Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

pháp luật hiện hành về thủ tục đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.71 KB, 11 trang )

1. Các khái niệm cơ bản
Theo quy định của pháp luật hiện hành của nước ta cũng như trong nghiên cứu
pháp lý, có thể hiểu thủ tục đầu tư là những trình tự, công việc cụ thể do pháp luật quy
định mà nhà đầu tư phải thực hiện khi tiến hành một dự án đầu tư trên thực tế. ở nước ta,
thủ tục đầu tư do luật đầu tư năm 2005, các luật khác có liên quan và các văn bản hướng
dẫn thi hành điều chỉnh. Mục đích chủ yếu của việc quy định các thủ tục đầu tư nói chung
và thủ tục đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt nói riêng là để đảm bảo sự quản lí nhà nước
đối với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, tránh sự
lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả trong đầu tư. đồng thời thông qua đó nhà nước thừa
nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư, từ đó có cơ sở pháp lí để bảo vệ các quyền và
lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.
Các khu kinh tế đặc biệt: bao gồm các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao và khu kinh tế, trong đó:
- Khu công nghiệp: là khu chuyên sản xuất hành công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều
kiện, trình tự và thủ tục do Chính phủ quy định (khoản 1-Điều 2- Nghị định 29/2008/NĐ-
CP quy định về khu công nghiệp, kkhu chế xuất và khu kinh tế).
- Khu chế xuất: là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định,
được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng như đối với khu công nghiệp
(khoản 2-Điều 2- Nghị định 29/2008/NĐ-CP)
- Khu công nghệ cao: là khu kinh tế -kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác
định, do thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiêm cứu-phát triển và ứng
dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ
cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Trong khu công nghệ cao có thể có
khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở (Khoản 3- Điều 2- Nghị định
99/2003/NĐ-CP về việc ban hành quy chế khu công nghệ cao)
- Khu kinh tế: là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư
và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự, thủ tục do chính phủ quy định. Khu kinh tế được tổ
chức thành các khu chức năng gồm: khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng


khác phù hợp với đặc điểm của tứng khu kinh tế (khoản 4-Điều 2- Nghị định 29/2008).
2. Quy định pháp luật hiện hành về thủ tục đầu tư vào các khu kinh tế đặc
biệt
Với mục đích thu hút đầu tư nói chung và trực tiếp thu hút đầu tư vào các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Ngoài việc tuân theo các quy định
pháp luật về thủ tục đầu tư nói chung của Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn, Nhà
nước còn tạo ra những thuận lợi về thủ tục hành chính thông qua các quy định đơn giản,
theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”.
2.1. Quy định pháp luật hiện hành về thủ tục đầu tư nói chung
2.1.1. Thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong thủ tục đầu tư
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đầu tư là những cơ quan nhà nước quản
lý về đầu tư theo sự phân cấp của Chính phủ, có vai trò tổ chức việc thẩm tra, đăng ký và
cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận đầu tư bao gồm:
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với: Dự án đầu tư
ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Khoản 1 Điều 38
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP); và Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập ban
quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (Khoản 2 Điều 38 Nghị định
số 108/2006/NĐ-CP).
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ đối với các dự án đầu tư này (Khoản 1
Điều 40 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP).
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực
hiện việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Điều 39 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP). Ban quản
lý các khu kinh tế đặc biệt đồng thời cũng là cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu
tư (Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP).
Trên cơ sở quy hoạch đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ
quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh (hoặc các Ban quản lý) làm thủ tục đăng ký đầu tư,
thẩm tra đầu tư, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các thủ tục hành

chính liên quan. Đối với những dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng được
điều kiện về mở cửa thị trường theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên, UBND cấp tỉnh (hoặc các Ban quản lý) chủ trì lấy ý kiến bộ quản lý ngành,
Bộ kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường đầu
tư (Khoản 4, 5, 6 Điều 37 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP)
2.1.2. Thủ tục đầu tư
Theo Luật đầu tư năm 2005, thủ tục đầu tư được quy định khác nhau đối với từng
nhóm dự án đầu tư sau đây: Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư (nhóm 1
và 2), dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư (nhóm 3 và 4) và dự án đầu tư không
phải làm thủ tục đăng ký đầu tư (nhóm 5).
+ Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư: Bao gồm các dự án đầu tư
thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện (1) và các dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư
từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện (2).
Chủ đầu tư phải lập hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thẩm tra. Yêu cầu về hồ sơ thẩm tra đối với từng loại dự án trên là khác nhau, nhìn chung
chứa đựng các thông tin về nhà đầu tư, nội dung dự án đầu tư , ngoài ra còn có các giải
trình kinh tế – kỹ thuật (đối với nhóm 2) hoặc giải trình điều kiện phải đáp ứng (đối với
nhóm 1)- Khoản 1 Điều 45, Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
Sau khi nhận được hồ sơ thẩm tra đầu tư, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm
tra theo các nội dung mà pháp luật quy định phù hợp với từng loại dự án (Điều 45, 46, 47
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP). Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá 30 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp cần thiết thời hạn trên có thể kéo dài hơn nhưng không
quá 45 ngày. Quy trình thẩm tra đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 48 và 49
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
+ Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư: nhóm này gồm các dự án
đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng
Việt Nam (4) và các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng
Việt Nam (3), các dự án này đều không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện.

Để đăng ký đầu tư, các nhà đầu tư phải lập bản đăng ký đầu tư (đối với nhóm 4)
hoặc hồ sơ đăng ký đầu tư (đối với nhóm 3) gửi đến cơ quan có thẩm quyền để cơ quan
này tiếp nhận và xem xét. Nội dung bản đăng ký đầu tư (hồ sơ đăng ký đầu tư) này chứa
đựng các thông tin về nhà đầu tư cũng như nội dung của dự án đầu tư và các kiến nghị ưu
đãi (nếu có)- Điều 43, 44 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư (bản đăng ký đầu tư) hợp lệ, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền sẽ cấp Giấp chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư
trong nước (nếu có yêu cầu).
+ Dự án đầu tư không phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư: nhóm này bao gồm
các dự án đầu tư trong nước có quy mô dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh
mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (1). Theo quy định của pháp luật thì đối với các dự án
này nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
2.2. Quy định pháp luật về thủ tục đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao
Đối với các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp), thủ tục đầu tư có một số quy định áp dụng
riêng. Để triển khai và thực hiện dự án, nhà đầu tư làm các thủ tục tại ban quản lí các khu
công nghệ cấp tỉnh. Đây là cơ quan được phân cấp, ủy quyền quản lí hoạt động đầu tư tại
các khu công nghiệp, từ khâu thẩm định, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư… đến quá
trình thực hiện quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư.
Trên cơ sở sự chấp thuận của thủ tướng chính phủ, Bộ kế hoạch và đầu tư thực
hiện ủy quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho ban quản lí khu công nghiệp cấp tỉnh. Các
ban quản lí khu công nghiệp được ủy quyền được làm thủ tục đăng kí đầu tư điều chỉnh,
thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và làm các thủ tục hành chính khác liên quan. Ví
dụ:Quyết định của Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư số 366/2001/QĐ-BKH ngày 17/7/2001
về việc ủy quyền cho ban quản lý các khu công nghiệp Bình Thuận trong việc hình thành
dự án; cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động các dự án đầu tư
nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Về thủ tục: Điều 39 nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định ban quản lí khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệ cao và khu kinh tế (sau đây gọi là ban quản lí) thực

hiện việc đăng kí đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sau:
1. Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu
kinh tế bao gồm các dự án đầu tư theo điều 37 của nghị định này đã được Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
2. Dự án đẩu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao”
Theo đó thì ban quản lí khu công nghiệp cấp tỉnh thực hiện việc cấp phép đẩu tư
theo quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư mà pháp luật đã quy định phù hợp với nguyên
tắc “một cửa, tại chỗ”. Ban quản lí khu công nghiệp tổ chức thẩm định dự án và quyết
định cấp giấp chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư là các doanh nghiệp chế xuất,
doanh nghiệp khu công nghiệp hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ công nghiệp
đáp ứng được những điều kiện nhất định và được quy định trong văn bản ủy quyền cấp
phép đầu tư.
Đối với các dự án thuộc diện cần thẩm định thì ban quản lí khu công nghiệp là đầu
mối tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm lấy ý kiến của các bộ, ngành trước khi quyết định
cấp giấy chứng nhận đầu tư. Vấn đề này đã được quy định tại khoản 2 điều 40 của nghị
định 108, theo đó thì “cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư: Ban quản lí tiếp nhận hồ sơ
dự án đầu tư được thực hiện trên địa bàn quy định tại điều 39 của nghị định này”
(khoản 2 điều 40 nghị định 108). Đồng thời những quy định tương tự cũng được áp dụng
với ban quản lí khu công nghệ cao.
Đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền thì ban quản lí khu công nghiệp cấp
tỉnh (hoặc ban quản lí khu công nghệ cao, khu kinh tế) tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, làm đầu mối giúp

×