BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN ANH QUÂN
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
LIÊN THÔNG TỪ BẬC CAO ĐẲNG NGHỀ NGÀNH
QUẢN TRỊ MẠNG LÊN BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH AN GIANG
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
S KC 0 0 4 1 1 6
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN ANH QUÂN
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
TỪ BẬC CAO ĐẲNG NGHỀ NGÀNH QUẢN TRỊ MẠNG LÊN
BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH AN GIANG
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN ANH QUÂN
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
TỪ BẬC CAO ĐẲNG NGHỀ NGÀNH QUẢN TRỊ MẠNG LÊN
BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH AN GIANG
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:
TS. LƯU ĐỨC TIẾN
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: NGUYỄN ANH QUÂN
Giới tính: Nam.
Ngày, tháng, năm sinh: 01/12/1979
Nơi sinh: An Giang
Quê quán: Vĩnh Thành – Châu Thành – An Giang
Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 165A Trần Hưng Đạo, Bình Khánh, Long Xuyên, An
Giang
Điện thoại : 0903.152.824. E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Cao Đẳng:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 10/1998 đến 02/2001
Nơi học (trường, thành phố): Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Ngành học: Tin học.
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chuyên tu
Thời gian đào tạo từ 10/2004 đến 10/2006
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học An Giang
Ngành học: Sư phạm tin học
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Phương pháp dạy học tin học, Cấu trúc dữ liệu
và giải thuật, Cơ sở dữ liệu.
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:
Người hướng dẫn:
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian
Nơi công tác
Công việc đảm nhiệm
09/2001
Trường THCS An Châu
Giáo viên
09/2010
Trường Cao Đẳng Nghề An Giang
Giáo viên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 2013
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Anh Quân
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lưu Đức Tiến đã tận tình hướng
dẫn tôi trong việc hoàn thành nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô và các bạn lớp Cao học Giáo dục
học khóa 19B đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho nội dung luận văn.
Trân trọng và cảm ơn!
Nguyễn Anh Quân
iii
TÓM TẮT
Vấn đề liên thông giữa các cấp bậc trong đào tạo là một vấn đề mang tính
thời sự. Nếu việc liên thông giữa các bậc học thực hiện rộng rãi thì sẽ mở ra cơ hội
học tập rất lớn trong xã hội. Từ nhu cầu thực tế đó tác giả đã mạnh dạn áp dụng
những kiến thức đã học và những kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện đề tài: “Đề
xuất xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc Cao đẳng nghề ngành Quản
trị mạng lên bậc Đại học ngành Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh An Giang”
Trong đề tài, tác giả đã trình bày tính cấp thiết của đề tài cũng như những
nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu mà tác giả thực hiện để làm sáng tỏ đề tài. Về
nội dung nghiên cứu, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các cơ sở lý luận về xây dựng
chương trình cũng như những cơ sở thực tiễn, để trên cơ sở đó tác giả đã tiến hành
xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc Cao đẳng nghề ngành Quản trị
mạng lên bậc Đại học ngành Công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh An Giang.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, đào tạo liên thông nói chung và
đào tạo liên thông cao đẳng nghề - đại học nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng
trong nền giáo dục nước nhà, đáp ứng nhu cầu thiết thực nhu cầu của xã hội.
iv
ABSTRACT
Communication problems between the level of education is a topical issue. If
the correlation between different levels is widely practiced, it will open up huge
opportunities for learning society. In that spirit authors boldly apply the learned
knowledge and practical experience to carry out the theme: "Recommendations for
Building a continuous training program from a college level network climbed
Administration University information Technology industry in the province of An
Giang"
In the subject, the author presents the urgency of the subject as well as the
tasks and methods of research that the author conducted to shed light on the subject.
Content of the study, the authors have studied the theoretical basis for program
development as well as the practical basis, so on that basis, the authors undertook
construction of a continuous training program from College level network
management to university information technology in An Giang province .
From the results of the study subjects showed generally continuous training
and continuous training vocational colleges - universities in particular are especially
important role in the education of the country, to meet the real needs needs of
society.
v
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020
Bảng 2.1: Dự báo tổng cung lao động năm 2011-2020
Bảng 2.2: Danh mục các ngành nghề đào tạo đại học năm 2011, 2012, 2013
Bảng 2.3: Danh mục các ngành nghề đào tạo cao đẳng năm 2011, 2012, 2013
Bảng 2.4: Hệ đào tạo sinh viên đang học
Bảng 2.5: Thời gian đào tạo
Bảng 2.6: Mục tiêu đào tạo
Bảng 2.7: Ý định của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Bảng 2.8: Ý định của sinh viên về nơi học liên thông
Bảng 2.9: Hình thức đào tạo liên thông
Bảng 3.1: Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
Bảng 3.2: Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Bảng 3.3: So sánh về mục tiêu đào tạo giữa chương trình cao đẳng nghề ngành
quản trị mạng và đại học công nghệ thông tin
Bảng 3.4: So sánh về thời gian và khối lượng kiến thức toàn khóa giữa chương
trình cao đẳng nghề ngành quản trị mạng và đại học công nghệ thông tin
Bảng 3.5: So sánh về các môn học có nội dung tương đương và số đơn vị học trinh
chênh lệch nhau giữa chương trình cao đẳng nghề ngành quản trị mạng và đại học
công nghệ thông tin
Bảng 3.6: Các môn học chỉ có trong chương trình đại học công nghệ thông tin
Bảng 3.7: Các môn học trong chương trình đào tạo liên thông
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia
vi
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
Sơ đồ 1.2: Các bước phát triển chương trình đào tạo
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ liên thông hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Sơ đồ 2.1: Dự báo cầu lao động năm 2011 - 2020
vii
MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG........................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ ......................................................................................... vii
PHẦN A: TỔNG QUAN................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 3
4. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 3
5. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ...................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
8. Kế hoạch thực hiện ................................................................................................... 4
PHẦN B: NỘI DUNG .................................................................................................... 5
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 5
I. Khái niệm về việc thiết kế và phát triển chƣơng trình giáo dục, đào tạo ............. 5
1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................... 5
2. Lý thuyết về xây dựng chương trình đào tạo ........................................................... 7
II. Xu thế liên thông trong giáo dục hiện nay ............................................................ 16
1. Khái quát về liên thông .......................................................................................... 16
2. Mục đích và ý nghĩa của liên thông ....................................................................... 17
3. Những quan điểm chỉ đạo hoạt động đối với đào tạo liên thông ........................... 17
4. Các yếu tố liên thông.............................................................................................. 18
5. Cơ sở pháp lý về xây dựng chương trình đào tạo liên thông ở Việt Nam ............. 20
6. Tình hình đào tạo liên thông: ................................................................................. 21
CHƢƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG.............................................................. 23
I. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang ........................ 23
1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 23
2. Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................................... 23
3. Chất lượng nguồn nhân lực .................................................................................... 25
II. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 ..... 29
1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 ......... 29
2. Dự báo cung – cầu lao động ................................................................................... 30
III. Giới thiệu về trƣờng Đại học An Giang .............................................................. 33
1. Khái quát về trường Đại học An Giang ................................................................. 33
2. Lịch sử hình thành .................................................................................................. 37
3. Giới thiệu khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường ............................................. 38
4. Các ngành học đào tạo ........................................................................................... 41
IV. Tìm hiểu nhu cầu học liên thông của sinh viên Cao đẳng nghề ngành Quản trị
mạng tại trƣờng Cao đẳng nghề An Giang................................................................ 45
1. Nội dung tìm hiểu ................................................................................................... 45
2. Kết quả khảo sát ..................................................................................................... 46
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN
THÔNG TỪ BẬC CAO ĐẲNG NGHỀ LÊN BẬC ĐẠI HỌC ................................ 48
I. Phân tích chƣơng trình khung đào tạo đại học công nghệ thông tin ................... 48
1. Phân tích chương trình khung đào tạo Cao đẳng nghề ngành Quản trị mạng........ 48
2. Phân tích chương trình khung đào tạo đại học công nghệ thông tin ...................... 53
II. So sánh giữa chƣơng trình cao đẳng ngành Quản trị mạng và chƣơng trình bậc
đại học ngành Công nghệ thông tin ............................................................................ 54
1. Mục tiêu đào tạo ..................................................................................................... 54
2. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa ............................................ 55
3. Các môn học có nội dung và số đơn vị học trình chênh lệch nhau giữa chương
trình cao đẳng nghề Quản trị mạng và đại học Công nghệ thông tin ......................... 56
4. Các môn học chỉ có trong chương trình đại học Công nghệ thông tin .................. 56
III. Đề xuất chƣơng trình đào tạo liên thông từ cao đẳng nghề ngành Quản trị
mạng lên đại học Công nghệ thông tin ....................................................................... 57
1. Mục tiêu đào tạo ..................................................................................................... 57
2. Thời gian đào tạo chuyển tiếp ................................................................................ 58
3. Đối tượng tuyển sinh .............................................................................................. 58
4. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp .................................................................. 59
5. Thang điểm ............................................................................................................. 59
6. Khối lượng kiến thức toàn khóa ............................................................................. 59
7. Nội dung chương trình ........................................................................................... 59
8. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến) ................................................................................ 61
IV. Đánh giá của chuyên gia về khả năng ứng dụng của chƣơng trình .................. 63
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 65
1. KẾT LUẬN: ........................................................................................................... 65
2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 65
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 67
PHỤ LỤC
PHẦN A: TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử. Cùng với sự phát triển chung của mọi mặt đời sống kinh tế xã
hội, lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên cả ba mặt: Nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đầu tư cho giáo dục, đào tạo ngày
càng tăng, trang thiết bị trường học được tăng cường. Quy mô đào tạo không ngừng
được mở rộng, trình độ dân trí được nâng lên. Chất lượng dạy nghề có nhiều chuyển
biến tích cực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Quốc hội và sự chỉ đạo,
điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp, đặc biệt là sự quan tâm, tham gia
đóng góp của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nước, cùng với lòng yêu
nước, yêu người, yêu nghề, ý thức trách nhiệm, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và
quyết tâm đổi mới của ngành giáo dục đã phát huy mạnh mẽ truyền thống hiếu học
của dân tộc để tạo nên những thành quả giáo dục to lớn, góp phần nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế xã hội và giữ vững
an ninh, chính trị của đất nước. Để một Quốc gia hay một địa phương phát triển
kinh tế - xã hội một cách vững mạnh, không những phải có các nhà khoa học, giáo
viên, kỹ sư, các nhà kinh doanh, nhà quản lý … mà cần phải có thêm một đội ngũ
nhân lực phong phú bao gồm đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên lành nghề, các công
nghệ gia thành thạo công việc và đồng bộ trong các lĩnh vực.
Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020. Chiến
lược đã xác định quan điểm chỉ đạo sự phát triển giáo dục trong đó có giáo dục đại
học là “Quốc sách hàng đầu”. Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo
dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục
vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục và đào tạo
cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội. Giáo dục đại học là bộ phận chủ yếu tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và đào tạo có sứ
mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần
1
quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 cũng đã nêu: “Hoàn thiện cơ cấu hệ
thống giáo dục quốc dân, xây dựng khung trình độ quốc gia về giáo dục tương thích
với các nước trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo phân luồng trong hệ thống,
đặc biệt là phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và liên thông giữa
các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; đa dạng hóa phương thức
học tập đáp ứng nhu cầu nhân lực, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân”. Hơn
nữa trong luật giáo dục đại học 2012 cũng đã khẳng định: Phát triển các chương
trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình
và trình độ đào tạo. Gần đây nhất là thông tư liên tịch số: 27/2010/TTLT-BGDĐTBLĐTBXH giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động Thương Binh Xã hội về
việc liên thông giữa trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng,
đại học.
Ngày nay, giáo dục thế giới vừa coi trọng đại chúng hóa đại học. Đại chúng
hóa đại học gắn liền với học suốt đời, tạo nên xã hội học tập, làm cho người lao
động cập nhật tri thức hiện đại, có năng lực sống và làm việc trong nền kinh tế tri
thức. Như vậy, sau giáo dục trung học, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học bao
gồm trình độ nghề nghiệp từ thấp đến cao nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa
và hiện đại hóa nước ta. Với học tập suốt đời trong một xã hội học tập, theo chuyên
ngành hoặc các chuyên ngành có quan hệ với nhau, giáo dục nghề nghiệp và giáo
dục đại học cần liên thông với nhau đáp ứng yêu cầu vươn lên của người lao động.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế này, người nghiên cứu chọn đề tài “Đề xuất
xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc Cao đẳng nghề ngành Quản trị
mạng lên bậc Đại học ngành Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh An Giang”.
Chương trình được xây dựng trên cơ sở của chương trình bậc Cao đẳng nghề ngành
Quản trị mạng và bậc Đại học Công nghệ thông tin hiện đang được giảng dạy tại
trường Đại học An Giang.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc Cao đẳng nghề ngành Quản
trị mạng lên Đại học ngành Công nghệ thông tin nhằm mở rộng năng lực đào tạo
2
cho trường Đại học An Giang trong nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho
sự phát triển của địa phương nói riêng và các tỉnh lân cận An Giang nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào tạo và chương trình
đào tạo liên thông.
- Khảo sát nhu cầu học liên thông của sinh viên ngành Quản trị mạng tại trường
Cao Đẳng Nghề An Giang và nhu cầu tuyển dụng trong tỉnh An Giang.
- Đề xuất chương trình đào tạo liên thông từ bậc Cao đẳng nghề lên bậc Đại
học ngành Quản trị mạng tại trường Cao đẳng nghề An Giang.
- Lấy ý kiến của chuyên gia về khả năng ứng dụng của chương trình.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Chương trình đào tạo liên thông từ bậc Cao đẳng nghề ngành Quản trị mạng
lên bậc Đại học ngành công nghệ thông tin được xây dựng thành công sẽ đào tạo
đội ngũ lao động có trình độ và chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường
lao động, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời
của nhân dân tỉnh An Giang và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
5. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hai chương trình đào tạo đang được áp dụng tại trường Cao đẳng nghề An
Giang và đại học An Giang.
- Tính liên thông giữa hai chương trình Cao đẳng nghề và Đại học.
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Nhu cầu về đào tạo tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh tại địa phương.
- Nhu cầu đào tạo liên thông của sinh viên tại trường Cao Đẳng Nghề An Giang.
6. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình được xây dựng trên cơ sở của chương trình bậc Cao đẳng nghề
ngành Quản trị mạng và bậc Đại học Công nghệ thông tin hiện đang được giảng dạy
tại trường Đại học An Giang.
3
Chương trình sẽ được xây dựng theo hướng cấu trúc: Môn học, đơn vị học
trình, phân chia theo từng học kỳ.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tài liệu: Các văn bản pháp lý liên quan đến đào tạo liên thông;
các chương trình đào tạo và chương trình đào tạo liên thông; các tài liệu, sách tham
khảo về xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo liên thông,
phân tích nghề, module, tín chỉ.
- Phân tích chương trình Cao đẳng nghề ngành Quản trị mạng đang áp dụng
tại trường Cao đẳng nghề An Giang với chương trình Đại học Công nghệ thông tin
tại trường Đại học An Giang để tìm mối quan hệ giữa hai chương trình.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát điều tra: Về nhu cầu đào tạo và tuyển dụng nhân lực, về nhu cầu
học liên thông, về khả năng ứng dụng chương trình.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia để đánh giá khả năng áp dụng vào thực tế
của chương trình do không đủ thời gian thực nghiệm chương trình.
7.3. Phƣơng pháp thống kê
Phân tích, tổng hợp xử lý số liệu thu được qua các cuộc điều tra bằng phiếu
thăm dò, phiếu điều tra.
8. Kế hoạch thực hiện
Tháng
Nội dung công việc
Hoàn thành đề cương
4
5
6
7
8
9
10
X
X
11
X
Thu thập tài liệu
X
Soạn công cụ điều tra
X
Thu thập các phiếu điều tra
X
Phân tích đánh giá số liệu
X
Viết luận văn
X
Trình giáo viên hướng dẫn, phản biện
Chỉnh sửa hoàn chỉnh và nộp luận văn
X
4
X
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
I. Khái niệm về việc thiết kế và phát triển chƣơng trình giáo dục, đào tạo
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Chƣơng trình
Chương trình là một hệ thống các thông tin được biên soạn cho giáo viên bao
gồm: trình tự về nội dung, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao, các yêu cầu về
tiêu chuẩn đạt được.
1.2. Chƣơng trình khung
Chương trình khung xác định các lĩnh vực học tập cơ bản, trong đó mô tả
những kiến thức và hiểu biết mà học sinh thu nhận được và các kỹ năng cơ bản mà
học sinh cần có. Chương trình khung cũng xác định rõ phẩm chất và thái độ cần
hình thành ở học sinh. Chương trình khung khẳng định các tuyên bố có tính quốc
gia về mức độ của các kiến thức, kỹ năng, thái độ học sinh cần đạt được (thường
hiểu đó là chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ) và phát thảo các hình thức đánh giá ở
cấp trường và cấp quốc gia.
1.3. Chƣơng trình đào tạo
“Chương trình đào tạo là một văn bản chính thức quy định mục đích, mục
tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế
hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các môn học, giữa lý thuyết
và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất,
chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo”1.
Wentling (1993) cho rằng: “chương trình đào tạo là một bảng thiết kế tổng
thể cho một hoạt động đào tạo (đó có thể là một khóa học vài giờ, một ngày, một
tuần hoặc một vài năm). Bảng thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần
1
Bùi Hiền-Nguyễn Văn Giao-Nguyễn Hữu Quỳnh-Vũ Văn Tảo: Từ điển giáo dục học, Bách Khoa, 2001,
trang 54.
5
đào tạo, chỉ rõ ra những gì có thể trong đợi người học sau khóa học, nó phác họa ra
qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho biết các phương pháp
đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, và tất cả các cái đó được
sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”2.
Như vậy chương trình đào tạo là một bảng thiết kế các hoạt động đào tạo
gồm có: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Các yếu tố
này được bố trí theo một cấu trúc chặc chẽ về thời gian, có thể kiểm soát được, sao
cho sau khi hoàn tất hệ thống việc làm đó người dạy và người học đạt được mục
đích việc dạy và học của mình. Đồng thời, chương trình đào tạo cũng phải đề cập
đến các yếu tố giá trị văn hóa xã hội, giới tính, đạo đức nghề nghiệp…
Dù chương trình dạy học ở cấp độ vĩ mô (chương trình dạy học của một quốc
gia, của một ngành học, bậc học, cấp học…) hay vi mô (chương trình môn học, bài
học, đơn vị tri thức học tập…) đều bao gồm 5 yếu tố cơ bản của hoạt động dạy học:
mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, kế hoạch triển khai
và đánh giá kết quả. Chương trình đào tạo chỉ có giá trị pháp lý khi được cấp quản
lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền phê duyệt.
1.4. Xây dựng chƣơng trình
Là một hệ thống thiết kế thực tiễn và hợp lý, bao gồm việc: thu thập các dữ
liệu cần thiết; đi đến các quyết định, xác định được nội dung, tiêu chí, và các hoạt
động giảng dạy; thực hiện đánh giá cả về sản phẩm lẫn quy trình; cũng như sửa
chữa, hiệu chỉnh các chương trình có liên quan tới dạy nghề.
1.5. Nghề
Nghề là nghề nghiệp trong phạm vi hẹp, cụ thể và chuyên sâu.
1.6. Phân tích nghề
Phân tích nghề là việc xác định các nhiệm vụ, các công việc của một nghề
nào đó, danh mục đó cần được sắp xếp có hệ thống, các bước trong từng công việc
theo đúng qui trình và xác định các điều kiện để thực hiện công việc đó.
Phân tích nghề là cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo nghề, để từ đó có
thể thiết lập nên các module. Để chương trình có sự linh hoạt, có thể tạo sự liên
2
GS-TSKH Lâm Quang Thiệp; Chương trình và qui trình đào tạo đại học, Hà Nội, 2006, trang 126
6
thông trong đào tạo, các mô đun cần được cấu trúc hợp lý để người học dễ dàng tiếp
thu kiến thức.
1.7. Dacum
Là một phương pháp phân tích nghề, qua đó một tiểu ban gồm các chuyên
gia lành nghề được tập hợp và dẫn dắt bởi một thông hoạt viên đã được đào tạo, để
cùng nhau xác định cụ thể và chi tiết được các nhiệm vụ và công việc mà các công
nhân lành nghề phải thực hiện trong nghề nghiệp của họ.
2. Lý thuyết về xây dựng chƣơng trình đào tạo
2.1. Lý thuyết về xây dựng chƣơng trình
Một trong các mục đích cuối cùng của giáo dục là phát triển con người toàn
diện. Ở góc độ đó chương trình học phải hướng tới ba mục tiêu chính: mục tiêu tri
thức, mục tiêu kỹ năng và mục tiêu tình cảm. Đối với mục tiêu tri thức, chương
trình Con người trong xã hội giáo dục cần biết gì? Mục tiêu kỹ năng đòi hỏi chương
trình học xác định: Con người có thể làm được những gì? Và mục tiêu thứ ba, mục
tiêu tình cảm – giá trị, giá trị chương trình học hướng tới: Con người nên nhận các
chân giá trị và họ cần cư xử như thế nào trong cuộc sống?
Thuật ngữ chương trình học – Curriculum xuất phát từ tiếng Latin là Currer,
có nghĩa là chạy, điều hành một khóa học. Từ đó theo định nghĩa truyền thống thì
chương trình học có nghĩa là một khóa học (course of study). Về sau nhiều tác giả
lại cho rằng chương trình học là một bản kế hoạch nhằm cung cấp những cơ hội học
tập để đạt được những mục đích và mục tiêu cụ thể cho một nhóm đối tượng hay ở
một nhà trường nào đó. Vào thập niên 1950, định nghĩa về chương trình học có
phần mở rộng hơn cụ thể như sau:
Chương trình học là tập hợp nhiều môn học hay nội dung học tập được dạy
trong nhà trường. Theo Marsh và Willis (1995), Marsh và Stafford (1988), chương
trình là hệ thống các kế hoạch và kinh nghiệm có liên quan với nhau mà người học
phải đạt dưới sự hướng dẫn của nhà trường. Ở đây có ba yếu tố liên quan mật thiết
với nhau tác động lên người học và quá trình học tập: Kế hoạch, kinh nghiệm và
nhà trường. Nói đến kế hoạch là nói đến bước đi, tính logic của thứ tự. Nói đến kinh
7
nghiệm không chỉ là cái đã xảy ra mà còn chủ yếu đề cập đến các nội dung học tập
thích hợp cần thiết trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Xây dựng chương trình luôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ một hệ
thống đào tạo nào, đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu giáo
dục vì nó là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Để có
được một chương trình đào tạo thích hợp, có giá trị, đáp ứng được yêu cầu của xã
hội cũng như nhu cầu người học, người biên soạn cần có quan điểm hệ thống khi
tiếp cận với các lĩnh vực liên quan đến xây dựng chương trình và phải xem xét,
phân tích chúng trong mối quan hệ biện chứng. Hệ thống ở đây được hiểu là sự tập
hợp các yếu tố có sự tương tác với nhau để đạt được mục đích chung. Trong quá
trình xây dựng chương trình, người biên soạn không chỉ quan tâm đến đặc điểm
người học (đầu vào), những năng lực đạt được của học viên khi tốt nghiệp (đầu ra)
mà còn phải quan tâm đến những yếu tố tác động của môi trường chẳng hạn như:
Nhà trường, cộng động xã hội, nhu cầu của giới doanh nghiệp, các chính sách phát
triển kinh tế xã hội của Nhà nước… vì chính những yếu tố này cũng góp phần quan
trọng tạo ra sự thành công hay thất bại của chương trình.
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
MÔI TRƢỜNG
(Nhà trường, xã hội, kinh doanh, sản xuất, chính sách Nhà nước …)
ĐẦU VÀO
QUÁ TRÌNH
ĐẦU RA
(Học viên
(Chương
(Học viên
học nghề)
trình đào tạo)
tốt nghiệp)
PHẢN HỒI (Sự thỏa mãn nghề nghiệp, năng lực
đạt được, đóng góp cho xã hội)
Về các bộ phận cấu thành của một chương trình đào tạo, Tyler (1949) cho
rằng chương trình đào tạo phải bao gồm bốn thành tố cơ bản, vì vậy khi lập kế
8
hoạch cho chương trình đào tạo cũng phải xem xét bốn khía cạnh của nó, đó là:
Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp hay quy trình đào tạo và đánh giá
kết quả đào tạo.
Xây dựng chương trình đào tạo là một công việc sống còn và vô cùng cần
thiết đối với các cơ sở đào tạo trước khi quyết định mở thêm một ngành nghề đào
tạo mới. Do đó, khi xây dựng chương trình đào tạo phải đảm bảo được rằng, tất cả
học sinh đều đạt được những mục tiêu thích hợp mà ban giảng huấn đề ra và tiếp
thu đầy đủ các kỹ năng, thái độ và năng lực quy định trong chương trình.
2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng chƣơng trình
Xây dựng chương trình đào tạo là một công việc khó khăn và phức tạp. Nếu
như trước đây công việc này chủ yếu được làm dựa vào những chuyên gia trong
ngành giáo dục thì ngày nay cách làm đó không còn phù hợp nữa. Cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ dạy học đã có nhiều biến đổi. Quá trình xây
dựng chương trình đào tạo là sự kết hợp chặt chẽ giữa thực tiễn cuộc sống với lý
luận dạy học, nó đòi hỏi nhiều thành phần trong các lĩnh vực liên quan cùng tham
gia. Do vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chương trình đào tạo,
những yếu tố cơ bản ổn định bao gồm:
- Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
- Đường lối chính sách kinh tế xã hội quốc gia.
- Mục tiêu và chiến lược giáo dục.
- Nhu cầu, ước muốn của thế hệ thanh niên.
2.3. Các cách tiếp cận trong việc xây dựng chƣơng trình đào tạo
2.3.1. Cách tiếp cận nội dung
Nhiều người quan niệm rằng, chương trình đào tạo chỉ là bản phác thảo nội
dung đào tạo. Với quan niệm này, giáo dục là quá trình truyền thụ nội dung – kiến
thức. Đây là cách tiếp cận kinh điển trong xây dựng chương trình đào tạo, theo đó
thành phần chính là nội dung kiến thức. Theo cách tiếp cận này, chương trình đào
tạo chẳng khác gì bản mục lục của cuốn sách giáo khoa. Phương pháp giảng dạy
thích hợp với cách tiếp cận này phải nhằm mục tiêu truyền thụ được nhiều kiến thức
9
nhất, người học thụ động nghe theo người dạy. Việc đánh giá kết quả học tập sẽ gặp
khó khăn vì mức độ nông sâu của kiến thức không được thể hiện rõ ràng.
2.3.1. Cách tiếp cận mục tiêu
Dựa trên mục tiêu đào tạo người dạy mới quyết định lựa chọn nội dung,
phương pháp đào tạo cũng như cách đánh giá kết quả học tập. Mục tiêu đào tạo ở
đây được thể hiện dưới dạng mục tiêu đầu ra: Những thay đổi về hành vi của người
học. Theo cách tiếp cận này, người ta chỉ quan tâm đến những thay đổi ở người học
sau khi kết thúc khóa học về hành vi trong các lĩnh vực nhận thức, kỹ năng, thái độ.
Mục tiêu đào tạo phải được xây dựng rõ ràng sao cho có thể định lượng được và
dùng nó làm tiêu chí đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo.
Dựa vào mục tiêu đào tạo có thể đề ra nội dung kiến thức đào tạo, phương
pháp giảng dạy cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra nội dung kiến thức đào tạo,
phương pháp giảng dạy cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra và phương pháp
đánh giá thích hợp theo các mục tiêu đào tạo.
* Ƣu điểm của cách xây dựng chƣơng trình theo cách tiếp cận mục tiêu:
- Mục tiêu đào tạo cụ thể và chi tiết thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và
chất lượng chương trình đào tạo.
- Người học và người dạy biết rõ cần phải học và dạy như thế nào để đạt
được mục tiêu.
- Cho phép xác định các hình thức đánh giá kết quả học tập của người học.
2.3.3. Cách tiếp cận phát triển
Dựa trên quan niệm “Chương trình đào tạo là quá trình, còn giáo dục là sự
phát triển”. Theo quan niệm này thì định nghĩa chương trình đào tạo: “Chương trình
đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể kéo dài một
vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết toàn
bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở người học sau khóa
học, nó phác họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho
ta biết các phương pháp đào tạo và các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo.
Tất cả những cái đó được sắp xếp theo một trình tự thời gian biểu chặt chẽ.” (Tim
Wentling, 1993).
10
2.4. Tiến trình xây dựng chƣơng trình đào tạo
Theo Tiến sĩ Richart Keith Gillbert của Đại học Phoenix, Mỹ để xây dựng
chương trình theo tín chỉ cần phải có 8 bước:
* Bƣớc 1: Xác định lý do để xây dựng chƣơng trình.
* Bƣớc 2: Xác định mục tiêu chung của chƣơng trình.
- Mục tiêu là điểm xuất phát của việc xây dựng chương trình, giúp cho người
học và nhà tuyển dụng tương lai biết được họ kỳ vọng gì vào chương trình.
- Mục tiêu cần xác định theo thứ tự ưu tiên.
- Mục tiêu cần đối chiếu với kiến thức và kỹ năng dự kiến (đòi hỏi người học
phải có trước đó để tham gia vào chương trình đào tạo).
* Bƣớc 3: Đánh giá nhu cầu của ngƣời học tƣơng lai sẽ tham gia vào chƣơng
trình. Có thể đánh giá bằng cách:
- Bằng cách phỏng vấn hay thăm dò người học tương lai.
- Quan sát trực tiếp.
- Tìm hiểu qua các nhà tuyển dụng.
* Bƣớc 4: Cấu trúc chƣơng trình và lên kế hoạch.
Toàn bộ thông tin thu thập được tổng hợp thành kế hoạch xây dựng chương
trình sơ bộ.
- Cấu trúc của nhóm tín chỉ.
- Bao trùm cả nội dung của tín chỉ và chủ đề bao trùm cho từng tín chỉ.
- Sắp xếp các tín chỉ theo trình tự.
- Nội dung và chủ đề của mỗi tín chỉ.
- Khi xác lập chủ đề, cần xem xét các nội dung tiềm năng có liên quan.
- Phác họa các bước trong từng tín chỉ.
- Mô tả toàn bộ môn học.
- Xác định mục tiêu của mỗi module.
- Quan hệ của các tín chỉ.
* Bƣớc 5: Thiết kế chi tiết nội dung tín chỉ.
- Việc cấu trúc tổng thể của chương trình học sẽ dễ dàng mô tả chi tiết mỗi tín chỉ.
- Xác định mục tiêu cụ thể cho từng tín chỉ.
11
* Bƣớc 6: Biên soạn tài liệu học tập.
- Bắt đầu với các vấn đề nổi bật, dựa vào mục tiêu cụ thể được xác định
trong kế hoạch biên soạn.
- Thảo luận với nhóm biên soạn để tìm ra ý tưởng và giải pháp thích hợp.
- Lường trước những quan niệm sai lầm của người học.
- Phác thảo đề cương đã được nhóm đánh giá.
- Thêm vào những phương pháp đánh giá, trang thiết bị, tài liệu học tập.
* Bƣớc 7: Chọn phƣơng pháp đánh giá ngƣời học.
- Cung cấp cơ hội cho người học trình bày những gì mà họ đã được học.
Cung cấp cho người học cơ hội ứng dụng kiến thức đã có trước đó.
- Đánh giá vấn đề cụ thể hướng đến việc gắn với một tình huống nghề nghiệp
nào đó.
- Những phương pháp đánh giá đầy đủ những yêu cầu này là: Tiểu luận, bài
tập giao về nhà, những tiến bộ qua những bài kiểm tra.
* Bƣớc 8: Mục tiêu của đánh giá là cơ sở để cải thiện chƣơng trình sau này.
- Đánh giá chương trình và điều chỉnh khi cần thiết.
Đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã thực hiện nghiên cứu
các phương pháp về xây dựng chương trình; Hannun và Briggs (1980), đã tìm ra 7
yếu tố khi phân tích các mô hình hệ thống hóa chương trình giảng dạy bao gồm:
o Lập kế hoạch, xây dựng, truyền đạt và đánh giá giảng dạy dựa trên cơ sở của
lý thuyết hệ thống.
o Các mục tiêu dựa trên việc phân tích tình hình thực tế của hệ thống tức là
mục tiêu được đặt ra phù hợp với quá trình đào tạo.
o Các mục tiêu phải căn cứ vào khả năng học tập của người học.
o Chương trình được biên soạn phải căn cứ vào trình độ đầu vào của người học.
o Chú ý đến việc lựa chọn phương pháp và phương tiện giảng dạy.
o Đánh giá và xếp loại dựa trên khả năng đạt được những mục tiêu và tiêu chí
đề ra.
o Đánh giá đóng vai trò quan trọng trong tiến trình biên soạn và hiệu chỉnh.
12