Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

vận dụng dạy học theo dự án vào môn hoa trang trí cho sinh viên ngành sư phạm công nghệ kinh tến gia đình tại trường đại học phạm văn đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.1 MB, 181 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ PHÊ

VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO MÔN HOA
TRANG TRÍ CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM
CƠNG NGHỆ - KINH TẾN GIA ĐÌNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 4 1 6 8

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGUYỄN THỊ PHÊ

VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO MÔN
HOA TRANG TRÍ CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ
PHẠM CƠNG NGHỆ - KINH TẾ GIA ĐÌNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG



NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013


LÝ LỊCH KHOA HỌC
LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

I.

Họ và tên: Nguyễn Thị Phê

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 02/8/1973

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Quê quán: Quảng Ngãi

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ: Tổ 12, phường Lê Hồng Phong, Quảng Ngãi.
Điện thoại cơ quan:

Điện thoại nhà: 01693609975

Email:

II.

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Hệ đào tạo: Đại học

Thời gian đào tạo: Từ 9/1991 đến 5/1995

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Ngành học: Kỹ thuật Nữ công.
Tên đồ án: Các dạng bột nở xốp nhờ men
Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng
III.

Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC

Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

9/1995 – 12/2003

Công ty đường Quảng Ngãi

Thống kê phân xưởng

01/2004 – 2007

2008 – đến nay

Trường Cao đẳng Sư phạm

Giáo viên

Quảng Ngãi
Trường ĐH Phạm Văn Đồng

Giáo viên

Quảng Ngãi

Xác nhận của cơ quan

Người khai ký tên

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm 2013
Ký tên và ghi rõ họ tên

Nguyễn Thị Phê

ii



LỜI CẢM ƠN



Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo, đã
giúp đỡ tận tình, động viên, khuyến khích tơi từ những bước đầu xây dựng
chuyên đề nghiên cứu cho đến khi hoàn thành luận văn này.
- Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Viện Sư phạm Kỹ thuật trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM tham gia giảng dạy lớp GDH 19B, đã truyền cho
tôi những kinh nghiệm, kiến thức quý báu trong thời gian học tập và nghiên cứu.
- Xin gởi lời cảm ơn đến lãnh đạo trường Đại học Phạm Văn Đồng cùng toàn
thể giáo viên khoa Sư phạm Tự nhiên và tập thể SV lớp CCN10 tạo điều kiện, giúp
đỡ và cùng tham gia trong quá trình thực hiện luận văn.
- Cảm ơn tất cả thành viên lớp GDH19B đã cho tôi những kinh nghiệm và kỷ
niệm trong thời gian học tập qua.
Tác giả xin bày tỏ lịng tri ân đến gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên chia sẻ
và tạo điều kiện tốt cho tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài
tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật.TPHCM.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Phê

iii


TĨM TẮT



Để hịa nhập vào xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, giáo dục nước ta cần phải
đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện. Ngoài việc đổi mới về chương trình, mục
tiêu cịn đổi mới về phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học bậc đại
học là một yêu cầu tất yếu, rất quan trọng để “chấn hưng giáo dục theo mệnh lệnh
cuộc sống” (theo Việt báo – Tuổi trẻ ngày 01/10/2004). Từ ý kiến trên, người
nghiên cứu xác định rõ các trường sư phạm là nơi giữ vai trò nòng cốt trong việc
đào tạo GV và cụ thể là ngành sư phạm Công nghệ - Kinh tế gia đình tại trường Đại
học Phạm Văn Đồng. Chính vì vậy, người nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài:
“Vận dụng dạy học theo dự án vào mơn Hoa trang trí cho sinh viên ngành sư
phạm Cơng nghệ - Kinh tế gia đình tại trường Đại học Phạm Văn Đồng” là cần
thiết và có ý nghĩa trong việc đào tạo GV ngành Sư phạm của nhà trường.
Cấu trúc của luận văn:
PHẦN MỞ ĐẦU
Nêu lý do, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về DHTDA
Chương 2: Thực trạng dạy học mơn Hoa trang trí của SV ngành sư phạm
Công nghệ - Kinh tế gia đình tại trường đại học Phạm Văn Đồng
Chương 3: Vận dụng DHTDA vào mơn Hoa trang trí tại trường đại học
Phạm Văn Đồng
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trình bày những kết quả đạt được của quá trình nghiên cứu, tự nhận xét và
đánh giá. Hướng phát triển và khuyến nghị của đề tài.

iv


ASTRACT

To integrate into the educational innovation at present, our country's education
needs to be renewed in a strong and comprehensive way. In addition to the renewal
of the curriculum and the objectives, the innovation of teaching method is
necessary. Innovating university teaching method is an indispensable requirement.
It is so important to "educational Innovation under the orders of life" (in
Vietnamese newspaper-the Youth magazine on October 01/10/2004). From the
comments above, the study identified the University is where the core role in the
training of teachers and in particular pedagogical technology-family economics at
Pham Van Dong University. That is why the writer chose the thesis: "Using
project-based learning into Decorative Flowers subject for the students majoring
in pedagogical technology - Home economics at Pham Van Dong University".
The writer find this study necessary and meaningful in teachers training of the local
university.
The Organisation of the study:
INTRODUCTION
The introduction includes the rationale, aims and objectives, research questions and
scope of the study
CONTENT
Chapter 1: The theoretical base for project-based learning
Chapter 2: Learning Decorative Flowers subject of the students majoring in
pedagogical technology - family economics at Pham Van Dong University
Chapter 3: Using project - based learning into decorative Flower subjects at Pham
Van Dong University
THE CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS
This part presents the results of the study, some comments and reviews. Developing
directions and recommendations of topic are also made.

v



MỤC LỤC
Trang tựa

Trang

LÝ LỊCH KHOA HỌC ................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iv
ASTRACT................................................................................................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................ixix
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. xxi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................3
5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ................................................................................3
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...............................................................................3
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................3
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................3
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................3
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .........................................................3
8.3. Phương pháp thống kê toán học ..............................................................4
9. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................................4
10. PHÂN TÍCH CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ...............................5
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ............................. 7

1.1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .................................................7
1.1.1.

Lịch sử phát triển của DHTDA trên thế giới ...................................7

vi


1.1.2.

Lịch sử phát triển của DHTDA ở Việt Nam ...................................9

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN .............................................................................11
1.3. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ CÁC TIẾP CẬN
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN .......................................................................................17
1.3.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học .......................................17
1.3.2. Các quan điểm của dạy học theo dự án ..............................................18
1.4. DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ................................................................................21
1.4.1. Mục tiêu dạy học theo dự án ..............................................................22
1.4.2. Nội dung dạy học theo dự án .............................................................22
1.4.3. Các hình thức tổ chức dạy học theo dự án .........................................23
1.4.4. Phương tiện dạy học theo dự án .........................................................23
1.4.5. Kiểm tra đánh giá dạy học theo dự án ...............................................24
1.4.6. Đặc điểm dạy học theo dự án .............................................................25
1.4.7. Phân loại dự án ...................................................................................27
1.4.8. Quy trình dạy học theo dự án .............................................................29
1.4.9. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng .................................................33
1.4.10. Vai trò của giáo viên và sinh viên trong dạy học theo dự án ...........34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN HOA TRANG TRÍ TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG .......................................................... 36
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG .......................36
2.1.1. Lịch sử hình thành của trường ĐH Phạm Văn Đồng .........................36
2.1.2. Nhiệm vụ của nhà trường ...................................................................37
2.2. GIỚI THIỆU KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN ...................................................39
2.3. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC HOA TRANG TRÍ ...................40
2.4. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MƠN HOA TRANG TRÍ TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG........................................................................................42
2.4.1. Đối với GV .........................................................................................42
2.4.2. Đối với SV .........................................................................................43

vii


2.5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MƠN HOA TRANG
TRÍ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG ..............................................44
2.5.1. Đối với GV .........................................................................................44
2.5.2. Đối với SV .........................................................................................52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 61
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁNVÀO MƠN HOA
TRANG TRÍ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG ........................... 62
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO
MƠN HOA TRANG TRÍ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG ........... 62
3.2. VẬN DỤNG DHTDA VÀO MƠN HOA TRANG TRÍ ...................................62
3.2.1. Cấu trúc chương trình mơn học Hoa trang trí ....................................62
3.2.2. Các dự án được vận dụng vào mơn Hoa trang trí ..............................64
3.2.3. Vận dụng các dự án cụ thể vào qui trình dạy học theo dự án ............65
3.2.4. Các hình thức đánh giá dự án .............................................................76
3.3. Ý KIẾN CHUYÊN GIA.....................................................................................80
3.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................................81

3.4.1. Mục đích, đối tượng và nội dung thực nghiệm ..................................81
3.4.2. Thực nghiệm ......................................................................................82
3.4.3. Kết quả thực nghiệm ..........................................................................83
3.4.3.1. Kết quả nhận được từ phương pháp chuyên gia .............................83
3.4.3.2. Kết quả định tính thực nghiệm sư phạm .........................................85
3.4.3.3 Kết quả định lượng thực nghiệm sư phạm .......................................89
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 96
1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................96
1.1. Tóm tắt đề tài ........................................................................................96
1.2. Tự nhận xét, đánh giá ............................................................................96
1.3. Hướng phát triển đề tài .........................................................................97
2.

KIẾN NGHỊ .......................................................................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 99

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ NGUYÊN VĂN

1

ĐC

Đối chứng


2

DH

Dạy học

3

ĐH

Đại học

4

DHTDA

Dạy học theo dự án

5

DIN

Deutsches Institut fuer Normung

6

GDH

Giáo dục học


7

GV

Giáo viên

8

HSSV

Học sinh sinh viên

9

KTCN

Kỹ thuật Công nghiệp

10

KTGĐ

Kinh tế gia đình

11

KTNN

Kỹ thuật Nơng nghiệp


12

PBL

Project - based learning

13

PP

Phương pháp

14

PPDH

Phương pháp dạy học

15

QĐDH

Quan điểm dạy học

16

SPTN

Sư phạm tự nhiên


17

SV

SV

18

TN

Thực nghiệm

TT

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 1.1: Các đặc điểm của DHTDA

27

Hình 1.2: Qui trình DHTDA

31


Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường ĐH Phạm Văn Đồng

38

Hình 3.1: Sản phẩm hoa giấy Lily

68

Hình 3.2: Sản phẩm Hoa hồng giấy

68

Hình 3.3: SV thảo luận nhóm

69

Hình 3.4: SV báo cáo dự án “Mừng Đảng mừng Xuân 2013”

71

Hình 3.5. Sản phẩm Hoa voan

73

Hình 3.6. Sản phẩm quà lưu niệm

73

Hình 3.7: SV thảo luận xác định tên dự án


74

Hình 3.8: SV báo cáo dự án “Hoa trang trí và q lưu niệm”

76

Hình 3.9: SV trình bày sản phẩm và chụp hình kỷ niệm nhóm

77

Hình 3.10: GV dự giờ báo cáo dự án góp ý kiến

87

x


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1: Trình độ của GV tại khoa Sư phạm Tự nhiên ......................................40
Biểu đồ 2.2: Kết quả ý kiến GV về việc đổi mới PPDH ...........................................44
Biểu đồ 2.3: Kết quả ý kiến về xu hướng GV lựa chọn PPDH .................................45
Biểu đồ 2.4: Kết quả GV áp dụng PPDH vào môn học............................................46
Biểu đồ 2.5: Các hình thức kiểm tra đánh giá được GV sử dụng ............................47
Biểu đồ 2.6: Kết quả về việc GV áp dụng DHTDA ..................................................48
Biểu đồ 2.7: Ý kiến của GV về nội dung chương trình mơn học Hoa trang trí ........48

Biểu đồ 2.8: Ý kiến của GV về cấu trúc lại nội dung mơn học Hoa trang trí ..........49
Biểu đồ 2.9: Kết quả các PPDH được áp dụng trong môn Hoa...............................50
Biểu đồ 2.10: Kết quả GV áp dụng DHTDA vào môn Hoa trang trí .......................51
Biểu đồ 2.11: Kết quả khảo sát các hình thức đánh giá được GV sử dụng trong mơn
Hoa trang trí .............................................................................................................52
Biểu đồ 2.12: Kết quả điểm của SV mơn Hoa trang trí qua các khóa học...............53
Biểu đồ 2.13: Kết quả khảo sát SV đồng ý về nội dung mơn học Hoa trang trí.......54
Biểu đồ 2.14: Kết quả các PPDH được GV áp dụng vào mơn Hoa trang trí ..........55
Biểu đồ 2.15: Kết quả GV áp dụng các hình thức kiểm tra đánh giá môn Hoa .......56
Biểu đồ 2.16: Kết quả mức độ tích cực của SV học mơn Hoa trang trí ...................57
Biểu đồ 2.17: Mức độ năng lực được hình thành trong q trình học mơn Hoa
trang trí .....................................................................................................................58
Biểu đồ 2.18: Mức độ hứng thú của SV học mơn Hoa trang trí ...............................59
Biểu đồ 2.19: Kết quả các đề xuất nâng cao hiệu quả dạy học Hoa trang trí từ
người học ...................................................................................................................59

xi


xii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo và các nhà
quản lý đặt ra từ lâu và cũng là vấn đề bức thiết của giáo dục Việt Nam, đặc biệt đối
với hệ thống giáo dục đại học. Lấy người học làm trung tâm được khẳng định là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành giáo dục đang hướng đến. Điều
40.2 của Luật giáo dục Việt Nam, đã chỉ rõ: “Phương pháp giảng dạy đại học phải
coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người

học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng”1.
Ngày 13 tháng 6 năm 2012, Quyết định số 711/QĐ - TTg của Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt: "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 2020" với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn
bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và
hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện. Một trong
những giải pháp quan trọng của chiến lược này là cần phải: “Tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học…” 2.
Theo đó, đổi mới phương pháp dạy học trong các trường sư phạm là một xu
thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi thầy và trị có quyết tâm cao để thực
hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học
như thế nào? Việc cốt yếu là phải tạo sự tự tin cho người học, trong đó vai trị của
người thầy là người hướng dẫn, cố vấn cho người học tự tìm kiếm phát hiện và giải
quyết vấn đề nhằm hình thành ở SV tính độc lập, năng lực giải quyết vấn đề, sáng
tạo các nhiệm vụ thực tiễn, mở rộng những tri thức lĩnh hội trong q trình học tập.
Hoa trang trí là một trong những mơn học thuộc phân mơn Kinh tế gia đình
(KTGĐ) được giảng dạy trong chương trình đào tạo GVsư phạm Cơng nghệ. Với
1

.Trích: “Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10”.
2
.Trích: Quyết định phê duyệt "CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 2011 - 2020".

1


đặc điểm của môn học gắn lý thuyết và thực hành, có tính phức hợp cao, rèn luyện
kĩ năng thực hành. Từ đó, người học phát triển tư duy, sáng tạo trong việc nâng cao
khả năng ứng dụng vào thực tiễn góp phần trong việc học tập và chun mơn sau

này.
Qua thực tế dạy và học mơn Hoa trang trí cịn một số bất cập như GV chưa có
sự đầu tư đúng mức cho môn học về phương pháp, kiểm tra đánh giá và ứng dụng
những nội dung mang tính cập nhật. Bên cạnh đó SV chưa phát huy tính tự lực, tích
cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Dạy học theo dự án (DHTDA) có đặc điểm
định hướng vào người học, phát triển năng lực làm việc cộng tác, năng lực giải
quyết vấn đề có tính phức hợp.
Từ những lý do trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vận dụng dạy học
theo dự án vào môn Hoa trang trí cho SV ngành sư phạm Cơng nghệ - Kinh tế
gia đình tại trường Đại học Phạm Văn Đồng”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Vận dụng dạy học theo dự án vào mơn Hoa trang trí cho SV ngành sư phạm
Cơng nghệ - Kinh tế gia đình.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Nhiệm vụ thứ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về DHTDA.
 Nhiệm vụ thứ 2: Nghiên cứu thực trạng dạy và học mơn Hoa trang trí tại
trường ĐH Phạm Văn Đồng.
 Nhiệm vụ thứ 3: Vận dụng và triển khai DHTDA vào mơn Hoa trang trí, cụ
thể:
- Cấu trúc lại nội dung chương trình mơn học;
- Xây dựng quy trình DHTDA và mơn Hoa trang trí;
- Xây dựng hồ sơ bài giảng DHTDA;
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá DHTDA;
- Kiểm nghiệm sư phạm.

2


4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phương pháp DHTDA, cụ thể là qui trình DHTDA và bộ cơng cụ đánh giá

kết quả học tập mơn Hoa trang trí.
5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Chương trình và nội dung mơn học Hoa trang trí tại trường ĐH Phạm Văn
Đồng.
- GV, SV và cơ sở vật chất của trường ĐH Phạm Văn Đồng.
- Quá trình tổ chức dạy học mơn Hoa trang trí tại trường ĐH Phạm Văn Đồng.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu vận dụng DHTDA vào mơn Hoa trang trí theo qui trình mà tác giả đã đề
xuất, sẽ nâng cao kết quả học tập của SV ngành Sư phạm Công nghệ - Kinh tế gia
đình của trường ĐH Phạm Văn Đồng.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Vận dụng DHTDA trong mơn học Hoa trang trí phần Kinh tế gia đình ngành
Sư phạm Cơng nghệ, hệ Cao đẳng của trường ĐH Phạm Văn Đồng;
- Thực nghiệm sư phạm DHTDA cho SV năm thứ ba các lớp CCN10A và
CCN10B, ngành Cơng nghệ - Kinh tế gia đình của trường.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn kiện, văn bản pháp qui về đổi mới PPDH.
- Các tạp chí giáo dục, báo cáo khoa học, tài liệu lưu trữ, sách giáo khoa, số liệu
thống kê, thơng tin đại chúng,… có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
- Khảo sát bằng bảng hỏi đối với GV và SV để tìm hiểu thực trạng dạy học
mơn Hoa trang trí và những nguyên nhân hạn chế việc phát huy tính tích cực, tự lực,
chủ động và sáng tạo của SV.

3



- Khảo sát kết quả thực nghiệm sư phạm.
8.2.2. Phương pháp quan sát
GV quan sát các hoạt động của SV thơng qua các dự án học tập. Từ đó, GV
đánh giá kết quả về nhận thức, năng lực làm việc và hợp tác của SV trong học tập.
8.2.3. Phương pháp thực nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm hai dự án “Mừng Đảng mừng Xuân 2013”, “Hoa
trang trí và quà lưu niệm” ở lớp thực nghiệm CCN10A và lớp đối chứng CCN10 B,
ngành Cơng nghệ - Kinh tế gia đình của trường ĐH Phạm Văn Đồng để kiểm tra
tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
- Xử lý kết quả thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
8.2.4. Phương pháp chuyên gia
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến của chuyên
gia về việc vận dụng DHTDA vào mơn Hoa trang trí cho SV ngành Sư phạm Cơng
nghệ - Kinh tế gia đình tại trường Đại học Phạm Văn Đồng và tìm hiểu việc áp
dụng DHTDA môn học này ở một số trường Đại học trong nước.
8.3. Phương pháp thống kê toán học
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê toán học để:
- Xử lý kết quả khảo sát thực trạng dạy và học môn Hoa trang trí tại trường
ĐH Phạm Văn Đồng.
- Kiểm nghiệm giả thuyết của đề tài về sự hứng thú tính tích cực trong học tập,
các kĩ năng, năng lực làm việc hợp tác và giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc
sống. Từ đó người nghiên cứu phân tích, so sánh kết quả học tập cuối cùng của môn
học để khẳng định giả thuyết nghiên cứu là đúng đắn.
9. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài nếu được áp dụng thành cơng, sẽ:
 Góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Hoa trang trí và mơn học
Phương pháp dạy học Kinh tế gia đình trong chương trình đào tạo GV sư phạm
Cơng nghệ - Kinh tế gia đình của trường ĐH Phạm Văn Đồng.

4



 Vận dụng được quy trình DHTDA cho các mơn học khác của phân mơn
Kinh tế gia đình trong chương trình đào tạo GVngành sư phạm Cơng nghệ.
 Phát triển tính tích cực hóa người học và hình thành các kĩ năng, năng lực
xã hội cho SV, để họ thích ứng nhanh với nhu cầu thực tiễn.
 Đánh giá các kĩ năng làm việc hợp tác của SV qua việc thực hiện các dự
án học tập.
10. PHÂN TÍCH CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Để thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài, việc tham khảo các cơng trình nghiên
cứu là cần thiết. Các cơng trình nghiên cứu gần đây nhất là:
- ThS. Trần Hùng Phong (2012), “Dạy mô đun kĩ năng tổng hợp theo phương
pháp dự án cho hệ trung cấp tại khoa cơ khí chế tạo trường Cao đẳng nghể Việt
Nam Singapore”, ngành Lý luận và dạy học kỹ thuật, trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật
TP.HCM.
- ThS. Trần Kế Thuận (2012), “Vận dụng DHTDA trong giảng dạy môn
Trang bị Điện tại trung tâm Việt Đức”, ngành Lý luận và dạy học kỹ thuật, trường
ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
 Những vấn đề đạt được của các cơng trình nghiên cứu trên
- Tổng hợp và phân tích các vấn đề cơ bản về lý luận DHTDA.
- Tổng hợp được những ưu điểm và nêu bật được hạn chế của PPDA: hiệu quả
dạy học khó đạt đồng đều cho mọi học sinh và yêu cầu đối với GV về xác định mục
tiêu tổng thể của mơn học, có năng lực đa ngành đa môn học.
- Đánh giá thực trạng về tổ chức dạy và học ở các trường dạy nghề.
- Xây dựng hồ sơ dạy học cho 03 dự án cụ thể của môn trang bị Điện và 03 dự
án mô đun Kỹ năng tổng hợp có thời lượng lớn 140 giờ cho hệ trung cấp nghề tại
trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và trường Cao đẳng nghề Việt Nam
Singapore.
- So sánh DHTDA và dạy học theo truyền thống.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cá thể trong hoạt động nhóm.

 Những vấn đề chưa được nghiên cứu

5


- Các đề tài trên đã xác định DHTDA là phương pháp dạy học theo nghĩa hẹp
như là một phương pháp cụ thể với cơ sở lý luận DH định hướng hoạt động, học
thông qua làm và trải nghiệm đồng thời gắn với chuẩn năng lực thực hiện thể hiện
thông qua một sản phẩm cụ thể. Nhưng trong đề tài của người nghiên cứu, DHTDA
được định nghĩa là một PPDH theo nghĩa rộng (được hiểu như là một hình thức dạy
học), trong đó có nhiều PPDH cụ thể khác nhau được sử dụng trong dự án học tập.
- Mặc dù các đề tài trên đã xây dựng các tiêu chí đánh giá chung về năng lực
xã hội, năng lực phương pháp, năng lực cá thể của học sinh nhưng đề tài của người
nghiên cứu sẽ kế thừa và tiếp tục xây dựng các tiêu chí đánh giá dự án như SV tự
đánh giá và đánh giá đồng đẳng công việc nhóm để người học tự đánh giá và đánh
giá lẫn nhau trong q trình học tập, giúp cho SV tích cực hơn, năng động hơn và
tự chịu trách nhiệm về công việc được giao.

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
1.1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Lịch sử phát triển của DHTDA trên thế giới
DHTDA có nguồn gốc từ Châu Âu thế kỉ XVI ở Ý và Pháp. Cuối thế kỉ XIX
và đầu thế kỉ XX, DHTDA được các nhà sư phạm Mỹ (John Dewey, William Heard
Kilpatrick,…) xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp dự án và được xem đó là
phương pháp dạy học (PPDH) quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy người

học làm trung tâm nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống; và được
đưa vào sử dụng chủ yếu trong dạy học thực hành các môn Kĩ thuật. Cùng với sự
ứng dụng ngày càng rộng rãi, các dự án dạy học sau đó được sử dụng ở hầu hết các
môn học khác, kể cả các môn khoa học xã hội.
Ngày nay DHTDA được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế
giới, đặc biệt ở các nước phương Tây.
DHTDA là một trong những PPDH mới được thực hiện trong vài thập kỷ gần
đây, chủ yếu trong các trường THPT và Đại học ở các nước có nền giáo dục tiên
tiến trên thế giới như Mỹ, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Canada, …và là một trong những
PPDH hướng vào người học, tích cực hóa người học. Các cơng trình nghiên cứu đã
được cơng bố của các nhà nghiên cứu như sau:
- William Heard Kilpatrick nhà sư phạm Mỹ với bài viết “Phương pháp dự
án“ (The project method) cơng bố 1918. Ơng đã miêu tả chi tiết về DHTDA3.
- Regie Stites (Viện Nghiên cứu quốc tế SRI, Mỹ) đã phân tích hiệu quả của
DHTDA trên một số đối tượng người học nhất định4.

3

. William Heard Kilpatrick (1918), The Project Methode, Teachers College, (Record 19), trang 319 - 334.
. Regie Stites, “Evaluation of Project Based Learning. What does research say about outcomes from project-based
learning?”, SRI International.
4

7


- Susan J. Wolff (Đại học Bang Oregon, Mỹ) đã đưa ra 32 kiểu môi trường
học tập tự nhiên đặc trưng thích hợp cho dạy học hợp tác và DHTDA ở bậc cao
đẳng cộng đồng5.
- Viện nghiên cứu giáo dục Buck (USA) tổ chức đào tạo và xuất bản sổ tay

hướng dẫn các GV trung học tích hợp DHTDA vào chương trình học.
- Tổ chức Phát triển giáo dục Quốc gia (USA): Cuốn Gắn kết các mảnh nhỏ
(2000) bao gồm một chương về “Dạy học theo dự án và công nghệ thông tin”.
- Cách tiếp cận dự án: Trang web được duy trì bởi Sylvia Chard, giáo sư
trường Đại học Alberta (Canada) và đồng tác giả cuốn kích thích óc tư duy của trẻ:
Cách tiếp cận dự án (2000).
Quá trình lịch sử nổi bật của dạy học theo dự án được chia thành 5 giai đoạn
như sau6:
- Từ 1590 - 1765: Khởi đầu SV được làm việc theo dự án tại các học viện
kiến trúc Châu Âu.
- Từ 1765 - 1880: dự án đã trở thành một PPDH và lan tỏa ở khắp nước Mỹ.
- Năm 1880 – 1915: Dự án được làm việc ở trường kỹ thuật và các trường
học công.
- Năm 1915 - 1965: Định nghĩa DHTDA và đưa DHTDA từ Mĩ quay lại
Châu Âu.
- Từ 1965 - nay: Làn sóng thứ 3 PPDA được lan rộng trên quốc tế.

5

. Susan J. Wolff, Ed.D, “Relationships among People and Spaces: Design Features for the Optimal Collaborative,
Project – Based Learning Experience“, Oregon State University.
/>6
Michael Knoll, The Project Method: Its Vocational Education Origin and International Development, University of
Bayreuth, Volume 34, Spring 1997, Number 3.
/>
8


1.1.2. Lịch sử phát triển của DHTDA ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp từ lâu đã được sử dụng

trong đào tạo đại học trước hết là các trường đại học kĩ thuật. Hiện nay các bài tập
lớn, tiểu luận, khóa luận thực hiện trong các trường đại học rất gần gũi với
DHTDA. Trong lĩnh vực lý luận, DHTDA bước đầu được quan tâm nghiên cứu
trong những năm gần đây. Cụ thể một số kết quả nghiên cứu ở Việt Nam như sau:
- Năm 1997, tác giả Nguyễn Văn Cường sử dụng thuật ngữ DHTDA, trong đó
trình bày những vấn đề cơ bản về DHTDA và có các tên gọi khác nhau như: đề án,
phương pháp dự án, dự án, DHTDA. Và từ đây, DHTDA đã được đề cập nhiều
trong các tài liệu tiếng Việt cùng với việc quan hệ hợp tác quốc tế được giới thiệu
và vận dụng ở Việt Nam.
- Từ năm 2004, DHTDA được Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với tập đồn
Intel triển khai thí điểm tại 20 trường học thuộc 9 tỉnh thành trên cả nước trong
chương trình (Intel Teach to the Future, Teach Essentials, Teach Elements) nhằm
giúp các GV khối phổ thông trở thành những nhà sư phạm hiệu quả thông qua việc
hướng dẫn họ cách thức đưa công nghệ vào bài học, cũng như thúc đẩy kĩ năng giải
quyết vấn đề, tư duy phê phán và kĩ năng hợp tác đối với học sinh.
- Năm 2005, GS. Bernd Meier - TS. Nguyễn Văn Cường, chương trình hội thảo
tập huấn“Phát triển năng lực thơng qua phương pháp và phương tiện dạy học
mới”. Tháng 5/2006 chương trình hội thảo của Việt – Bỉ, “Nâng cao chất lượng
đào tạo bồi dưỡng GV Tiểu học và Trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam”.
- Tập đồn Microsoft đã triển khai chương trình PIL (Partners in learning) tập
huấn cho các GV về một số phương pháp dạy học thế kỉ XXI, trong đó có phương
pháp DHTDA. Đầu năm 2009, để hỗ trợ các tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện tốt
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy và học tích cực, dự án Việt – Bỉ đã
triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển, nâng cao năng lực sư phạm, hình thành
kĩ năng, kĩ xảo về dạy và học tích cực cho giáo viên, trong đó DHTDA cũng được
chú trọng và giới thiệu chi tiết.

9



- Gần đây nhất vào tháng 10 năm 2012, chương trình đào tạo GV hướng tới
việc nâng cao chất lượng dạy và học ở cấp trung học cơ sở tại 5 tỉnh miền Bắc và
miền Trung Việt Nam (Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam và Quảng
Ngãi) thông qua việc hỗ trợ thúc đẩy Dạy học tích cực. VVOB (VVOB là Tổ chức
Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ Kĩ thuật vùng Fla - măng, Vương quốc Bỉ, một tổ chức
phi lợi nhuận. Đại diện cho chính phủ vùng Fla-măng và chính phủ Vương quốc Bỉ)
hỗ trợ các trường Cao đẳng/Đại học Sư phạm tại năm tỉnh này trong việc điều chỉnh
cách đào tạo, đảm bảo SV có được năng lực cần thiết để trở thành những thầy cô
dạy học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm. Đồng thời, VVOB cũng
hỗ trợ các trường trong việc phát triển tài liệu cho dạy học tích cực. Cơng nghệ
thông tin và Giáo dục Môi trường được coi là phương tiện thích hợp để khởi động
q trình này.
- DHTDA được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nghiên cứu sinh,
GVcủa các bậc học khác nhau từ giáo dục phổ thông, đào tạo nghề, cao đẳng đại
học trên cả nước quan tâm nghiên cứu:
TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo, “DHTDA và vận dụng trong đào tạo GV trung
học cơ sở môn Công nghệ”, luận án Tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội, 2009. Trong luận
án, tác giả đã khái quát hóa và làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến lý luận DHTDA.
Tác giả đã xây dựng tiến trình DHTDA trong đào tạo GV mơn Kinh tế gia đình và
vận dụng DHTDA trong đào tạo GV môn Công nghệ.
ThS. Nguyễn Như Khương, “Áp dụng DHTDA vào quá trình dạy học môn
Giáo dục học ở trường Đại học Sư Phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”, luận
văn thạc sĩ giáo dục học, TP.HCM, 2009. Nội dung luận văn của tác giả đã vận
dụng DHTDA để phát huy tính tích cực, độc lập của SV có sự hỗ trợ của đa phương
tiện, đặc biệt là công nghệ thông tin và thiết kế một số dự án học tập lý thuyết cho
môn học Giáo dục học của SV trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật - Thành phố Hồ
Chí Minh.
ThS. Nguyễn Kim Nhụy, “Vận dụng phương pháp DHTDA cho Công nghệ
lớp12 tại trường THPT Trần Văn Ơn Tỉnh Bình Dương”, luận văn thạc sĩ giáo dục


10


học,TP. HCM, 2012. Tác giả đã vận dụng DHTDA để phát huy tư duy phê phán, kĩ
năng học tập hợp tác và đã thiết kế được hai dự án học tập vào môn Công nghệ 12
của trường THPT Trần Văn Ơn tỉnh Bình Dương.
ThS. Phạm Hồng Bắc, “Kinh nghiệm đưa DHTDA vào dạy học Hóa học vơ cơ
Trung học phổ thơng có hiệu quả”, tạp chí Giáo dục số 282 (kỳ 2-3/2012), trang
42. Tác giả đã đưa ra những kinh nghiệm về DHTDA đó là cách lựa chọn chủ đề,
việc chọn nhóm và cách trình bày sản phẩm của dự án trong mơn học Hóa học vơ
cơ trung học phổ thơng có hiệu quả.
ThS. Lê Khoa, “Tổ chức DHTDA một số kiến thức Vật lý về sản xuất điện
năng ở trường trung học phổ thơng”, tạp chí Giáo dục số 290 (kỳ 2 -7/2012), trang
52. Tác giả đã xây dựng qui trình DHTDA với 4 giai đoạn, 03 dự án và bộ câu hỏi
định hướng cho HS. Thực nghiệm 3 dự án trên và kết quả HS đã biết vận dụng kiến
thức đã học được vào việc thiết kế, chế tạo máy phát điện và phát huy tính tích cực,
tự lực và sáng tạo trong học tập đồng thời hình thành năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
 Dạy học - hoạt động dạy học
- Dạy học: Theo từ điển tiếng Việt: dạy để nâng cao trình độ văn hóa và
phẩm chất đạo đức, theo chương trình nhất định7.
Dạy và học là hai mặt trong một q trình có mối quan hệ mật thiết tương tác
với nhau. Dạy học là một dạng hoạt động đặc thù của xã hội, nhằm truyền thụ và
lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhân cách của
người học. Đó là sự vận động của một hoạt động kép, trong đó diễn ra hai hoạt động
có chức năng khác nhau, đan xen và tương tác lẫn nhau trong khoảng không gian và
thời gian nhất định: hoạt động dạy và hoạt động học.8
- Hoạt động dạy: là một quá trình tác động đến người học có mục đích, có kế

hoạch, để truyền thụ, tổ chức nhận thức kiến thức, kinh nghiệm xã hội và nghề
nghiệp cho người học. Nhằm hình thành và phát triển nhân cách nói chung và nhân
7
8

. Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm, Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh Hóa, 1999, trang 305.
. Nguyễn Văn Tuấn, PPDH ĐH theo hướng tích cực hóa người học,TP.HCM, 2007, trang 30.

11


×