Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

So sánh chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh lào cai việt nam và châu hồng hà tĩnh vân nam trung quốc từ năm 1991 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------

HUANG HE MENG
(HOÀNG HỢP MẠNH)

SO SÁNH CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ VÙNG BIÊN GIỚI TỈNH LÀO CAI VIỆT NAM
VÀ CHÂU HỒNG HÀ TỈNH VÂN NAM TRUNG QUỐC
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Quốc tế học
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60310206

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

HUANG HE MENG
(HOÀNG HỢP MẠNH)

SO SÁNH CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ VÙNG BIÊN GIỚI TỈNH LÀO CAI VIỆT NAM


VÀ CHÂU HỒNG HÀ TỈNH VÂN NAM TRUNG QUỐC
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Quốc tế học
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60310206

Người hướng dẫn khoa học: Ts Hoàng Thế Anh

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “So sánh chính sách giáo dục đối với các
dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh Lào Cai Việt Nam và châu Hồng Hà tỉnh Vân
Nam Trung Quốc từ năm 1991 đến nay” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính
bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của
người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy
tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu,
khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều
được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung
khác trong luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014

i



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thang bảng lương cơ bản các cơ quan Nhà nước Việt nam .................... 30
Bảng 2.2: Khung học phí giáo dục mầm non năm học 2010 – 2011 ....................... 33
Bảng 2.3: Mục hỗ trợ và điều kiện ......................................................................... 34
Bảng 2.4: Các hình thức trợ cấp sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng và đại học ......... 34
Bảng 2.5: Tình hình kinh phí đầu tư giáo dục tỉnh Lào Cai 6 năm gần đây ............ 39
Bảng 2.6: Số học sinh, giáo viên và trường học các cấp tỉnh Lào Cai 2011 ............ 62
Bảng 2.7: Bảng thống kê tình hình kinh phí giáo dục huyện Kim Bình 5 năm qua. 76
Bảng 3.1: Tỉ lệ ngân sách giáo dục Việt Nam trong GDP 2008-2012 ..................... 86
Bảng 3.2: Bảng chi phí giáo dục của Việt Nam 5 năm gần đây (100 triệu đồng) .... 87
Bảng 3.3: Tỉ lệ vốn ODA đầu tư phát triển cho các lĩnh vực tại Việt Nam.............. 91
Bảng 3.4: Tình hình chi kinh phí giáo dục cả nước năm 2011-2012 ....................... 77
Bảng 3.5: Tình hình giáo dục giai đoạn trước tuổi đến trường ba huyện biên giới Châu
Hồng Hà, Trung Quốc năm 2012 ........................................................................... 81

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CĐ-ĐH

Cao đẳng – Đại học

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa


DTTS

Dân tộc thiểu số

GD-ĐT

Giáo dục – Đào tạo

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

ODA

Vốn đầu tư nước ngoai

PCGD

Phổ cập giáo dục

PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

iii


MỤC LỤC

MỤC LỤC ………………………………………………………………………………….1
PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................................3
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Lí do chọn đề bài ........................................................................................................4
Sơ lược về lịch sử nghiên cứu .....................................................................................5
Mục đích của nghiên cứu ............................................................................................8
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................9

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................9
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn............................................................................10
Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn...........................................................10
Bố cục luận văn.........................................................................................................10

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VÙNG
BIÊN GIỚI HAI NƯỚC VIỆT – TRUNG ........................................................................12
1.1. Khái niệm cơ bản ......................................................................................................12
1.1.1. Khái niệm dân tộc thiểu số ............................................................................................ 12
1.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 13
1.2. Mối quan hệ giữa giáo dục và quan hệ quốc tế ..........................................................14
1.2.1. Khái niệm quan hệ quốc tế ............................................................................................ 14
1.2.2. Giáo dục và quan hệ quốc tế ......................................................................................... 15
1.2.3. Quốc tế hóa giáo dục ...................................................................................................... 15
1.2.4. Tính quốc tế của nền giáo dục dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới Việt - Trung16
1.3. Giới thiệu tình hình chung dân tộc thiểu số khu vực biên giới hai nước Việt - Trung .19
1.3.1. Tình hình chung dân tộc thiểu số vùng nội biên giới ở Việt Nam (tỉnh Lào Cai) .. 19
1.3.2. Tình hình chung dân tộc thiểu số vùng nội biên giới Trung Quốc (Châu Hồng Hà, tỉnh
Vân Nam).................................................................................................................................... 20
CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG BIÊN GIỚI HAI
NƯỚC VIỆT - TRUNG VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ..................................................22
2.1. Chính sách giáo dục đối với dân tộc thiểu số ở Việt Nam ..........................................22
2.1.1. Chính sách giáo dục của Nhà nước Việt Nam............................................................. 22
2.1.2. Chính sách giáo dục đối với dân tộc thiểu số của tỉnh Lào Cai ................................ 38
2.2. Chính sách giáo dục đối với dân tộc thiểu số của Trung Quốc ...................................41
2.2.1. Chính sách giáo dục của nhà nước Trung Quốc ......................................................... 41
2.2.2. Chính sách giáo dục dân tộc thiểu số khu vực biên giới châu Hồng Hà Vân Nam 55
2.3. Tình hình thực hiện chính sách giáo dục dân tộc thiểu số khu vực biên giới tỉnh Lào Cai,
1



Việt Nam .........................................................................................................................60
2.3.1. Tình hình giáo dục tỉnh Lào Cai ....................................................................................... 60
2.3.2. Những thành tựu đạt được ................................................................................................. 62
2.3.3. Những hạn chế tồn tại ........................................................................................................ 65
2.3.4. Nguyên nhân……………………………………………………………………………………71

2.4. Tình hình thực hiện chính sách giáo dục vùng dân tộc thiểu số khu vực biên giới Châu
Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. .............................................................................71
2.4.1. Tình hình giáo dục Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam ........................................................ 71
2.4.2 Những thành tựu chủ yếu.................................................................................................... 74
2.4.3. Những hạn chế tồn tại ........................................................................................................ 77
2.4.4. Nguyên nhân……………………………………………………………………………………85

CHƯƠNG III: SO SÁNH VÀ RÚT KINH NGHIỆM TỪ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC DÂN
TỘC THIỂU SỐ VÙNG BIÊN GIỚI HAI NƯỚC VIỆT – TRUNG .................................85
3.1. Những nét tương đồng trong chính sách và thực hiện chính sách giáo dục dân tộc thiểu số
khu vực biên giới 2 nước Việt - Trung ..............................................................................85
3.1.1. Chính sách đầu tư cho giáo dục ........................................................................................ 85
3.1.2. Chính sách hỗ trợ giáo viên ............................................................................................... 88
3.1.3. Chính sách hỗ trợ học sinh ................................................................................................ 89
3.2. Những nét khác biệt trong chính sách và thực hiện chính sách giáo dục dân tộc thiểu số
vùng biên giới Việt – Trung..............................................................................................90
3.2.1. Chính sách đầu tư cho giáo dục ........................................................................................ 90
3.2.2. Chính sách hỗ trợ giáo viên ............................................................................................... 92
3.2.3. Chính sách hỗ trợ học sinh ................................................................................................ 94
3.3. Một số kinh nghiệm rút ra được từ chính sách giáo dục dân tộc thiểu số vùng biên giới Việt
- Trung .............................................................................................................................98
3.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................................................... 99
3.3.2. Kinh nghiệm của Việt Nam ............................................................................................. 102

3.4. Kết luận và kiến nghị .............................................................................................. 104
3.4.1.Tăng cường hợp tác giáo dục vùng biên giới Việt- Trung............................................ 104
3.4.2. Cọi trọng chiến lược và cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong phát triển giáo dục
tại khu vực biên giới Việt – Trung............................................................................................. 105
3.4.3. Tăng cường đầu tư bồi dưỡng nhân tài nâng cao trình độ người dân vùng biên giới ... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 107

2


PHẦN MỞ ĐẦU

Khu vực biên giới Việt – Trung là nơi định cư tập trung của rất nhiều dân tộc thiểu
số, sự phát triển giáo dục tại vùng dân tộc biên giới không chỉ liên quan đến sự phát triển
kinh tế, xã hội nơi đây mà còn ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục cả nước.
Từ những năm 80 của thế kỉ 20 trở lại đây, Đảng và chính phủ Việt Nam nhận thấy
các vấn đề biên giới và hoạt động của các dân tộc đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển kinh tế và ổn định của quốc gia. Đồng thời, trong thời đại kinh tế tri thức, giáo dục
chính là động lực to lớn thúc đẩy kinh tế phát triển. Do đó Đảng, chính phủ, Ủy ban dân
tộc, Bộ tài chính, ngân hàng trung ương và nhiều ban ngành có liên quan đã đưa ra hàng
loạt các chính sách đặc biệt về vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho các dân tộc
thiểu số khu vực biên giới, chú trọng phát triển giáo dục, coi giáo dục là “ quốc sách
hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển kinh tế cho nước nhà”, đồng thời
không ngừng tăng cường đầu tư phát triển giáo dục tại vùng biên giới, nỗ lực cải thiện
nền giáo dục cơ bản và phát triển nguồn nhân lực, lần lượt đưa ra nhiều dự án quan trọng
như: chính sách xóa đói giảm nghèo, phát triển các đề án kinh tế - xã hội đối với vùng
nông thôn đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu vùng xa1, đưa ra các chính sách xây
dựng đất canh tác, trồng trọt, đất ở, nhà ở và các công trình cung cấp nước sinh hoạt cho
đồng bào các dân tộc thiểu số khó khăn2, xây dựng các chương trình xóa đói giảm nghèo
cho 64 huyện khó khăn, nhanh chóng và củng cố các phương châm kiến thiết cho 62

huyện nghèo cấp quốc gia3, đề án phát triển giáo dục cho các dân tộc thiểu số tại vùng
biên giới. Trước mắt, các chính sách này đã mang lại được nhiều kết quả rõ rệt.
Trung Quốc đã liên tiếp đưa ra hàng loạt các chương trình quan trọng như: biên
giới phát triển – nhân dân giàu mạnh, xây dựng và phát triển vùng Tây Bộ, các dự án an
cư, “hai miễn một bổ” 4, “ba miễn phí”5, “bữa ăn dinh dưỡng”, giáo dục tại nơi biên giới.
Đồng thời tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực biên giới, các chính sách và
1

Quyết định số 135/1998/QD-TTG của Thủ tướng Chính Phủ, gọi tắt là “Kế hoạch 135”
Quyết định số 134/1998/QD-TTG của Thủ tướng Chính Phủ, gọi tắt là “Kế hoạch 134”
3
Quyết định số 30A năm 2008 của Chính Phủ Việt Nam
4
Năm 2005, chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách “hai miễn một bổ” , đồng thời thi hành chính sách ở 592 huyện nghèo
trên toàn quốc. Trong đó “hai miễn” là miễn học phí, miễn phí sách giáo khoa, “một bổ” là bổ cấp phí sinh hoạt cho những học
sinh ở kí túc xá.
5
Ba miễn phí: Miễn phí sách, miễn phí đồ dùng học tập, miễn phụ phí trường lớp
2

3


hành động cụ thể này đã cải thiện tình hình vùng biên giới, giúp nền giáo dục nơi đây
giành được nhiều thành tựu đột phá, giúp học sinh của các dân tộc thiểu số từ việc “có
nơi để học” đến có thể “học tập tốt”. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan như
lịch sử, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên nên trình độ phát triển nơi đây vẫn còn yếu kém,
trình độ giáo dục lạc hậu và có sự chênh lệch khá lớn so với miền xuôi.
Qua kết quả của việc thực hiện các chính sách hỗ trợ 134, 135… có thể thấy, Việt
Nam tuy là quốc gia đang phát triển, GDP thấp, nhưng những chính sách được đưa ra và

áp dụng với khu vực vùng biên lại thu được nhiều hiệu quả tích cực, trong đó, các chính
sách cải cách và phát triển giáo dục ở các dân tộc thiểu số cũng gặt hái được vô số thành
công. Trung Quốc cũng rất coi trọng việc phát triển giáo dục, chính phủ Trung Quốc đã
đưa ra rất nhiều chính sách thiết thực đối với vùng biên giới và các dân tộc thiểu số. Tuy
nhiên, dường như sự nỗ lực cùng các chính sách này vẫn chưa toàn diện nên không đạt
hiệu quả cao như các chính sách của Việt Nam, chưa tương xứng với sức mạnh của
Trung Quốc.
Luận văn dựa trên các chính sách giáo dục vùng biên hai nước6 (tỉnh Lào Cai và
châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam) kể từ sau khi bình thường hóa mối quan hệ Việt – Trung.
Nếu so sánh một cách hệ thống về chính sách giáo dục của hai nước về các vấn đề như:
đầu tư kinh phí, phân bố trường điểm, tuyển sinh dạy nghề, xây dựng đội ngũ giáo viên,
miễn giảm học phí, trợ cấp về kinh tế, thực trạng giáo dục, sự thiết thực của các chính
sách và hiệu quả thu được, đồng thời tiến hành phân tích các vần đề còn tồn tại cùng sự
ảnh hưởng của nó, ta thấy hai nước đã có hướng đi nhất định, biết học hỏi những mặt
mạnh của nhau, đồng thời hỗ trợ và bổ sung những khiếm khuyết trong sự nghiệp phát
triển giáo dục cho các dân tộc thiểu số tại vùng biên giới Việt – Trung. Các chính sách
này có ý nghĩa sâu sắc và thiết thực cho sự phát triển giáo dục hai nước sau này.
1. Lí do chọn đề bài
Như chúng ta đều biết, mỗi quốc gia đều coi trọng phát triển giáo dục, coi giao dục
là “quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển kinh tế”. Đặc biệt tại
6

Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới chung trên đất liền dài khoảng 1.350km. Các tỉnh thành Việt Nam có đường biên
giới với Trung Quốc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Các tỉnh thành Trung Quốc
có đường biên giới với Việt Nam là Quảng Tây (Phòng Thành Cảng, Ninh Minh, Bằng Tường, Long Châu, Đại Tân, Tĩnh Tây,
Na Pa), Vân Nam (Phú Ninh, Ma Lật Pha, Mã Quan, Hà Khẩu, Kim Bình, Lục Xuân, Giang Thành). Phạm vi nghiên cứu của
luận văn này là Châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc và tỉnh Lào Cai Việt Nam.
4



biên giới – phát triển giáo dục cho các dân tộc thiểu số vùng biên giới có thể tăng thêm
sự ủng hộ và tín nhiệm của các dân tộc thiểu số nơi đây với chính quyền và nhà nước,
củng cố và đẩy mạnh hơn nữa sự ổn định và phát triển xã hội vùng biên, tạo điều kiện
cho kinh tế, xã hội phát triển, đảm bảo cho việc cải cách đổi mới được tiến hành thuận
lợi.
Ngược lại, khi kinh tế xã hội được phát triển, dân trí tăng lên, sự nghiệp giáo dục sẽ
được quan tâm đầu tư hơn nữa, từ đó toàn xã hội sẽ có trình độ cao, cũng tạo ra một xã
hội hài hòa.
Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc luôn coi sự nghiệp phát triển giáo dục là con
đường quan trọng để giải quyết các vấn đề trong nước, thực hiện phát triển đồng đều
giữa các dân tộc, củng cố sự ổn định và phát triển khu vực biên giới; đồng thời áp dụng
hàng loạt các chính sách để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Tuy nhiên do những
khác biệt về chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội nên các chính sách, quá trình thực hiện
các chính sách và phương pháp cơ bản về giáo dục của hai nước vẫn có sự khác biệt.
Luận văn này tiến hành so sánh một cách hệ thống các chính sách giáo dục vùng biên
giới của Việt Nam và Trung Quốc, với mục đích nhằm nâng cao sự bình đẳng giáo dục
và đa dạng hóa các nghiên cứu của hai nước, đồng thời tổng kết kinh nghiệm, đưa ra các
chính sách liên quan nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục cho các dân tộc thiểu số vùng
biên giới phát triển.

2.

Sơ lược về lịch sử nghiên cứu

Để xã hội phát triển, kinh tế phồn thịnh thì giáo dục phải đi đầu. Sự phát triển kinh tế,
xã hội tại các vùng dân tộc thiểu số cũng như đa số đều không thể tách rời sự phát triển
của giáo dục. Từ những năm 90 của thế kỉ 20 trở lại đây, cùng với việc chính phủ Trung
Quốc chú trọng sự phát triển kinh tế, xã hội vùng biên thì sự nghiệp giáo dục tại vùng
biên giới cũng phát triển một cách nhanh chóng. Trung Quốc đang từng bước mở rộng
và tiến hành nghiên cứu sâu hơn về tình hình giáo dục vùng biên, đã lần lượt cho xuất

bản các cuốn sách như “Giáo dục dân tộc khu vực biên giới Trung Quốc” (Nhà xuất bản
dân tộc Trung Ương, xuấn bản năm 1990), “Nghiên cứu về việc phát triển, ủng hộ các
đối thoại giáo dục vùng biên giới Đông Bộ - Tây Bộ” (Nhà xuất bản đại học sư phạm
5


Quảng Tây, xuất bản năm 2006), “Nghiên cứu các chính sách giáo dục dân tộc cho xã
hội Trung Quốc mới” (Nhà xuất bản khoa học Bắc Kinh, xuất bản năm 2010”, “Quan
tâm giáo dục vùng biên – nghiên cứu phát triển về sự đặc sắc và chất lượng giáo dục
vùng biên giới tỉnh Quảng Tây” (Nhà xuất bản nhân dân, xuất bản năm 2011), “Báo cáo
điều tra các chính sách có liên quan đến khu vực biên giới hai nước Việt – Trung” (Ủy
ban hành chính tôn giáo dân tộc châu Hồng Hà, xuất bản năm 2008)… Các cuốn sách
viết về nhiều phương diện khác nhau, nhưng về cơ bản đều giới thiệu quy luật phát triển
và các đặc điểm của sự nghiệp giáo dục cơ sở vùng biên.
Trong cuốn “Quan tâm giáo dục vùng biên – nghiên cứu phát triển về sự đặc sắc và
chất lượng giáo dục vùng biên giới tỉnh Quảng Tây”, tác giả còn tiến hành so sánh một
cách tổng quát các chính sách giáo dục tại biên giới hai nước Việt Nam và Trung Quốc,
tác giả cho rằng, sự nghiệp giáo dục các dân tộc thiểu số thuộc vùng biên giới Việt Nam
phát triển tương đối toàn diện, chú trọng cải thiện nền giáo dục cơ bản và xây dựng cơ sở
hạ tầng vùng biên, đồng thời cũng hết sức quan tâm đến vấn đề đãi ngộ cho các thầy cô
nơi đây, dọc tuyến đường biên giới Việt – Trung, đãi ngộ của chính phủ Việt Nam dành
cho giáo viên cao hơn so với Trung Quốc. Trong quá trinh xuất bản các cuốn sách, các
bài luận văn cũng lần lượt được công bố, như luận văn “Thực trạng và tương lai của giáo
dục Việt Nam” của Dư Phú Triệu (bước chân Đông Nam Á; tháng 9 năm 2002), “Chính
sách giáo dục Việt Nam trong thời kì đổi mới” của Âu Dĩ Khắc (nghiên cứu giáo dục dân
tộc; tháng 3 năm 2005), “So sánh chính sách giáo dục vùng biên hai nước Việt Trung
dưới góc nhìn giáo dục học” của Lưu Côn và Dư Minh Hoàn (học báo học viện sư phạm
Khúc Tĩnh), “Chính sách thúc đẩy phát triển giáo dục vùng biên và những gợi ý cho
Trung Quốc” của Hoàng Vĩ Sinh (Diễn đàn học thuật, tháng 11 năm 2008), “Các chính
sách về dân tộc vùng biên giới Việt – Trung của Việt nam sau thời kì đổi mới và ảnh

hưởng của nó với Trung Quốc” của Vương Khổng Kính (Nghiên cứu Đông Nam Á;
tháng 4 năm 2007); “Nghiên cứu về các vấn đề phát triển của chính sách giáo dục đối
với các dân tộc thiểu số Trung Quốc mới” của Hứa Khả Phong, “Tình hình thực hiện các
chính sách dân tộc từ sau cải cách đổi mới” của Lí Bích Hoa (Bước chân Đông Nam Á;
tháng 11 năm 2009), “Tình hình phát triển giáo dục của các trường tiểu học, trung học ở
dân tộc Dao của Việt Nam và những gợi ý” của Hồ Mục Quân (“Nghiên cứu giáo dục

6


nước ngoài”, tháng 3 năm 2011).
Ở Việt Nam, Nhà nước luôn đặt sự nghiệp giáo dục và các vấn đề phát triển của các
dân tộc thiểu số lên hàng đầu, đồng thời đây cũng là vấn đề nóng thu hút các chuyên gia
và học giả. Từ năm 1991 trở lại đây, hai nước bình thường hóa mối quan hệ và giành
được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp giáo dục, thúc đẩy kinh tế hai nước phát
triển nhanh chóng, đồng thời, Việt Nam và Trung Quốc đều hết sức coi trọng vấn đề dân
tộc. Vì thế, đông đảo các chuyên gia và học giả Việt nam đã tiến hành so sánh một cách
hệ thống nền giáo dục Việt Nam và Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn Ngữ - Vụ trưởng Vụ
Kế hoạch – Tài chính bộ GD – ĐT trong bài diễn văn “Sự quan tâm của chính Phủ và
quốc hội Việt Nam đối với sự nghiệp Giáo Dục và Đào Tạo” đã trình bày một cách khái
quát những chính sách giáo dục của Việt Nam từ việc tiến hành cải cách giáo dục đến
việc thực hiện chế độ miễn giảm học phí, chế độ học bổng, chế độ đại ngộ giáo viên…,
dùng để nâng cao mức đãi ngộ cho giáo viên, giải quyết cho con em của các gia đình khó
khăn, gia đình dân tộc thiểu số và gia đình thuộc vùng kinh tế khó khăn có công ăn việc
làm, được đi học.
Ngoài ra, Ủy ban giáo dục khoa học Trung Ương Việt Nam cũng cho xuất bản các
cuốn sách mang tính chất nghiên cứu một cách sâu rộng, có hệ thống về tình hình giáo
dục Việt Nam và các chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số như: “Giáo dục Việt
nam thời kì đổi mới: chủ trương, chính sách và đánh giá” (Nhà xuất bản chính trị quốc
gia Việt Nam năm 2002), “Kỉ yếu đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ

nhất” (Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2011), “Thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, y tế
Việt Nam” (Nhà xuất bản chính trị quốc gia Việt nam năm 2010) của phó giáo sư, tiến sĩ
Nguyễn Minh Phương, “Phát triển nguồn tài nguyên nhân lực tại khu vực các dân tộc
thiểu số Việt Nam – những yêu cầu ảnh hưởng đến việc thúc đẩy đất nước công nghiệp
hóa, hiện đại hóa” (Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2012) của tiến sĩ Nguyễn Đăng
Thành, “Phân chia công bằng là cơ sở cho phát triển lâu dài” (Nhà xuất bản chính trị
quốc gia năm 2012) của tiến sĩ Bùi Đại Dũng, hay giáo sư, tiến sĩ Hoàng Chí Bảo chủ
biên cuốn “Đảm bảo sự bình đẳng dân tộc và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc” (Nhà
xuất bản chính trị quốc gia năm 2009), Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Thành Nghĩa chủ biên
cuốn “Đối sách phát triển khu vực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc” (Nhà xuất bản chính

7


trị quốc gia tháng 9 năm 2010) và cuốn “Hiện trạng vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
và đối sách” (Nhà xuất bản chính trị quốc gia).
Các nghiên cứu về chính sách giáo dục cho dân tộc thiểu số cùng biên giới của các
chuyên gia và học giả Việt Nam chủ yếu tập trung vào: thứ nhất là tiến hành phân tích
các văn kiện giáo dục có liên quan đến chế độ của nhà nước Việt Nam, đồng thời phân
tích hiệu quả của việc thực hiện các chính sách và phương hướng phát triển trong tương
lai; thứ hai là giới thiệu các kinh nghiệm và bài học về giáo dục cho các dân tộc thiểu số
của nước ngoài, bên cạnh đó, học hỏi kinh nghiệm của ngước ngoài để tiến hành thảo
luận về các chính sách được áp dụng tại Việt Nam; thứ ba, sau khi các chính sách giáo
dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số được thực hiện đã xuất hiện những mâu thuẫn và
vấn đề cần phải giải quyết và đưa ra các đề xuất.
Thành quả của các nghiên cứu trước đây rất có giá trị, tuy nhiên, việc tiến hành
nghiên cứu đối chiếu các chính sách giáo dục cho dân tộc thiểu số tại vùng biên của hai
nước vẫn chưa thật sâu sắc về cả chiều sâu lẫn chiều rộng, những vẫn đề về sự ảnh
hưởng của việc so sánh các chính sách giáo dục cơ sở của hai nước hay chính sách giáo
dục cao cấp, chính sách giáo dục nghề nghiệp và nhiều chính sách giáo dục khác mang

lại đều cần phải được đưa ra nghiên cứu, thảo luận sâu hơn nữa.

3. Mục đích của nghiên cứu
Các chính sách giáo dục cho dân tộc thiểu số tại vùng biên giới Việt Nam và Trung
Quốc có nhiều điểm giống và khác nhau và có thể trở thành đề tài cho các nghiên cứu đối
chiếu. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu đối chiếu này vẫn chưa toàn diện. Chủ yếu
bàn về chính sách giáo dục cơ sở, chính sách xây dựng tài nguyên sư phạm, chính sách
bồi dưỡng nhân tài của hai nước trên một mức dộ nhất định, đồng thời cũng thảo luận
đến những ảnh hưởng mà các chính sách này mang lại. Tuy các nghiên cứu vẫn còn hạn
chế nhưng không gian nghiên cứu lại vô cùng rộng lớn. Bên cạnh đó, quá trình đối chiếu
cũng phát hiện ra rằng, hiện nay, phương hướng chỉ đạo trong các chính sách giáo dục tại
vùng biên của Trung Quốc tồn tại rất nhiều vấn đề, nhiều chính sách đãi ngộ lạc hậu hơn
so với Việt Nam.
Do đó, tôi quyết định lấy “Nghiên cứu so sánh về các chính sách giáo dục đối với cá
8


dân tộc thiểu số vùng biên giới hai nước Việt Trung” làm tiêu đề cho luận văn thạc sĩ.
Mong rằng cùng những nghiên cứu trước đây, luận văn này có thể đóng góp thêm vào
công trình nghiên cứu về chính sách giáo dục vùng biên, mở rộng hơn nữa các kiến thức
về hai nước Việt Nam, Trung Quốc, đồng thời chung tay xây dựng mối quan hệ giao lưu
văn hóa, hợp tác giáo dục quốc tế và phát triển sự nghiệp giáo dục cho các dân tộc thiểu
số vùng biên giới hai nước Việt – Trung, học hỏi những thành công và kinh nghiệm để
thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển hơn nữa.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chính sách giáo dục và đào tạo là chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước
nhằm bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất, năng lực cho mỗi người dân (cả về tư tưởng,
đạo đức, khoa học, sức khoẻ và nghề nghiệp). Chính sách giáo dục bao gồm các chính
sách về cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến học, chính sách đầu tư….tuy nhiên luận văn

này tập trung nghiên cứu đối chiếu các chính sách giáo dục đối với dân tộc vùng biên
giới Việt Trung, đặc biệt là ba nội dung: các chính sách đầu tư cho giáo dục, các chính
sách hỗ trợ cho giáo viên và các chính sách hỗ trợ cho học sinh.
Về mặt thời gian, thời gian bắt đầu của nghiên cứu này từ năm 1991, sau khi hai
nước Việt Nam – Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Nghiên cứu này chủ yếu tiến
hành so sánh các chính sách và thể chế giáo dục cho các dân tộc thiểu số vùng biên giới
châu Hồng Hà của Trung Quốc và tỉnh Lào Cai của Việt Nam, đồng thời, đối tượng
nghiên cứu bao gồm các dân tộc thiểu số cùng biên giới và chính sách giáo dục.

5.

Phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu so sánh. Những điểm giống và khác nhau trong
các chính sách giáo dục dân tộc thiểu số vùng biên giới hai nước Việt Trung.
Thứ hai, phương pháp điều tra thực địa. Đến thực địa (khu vực biên giới) điều tra 2
lần, thu thập được các tài liệu giáo dục có liên quan.
Thứ ba, phương pháp nghiên cứu tài liệu. Chủ yếu tìm kiếm các tài liệu có liên quan
đến văn hiến, bao gồm các tác phẩm, luận văn, tài liệu báo, kho dữ liệu, thông kê niên
giám, tài liệu trên mạng và nhiều tài liệu nghiên cứu khác; tiến hành phân tích một cách
9


toàn diện, có hệ thống tất cả các tài liệu có liên quan, tìm hiểu khái quát tình hình của các
nghiên cứu cùng loại ở nước ngoài, thu thập những tin tức có giá trị, trong qua trình tham
khảo có đưa ra các ý kiến cá nhân.
Thứ tư, vận dụng các lí luận về dân tộc học, quốc tế học, so sánh chính trị học, chính
trị học địa duyên trong mối quan hệ quốc tế để tiến hành phân tích các số liệu và tư liệu.

6.


Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Nhiệm vụ chủ yếu của luận văn nghiên cứu này là: phân tích chế độ giáo dục và các
chính sách giáo dục hai nước Việt – Trung, chính sách giáo dục các dân tộc thiểu số khu
vực biên giới hai nước Việt – Trung bao gồm tình hình các dân tộc thiểu số và tình hình
giáo dục cho các dân tộc thiểu số. Cuối cùng, tiến hành phân tích đối chiếu dựa trên
nhiều yếu tố như thành phần của chính sách giáo dục dân tộc, hạn chế của các chính sách,
điều kiện giáo dục…, đồng thời thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và sự phồn thịnh của các
dân tộc thiểu số phát triển.
Cống hiến của luận văn: Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước đa dân tộc, xử
lí tốt vấn đề giáo dục dân tộc tại vùng biên giới có lợi cho tinh thần đoàn kết toàn, sự ổn
định biên giới, thúc đẩy kinh tế phát triển và nuôi dưỡng, đào tạo nhân tài.

7.

Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn

Thông qua những nghiên cứu về chính sách giáo dục dân tộc thiểu số vùng biên giới
Việt Trung, ta thấy được những nét khác biệt và tương đồng trong nền giáo dục hai nước,
đồng thời nâng cao nhận thức về giáo dục dân tộc thiểu số vùng biên, từ đó, đưa ra
những đối sách phù hợp với sự phát triển của giáo dục nơi đây, nâng cao tố chất của các
dân tộc thiểu số vùng biên giới một cách toàn diện, đưa sự nghiệp giáo dục vùng biên
của hai nước phát triển nhanh chóng, tích cực và lành mạnh. Từ đó, thúc đầu kinh tế biên
giới phát triển, mang lại sự ấm no, hạnh phúc cho người dân nơi đây.
8. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 3 chương.

10



Chương 1 chủ yếu tiến hành phân tích các nội dung như: các khái niệm nghiên cứu
cơ bản, mối quan hệ giáo dục và quốc tế, tình hình cơ bản của các dân tộc thiểu số vùng
biên giới Việt – Trung.
Chương 2 đặt ra các cơ sở lí luận về chính sách giáo dục dân tộc thiểu số vùng biên
giới Việt Trung, phân tích những chính sách giáo dục của địa phương và quốc gia được
thực hiện tại vùng biên, trên cơ sở đó, tiến hành chứng minh thực tế, trình bày việc thực
hiện các chính sách giáo dục tại biên giới, phân tích vấn đề tồn tại, cuối cùng tiến nghiên
cứu đối chiếu hệ thống giáo dục hai nước.
Chương 3, trên những cơ sở nghiên cứu đó thấy được sự ảnh hưởng tương quan của
các chính sách giáo dục dân tộc thiểu số vùng biên giới Việt nam và Trung Quốc. Từ đó,
hai bên cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc hợp tác và giao lưu giáo dục, tiếp tục đưa ra
những ý kiến và kết luận, củng cố, phát triển giáo dục dân tộc thiểu số vùng biên giới
Việt Nam và Trung Quốc.

11


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở VÙNG BIÊN GIỚI
HAI NƯỚC VIỆT – TRUNG

1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm dân tộc thiểu số
1.1.1.1. Khái niệm dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Căn cứ theo quy định nghị quyết của chính phủ ban hành về công tác dân tộc thiểu
số của Thủ tướng chính phủ7:
1, “ Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2, “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo

điều tra dân số quốc gia.
3, “Dân tộc thiểu số rất ít người” là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.
4, “Vùng dân tộc thiểu số” là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn
định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5, “Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt” là những dân tộc có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí sau:
a) Tỷ lệ hộ nghèo trong thôn, bản chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước.
b) Các chỉ số phát triển về giáo dục đào tạo, sức khoẻ cộng đồng và chất lượng dân số đạt
dưới 30% so với mức trung bình của cả nước.
c) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chất lượng thấp, mới đáp ứng mức tối thiểu phục vụ
đời sống dân cư.

1.1.1.2. Khái niệm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc
Dân tộc thiểu số là chỉ dân tộc nằm ngoài các dân tộc có dân số đông nhất trong một
quốc gia đa dân tộc. Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc, sau khi thành lập nước
7

Điều 4 nghị quyết số 05/ 2011/ NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 1 năm 2011 về công tác dân tộc thiểu số của Chính phủ Việt
Nam
12


Trung Quốc mới năm 1949, thông qua xác định và kiểm duyệt của chính phủ Trung
Ương, Trung Quốc có tổng cộng 56 dân tộc, ngoài dân tộc Hán ra, 55 dân tộc còn lại đều
được coi là “ Dân tộc thiểu số”.
Dân tộc thiểu số dưới sự bảo lãnh của hiến pháp và pháp luật quốc gia, được trao
quyền lợi và bảo hộ đặc biệt về các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị. Như khu dân tộc
tự trị, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, tự do sử dụng và phát triển văn tự ngôn ngữ dân
tộc, giúp đỡ các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế văn hóa, tôn trọng phong tục tập quán
và tự do tín ngưỡng tôn giáo của các vùng dân tộc thiểu số, v v... Tính đến cuối năm 2008,

cả nước đã thành lập tổng cộng 155 khu dân tộc tự trị, bao gồm 5 khu tự trị, 30 châu tự trị,
120 huyện tự trị. Theo điều tra dân số toàn quốc lần thứ 5 năm 2000, trong số 55 dân tộc
thiểu số, có tới 44 nơi thành lập khu tự trị, lượng dân số khu vực dân tộc thiểu số thuộc
thực thi khu vực tự trị chiếm tới 71% tổng dân số ở các khu vực dân tộc thiểu số, diện
tích các khu tự trị này chiếm tới 64% tổng diện tích đất cả nước, ngoài ra, Trung Quốc
cũng thành lập hơn 1100 các xã dân tộc8.

1.1.1.3. Phân biệt vùng dân tộc trọng điểm Việt Nam và Châu tự trị dân tộc
Trung Quốc
Theo Điều 4 nghị quyết số 05/ 2011/ NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 1 năm 2011 về
công tác dân tộc thiểu số của Chính phủ Việt Nam, vùng dân tộc trọng điểm của Việt
Nam bao gồm khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam Bộ. Trong đó khu vực Tây
Bắc Việt Nam bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Lào
Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang và tỉnh Thanh Hóa và một
vài vùng nông thôn ở phía Tây.
Châu tự trị ở Trung Quốc là các đơn vị hành chính cấp địa khu (thấp hơn tỉnh, lớn
hơn huyện) nơi mà các sắc tộc thiểu số ở Trung Quốc được hưởng những quyền tự trị
nhất định. Hiện Trung Quốc có 30 châu tự trị như vậy nằm trong 9 tỉnh và khu tự trị.
Luận văn này sẽ tiến hành nghiên cứu so sánh tỉnh Lào Cai Việt Nam thuộc vùng
dân tộc thiểu số trọng điểm khu vực Tây Bắc và châu tự trị dân tộc thiểu số Hồng Hà

8

Theo thông tin từ văn phòng Quốc Vụ Viện Trung Quốc. Các dân tộc cùng các chính sách dân tộc Trung Quốc cùng phát triển
phồn vinh [M]. Bắc Kinh: Nhà xuất bản nhân dân, 2009 23- 52
13


thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.


1.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực biên giới quốc gia là bộ phận của lãnh thổ quốc gia tiếp giáp biên giới quốc
gia. Điều 8 Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quy định:
- Phạm vi khu vực biên giới trên đất liền tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết
địa giới hành chính của xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp
với biên giới quốc gia trên đất liền…
- Danh sách các xã, phường, thị trấn ở khu vực biên giới trên đất liền, khu vực biên giới
trên biển được quy định tại các nghị định của Chính phủ ban hành quy chế khu vực biên
giới; trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính của các xã, phường, thị trấn ở khu
vực biên giới thì sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Trung Quốc Việt Nam hai nước núi liên núi, sông liền sông, phong tục tập quán gần
gũi có nhiều nét tương đồng, biên giới lục địa dài hơn 1300km. Khu vực tự trị dân tộc
Choang Quảng Tây và Vân Nam giáp với 7 tỉnh của Việt Nam : Lào Cai, Lai Châu, Hà
Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Tỉnh Vân Nam giáp với Lào
Cai, Lai Châu, Hà Giang và Điện Biên.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn này sẽ giới hạn trong khu vực biên giới thuộc tỉnh
Lào Cai, Việt Nam và khu vực biên giới thuộc châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc.

1.2. Mối quan hệ giữa giáo dục và quan hệ quốc tế
1.2.1. Khái niệm quan hệ quốc tế
Quan hệ quốc tế9 là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, chính trị, tư tưởng, luật
pháp, ngoại giao, quân sự giữa những quốc gia và hệ thống quốc gia với nhau, giữa các
giai cấp chính, các lực lượng tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị chủ yếu hoạt động trên
9

Quan hệ quốc tế (International relations) là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa
các nước thông qua những hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ (IGO), tổ chức phi chính phủ (NGO),

và các công ty đa quốc gia
14


trường quốc tế10. Cùng với sự phát triển chính trị quốc tế và lí luận quan hệ quốc tế, thì
quan hệ văn hóa quốc tế đã độc lập trở thành “ trụ cột thứ tư” sau mối quan hệ quốc tế
chuyển tiếp chính trị, kinh tế, quân sự, chính trị học quốc tế đã trở thành “ lực lượng văn
hóa” .

1.2.2. Giáo dục và quan hệ quốc tế
Giáo dục và quan hệ quốc tế, nghĩa là chỉ mối quan hệ tương tác, gắn bó mật thiết
giữa nền giáo dục của một quốc gia có chủ quyền với sự tồn tại của chính trị, kinh tế và
văn hóa. Một mặt, quan hệ quốc tế có ảnh hưởng lâu bền, sâu sắc tới độ rộng và độ sâu
của sự phát triển giáo dục quốc tế của nước nhà, một mặt khác, sự phát triển giáo dục
quốc tế của một nước là một bộ phận của quan hệ quốc tế, tóm lại là phản ánh và phục vụ
cho lợi ích quốc gia, lợi ích quốc gia của các nước là nhân tố căn bản của quan hệ quốc tế
quyết định nền giáo dục, nó là một góc nhìn của sự quan sát và nhận thức quan hệ quốc
tế.
Do đặc trưng mang tính ổn định, tính quy phạm của giáo dục, mà do đó thông qua sự
giao lưu, mở rộng và hợp tác trong giáo dục quốc tế là một phương thức cơ bản để làm
cho nền văn hóa của một nước được kéo dài. Luôn luôn trở thành một trong những thành
phần chủ chốt của quốc gia trong nhiệm vụ đối ngoại văn hóa, đồng thời cũng vì sự phát
triển của đất nước mà quan hệ quốc tế sẽ phát huy một vai trò to lớn.

1.2.3. Quốc tế hóa giáo dục
Cùng với sự phát triển kĩ thuật của công nghệ mạng, thường xuyên giao lưu học hỏi
lẫn nhau của nên văn hóa đa nguyên, dưới sự phát triển của nền toàn cầu hóa mới, đã
khiến cho sự hợp tác và giao lưu giáo dục giữa các quốc gia đã từng bước lớn mạnh.
Muốn cho nền giáo dục các nước phát triển nhất thiết phải gia nhập vào hệ thống thế giới
để tìm ra bước phát triển nhanh nhất, quốc tế hóa giáo dục đã trở thành lựa chọn tất yếu

cho sự phát triển giáo dục các nước.
Bất kì một nền giáo dục nào nếu muốn tồn tại trong môi trường toàn cầu hóa thì nhất
thiết phải gia nhập vào sự phát triển giáo dục quốc tế thế giới. Chiến lược phát triển toàn
10

Quan hệ quốc tế sau CTTG II. Nxb CTQG, 1962, tr.26
15


bộ thực hành vận động nền giáo dục này trong hệ thống thế giới đã trở thành một phạm
vi, mức độ ảnh hưởng tới nền giáo dục một nước ra ngoài thế giới. Cơ cấu của hệ thống
thế giới cũng sẽ phát huy tác dụng, sự phát triển hợp tác và giao lưu giữa những nền giáo
dục của các quốc gia với nhau cũng sẽ làm xuất hiện khoảng cách chênh lệch lớn và sự
không đồng đều trong phát triển, từ đó hình thành nên những mô hình phát triển khác
nhau trong công cuộc quốc tế hóa giáo dục.

1.2.4. Tính quốc tế của nền giáo dục dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới Việt
- Trung
1.2.4.1. Các khu vực liền kề với các nước làng giềng
Ở luận văn này, giáo dục dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới hai nước Việt - Trung
là chỉ nền giáo dục ở các khu vực gần địa phận Châu Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc
và khu vực tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Các địa phận liền kề với các nước láng giềng này
chính là điều kiện địa lí chủ yếu để tạo nên tính quốc tế cho nên giáo dục dân tộc thiểu số
vùng biên giới.
Châu Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc tiếp giáp với tỉnh Lào Cai, Việt Nam, huyện
Mường Khương, huyện Bát Xát, Châu Hồng Hà trở thành nơi tập trung của các dân tộc
thiểu số, huyện Mường khương, huyện Bát Xát là 2 trong số 6211 huyện khó khăn của
Việt Nam thuộc vào đường biên giới của khu vực tập trung dân tộc thiểu số. Tỉnh Lào
Cai, Việt Nam và Châu Hồng Hà Trung Quốc sông núi liền kề, đất đai tiếp giáp, đường
xá tương thông, đã trở thành điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi cho giao lưu kinh tế mậu

dịch, văn hóa giáo dục của hai nước.

1.2.4.2. Quan hệ các tộc người xuyên biên giới Việt – Trung
Những năm gần đây, giới nghiên cứu dân tộc học hai nước đều thể hiện sự quan tâm
của mình đối với vấn đề quan trọng này, thậm chí có thể coi đó là vấn đề mấu chốt của
tính hiện đại trong nghiên cứu. Chúng ta đều biết các tác phẩm có giá trị gần đây của
phía học giả Trung Quốc như Fan Hong Gui (1999 - 2005), Chou Jian Xin (2001), Lou
Xian You (2009)…Phía các học giả Việt Nam là những công trình của Viện Dân tộc học,
11

Theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
16


của các trường đại học, trong đó đặc biệt là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Dù có những điểm khác nhau, nhưng cái nhìn của họ đều nhấn mạnh rằng, các dân
tộc thiểu số vùng biên giới Việt – Trung có một “thuộc tính lịch sử” là các “dân tộc vùng
biên giới”. Điều quan trọng là phần lớn các dân tộc thiểu số của cả hai nước đều có
những mối quan hệ khá sâu sắc về lịch sử, văn hóa (kể cả nguồn gốc tộc người). Khi nói
đến người Zhuang vùng biên giới Quảng Tây Trung Quốc, đều có thể nghĩ ngay đến
những anh em đồng tộc là người Tày, Nùng ở Việt Nam và ngược lại.
Hiện nay, chúng ta đã có thể có một danh mục các tộc người xuyên biên giới Việt –
Trung, chẳng hạn theo tiêu chí phân loại các nhóm ngôn ngữ và nhóm tộc người như sau:
Với 6 nhóm ngôn ngữ chủ yếu như Mon – Khmer, người ta có thể tìm thấy mối liên hệ
tộc người xuyên biên giới của người Kinh (Việt Nam) với người Jing (Trung Quốc) hoặc
người Khmu (Việt Nam) với nhóm Kemu (Trung Quốc). Tương tự như vậy, với nhóm
ngôn ngữ Hmong – Yao là người Hmong (Việt Nam) với người Miao (Trung Quốc),
Dao (Việt Nam) với Yao (Trung Quốc); với nhóm Tạng Miến là người Hà Nhì (Việt
Nam) với người Hani (Trung Quốc); nhóm Tày Thái là người Tày, Nùng (Việt Nam) với

người Zhuang (Trung Quốc) hoặc người Thái (Việt Nam) với người Dai (Trung
Quốc)…
Mặc dù quan điểm về đường biên giới quốc gia có thể rất khác nhau nhưng chúng ta
vẫn có thể nói rằng, đường biên giới quốc gia, trước hết là một khái niệm chính trị, nhà
nước, thậm chí là chủ quyền của dân tộc, lại thường không trùng khít với biên giới văn
hóa và tộc người. Và các tộc người xuyên quốc gia bất cứ trong hoàn cảnh nào vẫn chia
sẻ gìn giữ nhiều đặc điểm tương đồng và không ít những khác biệt, tạo nên tính đa dạng
sinh động về văn hóa tộc người khu vực biên giới.

1.2.4.3.Giao thoa văn hóa giáo dục
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, “Giao thoa văn hóa” là khái niệm chỉ sự “móc
ngoặc”, “móc nối” giữa hai hay nhiều nền văn hóa, để chuyển biến nền văn hóa bản địa
do sự tương tác giữa hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Giao lưu văn hoá là nhu cầu tất
yếu và tồn tại khách quan trong đời sống các tộc người, ở mọi khu vực và mọi quốc gia.
17


Khi nói đến giao lưu văn hoá các tộc người ở vùng biên giới không thể không nói đến sự
tác động từ vạch phân biên giới được xác định bởi ý chí và chủ quyền quốc gia nhưng
một mặt khác sự giao lưu văn hoá tộc người lại là sự giao lưu vượt qua biên giới hay
“ phi biên giới’’, xuyên biên giới.
Giáo dục chính là một phần của giao lưu văn hóa, đồng thời là phương tiện kết nối,
là con đường quan trọng để giao lưu văn hóa quốc tế. Giao lưu văn hóa quốc tế giờ đây
đã trở thành thước đo mức độ phát triển giáo dục của mỗi quốc gia. Bởi vậy giao lưu
giáo dục là một phần quan trọng không thể thiếu trong giao lưu văn hóa quốc tê. Tính
đến cuối tháng 8 năm 2013, đã có hơn 13500 lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc, và
khoảng 3500 lưu học sinh Trung Quốc tại Việt Nam12.
Tại các thành phố biên giới, của khẩu, giao lưu văn hóa giáo dục Việt – Trung phát
triển mạnh mẽ, hai bên cùng xây dựng các giáo trình tiếng Hán và tiếng Việt, cùng tổ
chức các hoạt động giao lưu định kì, tổng kết các hoạt động dạy và học, tình hình quốc tế,

giáo dục… từ đó đưa ra các biện pháp tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục,
cùng học hỏi các kinh nghiệm của hai bên. Giao lưu văn hóa giáo dục có thể thúc đẩy sự
hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt tình hữu nghị hai bên.

1.2.4.4. Ảnh hưởng lẫn nhau trong văn hóa giáo dục
Cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật, sự giao lưu giữa quốc tế càng ngày càng
thuận tiện, đặc biệt là sự mở rộng về mạng Internet quốc tế, khiến cho giao lưu thông tin
càng nhanh nhạy hơn, thu hẹp khoảng cách thế giới lại, mỗi một đất nước, mỗi mục cải
cách giáo dục cũng sẽ nhanh chóng được lan nhanh ra khắp thế giới. Biên giới là khu
vực nhạy cảm của mỗi quốc gia, mọi hoạt động ở biên giới luôn có ảnh hưởng ít nhiều
đến kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác, dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể
thiếu của một đất nước. Họ góp phần làm đa dạng hóa bản sắc dân tộc, có một bộ phận
còn góp phần phát triển đất nước. Tuy nhiên đa phần khu vực dân tộc thiểu số đặc biệt là
dân tộc thiểu số vùng biên giới vẫn còn lạc hậu và khó khăn, chính vì vậy, chính sách
giáo dục dân tộc thiểu số khu vực biên giới luôn được nhà nước coi trọng và có một ảnh
12

Thông tấn xã Việt Nam: Trích Phát biểu “Thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện” trong chuyến thăm Trung
Quốc của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
18


hưởng nhất định đến tình hình giáo dục chung.

1.3. Giới thiệu tình hình chung dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới hai nước
Việt - Trung
1.3.1. Tình hình chung dân tộc thiểu số tại vùng nội biên giới ở Việt Nam (tỉnh
Lào Cai)
1.3.1.1. Tình hình chung ở tỉnh Lào Cai
Tỉnh Lào Cai thuộc khu vực vùng núi Bắc Bộ Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Hà

Giang, Việt Nam, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái và Sơn La, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu,
phía Bắc giáp với huyện tự trị dân tộc Dao tại Hà Khẩu tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, có
đường biên giới với tỉnh Vân Nam khoảng 203.5km. Diện tích tỉnh Lào Cai là
6383.89km2, tỉnh Lào Cai được chia thành thành phố Lào Cai và 8 huyện Bát Xát,
Mường Khương, Xi Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo An, Sapa và Văn Bàn13. Toàn tỉnh
có 164 làng và thị trấn, trong đó có 138 làng và thị trấn thuộc vùng núi xa, làng thị trấn
biên giới. Tỉnh Lào Cai coi nông nghiệp, ngư nghiệp cùng các ngành kinh tế truyền
thống khác làm chủ đạo, đồng thời tích cực phát triển công nghiệp, du lịch, xuất nhập
khẩu sản xuất mậu dịch.
Dựa theo điều kiện kinh tế phân ra thành 3 khu vực, khu vực 1 thuộc khu vực đồng
bằng, giao thông thuận lợi, dịch vụ xã hội thuận tiện, có điều kiện tự chủ phát triển kinh
tế xã hội, liền kề với các thành phố, các làng và thị trấn đều là trung tâm của huyện; khu
vực 2 là các thị trấn, xã có khó khăn về phát triển kinh tế xã hội, điều kiện địa lý khá xa
xôi, tình trạng giao thông khá khó khăn, dịch vụ xã hội về cơ bản tạm ổn; khu vực 3 là
bao gồm các xã, thị trấn có nên kinh tế xã hội phát triển đặc biệt khó khăn, thuộc các khu
vực vùng sâu vùng xa, giao thông vô cùng khó khăn, dịch vụ xã hội thì có hạn. Tính đến
tháng 9 năm 2011, dân số tỉnh Lào Cai là 637.520 người, trong đó nam giới là 320.756
người, nữ giới là 316.764 người, số dân thành thị là 143.120 người, số dân nông thôn là
494.400 người14.

13
14

Báo điện tử tỉnh Lào Cai laocaigov.vn
Theo niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2012
19


1.3.1.2. Tình hình chung về dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai
Việt Nam có tổng cộng 54 dân tộc, trong đó có hơn một nửa là tập trung sống tại tỉnh

Lào Cai. Ở đây có 27 dân tộc, trong đó có 26 dân tộc là thuộc dân tộc thiểu số, chiếm tỉ
lệ là 66.87% so với dân số của toàn tỉnh15. Năm 2010 dân tộc Kinh có 194666 người, Hơ
– Mông ( dân tộc Mèo) có 122825 người, dân tộc Tày có 82516 người, Thái có 1061
người, Dao có 72543 người, Giáy 24360 người, Nùng 23156 người, Phù Lá 6763 người,
Dân tộc Hà Nhì có 3099 người, dân tộc Lào 2134 người, Kháng 1691 người, La ha 1572
người, dân tộc Mường 1263 người, dân tộc Bố Y 1148 người, dân tộc Hoa 770 người,
La-chí 446 người, cùng 11 dân tộc thiểu số khác mà chỉ có từ 70 người trở xuống bao
gồm: dân tộc Sán Chay, Sán Dìu, Khơ-Me, Lô Lô,Giẻ-triêng, Gia Lai, Chăm16.

1.3.2. Tình hình chung về dân tộc thiểu số ở vùng nội biên giới Trung Quốc
( Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam)
1.3.2.1. Tình hình chung khu vực biên giới Châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam
Châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc thuộc khu vực Đông Nam Bộ tỉnh Vân
Nam, Phía Bắc tiếp Côn Minh, Phía Đông tiếp Văn Sơn, Phía Tây giáp Ngọc Khê, Phía
Nam tiếp giáp với Việt Nam. Châu Hồng Hà là một trong những Châu dân tộc lớn và là
châu dân tộc thiểu số tự trị ở biên giới nơi tập trung sinh sống của rất nhiều dân tộc, trong
đó có dân tộc Hà Nhì, dân tộc Di làm chủ thể. Có 10 dân tộc thiểu số cư trú nhiều đời ở
đây17, năm 2011 tồng dân số Châu Hồng Hà là 4.435.723 người, trong đó dân tộc thiểu
số có 2.638.896 người, chiếm 59,49 % tổng dân số toàn Châu. Châu có ba huyện Kim
Bình, Hà Khẩu và Lục Xuân tiếp giáp với tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu của Việt Nam,
với đường biên giới dài khoảng 848km, xây dựng phân biệt 2 của khẩu cấp quốc gia và 2
cửa khẩu cấp tỉnh. Ba huyện này của Châu Hồng Hà có tổng dân số là 688,7 nghìn người,
đều là khu vực có nền kinh tế phát triển khác lạc hậu. Năm 2011 huyện Hà Khẩu có bình
quân GDP/ người là 21.526 tệ, huyện Kim Bình là 6.176 tệ, Lục Xuân là 6.249 tệ18.

1.3.2.2. Tình hình chung dân tộc thiểu số Châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam
15
16
17
18


Công tác cán bộ dân tộc thiểu số ở Lào Cai
Niên giám thông kê tỉnh Lào Cai 2011
Theo baidu giới thiệu “Châu Hồng Hà”
Báo cáo công tác thường niên châu Hồng Hà năm 2012
20


×