Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Luận văn cải thiện môi trường tại cộng đồng nghèo ven thành phố lạng sơn dựa vào quỹ phát triển cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.51 MB, 77 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC..............................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ............................................................................5
MỞ ĐẦU................................................................................................................................7
CHƯƠNG 1............................................................................................................................9
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................................9
1.1.Đặc điểm các khu dân cư nghèo ở Việt Nam ..............................................................9
1.2.Hiện trạng môi trường tại các khu nghèo tại Việt Nam..............................................10
1.2.1.Các điều kiện môi trường cơ bản:.......................................................................10
1.2.2.Nguồn sinh kế: ....................................................................................................15
1.3. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong bối cảnh Việt Nam.......................16
1.3.1.Nghèo đói vì môi trường:....................................................................................16
1.3.2.Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường trên thế giới:...................................17
1.3.3.Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường tại Việt Nam:..................................18
1.4.Công tác và kết quả cải thiện môi trường tại Việt Nam.............................................20
1.4.1.Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện .................................20
1.4.2.Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010 ...............................20
1.4.3.Chương trình nghị sự 21 .....................................................................................21
1.4.4.Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020 .............................................................................................................................22
1.4.5.Các chương trình quốc gia..................................................................................22
1.5. Quỹ phát triển cộng đồng Việt Nam nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo và cải thiện
môi trường:.......................................................................................................................24
1.5.1. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................24
1.5.2. Nguyên tắc của Quỹ phát triển cộng đồng.........................................................28
1.5.3. Sự khác biệt về phương thức thực hiện của Quỹ phát triển cộng đồng với các
cách thức khác trong việc cải thiện môi trường tại cộng đồng nghèo..........................28
1.5.4. Vai trò của Quỹ phát triển cộng đồng với việc cải thiện môi trường ở cộng đồng


nghèo............................................................................................................................29
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................31
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................31
2.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................31
2.3. Lựa chọn điểm nghiên cứu........................................................................................31
2.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................33
2.4.1. Thu thập và xử lý thông tin: ..............................................................................33
2.4.2. Khảo sát vùng nghiên cứu: ................................................................................33
2.4.3. Phỏng vấn không chính thức:.............................................................................34
2.4.4. Họp nhóm cộng đồng:........................................................................................35
2.4.5. Phương pháp đánh giá:.......................................................................................35
CHƯƠNG 3..........................................................................................................................36
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................................................36

1


3.1. Hiện trạng môi trường và thực trạng nghèo đói tại thành phố Lạng Sơn:.................36
Qua khảo sát hiện trạng môi trường toàn thành phố, ta thấy được bức tranh chung về
các vấn đề môi trường nổi cộm và người dân quan tâm tại toàn thành phố như sau: . 36
3.2. Thực trạng công tác cải thiện môi trường tại các cộng đồng nghèo ven thành phố:.38
3.3. Quỹ phát triển cộng đồng thành phố Lạng Sơn nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo
và cải thiện môi trường.....................................................................................................40
3.4. Kết quả cải thiện môi trường tại các cộng đồng nghèo ven thành phố Lạng Sơn dựa
vào Quỹ phát triển cộng đồng:.........................................................................................43
3.4.1. Công trình nước sinh hoạt:.................................................................................43
3.4.1.1. Các phương pháp thu hút các thành viên trong cộng đồng cùng tham gia cải
thiện môi trường...........................................................................................................43
3.4.2. Công trình nhà vệ sinh:......................................................................................53
3.5. Những khó khăn trở ngại trong việc triển khai Quỹ phát triển cộng đồng tại các

cộng đồng nghèo ven thành phố Lạng Sơn:.....................................................................60
3.6. Kế hoạch hỗ trợ cải thiện môi trường dựa vào Quỹ phát triển cộng đồng trong thời
gian tới:.............................................................................................................................61
3.7. Đánh giá hiệu quả của Quỹ phát triển cộng đồng trong việc cải thiện môi trường tại
các cộng đồng nghèo ven thành phố Lạng Sơn: ..............................................................61
3.8. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác cải thiện môi trường dựa vào Quỹ
phát triển cộng đồng tại các cộng đồng nghèo ven thành phố Lạng Sơn trong giai đoạn
tới:.....................................................................................................................................64
3.8.1. Vệ sinh chuồng trại: ..........................................................................................64
3.8.2. Vấn đề quản lý rác thải: .....................................................................................65
3.8.3. Vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật:........................................66
3.8.4. Vấn đề giảm thiểu nước thải: ............................................................................67
3.8.5. Vấn đề bếp đun: .................................................................................................67
3.8.6. Bảo vệ rừng: ......................................................................................................68
3.8.7. Hỗ trợ nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cộng đồng
nghèo: ..........................................................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................70
KẾT LUẬN......................................................................................................................70
KIẾN NGHỊ.....................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................73
PHỤ LỤC.............................................................................................................................76

2


LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học môi
trường của tôi được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và tích
lũy kiến thức tại Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học

Quốc gia Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các thầy
cô trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Môi
trường đã tận tình dạy bảo tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình
Hòe đã định hướng cho nghiên cứu của tôi và đã dành thời gian, tâm huyết
hướng dẫn nghiên cứu giúp tôi hoàn thành luận văn được tốt nhất.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo UBND các cấp, cộng đồng thành
phố Lạng Sơn đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được những đóng góp quí báu của các thầy cô và các bạn.

Học viên
Nguyễn Thị Thịnh

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACHR: Liên minh Châu Á về Quyền Nhà ở
ACVN: Hiệp hội Các Đô thị Việt Nam
CDF: Quỹ phát triển cộng đồng
GSO: Tổng cục Thống kê
KH&ĐT: Kế hoạch và Đầu tư
LĐ TB & XH: Lao động Thương binh và Xã hội
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PPA: Đánh giá nghèo đói có sự tham gia

SEDS: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010

UBND: Ủy ban Nhân dân
UNDP: Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG

1.

Tỉ lệ số dân sử dụng nước sạch và số gia đình có nhà vệ sinh các khu vực
trong nước năm 2001

2. Số hộ nông dân có hố xí hợp vệ sinh
3.

Các vấn đề môi trường chung bức xúc nhất toàn thành phố Lạng Sơn, xác
định theo địa bàn từng phường, xã

12
15
39

4. Lợi ích về môi trường thôn Quảng Trung 2

47


5. Lợi ích về kinh tế thôn Quảng Trung 2

47

6. Lợi ích về mặt sức khỏe thôn Quảng Trung 2

47

7. Lợi ích về mặt xã hội thôn Quảng Trung 2

48

8. Lợi ích về môi trường thôn Lục Khoang

50

9. Lợi ích về kinh tế thôn Lục Khoang

50

10. Lợi ích về mặt sức khỏe thôn Lục Khoang

50

11. Lợi ích về mặt xã hội thôn Lục Khoang

50

12.


Bảng tính toán chi phí nhà vệ sinh do người dân tự tính

13. Lợi ích của nhà vệ sinh

52
54

5


DANH MỤC HÌNH

1.
2.

Bản đồ các thành viên tham gia Mạng lưới CDF Việt Nam

Cơ cấu tổ chức Quỹ phát triển cộng đồng thành phố Lạng Sơn

30
45

3. Họp thôn xác định vấn đề ưu tiên trên bản đồ thôn

46

4. Bản đồ hiện trạng môi trường thôn Quảng Trung 2, xã Quảng Lạc

47


5. Bà con thôn Quảng Trung 2 cùng xây dựng công trình nước

47

6. Trước khi có công trình nước

48

7. Sau khi có công trình nước

48

8. Đường ống nước sinh hoạt trước đây của bà con thôn Lục Khoang

50

9. Bà con thôn Lục Khoang cùng nhau mang vật liệu lên xây bể nước

51

10. Mô hình nhà vệ sinh được lựa chọn

54

11. Thăm mô hình nhà vệ sinh thí điểm

55

12. Hệ thống xử lý kết hợp sử dụng nước thải quy mô nhỏ (Hệ sinh thái
VAC)


61

6


MỞ ĐẦU
Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ trong việc cải thiện tình hình môi trường vào
những thập kỷ qua, song nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt là những vùng có nhiều
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những cộng đồng dân cư nông thôn vùng sâu
vùng xa và những cộng đồng nghèo nhất, đã bị tụt hậu. Việc cung cấp các phương
tiện vệ sinh môi trường và các phương tiện vệ sinh khác trong thời gian qua tiến
triển rất chậm. Một cuộc điều tra của Ban Chỉ đạo quốc gia về Chương trình Nước
sạch và vệ sinh môi trường cho thấy 52% dân cư nông thôn có phương tiện vệ sinh
môi trường nói chung, song chỉ có 18% trong số họ được sử dụng nhà xí đạt tiêu
chuẩn vệ sinh do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 08/2005/QD-BYT.
Các cộng đồng nghèo là những người chịu rủi ro nhiều nhất từ những tác
động ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh kế, một khi chất lượng môi trường và số
lượng tài nguyên thiên nhiên suy giảm. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) 80% các bệnh đường ruột trên thế giới đều bắt nguồn từ nguồn nước
không an toàn. Chính vì lý do đó, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường cần
được tiến hành hài hoà để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Trong thập kỷ qua, Nhà nước và các tổ chức trong nước cũng như quốc tế
đã có rất nhiều chương trình, hoạt động cải thiện môi trường tại các cộng đồng
nghèo, tuy nhiên kết quả còn rất khiêm tốn. Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10
năm thực hiện Chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng
Chính phủ, tỷ lệ người dân nông thôn có nước sạch trong cả nước là 54%, số hộ có
hố xí hợp vệ sinh đạt 41% (8). Hoặc như dự án phân loại rác tại nguồn 3r Hà Nội
triển khai trong một năm với tổng kinh phí lên tới 3 triệu USD. Tuy nhiên, dự án

vừa kết thúc thì mọi thứ lại vào nếp cũ. Rác thải vẫn được xả tùy tiện và thậm chí
tại các điểm đặt thùng phân loại rác, người dân cũng tiện đâu để đó, không phân
biệt rác vô cơ hay hữu cơ. Vấn đề đặt ra là làm thể nào để cải thiện môi trường hiệu
quả và tìm ra các giải pháp đối với các nguyên nhân của tình trạng suy thoái môi
trường.

7


Với lý do trên, tôi chọn đề tài luận văn là “Cải thiện môi trường tại cộng
đồng nghèo ven thành phố Lạng Sơn dựa vào Quỹ phát triển cộng đồng”.
Quỹ phát triển cộng đồng sử dụng phương pháp “lấy dân làm gốc”, trong
đó chuyển đổi vị trí của người nghèo từ chỗ là “đối tượng thụ hưởng” (thụ động)
sang vai trò chủ thể của phát triển, tức là họ tham gia ngay từ đầu và đóng vai trò
chính về ý tưởng giải quyết, tổ chức hoạt động và quản lý kết quả, nhà nước và các
tổ chức Xã hội sẽ đóng vai trò phụ trợ (chuyển từ “Nhà nước và nhân dân cùng
làm” sang “dân làm, nhà nước hỗ trợ”).
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của việc cải thiện môi
trường tại các cộng đồng nghèo dựa vào Quỹ phát triển cộng đồng, từ đó tìm kiếm
giải pháp giúp tăng tính hiệu quả của các chương trình quản lý cải thiện môi trường
tại các khu dân cư nghèo, nhằm kết hợp hài hòa giữa bài toán giảm nghèo và phát
triển bền vững thông qua các mô hình mang tính ứng dụng cao.
Địa bàn lựa chọn nghiên cứu là hai thôn thuộc hai xã Quảng Lạc và xã
Hoàng Đồng. Đây là hai xã miền núi nghèo nhất thành phố Lạng Sơn có dân cư đa
sắc tộc, với hy vọng những kinh nghiệm thành công (nếu có) ở địa bàn khó khăn
này sẽ dễ dàng nhân rộng ra các địa phương khác có điều kiện kinh tế xã hội tương
đồng hoặc thuận lợi hơn.

8



CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm các khu dân cư nghèo ở Việt Nam
Theo Ngân hàng Thế giới thì khu dân cư nghèo gồm các khu chung cư
đông dân nghèo ở trong nội thị hoặc những nơi ở lấn chiếm, phát triển không
theo quy hoạch, không được luật pháp công nhận hoặc thiếu các dịch vụ đô thị
cơ bản về hạ tầng kỹ thuật: điện sinh hoạt, cấp/thoát nước, đường giao thông,
dịch vụ thu gom rác thải và hạ tầng xã hội như trường học, trạm xá, khu vực an
toàn cho trẻ em vui chơi, không gian giao tiếp của cộng đồng.
Đặc điểm chung của các khu dân cư nghèo là có tỉ lệ hộ thu nhập thấp khá
cao, cơ sở hạ tầng, nhà ở thấp kém, môi trường bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật phát sinh
ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư và sự phát triển bền vững của đô thị.
Trong hầu hết các khu dân cư nghèo, hệ thống hạ tầng kỹ thuật không đáp
ứng đủ cho nhu cầu của người dân, phần lớn là manh mún, nhỏ lẻ và xuống cấp
nghiêm trọng. Người dân phải chịu cảnh sống trong các ngõ xóm, đường ra vào ngõ
rất nhỏ và xấu, chịu thực trạng từ xưa để lại, xây dựng tự phát không theo bất kỳ
quy hoạch nào nên đi lại rất khó khăn. Hiện nay, nhiều đường làng, ngõ xóm đã
được bê tông hoá và có cải thiện đáng kể song vẫn chưa thoát khỏi khó khăn của
cảnh nghèo. Tình trạng lầy lội, úng ngập thường xuyên trong các khu nghèo khi có
mưa là rất phổ biến, do không có hệ thống thoát nước mưa. Rất ít hộ nghèo được
hưởng đầy đủ dịch vụ cung cấp nước sạch, mặc dù ở một số nơi đã được đấu nối,
nhưng không đủ nước hoặc không có nước do hệ thống cấp nước xuống cấp, và
chưa có kinh phí cải tạo, nâng cấp. Đa số các hộ trong khu nghèo tự khoan/đào
giếng để sử dụng, nên nước không đảm bảo chất lượng vệ sinh. Hệ thống thoát
nước chủ yếu là cống/rãnh hở, mất vệ sinh. Nước thải sinh hoạt, chăn nuôi xả
trực tiếp ra cống, đổ ra ao, hồ trong khu vực, gây ô nhiễm môi trường và nguồn
nước nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh truyền nhiễm và
bệnh hiểm nghèo trong dân. Rác thải thu gom không triệt để, phần lớn đổ xung


9


quanh nhà, đổ không đúng nơi quy định, gây mất vệ sinh trong khu vực dân cư
và ảnh hưởng đến môi trường sống của chính mình. Mạng lưới điện cũ, thiếu an
toàn, chất lượng dịch vụ cấp điện còn thấp, thường xuyên xảy ra nhiều sự cố...
người dân phải chi trả tiền điện với giá cao. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng
thì hầu như không có. Dịch vụ bưu chính viễn thông tương đối ổn định hơn so
với các dịch vụ khác trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ở các khu nghèo,
song mức độ chi trả tiền dịch vụ quá cao so với thu nhập của người nghèo. Nhà ở
với diện tích thấp, đủ loại mái lợp, tường bao khác nhau (kiên cố, bán kiên cố,
tạm bợ...), các công trình công cộng khác như: chợ, trường học, y tế, công viên,
vườn hoa... đều cách xa khu nghèo (3).
Trong các khu đô thị nghèo, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu thốn các
dịch vụ cơ bản. Tốc độ đô thị hoá hiện đang tăng cao dẫn đến hiện tượng di cư ra
thành thị ngày một lớn. Do đó, đói nghèo từ nông thôn đang dần chuyển sang thành
thị. Hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống
của dân nghèo. Năm 2007 đã có hơn 20 triệu người dân nông thôn lên thành thị
(chiếm 27,1%) và dự kiến tới năm 2010 sẽ có khoảng 35% và 2020 là 45% (19).
Trong khi đó, động lực phát triển các đô thị Việt Nam còn yếu, tăng trưởng kinh tế
chưa cân xứng với tăng dân số và hạ tầng kỹ thuật đô thị; sự phân bổ dân cư không
cân đối và thêm nữa, còn sự cách biệt rất lớn giữa điều kiện sống ở đô thị và nông
thôn ngay cả các vùng miền trong cùng một đô thị.
Cả nước hiện nay còn 2,25 triệu hộ nghèo, trong đó có 30 vạn hộ thường
xuyên bị thiếu đói (19). Đa số người nghèo làm việc trong khu vực kinh tế phi
chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh. Người nghèo
dễ bị tổn thương do sống phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu nhập bằng tiền. Họ
thường không có hoặc có ít khả năng tiết kiệm và gặp nhiều khó khăn trong việc
vay vốn tạo việc làm, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó
khăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt

nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, họ ít được
tham gia vào quá trình ra quyết định...
1.2.

Hiện trạng môi trường tại các khu nghèo tại Việt Nam

1.2.1. Các điều kiện môi trường cơ bản:
Với các cộng đồng nghèo và đặc biệt các cộng đồng vùng sâu vùng xa thì

10


việc cung cấp các phương án cấp nước, vệ sinh và quản lý chất thải rắn một cách
bền vững và có thể chi trả được trở nên khó khăn hơn. Ví dụ như một phường xã
càng ở xa đường chính bao nhiêu thì chi phí đấu nối vào hệ thống nước máy hoặc
hệ thống nước thải hoặc các công trình cấp nước và nhà vệ sinh quy mô hộ gia đình
càng đắt hơn (chi phí xây dựng ở những vùng xa thường cao hơn vì phải vận
chuyển nguyên vật liệu đi xa). Ở các vùng miền núi, vấn đề này còn nghiêm trọng
hơn vì thiếu nước và giếng đào phải rất sâu. Đối với nhiều khu vực, vấn đề tiếp cận
được với hệ thống được xem là quan trọng hơn so với điều kiện chi trả đối với các
phường xã nghèo.
Nước và vệ sinh môi trường:
Bảng 1. Tỉ lệ số dân sử dụng nước sạch và số gia đình có nhà vệ sinh các
khu vực trong nước năm 2001
Khu vực

Tỉ lệ (%)
Số dân sử dụng nước
sạch


Số gia đình có nhà vệ
sinh

Miền núi phía Bắc

39

23

Đồng bằng sông Hồng

50

47

Miền Bắc Trung bộ

44

41

Duyên hải miền Trung

42

32

Vùng Tây Nguyên

36


24

Vùng Đông Nam Bộ

53

46

Vùng Đồng Bằng sông
Cửu Long

48

19

[Nguồn: Chương trình Mục tiêu Quốc Gia Nước sạch – Vệ sinh Môi trường
Nông thôn, 2003]
Một thực trạng nữa là cứ đi vào hẻm sâu chừng 20 mét là mặt trái của thành
phố. Đó là tình trạng nhà lụp xụp, kênh mương đầy nước đọng bốc mùi, nước thải
nhớp nhúa. Trong các khu này, 25% các loại bệnh xuất phát từ nguồn nước. Và hiện

11


nay, còn đến 12% hố xí vẫn thải trực tiếp ra sông, rạch (19).
Điều tra tại 1.800 hộ ở hai phường An Cư và An Hội (quận Ninh Kiều),
cho thấy 53% hộ dân có nhà trong hẻm rộng dưới hai mét, 25% số hộ không có
nhà vệ sinh. Nhiều hộ dân không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ như thu gom
rác, nước máy... (19)

Nước sạch:
Nước sạch là một nhu cầu căn bản nhất của con người và là trọng tâm của
các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nó còn là yếu tố thiết yếu để xoá đói giảm
nghèo. Nước sạch góp phần nâng cao sức khoẻ, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức lao
động, cải thiện điều kiện sống và mang lại một cuộc sống văn minh đang là đòi hỏi
bức bách của người dân sống trong các khu dân cư nghèo.
Tuy nhiên, cho đến nay, ở nhiều khu nghèo, người dân vẫn đang sử dụng
nước không hợp vệ sinh cho các nhu cầu sinh hoạt, dẫn tới các hậu quả là tỷ lệ
mắc các bệnh lây lan do nước rất cao. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO): 80% các bệnh đường ruột trên thế giới đều bắt nguồn từ nguồn nước
không an toàn. (3)
Hiện nay, vẫn còn trên 60% dân số nông thôn chưa có nước sạch để dùng
(8). Nước mặt ở các sông, hồ, suối, ao đã nhiễm bẩn, nhiễm mặn. Tình hình khô
hạn, thiếu nước sản xuất đang diễn ra gay gắt. Theo tin của Ban Chỉ đạo quốc gia về
Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường cho thấy cả nước có khoảng 43.729
hộ (215.720 người) thiếu nước sinh hoạt. Trong đó Đắk Lắk 12.580 hộ (126.610
người), Gia Lai 6.752 hộ (33.760 người), Ninh Thuận 11.720 hộ (58.600 người).
Tại các vùng núi, vùng thưa dân, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch chỉ đạt con số rất thấp.
Bắc Kạn năm 1997 mới chỉ có 11% dân số được hưởng nước sạch, con số này mới
chỉ tăng lên đến 24% vào năm 2002. Tại các tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh, con số này
cũng chỉ dừng ở mức 25% và 28% (8).
Một ví dụ nữa là tình hình ở xã Hộ Độ tỉnh Hà Tĩnh nơi nguồn nước
duy nhất là nước mưa và nước đóng can 20 lít với giá gấp 20 lần giá nước máy
ở các nơi khác. Nhiều hộ nghèo trong xã (30% dân số) không có tiền xây bể
chứa nước mưa lớn như những hộ khá giả (17). Do vậy, người nghèo phải mua
nước với giá cao và như nhiều người được phỏng vấn cho biết, họ buộc phải

12



hạn chế tối đa việc sử dụng nước ngọt và phải tái sử dụng nhiều nhất có thể. Số
ca bệnh tiêu chảy ở xã Hộ Độ cao hơn đáng kể so với các nơi khác mà nước
sạch có nhiều hơn và ở mức giá thấp hơn. Người nghèo ở xã Hộ Độ có khả
năng bị tiêu chảy nhiều lần và nặng hơn so với các hộ khác vì họ ít được tiếp
cận với nước sạch hơn.
Hầu hết ở các khu nghèo ở Việt Nam, người dân phải tự lo nguồn nước sinh
hoạt cho mình. Họ sử dụng đủ loại nguồn nước. Nước mặt bao gồm: sông, suối, ao,
hồ, kênh rạch và các giếng mạch nông như giếng làng. Nước mưa hứng trực tiếp
hoặc thu từ các mái nhà. Nước ngầm bao gồm: nước ngầm mạch nông, mạch nước
lộ thiên và nước ngầm sâu. Nước mưa không thiếu, nhưng tới 85 – 90% tổng lượng
mưa chỉ tập trung vào mùa mưa, khoảng 4 – 5 tháng. Một vấn đề đáng quan tâm là
chất lượng của các nguồn nước này bị ô nhiễm ở mức độ cao, đặc biệt là ở vùng
Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Hàng ngày, người dân nghèo vẫn tắm
giặt, ăn uống bằng những nguồn nước này do không đảm bảo vệ sinh nên nguy cơ
mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da là rất cao (11).
Nhà vệ sinh:
Trong toàn quốc có trên 60% hộ gia đình chưa có hố xí hợp vệ sinh, phóng
uế tự do và dùng phân tươi bón cây, nuôi cá. (8)
Theo số liệu thống kê năm 2003, trên 75% dân số Việt Nam sống tập trung
ở các vùng nông thôn, miền núi và hải đảo. Nhiều khảo sát gần đây cho thấy, số gia
đình có nhà vệ sinh (hố xí) hợp vệ sinh còn rất thấp như các vùng miền núi phía Bắc
(21%), vùng duyên hải miền Trung (32%), miền Tây Nguyên (24%) và đặc biệt rất
thấp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (19%).
Một khảo sát tại một số điểm đại diện - được đăng trên tạp chí Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (số 2/2003) - cho thấy từ 1988 cho đến nay, trung bình mỗi
năm số hộ nông dân có hố xí hợp vệ sinh tăng chừng 2 - 3 %. Báo cáo cho biết, năm
2002 vùng nông thôn của cả nước có khoảng 228.000 hố xí hợp vệ sinh, 6.000 hầm
biogas liên hoàn và 516.000 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đã được xây dựng.
Bảng 2. Số hộ nông dân có hố xí hợp vệ sinh


13


1998

1999

2000

2001

2002

20

30

32

34

37

% số hộ

[Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003]
Mặc dầu số nhà vệ sinh có gia tăng hằng năm nhưng con số trên cũng cho
thấy số lượng này cũng còn thấp, nhất là các vùng sâu, vùng nông thôn xa. Tỷ lệ hộ
có hố xí hợp vệ sinh phân bổ không đồng đều giữa các vùng. Có vùng đạt tỷ lệ trên
50% là: Đồng bằng sông Hồng (65%), Đông Nam Bộ (62%), Bắc Trung Bộ (56%),

Duyên hải miền trung 50%. Trong khi đó có vùng đạt tỷ lệ thấp hơn như: Đồng
bằng sông Cửu Long (35%), miền núi phía Bắc (38%), Tây Nguyên (39%) (8).
Rác:
Hiện tại, khả năng tiếp cận đến dịch vụ thu gom rác tại các cộng đồng
nghèo rất khó khăn do thành phố chưa có kinh phí cho hoạt động này hoặc gặp
những khó khăn về cơ sở hạ tầng như đường hẻm nhỏ, xe rác không vào trong
thu gom được. Ở các vùng dân cư miền núi hoặc vùng nông thôn, dân cư vẫn có
thói quen vứt rác ra ao hồ, vườn hoặc bụi rậm ven đường. Rác thải chưa được
thu gom hết gây mất vệ sinh môi trường và trở thành những ổ bệnh, nguy hiểm
tới sức khỏe của người dân.
Ở Quảng Trị, người dân đang phải chịu ảnh hưởng của 170 khối rác sinh
hoạt, hàng chục tấn rác thải từ các công trình xây dựng, rác thải y tế, rác thải công
nghiệp vẫn chưa được thu gom. Công tác quản lý rác thải của tỉnh Quảng Trị còn
nhiều bất cập và hạn chế. Trong khi đó, thị xã Đông Hà có 9 phường nhưng chỉ có
một Công ty thu gom rác tại 5 phường nội thị, còn rác của 4 phường vùng ven còn
xả bừa bãi trên vỉa hè và các bãi đất trống trong khu dân cư. (19).
Nước thải:
Nguồn nước mặt các con sông và hệ thống kênh rạch đang bị ô nhiễm hữu
cơ, dầu và vi sinh ngày càng nhiều hơn; độ ô nhiễm vi sinh ở mức rất cao so với
tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngoài nguồn thải công
nghiệp ở các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa qua xử lý, còn do chính từ lối
sống bừa bãi của một số người dân, đặc biệt tại các cộng đồng nghèo, nơi chưa tiếp
cận được các dịch vụ thu gom và xử lý nước thải, rác thải. Sức khỏe của người dân

14


bị đe dọa nghiêm trọng do nguồn nước ô nhiễm. Không chỉ là nguy cơ cao của bệnh
tả, nguồn nước ô nhiễm còn là mầm mống của nhiều loại bệnh tật vì nơi đây đã có
sẵn ổ vi trùng. So với các yếu tố lây lan khác thì nguồn nước làm mầm bệnh lây lan

nhanh nhất. Chưa kể kênh rạch còn là nơi sinh sống của các loại chuột, muỗi, lăng
quăng. Những sinh vật này cũng góp phần làm tăng nguy cơ lây lan các loại dịch
bệnh cho người dân.
Nội thành thành phố Hồ Chí Minh hiện có rất nhiều kênh rạch bị ô nhiễm
nặng. Dòng chảy ngày càng thu hẹp khiến nước bị tù đọng. Dọc kênh, hàng trăm
nhà sàn mọc chen chúc nhau với tường ván, mái tôn đầy vẻ tạm bợ. Phía sau các
căn nhà là dòng kênh và nhà nào cũng có một nhà vệ sinh, thải trực tiếp xuống
kênh. Người dân nơi đây còn xả đủ thứ rác thải, nước thải xuống lòng kênh và
không quan tâm rằng chính họ đang sinh sống cạnh kề nó. Trên mặt nước nổi
lềnh bềnh đủ thứ loại rác rưởi không trôi đi đâu được...
Còn tại quận Bình Thạnh, chạy dọc Quốc lộ 13 thuộc khu vực Bình Triệu,
nhiều dòng kênh bị ô nhiễm nặng không phải do nhà sàn mà do tình trạng nước thải
sinh hoạt được thải ra từ các ống cống và rác thải bị vứt xuống đây vô tội vạ.
1.2.2. Nguồn sinh kế:
Nhìn chung, các hoạt động sống của người dân được xác định bởi hàng loạt
các yếu tố bao gồm các mối quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất, nguồn nhân lực cũng
như tài nguyên sẵn có tại địa phương. Xét trên một khía cạnh nào đó, những yếu tố
này có thể làm tăng tính an ninh của các hộ hoặc có thể làm cho các hộ mất cân
bằng và lâm vào tình trạng khó khăn. Nói một cách khác, sinh kế bền vững của
người dân được hình thành dựa trên các nguồn lực sẵn có, khả năng tiếp cận và sử
dụng các nguồn lực của họ nhằm tối ưu hóa và đảm bảo chắc chắn an ninh cuộc
sống. Nguồn vốn sinh kế càng phong phú, càng dồi dào thì người dân càng dễ tiếp
cập với những sinh kế tốt hơn, bền vững hơn, và vì vậy, dễ trở nên giàu có hơn.
Người nghèo thường ít có cơ hội tiếp cận với các loại nguồn lực hơn so với
các đối tượng khác trong cộng đồng và chịu ảnh hưởng từ nhiều phong tục tập quán
kém tiến bộ mang tính truyền thống ở các vùng nông thôn miền núi hoặc cơ chế
chính sách chưa hợp lý. Tập quán canh tác lạc hậu, sống nơi hẻo lánh và thiếu thốn
vật chất là những vấn đề khó khăn nhất trong đời sống hàng ngày của người dân.
Nhiều hoạt động sản xuất đang được tiến hành nhưng hiệu quả không cao và phụ


15


thuộc nhiều vào tự nhiên, sản phẩm từ các hoạt động nông nghiệp không đủ cung
cấp lương thực quanh năm cho nông hộ. Bên cạnh việc canh tác nông nghiệp, chăn
nuôi gia súc, gia cầm cũng đóng góp một phần đáng kể vào kinh tế hộ gia đình và
được coi là phương tiện hữu hiệu giúp cho nông hộ tồn tại vào thời điểm khó khăn,
lúc thiếu đói. Tuy nhiên, đây là hoạt động thường gặp rủi ro do gia súc dễ mắc bệnh
và phụ thuộc điều kiện thời tiết.
Sinh kế còn chịu tác động của một số yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của con
người. Đó là các biến động về tự nhiên, kinh tế như mực nước biển dâng do biến đổi
khí hậu gây ra, thay đổi thời tiết trong năm ảnh hưởng đến mùa vụ sản xuất, dịch
bệnh ở người, vật và các yếu tố liên quan đến kinh tế thị trường…
1.3.

Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong bối cảnh Việt Nam

1.3.1. Nghèo đói vì môi trường:
Có nhiều nguyên nhân gây ra nghèo đói, trong đó có nghèo vì môi trường.
Trong nghiên cứu về Môi trường và nghèo đói được thực hiện năm 2008, Ngân
hàng phát triển châu Á (ADB) đã làm sáng tỏ khái niệm nghèo do môi trường. ADB
chỉ rõ có 6 sinh cảnh (vùng) nghèo do môi trường và vấn đề nghèo do môi trường
phải mang tính địa lý, ADB gọi cái nghèo trong những sinh cảnh (vùng) mà nguyên
nhân chính là môi trường suy thoái là nghèo do môi trường và người nghèo sống
trong những sinh cảnh (vùng) đó được gọi là người nghèo do môi trường (17). 6
vùng sinh cảnh có thể tổng hợp thành 3 vùng như sau:
- Vùng khó khăn (cách ly về mặt địa lý, ngôn ngữ, văn hóa…điều kiện tự
nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội…)
- Vùng dễ bị thiên tai
- Vùng bị ô nhiễm

Theo nguồn Niên giám thống kê y tế, 2002 và nghiên cứu của Phạm Thị
Ngọc Thạch năm 2001, tỷ lệ bệnh ỉa chảy vùng núi Tây Bắc là 678,76/10000, ở
mức cao so với các khu vực khác (Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là
740,62/10000 và 308,93/10000). Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ dân miền núi ốm
nặng không đến khám chữa tại các cơ sở y tế là 25%, số người ốm vừa không đến
khám chữa bệnh là 36,6%, ốm thường là 58%. Có 70,2% phụ nữ dân tộc vùng Tây
Bắc sinh đẻ tại nhà. Tỷ lệ phụ nữ nhiễm phụ khoa nặng năm 2001 là 15,23%, cao

16


hơn so với khu vực đồng bằng sông Hồng (10,67%) và sông Cửu Long (13,91%).
Nghèo, thiếu nước sạch khiến tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nặng (Độ III) tại miền núi
Tây Bắc là 1,2%, trong đó Lai Châu: 1.8%, Sơn La: 1,4%, Gia Lai: 1,1%, Đắk Lắk:
1,5%, vùng Cao Bằng: 1,9%, Hà Giang: 1,3%, Lào Cai: 1,2%. Sốt xuất huyết, sốt vi
rút gây tỷ lệ người nhiễm và chết cao ở miền núi Đông Bắc (tỷ lệ 1,75/100.000)
Ảnh hưởng sức khỏe do thiếu điều kiện vệ sinh dẫn đến một loạt chi phí, bao gồm chi phí y tế trực
tiếp của người dân, giảm thu nhập cá nhân và những tốn kém của nhà nước chi cho các dịch vụ y tế. Nhân
ngày Nước thế giới (22/3/2010), Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, tại Việt Nam, 80% trường hợp bệnh
tật là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, chủ yếu ở các địa phương nghèo. Trong vòng 4 năm gần đây, đã có
khoảng 6 triệu ca thuộc 6 loại bệnh liên quan đến nước. Riêng chi phí trực tiếp cho việc khám chữa các bệnh
tả, thương hàn, lỵ và sốt rét đã lên tới 400 tỷ đồng.

1.3.2. Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường trên thế giới:
Các quốc gia đang phát triển và các quốc gia nghèo người nghèo sống dựa trực tiếp vào môi
trường tài nguyên thiên nhiên, theo Ngân hàng thế giới thì “các hộ gia đình nghèo phải kiếm sống từng bữa
đã khai thác tài nguyên thiên nhiên bằng cách chặt phá rừng bừa bãi làm chất đốt và không có biện pháp nào
bảo vệ đất”. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là liệu người nghèo sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên có sử
dụng nguồn tài nguyên này một cách bền vững không? Nói tóm lại có nhiều quan điểm đồng ý là nghèo đói
hay người nghèo là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái môi trường vì họ không được đặt trong vị thế là

phải sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Từ nguyên nhân suy thoái này có thể dẫn đến
tình trạng nghèo đói trầm trọng và từ đó hoàn tất cái gọi là “vòng luẩn quẩn”. (14)
Về mặt bản chất, nghèo đói không hoàn toàn dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường. Dẫn chứng
là mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường là rất phức tạp và cần được phân tích sâu cho từng khu vực cụ
thể, nó không đơn thuần là mối liên hệ thông thường. Ở nhiều nơi, các công ty thương mại giàu có và các cơ
quan nhà nước lại là nguyên nhân chính gây ra suy thoái môi trường do chặt cây lấy mặt bằng, sử dụng thuốc
hoá học trong nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước. Đôi khi các nhóm người có quyền trong xã hội đẩy người
nghèo vào sinh sống trong các vùng đất khó canh tác mà ở đó họ không thể làm gì được để bảo tồn và áp
dụng các biện pháp tái sinh, tập quán sử dụng đất và từ đó làm cho môi trường ở khu vực này đã bị suy thoái
lại càng lâm vào tình trạng trầm trọng hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều ví dụ cho thấy người nghèo bảo vệ môi
trường và đầu tư để cải thiện môi trường. Do vậy, nghèo đói có thể đôi khi có liên quan đến vấn đề suy thoái
môi trường nhưng nó không hoàn toàn là nguyên nhân trực tiếp như chúng ta thường nghĩ (14).
Như vậy mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tập trung vào hai luồng tư tưởng. Ở quốc gia
phát triển, dân số có thu nhập thấp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí, chất thải, thực phẩm ôi thiu
và điều kiện làm việc bị ô nhiễm nhiều hơn mức trung trình. Các đánh giá nghèo đói có sự tham gia của
người dân gần đây được tiến hành tại 14 quốc gia đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin cho biết
nhận xét chung của người nghèo là chất lượng môi trường là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của
họ, khả năng kiếm sống, an ninh, cung cấp năng lượng và chất lượng nhà ở. Môi trường có ảnh hưởng lớn
đến người dân nghèo. Người nghèo thường sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ của hệ sinh
thái. Người nghèo thường chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ nguồn nước bị ô nhiễm, ô nhiễm không khí và các
chất hoá học có hàm lượng độc tố cao và đặc biệt họ phải hứng chịu các thảm hoạ môi trường và vấn đề do
môi trường suy thoái gây ra. Mặt khác, nhiều quốc gia kém phát triển còn bị lâm vào tình cảnh tồi tệ hơn rất

17


nhiều mà ở đó người dân nghèo không còn cách nào khác phải sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trên
mức cho phép để sống qua ngày; và do cuộc sống bị bần cùng hoá nên môi trường cũng bị bần cùng hoá theo
và làm cho cuộc sống ngày càng khó khăn hơn, không được đảm bảo. Tóm lại, nghèo đói vừa là tác nhân và
nạn nhân của suy thoái môi trường.

Ngoài ra, một bằng chứng là mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường ở các nước khác nhau có
đặc điểm khác nhau. Một nghiên cứu về “Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tại Cam Pu Chia và
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với việc sử dụng năm vấn đề môi trường cơ bản: mất rừng, xói lở đất, ô
nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời, nguồn nước và hệ thống vệ sinh không an toàn họ tìm ra mối liên
hệ giữa nghèo đói và môi trường trong trường hợp Cam Pu Chia cố hạn chế vấn đề môi trường ở cấp độ hộ
gia đình với ô nhiễm không khí trong nhà, nguồn nước ô nhiễm và không được tiếp cận hệ thống vệ sinh an
toàn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, xói lở đất và ô nhiễm không khí ngoài trời không có liên hệ nhiều đến việc
phân bổ dân cư nghèo. Trong khi đó, mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường xét trên phạm vi rộng được
tìm thấy đối với trường hợp của Lào vì tất cả năm vấn đề môi trường được xét trong mối tương quan với
nghèo đói về mặt không gian. Trong cả hai trường hợp thì phúc lợi xã hội của người nghèo sẽ được tăng
cường thông qua việc lồng ghép giữa chiến lược xoá đói giảm nghèo và môi trường. (27)

1.3.3. Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở Việt Nam như sau:
- Các cộng đồng nghèo thường tập trung tại các khu vực có điều kiện môi trường chất lượng thấp,
bị suy thoái và nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, gồm: khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng
bằng sông Cửu Long.
- Các cộng đồng nghèo phụ thuộc nhiều nhất vào môi trường và tài nguyên thiên nhiên - khoảng
70% người dân Việt Nam sống dựa vào đất và do đó họ bị lệ thuộc trực tiếp vào chất lượng và số lượng tài
nguyên thiên nhiên. (14)
- Các cộng đồng nghèo chịu rủi ro nhiều nhất từ những tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh
kế một khi chất lượng môi trường và số lượng tài nguyên thiên nhiên suy giảm. Về vấn đề này, việc cải thiện
chất lượng môi trường dưới mọi hình thức đều có tác động tích cực đến xoá đói giảm nghèo.
Kể từ khi tiến hành đổi mới ở Việt Nam vào năm 1986 thì Việt Nam đã đạt được những thành tựu
đáng khích lệ về phát triển kinh tế xã hội, văn hoá, đối ngoại và an ninh quốc gia. GDP tăng trên 2 lần trong
khi đó lạm phát giảm xuống mức 1 con số. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã giảm từ 70% tỷ lệ nghèo đói trong
tổng số dân vào giữa những năm 1980 xuống còn 58% vào năm 1993; 37,4% năm 1998 và 29% trong năm
2002. Có được tỷ lệ này là do tăng trưởng kinh tế vào đầu những năm 1990 (giảm từ 8 đến 9%/năm) và một
phần là do thành công trong hoạt động sản xuất nông nghiệp kể từ cuối những năm 1980. Cùng lúc đó Đảng
và Chính phủ cũng đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. (3)

Trong khi Việt Nam chú trọng đến xoá nghèo đói thì những tác động tích cực của tăng trưởng kinh
tế chưa đến được với toàn bộ người dân. Vẫn còn đó một loạt những trở ngại, thách thức cần phải vượt qua,
đặc biệt là mức độ tăng trưởng không đều giữa các vùng. Theo mức chuẩn nghèo của Việt Nam trong giai
đoạn từ cuối 2006 đến 2010 (dựa vào thu nhập đầu người) thì có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo trong cả nước
(chiếm 26,3% tổng số dân). Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị là 10%, ở vùng đồng bằng là 42% và miền
núi là 48%. Nghèo đói và các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sẽ còn tiếp tục gia tăng tại các
vùng nông thôn, miền núi. (3)

18


Hơn nữa, các đánh giá có sự tham gia của người nghèo (PPA) (17) cũng chỉ ra rằng môi trường
sống suy thoái là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Người nghèo bị ảnh hưởng nặng nề khi
sống trong môi trường ô nhiễm. Người nghèo trong tất các các báo cáo PPA đều nhận thức được ảnh hưởng
của môi trường lên khả năng thoát nghèo của họ.

Một trong nhiều lý do cơ bản đối với việc không có khả năng thoát khỏi đói
nghèo là phải lao động với môi trường tự nhiên thuộc các vùng nghèo do môi
trường. Ví dụ, ở các vùng khô hạn, nguyên nhân chính cho sự nghèo đói dai dẳng là
đất khô cằn và thiếu tiếp cận với nước. Ở những vùng dễ bị thiên tai, sạt lở đất, lũ
lụt, bão lũ có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho các hộ gia đình vẫn
mãi nghèo đói, thậm chí trở nên nghèo đói hơn hoặc bị tái nghèo. Biến đổi khí hậu
hiện nay đang có xu hướng làm tăng những tác động này, gây những mối đe doạ lâu
dài lên sinh kế của người nghèo. Ở những vùng khác, ô nhiễm môi trường do quá
trình công nghiệp hoá, sự phát triển kinh tế gây tác động mạnh lên sinh kế của
người dân, làm cho người dân nghèo thêm. Ví dụ: Thôn Hà Tân, xã Tản Lĩnh,
Huyện Ba Vì, là một trong bảy xã miền núi của huyện Ba Vì với địa hình bán sơn
địa. Xã có hoạt động du lịch sinh thái, hiện tại có 2 khu du lịch đóng tại địa bàn
xã. 80% số hộ dân (trong tổng số 2542 hộ) sinh sống bằng nghề nông (trồng lúa
và chăn nuôi gia súc), tỷ lệ hộ nghèo 20,5% (17). Điều kiện sản xuất nông

nghiệp còn nhiều khó khăn, hệ thống kênh mương, thuỷ lợi yếu và thiếu, rất phụ
thuộc vào nguồn nước tự nhiên. Nước sinh hoạt của người dân chủ là nguồn
nước giếng, nguy cơ ô nhiễm cao. Hoặc thôn Triều Sơn Đông, xã Hương Vinh,
huyện Hương Trà là thôn nằm ven thành phố Huế, tọa lạc bên sông Ô Lâu ở
vùng trũng nên thường bị lũ lụt và ngập úng, bị ô nhiễm môi trường do rác thải
củathành thị đưa về. Tổng số hộ trong thôn là 440, trong đó có 98 hộ thuộc diện
nghèo (17). Hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng lúa, một số cây trồng khác như
rau, đậu, khoai, sắn diện tích không đáng kể. Như vậy, việc cải thiện chất lượng
môi trường dưới mọi hình thức đều có tác động tích cực đến xoá đói giảm nghèo.
Chính vì lý do đó xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường cần được tiến hành
hài hoà để đạt được phát triển bền vững.
Nghèo đói và môi trường vẫn là vấn đề cần phải tranh luận nhiều. Một mặt, có một số người cho
rằng nghèo đói trước hết phải được xoá bỏ trước khi chúng ta xem xét đến vấn đề môi trường. Mặc khác, một
số cho rằng suy thoái môi trường là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói. Ngày nay mục tiêu chính của
chúng ta trong vấn đề phát triển cộng đồng là giảm nghèo. Hơn nữa, có một số quan điểm nhất trí là môi
trường là rất cần thiết để duy trì cuộc sống ổn định. Với quan điểm này, môi trường thực chất là đất trồng cây
nông nghiệp; nước để uống, phục vụ sinh hoạt hàng ngày và cây trồng; không khí để thở và là một nơi cung

19


cấp lương thực và dược phẩm. Do đó, một điều rất dễ nhận thấy là bảo vệ môi trường thực chất là bảo vệ
hoạt động sản xuất lương thực, sinh kế bền vững và đảm bảo sức khoẻ. Kết quả là, xoá đói giảm nghèo, tăng
trưởng kinh tế và duy trì tài nguyên môi trường phục vụ cuộc sống có mối liên hệ mật thiết lẫn nhau.

1.4.

Công tác và kết quả cải thiện môi trường tại Việt Nam

Mặc dù mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường đã được đề cập nhiều năm qua nhưng việc nhận

ra những mối liên hệ này không dẫn đến việc cần phải xem xét lại các chương trình môi trường và xoá đói
giảm nghèo ở Việt Nam, ở đó các chương trình này chưa được gắn kết với nhau và thậm chí là có các xu
hướng trái ngược nhau. Có một số khái niệm về môi trường và nghèo đói đã được biết đến trước đó.
Một số chính sách công và quan điểm của các bên liên quan tiếp tục cho rằng nghèo đói và suy
thoái môi trường là một vòng tuần hoàn khép kín (hết nghèo đói lại dẫn đến môi trường suy thoái và ngược
lại) do việc tăng dân số quyết định. Ở Việt Nam, việc kế hoạch hoá gia đình đối với các dân tộc thiểu số
thường rơi vào tình trạng này (vòng luẩn quẩn). Tuy nhiên, phương thức này lại đang được xem là cách hiểu
phổ biến về sinh kế người nghèo và mối liên hệ phức tạp với môi trường. (14)

1.4.1. Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện
Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện đã nhận thấy tầm quan trọng của môi
trường đối với người nghèo nhưng cụ thể những vấn đề môi trường sẽ được lồng ghép với mục tiêu xoá đói
giảm nghèo như thế nào thì vẫn còn bỏ ngỏ và chưa chắc chắn. Chiến lược xoá đói giảm nghèo và các
chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo gần như không đề cập đến vấn đề môi trường trong hoạt động
(đa ngành) xoá đói giảm nghèo. Với việc chỉ đưa ra chỉ số về độ che phủ rừng không chỉ không đủ cho xoá
đói giảm nghèo mà còn không giải quyết được vấn đề đa dạng sinh học rừng và các vấn đề khác. Ngoài ra,
cũng cần hiểu cụ thể hơn về việc làm thế nào để các thành tựu kinh tế ở các mức độ khác nhau gắn kết, liên
hệ với các hình thức sử dụng rừng, sự phụ thuộc vào rừng và chất lượng rừng khác nhau. (4)

1.4.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010
Một mặt, chiến lược SEDS đề cập đến tính liên tục trong phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo vệ
nguồn nước để bảo vệ khỏi bị kết tinh thành muối, bảo vệ nguồn nước sạch và kiểm soát lũ lụt, đảm bảo an
toàn cho hệ thống mương máng tưới tiêu và hệ thống thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (gồm: các cây
công nghiệp và thuỷ sản) và sinh kế của người nông dân. Đối với các khu vực luôn bị bão và lũ lụt, cùng với
việc sử dụng các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra thì cần khoanh vùng dân cư và vùng sản
xuất để đối phó với điều kiện tự nhiên. (5)
Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2010 (SEDS), đặt ra nhiệm vụ
“giảm thiểu mức độ ô nhiễm, tránh không bị suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường” đã chỉ rõ mối liên
hệ đến sức khoẻ môi trường. (5) Tuy nhiên, những nỗ lực trong các lĩnh vực này mới chỉ đang trong giai
đoạn đầu. Chiến lược dường như chưa đề cập đến tác động ô nhiễm từ các khu công nghiệp và làng nghề.

Chiến lược chỉ đề cập đến mục tiêu cần đạt được chứ không nói đến vấn đề đào tạo hay định hướng do đó các
mục tiêu về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường có thể được thực hiện tốt trên thực tế. Mối quan hệ và
thoả hiệp giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường chưa được thể hiện rõ trong chiến lược này. Việc
thực thi các quy định về ô nhiễm nhìn chung không chặt chẽ và do đó không đủ nguồn lực và vật lực để thực
hiện, đặc biệt ở cấp tỉnh. Nhận thức được điều này SEDS đưa ra chương trình phát triển thể chế với mục tiêu
“tăng cường năng lực các cơ quản quản lý nhà nước về môi trường ở các cấp, đào tạo cán bộ tham gia bảo vệ

20


môi trường ở các cấp, thiết lập các tổ chức quản lý môi trường tại các bộ, ngành”. Mặc dù thành công bước
đầu đạt được trong việc thiết lập khung hoạt động bảo vệ môi trường cho Việt Nam nhưng Chiến lược bảo vệ
môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 vẫn còn nhiều việc phải làm liên quan đến quản lý môi
trường. Khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, các luật quan trọng như luật về không khí sạch, an toàn hoá chất và
đa dạng sinh học không có trong khi đó các hướng dẫn thực hiện các luật khác chưa ban hành. Hệ thống các
cơ quan quản lý môi trường chưa tương xứng. Cán bộ quản lý môi trường chưa đủ về số lượng và yếu về
năng lực. Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm chưa rõ ràng, còn chồng chéo và kẽ hở trong quản lý nhà nước
về môi trường. Các vấn đề khác như nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường còn kém; đầu tư cho bảo
vệ môi trường còn chưa thích đáng, chưa hiệu quả và còn dàn trải; việc áp dụng các công cụ kinh tế đang
được đưa vào hoạt động bảo vệ môi trường. Những điểm yếu này cùng với chất lượng môi trường ngày một
suy giảm đang là thách thức lớn đối với công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Việc xây dựng các
chính sách và công cụ kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm công nghịêp cũng là một phần trong chiến lược của
Chính phủ. Luật bảo vệ môi trường sửa đổi là khung pháp lý cho cơ chế “tiền bồi thường do gây ô nhiễm”,
áp dụng hình phạt đối với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng và việc sử dụng khen thưởng để
khuyến khích sử dụng kỹ thuật sản xuất sạch. Trong thực tế, Chính phủ nhằm mục tiêu “duy trì hoạt động
bảo vệ môi trường vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cải
tiến công tác lập kế hoạch về bảo vệ môi trường”. Để làm được việc này không chỉ đơn thuần là tiến hành
đánh giá tác động môi trường ở cấp dự án.

1.4.3. Chương trình nghị sự 21

Chương trình nghị sự 21, mục tiêu tổng thể của Chiến lược Việt Nam cho phát triển bền vững là
tạo ra một xã hội mà người dân được hưởng một cuộc sống đầy đủ về văn hoá, vật chất và tinh thần, sống
bình đẳng, đảm bảo hài hoà giữa con người và thiên nhiên; vấn đề phát triển là sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ
của 3 yếu tố: Phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Về mặt kinh tế, mục tiêu phát triển
bền vững là đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững với một cơ cấu kinh tế phù hợp, thoả mãn nhu cầu
người dân để nâng cao chất lượng cuộc sống, tránh suy thoái và đình trệ kinh tế trong tương lai, cố gắng
tránh bị nợ nần để lại hậu quả xấu cho thế hệ con cháu. Về mặt xã hội, mục tiêu của phát triển bền vững là
đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo người dân Việt Nam có đủ
chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày và chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện; có cơ hội tiếp cận giáo
dục và việc làm; giảm tỷ lệ hộ nghèo đói; thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội và nhóm người;
xoá được tệ nạn xã hội; nâng cao quyền và trách nhiệm của từng người dân và toàn xã hội; giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hoá đa dạng; nâng cao mức sống người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Về môi trường, áp
dụng các biện pháp phát triển bền vững: khai thái hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng
hiệu quả; ngăn chặn và kiểm soát được ô nhiễm môi trường; bảo vệ môi trường sống; bảo vệ các khu vườn
quốc gia, khu bảo tồn và sinh quyển; bảo tồn đa dạng sinh học; tránh được tình trạng suy thoái môi trường và
cải thiện được điều kiện môi trường. Các chỉ số này bao quát các vấn đề như nghèo đói, chênh lệnh trong thu
nhập và thất nghiệp. Nó đại diện cho các vấn đề ưu tiên của các nước và cộng đồng thế giới. Các chỉ số này
được sử dụng rộng rãi, được kiểm nghiệm và chứng tỏ là có hiệu quả trong việc xây dựng các mục đích và
mục tiêu phát triển. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội đã chấp nhận mục tiêu giảm tỷ lệ
người nghèo ở các nước đang phát triển xuống còn một nửa vào 2015. (7) Chương trình nghị sự 21 đưa ra
các chỉ số về nghèo đói và môi trường trong các chủ đề về xã hội và môi trường một cách rõ ràng nhưng
thiếu mối liên hệ mật thiết giữa các chỉ số nghèo đói và môi trường.

21


Tuy nhiên trong chương trình nghị sự 21, có một số chỉ số vẫn chỉ mang tính hình thức và không
khả thi, do đó ít nhiều cũng tác động đến quá trình xây dựng và thực hiện. Ví dụ: làm thế nào để gắn kết tốt
hơn người dân tộc thiểu số vào quá trình xây dựng hay làm thế nào để tăng cường sự tham gia của người dân
địa phương vào các chương trình phát triển thôn, bản? Đối với các chỉ số xã hội, các chỉ số này đã được đưa

vào và có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tính chính xác của các chỉ số này lại không cao vì mỗi người hiểu
các khái niệm này theo một cách khác nhau. Các chỉ số về môi trường ít về số lượng và khó tính toán chất
lượng. Hệ thống số liệu thống kê của Việt Nam không chú ý nhiều đến các chỉ số này. Số liệu về môi trường
thường được thu thập thông qua các cuộc khảo sát quy mô nhỏ, tài liệu nghiên cứu, các biện pháp tính toán
mức độ ô nhiễm tại các trung tâm đô thị, khu công nghiệp. Kết quả là chỉ có rất ít chỉ số môi trường có số
liệu cập nhật liên tục.

1.4.4. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020
Những hạn chế chính được xác định khi đánh giá các chương trình và chính sách về môi trường là:
(i) sự tham gia của người nghèo trong quá trình xây dựng chính sách môi trường còn rất yếu; (ii) không có số
liệu mang tính định lượng để cho phép xác định chính xác và đầy đủ mối liên hệ giữa nghèo đói và môi
trường có thể được sử dụng để tác động đến quá trình xây dựng chính sách môi trường một cách có hiệu quả;
(iii) các chính sách về môi trường mới chỉ nhìn nhận vấn đề nghèo đói trên góc độ lý thuyết và hàn lâm mà
chưa có hoạt động cụ thể để lồng ghép vấn đề nghèo đói vào các dự án và chương trình về môi trường, và
(iv) khung giám sát đánh giá vấn đề nghèo đói trong bối cảnh thực hiện chính sách môi trường còn yếu,
nghĩa là số liệu về tác động thực sự của việc thực thi chính sách môi trường đối với người nghèo còn hạn chế.
(28)

1.4.5. Các chương trình quốc gia
Các cộng đồng nghèo nhất vẫn dễ bị tổn thương nhất từ việc hưởng lợi từ
dự án vì họ không phải là đối tượng hưởng lợi, trong khi đó họ không có tiềm lực
kinh tế để mua công nghệ hay khi các cơ chế tài chính còn quá cứng nhắc. Các vấn
đề nảy sinh, ví dụ tại các khu ven đô nơi có thể không có cơ hội sử dụng nước máy
hay các hệ thống cấp thoát nước tốt hoặc nơi quá đông dân và các toà nhà cao tầng
gây cản trở đến việc xây nhà xí. Tương tự như vậy, các hộ gia đình có thể chi trả
tiền nước sinh hoạt nhưng họ không thể đóng góp vào để xây dựng hệ thống đường
ống dẫn nước. Bốn lỗ hổng kiến thức chính có thể tìm thấy từ các chính sách,
chương trình và dự án hiện này là: Trước hết, là sự mất cân bằng trong việc tiếp cận
nguồn nước an toàn và hệ thống vệ sinh ở Việt Nam vì đầu tư ít vào nước sạch và

hệ thống vệ sinh và quản lý kém. Một số vùng đất thấp người nghèo sử dụng nguồn
nước giếng đào hay nguồn nước bề mặt bị tác động do nguồn nước sinh hoạt bị ô
nhiễm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là bao nhiêu phần trăm là do hạ tầng cơ sở kém?
Do giá cao? Hay thu nhập thấp? và các vấn đề này hiện chưa được giải thích thoả

22


đáng trong các nghiên cứu hiện nay. Thứ hai là vai trò của tính cách sắc tộc là
nguyên nhân gây bệnh tật liên quan đến nước và hệ thống vệ sinh là rất rõ nhưng
chưa được giải thích đầy đủ. Không có thông tin về bệnh và các biện pháp vệ sinh,
không có kiến thức về bệnh và nguyên nhân của nó và chưa nỗ lực điều trị bệnh và
tiến hành các biện pháp vệ sinh. Đây là những lỗ hổng chưa được giải quyết trong
các tài liệu. Thứ ba là các chương trình nước sạch và vệ sinh đang đối mặt với vấn
đề không đạt được mục tiêu đề ra. Cạnh tranh để tiếp cận các dịch vụ tốt nảy sinh
giữa người giàu và nghèo hoặc giữa các cộng đồng không có năng lực tài chính.
Chương trình 135 tập trung vào cấp xã. Làm thế nào để các thôn nghèo nằm trong
số các xã này là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình? Cuối cùng,
các giải pháp hướng nghèo cho vấn đề ô nhiễm nước giếng sẽ cần có can thiệp về
mặt kỹ thuật. Ô nhiễm do con người và hoạt động sinh hoạt của người dân địa
phương có thể được giải quyết thông qua cải tiến công tác quản lý chất thải. Tuy
nhiên, vấn đề không dừng lại ở đó mà lại gặp phải vấn đề do nguyên nhân khuếch
tán ô nhiễm công nghiệp và nông nghiệp. Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo
rằng người nghèo có thể tiếp cận các giải pháp thay thế nguồn nước giếng đào? (14)
Lý do không có tiếng nói của người nghèo trong chính sách môi trường có
thể được khẳng định bằng xung đột giữa cách tiếp cận ngành trong hệ thống chính
sách và quản lý của nhà nước và các chiến lược đa ngành cho người nghèo. Một
thực tế là các chương trình và dự án này không cân nhắc một cách đầy đủ, chỉ tập
trung vào một khía cạnh nhỏ của mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường mà
không tính đến các yếu tố tác động khác như: sức khoẻ và các dịch vụ xã hội khác.

Chúng ta hi vọng tiếng nói của người nghèo sẽ được quan tâm trong các dự
án cải thiện môi trường nhưng dường như điều này cũng rất mong manh. Đã có rất
nhiều dự án hỗ trợ môi trường của các tổ chức quốc tế và Nhà nước theo phương
thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, bao gồm các hoạt động khảo sát và thu thập
thông tin, lấy ý kiến của người dân trước khi triển khai dự án, các chương trình hỗ
trợ và cải thiện dựa vào cộng đồng. Thêm vào đó là rất nhiều hoạt động truyền
thông, vận động, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đến tận thôn
bản, đến từng người dân. Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ nhanh chóng trong việc cải
thiện tình hình môi trường vào những thập kỷ qua, song nhiều nơi ở Việt Nam, đặc
biệt là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và những cộng
đồng dân cư nông thôn vùng xa vùng sâu và thường là nghèo nhất, đã bị tụt hậu.

23


Việc cung cấp nước, các phương tiện vệ sinh môi trường và các phương
tiện vệ sinh khác trong thời gian qua tiến triển rất chậm. Một cuộc điều tra mới đây
về tình hình vệ sinh môi trường cho thấy rằng 52% dân cư nông thôn có phương
tiện vệ sinh môi trường nói chung, song chỉ có 18% trong số họ được sử dụng nhà
xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 08/2005/QD-BYT.
Cuộc điều tra này còn cho thấy chỉ có 12% số trường học có phương tiện vệ sinh
đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, các chương trình cải thiện chưa thực sự vươn tới những
người nghèo nhất và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
1.5. Quỹ phát triển cộng đồng Việt Nam nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo và
cải thiện môi trường:
Quỹ phát triển cộng đồng Việt Nam được thành lập từ năm 2001, từ sáng
kiến của Ban điều hành dự án VIE/97/008 hỗ trợ các thành phố thuộc tỉnh do UNDP
tài trợ, và sau đó được củng cố và phát triển với sự hỗ trợ của enda Vietnam và Hiệp
hội các Đô thị Việt Nam nhằm tăng cường năng lực cho các cộng đồng nghèo để họ
có thể tự chủ quá trình phát triển của mình trong việc tham gia cải thiện điều kiện

sống và các điều kiện môi trường, xã hội; chia sẻ và nhân rộng những thực tiễn tốt
để giúp người nghèo đô thị có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đến nay Quỹ đã hoạt động
trên địa bàn 10 thành phố và tiếp tục mở rộng, dự kiến đến năm 2030 sẽ khởi động
100 thành phố, tiến đến mở rộng ra tất cả các thị trấn, thị tứ còn lại. Hoạt động của
Quỹ nhằm hỗ trợ cho các cộng đồng nghèo thực hiện các dự án cộng đồng về nâng
cấp hạ tầng, cải thiện môi trường, cải thiện kinh tế gia đình, cải thiện nhà ở và phục
hồi sau thiên tai.
Quỹ “phát triển cộng đồng” viết tắt là CDF khác biệt với các nguồn Quỹ
khác thường được thiết kế sẵn là sử dụng phương pháp “lấy dân làm gốc”, có nghĩa
là thành phố sẽ cùng bàn bạc với địa phương nhằm tìm ra những khó khăn, vướng
mắc và cùng bàn bạc để tháo gỡ, giải quyết. (8)
Mục tiêu chính của CDF là trao cho người dân quyền tham gia vào quá
trình ra quyết định trong việc cải thiện môi trường tại địa phương.
1.5.1. Cơ cấu tổ chức
Mạng lưới CDF quốc gia được thể chế hoá ở cấp quốc gia, do Hiệp hội các
đô thị Việt Nam (ACVN) làm chủ tịch, kết nối các thành phố có cùng hoạt động hỗ

24


trợ người nghèo đô thị thành Mạng lưới không chính thức với sự hỗ trợ về tài chính
và kỹ thuật của Liên minh Quyền Nhà ở Châu á (ACHR) và Tổ chức vì Môi trường
và sự phát triển (Enda Việt Nam). Hiện nay Mạng lưới CDF đã có 98 thành phố
đăng ký tham gia. (8)
- Cấp quốc gia: Ban chỉ đạo quỹ Quốc gia do Hiệp hội các đô thị Việt Nam
quản lý, trưởng ban là Tổng thư ký Hiệp hội các Đô thị Việt Nam.
- Cấp thành phố: Ban chỉ đạo quỹ Thành phố do UBND thành phố quản lý,
trưởng ban là Chủ tịch/Phó chủ tịch UBND thành phố.
- Cấp phường/xã: Ban chỉ đạo quỹ Phường xã do UBND phường xã quản
lý, trưởng ban là Chủ tịch/Phó chủ tịch UBND thành phố.

- Cấp cộng đồng: Ban chỉ đạo quỹ cộng đồng do nhóm cộng đồng tự bầu
ban quản lý.
Các hoạt động trên cơ sở tự nguyện, tại cấp thành phố sẽ họp ban chỉ đạo
hàng tháng, xác định kết quả việc đã thực hiện, việc chưa thực hiện, nguyên nhân,
rút kinh nghiệm và lập kế hoạch tiếp theo. Cấp cụm đô thị sinh hoạt hàng quý, trao
đổi và học hỏi lẫn nhau.

25


×