Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Những đặc điểm của doanh nhân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.16 KB, 10 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN QUẢN TRỊ MARKETING

Đề bài:
Những đặc điểm của doanh nhân Việt Nam?
+ Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong KD (risk taking)
+ Tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh PP, hoạt động khuếch trương,…)
(innovativeness)
+ Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động KD (acting
proactively): tiên phong tung SP mới,…
Hãy sử dụng cả số liệu thứ cấp (internet, báo chí, các báo cáo,…) & sơ
cấp (quan sát & 3 phỏng vấn) để minh họa cho bài viết.

Bài làm:

1.Mức độ dám chấp nhận rủi ro
Chấp nhận rủi ro là điều kiện đầu tiên khi bước vào lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt
trong điều kiện nước ta nền kinh tế thị trường còn đang ở giai đoạn đầu tiên, thị
trường còn nhiều khiếm khuyết, các hệ thống luật pháp, chính sách hỗ trợ Doanh
nghiệp còn chưa hoàn thiện, các Doanh nghiệp ngoài Nhà nước còn bị đối xử phân
biệt, cạnh tranh trên thị trường gặp nhiều khó khăn nhất là với các Công ty thuộc Nhà
nước quản lý và đặc biệt với các Công ty nước ngoài. Trong nuôn vàn khó khăn đó
cácDoanh nhân Việt Nam cần có ý chí kiên cường, sự kiên định vượt qua các thử
thách, khó khăn và những rào cản, những con đường gập ghềnh để tìm đến sự thành
công. Đó là cả một quá trình gian nan vất vả trên con đường khởi nghiệpcuar các
Doanh nhân, để sau này Họ vươn tới những thành công và phát triển các ngành nghề
kinh doanh.


Theo các kết quả điều tra, khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo các doanh nghiệp dân
doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp nữ, tỷ lệ đó là 62%, với doanh nghiệp


quốc doanh là 20 – 25%). Tuổi đời trẻ, ảnh hưởng nhiều tới tính năng động, ý chí dám
chấp nhận rủi ro, thách thức, khả năng học hỏi và sức làm việc của doanh nhân.
Chủ tịch Công ty Secoin, Gs Đinh Xuân Bá đã nói: ”Một trong những tố chất
quan trọng nhất của một doanh nhân là dám chấp nhận rủi ro. Không biết được điều
đó thì không có một doanh nghiệp lớn mạnh”
Nói là như vậy, song thực tế thực hiện lại gặp không ít khó khăn, khi quyết
định đầu tư là chấp nhận mạo hiểm, nếu thành công thì cũng trải qua rất nhiều sóng
gió, đòi hỏi phải kiên định, có ý chí cao. Tuy nhiên sự thành công không chỉ phụ thuộc
bản thân Doanh nghiệp mà các yếu tố khách quan ( Nhân tố bên ngoài ) đóng vai trò
rất quan trọng. Điều đó làm chùn bước biết bao Doanh nhân khi bước vào thương
trường, Họ phải chấp nhận hoặc là thành công hoặc là mất tất cả vốn liếng dành dụm
được. Những tác động đó làm nhiều Doanh nhân thiếu hẳn sự tự tin, mạnh dạn, dám
nghĩ dám làm, hạn chế sự sáng tạo, dám đi đầu trong kinh doanh. Cũng vì những lý do
đó mà xuát hiện nhiều biểu hiện của kinh doanh bầy đàn, đây thực sự là vấn đề đấng
báo động trong thời gian qua, các hội chứng bầy đàn được biểu hiện rõ nét trong lĩnh
vực kinh doanh chứng khoán, bất động sản, thành lập các tập đoàn ồ ạt, các ngân hàng
cổ phần thi nhau mọc lên. Hậu quả của nó là nhiều Doanh nghiệp đang làm ăn có lãi
trỏ thành những con nợ, khả năng tài chính kiệt quệ, đứng trên bờ vực phá sản. Cũng
từ đó gây ra biết bao bất ổn cho xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến sự ổn định trong một
bộ phận lớn dân cư, đẩy nền kinh tế đất nước vào vòng xoáy khủng hoảng.
Qua đó cũng thể hiện một xu thế trong các Doanh nghiệp Việt Nam đối mặt
với rủi ro thường đưa ra các quyết định mang nặng tính liều, các quyết định thiếu nhận
thức và hiểu biết. Có thể nhận thức những “rủi ro trong những quyết định dám chấp
nhận rủi ro” của doanh nghiệp Viêt nam như sau:
Thiếu những qui tắc khôn ngoan trong việc chấp nhận rủi ro
Thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ nguyên tắc này
Đơn giản hóa những qui trình kinh doanh
Chưa đo lường và lượng hóa được những rủi ro



Nói cách khác, bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi ro được tính toán
trước. Hay nói một cách khác khi chấp nhận đầu tư mạo hiểm ta cần có cách thức để
quản lý rủi ro.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh có nghĩa là quản lý nhằm ngăn chặn tất cả các
vấn đề khó khăn có thể gặp phải cho nhân viên, khách hàng, tài sản thông tin và
môi trường văn hóa công ty.

Mặc dù, quy trình quản lý rủi ro thực tế có thể khác nhau ở các công ty lớn và nhỏ
nhưng chúng đều có một mục đích chung. Rủi ro mà không được quản lý sẽ làm cho
an ninh không được bảo mật, hoạt động kinh doanh không thể diễn ra liên tục. Và kết
quả là có thể gây ra những mất mát về tài chính, giảm lợi nhuận và gây ra những
khoản nợ không cần thiết. Quản lý rủi ro không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến
số vốn kinh doanh và giảm lãi suất ngân hàng.
Lợi ích của quản lý rủi ro
Các chương trình quản lý rủi ro yêu cầu các công ty phải xem xét thật cẩn thận nguồn
nhân sự, bộ máy quản lý tài chính, số vốn và các chính sách về bảo hiểm. Cẩn thận
trong việc đánh giá chính sách quản lý rủi ro sẽ tạo ra cả những lợi ích vô hình và hữu
hình cho doanh nghiệp.
Quản lý rủi ro tốt có thể làm giảm bớt tiền phí bảo hiểm
Người ký nhận trách nhiệm thanh toán các hợp đồng bảo hiểm sẽ chấp nhận các
chương trình quản lý rủi ro cho mục đích giảm phí đóng bảo hiểm.
Quản lý rủi ro giảm tình trạng doanh nghiệp bị kiện tụng và làm tăng tính đảm bảo
pháp luật trong kinh doanh.

Chiến lược quản lý rủi ro:
Tất cả các doanh nghiệp đều không thể tránh khỏi những rủi ro trong kinh doanh.


Những rủi ro đó sẽ biến đối khác nhau tùy theo từng giai đoạn của sản phẩm và vị trí

kinh doanh. Do đó, việc mua đủ các loại bảo hiểm là một cách để bảo vệ doanh nghiệp
của bạn khỏi mắc phải những vấn đề không may như: gian lận thương mại, hàng giả
hàng nhái và trộm cắp.
Trong quá trình hoạt động, bạn cũng nên cân nhắc những yếu tố sau đây khi quản lý
rủi ro:
Phân tích các cách kiểm soát bất cứ một rủi ro về các dữ liệu bảo mật nào, đặc
biệt là nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Phát triển các chiến lược nhằm giảm thiểu tần suất và nguy cơ của những rủi ro
đó.
Nhận ra những rủi ro trong hoạt động kinh doanh hằng ngày và từng bước
giảm thiểu chúng.
Chuẩn bị để phản ứng lại nhanh chóng với những nguy hiểm và các tình trạng
nguy cấp. Hãy lên một kế hoạch để chắc chắn bạn có thể tiếp tục tiến trình sản xuất
ngay lập tức khi những sự cố có thể xảy ra.
Trong điều kiện Việt Nam mới ra nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ
hội cũng như không ít thách thức trước mắt. Bước đầu một số Doanh nghiệp đã bị
khớp, hàng hóa không cạnh tranh được về giá cả, mẫu mã cũng như chất lượng dẫn
đến tình trạng hàng hóa không bán được, công ty nằm trong tình trạng sắp giải thể,
đây là hậu quả của một quá trình dài làm ăn kiểu bao cấp. Song các Doanh nghiệp đã
nhận thức được vấn đề, dám mạnh dạn đầu tư, chấp nhận sự mạo hiểm, rủi ro trong
kinh doanh để nhanh chóng tái cơ cấu, thay đổi cách thức quản lý, nhập dây chuyền
sản xuất mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá thành cũng vì thế mà cạnh
tranh được.
Để đạt được những thành tựu như vậy không ít Doanh nghiệp đã tốn không ít công
sức mày mò, học hỏi và dám chấp nhận mạo hiểm nhưng không làm liều mà đã dần
biết cách quản lý rủi ro để đạt được thành công.

2.Tính đổi mới, sáng tạo



Thực tế ở Việt Nam trong thời kỳ bao cấp tính sáng tạo bị hạn chế rất nhiều, do cơ chế
mọi người cố gắng sống sao cho hòa nhập với tập thể, không muốn làm gì đó mang
tính sáng tạo, đột phá, do nỗi lo bị chú ý, bị cho là thích vượt lên đồng nghiệp, cấp
trên, sợ bị trù úm. Trong nền kinh tế thị trường, nhất là khi Việt Nam đã ra nhập WTO
thì điều đó không còn nữa, với bản tính sáng tạo, thông minh, chịu khó học hỏi của tố
chất người Việt Nam thì tính đổi mới, sáng tạo của các Doanh nghiệp Việt nam được
phát huy cao độ, nhất là trong lĩnh vực Marketing.
Trong nền kinh tế bao cấp chúng ta hoàn toàn xa lạ với từ Marketing, nhưng khi nền
kinh tế thị trường bùng nổ thì chúng ta nhanh chóng nghiên cứu về Marketing và áp
dụng nó rất nhanh, rất tốt. Ngày nay chúng ta thường nghe quá nhiều đến những lý
thuyết trong quản trị doanh nghiệp: quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, quản trị chiến
lược, quản trị marketing,… Rồi rằng doanh nghiệp cần phải “nhắm vào thị trường,
hướng tới khách hàng”, phải đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất, giá cạnh tranh
nhất, phải xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề, đầu tư trang thiết bị hiện đại,
công nghệ tiên tiến. Và giờ đây hình như đó đang là đích trong tư duy chiến lược của
các nhà doanh nhân Việt.
Cần phải có cái nhìn toàn cục hơn, trong bối cảnh một “thế giới phẳng”, một
chiến lược “đại dương xanh” và một nền “kinh tế tri thức” thì ta “giật mình” nhận thấy
rằng: tập đoàn Nike, Reebook không có một nhà máy nào cả, Nokia đa phần sản phẩm
Made in China, … Cả một tòa nhà khổng lồ của Nike ở giữa trung tâm New York chỉ
quản lý 3 mảng chính: Hệ thống nghiên cứu và Phát triển (R&D); Hệ thống phân phối
và Quản lý thương hiệu.
Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D):
các doanh nghiệp sản xuất, có nhiều chiến lược nghiên cứu và phát triển khác nhau,
song gần đây xuất hiện chiến lược “ Tập trung để khác biệt” và coi nó như là chìa
khóa để thành công của Doanh nghiệp. Trước đây hầu hết các doanh nghiệp Việt nam
không chú trọng đến khâu này, họ chỉ lo đi ăn cắp mẫu mã của các sản phẩm nước
ngoài, copy nhanh chóng rồi tung ra thị trường để bán. Gần đây một số Doanh nghiệp
Việt nam đã có cách nhìn khác về vấn đề này, sau khi phải trả giá cho hành động copy
sản phẩm của nước ngoài, khách hàng đã có cách nhìn và đánh giá về sản phẩm của họ



cũng như chính bản thân Doanh nghiệp của họ ở một trình độ thấp kém, sản phẩm của
họ chỉ là sản ơhaamr chạy theo, sản phẩm loại hai. Từ đó các Doanh nghiệp Việt nam
phải tự hoàn thiện để cạnh tranh và họ thực sự đã có bộ phận nghiên cứu và phát triển
sản phẩm mới nhằm cạnh tranh với các sản phẩm của đối thủ, nhất là các sản phẩm
của nước ngoài.
Hệ thống phân phối:
Từ nền kinh tế tập trung, quản lý theo bao cấp, hàng hóa được phân phối qua hệ thống
mậu dịch quốc doanh, người dân được nhận hàng hóa từ Nhà nước thông qua hệ thống
tem phiếu cồng kềnh, dẫn đến nhiều tiêu cực. Nay nền kinh tế thị trường bùng nổ,
hàng hóa do Doanh nghiệp sản xuất ra thì các Doanh nghiệp phải tìm cách phân phối
trên thị trường. Bài học về phân phối hàng hóa trên thị trường khi nền kinh tế mới
chuyển đổi của các Doanh nghiệp Việt nam cũng gặp không ít gian nan thử thách. Với
tố chất thông minh, ham học hỏi từ các bạn hàng nước ngoài, các Doanh nghiệp Việt
nam đã nhanh chóng thiết lập được hệ thống phân phối hiện đại.
Thiết lập một hệ thống theo chuẩn mực, quản lý kênh phân phối và quản lý lực lượng
bán hàng hiệu quả là mấu chốt để cạnh tranh và giành thị phần. Đây là mảnh đất mầu
mỡ cho những ý tưởng sáng tạo trong việc: thiết lập kênh phân phối theo dạng trực
tiếp hay gián tiếp, đơn kênh hay đa kênh, độ dài của kênh và các giải pháp khuyên
khích bán hàng cũng như giảm thiểu các xung đột lợi ích trong kênh.
Thương hiệu
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn tạo uy tín cho thương hiệu của mình, họ đề ra
nhiều biện pháp khác nhau, có doanh nghiệp thành công nhưng cũng có nhiều Doanh
nghiệp thất bại. Các Doanh nghiệp Việt nam đã chú ý nhiều đến phát triển thương
hiệu trong những năm gần đây ở cả thị trường trong nước và ngoài nước. Trong nước
ta biết nhiều đến Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai… Đặc biệt Hoàng Anh Gia Lai đã
phát triển thương hiệu ra quốc tế, bằn việc thuê cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Thai lan
sang đá bóng, tên tuổi của Hoàng Anh Gia lai được nhiều người Thái biết đến, thông
qua các cầu thủ người Thái mà dân Thái biết nhiều hơn về H.A.G.L, họ có cảm tình

với H.A.G.L, qua đó dễ tiếp nhận sản phẩm của H.A.G.L hơn, bằng chứng là các sản
phẩm của H.A.G.L đã được xuất khẩu sang Thái và phát triển rất tốt. Tuy vậy
H.A.G.L không chỉ dừng lại ở khu vực mà tên tuổi của Họ còn được biết đến ở châu


Âu và nhiều nơi trên thế giới thông qua các hình thức quảng cáo ( tên của H.A.G.L đã
xuất hiện ở sân bong đội Asenal).
Tuy nhiên một số Doanh nghiệp trong quá trình phát triển của mình đã xa rời các giá
trị cốt lõi, chạy theo phô trương, phát triển đa ngành nghề một cách hình thức đẻ rồi
đánh mất bản sắc của chính mình.

3. Đổi mới sáng tạo trong thời khủng hoảng kinh tế:

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn vừa qua ảnh hương khá trầm trọng đến
nền kinh tế Việt nam, gây cho Chính phủ Việt nam rất nhiều khó khăn trong điều hành
nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Các Doanh nghiệp Việt nam cũng không tránh khỏi hệ lụy
của suy thoái kinh tế.
Việt nam sau một số năm nền kinh tế phát triển tương đối nóng, nền kinh tế trải qua
giai đoạn bão giá, đồng tiền bị lạm phat ở mức trên 23%, gây khó khăn cho sản xuất
kinh doanh và đầu tư dài hạn. Chính phủ đã có biện pháp ngăn chặn lạm phát kịp thời
bằng cách tăng lãi xuất tiền gửi ngân hàng, sau đó để tháo gỡ kho khăn cho Doanh
nghiệp vì lãi xuất tiền vay ngân hàng lên cao các doanh nghiệp gặp khó khăn trong
huy động vốn, Chính Phủ đã đưa ra gói kích cầu và hỗ trợ Doanh nghiệp kịp thời, cứu
được nhiều Doanh nghiệp trên bờ vực phá sản.
Nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ nhiều Doanh nghiệp đã có vốn tiếp tục sản xuất
kinh doanh, và đã dần ổn định, góp phần ổn định chung tình hình xã hội. Gần đây
nhiều Công ty làm ăn có lãi, thị trường chứng khoán đã dần hồi phục, thị trường bất
động sản sau một thời gian dài nguội lạnh nay đã ấm lên.
Các Doanh nghiệp Việt Nam đã không ỉ lại, trông chờ vào Nhà nước mà chủ động đẩy
mạnh sản xuất sau khi có vốn từ Chính phủ, nâng cao hiệu quả trong quản lý, sản

phẩm có chất lượng được đưa ra thị trường, đáp ứng người tiêu dùng, tránh được sự lệ
thuộc từ nước ngoài, dần ổn định được nền kinh tế, bước đầu đẩy lùi được khủng
hoảng.
Để đạt được thành quả kinh tế đó là nhờ các Doanh nghiệp Việt nam có sự đổi mới,
sáng tạo trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và Việt nam nói riêng.


4. Tính tiên phong

Với mỗi Doanh nghiệp sứ mệnh luôn được đặt lên hàng đầu, trong đó nhấn mạnh đến
vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu
xã hội.
Để làm được các công việc đó, tính tiên phong mở đường cho những ý tưởng mới,
nhận thức mới và ở mức độ nào đó, tác động tích cực đến tầm nhìn trong tổ chức đời
sống xã hội.
Một số tính tiên phong thường thấy trong hoạt động Doanh nghiệp Việt Nam:
Tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụ mới
Tiên phong về công nghệ
Tiên phong trong phương pháp quản trị doanh nghiệp
Tiên phong về văn hóa và tri thức
Khi Việt nam còn nền kinh tế tập trung quan lieu, bao cấp, ta không nhận thấy
mối quan hệ Giá – Cung – Cầu, nhưng khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì
mối quan hệ đó được biểu hiện rất rõ nét. Qua thực tế những đợt khuyến mại của các
trung tâm siêu thị, điện máy, những chiêu mua hàng nhận quà, gần đây là mua hàng
vào “giờ vàng” đã thu hút được một lượng lớn Người dân đổ đi mua sắm và các siêu
thị đã tiêu thụ được một lượng hàng hóa rất lớn. Từ đó Ta thấy được tác động của Giá
lên Cầu của người tiêu dùng.
Cùng với động lực mở rộng thị trường, doanh nhân có nhu cầu sử dụng những
biểu tượng văn hóa dân tộc. Họ là sứ giả đưa những tinh hoa Việt Nam ra thế giới.
Những Café Trung Nguyên, đôi dép Bitis, bánh kẹo Kinh Đô, tà áo dài của nhà thiết

kế thời trang Minh Hạnh, gạch ngói Secoin, … xuất hiện ở nhiều châu lục, khiến Việt
Nam gần gũi hơn trong con mắt bạn bè thế giới.
Khi Việt nam hội nhập nền kinh tế Thế giới, các Doanh nghiệp đòi hỏi nhiều
hơn ở các nhân viên của mình, các tiêu chuẩn được nâng lên, được bổ xung qua đó


cũng tác động đến hệ thống giáo giục phải thay đổi để đào tạo ra những người thích
nghi với môi trường mới.
Trong sản xuất hàng hóa, yếu tố công nghệ luôn là vấn đề then chốt, để sản
xuất ra được những hàng hóa chất lượng cao, mẫu mã đẹp, luôn phù hợp với yêu cầu
người tiêu dùng đòi hỏi Doanh nghiệp đầu tư rất nhiều về nghiên cứu và phát triển sản
phẩm, luôn đi đầu và tạo ra được sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng. Có như vậy
thì mới giữ được khách hàng và thị phần trên thị trường. Ngày nay các Doanh nghiệp
Việt nam rất chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Tính tiên phong cũng là nhân tố quan trọng bậc nhất trong chiến lược cạnh
tranh vượt lên đối thủ . Tại Công ty Secoin, tiêu chí “luôn tạo ra sự mới lạ” như kim
chỉ nam cho hoạt động R&D để phát triển sản phẩm mới. Theo thống kê, cứ 1 tháng
chúng ta cho ra 1 model gạch mới và mỗi năm lại tung ra thị trường 1-2 chủng loại sản
phẩm mới. Điều dó đã đẩy các đối thủ cạnh tranh của Secoin luôn ở thế người đi sau.
Mỗi khi họ copy xong 1 model gạch của chúng tôi thì cũng là lúc chúng tôi kịp tung ra
model mới được bán với giá cao, còn model cũ thì hạ giá để cạnh tranh với đối thủ.
Với chiến lược này, Secoin luôn là người tiên phong chiếm lĩnh và dẫn dắt thị trường
trong lĩnh vực của mình.

Qua bài luận trên Ta có thể thấy rằng trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam
trong giai đoạn này các Doanh nghiệp đã dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, cùng
với việc dám chấp nhận rủi ro các Doanh nghiệp bước đầu đã biết cách quản lý rủi ro
để đạt được những thành công nhất định. Tính đổi mới sáng tạo trong kinh doanh cũng
được các Doanh nghiệp vận dụng hiệu quả, bằng chứng rõ nét là giai đoạn khủng
hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, các Doanh nghiệp đã vận dụng tính đổi mới, sáng tạo

để bước đầu thoát ra được khủng hoảng. Các Doanh nghiệp Việt nam tuy rằng mới
tiếp cận với nền kinh tế thị trường nhưng đã nhanh chóng học hỏi được cách thiết lập
hệ thống phân phối sản phẩm, khuếch trương sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong
và ngoài nước. Qua một số bài học thực tế các Doanh nghiệp đẫ nhạn thức được vấn
đề tiên phong, đi trước đối thủ trong kinh doanh. Tuy nhiên thành công đạt được bước
đầu chiếm tỷ lệ chưa lớn trong tổng số các Doanh nghiệp, các thách thức từ các Công


ty nước ngoài vẫn rất lớn. Đây vừa là khó khăn, thách thức nhưng cũng là động lực rất
tốt cho các Doanh nghiệp Việt nam phấn đấu.
Chúc các Doanh nghiệp Việt Nam thành công và phát triển.



×