nguyệt”(lên núi ngắm
trăng). Lên núi cao để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, để bày tỏ cõi lòng. “Thơ Hồ Chí
Minh thiên nhiên độc chiến một đòa vò danh dự” thì hình ảnh núi sẽ có phần lớn trong danh dự
ấy. Bài thơ “Mới ra từ tập leo núi” cũng mở đầu bằng hình ảnh thiên nhiên cũng núi non quen
thuộc. Nhưng leo núi ở đây là “học”, sau mười bốn trăng tê tái gông cùm, chân yếu, mắt mờ, tóc
bạc phải tập đi từng bước một vậy mà hồn thơ tươi trẻ, cảm hứng thiên nhiên vẫn được thoát lên:
“Vân ủng………………………….vô trân”
Bức tranh được cấu tạo từ ba hình ảnh thông dụng “mây, núi, nước” lấy từ chất liệu của thi
ca cổ điển. Nhà thơ đang đứng một tư thế rất cao trong cái nhìn bao quát cảnh thiên nhiên. Trong
tư thế nhìn ngang thấy mây núi trùng điệp rất gợi tình. Các điệp từ “vân”, “sơn” được xếp đặt
trong một tư thế rất độc đáo: hai chữ “vân” đóng khép hai đầu vây lấy hai chữ “sơn” liền nhau ở
giữa tạo nên một tư thế giao hoà quấn quýt. Từ “ủng” như một biện pháp nhân hoá làm cho
cảnh thiên nhiên trở lên sống động, ấm áp tình người. Phải chăng khi mới ra tù sau những ngày
dài cô đơn mòn mỏi tác giả muốn gửi gắm khát khao tình yêu thương ? Có lẽ vì thế mà từ trên
cao nhìn thấy lòng sông trong vắt kia nhà thơ muốn soi tận đáy lòng mình. Một sự so sánh rất
hay lòng sông như tấm gương để nhà thơ soi rõ lòng mình - Dùng thiên nhiên để thanh lọc tâm
hồn. Lòng sông cạnh núi non hùng vó vẫn giữ được sự trong sáng như gương không chút bụi
trần.Cũng giống như tấm lòng Hồ Chí Minh, qua bao năm tháng tù đày, sống gần bùn nhơ của
cuộc đời lần đầu tiên Hồ Chí Minh đứng giữa trời đất mênh mông để suy xét chính mình. Người
xưa từng nói “người nhân ưa núi, kẻ trí ưa nước”. Bác Hồ được kết hợp cảhai. Lòng sông như
gương trong vắt không chút bụi trần đem lại tươi mát cho đời,cũng giống như tấm lòng Bác,một
tấm lòng trong sáng tuyệt vời trải rộng niềm tin,hy vọng cho cả dân tộc. Tấm lòng ấy luôn luôn
rộng mở, trong sáng mang hương sắc cho đời.(HS có thể lấy những câu thơ trong tập “Nhật kí
9
trong tù” để chứng minh cho nỗi khổ và tâm hồn của Bác nhằm làm sáng rõ,sâu sắc luận điểm
này)
Hai câu thơ đã thể hiện rõ cái thần thái của một bậc “tiên phong đạo cốt” lấy thiên nhiên
làm điểm tựa cho tâm hồn và phần nào còn thấp thoáng tư cách của một chiến só cộng sản kiên
trinh một lòng gắn bó với đồng chí, đồng bào.Từ nơi đất khách trên đỉnh núi Tây Phong Người
không lúc nào không hướng về tổ quốc, hướng về đồng chí đồng bào đang chiến đấu vì độc lập
tự do:
“Bồi hồi …………………………cố nhân”
(mỗi hội ……………………….bạn xưa)
Tứ thơ được bộc lộ rõ, chất liệu của câu thơ được lấy từ thơ cổ. Đề cái “Đăng cao ức hữu”
(lên cao nhớ bạn) ta từng thấy rõ trong thi pháp Đường thi. Lý Bạch từng lên cao để dõi ánh mắt
theo người bạn thân thiết của mình đang ra đi về phí Tây càng xa,càng xa mãi “Cố nhân tây từ
Hoàng Hạc lâu-Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu-Cô phàm viễn ảnh bích không tận-Duy
khiến Trường Giang thiên tế lưu”. Tuy nhiên tiếng thơ là tiếng lòng của thi só,tâm trạng của Hồ
Chí Minh mang sắc thái riêng. Chữ “bồi hồi” được đặt ở đầu câu gắn với bước chân của kẻ cô
độc như hữu hình hóa một tâm trạng khó tả từ bên trong vọng ra. đây cảnh đẹp, tình buồn
người chạnh nhớ quê hương. Tâm hồn Bác đang hướng đến “Nam Thiên” đang nhớ tới quốc dân
đồng bào, nhớ bạn cũ, nhớ đất mẹ thân yêu. Nỗi nhớ ấy luôn canh cánh trong lòng kể cả lúc đau
khổ tại tù lao nỗi nhớ vẫn trào dâng:
“Ngày đi bạn tiễn đến bên sông
Hẹn bạn về khi lúa đỏ đồng
Nay gặt đã xong cày đã khắp
Quê người tôi vẫn chốn lao lung”
(Nhớ bạn)
Trong thơ đường ta cũng từng bắt gặp đề tài “nhớ bạn”. Nhưng đến đây ta lại thấy một tâm
hồn đa sầu, đa tình, đa cảm đúng như lời của Phạm Văn Đồng “vì giàu tình cảm nên Người mới
đi làm cách mạng”.
(HS có thể mở rộng thêm:chất thép,chất tình;cổ điển hiện đại trong bài thơ)
PHẦN 3: TRUYỆN-VĂN XUÔI
VI HÀNH
Nguyễn Ái Quốc
II.Thực hành:
1. Những sáng tạo độc đáo của NAQ trong truyện ngắn “Vi hành”.
2. Nghệ thuật châm biến của truyện ngắn Vi Hành.
3. Phân tích nội dung chiến đấu được thể hiện một cách nghệ thuật trong truyện ngắn Vi
Hành ?
10
4. Bình giảng truyện ngắn Vi Hành.
5.Phân tích nhân vật Khải Đònh.
Gợi ý:
Truyện ngắn “Vi Hành” của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng pháp trong thời kỳ nhà văn
hoạt động ở Pari vào những năm 20 của thế kỷ XX. Bằng nghệ thuật hài hước phương Tây kết
hợp với lối châm biếm đã kích của Phương Đông nhà văn đã sáng tạo nên một thiên truyện độc
đáo nhằm vạch trần chân tướng của tên Vua bù nhìn có nhiều hành vi xấu xa làm nhục “quốc
thể”. Tính độc đáo ấy thể hiện toàn diện ở các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm.
Truyện ngắn hướng vào một vấn đề thời sự, một câu chuyện có thật. Năm 1922 thực dân
Pháp đưa tên vua bù nhìn Khải Đònh sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc đòa ở Véc Xây. Đây là
thủ đoạn chính trò của thực dân Pháp muốn lừa gạt nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp: Rằng
An Nam thuộc đòa đã quy phục lại Pháp, rằng tình hình đông dương đã êm dòu lắm, người dân
Pháp hãy ủng hộ chính phủ tập trung đầu tư khai thác tài nguyên và khai hóa văn minh xứ sở
này. Sự thật này được giới báo chí lên tiếng nhiều. Tuy viết dưới dạng truyện ngắn nhưng tác giả
tường thuật trực tiếp như một bản tin, một thiên phóng sự hóa hư cấu nên một câu chuyện nghệ
thuật khắc họa bản chất và sự thật nhân vật Khải Đònh một cách tinh tế.
Câu tứ truyện thể hiện ở ngay nhan đề Vi hành,lấy câu chuyện trang nghiêm của các bậc
Đế Vương thû xưa nhưng chứa một nội dung hoàn toàn ngược lại nhằm giễu cợt tên vua bù
nhìn. Kẻ đang vi hành trên thủ đô Pa ri hào hoa tráng lệ kia không phải là một bậc minh quân
chí lớn mà là một tên tay sai tầm thường đi vi hành để thỏa mãn dục vọng cá nhân. Làm cho
người đọc “tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi”. Nhan đề có hàm ý móa mai,châm biếm.
Cách dựng truyện của Nguyễn Ái Quốc Trong Vi Hành rất đặc biệt hiện đại. Vừa đơn giản
vừa tinh vi,giọng văn biến chuyển linh hoạt làm cho người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ
khác. Câu chuyện được kể dưới hình thức một bức thư. Đây là một thể văn thông thường trong
giao tiếp cuộc sống. Tuy nhiên có hai điều đặc biệt là hai nhân vật tôi và cô em họ và câu
chuyện trao đổi giữa họ là hư cấu 100%. Bức thư không mang lại nội dung trao đổi tâm tình mà
kể một sự việc ngẩu nhiên tình cờ bất gặp trên chuyến đi của người viết. Cấu trúc bức thư cũng
không mang bố cục thông thường mà chỉ thông qua đối thoại đàm tiếu. Mở đầu bức thư không
phải là lời thăm hỏi mà là một đoạn đối thoại đột ngột: “Chính lão ta, không phải chính lão ta …”
Một chuỗi câu vừa khẳng đònh, vừa phủ đònh nối tiếp nhau để mở màn cho câu chuyện bán tín
bán nghi về ông vua đang vi hành.
Câu chuyện tiếp tục bằng một chuỗi nhầm lẫn,từ nhầm lẫn này đến nhầmlẫn khác. Một
ông vua so sánh ngang một thằng hồ. Nhà cách mạng An Nam vô tình cũng biến thành một ông
vua. Sự thật thì chẳng đời nào có chuyện nhầm lẫn quá đáng như vậy. Từ tình huống bòa ra một
cách lô gic tác giả đã dần dần mở ra các khía cạnh của sự thật một cách thuyết phục. Những
nhầm lẫn kia chính là do các hành vi đầy xấu xa của khải đònh. Hắn vi hành chỉ để thực hiện
mục đích các nhân. Một con người chẳng có chút lòng nhan trái lại mặt mũi thì ngây ngô, điệu
bộ thì lúng ta lúng túng, quần áo thì lố lăng chẳng khác thằng “ngợm”: “Cái chụp đèn chụp lên
cái đầu quấn khăn, cái ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”. Chưa hết, còn bao nhiêu nét xấu khác:
“cái mặt bủng như vỏ chanh” đeo lên người đủ cả bộ lụa là, đủ cả hạt cườm làm cho thiên hạ
phải bật cười.
11
Đó là sự thật về Khải Đònh có thể cho phép ai trực tiếp hoặc công khai lên án. Nhưng ở
đây nhà văn đã khéo léo giấu kín cái chủ quan của mình mà để cho người Tây tự đưa ra bàn luận
trên đất Tây. Do đó câu chuyện mang lại những hiệu quả nghệ thuật cao hơn. Nhân vật chính
không hiện diện trong truyện một cách trực tiếp mà vẫn lộ nguyên hình. Mặt khác là đối tượng
đang bò đàm tiếu mua vui cho nên nhân vật từ vai sang trọng bò hạ thấp đến mức “đáng khinh
bỉ”.
Để tấn công một cách hiệu quả vào đối tượng nhà văn đã sáng tạo một lối dẫn chuyện hài
hước nghệ thuật châm biếm sâu cay. Nghệ thuật dẫn chuyện căn bản trong tác phẩm là sử dụng
lối đối thoại đàm tiếu, toàn bộ câu chuyện là những mẫu đối thoại lệnh lạc dài dòng để dồn chứa
thông tin nhạo báng đối tượng một cách không thương tiếc. Đôi nam nữ, chuyện nhầm lẫn vẻ
ngoài của Khải Đònh với một người dân châu Á đã bàn tán đàm luận đủ thứ chuyện. Với những
tràng cười hả hê qua hàng loạt những chi tiết nhầmlẫn độc đáo. Phơi lưng trước tiếng cười biếm
họa,hoàng đế trở thành kiểu nhân vật trò chơi. Và luật chơi vừa phóng túng vừa nghiệt ngã của
thể trào phúng. Khải Đònh trong con mắt người Pháp trở thành một con rối,một trò chơi giải trí
“rẻ tiền” một vai hề làm vui mắt họ.
Bên cạnh lối đối thoại đàm tiếu tác giả còn nhân cơ hội xen vào những đoạn ngoại đề về
câu chuyện Vua Thuấn ở nước tàu, vua Pi e ở nước Nga. Họ vi hành mang lại niềm vui cho mọi
người mang ánh sáng văn minh cho đến cho xã hội. Còn Khải Đònh vi hành hoàn toàn ngược lại.
Một loạt những câu hỏi lấp lửng giả vờ của tác giả “phải chăng là, hay là…” làm cho ngòi bút
châm biến của tác giả càng sâu cay đó là cách nói vừa kín đáo vừa thâm thúy. Ngoài cách nói
móamai tác giả còn sử dụng lối viết tạt ngang. Trong khi bám sát đối tượng là Khải Đònh tác giả
còn tận dụng cơ hội mở rộng sang bọn quan thầy Pháp. Tác giả gọi bọn mật thám là bọn “bán đế
giày” và biến chúng thành tên hộ giá cho nhà cách mạng. Với ngòi bút linh hoạt lúc nói ngược
lúc nói xuôi NAQ đã tấn công trực diện vào bọn vua quan bù nhìn bán nước và bọn thực dân
cướp nước xấu xa.
Sức hấp dẫn của toàn bộ thiên truyện còn thể hiện ở cách tổ chức ngôn ngữ hài hước và
giọng văn hóm hỉnh. Để cho Khải Đònh xuất hiện trước mắt người Pháp một cách lố lăng nực
cười tác giả viết “một anh vua đến thật đúng lúc khi mà cái kho giải trí của chúng ta sắp cạn ráo
như B.Đ.D vậy”. Tác giả nói bóng gió lấp lửng xa xôi,nhưng rất sâu cay làm rõ đầy đủ tất cả
những hành vi mờ ám của tên vua bù nhìn và bọn thực dân cướp nước.
Truyện ngắn Vi Hành là một minh chứng hùng hồn cho tính chiến đấu sắc bén trong ngòi
bút đầy tính sáng tạo của NAQ. Truyện được viết nhằm mục đích chính trò rõ ràng nhưng vẫn là
tác phẩm văn chương đích thực. Cách vận dụng linh hoạt biến chuyển làm cho những sự kiện
thời sự đưa vào không bò khô khan mà đầy thuyết phục. Truyện ngắn Vi hành tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của HCM: Giản dò hàm súc giàu tính hài hước. Truyện vừa mang tính sôi
nỗi kiểu Phương Tây vừa mang tính thâm trầm sâu lắng kiểu Phương Đông. Vẻ đẹp của hai nền
văn hóa Đông - Tây được kết tinh thể hiện độc đáo trong truyện ngắn này.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
12
II.Thực hành:
1. Phân tích tác phẩm “Tuyên Ngôn Độc Lập”
2. Phân tích nghệ thuật viết văn chính luận trong “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí
Minh.
Gợi ý:
Cách Mạng tháng 8 - 1945 thành công đã chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách thực dân và hơn
1000 thống trò của XHPK. Mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
cho dân tộc Việt Nam. Ngày 2 - 9 - 1945tại Quảng Trường Ba Đình-Hà Nội trước một triệu người
dân trong nước, cùng đông đảo phóng viên báo chí nước ngoài Chủ tòch Hồ Chí Minh đã trònh
trọng tuyên bố bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản
Tuyên Ngôn Độc Lập không chỉ có giá trò lòch sử to lớn mà còn mang phong cách nghệ thuật độc
đáo giàu sức thuyết phục trong văn chính luận của HCM.
Tuyên Ngôn Độc Lập là một áng văn chính luận nhưng là một áng văn chính luận đặc biệt.
Ngoài những lý lẽ,bằng chứng “không ai chối cãi được”. TNĐL còn là bài ca ca ngợi chí anh
hùng cách mạng, là hùng khí thiêng liêng của dân tộc.
Mở đầu bản Tuyên Ngôn tác giả trích dẫn trực tiếp những lời bất hủ trong bản Tuyên Ngôn
Độc Lập của Mỹ và Tuyên Ngôn Nhân quyền, Dân quyền của Pháp thể kỷ XVIII làm tựa đề:
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai
có thể xâm phạm được. Trong cái quyền ấy có quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc”.
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn tự do bình đẳng về quyền
lợi”.
Cách dẫn như vậy bản TNĐL đã đặt vấn đề đối thoại mang tính quốc tế. Trong hoàn cảnh
cách mạng mới thành công, chính quyền còn non trẻ. Đứng trước nguy cơ tái xâm lược củaThực
dân Pháp và những âm mưu gây chiến tranh của đế quốc Mỹ. Chủ tòch Hồ Chí Minh đã thay mặt
dân tộc khẳng đòng cái quyền mà chính tổ tiên người Mỹ, người Pháp đã đưa ra công bố với thế
giới về sự xâm phạm chân lý của chúng. Đó là nghệ thuật “lấy gậy ông đập lưng ông” một cách
khéo léo. Trong tranh luận không gì thú vò và đích đáng hơn là dùng chính lý lẽ đối thủ để thuyết
phục và hạ gục đối thủ. Cách đặt vấn đề như vậy có nghóa là đặt cuộc cách mạng nước ta và bản
Tuyên Ngôn của ta ngang hàng với hai cuộc cách mạng và hai bản Tuyên Ngôn vó đại của
Pháp,Mỹ- sánh ngang tầm Quốc tế.
Một cách kín đáo trong Tuyên Ngôn đó là gợi lại ý chí đấu tranh kiên cường anh dũng, gợi
lại niềm tự hàodân tộc có trong truyền thống. Đó là bài thơ thần của Lý Thường Kiệt năm xưa
trên bờ Sông Như Nguyệt. “Nam quốc sơn hà Nam đế cư-Tiệt nhiên đònh phận tại thiên thư-Như
hà nghòch lỗ lai xâm phạm-Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. Và âm vang của tác phẩm“Bình
Ngô Đại Cáo” sau 10 năm kháng chiến chống đuổi quân Minh. “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao
đời gây lên độc lập. Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”… Một nước
nhỏ đã từng xưng “đế”, một nước nhỏ đã từng làm khiếp vía quân thù. Một lần nữa bản Tuyên
Ngôn đã gợi lên hồn thiêng sông núi, âm vang về niềm tự hào như còn vang mãi.
13