Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập luyện tập tự luận Luật Đầu tư năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.62 KB, 6 trang )

Đề bài:
Anh/chị hãy nêu và phân tích một điểm tiến bộ nổi bật nhất của Luật đầu tư về
thủ tục đầu tư?
Bài Làm:
Ngày 26/11/2014 tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua
Luật Đầu tư sửa đổi với 7 chương, 76 điều, quy định về hoạt động đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài; luật có
hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015 thay thế cho Luật đầu tư 2005. Nhiều điểm mới
của Luật đầu tư 2014 ra đời đã góp phần quan trọng tạo ra hành lang pháp lý
thông thoáng thu hút đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, đảm bảo
quyền lợi của các chủ thể trong hoạt động đầu tư và đem lại lợi ích cao nhất cho
sự phát triển kinh tế - xã hội.
Những điểm mới nổi bật của Luật đầu tư sửa đổi 2014, cụ thể như: Quy định
mới về ngành, nghề cấm đầu tư; ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
Quy định về áp dụng pháp luật đối với Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài có khác biệt thay đổi lớn so với trước đây; Quy định về thủ tục thực hiện
dự án đầu tư (với hướng thuận lợi hơn cho nhà đầu tư); Thành lập tổ chức kinh
tế của nhà đầu tư nước ngoài; Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của
nhà đầu tư nước ngoài; Về ưu đãi đầu tư; …
Tóm tắt điểm mới về Quy định về thủ tục đầu tư:
- Bãi bỏ thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư trong
nước (Điều 36). Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, nhà đầu tư có quyền đề nghị cấp
Chứng nhận đăng ký đầu tư (CNĐKĐT). Theo Luật cũ 2005 trước đây, cứ dự
án có quy mô đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên đều phải thực hiện xin Chứng nhận
đăng ký đầu tư.
- Áp dụng quy trình cấp Giấy CNĐKĐT đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời
hạn tối đa 15 ngày thay cho thủ tục đăng ký đầu tư và thẩm tra cấp Giấy chứng
nhận đầu tư (GCNĐT) với thời hạn tối đa 45 ngày như trước đây (Điều 37). (Từ
3 quy trình: đăng ký cấp GCNĐT, thẩm tra cấp GCNĐT, cấp GCNĐT đối với
dự án chấp thuận chủ trương đầu tư xuống còn 02 quy trình: cấp GCNĐKĐT và
cấp GCNĐKĐT đối với dự án chấp thuận chủ trương đầu tư).


- Quy định chi tiết tại Luật các trường hợp, quy trình, thủ tục chấp thuận chủ
trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh đối với các
dự án lớn, dự án có ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội.


- Chuyển thẩm quyền cấp Giấy CNĐKĐT từ UBND cấp tỉnh thành Sở Kế
hoạch và Đầu tư (Điều 38).
Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư năm 2014.
I. Khái quát về đầu tư và thủ tục đầu tư.
Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh
doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực
hiện dự án đầu tư.
Khi nhà đầu tư muốn triển khai dự án trên thực tế, tùy từng dự án cụ thể mà nhà
đầu tư có thể phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, thủ tục cấp
Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Trong quá trình thực hiện dự án trên thực tế, vì
lý do khác nhau mà nhà đầu tư có thể thực hiện các thủ tục liên quan đến giãn
tiến độ thực hiện dự án, tạm ngừng hoạt động của dự án... Tất cả những thủ tục
đó được gọi chung là thủ tục đầu tư.
II. Thủ tục đầu tư tại Việt nam.
Để một dự án đầu tư muốn được triển khai trên lãnh thổ Việt Nam, thông
thường nhà đầu tư sẽ phải xem xét rằng dự án đó có thuộc trường hợp phải
quyết định chủ trương đầu tư hay thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng
kí đầu tư hay không để thực hiện trước khi triển khai dự án trên thực tế. Khi đáp
ứng đủ các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư thì trong quá trình đầu tư nhà
đầu tư đôi khi cũng sẽ phải thực hiện những thủ tục liên quan như : kí quỹ, giãn
tiến độ, tạm ngừng hoạt động dự án…
1. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục quyết định chủ trương đầu tư.
Hiện nay, các dự án phải quyết định chủ trương đầu tư đang được quy định tại
Điều 30, 31 và 32 Luật đầu tư năm 2014, lần lượt tương ứng với thẩm quyền

quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh. Đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ
trương đâu tư của Quốc hội thì đây là những dự án ảnh hưởng lớn đến môi
trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng lớn đến môi trường, chuyển mục đích
sử dụng đất với diện tích lớn, tác đông lớn đến bộ phận dân cư, tác động động
rất lớn đến kinh tế - xã hội nên phải được cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
quyết định chủ trương đầu tư. Đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết
định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ tuy mức độ tác động không


lớn như các dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng do ảnh hưởng của nó
đến kinh tế - xã hội nên vẫn cần có chủ thể có thẩm quyền là Thủ tướng Chính
phủ quyết định chủ trương đầu tư: cảng hàng không; vận tải hàng không; cảng
biển quốc gia; thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; kinh doanh cá cược, đặt
cược, casino; sản xuất thuốc lá điếu; xây dựng và kinh doanh sân gôn; dự án có
quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên… Cuối cùng những dự án cần được
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư là những dự án có ảnh
hưởng thấp hơn đến kinh tế xã hội quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật đầu tư
năm 2014. Khi dự án của nhà đầu tư thuộc những trường hợp luật định phải
quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan
quản lý đầu tư có thẩm quyền. Nếu dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì sau 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án
đầu tư thì cơ quan đăng kí đầu tư sẽ thông báo kết quả cho nhà đầu tư, tuy nhiên
đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội và
Thủ tướng Chính phủ hiện nay pháp luật chưa quy định về thời gian cụ thể
thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
2. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư.
Cũng như thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thì không phải mọi dự án đầu tư
đều phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, mà chỉ những dự án được pháp
luật quy định mới phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Hiện nay những

trường hợp phải thực hiện và không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận
đăng kí đầu tư đang được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 36 Luật đầu tư
năm 2014.
Điều 36. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;


c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh
tế.
Như vậy chỉ những dự án của nhà đầu tư nước ngoài và của tổ chức kinh tế quy
định tại khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư năm 2014 mới bắt buộc phải có giấy
chứng nhận đăng kí đầu tư. Tuy nhiên những dự án thuộc trường hợp không bắt
buộc phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư (Khoản 2 Điều 36) vẫn có thể
thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư nếu nhà đầu tư
có nhu cầu. Để được cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ
sơ cho cơ quan đăng kí đầu tư theo quy định của pháp luật, khi nhận đủ hồ sơ
thì cơ quan đăng kí đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư cho nhà đầu
tư sau 15 ngày. Trường hợp dự án thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương
đầu tư thì Giấy chứng nhận đăng kí đầu từ sẽ được cấp sau 5 ngày làm việc kể
từ kí cơ quan đăng kí đầu tư nhận được văn bản chấp thuận đầu tư và như thế
nhà đầu tư chỉ phải nộp hồ sơ 1 lần nếu thuộc trường hợp phải quyết định chủ
trương đầu tư và phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Quy định này đã tạo
thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư.
3. Một số thủ tục liên quan khi tiến hành dự án đầu tư:

- Kí quỹ để bảo đảm thực hiện dự án :
Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư sẽ phải kí quỹ luỹ tiến từng phần từ 1% đến
3% tùy theo vốn đầu tư của dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị đình
118/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, không phải mọi dự án được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư
đểu phải kí quỹ mà có một số ngoại lệ quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định
118/2015/NĐ-CP. Khi nhà đầu tư kí quỹ thì tùy thuộc vào từng dự án cụ thể mà
khoản tiền kí quỹ sẽ được hoàn trả lại cho nhà đầu tư theo từng trường hợp cụ
thể.
- Thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án :
Nhà đầu tư phải thực hiện phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu
tư khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình
chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự
án đầu tư đối với các dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc
quyết định chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề
xuất, cơ quan đăng ký đầu tư có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư.


Đối với dự án được cơ quan đăng ký đầu tư co phép giãn tiến độ thì tổng thời
gian dự án được giãn tiến độ là không quá 24 tháng, trường hợp bất khả kháng
thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến
độ đầu tư.
- Thủ tục tạm ngừng động của dự án đầu tư :
Trong quá trình triển khai dự án đầu tư trên thực tế, vì rất nhiều lý do khác nhau
mà nhà đầu tư phải tạm ngừng thực hiện dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải thông
báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Lý do tạm ngừng dự án đầu tư là
rất khác nhau nhưng nếu dự án đầu tư do bất khả kháng (thiên tai, lũ lụt, hỏa
hoạn…) thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt
động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

III. Thủ tục đầu tư đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Cũng giống như hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì hoạt động đầu tư ra nước
ngoài có 2 thủ tục chủ yếu là thủ tục quyết định chủ trương đầu tư và thủ tục
cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài.
1. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục quyết định chủ trương đầu tư.
Việc quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài hiện nay thuộc về 2 chủ thể là
Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Khác với dự án đầu tư tại Việt Nam phải
được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì dự án đầu tư nước ngoài phải
được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chỉ bao gồm 2 dự án là dự án có
vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên và dự án yêu cầu áp dụng cơ
chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. Giống như trường hợp
phải được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, thì Thủ tướng Chính phủ
cũng chỉ quyết định chủ trương đầu tư đối với 2 dự án là dự án thuộc lĩnh vực
ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông
có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên; dự án đầu tư không thuộc
trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ
đồng trở lên.
2. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:
Nếu như hoạt động đầu tư tại Việt Nam, việc cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu
tư được áp dụng với các trường hợp luật định thì việc thực hiện thủ tục cấp Giấy
chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài được áp dụng với tất cả các dự án đầu
tư ra nước ngoài. Có thể nói, việc quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài


thường khó khăn hơn việc quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam nên nhà làm
luật đã quy định hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải có Giấy chứng nhận đăng
kí đầu tư ra nước ngoài trừ trường hợp chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy
móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu,
thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định
của Chính phủ. Cùng với sự thay đổi về phạm vi phải thực hiện cấp Giấy chứng

nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng kí
đầu tư ra nước ngoài đã được quy định là của Bộ kế hoạch và đầu tư.



×