Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.93 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT
NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991
ĐẾN NAY
2.1. Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc tới quan hệ
thương mại Việt- Trung
- Đối với Việt Nam, ACFTA không chỉ tăng cường hợp tác kinh tế hai bên
trên nhiều lĩnh vực hiện có, mà còn mang một ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy
mở rộng mậu dịch và đầu tư giữa hai bên. ACFTA thành lập đã làm cho quan hệ
thương mại của ASEAN và Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Trung Quốc đã trở thành bạn hàng quan trọng với các nước trong khu vực,
ngược lại với một thị trường tài nguyên phong phú, ASEAN trở thành thị trường
tiềm năng cho các mặt hàng của Trung Quốc.
- Trong bối cảnh hợp tác khu vực như vậy, quan hệ kinh tế và thương mại
giữa Việt Nam- Trung Quốc cũng không nằm ngoài xu thế hợp tác đó. Hiện nay
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc vừa là
nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Việt Nam lại vừa là nước nhập khẩu
hàng hoá lớn thứ 3 của thị trường Việt Nam. Điều đó đã được minh chứng bằng
các số liêu phản ánh kim ngạch xuất khẩu của hai nước. Theo đó, các nhà hoạch
định chính sách của hai nước đều đưa ra một viễn cảnh tốt cho quan hệ thương
mại của hai nước mà điều đó được tạo ra do nền tảng quan hệ truyền thống cộng
với những lợi thế mà ACFTA mang lại.
- Nhìn chung, quan hệ thương mại của Việt Nam và Trung Quốc trong
khuôn khổ ACFTA mang đến cho thương mại hai nước cơ hội làm ăn mới. Về
phía Việt Nam, thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn, đa dạng, nhu cầu
về hàng hoá phong phú, sức tiêu dùng cao. Theo những cam kết của ACFTA,
vào năm 2010, đa số các hàng hoá xuất khẩu vào Trung Quốc với thuế suất là
0%, điều đó mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam.Với hàng hoá nông, lâm,
thuỷ, hải sản là các hàng hoá mà Việt Nam có lợi thế so sánh thì đây là một “ cơ
hội vàng” của Việt Nam.
- Về phía Trung Quốc, hiện nay được coi là công xưởng của thế giới, có
thế mạnh về nhiều ngành công nghiệp. Do đó, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt


Nam chủ yếu là hàng tiêu dùng điện tử, máy móc, phân bón, thiết bị đồng bộ…
Sau khi tham gia ACFTA, các bên đều giảm hàng rào thuế quan xuống, hàng
hoá xuất khẩu qua biên giới hai nước Việt- Trung tăng lên nhanh chóng. Các
hàng hoá của Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn.
Trong khi đó những mặt hàng có giá trị đã qua chế biến như hàng tiêu dùng,
điện tử, máy móc của Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Trong hoàn cảnh đó, nếu như các doanh nghiệp của Việt Nam không học hỏi
được những kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại và nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình thì trong tương lai tình trạng nhập siêu của Việt Nam sẽ
ngày càng tăng.
- Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại về hàng hóa của ASEAN- Trung
Quốc có hiệu lực vào tháng 7 năm 2005 đã có nhiều tác động tới quan hệ
thương mại của Việt Nam và Trung Quốc, chẳng hạn như, khi mà thực hiện cam
kết cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định mậu dịch tự do với số dòng
thuế trên 20% chiếm gần 29,9% biểu thuế; từ 11- 20% chiếm 32,8%; dưới
10%chiếm 37,1% và lộ trình cắt giảm thuế quan này diễn ra chỉ trong vòng 5
năm, mức thuế suất tối đa áp dụng cho hàng hóa của các nước thuộc ASEAN là
0%. Đây là một cơ hội rất lớn cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập vào thị
trường Trung Quốc.
- Một điều rất quan trọng trong Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn
diện ASEAN- Trung Quốc ký vào 11/2002 là cam kết về chương trình Thu
hoạch sớm. Theo cam kết này, Trung Quốc đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với
các sản phẩm nông sản và thủy sản của các nước ASEAN, trong đó có Việt
Nam. Đó là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa của mình sang thị trường này. Bởi lẽ, khi phân tích nội dung của
EHP, ta thấy chương trình này có nhiều quy định cụ thể rất thuận lợi cho cơ cấu
hàng hóa mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Cụ thể như:
+ Một thực tế cho thấy, Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng,
trong những năm gần đây, nước này đã nhập khẩu của Việt Nam trên 1 tỷ USD
rau quả nhiệt đới và 2,1 tỷ USD thủy sản. Nhu cầu của Trung Quốc về những

mặt hàng này ngày càng gia tăng. Mặt khác Trung Quốc là một thị trường khá
dễ tính, mức độ đòi hỏi về chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm
không khắt khe như một số nước khác. Tuy vậy, thị phần hàng nông sản và thủy
sản của Việt Nam tại Trung Quốc là chưa lớn nên với chương trình EHP, thì Việt
Nam càng nhận thấy rõ đây là một thị trương tiềm năng của mình.
+ Không chỉ vậy, những mặt hàng mà tham gia EHP đều là mặt hàng mà
Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang Trung Quốc và còn có thể được hưởng lợi
ích ngay khi tham gia chương trình này. Theo như cam kết, 536 mặt hàng mà
Trung Quốc tham gia EHP, thì hầu hết là các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế
xuất khẩu sang Trung Quốc. So với trước khi có chương trình này, hầu hết các
mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đều chịu mức thuế suất bình
quân khá cao (gần 20%), nhưng khi thực hiện EHP thì ngay năm đầu tiên, tức
năm 2004 thì mức thuế suất cao nhất chỉ còn 10%, sau đó tiếp tục giảm còn 5%
vào năm 2005 và còn 0% vào năm 2006. Đây là một mức thuế suất cực kỳ hấp
dẫn vì nó còn thấp hơn nhiều mức thuế mà Trung Quốc cam kết đối với các
thành viên của WTO.
+ Với vị trí địa lý gần gũi như vậy, việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung
Quốc đã giúp Việt Nam giảm được nhiều chi phí vận chuyển, thời gian, bảo
quản xuất khẩu các mặt hàng như nông sản và thủy sản. Đây cũng là một nhân
tố tích cực mở ra cơ hội làm ăn cho Việt Nam.
Như vậy, ACFTA đã mang lại cho cả Việt Nam- Trung Quốc một sự hợp
tác bền vững, phát triển tốt đẹp. Từ khuôn khổ ACFTA, để biến những cơ hội
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc thành hiện thực thì Chính
phủ cũng như các doanh nghiệp của Việt Nam cần có những chiến lược phát
triển kinh tế phù hợp cho từng giai đoạn, tình hình cụ thể.
2.2. Tác động của việc gia nhập WTO đối với Trung Quốc và Việt Nam
2.2.1. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới Việt Nam
- Trải qua 15 năm cố gắng, ngày 11/1/2001 Trung Quốc đã bước được
vào cánh cửa lớn của sân chơi thương mại quốc tế WTO. Là nước láng giềng
gần gũi của Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông. Hai nước có chung đường

biên giới trên đất liền dài khoảng 1350 km cùng nhiều cửa khẩu và đường mòn
qua lại. Vì thế mỗi một biến động hay thay đổi của Trung Quốc đều có ảnh
hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
- Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ được hưởng những quyền lợi và
phải thực hiện những nghĩa vụ mà WTO yêu cầu. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh
hưởng tới quan hệ kinh tế- thương mại Việt- Trung. Song trong phạm vi giới hạn
nghiên cứu, chúng ta chỉ xem xét tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO
tới Việt Nam trong quan hệ thương mại theo hướng xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam sang Trung Quốc bị ảnh hưởng như thế nào mà thôi. Về cơ cấu hàng hoá
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hiện có tới hơn 100 mặt hàng chính bao
gồm: nguyên liệu (than đá, dầu thô, quặng sắt, cromit, dược liệu, cao su thiên
nhiên, các loại tinh dầu…); lương thực, nông sản, động vật nuôi, thuỷ hải sản
tươi sống, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng. Trong đó 3 mặt hàng chính là dầu thô,
hải sản, hoa quả, cả ba mặt hàng này ngày càng tăng cả về khối lượng lẫn giá trị.
Bên cạnh đó, khi Trung Quốc gia nhập WTO khả năng tăng cường xuất khẩu
các mặt hàng trên của Việt Nam là rất lớn. Bởi lẽ, khi đó Trung Quốc phải mở
cửa thị trường nông sản theo hệ thống hạn ngạch đạt từ 3-5% mức tiêu thụ trong
nước, giảm thuế nhập khẩu nông sản xuống còn bình quân là 20% và sau 3 năm
còn 14,5%. Trong bối cảnh này, Việt Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế nhất
do tăng được thị phần nông sản và nguyên liệu thô trên thị trường Trung Quốc.
Như vậy, loại trừ những mặt tác động tiêu cực mà khi Trung Quốc gia nhập
WTO đem đến cho Việt Nam thì sự kiện này còn mở ra một con đường mới,
một hướng đi mới đầy triển vọng cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam.
- Tuy nhiên, Trung Quốc gia nhập cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Vì kể từ khi gia nhập WTO, các quy định về
hàng hóa nhập khẩu nói chung của nước này ngày càng chặt chẽ hơn trước. Sau
khi gia nhập WTO, việc quản lý chất lượng hàng hóa- dịch vụ của Trung Quốc
đều tuân theo các tiêu chuẩn của WTO như các biện pháp vệ sinh an toàn hàng
nông sản, thủy sản. Do đó, hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang nước này

phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn, yêu cầu ngày càng cao hơn. Thêm vào đó,
mức sống của người dân Trung Quốc ngày một nâng cao, kéo theo xu hướng
tiêu dùng của họ thay đổi, thay vì dùng hàng hóa rẻ, chất lượng thấp, nay họ đã
chuyển sang dùng các sản phẩm an toàn cao.
- Vậy thì đứng về phía Trung Quốc, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức
của WTO, Trung Quốc có phải chịu một ảnh hưởng nào không? Nếu chỉ xét riêng
đến hoạt động thương mại của hai nước thì ảnh hưởng đó là gì?
2.2.2. Tác động của Việt Nam khi gia nhập WTO tới Trung Quốc
- Do Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO cho nên quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới về cơ bản sẽ tuân
thủ theo các nguyên tắc và quy định của WTO. Những quy định này sẽ có ảnh
hưởng trực tiếp đến các quyết định hợp tác thương mại và kinh tế giữa hai nước
nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại nông sản.Việt Nam gia nhập
WTO sẽ tạo ra cơ hội và viễn cảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp Trung Quốc
Hộp 2:Trích dẫn theo Bài của Lý Thái Sinh, Giảng viên Học viện kỹ thuật
dạy nghề Nam Ninh Trung Quốc, đăng trên tạp chí "Dọc ngang Đông Nam
Á" số mới đây như sau:
Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150
của WTO. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đã hòa nhập thực sự vào hệ thống mậu
dịch thế giới một cách rộng rãi, sâu sắc và toàn diện. Việt Nam là một quốc gia
vốn nghèo nàn, lạc hậu, vậy mà trải qua 20 năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng
GDP của Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và chỉ đứng sau Trung Quốc, nhanh
chóng trở thành một thế lực mới không thể coi thường ở châu Á. Hiện nay,
Trung Quốc là đối tác mậu dịch lớn nhất của Việt Nam. Việc Việt Nam gia nhập
WTO đã đem lại cơ hội và viễn cảnh phát triển tốt đẹp cho mối quan hệ thương
mại lâu dài giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc.
- Điều đáng nói ở đây là khi Việt Nam gia nhập WTO đã trở thành cơ hội làm
ăn tốt đối với các doanh nghiệp Trung Quốc

+ Sự bù đắp lẫn nhau về ưu thế giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc rất rõ

ràng. Mấy năm trở lại đây, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có tốc độ kinh tế
phát triển nhanh nhất, đến nay hai nước đều là thành viên chính thức của WTO, có
thể tăng cường hợp tác mậu dịch theo các quy tắc của WTO. Trung Quốc đã tiến
hành cải cách mở cửa trước Việt Nam, trình độ công nghiệp và kỹ thuật của nước
này đang dần dần theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới, ưu thế mà các loại sản
phẩm của Trung Quốc mang lại đã và đang phù hợp với trình độ tiêu dùng hiện
nay của Việt Nam. Còn Việt Nam với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
cộng thêm lượng thu hút đầu tư rất lớn trong thời gian qua, kinh tế đã phát triển rất
nhanh, chất lượng hàng hóa sản phẩm của Việt Nam ngày càng tốt và được tiêu thụ
nhanh. Ưu thế của hai nước đều đang được phát huy, hợp tác mậu dịch bổ trợ lẫn
nhau giữa hai bên đang thực hiện một mục tiêu chung là "cùng thắng".
+ Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, việc Việt Nam
thực hiện các cam kết với WTO đã làm cho hàng hoá Trung Quốc càng có sức
cạnh tranh ở Việt Nam. Theo đó, trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm sau khi gia
nhập WTO, Việt Nam sẽ giảm thuế đối với 3800 loại sản phẩm, để mức thuế bình
quân sẽ giảm từ 17,4 % xuống 13,4 %. Trong đó, mức thuế tiêu thụ đối với mặt
hàng rượu giảm 20%, sản phẩm nhựa gia dụng giảm 20 %, hàng dệt may giảm 63
%, giầy da giảm 20%. Bắt đầu từ tháng 1/2007, Việt Nam sẽ thực hiện giảm thuế
nhập khẩu đợt đầu tiên của 1800 mặt hàng như gỗ sản phẩm, ôtô, xe máy, thuốc
hóa học, nhựa sản phẩm, trang phục…Điều đó, đã tác động không nhỏ tới cả hai
nước, cụ thể nó không những có lợi cho việc xuất khẩu của các mặt hàng cùng loại
của các doanh nghiệp Trung Quốc, mở rộng thị trường của Việt Nam, mà còn
khiến một bộ phận ngành nghề càng có ưu thế đặc biệt hơn.
+ Việt Nam gia nhập WTO sẽ có lợi hơn cho sự phân công ngành nghề đối
với các doanh nghiệp Trung Quốc. Việt Nam- Trung Quốc đều đang ở trong hai
giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. Chẳng hạn như hiện nay, tỉnh Quảng Đông
của Trung Quốc đã trở thành một trong những cơ sở ngành nghề chế tạo quan
trọng nhất trên thế giới, cần nhập khẩu số lượng lớn những sản phẩm hàng đầu,
còn phía Việt Nam, lại có thể đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất của Quảng
Đông. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Trung Quốc ngoài việc

nhập khẩu những hàng hóa hàng đầu từ Việt Nam, còn có thể tận dụng triệt để các
cơ hội mà chính phủ Việt Nam đang áp dụng như là những chính sách ưu tiên để
kêu gọi các doanh nghiệp Trung Quốc đến đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực
ngành nghề như: may mặc, đồ gia dụng, đồ điện tử…, trong phạm vi quy định của
WTO, Trung Quốc có thể tránh được các rủi ro, đồng thời tạo ra công ăn việc làm,
thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Năng lượng, điện tử, xe hơi, trang phục
và y dược là những thị trường hấp dẫn đang mở ra các cơ hội làm ăn tốt cho các
doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam.
+ Các hạng mục hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và năng
lượng đang mở ra những viễn cảnh tốt đẹp. Hiện nay, cả hai nước đều đang tích
cực thảo luận để tăng cường hợp tác lâu dài, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ
sở hạ tầng, năng lượng và giao thông. Cụ thể bao gồm tiến trình đẩy nhanh việc
triển khai "Bị vong lục hợp tác hai hành lang một vành đai kinh tế”. Đây là chương
trình kinh tế trọng điểm đối với cả hai nước. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các
dự án giao thông lớn và xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam đều đồng loạt được
triển khai, khi đó nhu cầu về năng lượng của Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là
ngành điện lực của Việt Nam đã rơi vào tình trạng cung không đủ cầu, điều đó đã
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc triển khai các hạng mục hợp tác
trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng ở Việt Nam. Bộ Công nghiệp
Việt Nam cho biết, hiện nay mức đầu tư cho ngành điện của Việt Nam đang chiếm
khoảng 10% tổng đầu tư toàn xã hội, hàng chục nhà máy điện khởi công xây dựng,
tổng đầu tư đã lên đến hàng tỷ USD. Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo thúc đẩy phát
triển ngành điện lực với tốc độ bình quân 17%/năm, gấp đôi tốc độ tăng của GDP.
Để mục tiêu này được thực hiện, ngành điện Việt Nam cần đầu tư khoảng 4 tỷ
USD. Hiện nay, việc đầu tư cho ngành điện của Việt Nam đang thực hiện phương
châm xã hội hóa, các tổ chức trong và ngoài nước, tư nhân và doanh nghiệp đều có
thể tham gia.
+ Thị trường ôtô ở Việt Nam đang có nhiều tiềm lực phát triển. Theo quy
hoạnh phát triển ngành ôtô do Bộ Công nghiệp Việt Nam đưa ra, trong giai đoạn
2005-2010 tổng sản lượng ôtô của Việt Nam sẽ tăng 16%/năm; giai đoạn 2011-

2020 sẽ tăng khoảng 8%/năm. Trong những năm gấn đây, ngành ôtô của Trung
Quốc đã tăng nhanh tốc độ đầu tư vào Việt Nam. Để thực hiện cam kết khi gia
nhập WTO, Bộ Tài chính Việt Nam đã đưa ra biểu thuế ưu đãi xuất nhập khẩu mới
quy định từ ngày 11/1/2007 trở đi thuế hải quan đối với ôtô nhập nguyên chiếc sẽ
giảm từ 90% xuống còn 80%. Một số chuyên gia phân tích rằng mặt hàng ôtô của
Trung Quốc sẽ có ưu thế lớn và hoàn toàn có thể cạnh tranh với các hãng lớn khác
tại thị trường Việt Nam. Ưu thế lớn nhất của các doanh nghiệp ôtô Trung Quốc là
giá thành rẻ. Nhưng chỉ với ưu thế này để đi khai thác thị trường quốc tế không
phải dễ mà trái lại chỉ có thể khiến các doanh nghiệp Trung Quốc bị "mang tiếng"
thêm là "hàng hóa giá rẻ". Điều này nói lên rằng các doanh nghiệp sản xuất ôtô của
Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa để giành chiến thắng trên thị trường Việt Nam
bằng chất lượng sản phẩm của mình.
+ Một thị trường quan trọng nữa là thị trường thép nguyên liệu. Hiện nay,
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc tới 60 % số lượng thép nguyên liệu. Nguyên
nhân chủ yếu là do quy mô sản xuất thép nguyên liệu trong nước của Việt Nam rất
nhỏ, kỹ thuật sản xuất thì lạc hậu, sản lượng thấp và chỉ có thể đáp ứng được
khoảng 25 % nhu cầu trong nước. Năm 2006, sản lượng thép nguyên liệu của Việt
Nam chỉ đạt 1.400.000 tấn, còn tới 60 % nhu cầu thép phải nhập khẩu từ Trung
Quốc. Hơn thế nữa, do thiếu phôi thép nên giá thành thép nguyên liệu ở thị trường
Việt Nam tăng cao điều này khiến các xí nghiệp sản xuất thép phải ngừng hoặc
giảm sản lượng, chuyển sang nhập khẩu thép từ Trung Quốc.
+ Về thị trường hàng điện tử cũng là một thị trường mở ra cho các doanh
nghiệp Trung Quốc nhiều cơ hội. Các sản phẩm hàng điện tử của Trung Quốc như:
Tivi, máy tính, đầu DVD, tủ lạnh, điều hòa…rất được ưa chuộng và số lượng tiêu
thụ rất lớn, không ngừng gia tăng ở thị trường Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, giá cả
của các loại mặt hàng này rất phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam.
Hiện nay, trên thị trường hàng điện tử của Việt Nam có tới 60-70 % là hàng hóa
của nước ngoài, trong đó có một số lượng lớn là xuất xứ từ Trung Quốc. Sau khi
Việt Nam gia nhập WTO khoảng 3-5 năm, có tới 330 loại mặt hàng điện tử sẽ
không bị đánh thuế nhập khẩu, một số loại khác sẽ giảm thuế xuống còn 40-50%,

cộng thêm những ưu đãi của chính phủ Việt Nam, đây sẽ là điều kiện thuận lợi rất
lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử Trung Quốc đến đầu tư và làm
ăn tại Việt Nam.
Ngoài ra, trên thị trường Việt Nam, các hàng hoá khác của Trung Quốc như hàng
dược liệu, vật liệu, đồ chơi, xây dựng, các mặt hàng dệt may…cũng có ưu thế và
tương lai phát triển hết sức tốt đẹp.
- Từ đó ta có thể hình dung được viễn cảnh phát triển tốt đẹp của mậu dịch
Việt Nam- Trung Quốc sau khi Việt Nam gia nhập WTO như sau:
+ Trong những năm gần đây, quan hệ mậu dịch song phương Việt Nam-
Trung Quốc luôn giữ được nhịp độ phát triển ổn định, kim ngạch xuất nhập khẩu
song phương không ngừng tăng lên. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mậu dịch
song phương sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. Quan hệ mậu dịch song phương
Trung- Việt không chỉ tăng nhanh về tốc độ mà cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
cũng có thay đổi rõ rệt. Cụ thể là tỷ lệ các hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu của
Trung Quốc như khoáng sản, máy móc thiết bị, nguyên liệu dệt may…trong tổng
sản lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam đã tăng từ 58 % (năm
2000) lên 81,4 % (năm 2005) và còn có xu hướng tăng trong thời gian tới. Đồng
thời, 6 loại sản phẩm mà Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam như khoáng sản, nhựa,
dệt may…đã tăng từ tỷ lệ 92,5 % (năm 2000) lên 98 % (năm 2005) trong tổng số
hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Trung Quốc.
+ Sau khi gia nhập WTO Việt Nam sẽ có những ưu đãi liên quan cho Trung
Quốc cũng như các thành viên khác. Khi đó Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam sẽ càng có lợi hơn và nếu phát sinh mâu thuẫn trong quá trình hợp tác thì
có thể giải quyết trong khuôn khổ WTO. Hơn nữa, những hiệp định liên quan đến
việc xuất khẩu hàng hoá của hai nước như kiểm dịch thủy sản, lúa gạo hay các quy
định về an toàn vệ sinh thực phẩm, sẽ được hai bên ký kết, đó là những căn cứ
pháp lý cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng của kinh tế
và nhu cầu trong nước của Trung Quốc, cộng thêm ưu thế là “láng giềng gần gũi”,
các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc như dầu thô sẽ tiếp tục gia
tăng. Để đạt được mục đích mở rộng thị trường xuất khẩu ở Trung Quốc, thâm

nhập sâu vào thị trường này, Việt Nam đang từng bước điều chỉnh cơ cấu sản phẩm
để phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Đồng thời, phía Việt Nam còn
thành lập cơ chế xuất khẩu hàng hóa sao cho phù hợp với thị trường Trung Quốc
để nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng chủng loại hàng hóa của Việt Nam tại thị
trường này, nâng cao sản lượng xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các
doanh nghiệp trong nước cố gắng tăng cường mức độ cung ứng hàng hóa như
nông sản, thủy sản..., đồng thời mở đại diện ở các thành phố của Trung Quốc để
tăng cường giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, hình ảnh Việt Nam.
2.3. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam khi là thành viên chính thức
của WTO
2.3.1. Đánh giá tổng quan về tăng trưởng xuất khẩu
2.3.1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2006
- Xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2006 đã đạt được những
thành tích khá ấn tượng. Tuy kết quả tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam trong hai năm 2001 và 2002 là khá chậm nhưng đã vươn lên vượt mức trên
20% từ năm 2003 tới 2007. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã
tăng gấp 2,64 lần trong 2001- 2006, tăng từ 15 tỷ USD (2001) lên 39,6 tỷ USD
(2006).
- Theo Tổng Cục Thống Kê, trong giai đoạn 2001- 2006, giá trị kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam có mức tăng bình quân hàng năm là 22%. Tỷ lệ
xuất khẩu hàng hoá/ GDP tăng cả về tổng số lẫn xuất khẩu hàng hoá ngoài mặt
hàng dầu thô. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 72% GDP. Thể
hiện qua hình vẽ sau:
Hinh2.1: Tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá trên GDP
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
- Có được sự tăng trưởng đó là do sự nỗ lực không ngừng từ phía chính
phủ Việt Nam. Đó là việc mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường và
mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước theo thể chế kinh tế
thị trường, tận dụng khai thác mọi nguồn lực của đất nước, tăng trưởng xuất
khẩu. Tiêu biểu là việc ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ từ

cuối năm 2001. Sự kiện này không những đã giúp Việt Nam cải thiện, tăng
cường các quan hệ kinh tế thương mại song phương, khu vực mà còn giúp cho
hàng hoá của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng lên đột
biến, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá tăng từ 7,1% (2001) lên năm 21,7% (2006). Nỗ lực đa dạng hoá thị
trường xuất khẩu cũng được phản ánh rõ nét qua bảng sau:
Bảng2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2006
Đơn vị: Triệu USD, %
Nội dung
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006*
KN
Tỷ
trọng
KN
Tỷ
trọng
KN
Tỷ
trọng
KN
Tỷ
trọng
KN
Tỷ
trọng
KN
Tỷ
trọng
Tổng XK hh 15.029 100 16.706 100 20.149 100 26.503 100 32.442 1400 39.605 100
Châu Á 8.61 57,3 8.684 52,0 9.756 48,4 12.634 47,7 16.383 50,5 17.226 43.5

ASEAN 2.556 17,0 2.437 14,6 2.958 14,7 3.885 14,7 5.45 16,8 6.379 16,5
Trung Quốc 1.418 9,4 1.495 8,9 1.748 8,7 2.735 10,3 3.082 9,5 3.15 8
Nhật Bản 2.51 16,7 2.438 14,6 2.909 14,4 3.502 13,2 4.639 14,3 5.25 13
Châu Âu 3.515 23,4 3.64 21,8 4.326 21,5 5.412 20,4 5.872 18,1 7.6 19,2
EU- 25 3.512 21,0 3.311 19,8 4.017 19,9 4.971 18,8 5.45 16,8 6.77 17,1
Châu Mỹ 1.342 8,9 2.774 16,6 4.327 21,5 5.642 21,3 6.91 21,3 9.15 23,1
Hoa Kỳ 1.065 7,1 2.421 14,5 3.939 19,5 4.992 18,8 6.553 20,2 8 21,7
Châu Phi 176 1,2 131 0,8 211 1,0 427 1,6 681 2,1 2.099 5,3
Châu Đai Dương 1.072 7,1 1.37 8,2 1.455 7,2 1.879 7,1 2.595 8,0 3.54 8,9
Chú thích: (*) Số liệu ước tính (Nguồn: Bộ Công Thương)
- Qua bảng số liệu trên ta thấy:
+ Qua các năm kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam liên tục tăng
trong đó nổi bật lên là thị trường Châu Á. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam sang thị trường này là 8.610 triệu USD, chiếm 57,3% tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hoá ( 2001) tăng lên khoảng 17.226 triệu USD, chiếm 43,5%
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ( 2006). Trong đó 3 thị trường
chính và là thị trường truyền thống của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản,
ASEAN. Tiếp đó là Châu Mỹ, ở thị trường này kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam tăng từ 1.342 triệu USD (2001) lên 9.150 triệu USD (2006), trong đó Hoa
Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 1.065 triệu USD (2001)
lên tới 8000 triệu USD (2006). Thấp nhất là châu Phi và châu Đại Dương, hai
khu vực này nhập khẩu của Việt Nam một tỷ lệ quá thấp. Từ đó ta thấy rằng Việt
Nam cần khai thác triệt để các thị trường truyền thống của mình để duy trì kim
ngạch xuất khẩu, lấy đó làm bàn đạp, nền tảng để tiếp tục đi tìm kiếm thị trường
mới nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra thị trường quốc tế.
2.3.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2007
- Sau một năm gia nhập WTO, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đã đạt
được kết quả vô cùng quan trọng: xuất khẩu hàng hoá tiếp tục được củng cố trên
thị thị trường truyền thống và liên tục mở rộng ra các thị trường mới nhiều tiềm
năng. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2007 ước tính đạt 48 tỷ USD, tương

đương với 77,4% GDP, tăng 20,5% so với năm 2006. Bình quân xuất khẩu đã
đạt được 4 tỷ USD/tháng cao hơn năm 2006 là 0,7 tỷ USD/tháng. Quan sát biểu
đồ dưới đây ta sẽ thấy được kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2007 đạt mức
cao nhất từ trước đến nay, tăng gấp 20 lần năm 1990, gấp 8,8 lần năm 1995 và
tăng gấp 3,3 lần năm 2000.
Hình2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 1990- 2008
(Đơn vị: triệu USD)
( Nguồn: Bộ Công Thương)
- Năm 2007, phần lớn các mặt hàng chủ lực đều hoàn thành mục tiêu xuất
khẩu theo kế hoạch đề ra. Cụ thể là: kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đều tăng
lên cả về khối lượng lẫn giá trị. Một số mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch xuất
khẩu lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước (8,5%) như: gạo, cà
phê, hạt tiêu, hàng dệt may, hạt điều, hàng thuỷ sản, giày dép, hàng điện tử và
linh kiện điện tử, dây điện và dây cáp điện, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, túi xách, vali
và ô dù, trong đó có 7 mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu gấp hơn 2
lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế là: cà phê (29,4%), hạt tiêu (82,8%), dệt
may(28,5%), đồ gỗ(29,4%), dây điện và cáp điện (41,9%), túi xách và ô dù
(29,2%), sản phẩm nhựa (45,8%).
- Xét theo nhóm thị trường:
+ Khu vực thị trường châu Á- Thái Bình Dương: Kim ngạch xuất khẩu cả
năm đạt 24,5 tỷ USD, tức là tăng 17% so với năm 2006. Các mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu là nông sản, dây điện và cáp điện. Tỷ trọng của khu vực này trong
tổng kim ngạch xuất khẩu giảm dần từ 52,4% (2006) còn 51,04% năm 2007,
song vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam. Một điều đáng nói ở đây là các thị trường truyền thống như Trung Quốc,
Nhật Bản, ASEAN lại có xu hướng giữ nguyên hoặc giảm.
+ Thị trường châu Âu: Dự kiến kim ngạch của cả năm đạt 9,52 tỷ USD, tăng
lên 20% so với năm 2006. Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang
thị trường này là dệt may, thuỷ sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm
nhựa, thủ công mỹ nghệ. Một số mặt hàng như xe đạp, giày mũ da tiếp tục bị

EU áp dụng chống bán phá giá do vậy vẫn gặp khó khăn.
+ Thị trường châu Mỹ: Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 11,66 tỷ USD,
tăng lên 29% so với năm 2006. Hàng hoá của Việt Nam được đưa vào Hoa Kỳ
và tiếp tục tăng, trong đó chủ yếu là hàng dệt may, thuỷ sản, giày dép, cà phê và
sản phẩm gỗ.
+ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á: Dự kiến xuất khẩu sang thị trường
này đạt 1,82 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2006. Ba thị trường nổi lên có mức
tăng trưởng khá ở khu vực này là: các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất,
Ixraen và Thổ Nhĩ Kỳ bởi lẽ tình hình kinh tế- chính trị ở ba nước này ổn định

×