Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

tìm hiểu qui trình sản xuất đường tại công ty mía đường trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 83 trang )

Mía

BỘ CÔNG THƯƠNG
Cẩu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Cân

Đường

Lùa

Băm

Đóng gói

Sấy
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP

Ép

Bã mía
Sữa vôi, H3PO4

Gia vôi

Ly tâm


Đề tài:
Gia nhiệt 1

SO2

Sữa vôi

Trợ tinh

TÌM HIỂU
QUI TRÌNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG
Bùn
TẠI CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG TRÀ VINH

Xông SO2 1

Lọc chân không

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

Trung hòa

Nước bùn

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi

Nước lọc trong

Nấu đường


Lắng nổi

Xông SO2 2

Gia nhiệt 3

Bốc hơi

Lớp: 03DHTP1
Gia nhiệt 2MSSV:

Lắng chìm
2005120012

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

SO2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Cây mía và nghề mía mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa. Nhưng công nghệ
mía đường chỉ thực sự phát triển từ những năm 1990. Ngành mía đường từng bước
phát triển nhầm đáp ứng nhu cầu về lượng đường sử dụng trong nước cũng đồng thời
góp phần phát triển kinh tế nước nhà.Theo đó nhiều nhà máy sản xuất mía đường đã
từng bước phát triển rộng khắp cả nước, bên cạnh phát triển kinh tế thì cũng tạo điều
kiện thuận lợi để hướng dẫn, đào tạo sinh viên có điều kiện tiếp cận, các thiết bị, máy
móc, dây chuyền công nghệ của nhà máy mà từ trước chỉ được học về lý thuyết trong
sách vở thông qua những bài giảng của các thầy cô ở trường.
Sau hơn 3 năm học tập, rèn luyện trong trường, thực tập tại nhà máy mía đường

Trà Vinh chính là cơ hội tốt nhất để chúng em kiểm tra cũng như tiếp thu, bổ xung
những cái mới thông qua viêc trực tiếp quan sát dây chuyền sản xuất, góp phần nâng
cao hiểu biết về các thiết bị kĩ thực đã từng học.
Vì thời gian thực tập có hạn, cùng với kiến thức còn hạn chế, nên bài báo cáo của
em chắc sẽ còn nhiều điểm sai sót, mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp
của thầy.
Em xin chân thành cảm ơn!

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mục lục

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy.....................................................................2
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức nhân sự..................................................................................3
Hình 2.1: Phương tiện vận chuyển mía nguyên liệu ..................................................10
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ..........................................................................11
Hình 3.2: Sơ đồ thẩm thấu kép...................................................................................13
Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý lắng nổi............................................................................23

Hình 3.4: Hệ thống bốc hơi chân không 5 hiệu..........................................................26
Hình 3.5: Sơ đồ chế độ nấu đường hỗn hợp...............................................................29
Hình 4.1: Máy băm mía được kéo bằng động cơ điện................................................39
Hình 4.2: Máy ép kiểu đỉnh thẳng..............................................................................40
Hình 4.3: Thiết bị lắng liên tục tốc độ chậm .............................................................43
Hình 4.4a: Thiết bị lọc chân không thùng quay..........................................................46
Hình 4.4b: Thiết bị lọc chân không thùng quay..........................................................46
Hình 4.5: Thiết bị lắng nổi.........................................................................................49
Hình 4.6: Thiết bị gia nhiệt ống chùm........................................................................51
Hình 4.7: Thiết bị cô đặc ống chùm............................................................................53
Hình 4.8: Nồi nấu đường chân không không có cánh khuấy......................................57
Hình 4.9: Nồi nấu đường chân không có cánh khuấy.................................................57
Hình 4.10: Thiết bị trợ tinh làm lạnh tự nhiên............................................................62
Hình 4.11: Thiết bị trợ tinh đứng liên tục...................................................................63
Hình 4.12: Máy ly tâm tự động gián đoạn (ly tâm đường A)......................................64
Hình 4.13: Máy ly tâm liên tục (ly tâm đường B, C)...................................................65
Hình 4.14: Thiết bị sấy bằng sàng rung.....................................................................68

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của cây mía................................................................8
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn cảm quan của đường thành phẩm.............................................9
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn hóa lý của đường thành phẩm...................................................9

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền


SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chương 1: Tổng quan nhà máy
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty mía đường Trà Vinh tiền thân là Công ty đường Linh Cảm Hà Tĩnh, được
thành lập năm 1997 theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Do
sản xuất không hiệu quả nên đến năm 2000 Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
có Quyết định di chuyển nhà máy đường Linh Cảm xây dựng nhà máy đường Trà
Vinh.
Công suất thiết kế 1.000 tấn mía/ngày, sau đó nâng cấp lên 1.500 tấn mía/ngày. Đến
nay nhằm phát huy năng lực thiết bị trong sản xuất, phù hợp với vùng nguyên liệu đã
được tỉnh Trà Vinh quy hoạch, Công ty đã tiến hành nâng công suất lên 2.650 tấn
mía/ngày.
Trước năm 2000, khi chưa có nhà máy đường Trà Vinh toàn tỉnh có 89 cơ sở chế biến
thủ công,... do chất lượng đường thấp, tiêu hao mía/đường quá lớn, thu nhập của
người dân trồng mía luôn trong tình trạng bất ổn do giá thấp, không ổn định. Từ khi
nhà máy đường Trà vinh đi vào hoạt động đã giải quyết được các hạn chế trên, các cơ
sở sản xuất đường thủ công đã ngừng hoạt động, đa phần chuyển sang dịch vụ vận tải
mía cho dân.
1.2.Địa điểm xây dựng nhà máy
-

Tên doanh nghiệp: Công ty mía đường Trà Vinh – Tổng công ty mía đường I –
Công ty Cổ phần
Địa chỉ: Ấp Chợ - xã Lưu Nghiệp Anh – huyện Trà Cú – tỉnh Trà Vinh
Điện thoại: 0743 871 042
Fax: 0743 871 812

Ngành nghề: Mía đường và các sản phẩm sau đường
Tổng số cán bộ công nhân viên: 415 người

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

6

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.3.Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy

Hình 1.1: Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy
1 Điểm đăng kí tài nhập mía

2, 13 Kho đường

3 Khu tập thể

4 Bãi để xe

5 Khu hành chính

6 Ruộng mía

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

7


SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
7 Sân mía

8 Phòng KCS

9 Khu pha vôi

10 Khu nấu đường

11 Khu hóa chế

12 Khu ép mía

14 Kho vật tư

15 Tuabin

16 Lò hơi

17 Trạm bơm cấp 1

18 Trạm bơm cấp 2

19 Xưởng cơ khí

20 Khu xử lý nước thải


21 Khu phân bón vi sinh

1.4.Sơ đồ tổ chức nhân sự
Giám đốc

PGĐ

kĩ thuật PGĐ

nguyên liệu
PGĐ

vi sinh

PGĐ

kinh doanh

Xưởng cơ
Xưởng
khí kĩchế
luyện
Phòng
kĩ thuật
công nghệ
Phòng
thuật
chất
lượng
môi trường

Phòng tổPhòng
chức đầu
hànhtưchính
Phòng
xây dựng
kĩ thuật

Phòng
bản
tàikế
chính
hoạch vật tư

Phòng nguyên
Xưởng
liệuphân vi sinh

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức nhân sự
1.5.Tình hình sản xuất và kinh doanh
Mía nguyên liệu được thu mua chủ yếu ở trong địa bàn tỉnh Trà Vinh và khắp vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phẩm được bán khắp cả nước. Thời điểm từ giữa
tháng 10 đến giữa tháng 4 năm sau nhà máy hoạt động sản xuất, khoảng thời gian còn
lại ngừng máy móc để sửa chữa.

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

8

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm 2015 lượng mía thu mua vào 289416 tấn mía nguyên liệu, ép với công suất 2536
tấn/ngày. Tổng lượng đường sản xuất được là 27734 tấn. Trong năm 2016 nhà máy
mía đường Trà Vinh vẫn đang hoạt động với công suất được thiết kế 2650 tấn/ngày.
1.6.An toàn lao động
a) An toàn máy móc
- Từng máy móc, thiết bị đều phải có bảng nội quy vận hành máy móc tại nơi làm
việc.
- Các thiết bị như: máy băm, máy ép mía cần phải chú ý không để các vật cứng như
sắt, thép rơi vào.
- Các thiết bị quay với vận tốc lớn như: máy ly tâm, máy xé… cần phải lắp đặt bệ, gối
chắc chắn chống được sức rung của máy khi hoạt động.
- Các thiết bị làm việc dưới áp lực đều phải có đồng hồ đo áp lực, kiểm tra và thử áp
lực trước khi vào vụ sản xuất.
- Các đường dẫn hơi phải có lớp bảo ôn, nồi hơi phải có van an toàn.
- Hệ thống làm mát các bơm, bục lót, trục ép phải được kiểm tra liên tục.
- Các hệ thống dùng điện phải có rơ le tự ngắt.
- Trục cẩu, cân không được sử dụng quá tải.
b) An toàn cho người
- Thường xuyên tổ chức cho công nhân và cán bộ học tập về điều kiện an toàn lao
động. Đồng thời tổng kết và rút kinh nghiệm với những trường hợp xảy ra để có biện
pháp phòng ngừa.
- Các thiết bị cần phải sửa chữa thì phải ngắt điện, dừng hẳn rồi mới được phép sửa
chữa, đồng thời phải có biển báo.
- Những thiết bị nhiệt, hơi nên bố trí ở những nơi có ít người qua lại, đồng thời bảo ôn
các đường ống và bố trí ở vị trí an toàn.
- Lò đốt lưu huỳnh phải đặt ở ngoài xưởng, thiết bị xông SO 2 phải có ống thoát khí dư
ra ngoài phân xưởng.
- Tủ điện, công tắc, cầu dao cần phải có những thiết bị vận hành an toàn đầy đủ như:

kìm, găng tay cao su…
- Hệ thống dây điện phải có máng đỡ, cách điện tốt và không bố trí ở những nơi có
người qua lại nhiều.
- Các lỗi đi và cửa ra vào bố trí hợp lý để mỗi khi có sự cố thì thoát ra dễ dàng.
- Vấn đề vệ sinh thực phẩm đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu của chất
lượng sản phẩm.
c) Vệ sinh cá nhân
- Khi làm việc công nhân phải mặc quần áo bảo hộ lao động sạch sẽ, gọn gàng.

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

9

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Không để người có bệnh truyền nhiễm tiếp xúc với sản phẩm như: ly tâm, cân, đóng
bao.
- Cần phải trang bị quần áo lao động, găng tay, khẩu trang đầy đủ.
d) Vệ sinh thiết bị
- Nước mía là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Do vậy khi ngừng ép cần phải
rắc vôi bột vào bề mặt các trục ép, máng dẫn nước mía để hạn chế vi sinh vật phát
triển.
- Hệ thống đường ống, thùng chứa, nồi nấu, thiết bị gia nhiệt… cần phải rửa sạch
trước khi sản xuất và sau khi ngừng sản xuất.
- Trong khi sản xuất thì các thùng chứa chè trong, mật chè… phải có nắp đậy.
- Thiết bị nấu cần cạo rỉ, rửa sạch trước khi nấu, thường xuyên đánh cặn ở các thiết bị
bốc hơi, gia nhiệt.
- Bộ phận cân, đóng bao cần tách riêng tránh bụi bẩn dây vào bao bì và thiết bị.

- Nhà máy đường làm việc liên tục, do vậy có thời gian kiểm tra theo định kì, bảo
dưỡng khi ngừng ép.
e) Vệ sinh nhà xưởng
- Khu vực sản xuất tại mỗi cương vị cần phải quét dọn vệ sinh sạch sẽ. Không để nước
mía, mật chè, nước bùn… tràn ra ngoài làm mất vệ sinh, gây tổn thất đường.
- Tổ chức quét dọn bụi bẩn, mạng nhện bám vào nhà xưởng.
- Hệ thống các cửa chiếu sáng, thông gió phải lắp đặt hợp lý.
f) Phòng cháy, chữa cháy
Việc phòng cháy, chữa cháy và chất nổ hết sức quan trọng. Do đó các công trình nhà
xưởng có cách bố trí hợp lý: khoảng cách an toàn, có đường đi lại thuận tiện để xe cứu
hỏa ra vào.
Tại các bộ phận dễ cháy nổ có các thiết bị chữa cháy như: bình khí CO 2, đường ống
dẫn nước cứu hỏa…

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

10

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chương 2: Nguyên liệu và thành phẩm
2.1.Nguyên liệu
Công ty sản xuất đường 100% từ nguyên liệu cây mía.
a) Phân loại

Phân loại Cây mía thuộc họ hoà thảo, giống sacarum, được chia làm 3 nhóm chính:
- Nhóm Sacarum officinarum: là giống thường gặp và bao gồm phần lớn các chủng

đang trồng phổ biến trên thế giới
- Nhóm Sacarum violaceum: Lá màu tím, cây ngắn cứng và không trổ cờ
- Nhóm Sacarum simense: Cây nhỏ cứng, thân màu vàng nâu nhạt, trồng từ lâu ở
Trung Quốc.
Một số giống mía phổ biến thế giới:
- POJ
- H: Hawai
- C: Cuba
- E: Egypt (Ai cập)
- F: Formose (Đài Loan)
- CO: Coimbatore (Ấn Độ)
- CP: Canal Point (bang Florida, Mỹ)
Những giống mía nước ngoài được trồng phổ biến ở Việt Nam:
- POJ: 3016, 2878, 2725, 2883
- CO: 209, 132, 419, 715, 775
- CP: 3479
Ngoài ra chúng ta đã lai tạo được một số giống mía cho năng suất cao như:
- Việt đường 54/143: hàm lượng đường 13,5 – 14,5%, loại chín sớm
- Việt đường 59/264: hàm lượng đường 14 – 15%, không trổ cờ
- VN 65 – 71: năng suất 70 – 90 tấn/ ha
- VN 65 – 48: năng suất 50 – 95 tấn/ ha
- VN 65 – 53: năng suất 45 – 80 tấn/ ha
b) Hình thái cây mía

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

11

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Rễ mía:
Thuộc loại rễ chùm, có tác dụng giữ cho mía đứng, hút nước và các chất dinh dưỡng
từ đất để nuôi cây mía.
- Thân mía
Có hình trụ đứng hoặc hơi cong, tuỳ theo giống mà thân mía có màu sắc khác nhau
như: vàng nhạt, màu tím đậm…
Vỏ mía có một lớp phấn trắng bao bọc
Thân mía chia làm nhiều dóng, mỗi dóng mía dài khoảng 0,05-0,304 m (tuỳ theo
giống mía và thời kỳ sinh trưởng)
Giữa 2 dóng mía là đốt mía, đốt mía bao gồm đai sinh trưởng, đai rễ, đai phấn mầm,
và sẹo lá.
- Lá mía
Lá mọc từ chân đốt mía (dưới đai rễ) thành hàng so le hoặc theo đường vòng trên thân
cây mía lá có màu xanh (với một số giống cá biệt có thêm màu vàng hoặc tím), mép lá
có hình răng cưa, mặt ngoài có một lớp phấn mỏng và lông bám. Tuỳ thuộc vào giống
mía, lá có chiều dài (0,91 – 1,52 m), chiều rộng (0,01 – 0,30 m).
Lá là trung tâm của quá trình quang hợp, là bộ phận thở và là nơi thoát ẩm của cây
mía.
c) Thu hoạch và bảo quản mía
- Mía chín
Mía được xem là chín khi hàm lượng đường trong thân mía đạt tối đa, và lượng đường
khử còn lại ít nhất.
Các biểu hiện đặc trưng của thời kỳ mía chín:
- Lá chuyển sang màu vàng, độ dày của lá giảm, các lá sít vào nhau, dóng ngắn dần
- Hàm lượng đường giữa gốc và ngọn xấp xỉ nhau
- Hàm lượng đường khử dưới 1%, (có khi chỉ còn 0,3%)
Khi mía chín, tuỳ theo giống mía và điều kiện thời tiết mà lượng đường này duy trì
khoảng 15 – 60 ngày. Sau đó, lượng đường bắt đầu giảm dần (giai đoạn này gọi là mía

quá lứa, hay mía quá chín).
- Thu hoạch mía
Ở các nước phát triển như Mỹ, Đức… người ta thu hoạch mía bằng cơ giới là chủ yếu,
nhiều loại máy liên hợp vừa đốn mía, chặt ngọn và cắt khúc được sử dụng rộng rãi.

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

12

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nước ta hiện nay, việc thu hoạch mía vẫn còn bằng phương pháp thủ công, dùng dao
chặt sát gốc và bỏ ngọn.
Sau thu hoạch hàm lượng đường giảm nhanh, do đó mía cần được vận chuyển ngay về
nhà máy và tiến hành ép càng sớm càng tốt.
Để hạn chế tổn thất đường sau khi thu hoạch, có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Chặt mía khi trời rét hoặc hơi rét
- Khi chặt cho mía ngã theo chiều của luống, các cây mía gối lên nhau (ngọn cây này
phủ trên gốc cây kia)
- Chất mía thành đống có thể giảm sự phân giải đường
- Dùng lá mía thấm nước để che trong lúc vận chuyển, và có thể dùng nước tưới phun
vào mía.
d) Thành phần hóa học

Bảng

STT


Thành phần

ĐVT

Số lượng

1

Thành phần đường

%

12,0

2

Xơ mía

%

12,5

3

Chất không đường

%

3,5


4

Nước trong mía

%

72,0

Thành

2.1:
phần

hóa học của cây mía
e) Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu đầu vào là mía cây với sản lượng hàng năm đạt khoảng 300.000-400.000
tấn/vụ, nguồn thu mua mía từ hợp đồng đầu tư, bao tiêu và nguồn thu mua trực tiếp
bên ngoài, chủ yếu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Vào đầu vụ sản xuất, Công ty lập kế
hoạch thu mua từng đợt, căn cứ vào công suất ép của nhà máy phân bổ thu mua mía
theo thời gian sản xuất.
f) Yêu cầu kỹ thuật của mía nguyên liệu
- Chữ đường: > 9 CCS
- Tạp chất: < 3%

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

13

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2.Thành phẩm
Sản phẩm chính của công ty là đường kính trắng RS. RS là chữ viết tắt của Refined
Standar – đường tinh luyện tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường RS:
Tiêu chuẩn cảm quan:

-

Yêu cầu

Chỉ tiêu

Loại A

Loại B

Hình dạng

Dạng tinh thể, kích thước tương đối đồng đều, tương đối
khô, không vón cục.

Mùi vị

Tinh thể đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị
ngọt và không có mùi lạ.

Màu sắc


Tinh thể màu trắng. Khi pha Tinh thể màu trắng ngà cho
trong nước cất cho dung đến trắng, Khi pha trong
dịch trong.
nước cất cho dung dịch
tương đối trong.
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn cảm quan của đường thành phẩm

-

Tiêu chuẩn hóa lý:

TT

Tên chỉ tiêu

1

Mức
Loại A

Loại B

Độ Pol (oZ) không nhỏ hơn

99,7

99,5

2


Hàm lượng đường khử, % khối lượng không lớn hơn

0,1

0,15

3

Tro dẫn điện, % khối lượng không lớn hơn

0,07

0,1

4

Sự giảm khối lượng khi sấy ở 1050C trong 3 giờ, % khối
0,06
lượng không lớn hơn

0,07

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn hóa lý của đường thành phẩm
Ngoài ra các phế phẩm trong quá trình sản xuất cũng được tận dụng:
-

Bã bùn: sản xuất phân bón vi sinh
Mật rì: bán ra ngoài để ứng dụng vào các ngành sản xuất rượu, axit acetic, chế
biến thức ăn chăn nuôi, trồng nấm…


GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

14

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.3.Điều kiện vận chuyển
a) Nguyên liệu
Vùng thu mua mía nguyên liệu trải khắp Đồng bằng sông Cửu Long.
Mía nguyên liệu chủ yếu được vận chuyển bằng cả đường thủy và đường bộ.
Mía sau khi thu hoạch đường chất ngay lên phương tiện vận chuyển. Các ruộng mía ở
gần các tuyến đường bộ được vận chuyển bằng xe tải đến nhà máy, các ruộng mia ở
gần sông thì được vận chuyển bằng ghe đến nhà máy.

Hình 2.1: Phương tiện vận chuyển mía nguyên liệu
Mía sau khi vận chuyển đến nhà máy được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật để định giá
mía cho từng chủ mía.
Rút 6 cây mía ở 6 vị trí ngẫu nhiên khác nhau trên phương tiện vận chuyển mía bằng
cảm quan mang tính đại diện cho cả xe mía, có đầy đủ từ gốc đến ngọn. Sau đó bó
chặt lại và kèm theo tích kê mã số mang về phòng phân tích.
b) Thành phẩm

Đường sau khi đóng bao được vận chuyển theo băng chuyền vào kho lưu trữ. Tại đây
sản phẩm được công nhân sắp xếp vào kho để đợi tiêu thụ.
Sản phẩm đem đi tiêu thụ chủ yếu vận chuyển bằng xe tải, theo các tuyến đường quốc
lộ.

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền


15

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chương 3: Công nghệ sản xuất
3.1.Sơ đồ quy trình công nghệ
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ
3.2.Thuyết minh quy trình
Xử lý và ép mía

3.2.1.

1. Cẩu
Mía được vận chuyển bằng ghe và xe tải đến bãi mía, tại đây mía được cẩu lên cân và
bàn tiếp mía.
-

Mục đích: vận chuyển mía từ ghe hoặc xe tải lên bàn cân và từ bàn cân lên bàn
tiếp mía.

Nhà máy sử dụng cẩu có người điều khiển từ trên cao, trong hệ thống cẩu có 2 cần cầu
chính. Một cần thường sử dụng cẩu mía từ ghe và một cần thường sử dụng cẩu mía từ
xe tải. Mỗi cần cẩu có thể cẩu từ 8-10 tấn mía.
2. Cân
Mía từ phương tiện vận chuyển được cần cẩu đưa lên bàn cân
-


Mục đích: xác định khối lượng mía cẩu từ phương tiện vận chuyển lên.

Mỗi cân cân được tối đa 30 - 40 tấn/ 1 lần cân.
Mía được cân tự động và có người báo số kg, từ đó biết được chính xác lượng mía mà
công ty mua vào.
3. Lùa
Mía sau khi đã được cân tiếp tục được cẩu lên bàn tiếp mía.
-

Mục đích: mía được đưa lên vị trí chờ đưa vào công đoạn xử lý.

Trên bàn tiếp mía có các băng tải xích chuyển động đẩy mía vào bàn lùa.
Bàn lủa là một băng tải xích dạng máng xả như một máng kim loại, trong lòng máng
có các băng xích.
-

Mục đích: đưa mía từ bàn tiếp mía đến dao khỏa bằng

Dao khỏa bằng gồm 1 trục quay có từ 24 - 32 cánh cong được lắp trên đoạn băng ở
đoạn bằng, quay ngược chiều với mía đi với tốc độ từ (40 - 50) vòng/phút. Chiều cao
từ mặt bằng đến cánh tay máy tùy theo yêu cầu độ dày của lớp mía.

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

16

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

Mục đích: mía được bàn tiếp mía đưa xuống bàn lùa ở trạng thái lộn xộn không
đồng đều do đó cần phải sang phẳng lớp mía trên băng tải bằng dao khỏa bằng
để đảm bảo độ đồng đều của mía và tăng mật độ mía.

4. Băm
Sau khi mía đi qua dao khỏa bằng đến băng tải đi qua dao băm.
Băng tải 1
3
-

Dao băm 1

Dao băm 2

Băng tải 2

Dao băm

Mục đích: băm cây mía thành những mảnh nhỏ, phá vỡ các tế bào mía, san đều
mía thành lớp dày ổn định, nâng cao mật độ mía trên băng nhằm nâng cao năng
suất và hiệu suất ép.

+ Dao băm 1: có 16 lưỡi, chặt sơ bộ lớp mía thành từng đoạn.
+ Dao băm 2: có 128 lưỡi, đánh tơi, phá vỡ tế bào mía, làm thể tích cây mía giảm.
+ Dao Băm 3: có 192 lưỡi, đánh nhuyễn, phá vỡ tế bào mía triệt để, dễ lấy nước
mía trong quá trình ép.
Tốc độ quay của dao băm 730 vòng/phút

-

Các biến đổi:
+ Vật lý: đến quá trình băm nguyên liệu có nhiều biến đổi lớn về mặt vật lý.
Mía từ trạng thái nguyên cây đã được băm nhỏ, giảm kích thước một cách đáng
kể. Nước trong mía thoát ra ngoài.
+ Sinh học: nước mía dễ dàng thoát ra ngoài tạo điều kiện cho vi sinh vật phát
triển mạnh.

Mía sau khi được băm nhỏ đi qua một nam châm để hút tạp chất kim loại có trong
mía, nhằm làm sạch và tăng hiệu suất ép mía.
5. Ép
-

Mục đích: tách lấy lượng nước mía có trong mía.

Sử dụng phương pháp thẩm thấu kép:
Nước mía pha loãng ở máy ép cuối dùng bơm để đưa về tưới vào trước máy ép áp
cuối. Làm như thế được gọi là thẩm thấu kép. Nghĩa là vừa phun nước lã vừa sử dụng
lại các loại nước mía loãng để làm nước phun vào bã của các máy ép trước dựa theo
nguyên tắc nước nhiều đường phun vào bã chứa nhiều đường, nước ít đường phun vào
bã còn chứa ít đường.

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

17

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 3.2: Sơ đồ thẩm thấu kép
* Chế độ thẩm thấu:
+ Nhiệt độ nước tưới thường 60- 650C
+ Nếu nhiệt độ nước tưới thẩm thấu thấp <50 0C hiệu suất ép giảm do khả năng hòa tan
đường trong mía kém.
+ Nếu nhiệt độ nước tưới thẩm thấu > 65 0C sẽ hòa tan các chất keo nhớt cao dẫn đến
nước mía hỗn hợp chứa các chất phi đường nhiều (AP nước mía hỗn hợp giảm) làm
cho khả năng kết tinh đường kém.
+ Nước thẩm thấu thường lấy từ nước ngưng tụ ở các nồi bốc hơi cuối
+ Thường áp suất thẩm thấu khoảng từ 2-3 kg/cm2.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thẩm thấu:
+ Lượng nước thẩm thấu: khi tăng ẩm thì độ trích ly tăng (tăng hiệu suất ép) nhưng tới
một giới hạn nào đó thì ẩm tăng nhưng hiệu suất ép thì tăng rất ít. Do đó lượng nước
dùng thẩm thấu phải có tỉ lệ nhất định. Nếu lượng nước quá nhiều gây tổn thất nhiệt,
tăng lượng tạp chất và gây ma sát trượt. Lượng nước thẩm thấu tốt nhất là khoảng (2530)% khối lượng mía ép.
+ Áp lực nước thẩm thấu: Áp suất phù hợp với chiều dày lớp mía, áp suất cao quá sẽ
bị bắn ra ngoài, thấp quá không thẩm thấu đến đáy lớp bã. Nhưng cũng tuỳ theo độ
dày mỏng của lớp mía, nếu lớp mía dày dùng áp suất cao, lớp mía mỏng dùng áp suất
thấp.
+ Thời điểm thẩm thấu: ngay sau khi bã mía ra khỏi trục ép. Sau khi nước mía thoát ra
trong tế bào tạo ra nhiều lỗ hỏng nên không khí dễ dàng thâm nhập làm giảm lượng
nước thẩm thấu vào bã mía và máy ép tốn thêm một phần công để đẩy không khí ra.
+ Nhiệt độ nước thẩm thấu: nhiệt độ càng cao thì các phân tử nước chuyển động càng
nhanh, nước khuếch tán càng tốt nhưng nhiệt độ quá cao sẽ thủy phân celluloz mía
thành những chất keo.
+ Cách tưới nước thẩm thấu: tưới suốt chiều rộng lớp bã.

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền


18

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
* Ảnh hưởng của thiết bị đến quá trình ép:
+ Tình trạng thiết bị: Các máy ép hiện đại gồm các cải tiến có thể làm tăng năng suất
ép. Mặt khác sự mòn của rãnh răng, hao mòn trục ép, các bề mặt ma sát, đặc biệt ở bộ
phận áp lực nén trục đỉnh, máy ép hay hư hỏng lặt vặt có thể gây trở ngại cho năng
suất ép.
+ Tốc độ máy: Tốc độ quay của trục ép có ảnh hưởng tương đối rõ đến hiệu suất ép.
Với chiều dày lớp mía nhất định nếu ta tăng tốc độ quay của trục ép thì hiệu suất ép sẽ
giảm. Tuy nhiên sự thay đổi này là rất nhỏ nếu ta sử dụng tốc độ trục quay dưới 5
vòng/phút. Tốc độ không chỉ có tác dụng hoàn thành chỉ tiêu sản xuất mà còn có tác
dụng nâng cao năng suất và công suất máy ép. Hiện nay để đạt được hiệu quả cao
thường bố trí các trục của máy ép sau nhanh dần.
+ Miệng ép: Cửa nạp và cửa thoát của máy ép cùng với việc lắp lược đáy ảnh hưởng
lớn đến quá trình nạp mía vào máy ép. Tỷ lệ độ mở miệng giữa cửa vào và cửa ra của
từng máy ép càng lớn thì cửa nạp chịu lực càng nhỏ, nạp liệu càng dễ.
+ Áp lực trục đỉnh: Áp lực ở trục đỉnh đối với năng suất không có ảnh hưởng rõ rệt.
Chủ yếu tác dụng đến hiệu suất ép. Nhưng khi trục đỉnh chịu áp lực tương đối nhỏ,
mía vào máy ép dễ dàng. Khi áp lực trục đỉnh tăng, khả năng lấy nước mía tăng.
-

Các biến đổi:

+ Vật lý: lượng nước trong bã mía giảm mạnh, các tế bào bị phá vỡ triệt để.
+ Hóa học: lượng đường saccharose được trích ra gần như hoàn toàn.

+ Sinh học: có nhiều biến đổi từ khi đốn chặt đến khi ép lấy nước. Cây mía và
nước mía tiếp xúc với nhiều hệ vi sinh vật phức tạp.
Nước mía có độ đường khoảng 10 – 14%, pH = 5 – 5,5, nhiệt độ 25 0C, là môi
trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh trưởng nhanh chóng, hoạt động của chúng gây ra
những tác hại chủ yếu sau:
- Chuyển hoá và làm mất đường trong nước mía đồng thời sinh ra các tạp chất
khác.
- Sinh ra các khối nhầy, dẻo gây mất cân bằng trong sản xuất như: nghẹt đường
ống, van… làm tăng độ nhớt của dung dịch gây khó khăn cho công đoạn nấu
đường và kết tinh.
Các vi sinh vật thường gặp trong nước mía là
- Leuconostoc: là loại sản sinh các khối nhầy bẩn
- Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Bacillus mesentericus,…: tạo ra những bào tử
hiếu khí
- Micrococcus: loại không sinh bào tử hiếu khí
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

19

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Ngoài ra có khoảng 26 loại nấm men khác nhau, trong đó chủ yếu là loại
Saccharomyces.
Làm sạch nước mía

3.2.2.

Hỗn hợp nước mía sau khi ép có thành phần tương đối phức tạp, các thành phần hoá

học này thay đổi tuỳ theo giống mía, điều kiện canh tác, đất đai, điều kiện khí hậu,
phương pháp và điều kiện lấy nước mía của nhà máy…
Nước mía hỗn hợp có một lượng lớn chất không đường, đa số những chất này gây ảnh
hưởng không tốt cho quá trình sản xuất. Vì vậy mục đích chủ yếu của việc làm sạch
nước mía là:
- Loại tối đa chất không đường ra khỏi hỗn hợp, đặc biệt là các chất có hoạt tính bề
mặt và các chất keo.
- Trung hoà nước mía hỗn hợp
- Loại những chất rắn lơ lửng trong nước mía.
Nhà máy làm sạch theo phương pháp sunfit hóa axit (xông SO 2 vào nước mía đến pH
axit)
3.2.2.1.

Gia vôi

Cho vôi vào nước mía đến khi pH đạt 6,2 – 6,4. Nếu cho vôi vào nước mía quá lượng
thì ngoài các acid bị trung hoà còn một phần đường saccaroza tác dụng với lượng vôi
dư tạo thành các muối sacarat canxi làm tăng tổn thất đường, tăng độ nhớt do muối
canxisacarat tạo nên.
-

Mục đích:
+ Làm trơ phản ứng axit của nước mía hỗn hợp và ngăn ngừa sự chuyển hoá
đường Saccaroza.
+ Kết tủa hoặc đông tụ những chất không đường đặc biệt là protein, chất mầu
và những chát tạo muối không tan.
+ Phân huỷ một số chất không đường như: đường chuyển hoá, amit.
+ Tác dụng cơ học: các chất kết tủa được tạo thành có tác dụng kéo theo những
chất lơ lửng và những chất không đường khác.
+ Sát (khử) trùng nước mía.


Khối lượng vôi sử dụng 2,039kg/tấn mía
* Yêu cầu chất lượng của vôi:
- Chất lượng vôi có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm sạch. Nếu vôi có nhiều tạp chất,
khi cho vôi vào nước mía sẽ làm tăng tạp chất, lắng, lọc và kết tinh khó khăn.
- Vôi cần đạt các tiêu chuẩn sau: CaO > 78%.

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

20

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Các thành phần khác như Al 2O3, Fe2O3, SiO2 làm tăng chất keo, tăng màu sắc nước
mía và đóng cặn trong thiết bị.
- Vôi được cho vào nước mía ở dạng sữa vôi có tác dụng làm hổn hợp đồng đều,
khống chế dễ dàng. Nhưng bản thân sữa vôi có chứa một lượng nước nhất định, tăng
lượng nhiệt bốc hơi. Hiện nay dạng sữa vôi được dùng rộng rãi trong các nhà máy
đường. Nồng độ sữa vôi thường là 5-80 Bé.
P2O5 là yếu tố quan trọng đối với hiệu quả làm sạch. Hàm lượng P 2O5 càng nhiều thì
sự làm sạch nước mía càng tốt, càng nhanh. Lượng P 2O5 thích hợp để làm sạch tốt
nước mía khoảng 300-400 mg/l.
Trong công đoạn làm sạch lượng P 2O5 trong nước mía thích hợp thì phản ứng tạo ra
kết tủa Ca3(PO4)2, chất kết tủa này có khả năng hấp thụ lớn các chất keo, chất màu
cùng chất kết tủa nên nước mía thu được trong hơn, tốc đọ lắng nhanh hơn và lọc dễ
dàng hơn.
Khối lượng H3PO4 sử dụng 0,217 kg/tấn mía
Các biến đổi:

+ Vật lý: Những chất kết tủa từ vôi sẽ kéo theo những chất không đường khác
cũng kết tủa ví dụ như các kết tủa CaCO3, CaSO4, Ca3PO4.
+ Hóa học:
Các chất không đường hữu cơ: prôtêin, pectin, sáp và các chất hữu cơ khác khi
tác dụng với vôi tạo thành các muối canxi mà phần lớn bị kết tủa hoặc nổi bọt.
Tác dụng với các loại muối vô cơ lẫn trong nước mía tạo kết tủa. Tất cả những
muối canxi này khi kết tủa có tác dụng hấp phụ những chất thể keo albumin và sắc tố.
3Ca(OH)2 + 2K3PO4
Ca3(PO4)2 + 6KOH
Ca(OH)2
+ K2SO4
CaSO4
+ 2KOH
Tác dụng với H3PO4 được thêm vào nước mía
4H3PO4 + 2Ca(OH)2  2Ca(H2PO4)2 + 4H2O
Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2  Ca3(PO4)2 + 4H2O
-

Phân huỷ đường khử: khi cho vôi vào thì pH nước mía tăng, trong môi trường
kiềm đường khử bị phân huỷ, tạo các chất màu, các acid hữu cơ...các acid này lại tác
dụng với Ca tạo ra muối hoà tan hoặc không tan.
Các chất không đường chứa nhóm amin như albumin, acid amin, amít... khi tác
dụng với vôi có thể sinh ra các muối canxi hoà tan và thoát ra khí NH3.
+ Sinh học: Vôi có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật làm cho nước mía được tiệt
trùng.
3.2.2.2.

Gia nhiệt 1

Sử dụng hơi nóng để gia nhiệt nước mía lên đến nhiệt độ 55 – 600C.

-

Mục đích:
+ Làm mất nước của thể keo ưa nước, tăng nhanh quá trình ngưng kết.

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

21

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Nhiệt độ cao  độ hòa tan của muối trong dung dịch nước mía giảm, kết tủa
CaSO3 hoàn toàn.
+ Thúc đẩy phản ứng hóa học cho quá trình hấp thụ SO2 sau đó.
Khi ở các mốc nhiệt độ, nước mía có các thay đổi:
> 38oC, ở pH kiềm: đường khử bắt đầu phân hủy.
> 41oC: giảm dần hoạt động của vi khuẩn.
> 55oC: thúc đẩy phân hủy đường khử sinh chất keo, chất màu và tạo ra axít hữu cơ.
-

Các biến đổi:
+ Vật lý: nhiệt độ nước mía tăng lên loại bớt không khí có trong nước mía giảm
sự tạo bọt.
+ Hóa học: dưới xúc tác của nhiệt độ, các phản ứng hóa học tạo kết tủa và
ngưng tụ chất keo diễn ra nhanh hơn.
+ Sinh học: tiêu diệt các vi sinh vật có khả năng chịu nhiệt kém.
3.2.2.3.


Xông SO2 1

Xông SO2 vào nước mía đến pH 3,2 – 3,4
-

Mục đích:
+ Tạo kết tủa CaSO3 hấp thụ tạp chất phi đường
+ Tạo pH đẳng điện vùng axit để ngưng kết các chất keo có điểm đẳng điện
thấp
+ Tẩy màu một phần nước mía.

Khí SO2:
- Sự tạo thành SO2 : SO2 được tạo thành khi đốt cháy lưu huỳnh trong không khí
S + O2  SO2
32

32

64

Theo phản ứng 1 kg S khi cháy cần có 1 kg oxy, phản ứng cháy toả nhiệt 2217 kcal/kg
lưu huỳnh. Nhiệt độ cháy của lưu huỳnh là 363oC.
Thể tích tối đa của SO2 trong khí cháy là 21% Tuy nhiên không thể đạt đuợc sự đốt
cháy 100% lượng oxy trong không khí và cần phải cho phép có một lượng không khí
dư cao hơn lý thuyết gấp 8 hoặc 9 lần trọng lượng lưu huỳnh cho nên chỉ có khoảng
10% SO2 trong khí đốt lưu huỳnh (có thể đạt được từ 12% đến 16% trung bình là
14%).
- Những điểm cần chú ý khi đốt S:
+ Bảo đảm độ ẩm lưu huỳnh ở mức tối thiểu theo qui định và tuyệt đối tránh ẩm, sắt.
Nếu trong lưu huỳnh có lượng ẩm cao hoặc với sự hiện diện của nước, sắt lưu huỳnh

khi cháy cho anhydric sulphuric SO 3 thay vì anhydric sulphurơ. Khi phản ứng với

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

22

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nước, SO3 ngay lập tức thành acid sunphuaric ăn mòn kim loại và kết hợp với CaO
sinh ra kết tủa đóng cặn thiết bị bốc hơi. Do vậy bằng mọi cách phải tránh đưa nước
vào lò đốt lưu huỳnh. Phải luôn luôn làm khô không khí đốt lưu huỳnh bằng cách cho
đi qua vôi cục sống có đặc tính rất háo nước và sẽ hút ẩm trong không khí.
+ Nhiệt độ đốt lưu huỳnh không được quá cao. Thông thường nhiệt độ trong lò ở
khoảng 320 - 350oC và khi ra khỏi lò là khoảng 250 - 300oC.
- Nếu nhiệt độ thấp thì S cháy không hoàn toàn.
- Nếu nhiệt độ cao quá gây ra nhiều ảnh hưởng xấu:
 Tránh đưa nhiệt độ khí lên quá 300oC vì ở điểm này sẽ xảy ra sự thăng hoa làm

cho hiệu suất tạo thành SO2 giảm và khí S sẽ bay ra ngoài theo đường ống dẫn,
gặp lạnh biến thành S tinh thể đọng lại trong các đường ống làm tắt ống.
 Nhiệt độ cháy cao, oxy nhiều, tạo thành SO 3 làm giảm hiệu suất tạo SO2 và nếu
có nước hoặc sắt thì tạo thành H2SO4
 Phân ly SO2 : ở 1200oC, SO2  S + O2 và ôxi mới sinh ra tác dụng ngay lập tức
với SO2 bao quanh tạo thành SO 3. Phản ứng này được nhận thấy bắt đầu từ
nhiệt độ khoảng 900oC.
Khối lượng SO2 sử dụng 0,785 kg/tấn mía. Cường độ xông SO2 13 – 16 mg/mlHg.
Canxi sunphít không tan trong nước nhưng tan trong acid sunphurơ, do đó khi thông
SO2 quá lượng có thể làm cho canxi sunphit kết tủa biến thành bisunphit hòa tan

CaSO3 + SO2 + H2O  Ca(HSO3)2; tương tự như vậy kalisunphit biến thành kali
bisunphit
Giảm hiệu quả làm sạch do muối canxi sunphit kết tủa bị giảm. Khi gia nhiệt thì muối
bisunphit canxi bị phân giải tạo thành muối sunphit canxi kết tủa đóng cặn trên bề mặt
ống truyền nhiệt: Ca(HSO3)2  CaSO3 + SO2 + H2O
-

Các biến đổi:
+ Vật lý: pH nước mía giảm  độ nhớt giảm.
+ Hóa học:

Trung hoà lượng vôi dư trong nước mía:
Khi cho SO2 vào nước mía có vôi dư phản ứng xãy ra như sau:
SO2 + H2O

 H2SO3

Ca(OH)2 + H2SO3  CaSO3 + H2O
Làm giảm pH, hạn chế sự phân hủy đường saccarozo và đường khử trong môi
trường kiềm khi gia nhiệt.
 CaSO3 là chất kết tủa có khả năng hấp phụ các chất không đường, chất màu và
chất keo có trong dung dịch.
 Ngưng kết được một số chất keo.


Biến muối cacbonat thành muối sunphit:
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

23


SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong nước mía có hàm lượng muối cacbonat của kali, canxi nhất định khi thông SO 2
tạo thành canxi sunphit và kali sunphit.
K2CO3 + H2SO3  K2SO3 + H2O + CO2
CaCO3 + H2SO3  CaSO3 + H2O + CO2
Muối cacbonat có khả năng tạo mật lớn hơn muối sunphit nên sự thay đổi từ
muối cacbonat thành muối sunphit sẽ làm giảm khả năng tạo mật.
 Muối sunphit làm giảm độ kiềm, độ nhớt của mật chè có lợi cho việc nấu
đường, kết tinh, phân mật.


+ Sinh học: SO2 có tính khử mạnh, khống chế được VSV bảo vệ nước mía khỏi
bị hư hỏng.
3.2.2.4.

Trung hòa

Gia vôi vào nước mía ở dạng sữa vôi đến khi nước mía đạt pH trung tính 7,1 – 7,3.
-

Mục đích:
+ Nước mía ổn định pH  giảm sự chuyển đường trước khi chuyển sang gia
nhiệt 2.
+ Tạo nhiều kết tủa CaSO3.

Nếu pH quá thấp hay quá cao sẽ dẫn đến ảnh hưởng không mong muốn:
+ pH axit: Sự chuyển hoá đường Saccaroza không phụ thuộc vào nồng độ ion H+,

trong nước mía nồng độ H+ càng lớn thì tốc độ chuyển hoá càng nhanh. Khi đường bị
chuyển hoa gây tổn thất thu hồi đường, và trong quá trình chế biến làm giảm độ tinh
khiết của mật chè, ảnh hưởng tốc độ kết tinh đường.
+ pH kiềm: Làm phân huỷ đường Saccaroza khi dung dịch đường có pH cao (trong
môi trường kiềm), dưới tác dụng của nhiệt đường Saccarôza bị phân huỷ thành đường
khử (glucôza và fructôza) .pH càng cao thì sự phân huỷ càng nhiều và sinh ra các chất
phức tạp (Furfurol, 5-hidroximetyl-furfurol, axit lactic, axit axetic, axit focmic...). Các
chất này có thể tiếp tục bị oxi hoá của oxy không khí.
-

Các biến đổi:
+ Vật lý: pH của nước mía giảm
+ Hóa học: kết tủa CaSO3 tạo ra nhiều hơn do điều kiện pH.
3.2.2.5.

Gia nhiệt 2

Sử dụng hơi nóng để gia nhiệt nước mía lên đến nhiệt độ 103 - 1050C.
-

Mục đích:
+ Tiếp tục làm ngưng kết hệ keo.
+ Tăng tốc độ lắng.
+ Kết tủa càng hoàn toàn CaSO3.

Khi nhiệt độ tăng nước mía thay đổi:
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

24


SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
> 61oC: hoạt động của một số men và vi khuẩn bị đình chỉ.
> 74oC: ngưng hoạt động của một số vi khuẩn thông thường.
> 81oC: nhiệt độ cao nhất có thể chịu đựng của vi khuẩn có vỏ bọc, toàn bộ vi
khuẩn ngừng hoạt động.
82oC là nhiệt độ cần thiết của qúa trình lắng trong, albumin bắt đầu ngưng kết và
thể keo mất tính chất hoãn xung do đó mà pH cũng có thể giảm.
95oC những kết tủa thì rắn chắc lại do sự thoát nước, độ nhớt của nước mía giảm
xuống rõ rệt và tốc độ kết tủa càng nhanh.
100oC một phần Ca3PO4 trở thành muối photphat kiềm không tan [Ca(OH)2.
Ca3(PO4)2] và muối photphat acid calôit Ca(H2PO4)2 và acid phôtphoric điện ly
(H3PO4) và kết quả là pH giảm xuống.
> 100oC nước mía bắt đầu sôi, tác dụng thoát nước nhanh có thể tạo thành một bộ
phận thể keo thuận nghịch do đó ảnh hưởng đến tinh độ của nước chè trong.
-

Các biến đổi:
+ Vật lý: Nhiệt độ nước mía tăng cao làm giảm độ nhớt của dung dịch dẫn đến
tốc độ lắng của nước mía tăng lên.
+ Hóa học: kết tủa CaSO 3 có đặc tính là khi nhiệt độ cao độ hòa tan giảm, còn
ở nhiệt độ thấp lượng đó nhiều. Khi gia nhiệt thì độ hòa tan của CaSO 3 giảm
nên tạo thêm càng nhiều kết tủa.
+ Sinh học: các hệ vi sinh vật có trong nước mía bị tiêu diệt hoàn toàn.
3.2.2.6.

-


Lắng chìm

Mục đích: Nước mía hỗn hợp sau khi qua các giai đoạn gia công như gia vôi,
gia nhiệt, xông SO2, trung hòa sẽ sản sinh ra rất nhiều chất kết tủa. Đồng thời
một số chất keo bị phá hủy tạo thành rất nhiều đám ngưng tụ. Những hạt kết
tủa này cùng với các hạt rời to nhỏ khác phân tán lơ lửng trong nước mía vì thế
cần phải tiến hành lắng để tách chất rắn khỏi chất lỏng mới có thể thu được
nước mía trong sạch.

Sử dụng chất trợ lắng Tolosep A6XL 0,003 kg/tấn mía
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lắng:
Tốc độ lắng tỉ lệ thuận với kích thước hạt kết tủa, độ chênh lệch về tỷ trọng giữa hạt
kết tủa và chất lỏng, tỉ lệ nghịch với độ nhớt của nước mía.
+ Độ lớn của hạt kết tủa
+ Nồng độ nước mía
+ Nhiệt độ
+ Sự thay đổi pH
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

25

SVTH: Lê Ngọc Yến Nhi


×