Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khóa luận Tốt nghiệp Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.43 KB, 75 trang )

Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt nhất khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tổ chức.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Nguyễn Thị Tuyết
Nhung - người đã hướng dẫn, động viên và chỉ bảo nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều
cả về kiến thức lẫn kỹ năng để tôi làm tốt nhất khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong khoa Việt Nam
học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy nhiệt tình kiến thức lý thuyết và
thực tế, giúp tôi tích lũy trong suốt quá trình học tập tại khoa để áp dụng vào trong
đề tài khóa luận.
Tiếp theo, tôi xin cảm ơn đến Sở văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên,
ban Quản lý di tích tại các đền, phủ, miếu, chùa tại phố Hiến đã nhiệt tình cung cấp
thông tin để tôi hoàn thành đầy đủ và tốt nhất đề tài khóa luận của mình.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên, an ủi và
chia sẻ với tôi trong suốt quá trình làm đề tài khóa luận này.

1
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................4


1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề. ................................................................................................7
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .....................................................................9
4. Nhiệm vụ, đóng góp của khóa luận.............................................................10
4.1. Nhiệm vụ .......................................................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................11
6. Bố cục đề tài. .................................................................................................12
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở.......13
VIỆT NAM VÀ PHỐ HIẾN..................................................................................13
1.1.Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam................................................................13
1.1.1. Lịch sử hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu..............................................13
1.1.2. Quá trình phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu ...........................................16
1.1.3. Giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu. ...........................................................18
1.2. Khái quát chung về phố Hiến. ...................................................................21
1.2.1. Vị trí địa lý, tên gọi. ..............................................................................21
1.2.2. Lịch sử hình thành, phát triển và suy vong.........................................22
Tiểu kết chương 1: .................................................................................................26
Chương 2: THỰC TRẠNG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN
PHỐ HIẾN..............................................................................................................28
2.1.Địa bàn thờ Mẫu khu vực Phố Hiến ...........................................................28
2
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

2.1.1. Không gian thờ tự .................................................................................28

2.1.2. Khu vực tập trung thờ Mẫu ở phố Hiến .............................................30
2.2.Nhận vật Mẫu thờ phụng và cách bài trí ...................................................36
2.2. Các hoạt động tiêu tiểu của tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến .................36
2.2.1. Lên đồng .................................................................................................36
2.2.2. Lễ hội ......................................................................................................42
2.2.2.1. Phần Lễ ................................................................................................43
2.2.2.2. Phần Hội ..............................................................................................48
2.3. Một số biến đổi của tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến.........51
Tiểu kết chương 2: .................................................................................................56
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
TRÊN ĐỊA BÀN PHỐ HIẾN................................................................................58
3. 1. Ý nghĩa của việc bảo tồn giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn
phố Hiến ............................................................................................................58
3.2.Đề xuất ý kiến................................................................................................62
3.2.1. Một số vấn đề đặt ra ...............................................................................63
3.2.2. Một số biện pháp.....................................................................................67
Tiểu kết chương 3: .................................................................................................73
III. PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................74

3
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên).
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Khi thực hiện đề tài “Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng
Yên)” – một trong những tín ngưỡng đã xuất hiện từ lâu đời tại đây chúng tôi xuất
phát từ những lý do sau để nghiên cứu:
1.1.

Xuất phát từ những giá trị độc đáo, đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố
Hiến.
Trước tiên, để nói về những giá trị văn hóa đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu

ở phố Hiến chúng tôi xin nói về những đóng góp của tín ngưỡng này cho văn hóa
Việt Nam. Thờ Mẫu đã để lại những giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và
văn hóa tổ chức cộng đồng rất đặc sắc trên nhiều phương diện. Trong đó, tín
ngưỡng này hướng tới một thế giới đề cao, tôn vinh những giá trị của người phụ
nữ. Người phụ nữ giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của
loài người. Ngay từ thời nguyên thủy, họ là những người truyền lửa giữ nhiệt trong
gia đình, hái lượm hoa quả và nuôi dạy con cái. Chính vì thế, ở Việt Nam hình ảnh
người phụ nữ luôn được coi trọng. Sự coi trọng đó được thể hiện qua tín ngưỡng
thờ Mẫu nhằm ca ngợi các vị nữ thần có công lao với đất nước, ban phát sự may
mắn, hi vọng và trừ ma quỷ. Tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng phát triển trong xã hội
hiện đại. Với những giá trị văn hóa đặc sắc để lại trong nhiều công trình tôn giáo,
tín ngưỡng, các nghi thức, lễ hội… tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã để lại
những dấu ấn, giá trị văn hóa tốt đẹp, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt
Nam.
Tiếp theo, tại phố Hiến, tín ngưỡng thờ Mẫu đem lại nhiều giá trị văn hóa
độc đáo mang đậm dấu ấn bản địa. Nằm ở khu vực Bắc Bộ nổi tiếng với câu “Thứ
nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến”, phố Hiến trước kia không chỉ là một vùng đất
buôn bán giàu có mà còn là nơi có nền văn hóa phát triển rực rỡ. Hiện nay, tuy phố
4
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên



Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Hiến chỉ còn là trầm tích một thời thuộc địa phận thành phố Hưng Yên, nhưng
những giá trị nơi đây để lại đang là đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu. Phố
Hiến là địa danh tập trung nhiều di tích lịch sử, những công trình tôn giáo tín
ngưỡng thờ Mẫu. Sự hòa trộn, giao lưu và tiếp biến văn hóa thông qua con đường
thông thương đã tạo cho tín ngưỡng thờ Mẫu mang nhiều nét văn hóa có giá trị.
Trong đó phải kể đến hệ thống truyền thuyết về các thánh Mẫu tại phố Hiến.
Những vị thánh Mẫu được thờ tự thể hiện nét đặc sắc trong sự giao lưu văn hóa.
Tại phố Hiến xuất hiện những vị thánh Mẫu mang đậm dấu ấn người Hoa như
Thiên Hậu Thánh Mẫu, Mẫu Dương Quý Phi…cũng có những mẫu mang đậm dấu
ấn người Việt là Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Nhạc, Mẫu Thoải. Điều này thể hiện
giá trị văn hóa độc đáo mang đậm dấu ấn bản địa của tín ngưỡng tại phố Hiến. Đó
là những thánh Mẫu mang đậm tính chất của những vị thần Hàng Hải, phù trợ cho
con người khỏi thiên tai và đem lại may mắn.
Lễ hội thánh Mẫu hàng năm tại phố Hiến cũng tạo lên một dấu ấn đặc sắc
không thể phai mờ trong văn hóa phố Hiến. Lễ hội hàng năm được tổ chức thu hút
hàng nghìn lượt người tham gia. Những nghi lễ truyền thống được tái hiện lại
thông qua phần lễ, các trò chơi dân gian được bảo tồn thông qua phần hội đã thể
hiện những giá trị văn hóa được bảo lưu thông qua tín ngưỡng thờ Mẫu. Chính vì
điều đó, tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến là một trong những tín ngưỡng đem lại
những giá trị văn hóa độc đáo cần nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện.
1.2. Xuất phát từ thực trạng tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến.
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế ngày nay kéo theo không ít những hệ
lụy về văn hóa. Giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần cũng như tổ chức
cộng đồng đang có dấu hiệu bị mai một, lãng quên. Vì vậy, nghiên cứu phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp là việc cần làm. Khảo sát tín ngưỡng thờ

Mẫu quanh khu vực phố Hiến chính là góp phần bảo vệ và giữ gìn những nét đẹp
văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
5
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Thờ Mẫu là một hiện tượng mang tính phổ biến không chỉ ở phố Hiến mà
còn ở nhiều vùng khác trên khắp đất nước Việt Nam. Tính thực tiễn khi nghiên cứu
tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến được thể hiện việc trong những năm gần đây,
hoạt động thờ Mẫu ở là vấn đề đáng được quan tâm. Sự phát triển đó chứng tỏ sức
ảnh hưởng mạnh mẽ đối với đời sống tín ngưỡng tâm linh tại cộng đồng bản địa.
Tuy nhiên, ta cũng nhìn thấy tính hai mặt trong cùng một vấn đề của tín ngưỡng
này. Việc tìm hiểu đó sẽ là những nguồn tài liệu quan trọng đặt cơ sở cho những
nghiên cứu tiếp theo tại đây.
Thực trạng của tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến đang phát triển theo hai
hướng tích cực và tiêu cực. Đứng trên góc độ của người nghiên cứu văn hóa, chúng
tôi sẽ làm rõ thực trạng, những biến đổi của tín ngưỡng thờ Mẫu từ xưa đến nay,
điều đó vừa thể hiện những giá trị văn hóa độc đáo, mặt khác cũng thể hiện những
mặt trái mà tín ngưỡng thờ Mẫu đem lại cho cộng đồng cư dân bản địa.
1.3. Xuất phát từ những nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến
Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những đề tài đã được nhiều
học giả nghiên cứu từ xưa đến nay. Có thể nói, mỗi nơi thờ Mẫu đều để lại những
dấu ấn riêng mang đậm tính bản địa. Đặc biệt những địa điểm thờ Mẫu nổi tiếng ở
khu vực Bắc Bộ như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang… đều có những công trình
nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện về những giá trị trị cũng như thực trạng
của tín ngưỡng thờ Mẫu tại khu vực đó.

Tuy nhiên, tại phố Hiến Hưng Yên đến giờ vẫn có rất ít những công trình
nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực này. Đa phần các công trình nghiên
cứu chỉ nhắc đến hoặc khái quát đôi nét nhất về truyền thuyết, nhân vật Mẫu thờ tự
tại phố Hiến. Chính vì thế, trong bài khóa luận của mình, chúng tôi sẽ đưa ra
những nét khái quát nhất về tín ngưỡng thờ Mẫu tại khu vực phố Hiến thông qua
thực trạng, biểu hiện và đặc điểm. Cùng với đó, chúng tôi xin đưa ra những ý kiến
đề xuất nhằm bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa độc đáo của tín ngưỡng
6
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

này. Góp phần làm tiền đề cho những công trình nghiên cứu sau về tín ngưỡng thờ
Mẫu tại khu vực phố Hiến.
2. Lịch sử vấn đề.
Nhà nghiên cứu Trương Hữu Quýnh viết rằng: “Từ cuối thế kỷ XIX, nhà địa
lý lịch sử G.Dmumouiter đã mở đầu cho việc tìm phố Hiến và xác định vị trị của
nó. Năm 1939, nhà sử học triều tiên Kim Vịnh Kiện lại một lần nữa nghiên cứu
phố Hiến dưới dạng một chuyên khảo”[24,6]. G. Dumumouiter cho rằng, thương
nhân Hà Lan đặt thương điếm ở đây vào 1637, lúc đó phố Hiến ra đời. Phố Hiến
dưới con mắt của những người nước ngoài được ghi trong những cuốn ký ghi chép
như Giáo sỹ đã đến Đàng ngoài vào thế kỷ 17, có mô tả về Phố Hiến được biết đến
là nơi có khoảng 2000 nóc nhà. Những nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã nghiên
cứu quá trình hình thành, phát triển và suy vong của phố Hiến thông qua các kỷ
yếu hội thảo khoa học về khu vực này. Quá trình nghiên cứu về phố Hiến đang
được tiếp tục nghiên cứu, trong đó, mảng nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố
Hiến còn rất hạn chế và ít công trình nghiên cứu.

Trong cuốn Hưng Yên địa chí là tài liệu tham khảo của nhóm tác giả khoa
Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội xuất bản năm 1968 đã khái quát một cách tổng
quan nhất về Hưng Yên, những điều kiện tự nhiên, vẽ bản đồ hành chính và dân cư
sinh sống. Trong khi mô tả về kinh tế - văn hóa – xã hội Hưng Yên, nhóm tác giả
khẳng định rằng đây là một nơi kinh tế - văn hóa rất phát triển. Tuy nhiên, cuốn
sách trên mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát những nét chung nhất mà chưa đi
sâu vào những giá trị văn hóa đặc sắc các phong tục, tập quán ở phố Hiến đặc biệt
là tín ngưỡng thờ Mẫu.
Nghiên cứu về văn hóa phố Hiến, PTS Nguyễn Đình Nhã trong công trình
mang tên Cư dân và phong tục tập quán phố Hiến đã cho ta thấy những sắc màu
văn hóa của phố Hiến. Trong đó tác giả đã nêu nổi bật được những giá trị văn hóa
của phố Hiến từ phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc đến những giá trị văn hóa
7
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

ngoại lai được tiếp nhận nhằm làm đa dạng, phong phú hơn văn hóa bản địa. Trong
công trình này, tác giả cũng nhắc đến sự tích của Dương Quý Phi, thái giám họ Du
và sự di dân của người Hoa đến địa bàn phố Hiến. Đây là những nội dung nền tảng
bước đầu cho nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu sau này tại phố Hiến.
Công trình mang tên Phố Hiến giữa vùng folklore Sơn Nam của PGS. Vũ
Ngọc Khánh, Viện Văn học dân gian thuộc Viện khoa học Xã hội Việt Nam đã nêu
lên những giá trị văn hóa của phố Hiến trong mối quan hệ của folklore Sơn Nam.
Công trình đã nhắc đến những truyền thuyết dân gian của Hưng Yên nói chung,
của phố Hiến nói riêng, đó là những truyền thuyết độc đáo, giải thích cho sự ra đời
của các vị thần. Tác giả cũng tỏ ra tiếc nuối khi chưa có những công trình khôi

phục lại diện mạo, các sinh hoạt hội hè để làm rõ nét sự hội nhập và giao lưu của
văn hóa Việt với văn hóa các nước khác. Trong công trình nghiên cứu của mình,
tác giả đã nhắc tới truyền thuyết đền Mẫu với Mẫu Dương Quý Phi, Thiên Hậu
Thánh Mẫu, công trình đã nói khái quát về truyền thuyết các Mẫu và sự kết hợp
giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với nhiều đạo khác, nhưng những nghiên cứu này chỉ
dừng lại ở mức độ khái quát.
Ông Tăng Bá Hoành – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Hưng (cũ) trong công
trình Di tích lịch sử văn hóa ở phố Hiến đã đưa ra cái nhìn tổng thể về các di tích,
công trình tôn giáo, tín ngưỡng tại phố Hiến. Tác giả đã đề cập đến một số ngôi
đền tiêu biểu và nhân vật thờ tự nơi đây. Đặc biệt, trong công trình nghiên cứu của
mình, tác giả đã nói lên mối quan hệ giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt Nam
thông qua các vị thần được thờ tự và kiến trúc tại các ngôi đình, đền, chùa. Trong
số đó có đền Thiên Hâu, Võ Miếu, Đền Mẫu là những di tích thể hiện rõ sự giao
lưu văn hóa Việt – Hoa. Công trình đã bắt đầu nói tới các vị thần Mẫu trong sự
giao lưu và tiếp biến văn hóa.
Trong công trình nghiên cứu Phố Hiến qua kết quả nghiên cứu khảo cổ
học, nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành còn khảo sát sơ bộ những công trình kiến trúc
8
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

tại phố Hiến, kèm theo đó là những cổ vật như chuông, khánh, các bức đại tự, qua
đó có thể thấy quá trình phát triển của văn hóa phố Hiến còn để lại. Công trình
nghiên cứu tuy chưa nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến nhưng lại
nêu lên một đặc điểm quan trọng trong thờ Mẫu ở đây chính là sự giao lưu văn hóa
Hoa – Việt thông qua công trình kiến trúc và các ngôi mộ được khai quật.

Như vậy, ta có thể khẳng định rằng, những nghiên cứu trên đã ít nhiều đề
cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu ở phố Hiến. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở mức độ
khái quát. Trong khóa luận của mình, tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu tín ngưỡng thờ
Mẫu ở phố Hiến, những biểu hiện và thực trạng của tín ngưỡng này. Đồng thời
cũng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo tồn và giữ gìn những nét văn
hóa tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu ở địa bàn phố Hiến.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tín ngưỡng thờ Mẫu tại khu vực phố Hiến. Đây là một tín ngưỡng tốt đẹp
của Việt Nam, tôn vinh và ca ngợi người phụ nữ. Nghiên cứu tín ngưỡng này để
thấy được những giá trị văn hóa tốt đẹp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: phố Hiến – một trong những khu vực giàu truyền thống
văn hóa, có sự giao lưu, tiếp biến với những nền văn hóa khác trên thế giới. Vì phố
Hiến có phạm vi khá rộng lớn nên trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi chỉ tập
trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu xung quanh khu vực hồ Bán Nguyệt thông
qua những công trình tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu để làm rõ hơn những biểu hiện
của tín ngưỡng thờ Mẫu như: đền Mẫu, đền Thiên Hậu, đền Bà Chúa Kho, chùa
Chuông, chùa Hiến….
Phạm vi thời gian: nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến thông qua
các giá trị văn hóa tồn tại thời điểm hiện đại, những biến đổi xưa và nay, thực trạng
của tín ngưỡng thờ Mẫu tại khu vực phố Hiến.
9
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung


Phạm vi nội dung: đề tài của chúng tôi tập trung chủ yếu trên 3 nội dung
chính:
Một là, nêu khái quát chung về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam và phố
Hiến trong đó làm nổi bật quá trình hình thành và phát triển của hai nội dung trên.
Hai là, đưa ra những biểu hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực phố Hiến
trên các phương diện: địa bàn hoạt động, nhân vật Mẫu thờ tự và cách bài trí và các
hoạt động tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu.
Ba là, nêu lên thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn tín
ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến, phần thực trạng chúng tôi nêu lên những
sự biến đổi và một số vấn đề đặt ra cho tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến, dựa
trên thực trạng đó chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp.
4. Nhiệm vụ, đóng góp của khóa luận
4.1. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính khi nghiên cứu đề tài Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố
Hiến (Hưng Yên) của chúng tôi như sau:
Thứ nhất, chúng tôi đưa một cái nhìn tổng quan về tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Việt Nam và khái quát sơ lược về phố Hiến trên các mặt vị trí địa lý, tên gọi, quá
trình hình thành, phát triển và suy vong của phố Hiến. Từ đó, người đọc có cái
nhìn toàn diện nhất về những vấn đề được trình bài trong đề tài khóa luận.
Thứ hai, chúng tôi nêu lên thực trạng của tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn
phố Hiến, phản ánh quá trình phát triển của tín ngưỡng này trên địa bàn khảo sát.
Thực trạng này được thể hiện rõ ràng trên địa bàn khu vực hồ Bán Nguyệt thông
qua địa bàn hoạt động, hệ thống nhân vật Mẫu thờ tự, cách bài trí và các hoạt động
thờ Mẫu diễn ra.
Thứ ba, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm bảo tồn những
giá trị tốt đẹp mà tín ngưỡng thờ Mẫu đem lại cho văn hóa phố Hiến nói riêng, văn
hóa Việt Nam nói chung.
10
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên



Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

4.2. Đóng góp
Đề tài “Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến” thực hiện những đóng
góp nổi bật sau:
Thứ nhất, đề tài chúng tôi thực hiện sẽ đặt nền móng cho những công trình
nghiên cứu tiếp theo về tín ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến. Đó là cơ sở khoa học để
những công trình nghiên cứu sau sẽ nghiên cứu một cách chi tiết hơn.
Thứ hai, khóa luận của chúng tôi sẽ góp phần nghiên cứu về thực trạng tín
ngưỡng thờ Mẫu tại phố Hiến để thấy được sự biến đổi, phát triển của tín ngưỡng
này trong quá trình Hội nhập kinh tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Thứ nhất, phương pháp điền dã văn hóa: đi tới khu vực phố Hiến đến các di
tích thờ Mẫu tiêu biểu trên địa bàn nhằm khảo sát khu vực, quan sát lượt khách tới
tham quan. Đồng thời, nêu ra thực trạng của di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ
Mẫu và đời sống người dân.
Thứ hai, phương pháp xã hội học: thực hiện phỏng vấn sâu đối với khu vực
dân cư địa bàn phố Hiến và trưởng Ban quản lý di tích thờ Mẫu tiêu biểu nhằm tìm
ra thực trạng và sự ảnh hưởng của tín ngưỡng này trong đời sống nhân dân.
Thứ ba, phương pháp phân tích: trên cơ sở điền dã, phỏng vấn sâu bắt đầu
tiến hành quá trình phân tích thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra cho tín
ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến.
Thứ tư, phương pháp liên ngành: là phương pháp sử dụng tổng hợp các kiến
thức của nhiều ngành khoa học khác nhau để làm sáng rõ một vấn đề. Đó là kiến
thức của các ngành tiêu biểu như:
+ Lịch sử: nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất phố

Hiến, của tín ngưỡng thờ Mẫu, lịch sử di tích…để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất.

11
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

+Địa lý: nhằm đưa ra và phân biệt vùng văn hóa phố Hiến với các nơi khác,
đồng thời khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên quan trọng của khu vực này.
+Văn học: gắn liền với truyền thuyết, huyền thoại, lời kể được lưu trữ trong
các đền, phủ hoặc trong di tích.
+ Văn hóa: sử dụng trong các phân tích, lý giải các giá trị văn hóa, nghệ
thuật, quá trình giao lưu… xuyên suốt trong bài.
+ Một số kiến thức chuyên nghành khác: như mỹ thuật khi nói về kiến trúc,
điêu khắc hay âm nhạc.
6. Bố cục đề tài.
Đề tài khóa luận của tôi gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam và phố
Hiến.
Chương 2: Thực trạng của tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố Hiến.
Chương 3: Một số giải pháp bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn phố
Hiến.

12
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên



Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở
VIỆT NAM VÀ PHỐ HIẾN.
Thờ Mẫu là một trong những tín ngưỡng tốt đẹp của người Việt. Đến nay,
tín ngưỡng này không ngừng phát triển với quy mô rộng khắp 3 miền Bắc – Trung
– Nam. Trong chương 1, chúng tôi xin trình bày về lịch sử hình thành và quá trình
phát triển và những giá trị văn hóa đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.
Cùng với đó, chúng tôi cũng khái quát chung về phố Hiến trên các nội dung chính:
tên gọi, lịch sử hình thành, phát triển và suy vong để tạo tiền đề cho tín ngưỡng thờ
Mẫu ở phố Hiến.
1.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam, tín ngưỡng thờ
Mẫu đã có từ lâu đời. Khó có thể xác định được thời điểm ra đời của tín ngưỡng
này. Xuất phát từ tục thờ nữ thần, từ sự tôn kính đặc biệt dành cho người phụ nữ,
tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống
tâm linh của người Việt. Nói về tục thờ nữ thần, các công trình nghiên cứu đã đặt
ra và giải đáp câu hỏi tại sao nữ thần được thờ và thống kê số lượng các nữ thần
trên khắp đất nước Việt Nam. Theo thống kê của Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc
trong cuốn Các nữ thần ở Việt Nam hiện nay ở Việt Nam có khoảng 75 vị nữ
thần. Những vị thần đó đại diện cho nét văn hóa trọng tính âm, tôn vinh những giá
trị của người phụ nữ từ lâu đời. Chính từ những dấu hiệu manh nha đó, tín ngưỡng
thờ Mẫu đã hình thành và phát triển cho đến ngày nay. Trong tâm linh người Việt,
tín ngưỡng thờ Mẫu là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Thờ Mẫu chính
là thờ những vị nữ thần đại diện cho sức mạnh của thiên nhiên, con người, được cả


13
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

cộng đồng tôn vinh, có công với đất nước, thỏa mãn mong ước của người dân cầu
mong sự may mắn, hạnh phúc và che chở con người lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.
Tín ngưỡng thờ Mẫu hình thành xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xuất phát từ lòng tôn kính của người Việt, tôn vinh những giá trị
tốt đẹp của người phụ nữ. Họ là những người giữ một vai trò quan trọng trong xã
hội. Về kinh tế, người phụ nữ nắm giữ nhiều công đoạn quan trọng trong đời sống
sản xuất, đặc biệt là việc trồng lúa nước – một trong những ngành nghề mang đậm
dấu ấn Việt, người phụ nữ được ca ngợi và tôn thờ ví với Mẹ Lúa. Đồng thời, họ là
người phát hiện, lưu truyền nghề thủ công truyền thống. Trong trồng trọt cũng như
chăn nuôi, người phụ nữ luôn chiếm một vai trò quan trọng không thể thiếu. Cùng
với đó, họ chính là những người truyền lửa, giữ nhiệt cho gia đình, nuôi dạy con
cái. Trong xã hội Việt Nam, người phụ nữ giúp điều hòa những mối quan hệ xã hội
bằng sự khéo léo của mình. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo,
người phụ nữ bị ràng buộc bởi những tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, những bất
công và quy chuẩn của xã hội. Họ hầu như không có tiếng nói. Thờ Mẫu thể hiện
sự tôn vinh coi trọng giá trị của người phụ nữ, giải phóng những bất công, trói
buộc dành cho người phụ nữ. Người ta thấy trong các đình, đền, chùa thờ Mẫu hầu
hết là thờ những vị nữ thần được nhân dân tôn kính, có công với đất nước, truyền
nghề và giúp nhân dân qua cơn nguy khốn. Chính vì thế, thờ Mẫu là tín ngưỡng
điển hình cho sự coi trọng người phụ nữ.
Thứ hai, tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ quan niệm tâm linh của người
Việt. Bản chất mỗi con người sinh ra đều sợ cái chết, sợ những nguy hiểm có thể

xảy đến với mình. Chính vì thế, con người có tâm lý sợ hãi trước những thế lực
siêu nhiên mà theo họ quan niệm là luôn tồn tại trong cuộc sống. Họ cần những vị
thần có thể che chở, bảo vệ họ trước hiểm nguy, khó khăn trong cuộc sống của
mình. Đó là những vị thần linh có sức mạnh đủ để trở thành điểm tựa tinh thần
vững chắc cho họ. Cắt nghĩa sâu về thờ Mẫu, ta có thể thấy tín ngưỡng này đã xuất
14
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

phát từ chính trong quan niệm của người Việt. Trong từ điển Hán – Việt, “Mẫu” có
nghĩa là mẹ, giống cái, đặc trưng cho tính âm. Tính âm đem lại sự hài hòa, trường
tồn, bảo vệ và che chở, giống như một người Mẹ đang che chở cho những đứa con
của mình trước những khó khăn, thiên tai, bệnh hoạn trong cuộc sống. Vị thần có
thể đem đến cho họ sự may mắn và hạnh phúc. Vì vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu đã đem
lại niềm tin cho người Việt về sự bảo vệ, phù hộ của thần linh trong cuộc đời mình.
Người ta đến với Mẫu như là đến với người Mẹ có thể giúp mình giải hạn tránh
những điều không may trong cuộc sống, tìm được sức khỏe và niềm vui, thậm chí
cả tình duyên. Suy cho cùng, quan niệm ấy của người Việt đã làm cho tín ngưỡng
thờ Mẫu phát triển và đi sâu vào trong tâm linh mỗi người dân Việt.
Thứ ba, tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ văn hóa nông nghiệp lúa nước, tôn
trọng sức mạnh tự nhiên. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, ta thấy xuất hiện những vị
thần đại diện cho thiên nhiên. Tín ngưỡng này đã bước đầu chứa đựng những nhân
tố về một hệ thống vũ trụ luận nguyên sơ, một vũ trụ thống nhất bốn miền: miền
trời (Mẫu Thiên), miền đất (Mẫu Địa), miền sông biển (Mẫu Thoải), miền núi rừng
(Mẫu Thượng Ngàn) đó là những vị Mẫu thần đại diện cho tự nhiên đại diện cho
những miền quan trọng ảnh hưởng đến con người và các hoạt động sản xuất nuôi

sống họ. Điều này hoàn toàn trùng khớp với quan niệm sùng bái tự nhiên của
người Việt với suy nghĩ “vạn vật hữu linh”. Họ quan niệm mỗi nhành cây, ngọn
cỏ, thậm chí là đá đều có linh hồn. Tự nhiên, vũ trụ cũng vậy, mỗi nơi sẽ có một vị
thần cai quản riêng. Những vị thần ấy sẽ có sức mạnh, quyền lực trong địa phận cai
quản. Thờ những vị thần ấy được thờ phụng sẽ giúp cây trái tươi tốt, mùa màng bội
thu, mưa thuận gió hòa. Ngoài ra, mỗi người đến đền thờ Mẫu đều cầu cho gia đình
được yên ấm, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Trên đây là những nguyên nhân quan trọng để hình thành lên tín ngưỡng thờ
Mẫu ở Việt Nam. Cho đến nay, tín ngưỡng này đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là
trong xã hội hiện đại. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã hình thành, phát triển, đi sâu vào tâm
15
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

linh người Việt như một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa. Sự hình
thành tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó,
nguyên nhân chính là xuất phát từ sự tôn vinh của con người dành cho người phụ
nữ. Sự hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu là một cơ sở nền tảng vững chắc cho sự
phát triển sau này của việc thờ Mẫu.
1.1.2. Quá trình phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu hình thành và phát triển ở khắp đất nước Việt Nam.
Từ tục thờ Nữ thần ban đầu, những nữ thần đem lại sự may mắn và có công lao với
Tổ Quốc được nhân dân đặc biệt tôn kính sẽ trở thành những vị Thánh Mẫu. Trải
qua những thăng trầm của lịch sử, biến cố của thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu đã thể
hiện sự phát triển thông qua địa bàn ảnh hưởng và số lượng người tham gia. Trong
quá trình mở rộng về địa bàn và số lượng người tham gia, phải nói đến sự du nhập,

tiếp biến các giá trị văn hóa để làm chúng ta có một tín ngưỡng thờ Mẫu phong phú
nhưng vẫn đậm bản sắc Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam có sự dung hợp của nhiều tín ngưỡng, tôn
giáo khác. Đầu tiên là tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng. Đó chính là những
người có công đặt những viên gạch nền móng đầu tiên để hình thành làng hoặc có
công truyền nghề. Trong đạo Mẫu, ta thấy xuất hiện một số Mẫu cũng chính là
Thành Hoàng của các làng. Xét cho cùng, tín ngưỡng thờ Mẫu ẩn trong đó những
giá trị của đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” và ít nhiều mang dấu ấn của tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên. Đó chính là những tín ngưỡng bản địa sơ khai mang đậm giá trị
văn hóa Việt. Tiếp theo, trong tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện dấu ấn của Phật giáo.
Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ta thấy xuất hiện trong các ngôi chùa vốn thờ
Phật là những gian thờ Mẫu. Những gian thờ này thường nằm sau gian thờ Phật.
Nhưng tóm lại, khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu
đã kết hợp với nhau cùng tồn tại với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của
người dân. Ngoài ra, một nghìn năm tồn tại và phát triển dưới chế độ phong kiến
16
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

đã ảnh hưởng khá nhiều đến văn hóa Việt Nam trong đó có Đạo giáo: trong tín
ngưỡng thờ Mẫu ta thấy rõ tính chất thờ Thần tiên. Ở đây, các vị thánh Mẫu hầu
hết là những vị thần tiên được nhân dân tôn kính. Bên cạnh thờ Mẫu còn thờ Ngọc
Hoàng – vốn là một vị thần đặc trưng của Đạo giáo. Chính vì vậy, ta nhìn thấy
trong tín ngưỡng thờ Mẫu yếu tố của thần linh, thần thánh. Đó chính là ảnh hưởng
của Đạo giáo Trung Quốc. Thiên Chúa Giáo là tôn giáo phương Tây du nhập khá
muộn vào Việt Nam trong quá trình xâm lược của thực dân Pháp. Nhưng ta nhìn

thấy trong tín ngưỡng thờ Mẫu hình ảnh Mẫu rất gần với Đức mẹ Maria trong
Công giáo. Thậm chí, với đạo Hin Đu (Ấn Độ giáo), một số vị thần của đạo này
biến thành Thánh Mẫu của Việt Nam. Đây chính là sự phát triển của tín ngưỡng
thờ Mẫu ở Việt Nam qua sự giao lưu, tiếp biến văn hóa với các tôn giáo, tín
ngưỡng khác cùng tồn tại. Qua đó, ta thấy được sự phát triển của tín ngưỡng này
trong sự hòa nhập với những giá trị văn hóa khác.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, đến nay, tín ngưỡng thờ
Mẫu không ngừng phát triển trên khắp đất nước Việt Nam. Trên khắp ba miền Bắc
– Trung – Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu có mặt ở hầu hết các nơi. Ở miền Bắc, những
nơi thờ Mẫu như Phủ Dầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội) luôn thu hút đông
đảo người đến cúng bái. Hàng năm, những lễ hội được tổ chức thu hút hàng nghìn
lượt khách đến tham gia. Tại những nơi này, hoạt động Lên đồng diễn ra thường
xuyên, liên tục. Các buổi lễ Lên đồng ngày càng diễn ra phổ biến tại các địa
phương. Các nghi thức Lên đồng phát triển, thể hiện sự phong phú, đa dạng và
mang tính đặc trưng cho từng vùng, miền trên cả nước. Tại miền Trung, tục thờ
Mẫu phát triển ở khu vực đền Cờn, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Nhân vật Mẫu
được thờ phụng tại đây là Tứ Vị Thánh Nương, ngoài ra còn thờ Ngũ hành nương
nương, thờ Mẫu Thiên Ya Na ở khu vực Nam Trung Bộ. Hoạt động thờ Mẫu tại
khu vực miền Trung cũng sôi nổi không kém tại khu vực miền Bắc. Ở miền Nam,
tín ngưỡng thờ Mẫu cũng phát triển với việc thờ những vị thánh Mẫu Bà Chúa Xứ,
17
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Bà Chúa Ngọc, Linh Sơn Thánh Mẫu rất tiêu biểu. Đền thờ các vị Thánh Mẫu này
thu hút lượng khách đến cúng bái đông đảo. Đặc biệt, tín ngưỡng thờ Mẫu tại khu

vực miền Nam thể hiện dấu ấn đặc sắc của sự giao lưu văn hóa với các nước khác
thể hiện qua nhân vật thờ phụng. Hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu đang phát triển
mạnh mẽ dưới nhiều hình thức, vì thế các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu
nghiên cứu sâu về nó nhằm khơi gợi, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống
của tín ngưỡng độc đáo này.
1.1.3. Giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đem lại những giá trị đặc sắc đối với văn hóa Việt
Nam. Đó là những giá trị được truyền đời và bảo lưu từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Trong đó, tín ngưỡng này góp phần làm đa dạng thêm nền văn hóa Việt Nam
trong quá trình hội nhập và phát triển. Giá trị đó được thể hiện trên nhiều mặt mà
điển hình nhất là trên ba phương diện: giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và
văn hóa tổ chức đời sống.
Thứ nhất,giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu xét về phương diện văn hóa tinh
thần. Tín ngưỡng thờ Mẫu làm sống lại những giá trị văn hóa truyền thống thông
qua lễ hội, các hoạt động và nghi lễ thờ Mẫu. Lễ hội là một trong những hoạt động
thể hiện rõ nhất những nét đặc sắc của một tín ngưỡng, tôn giáo. Các truyền thuyết
dân gian còn lưu truyền đang góp phần bảo lưu những giá trị văn hóa. Người ta còn
thấy trong các lễ hội tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu là hình ảnh của những
phong tục, tập quán trong các lễ hội cổ xưa. Tất cả đều được gìn giữ, phát huy và
lưu truyền theo thời gian. Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu còn giáo dục cho thế hệ
sau những bài học về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn trọng thiên nhiên và
người phụ nữ. Những vị Nữ thần được thờ tại các điện Mẫu, phủ Mẫu đều là những
vị thần giúp dân đánh giặc, truyền nghề, bảo vệ con người, có công với đất nước.
Các vị thần đại diện cho sức mạnh của thiên nhiên rất uy nghiêm, trang trọng. Tín
ngưỡng thờ Mẫu đã cho ta thấy đạo lý vô cùng tốt đẹp của dân tộc, đó là đạo lý
18
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)


GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

“Uống nước nhớ nguồn” vốn là đạo lý ngàn đời. Ngoài ra, nó còn thể hiện một nền
văn hóa tôn vinh những giá trị của người phụ nữ. Những vị thần, Mẫu đều là phụ
nữ - họ là những người giữ vai trò quan trọng trong xã hội, gia đình và cả đời sống
tâm linh của người Việt.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần làm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người
dân. Con người luôn tìm đến thần linh mỗi khi họ vui, buồn, bế tắc trong cuộc
sống… Mọi trạng thái tinh thần của con người đều khiến họ nghĩ đến Thánh Mẫu –
vị Thánh có thể bảo hộ, che chở và làm cuộc sống tốt hơn. Chính vì thế, người dân
tìm đến Thánh Mẫu như tìm đến người Mẹ của mình để được che chở, yêu thương.
Đó là khát vọng của những con người tin vào thần thánh từ nghìn đời nay và chính
tín ngưỡng thờ Mẫu đã giúp con người giải tỏa được hết nỗi lòng đó. Họ được hòa
mình vào thế giới tâm linh, thỏa mãn những nhu cầu tinh thần và khát vọng hạnh
phúc.
Xét về giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng thờ Mẫu đã lưu giữ giá trị của một số
loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc. Những điệu hát văn và các
điệu múa dân gian lần lượt được lưu truyền trong các buổi Lên đồng. Thông qua
các buổi Lên đồng đó, con người được nghe những làn điệu hát văn ngọt ngào,
mượt mà, đậm chất dân gian. Âm nhạc không chỉ làm cho những người trong buổi
lễ được thăng hoa mà còn giúp họ quên đi cuộc sống bận bịu, căng thẳng của cuộc
sống thường ngày để cùng hòa nhập vào thế giới thần linh, giao tiếp với thần linh.
Những câu hò, câu ca dân gian cũng được bảo tồn và duy trì. Không chỉ có điệu
hát mà những điệu múa mềm mại, uyển chuyển cũng được trình diễn tại các buổi
Lên đồng.
Thứ hai, giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu xét về phương diện văn hóa vật
chất. Tín ngưỡng thờ Mẫu để lại những dấu ấn không thể mờ theo năm tháng ở
những công trình tín ngưỡng tôn giáo. Người ta thấy các đình, đền, chùa thờ Mẫu
được xây dựng theo lối kiến trúc, hoa văn trang trí tinh xảo, đẹp mắt. Nhìn vào

19
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

công trình đó, ta có thể thấy nét đặc sắc trong kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật tạc
tượng. Những hiện vật còn lưu giữ ở các nơi thờ Mẫu mang giá trị lịch sử, khoa
học vô cùng to lớn. Những lư đồng, bát hương và tượng Mẫu được tạc với khuôn
mặt phúc hậu, hiền từ. Tất cả những hiện vật đó sẽ được bảo lưu theo thời gian và
truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác.Tiếp theo, đó là những bộ trang phục thể
hiện cho văn hóa mặc độc đáo của các tộc người thiểu số cũng được lưu giữ thông
qua tín ngưỡng thờ Mẫu. Những bộ trang phục ấy được sử dụng trong những buổi
Lên đồng. Những trang phục này được mặc không chỉ mang tính trình diễn, bảo
tồn những bộ trang phục truyền thống mà còn góp phần quảng bá, giúp mọi người
biết đến và hiểu thêm về văn hóa của các tộc người thiểu số thông qua màu sắc,
hoa văn… trên những trang phục dân tộc.
Thứ ba, giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu xét về phương diện văn hóa tổ chức
cộng đồng, tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần gìn giữ những nét sinh hoạt cộng
đồng truyền thống của người Việt. Nhìn vào các lễ hội, ta thấy trong đó là hình ảnh
của làng xã Việt Nam với tính cố kết cộng đồng. Người dân làng cùng nhau tham
gia lễ hội. Ngoài ra, tại các đình, đền, chùa thờ Mẫu là những điểm đến cho những
khách đến lễ bái đặc biệt là hình ảnh của người dân bản địa đi lễ thánh Mẫu vào
những ngày Rằm, mùng Một, ngày lễ Tết. Trong các buổi hầu bóng là hình ảnh của
mọi người cùng tập trung lại với nhau, những người cùng có niềm tin vào sự che
trở của Thánh Mẫu như niềm tin của người con với người mẹ của mình.Trong thế
giới của Thánh Mẫu, tất cả mọi người đều được bình đẳng, không phân biệt giàu –
nghèo, người địa vị cao hay thấp. Những giá trị trong sinh hoạt cộng đồng, phong

tục, tập quán tốt đẹp cũng được khẳng định thông qua tín ngưỡng thờ Mẫu này.

20
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

1.2. Khái quát chung về phố Hiến.
1.2.1. Vị trí địa lý, tên gọi.
Phố Hiến được mệnh danh là “Tiểu Tràng An”, nằm trên gờ tả ngạn sông
Hồng, được bao bọc chung quanh một vùng đất rộng lớn, cách Thăng Long về phía
Nam 50 km.
Đây là khu vực thuộc trấn Sơn Nam cũ Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến
chương loại chí có viết: “ Trấn Sơn Nam khu phía Tây theo ven núi, phía đông
gần biển lớn. Kinh Bắc, Hải Dương ở phía Bắc, Thanh Hoa về phía Nam. Địa thế
trấn này khá rộng, xa, người nhiều, cảnh tốt, là bậc thứ 4 thừa tuyên”

dẫn theo [25,30]

.

Đây là một nơi tương đối thuân lợi để hình thành một tụ điểm thương nghiệp.
Phố Hiến là một nơi có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, giao lưu hàng hóa. Thời bấy giờ, các nước muốn đi buôn bán tại Kẻ Chợ
phải đi qua khu vực này, neo đậu tàu thuyền ở đây. Chính nhờ vị thế vô cùng quan
trọng, là đầu mối giao thông buôn bán của Việt Nam lúc bấy giờ với các nước khác
trên thế giới nên khu vực phố Hiến đã trở thành một trung tâm mậu dịch đối ngoại,
có quan hệ buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á và các nước

phương Tây như Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Trung Quốc….
Nằm trên gò đất cao, phố Hiến hội tụ những yếu tố để trở thành một điểm
giao cắt thông thương với nước ngoài qua buôn bán và giao lưu văn hóa. Dòng
chảy của sông Hồng thời bấy giờ xuôi về phố Hiến thuận tiện cho những chuyến
neo đậu của thuyền buôn quốc tế. Chính điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý này đã
khiến phố Hiến trở thành một điểm lựa chọn hàng đầu của các thương nhân nước
ngoài trong hành trình đến Việt Nam. Nhiều hoạt động kinh tế diễn ra tấp nập và
sôi nổi dưới thời thịnh đạt của phố Hiến.
Về tên gọi của phố Hiến. Năm 1994, trong hội thảo nghiên cứu phố Hiến,
hầu hết các nhà nghiên cứu đã thống nhất ý kiến cho rằng phố Hiến là tên gọi xuất
phát từ những nguyên nhân bắt đầu từ tên gọi một cơ quan hành chính của trấn Sơn
21
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Nam. Tên phố Hiến, xuất phát từ chữ “Hiến” với tên gọi là “Hiến doanh” hay
“Hiến Nam”, vốn là cơ quan hành chính của trấn Sơn Nam. Điều này đã được xác
nhận qua nhiều thư tịch cổ ở Việt Nam. Trong cuốn Đại Nam nhất thống chí đã
cho ta cho biết trị sở trấn Sơn Nam đời Lê có thời đặt tại xã Nhân Dục, huyện Kim
Động, gọi là “Cung cũ Hiến Nam”. Như vậy, ta có thể thấy rằng, tên gọi phố Hiến
ra đời dựa trên cơ sở đó. Từ lúc phố Hiến ra đời cho đến nay, phố Hiến đã được sát
nhập vào địa phân thành phố Hưng Yên cùng phát triển với những biến cố, thăng
trầm biến động của lịch sử.
1.2.2. Lịch sử hình thành, phát triển và suy vong.
Sự ra đời của phố Hiến luôn là một đề tài hấp dẫn đối với những nhà nghiên
cứu lịch sử - văn hóa. G. Dumotier cho rằng thương nhân Hà Lan đặt thương điếm

ở đây vào 1637, đây là khoảng thời gian phố Hiến ra đời. Ý kiến đó được
A.Shreiner, tác giả Lược sử Annam cho rằng phố Hiến ra đời không sớm hơn
1663, là năm chúa Trịnh dồn dân Hoa Kiều về ở theo những khu vực riêng, song
cũng không muộn hơn năm 1688.
Ngày nay, có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về sự ra đời của phố Hiến. Theo
bia của chùa Thiên Ứng dựng vào năm Vĩnh Tộ thứ 7, phố Hiến ra đời và phồn
thịnh trước năm 1625 chứ không phải những năm 1637 hay 1663. Trong bản đồ
của người Bồ Đào Nha in 1580 của Van Iangren in 1595, của Mercator in năm
1613 và của Jean Janson in năm 1638 lại cho ta dự đoán rằng phố Hiến nổi danh từ
nửa sau thế kỷ XVI.
Để nói về sự phát triển của phố Hiến ta có thể nói tóm gọn như sau:
Xét về mặt kinh tế, Phố Hiến ra đời và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tất
yếu của lịch sử. Đó là một điểm dừng chân cho những nhà buôn bán trao đổi hàng
hóa. Thông qua quá trình đó, không chỉ kinh tế phát triển mà những giá trị văn hóa
cũng có sự giao lưu và tiếp biến. Như trên đã khẳng định, phố Hiến bắt đầu nổi
danh từ khoảng thế kỷ XVI. Ban đầu, phố Hiến chỉ là một ngôi chợ, nơi trao đổi
22
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

những sản phẩm thường ngày trong nông nghiệp và một số hàng hóa của Trung
Quốc. Về sau, phố Hiến đã phát triển đông vui hơn trước. Cho đến thế kỷ XVII,
phố Hiến đã chính thức trở thành một “danh thị”, một “Tiểu Tràng An”. Từ thế kỷ
XVI –XVII đã bắt đầu xuất hiện những sự giao lưu, buôn bán giữa các nước ở
vùng Biển Đông. Theo tài liệu của Lwao Seiichi vào ba thập kỷ đầu thế kỷ XVII
nhiều Chu ấn thuyền (Shuinsen) Nhật Bản đã cập bến phố Hiến. Hàng hóa được

được vận chuyển ở đây phần lớn là tơ lụa Việt Nam, bạc và đồng của Nhật Bản.
Các thương nhân Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Hà Lan… lần lượt đặt chân
lên phố Hiến và buôn bán, trao đổi hàng hóa tại đây. Mặt khác, do chiến tranh loạn
lạc, tình hình kinh tế khó khăn nên một bộ phận người Hoa đã di cư đến phố Hiến
để “an cư, lạc nghiệp” ở nơi đây. Lúc này, ta ghi nhận công lao của người Hoa
trong việc đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế của phố Hiến lúc bấy giờ.
Các phường buôn bán của phố Hiến trở nên sầm uất với những hoạt động buôn
bán, trao đổi hàng hóa ngày càng nhộn nhịp. Trong đó, khu vực người Việt đã hình
thành nên 20 phường buôn bán dựa trên những điều đã được ghi chép tại bia tây
chùa Hiến (1709) và bia chùa Chuông (1711). Có đến 10 phường làm nghề thủ
công như: Thuộc Da, Hàng Nón, Hàng Bè, Hàng Đinh, Hàng Nồi, Hàng Chén,
Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Hàng Sơn. Dưới thời thịnh đạt, phố Hiến phát triển một
cách nhanh chóng và sầm uất. Thuyền bè của các nước khác đến phố Hiến buôn
bán nhộn nhịp, đông vui. Một số doanh nhân nước ngoài đã mở cửa hàng, đặt trụ
sở tại phố Hiến để thuận lợi cho quá trình giao dịch, buôn bán. Như vậy, khoảng
thời gian thịnh đạt của phố Hiến là vào khoảng nửa sau thế kỉ XVI cho đến giữa
thế kỉ XVIII. Phố Hiến ngày càng được mở rộng phạm vi nhằm đáp ứng nhu cầu
giao lưu, buôn bán với nước ngoài. Khu phố Hiến không chỉ “đóng khung” ở phía
Nam thị xã Hưng Yên nữa mà đã mở rộng ra về phía Đông và phía Đông Bắc. Bấy
giờ là lị sở của huyện Kim Động cũng dời về Đằng Châu, tạo điều kiện cho phố

23
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Hiến phát triển hơn nữa. Như vậy, có thể thấy, điểm mạnh của phố Hiến là trung

tâm tiếp nhân hàng hóa từ bốn phương tới để xuất khẩu.
Từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, kinh tế phố Hiến đã giảm sút,
các thương điếm nước ngoài lần lượt đóng cửa và thuyền buôn cũng ít dần. Cuối
thế kỷ XVIII, phố Hiến đã tàn lụi. Sang thế kỷ XIX, năm 1831, Minh Mạng chia
đặt lại tỉnh lỵ, Hưng Yên được đặt tại phố Hiến. Nói về sự tàn lụi của phố Hiến có
rất nhiều nguyên nhân, cũng đã có nhiều câu hỏi đặt ra rằng tại sao phố Hiến phát
triển như vậy lại có lúc suy tàn? Suy cho cùng, có thể thấy được Phố Hiến ra đời
đáp ứng nhu cầu tất yếu của lịch sử. Đó là một đô thị cảng sông, là nơi giao lưu,
buôn bán hàng hóa của nhiều nước trên thế giới khi đến Việt Nam. Một khi nhu
cầu đó không còn nữa cũng đồng nghĩa với việc phố Hiến sẽ không tồn tại. Nhất là
vào khoảng thời gian này, khi Trịnh – Nguyễn phân tranh kết thúc, nhu cầu mua vũ
khí và nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc chiến không còn nên việc làm ăn, đặt quan
hệ buôn bán của những thương nhân nước ngoài ít đi hơn trước rất nhiều. Dần dần,
họ thấy thị trường phố Hiến không còn tiềm năng nữa nên đã đóng cửa các cửa
hiệu, trung tâm buôn bán giao dịch. Tiếp theo, phải xét đến yếu tố tự nhiên của khu
vực phố Hiến, khi dòng sông Hồng đột ngột đổi dòng, phù sa quá nhiều, không còn
thuân lợi cho việc đi lại giữa các tàu thuyền neo đậu. Nhưng ghi chép của một số
thương nhân khi đi qua khu vực phố Hiến vào khoảng thời gian này đều phản ánh
rằng tàu của họ đã gần như bị đắm, không đi được vì sông quá nhiều phù sa. Họ
cảm thấy nơi đây không còn phù hợp cho việc di chuyển, neo đậu thuyền nữa nên
cũng đã dần dần không quay trở lại phố Hiến. Mặt khác, theo một số ghi chép thì
lúc này, tại phố Hiến đã xảy ra một vụ cháy lớn gây thiệt hại lớn cho khu vực này,
việc làm ăn buôn bán khó khăn nên một bộ phận dân cư đã tìm nơi khác sinh sống
và như vậy phố Hiến cũng đã đi dần vào quên lãng.
Xét về mặt văn hóa - xã hội: phố Hiến là khu vực từng đông đúc dân cư và
có sự giao lưu văn hóa với nhiều nước. Nói cách khác, nơi đây là một vùng dân cư
24
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên



Đề tài: Tín ngưỡng thờ Mẫu khu vực phố Hiến (Hưng Yên)

GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

đa sắc thái. Dân phố Hiến chủ yếu là cư dân làm nông nghiệp nên trên bờ, bến dân
cư tập trung đông đúc. Cư dân chủ yếu là cư dân làng vạn chài. Dấu vết còn để lại
cho đến ngày nay là tên các địa danh như làng Vạn, bến Vạn, Vạn Lai Triều. Đến
thời Lý – Trần nơi đây là vọng gác tiền tiêu của kinh đô Thăng Long. Binh lính
đồn trú lâu dài dần tạo nên một tầng lớp dân cư mới có nguồn gốc xuất thân từ
lính. Đến thế kỷ XVII dân cư tập trung sinh sống nhiều ở đây. Vì thế, phố Hiến dân
cư trở nên đông đúc. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí có viết: “Ở đây phong vật
phồn thịnh nhà ngói lớp như bát úp” [285-286,6]. Cùng đó căn cứ vào bia khắc vào
năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711) ta có thể thấy số quan lại, binh lính, quý tộc, nhà
buôn ở khắp nơi trong nước quy tụ về đây như: Diễm Châu, Kỳ Hoa, Đông Quan
(Nghệ An), Hoằng Hóa (Thanh Hóa), Cương Đức, Thanh Oai (Hà Nội), Thanh
Lâm, Đường Hào (Hải Dương), Thiên Thi, Tiên Lữ…
Với đặc điểm kinh tế là một đô thị cảng sông, là nơi neo đậu của tàu thuyền
chở hàng của nhiều nước trên thế giới, văn hóa – xã hội ở khu vực phố Hiến cũng
có sự khác biệt. Đặc biệt là tình hình dân cư khu vực này. Không có con số chính
xác cụ thể về số lượng cư dân ở phố Hiến. Thành Thế Vĩ trong tác phẩm Ngoại
thương Việt Nam hồi thế kỉ 17,18 nửa đầu thế kỷ 19 có trích dẫn:
“ Đó là một đô thị có ước chừng hai ngàn nóc nhà làm rất xấu có những
người nghèo khổ ở đấy. Đó là những người lính đồn. Đó là một nơi không trang trí
thành quách và trang bị vũ khí rất kém. Ở đấy còn có cả một số lớn lái Trung Quốc
bị đuổi khỏi kinh thành và một số người Xiêm”[192,54] .
Còn William Dampier trong cuốn Những chuyến đi và những điều khám
phá cũng đã nói rằng:
“ Đó là thành phố khá lớn, có chừng 2000 nóc nhà và những cư dân ở đó
phần lớn là dân nghèo và lính đóng đồn phòng vệ ở đây, tuy ở đó không có tường
thành đồn lũy và súng lớn”dẫn theo [103,25]


25
SV thực hiện: Lưu Thị Quyên


×