Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CÂU HỎI TIỂU LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.95 KB, 12 trang )

CÂU HỎI TIỂU LUẬN
Câu 1. Bạn hãy nêu phân tích những công việc phức tạp của người giảng viên để
làm rõ: “ Giáo viên là người sáng tạo ra con người”
Có thể nói, nghề giáo là nghề có lịch sử ra đời sớm nhất trong các ngành nghề. Từ xưa
đến nay, bất kể trong thời kỳ nào người thầy giáo cũng được kính trọng, luôn được tôn quý,
vị nể. Lúc sinh thời Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “ Nghề dạy học là nghề cao
quý bậc nhất trong các nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất
trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Đặc biệt, trong thời
đại tri thức, thời đại công nghệ thông tin, thời kỳ hội nhập, có sự giao thoa giữa các nền
văn hóa, nghề giáo lại được đặc biệt coi trọng bởi nghề ấy tạo ra sản phẩm: con người.
Nghề giáo có những ưu thế đặc biệt mà không nghề nào có được, đó là:
Trách nhiệm tìm kiếm, phát hiện những tiềm năng của học viên. Tất nhiên không
phải mọi học viên trong khóa học của bạn đều sẽ thành công song thực tiễn đó không ngăn
cản tiềm năng thành công của mọi học viên. Việc khám phá những tiềm năng này sẽ rất thú
vị, mỗi khóa học mới sẽ đem đến cho bạn những thách thức mới và những cơ hội thành
công mới.
Niềm vui từ những thành công của học viên. Cũng gần như lý do vừa nêu, những
thành công học viên gặt hái được chính là động lực khuyến khích các giáo viên phát huy
công tác. Khi có học viên nào đó không hiểu một khái niệm và sự giúp đỡ của bạn đã giúp
em đó hiểu ra, chỉ riêng điều đó đã khiến bạn phấn chấn rất nhiều rồi. Nhất là khi bạn có
thể tiếp cận được với những học viên mà người khác cho là “không thể dạy dỗ” được thì
quả thực thành công này rất đáng để bạn đổ ra bao tâm huyết cho công việc.
Dạy học cũng giúp bạn tự bồi bổ thêm kiến thức. Bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu về một
vấn đề nào đó tốt hơn khi bạn bắt đầu giảng về nó. Những câu hỏi của học viên luôn buộc
tôi phải đào sâu suy nghĩ và học hỏi thêm. Một câu ngạn ngữ cổ nói rằng phải mất ba năm
giảng dạy để thực sự nắm vững về một vấn đề nào đó quả là rất đúng theo những gì tôi đã
trải qua.
Dạy học giúp bạn luôn vui vẻ mỗi ngày. Nếu bạn có thái độ tích cực và khiếu hài
hước, bạn sẽ luôn tìm thấy những điều có thể cười vui mỗi ngày. Đôi khi nhờ những câu
chuyện vui bạn kể làm các học viên phá lên cười nhưng cũng có khi chính các học viên sẽ
kể chuyện vui cho bạn nghe. Cũng có lúc các em nói điều gì đó thật buồn cười mà lại


không nhận ra điều đó. Hãy biết tìm kiếm niềm vui và tận hưởng chúng mỗi ngày.
Tác động đến tương lai của học viên. Điều này nói ra có vẻ hơi “cũ rích” nhưng
đúng là mỗi ngày qua các giáo viên đã góp phần hình thành nên tương lai cho học viên của
mình.
Dạy học giúp bạn trẻ trung hơn. Thường xuyên ở bên những người trẻ tuổi sẽ giúp
bạn am hiểu về suy nghĩ, ý tưởng và chiều hướng tình cảm của những người trẻ. Điều đó
cũng giúp xoá bỏ những rào cản về khoảng cách thế hệ.
Khả năng tự trị trong lớp học. Sau khi khép lại cánh cửa lớp học và bắt đầu giảng
dạy thì giáo viên chính là người duy nhất có quyền quyết định mọi việc. Không có nhiều
công việc tạo cho người ta cơ hội có được nhiều không gian để sáng tạo và tự trị đến như
vậy.
Để có được những ưu thế ấy, nghề giáo cũng đòi hỏi những yêu cầu và phẩm chất
nhất định đối với người giáo viên:
Nghề sư phạm sẽ rất bạc bẽo với ai chỉ biết thích bạc tiền và danh vọng, những ai
sống vị kỷ và ham tỏ rõ quyền uy (cho dù đó chỉ là quyền uy trước bầy trẻ nhỏ). Bởi hơn
1


bất cứ một công việc nào khác, với nghề sư phạm, phải giàu tình yêu thương con người thì
mới có thể yêu nghề. Điều này càng quan trọng hơn khi đối tượng bạn hướng tới chủ yếu là
lớp người trẻ tuổi, cách bạn đôi khi một vài thế hệ với một lối quan niệm khác và suy nghĩ
khác.
Thành đạt trong nghề làm thầy giáo, vì thế, chỉ đến với những người muốn hòa vui
giữa những học viên tươi tắn, trong sáng, trẻ trung, muốn được chúng tin cậy, coi là người
bạn lớn, trông thấy họ trưởng thành và đến một lúc nào đó sung sướng nhận ra họ đã vượt
hơn mình.
Thầy giáo chân chính phải là người thích dạy, thích giúp người khác hiểu biết, thích
giáo dục lớp người trẻ tuổi hơn. Niềm say mê cần thiết trong bất cứ nghề nghiệp nào, lại
càng cần trong sư phạm. Cổ nhân từng ca ngợi những người thầy “dạy không biết chán”
(cùng với những học trò “học không biết mỏi”). Một giờ dạy thành công là, và có lẽ chỉ là,

giờ dạy mà người thầy thật lòng cảm thấy tha thiết muốn trao gửi cho học trò những điều
mà mình biết là cần và bổ ích lắm cho cuộc sống trước mắt và sau này của các em.
Sức chinh phục đích thực của người thầy được làm nên chủ yếu từ tấm lòng chân
thành, tha thiết đó, từ tâm huyết của người thầy, chứ tuyệt nhiên chẳng phải từ các xảo
thuật bề ngoài giả tạo.
Trong nghề sư phạm, bạn còn phải quan tâm tới cả vấn đề “thanh sắc” nữa. Vì cũng
có một đôi chút giống nhau nào đó giữa một người thầy giáo và một diễn viên: cả hai, đều
phải chinh phục đám đông bằng toàn bộ con người mình, từ giọng nói, ánh mắt đến cử chỉ,
điệu bộ...
Trên một phương diện khác, bạn lại cần những phẩm chất của một nhà hùng biện.
Bạn biết cách lập tức lôi cuốn những cái đầu đang “bay bổng” ở đâu đó vào một chủ đề.
Thậm chí, bạn phải là một nhà hùng biện có tài, vì trước mắt bạn không phải là “công
chúng” bình thường, mà là những cái đầu còn rất trẻ và phóng khoáng, đôi khi bướng bỉnh
nữa. Thu hút sự chú ý thật sự của họ không dễ.
Lòng bao dung là điều quan trọng hơn hết ở người thầy. Bạn có thể tràn đầy nhiệt
huyết, say mê tri thức nhưng thiếu một trái tim nhân từ và độ lượng, biết vì mọi người, biết
tha thứ cho những lỗi lầm nông nổi của học viên, bạn sẽ chẳng bao giờ là một người thầy
tốt. Đây chính là một phần trong “cái tâm” của người thầy, là cái gốc tạo nên tình thầy trò
quấn quít. Chính lòng bao dung ấy, hơn bất cứ lời lẽ hoa mĩ nào, sẽ dạy các học viên biết
nhân ái hơn, tin tưởng hơn cuộc sống và tình người.
Ngoài lĩnh vực chuyên sâu, nghề giáo còn đòi hỏi một kiến thức tổng hợp, vốn văn
hóa sâu rộng và nhất là sự học hỏi không ngừng nghỉ, bởi bạn là người được xã hội giao
trọng trách truyền đạt tri thức, đào tạo con người.
Với sự phát triển liên tục và mạnh mẽ của các ngành khoa học hiện nay, tri thức của
nhân loại luôn được “làm mới” từng giây, từng phút. Ngừng đào sâu, tìm hiểu và cập nhật
tri thức mới, nghĩa là bạn đang tụt hậu trong nghề nghiệp.
Với truyền thống “Tôn sư, trọng đạo”, với chiến lược “Giáo dục là quốc sách hàng
đầu”, nhằm tôn vinh và tri ân các thế hệ nhà giáo Việt Nam, năm 1982, Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26-9-1982 quyết
định hằng năm sẽ lấy ngày 20-11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam.


2


Câu 2. Anh (chị) hiểu như thế nào về triết lý: “Học để biết, học để làm, học để
chung sống cùng nhau, học để làm người”?
- Học hành là công việc gắn với con người từ bao đời nay. Có thể nói, không một
bước phát triển nào của văn minh nhân loại mà không gắn với việc học. Tuy nhiên, nhận
thức về vai trò, ý nghĩa của việc học tập ở mỗi thời đại, mỗi xã hội cũng có những chỗ
khác nhau. Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá, quan điểm về việc học tập của con người
trên thế giới càng gần gũi nhau hơn. Đó là lí do để Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hoá của Liên hợp quốc UNESCO đề xướng mục đích học tập cho công dân của mọi
quốc gia trên thế giới: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng
định mình. Quan điểm rõ ràng, hiện đại như vậy về việc học tập là điều rất đáng để mọi
người, nhất là những người ở tuổi cắp sách đến trường, phải nghiêm túc suy nghĩ.
- Học tập trước hết là để thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người. Thế giới tự
nhiên, xã hội xung quanh ta, kể cả chính bản thân con người ta đều ẩn chứa nhiều điều
bí ẩn. Biết bao câu hỏi đặt ra mà ta đâu dễ gì tìm thấy ngay câu trả lời. Tại sao trái đất
quay quanh mặt trời? Tại sao bốn mùa trong năm thời tiết khác nhau? Tại sao con người
ta trưởng thành theo thòi gian và có những thay đổi về tâm sinh lí? Ấy là chưa nói đến
vô số những kiến thức phức tạp, khó hiểu ở mọi ngành khoa học nhiều khi rất xa lạ với
trình độ của số đông. Thế nhưng, vấn đề dù khó khăn, bí ẩn đến đâu cũng có thể tìm
thấy chìa khoá để giải mã. Chiếc chìa khoá vạn năng đó không có gì khác hơn ngoài hai
chữ "học tập". Chính nhờ học tập mà loài người đã chiếm lĩnh được kho tri thức khổng
lồ như hiện nay. Chính nhờ việc học mà khoa học đã có những bước tiến thần kì.
- Những bộ óc siêu việt của nhân loại ở các lĩnh vực khác nhau đều đã từng đổ
không biết bao nhiêu công sức cho công việc học tập để chiếm lĩnh những đỉnh cao tri
thức khoa hợp. Những Niu-tơn, Anh-xtanh, Đác-uyn... đều thế. Người ta kể lại tấm
gương học để biết của văn hào Mác-xim Go-rơ-ki: từ nhỏ đã phải từ giã mái trường để
kiếm sống, nhưng bằng con đường tự học, ông có vốn hiểu biết không thua kém gì

những nhà văn có học thức hàng đầu ở châu Âu cùng thời. Ở nước ta, những nhà văn
như Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng thực sự là những người mẫu mực trong quá trình tự
vươn lên học tập để hiểu biết.
- Học để biết, đó là chân lí không thể tranh cãi. Người xưa có câu: "Nhân bất học,
bất tri lí" (Người không học, không biết gì). Khi người ta nói ai đó là "vô học" cũng
đồng nghĩa với việc đánh giá người đó là dốt nát, ngu muội. Học tập là con đường duy
nhất để khai mở trí tuệ, tích luỹ tri thức, nâng cao hiểu biết về mọi mặt. Không có phép
lạ nào có thể thay thế cho hoạt động này nếu con người muốn thoát khỏi tình trạng kém
hiểu biết của mình.
- Học để biết dĩ nhiên là quan trọng, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, thì tri thức cũng
chỉ là một mớ lí thuyết suông, vô ích. Cuộc sống tiến lên không ngừng là nhờ ở hành
động của con người. Áp dụng tri thức vào mọi công việc, đó mới là con đường đúng
3


đắn, vừa phát huy sự hữu ích của hiểu biết, vừa làm cho sự hiểu biết không ngừng được
nhân lên. Tiếng Việt có từ "học hành", tưởng đơn giản, nhưng ngẫm kĩ, khá sâu sắc. Nó
cho thấy, cha ông chúng ta chưa bao giờ coi nhẹ việc áp dụng những điều hiểu biết vào
công việc thực tế. Học mà không hành thì chỉ là mọt sách, vô vị. Hành mà không học thì
làm việc khó đạt hiệu quả. Cả hai mặt có quan hệ hữu cơ, hỗ trợ cho nhau. Nhiều nhà tư
tưởng lớn cũng có quan điểm tương tự. Khổng Tử cho rằng: học mà lại được thực hành
những điều đã học, không có niềm vui nào hơn thế (“Học nhi thời tập chi, bất diệc lạc
hồ”). Nguyễn Trãi cũng từng chiêm nghiệm: “Nên thợ nên thầy vì có học”.
- Học để làm là một quan điểm đã được khẳng định. Trước hết nó đề cao mục
đích của "học" đối với "làm", sau đó, nó cho thấy sự tác động của "làm" trở lại đối với
việc "học". Khi nhận thức được rằng: học không phải để tích chứa tri thức, khoe mẽ
hiểu biết, mà để áp dụng vào cuộc sống, giải quyết những công việc cụ thể với hiệu quả
cao nhất, thì sự học đã có một phương hướng đúng đắn, một mục đích thiết thực. Ta biết
rằng, biển kiến thức thì mênh mông, quỹ thời gian và khả năng của con người lại có
hạn. Vì vậy, việc học tập của mỗi người phải có lựa chọn, định hướng cụ thể. Học cái gì,

cần trang bị những tri thức nào phù hợp với năng lực, hữu dụng trong thực tế, đó là
những câu hỏi mà mỗi cá nhân phải tự trả lời.
- Trong thực tế, có vô số người đã thực sự vận dụng phương châm học để làm. Hồ
Chí Minh là một con người như thế. Những ngày hoạt động ở nước ngoài, Bác đã dành
nhiều công sức cho việc học ngoại ngữ. Bác đã đọc thông viết thạo một số tiếng châu
Âu. Tại sao Hồ Chí Minh lại đề cao việc học đến thế? Câu trả lời hết sức rõ ràng: Bác
học tiếng nước ngoài để viết báo, viết văn, vạch mặt bản chất của chủ nghĩa thực dân
trước thế giới, phơi bày tình trạng tồi tệ ở các nước thuộc địa (trong đó có các nước
Đông Dương) mà thực dân Pháp gây nên. Hiệu quả việc học để làm của Bác là rất hiển
nhiên. Thực tế của khoa học chứng minh rằng, phát minh của con người, dù ở bất cứ
lĩnh vực nào, đều là kết quả của việc áp dụng tri thức vào thực tiễn, nghĩa là phương
châm học để làm đã được vận dụng triệt để. Ngày nay, khi cuộc sống có sự phát triển
vượt bậc về mọi mặt, biết bao yêu cầu đang được đặt ra ngày càng cao đối với khoa học,
thì vấn đề "học để làm" mà UNESCO nêu lên càng có ý nghĩa thiết thực.
- Con người không thể sống đơn độc mà luôn luôn tồn tại trong quan hệ với cộng
đồng, với xã hội. Một triết gia phương Tây đã nói rất đúng: "Điểm giống nhau nhất giữa
mọi người trên thế gian này là không ai giống ai cả". Mỗi con người là một cá thể, có
hoàn cảnh, có trình độ văn hoá, có tính cách, sở thích riêng. Cho nên, chung sống với
nhau trong một cộng đồng, điều cần thiết nhất là thông cảm lẫn nhau. Không thể lấy sở
thích của mình áp đặt cho người khác. Muốn cảm thông, chia sẻ phải có sự hiểu biết. Ở
đây, những tri thức về tâm lí con người, tri thức về xã hội nhân văn là hết sức quan
trọng. Nhiều khi, do thiếu hụt những tri thức ấy, dễ nảy sinh những xích mích, những
mâu thuẫn không đáng có trong các mối quan hệ.
- Thời đại ngày nay, viễn cảnh con người một quốc gia trở thành công dân toàn
cầu đã dần dần là một thực tế. Trái đất trở thành "thế giới phẳng". Tuy nhiên, có một
4


thực tế khác cũng cần phải quan tâm: con người ở các quốc gia sẽ có những khác biệt
nhau về tôn giáo, phong tục, văn hoá. Vì vậy, muốn có sự hợp tác hiệu quả, rất cần sự

hiểu biết để tôn trọng lẫn nhau. Một nhà đầu tư người Mĩ muốn làm ăn ở Việt Nam
không thể không tìm hiểu đặc điểm tâm lí, tính cách, văn hoá của người Việt. Một thanh
niên Việt muốn thích nghi với môi trường làm việc ở một công ti nước ngoài, nhất thiết
phải nắm vững những nguyên tắc làm việc và có những hiểu biết nhất định về đối tác.
Như vậy, học để chung sống đã là điều kiện tồn tại tất yếu của con người trong cuộc
sống hiện đại.
- Không phải ngẫu nhiên mà trong thông điệp này, UNESCO đặt yêu cầu học để
tự khẳng định mình ở vị trí cuối cùng. Khi chúng ta thực thi được các phương châm học
để biết, học để làm, học để chung sống, cũng có nghĩa là chúng ta đã thực sự tự khẳng
định được mình. Khẳng định mình là ý thức được khả năng của bản thân, vị thế của cá
nhân mình trong các mối quan hệ. Khẳng định mình không phải là đặt mình cao hơn
người khác, không phải vuốt ve lòng tự mãn, mà là củng cố sự tự tin để đáp ứng những
đòi hỏi của thực tế, những yêu cầu ngày càng cao của công việc. Trong việc tự khẳng
định mình, không có gì thuyết phục hơn là tính hiệu quả. Không cần nói nhiều về bản
thân, chỉ bằng hiệu quả cụ thể, chúng ta sẽ chứng tỏ cho mọi người thấy mình là ai.
Khẳng định mình theo cách ấy, không có con đường nào khác hơn là học tập và vận
dụng tốt nhất những tri thức đã học vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong phạm vi
công việc mà mình đảm trách.
- Quan điểm về học tập mà UNESCO nêu lên thật dễ hiểu, gần gũi. Nó thiết thực
không chỉ cho các nhà lãnh đạo hoạch định nền giáo dục của quốc gia mình, mà còn cho
bản thân mỗi người đi học. Tuy nhiên, để biến những phương châm ấy thành hành động
cụ thể, thì rất cần nỗ lực không ngừng của cá nhân. Đối với học sinh chúng ta, việc khắc
ghi và thực hiện những phương châm ấy là điều kiện cần thiết để chúng ta vững bước
trên con đường đến với tương lai.
Mục đích và mục tiêu giáo dụng ngày nay
1. Nên hiểu và quan niệm về triết lý giáo dục như thế nào?
Triết lý giáo dục Việt Nam cần như thế nào để phù hợp với nền kinh tế thị trường
và hội nhập? Có phải giáo dục Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập vì thiếu triết lý dẫn
đường? Tất cả các vấn đề trên đã được đưa ra phân tích, thảo luận tại Hội thảo về triết
lý giáo dục Việt Nam do Viện KHGD và Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại

TP. Hồ Chí Minh từ năm 2011.
Hiện nay, do quan niệm chưa đúng về triết lý, nên nhiều người thấy đó là điều
còn mơ hồ, ai hiểu thế nào cũng được. Ví dụ, có người bảo xưa nay ta đã có triết lý giáo
dục rồi, đó là: Tiên học lễ, Hậu học văn. Nhưng nhiều người bảo đó là triết lý từ thời
Khổng Mạnh, có từ hàng nghìn năm về trước, lúc ấy chỉ có 1/10.000 người được đi
học, mục đích học để ra làm quan... nên không thể mang triết lý ấy áp dụng vào thời
5


nay. Hơn nữa nếu hỏi Lễ là gì? Văn là gì? Chắc chắn mỗi thời hiểu một cách, mỗi người
hiểu một kiểu. Vậy không thể coi đó là triết lý giáo dục được.
Theo chúng tôi: Triết lý là cái lý sâu xa, cái lẽ huyền diệu của một học thuyết, một
sự biện minh đầy đủ cho một sự nghiệp hay một công việc lớn của xã hội được mọi người
tâm phục khẩu phục và nó như kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường để đạt được mục đích
cho sự nghiệp ấy. Tất nhiên triết lý ấy phải phù hợp với từng thời đại, không thể có chân lý
vĩnh cửu. Nếu hiểu như vậy, thì triết lý giáo dục phải là điều mà tất cả mọi người tán đồng
và trông đợi, thấy đó đúng là chân lý là mục đích thực sự, phải làm đúng như vậy thì mới
có thể đạt được mục đích, chân lý. Triết lý giáo dục phải trả lời được rõ ràng câu hỏi: Học
để làm gì? hay nói rộng hơn: Mục đích giáo dục hiện nay là gì?
Ví dụ, bàn về triết lý giáo dục, ta thử xem Văn bản Bốn trụ cột của giáo dục (The Four
Pillars of Education) của UNESCO - ta thấy tính triết lý toát ra trong mọi phần của văn
bản, tập trung nhất ở Bốn trụ cột của giáo dục. Chúng tôi xin phép tóm lược văn bản
như sau: Một nền giáo dục có sức sống là nhờ trong xã hội có nhiều người học và đều
ham học. Sự ham học sẽ mạnh mẽ và bền vững nếu người học đạt được mục đích mà
trước khi học họ tự đặt ra cho mình, miễn là mục đích này phù hợp với lợi ích của xã
hội. Như vậy, nhu cầu và mục đích học tập là cái trụ móng để ngôi nhà giáo dục đứng
vững.
* Học để biết:
Biết thu nhận thông tin, biết tiếp thu tri thức, biết tạo lập và sử dụng thành thạo
tri thức như là các công cụ tâm lý. Vì kiến thức vô cùng phong phú và có thể phát triển

vô bờ bến, nên thật vô ích khi ai đó nỗ lực học để biết hết tất cả. Nhà trường cần dạy
học sinh khả năng suy nghĩ (kĩ năng tư duy), kỹ năng ghi nhớ và tập trung. Đó là ba
loại công cụ tâm lý rất cơ bản, chúng như những chiếc chìa khóa để con người tiếp tục
mở các cánh cửa của tri thức: Tạo ra cách dạy và học tích cực, tiến tới tự học. Người ta
sẽ học một - biết mười. Giáo dục trong nhà trường chỉ được coi là có kết quả khi nó tạo
được cơ sở và động lực cho người học tiếp tục học tập và rèn luyện suốt đời.
- Học tập vừa là phương tiện vừa là mục đích: Học tập giúp con người hiểu được
môi trường sống và làm việc của mình để mà sống có nhân phẩm. Học tập đem lại sự
thỏa mãn về hiểu biết, tư duy và hành động nhằm làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Học tri thức thì chỉ biết tri thức, học phương pháp thì sẽ biết cách chiếm lĩnh các tri
thức. Hiện nay tri thức của thế giới cứ khoảng 7 năm sẽ tăng gấp đôi. Vì thế chương trình
phải chọn lọc, tinh giản không thể quá tải và ôm đồm. Nếu người học chỉ tiếp thu tri thức ở
nhà trường thì sau khi ra trường sẽ quên đi và mau chóng lạc hậu. Người ta tính rằng với
khối kiến thức của một kỹ sư thì chỉ sau 3 năm khối kiến thức đó sẽ trở nên lạc hậu, cần
được bổ sung. Do đó việc học tập cần phải được tiếp tục thường xuyên, suốt đời và bằng
nhiều phương thức và ở mọi nơi, mọi lúc không phải chỉ ở nhà trường.
6


*Học để làm:
Học để làm liên quan mật thiết đến câu hỏi làm thế nào để giáo dục và đào tạo có
thể trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Xã
hội chỉ trả tiền nếu mình “biết làm”, chứ không dừng lại ở “biết nói”. Đặc điểm nền
kinh tế hậu công nghiệp ở thế kỷ XXI, trong quá trình sản xuất mới không còn tuyệt đối
hóa kỹ năng nghề nghiệp mà vai trò trình độ chuyên môn của từng người được đề cao.
Do đó giáo dục phải chuyển từ đào tạo “kỹ năng làm” sang hình thành một năng lực
chuyên môn. Năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, công nghệ (biết cách làm) và kỹ
năng sống theo nghĩa rộng (khả năng giao tiếp, hợp tác, điều hành, giải quyết vấn đề,
sáng tạo...). Trong nền kinh tế tri thức học và làm là một, không còn tách riêng thời đi
học và thời đi làm. Quan niệm ngày nay không còn “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” mà

là “nhất nghệ tinh, đa nghệ tri’’... 60 - 80% dân số trong độ tuổi lao động ở các nước
công nghiệp hóa đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. ...Mô hình làm việc mới, trong
cả lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, sẽ cần đến việc ứng dụng mạnh mẽ thông tin, kiến
thức và óc sáng tạo... Năng lực cá nhân sẽ được đặt trên nền tảng kiến thức lý thuyết và
thực hành kết hợp với động lực cá nhân và các kỹ năng tốt về giải quyết vấn đề, ra
quyết định, giàu sáng kiến sáng tạo và làm việc theo nhóm... Ở cả hai khu vực này,
thông tin và giao tiếp giữ vai trò sống còn.
Tóm lại, nhân loại bước vào thế kỉ XXI với sự phát triển vượt bậc của khoa học
kỹ thuật và công nghệ. Học để làmkhông phải là lao động cơ bắp hay dây chuyền công
nghiệp đơn thuần nữa mà làm bằng tư duy, bằng trí tuệ nên ở tất cả các công việc muốn
có năng suất và hiệu quả cao đều phải cần các kĩ năng tư duy - kĩ năng mềm (kĩ năng
giải quyết vấn đề, tư duy tích cực - sáng tạo, kĩ năng thích ứng, kĩ năng sử dụng công
nghệ thông tin, kĩ năng ứng xử giao tiếp và ngoại ngữ, kĩ năng học và tự học....). Đó
chính là các kĩ năng và đòi hỏi của nguồn nhân lực chất lượng cao.

7


* Học để cùng chung sống
Giáo dục có vai trò to lớn đối với tiến bộ xã hội, giúp giải quyết các vấn đề mâu
thuẫn một cách hòa bình, giúp con người biết tôn trọng các khác biệt, các giá trị tinh thần
của người khác, dân tộc khác. Trong thời đại mới, với nền kinh tế hội nhập, giáo dục lại
càng có vai trò to lớn giúp con người có thể cùng chung sống không bị lạc hậu trong một
thế giới biến đổi và phát triển không ngừng. Nội dung giáo dục cần chú ý hai vấn đề:
- Học biết phát hiện ra người khác: Xã hội loài người phát triển không chỉ có cái
riêng của từng người, từng dân tộc mà còn đi đôi với cái chung của loài người. Do đó mỗi
người, mỗi dân tộc phải biết rõ mình, đồng thời phải hiểu người khác, phải biết phát hiện
ra người khác. Một trong những nhiệm vụ của giáo dục là giúp người học vừa nhận thức
về sự đa dạng vừa hiểu được sự tương đồng và sự phụ thuộc lẫn nhau của con người.
Ngay một em bé lớp mẫu giáo đã phải học cách chung sống với bạn, với ông bà, cha mẹ,

anh chị em. Đứa trẻ học môn Đạo đức, hoặc Giáo dục Công dân... không phải chỉ học lí
thuyết suông mà phải có kỹ năng ứng xử tốt trong gia đình, nhóm bạn, xã hội...
- Học cùng làm việc vì các mục đích chung: Con đường tốt nhất để sống còn, đó
là học chung sống với người khác, học nghe điều người khác nói. Giáo dục cần tập
trung hướng con người đến những mục đích chung.
* Học để tự khẳng định mình hay Học để làm người
Nguyên tắc cơ bản của giáo dục là giáo dục phải đóng góp vào sự phát triển của
mỗi cá thể. Mục tiêu của phát triển là sự hoàn thiện toàn diện của một con người về tâm
lý và thể xác, trí tuệ và tình cảm, thái độ đạo đức, tinh thần trách nhiệm cá nhân và các
giá trị tinh thần khác.
Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là mang lại cho mọi người tự do suy nghĩ, phán
đoán, tình cảm và trí tưởng tượng để có thể phát triển tài năng của mình và tự kiểm tra
cuộc sống của mình. Học để tự khẳng định mình là tạo sự phát triển toàn diện con người
với toàn bộ sự phong phú của nhân cách từng người và toàn bộ các hình thái thể hiện
mình... Ở trường học, nghệ thuật và thơ văn cần phải có chỗ đứng quan trọng hơn cái
chỗ mà hiện nay nó được đặt bởi một số nền giáo dục mang tính vụ lợi hơn là văn hóa.
Mối quan tâm phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo cũng sẽ khôi phục lại giá trị của
nền văn hóa và tri thức...
Chính vì học để tự khẳng định mình hay là học để làm người nên vai trò của khoa
học xã hội và nhân văn phải được đặt đúng tầm, nó phải là nền tảng của giáo dục. Vì
thế, giáo dục chính quy phải thiết kế chương trình học sao cho người học có đủ thời
gian và cơ hội để đến với các dự án hợp tác, hoạt động xã hội ngay từ những năm đầu
đời, bắt đầu từ những hoạt động thể thao và văn hóa. Phương pháp này cũng cần tạo
điều kiện cho người học tham gia vào các hoạt động xã hội nhân đạo như chung tay làm

8


vệ sinh các khu nhà ổ chuột, giúp đỡ những người kém may mắn, hoạt động từ thiện,
lên kế hoạch giúp đỡ những người cao tuổi...

Ai cũng thấy nền giáo dục truyền thống phải thay đổi do sự xuất hiện của nền kinh
tế tri thức: Kiến thức của loài người tăng lên nhanh chóng, cứ vài năm kiến thức của
loài người lại tăng lên gấp đôi. Điều vừa học được có nguy cơ nhanh chóng lạc hậu,
phải cần bổ sung. Do vậy cần phải học suốt đời (Lifelong Learning). Ai cũng phải học,
người học thuộc mọi lứa tuổi do vậy khái niệm xã hội học tập ra đời thay thế cho xã hội
công nghiệp của thế kỷ trước ...
Theo chúng tôi, những quan niệm dẫn ra trên đây chính là một phần quan trọng
nhất của triết lý giáo dục thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế tri thức và hội nhập. Sở dĩ
nói như vậy vì nó trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? nói rộng hơn:Mục đích của giáo
dục ngày nay là gì? Và: Cần làm như thế nào để có thể đạt được mục đích ấy? Trả lời
đúng được các câu hỏi ấy chính là quan niệm đúng về triết lý giáo dục.
Tại sao chúng ta không xem các quan điểm trong Văn bản Bốn trụ cột của giáo
dục (The Four Pillars of Education) của UNESCO như là một trong các triết lý quan
trọng của giáo dục ngày nay và vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh của Việt Nam? Nếu cần
cụ thể hóa trong điều kiện Việt Nam thì cần lưu tâm đến việc hòa nhập nhưng không
hòa tan nghĩa là vẫn giữ các bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong các định hướng
chiến lược và phát triển giáo dục nước nhà. Ví dụ:
- Học để chung sống: Giúp giải quyết các vấn đề mâu thuẫn một cách hòa bình,
giúp con người biết tôn trọng các khác biệt, các giá trị tinh thần của người khác, dân tộc
khác... Tuy nhiên cần giáo dục lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc, giữ bản sắc tốt đẹp
của dân tộc, không đánh mất mình, không theo đòi một cách mù quáng.
- Học để tự khẳng định mình hay là Học để làm người: Hiện nay, do tốc độ phát
triển quá nhanh của khoa học, kĩ thuật và kinh tế nên nhiều khi các giá trị nhân bản bị
đảo lộn, các quan niệm về đạo đức, nhân văn truyền thống bị xem thường và dễ bị
buông trôi. Vì vậy vai trò của khoa học xã hội và nhân văn phải được đặt đúng tầm, nó
phải là nền tảng của giáo dục, phải định hướng các giá trị nhân văn, đạo đức, kĩ năng
sống cho xã hội và thế hệ trẻ.
Chúng ta là một thành viên của UNESCO, đang từng bước hội nhập với quốc tế (ví
dụ, tham gia WTO), cùng các nước bước vào thế kỉ XXI với mục tiêu đến năm 2020 trở
thành một nước công nghiệp hiện đại, đang cần một nguồn nhân lực chất lượng cao

nghĩa là đang rất cần một nền giáo dục có chất lượng thực sự. Vì vậy nếu chúng ta thấy
những quan điểm trong văn bản Bốn trụ cột của giáo dục của UNESCO là đúng đắn thì
Việt Nam cần xem đây là một trong các triết lý quan trọng của giáo dục nước nhà.
2. Việc đầu tiên là cần xác định rõ mục tiêu giáo dục
2.1. Phân định mục đích và mục tiêu giáo dục
Mục đích giáo dục là sự mong muốn, là dự kiến về kết quả đạt được của một quá
trình giáo dục nhất định. Những mong muốn này có tính chất lý tưởng, là cái mà con
người đang hướng tới, đang phấn đấu để đạt được. Nó có tác dụng định hướng, điều
9


khiển hoạt động giáo dục trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Có thể phân biệt mục
đích và mục tiêu qua một số dấu hiệu:
Mục đích
Mục tiêu
1. Có tính định hướng, tính lí tưởng
1. Có tính cụ thể với hành động và
2. Thời gian thực hiện dài
phương tiện xác định
3. Tính rộng lớn khái quát của vấn đề 2. Thời gian thực hiện ngắn, xác định
4. Không thể đo được kết quả
3. Tính xác định của vấn đề
5. Cấu trúc phức tạp, được tạo thành do 4. Kết quả có thể đo được
nhiều mục tiêu kết hợp lại
5. Là một bộ phận của mục đích
Trước đây, ở Việt Nam người ta thường nói: Đào tạo ra những con người vừa
hồng vừa chuyên, hoặc: Đào tạo ra những con người có đủ tài đức, hoặc: Mục tiêu giáo
dục bao gồm các mặt đức, trí, thể, mỹ, lao động.... Và để đạt được các mục tiêu ấy
thì: Tiên học lễ, Hậu học văn... Song, nếu hỏi các nhà quản lý giáo dục và các giáo viên
hiểu và giải thích về mục tiêu trên như thế nào, đặc biệt nếu hỏi về các kĩ năng kiến

thức và tư duy trí tuệ học sinh cần phải đạt được là gì, Lễ bây giờ là gì? Văn bây giờ là
gì?... thì chắc chắn sẽ có rất nhiều cách hiểu và giải thích khác nhau. Vì vậy việc đầu
tiên là cần xác định rõ mục tiêu giáo dục để tất cả các cấp quản lí giáo dục, tất cả các
thầy cô giáo và toàn xã hội cùng thống nhất hiểu đúng đắn về mục tiêu giáo dục từ đó
mọi cấp giáo dục và toàn xã hội đều hướng tới thực hiện được mục tiêu ấy.
Để làm sáng tỏ các luận cứ trên, chúng ta cần nghiên cứu và làm sáng tỏ hai khái
niệm quan trọng: Chỉ số chất lượng giáo dục và Chỉ số chất lượng nguồn nhân lực đối
với mục tiêu giáo dục:
Bảng Chỉ số chất lượng Giáo dục
TT

Tên nước

Chỉ số tổng hợp (về chất
Sự thành thạo về tiếng
lượng giáo dục và nguồn
Anh
nhân lực)

Sự thành thạo về Công
nghệ cao

1

Hàn Quốc

6,91

4,0


7,0

2

Singapore

6,81

8,33

7,83

3

Nhật Bản

6,50

3,50

7,50

4

Đài Loan

6,04

3,86


7,62

5

Ấn Độ

5,76

6,62

6,75

6

Trung Quốc

5,73

3,62

4,37

7

Malaysia

5,59

4,00


5,50

8

Hồng Kông

5,20

4,50

5,43

9

Philipine

4,53

5,40

5,00

10

Thái Lan

4,04

2,82


3,27

11

Việt Nam

3,79

2,62

2,50

12

Indonesia

3,44

3,00

2,50

(Trích Bảng Chỉ số chất lượng Giáo dục trên trang Web Chỉ số CLGD - Báo cáo của
Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục ngày 10/11/2003).
10


Đây là sự đánh giá của các tổ chức quốc tế, vậy các chỉ số đánh giá chất lượng trên
bao gồm các thành tố gì? Tại saoChỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân
lực 12 nước ở khu vực châu Á, Việt Nam và Indonesia có chỉ số thấp nhất ở cả 3 tiêu

chí?
Để nghiên cứu xác định được mục tiêu giáo dục, cần nghiên cứu các tiêu chí về
chất lượng giáo dục để từ đó có thể xác định các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu,
đảm bảo được yêu cầu chất lượng giáo dục. Đối với thuật ngữ chỉ số chất lượng giáo
dục, chúng ta cần tìm hiểu sâu về chỉ số tổng hợp.
Chỉ số tổng hợp (về chất lượng GD và nguồn nhân lực) có liên quan chặt chẽ với
việc xác định và thực hiện đúng đắn mục tiêu giáo dục. Tại sao thi cử và điểm số của
học sinh Việt Nam luôn đạt trên 90% trong khi các tổ chức quốc tế đánh giá chỉ số chất
lượng giáo dục Việt Nam chỉ có 3,79/10.
Trong giáo dục, mục tiêu là đích đặt ra, mô tả điều mà người học sẽ hiểu được và
làm được sau khi học. Mục tiêu là dẫn xuất của mục đích cuối cùng trong giáo dục và
mục tiêu chung về đào tạo, chia thành mục tiêu trung gian ở các mức khác nhau, rồi
thành mục tiêu đặc thù - (Pédagogie: Dictionnaire des concepts clés - F.Raynal &
A.Rieunier). Có thể hiểu đơn giản mục tiêu giáo dục là: Chúng ta định đưa ra những
mẫu người có những kiến thức, kĩ năng và phẩm chất gì trong tương lai?
UNESCO đề xướng 4 mục đích học tập: Học để biết, học để làm, học để chung
sống, học để tự khẳng định mình.Trong khi, nhà trường của chúng ta hiện nay đang
nặng về: Học để biết, nghĩa là về cơ bản chỉ đạt được một trong bốn mục đích của
UNESCO.
Ngân hàng Thế giới gọi thế kỉ XXI là kỉ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng Skills Based Economy. Năng lực của con người được đánh giá trên cả ba thành tố:
Kiến thức, kỹ năng và thái độ (). Nhưng tất cả các kỹ năng
về kiến thức, tư duy và các kỹ năng sống của học sinh Việt Nam còn yếu.
Nhiều nhà khoa học thế giới cho rằng: Để thành đạt trong cuộc sống thì các kĩ
năng mềm chiếm tới 75%, kĩ năng cứng (kiến thức) chỉ chiếm 25%. Việt Nam ta thì quan
niệm ngược lại, nên chủ yếu dạy kiến thức mà ít quan tâm đến rèn luyện kỹ năng.
2.2. Mục tiêu giáo dục trong các nhà trường hiện đại
Chúng ta định đưa ra cho xã hội những mẫu người có những kiến thức, kĩ năng và
phẩm chất gì để sống và làm việc trong tương lai? Trả lời câu hỏi trên chính là xác định
rõ mục tiêu giáo dục.
Việc xác định rõ mục tiêu giáo dục là một điều rất quan trọng và cần thiết vì nó

định hướng chiến lược đầu tư giáo dục, xây dựng nội dung chương trình, chọn lọc nội
dung, xác định và chi phối toàn bộ công tác quản lý, điều hành các bậc học và toàn bộ
phương pháp dạy và học.
Có thể nói vắn tắt: Sản phẩm của giáo dục là năng lực và chất lượng nguồn nhân
lực tương lai của một đất nước.
11


Có nhiều cách hiểu và quan niệm về mục tiêu giáo dục, theo những tiếp cận giáo
dục hiện đại, có thể tóm tắt mục tiêu giáo dục ở các nhà trường phổ thông hiện nay bao
gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ (hay kiến thức, kỹ năng trí tuệ, kỹ năng sống - nhân
cách).
Năng lực của con người hiện nay được đánh giá trên cả ba khía cạnh: Kiến thức,
kỹ năng và thái độ, vậy mục tiêu của bậc học phổ thông là: Hình thành và phát triển
được nền tảng tư duy trí tuệ của con người trong thời đại mới.
Như vậy mục đích hay mục tiêu cuối cùng của giáo dục không phải là khẩu hiệu
chung chung mà phải là cái đích cụ thể, cái đích ấy phải hình dung được, xác định
được, kiểm nghiệm được, đánh giá được...
Ví dụ, năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vậy
xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần những mẫu người như thế nào? Mẫu người ấy
cần những loại hình kiến thức gì? Cần các kỹ năng tư duy và phẩm chất trí tuệ gì? Cần
các kỹ năng sống và phẩm chất đạo đức gì? Đó chính là chất lượng nguồn nhân lực
trong xã hội tương lai. Đó chính là các tiêu chí tuyển chọn nhân sự của các nhà sản xuất
kinh doanh và cũng chính là mục tiêu giáo dục mà nhà trường cần theo đuổi.

Câu 3. Từ kinh nghiệm của bản thân, anh (chị) hãy nêu cách dạy có hiệu quả nhất
cho bộ môn mà anh (chị) đang dạy.

12




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×