Lời cảm ơn
Thực tập tốt nghiệp là quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa lý
thuyết và phương pháp làm việc, năng lực công tác tại thực tế của mỗi sinh
viên sau khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nghiên cứu
khoa học.
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa
Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em được
tiến hành thực tập tại cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường và thực
hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước của dự án xây
dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.”
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành bày tỏ lòng
cảm ơn đến các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ts. Nguyễn
Thị Lợi đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản khóa luận này.
Em chân thành cảm ơn tới các cô chú, anh chị cán bộ cục thẩm định và
đánh giá tác động Môi Trường đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực tập để nâng cao kiến thức thực tiễn và hoàn thành tốt quá trình
thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên luận văn của em
không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Văn Nhật
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ADB
Ngân hàng châu á
BHH
Bắc Hưng Hải
BOD
Biochemical Oxygen
Demand
Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BVMT
Bảo vệ môi trường
CN&LN
Công nghiệp và làng nghề
COD
Chemical Oxygen Demand
Nhu cầu oxy hóa học
CTCP
Công ty cổ phần
DA
Dự án
DO
Dissolved Oxygen
Oxy hòa tan
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm trong nước
LĐTBXH
Lao động thương bih xã hội
LĐTBXH
Lao động thương binh xã hội
Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
NN&PTNT
ODA
Official Development
Assistance
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển
TB
Quy chuẩn Việt Nam
Sinh hoạt và sản xuất nông
nghiệp
Trạm bơm
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
THCS
Trung học cơ sở
VSMT
Vệ sinh môi trường
QCVN
SH&SXNN
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Số liệu khí hậu trung bình nhiều năm các tỉnh vùng dự án ......................22
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của 10 tiểu dự án .................................................27
Bảng 4.3: Diện tích các khu tưới vùng Bắc Hưng Hải ..............................................31
Bảng 4.4: Diện tích các khu tiêu vùng Bắc Hưng Hải ..............................................32
Bảng 4.5: Hiện trạng cấp nước sinh hoạt của các tiểu Dự án năm 2010 ..................34
Bảng 4.6: Phân bố dân số và lao động của 10 tiểu Dự án .........................................36
Bảng 4.7: Vị trí, toạ độ điểm lấy mẫu nước mặt .......................................................39
Bảng 4.8: Vị trí, toạ độ điểm lấy mẫu nước ngầm ....................................................42
Bảng 4.9: Vị trí, toạ độ điểm lấy mẫu nước thải CN & LN ......................................43
Bảng 4.10: Vị trí, toạ độ điểm lấy mẫu nước SH & SXNN ................................................ 44
Bảng 4.11a: Kết quả chất lượng nước mặt trong hệ thống thủy lợi BHH năm 2011....... 45
Bảng 4.11b: Kết quả chất lượng nước mặt trong hệ thống thủy lợi BHH năm 2011 ...... 46
Bảng 4.11c: Kết quả chất lượng nước mặt trong hệ thống thủy lợi BHH năm 2011 ......47
Bảng 4.12: Kết quả chất lượng nước ngầm tầng nông trong hệ thống thủy lợi
BHH năm 2011...............................................................................................51
Bảng 4.13: Kết quả chất lượng nước thải công nghiệp và làng nghề trong hệ
thống thủy lợi BHH năm 2011 .......................................................................52
Bảng 4.14: Kết quả chất lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp
trong hệ thống thủy lợi BHH năm 2011 .........................................................54
Bảng 4.15: Số lượng các cơ sở công nghiệp trong vùng BHH – 2009 .....................55
Bảng 4.16: Khối lượng nước thải sinh hoạt trong vùng BHH, 2009 ........................56
Bảng 4.17: Khối lượng các loại nước thải khác nhau trong vùng BHH - 2009 ........57
Bảng 4.18: Các hoạt động tăng cường năng lực quản lý môi trường ........................59
MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài ..................................................................................................2
1.3. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3
1.5. Yêu cầu của đề tài ....................................................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................................4
2.1.1. Khái niệm về môi trường , ô nhiễm môi trường................................................4
2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải ...........................................................5
2.1.3. Cơ sở triết học - xã hội .........................................................................................6
2.1.4. Cơ sở khoa học kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi trường .........................6
2.1.5. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường ................................................................7
2.1.6. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường ............................................................7
2.2. Vấn đề môi trường và phát triển ...........................................................................10
2.2.1. Dân số, nghèo đói và môi trường ......................................................................10
2.2.2. Vấn đề đô thị hóa, công nghiệp hóa và môi trường ........................................11
2.2.3. Toàn cầu hoá và môi trường ..............................................................................12
2.2.4. Nông nghiệp và môi trường...............................................................................13
2.3. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam.........................................14
2.3.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới ...............................................................14
2.3.2. Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam ................................................................14
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........18
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................18
3.2. Địa điểm và và thời gian nghiên cứu ..................................................................18
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................18
3.3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội khu vực hệ thống thủy lợi ....................18
3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước của dự án xây dựng cải tạo
hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải......................................................................18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................18
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp .............................................18
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu nước thải........................................................................18
3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...........................................................18
3.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa............................................................19
3.4.5. Phương pháp so sánh kết quả phân tích ...........................................................19
3.4.6. Phương pháp thống kê và tham vấn cộng đồng...............................................19
3.4.7. Tổng hợp viết báo cáo ........................................................................................19
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................20
4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội khu vực hệ thống thủy lợi........................20
4.1.1. Điều kiện môi trường tự nhiên ..........................................................................20
4.1.2. Điều kiện về kinh tế............................................................................................25
4.1.3. Điều kiện về xã hội .............................................................................................35
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước từ hoạt động của hệ thống thủy lợi ......38
4.2.1. Vị trí, địa điểm lấy mẫu nước ............................................................................39
4.2.2. Kết quả phân tích mẫu nước ..............................................................................44
4.3. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm chất lượng nước của hệ thống ...............56
4.4. Những giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế nguồn nước ...............................58
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................61
5.1 Kết luận ....................................................................................................................61
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay là nước có nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh so
với khu vực. Trong đó kinh tế nông nghiệp có vai trò khá quan trọng đối với
nền kinh tế quốc dân, bởi vì vấn đế sản xuất nông nghiệp đã tạo công ăn việc
làm, ổn định đời sống cho phần lớn người dân Việt Nam sống ở khu vực nông
thôn(khoảng 73% dân số). Do vậy vấn đề đầu tư phát triển sản xuất nông
nghiệp là một trong những mục tiêu đặt ra cần được giải quyết. Một trong
những vẫn đề cần được giải quyết đó là xây dựng, nâng cấp các hệ thống tưới
tiêu để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất sản lượng cây
trồng đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân cũng như xuất
khẩu tăng trưởng thu nhập cải thiện đời sống nông thôn.
Cho tới nay, tưới trong nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất
ở Việt Nam, khai thác nước cho tưới vượt quá 65,5 tỉ m3 một năm (chiếm
khoảng 80% tổng khối lượng nước sử dụng). Lúa là cây trồng chính, chiếm
trên 80% tổng diện tích tưới. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa đã giảm xuống
trong những năm gần đây do sự đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản và các loại
cây trồng khác cùng tăng trưởng kinh tế trong các ngành phi nông nghiệp,
điều này đã làm tăng nhu cầu về sử dụng tài nguyên nước sẵn có và do vậy
cần phải phân phối lại tài nguyên nước. Để đáp ứng nhu cầu về gạo ngày càng
tăng và duy trì an toàn lương thực, cần phải tăng sản lượng trồng lúa và hiệu
quả của các sản phẩm đầu vào trong sản xuất nông nghiệp - đặc biệt là nước.
Hiện tại, tình hình cấp nước tưới trên toàn quốc là chưa đủ; cơ sở hạ
tầng tưới lạc hậu và xuống cấp, phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để duy trì hoạt động của các hệ thống
tưới. Chính sách miễn thủy lợi phí của Chính phủ đã làm cho tình hình trở nên
xấu hơn, đó là chuyển toàn bộ trách nhiệm cấp vốn cho công tác vận hành và
bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hệ thống tưới cho ngân sách nhà nước.
Việt Nam có khoảng 100 hệ thống thủy lợi với quy mô vừa và lớn. Một
trong những công trình lâu đời và lớn nhất là hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải
2
có tuổi đời 50 năm nằm ở trung tâm lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình, hệ
thống bao phủ một phần hoặc toàn bộ các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải
Dương. Tổng diện tích của hệ thống là 192.045 ha, trong đó 146.756 ha (76%
tổng diện tích) được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, chủ yếu là trồng
lúa, sản lượng lúa đạt khoảng 1,1 triệu tấn/năm vào những năm gần đây. Tổng
dân số của các tỉnh và huyện trong vùng được khống chế là khoảng 2,8 triệu
người, trong đó khoảng 2,2 triệu người đang làm việc trong ngành nông
nghiệp. Do nông nghiệp có tầm quan trọng đối với trong nền kinh tế, phúc lợi
xã hội và an toàn thực phẩm, và tình trạng xuống cấp của hệ thống thủy lợi,
nên việc nâng cấp hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải là một trong những ưu
tiên đầu tư hàng đầu của Chính phủ.
Hiện nay vẫn đề đang nóng bỏng nổi lên chính là chất lượng nguồn
nước tại các hệ thống thủy lợi đang có nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng và hệ
thống thủy lợi Bắc Hưng Hải cũng là một trong những địa điểm đang được
quan tâm.
Từ những vấn đề nêu trên cùng với sự hướng dẫn của thầy cô trong
trường, khoa Tài Nguyên & Môi Trường, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá
hiện trạng chất lượng nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống
thủy lợi Bắc Hưng Hải.”
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước từ các nguồn của hệ thống thuỷ
lợi Bắc Hưng Hải.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng nguồn nước của hệ thống tới những hoạt
động của người dân và các xí nghiệp lân cận.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được quy mô hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trong khu vực.
- Xác định được ô nhiễm nguồn nước của hệ thống.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của môi trường nguồn nước đến sức khỏe
người dân.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại khu
vực xung quanh hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
3
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập
- Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với thực tiễn,
vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân
tích số liệu
- Quá trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò như một cán bộ
tập sự, làm bước đệm chuẩn bị công việc trong tương lai
* Ý nghĩa trong quản lý môi trường
- Nâng cao công tác quản lý môi truờng tại các cấp cơ sở thuộc diên
quản lý của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
* Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đề tài nghiên cứu vấn đề môi trường nước, một vấn đề bức xúc của
người dân địa phương
- Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được tương đối chính xác có
thể sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở quản lý hệ thống
nói chung và người dân tại khu vực lân cận nói riêng.
- Góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của các hệ thống
thủy lợi một cách bền vững.
1.5. Yêu cầu của đề tài
- Công tác điều tra thu thập thông tin, phân tích chất lượng nguồn nước
tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải :
+ Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực, khách quan.
+ Các mẫu nghiên cứu vàn phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá đầy đủ, chính xác chất lượng nước của công trình hệ thống
thủy lợi.
+ Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn
môi trường Việt Nam.
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với
điều kiện tự nhiên và các cơ sở khu vực lân cận.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm về môi trường , ô nhiễm môi trường
- Khái niệm môi trường.
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá
trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí,
độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các
nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các
nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển
của từng quốc gia và ở từng thời kì. Nó là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất
thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi
trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường
dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học,
sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con
người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có
giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh
thái và ô nhiễm môi trường.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường.
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự
làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức
khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm
lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác
động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
5
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước
rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm Ô
nhiễm nước và hậu quả của nó .
2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải
- Khái niệm nước thải.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980 – 1995 và iso 6107/1 – 1980: Nước
thải là nước được được thải ra sau khi đã được sử dụng hoặc được tạo ra trong
một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
- Khái niệm nguồn nước thải.
Nguồn nước thải chính là nơi nguồn gây ô nhiễm trực tiếp làm thay đổi hàm
lượng và thành phần của các chất trong nước lam vượt qua chỉ tiêu cho phép.
Có những nguồn nước thải chính như:
Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ những khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): Là nước
thải từ các nhà máy và từ sinh hoạt của cán bộ công nhân nhà máy.
Nước thấm qua: Là lượng nước thấm vào hệ thống ống bàng nhiều cách
khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga, hố xí.
Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem là nước thải tự nhiên ở
những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
Nước thải đô thị: Nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chát
lỏng tring hệ thông cống thoát của một thành phố, thị xã.
6
2.1.3. Cơ sở triết học - xã hội
Sự phát triển mạnh mẽ liên tục của các cuộc cách mạng công nghiệp,
cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng khoa học và công nghệ cùng với
quá trình công nghiệp hoá trong thế kỷ vừa qua đã làm biến đổi nhanh chóng
và sâu sắc bộ mặt của xã hội loài người và môi trường tự nhiên.
Để có được các công cụ hiệu quả hơn trong quản lý môi trường, chúng
ta phải có cách nhìn bao quát, sâu sắc và toàn diện mối quan hệ giữa con
người, xã hội và tự nhiên, hiểu được bản chất diễn biến các mối quan hệ đó
trong quá trình lịch sử. Ba nguyên lý để xét mối quan hệ giữa con người xã
hội và tự nhiên đó là:
- Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thới giới gắn tự nhiên, con
người và hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên – Con người – Xã hội”,
trong đó yếu tố con người giữ một vài trò quan trọng.
- Sự phụ thuộc của mỗi quan hệ con người và tự nhiên vào trình độ
phát triển của xã hội. Tự nhiên và xã hội đều đó có một quá trình lịch sử phát
triển lâu dài và phức tạp. Con người xuất hiện trong giai đoạn cuối của quá
trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên.
- Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên: Sự phát triển của xã hội loài người ngày nay đang hướng tới các mục
tiêu cơ bản là sự phồn thịnh về kinh tế, bình đẳng và công bằng về hưởng thụ
vật vật chất và môi trường trong sạch, duy trì và phát triển các di sản văn hoá
của nhân loại. Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành điều khiển có
ý thức quan hệ giữa xã hội và tự nhiên (Nguyễn Ngọc Nông, và cs, 2006)[8].
2.1.4. Cơ sở khoa học kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi trường
Quản lý môi trường là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học,
kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế, xã hội.
Từ những năm 1960 đến nay, nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi
trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo.
Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường,
các nguyên lý và quy luật môi trường.
7
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt
động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh,
ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường
như kỹ thuật viễn thám, tin học,... được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống “
Tự nhiên – Con người – Xã hội” đã được phát triển trên nền phát triển của các
bộ môn chuyên ngành (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)[5].
2.1.5. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải
vật chất dều diễn ra với sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng
hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh hơn. Trong khi
loại hàng hóa kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy chúng ta
có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng
hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô
nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trơ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ
thống các tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài
nguyên và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho hoạt động sản xuất
có sinh ra ô nhiễm, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo
(Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)[5].
2.1.6. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường
Cơ sở luật pháp về môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật
quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc
tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia. Các văn bản luật
quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị
quốc tế về “Môi trường con người” tổ chức vào năm 1972 tại Thuỵ Điển và
sau hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản luật quốc tế được soạn
thảo và ký kết (Nguyễn Ngọc Nông và Cs, 2006)[7].
8
Cho đến nay đã có hàng nghìn văn bản luật quốc tế về môi trường,
trong đó nhiều văn bản đã được Chính phủ Việt Nam ký kết như:
+ Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt
như là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSA).
+ Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên
+ Công ước về buôn bán các loại động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng
(CITTES).
+ Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển (MARPOL).
+ Công ước của liệp hợp quốc về sự biến đổi môi trường.
+ Công ước của liên hợp quốc về luật biển.
+ Công ước Viên về bảo vệ tầng ozon.
+ Công ước về sự thông báo sớm có sự cố hạt nhân.
+ Công ước khung của Liệp hiệp quốc về sự kiến đổi khí hậu.
+ Công ước về đa dạng sinh học.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ
luật. Gần đây nhà nước ta đã ban hành hàng loạt văn bản mới có liên quan đến
vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường như:
- Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của nước công hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường)[3].
- Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ - CP ngày 28/02/2008 của Chỉnh phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ- CP ngày 09/8/2006
của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ - CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về sử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 07/2007/TT – BTNMT ngày 03/7/207 của Bộ tài nguyên
Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm
cần phải sử lý.
9
- Nghị định số 117/2007/NĐ - CP ngày 11/7/2007 của Chỉnh phủ về sản
xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Nghị định số 81/2007/NĐ - CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy
định tổ chức, bộ phận chuyên môn vê bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà
nước, doanh nghiệp nhà nước.
- Thông tư số 08/2008/TT – BTC ngày 29/01/2008 của Bộ tài chính
sửa đổi bỏ sung thông tư số 108/2003/TT – BTC ngày 07/11/2003 hướng dẫn
cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải
rắn đô thị sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA).
- Thông tư số 39/2008/TT – BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ - CP ngày 29/11/2007 của
Chỉnh phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Nghị định số 63/2008/NĐ - CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với khai thác khoảng sản.
- Quyết định số 58/2008/QĐ - TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng
chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử
lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số
đối tượng thuộc đối tượng công ích.
- Nghị định số 88/2007/NĐ - CP ngày 25/8/2007 của Chính phủ về
thoát nước độ thị và khu công nghiệp.
- Thông tư số 08/2006/TT – BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ tài
nguyên Môi trường về việc han hành quy định về điều kiện và hoạt động dịch
vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Quyết định số 23/2006/QĐ - BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
- Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT – BTNMT – BTC ngày 29/4/2008
của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tài chính hướng đẫn lập dự toán công
tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
- Quyết định số 02/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/3/2004 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về giải thưởng môi trường
10
- Nghị quyết số 41/NQ – TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo
vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
+ Các văn bản luật khác liên quan:
* Luật Hàng hải
* Luật Đất đai
* Luật Dầu khí
* Luật Khoáng sản
* Luật Bảo vệ và phát triển rừng
* Bộ luật hình sự
* Luật tài nguyên nước
2.2. Vấn đề môi trường và phát triển
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá
trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí,
độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các
nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các
nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển
của từng quốc gia và ở từng thời kì. Nó là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất
thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi
trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường
dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học,
sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con
người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có
giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh
thái và ô nhiễm môi trường.
2.2.1. Dân số, nghèo đói và môi trường
Mối đe doạ chủ yếu đối với môi trường ở hầu hết các nước là việc hàng
năm thế giới có thêm gần 90 triệu dân, nhất là các nước ở thế giới thứ 3, nơi
chiếm 94% tỷ lệ tăng dân số của thế giới và là nơi mà các hệ thống hỗ trợ cho
đời sống tại địa phương đã và đang suy thoái, nhu cầu của con người đã vượt
quá khả năng cung cấp của rừng, đồng ruộng và đồng cỏ chăn nuôi.
11
Sức ép dân số đang đè nặng lên nhiều mặt của môi trường thế giới.
Trước hết là vì diện tích trái đất vẫn y nguyên mà dân số thì tăng gấp nhiều lần
gây nên sự quá tải đối với trái đất. Muốn nuôi sống con người thì phải phá rừng
để mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi. Chính vì vậy, đã dẫn tới hàng loạt
những tác động nguy hại tới môi trường thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường do khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu của con người (nhà ở, sản
xuất...).
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của
môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu công nghiệp...
- Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp
hóa và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước
đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa. Sự chênh
lệch ngày càng tăng giữa các nước phát triển và các nước kém phát triển dẫn
đến sự di dân dưới mọi hỡnh thức.
- Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các đô thị lớn làm cho môi
trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp
nước sạch, nhà ở, cây xanh không đủ đáp ứng cho sự phát triển dân cư. Ô
nhiễm môi trường không khí, nước gia tăng. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản
lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
2.2.2. Vấn đề đô thị hóa, công nghiệp hóa và môi trường
Đô thị hoá - công nghiệp hoá là xu thế tất yếu của một nền kinh tế phát
triển. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá - công nghiệp hoá luôn đồng nghĩa với
quá trình làm biến đổi môi trường tự nhiên, ở cả hai khuynh hướng tích cực
và tiêu cực.
Công nghiệp hoá là quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội ở một cộng
đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung nhỏ sang nền kinh tế công
nghiệp. Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển
biến kinh tế - xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển
của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn.
12
Thông qua công nghiệp hóa, các nguồn lực được phân bổ nhiều hơn
cho khu vực công nghiệp là khu vực mà năng suất lao động được nâng cao
nhanh chóng. Nhờ đó, kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn.
Tuy nhiên,công nghiệp hóa đã nảy sinh những tác động lớn đối với môi
trường sống do chất thải công nghiệp gia tăng gây ra ô nhiễm tiếng ồn, không
khí, nước, đất....
Mặt khác, cùng với quá trình công nghiệp hóa sẽ phát triển. Sự hình
thành và phát triển đô thị đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và
tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác
triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, cùng
với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy
thoái nguồn tài nguyên nước và gây ra úng ngập; nhiều xí nghiệp, nhà máy
gây ô nhiễm môi trường lớn nằm ở giữa các khu dân cư; đô thị hoá dẫn đến
chiếm dụng đất, ảnh hưởng đến vấn đề phát triển kinh tế, an ninh lương thực,
đời sống của nhân dân; bùng nổ giao thông gây ô nhiễm môi trường; đô thị
hóa làm tăng việc di dân từ nông thôn ra thành thị , gây nên áp lực về nhà ở
và ô nhiễm môi trường.
2.2.3. Toàn cầu hoá và môi trường
Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế không thể đảo ngược. Người ta đã
nói rất nhiều về mặt tốt của nó như: đẩy nhanh quá trình nhất thể hoá cộng
đồng thế giới, đưa các nước lạc hậu hoà nhập vào thị trường thế giới, làm thay
đổi lối sống của hàng tỷ con người… đồng thời cũng nói rất nhiều về mặt trái
của toàn cầu hoá đối với đời sống kinh tế - xã hội của loài người, trong đó có
vấn đề về môi trường.
Vào nửa sau của thế kỷ XX, áp lực của con người đối với thiên nhiên
đó mạnh tới mức làm cho thiên nhiên mất đi khả năng tự phục hồi. Hiểm hoạ
sinh thái toàn cầu ngày càng tăng lên. Do bị ô nhiễm nặng nề mà khí hậu và
thời tiết toàn cầu đang thay đổi thất thường, đang nóng dần lên qua từng năm.
Đây thực sự là mối nguy lớn và khú lường.
Hiểm hoạ khác về môi trường liên quan tới những vùng rộng lớn quanh
năm đóng băng. Trong trường hợp nhiệt độ tăng làm cho trái đất nóng lên,
13
băng nóng chảy thỡ cú khả năng một lượng lớn khí mêtan và cácbon chứa
trong các núi băng sẽ đổ vào khí quyển và như thế, hiệu ứng nhà kính sẽ tăng
lên rất nhiều lần. Vỡ thế sự núng lờn của khớ hậu đang gây mối lo ngại chính
đáng của các nhà khoa học và của cộng đồng thế giới.
Tình trạng các nguồn nước sông, hồ, biển nội địa đang trở nên tồi tệ.
Hiện nay đã có tới 80 nước, chiếm 40% số dân trên trái đất, bị thiếu nước, có
nước thiếu một cách trầm trọng. Đại đương thì vẫn tiếp tục biến thành cái bể
lắng khổng lồ chứa các chất thải ô nhiễm của đất liền thải vào và các sản
phẩm phân rã của chúng, là nơi chôn lấp phế thải có độc tố cao. Chỉ riêng
các tai nạn tàu chở dầu hàng năm cũng đã đổ vào biển và đại dương hàng
triệu tấn dầu.
Đất đai bị thoái hoá, diện tích đất trồng trọt của thế giới đang giảm
mạnh qua từng năm. Nguy cơ hoang mạc hoá đang đe dọa nhiều vùng rộng
lớn. Rừng tiếp tục bị tàn phá làm cho các nguồn tài nguyên rừng suy kiệt, do
vậy tính đa dạng sinh học đang mất đi nhanh chóng. Hơn bao giờ hết, ngày
nay, việc bảo vệ quỹ đen của trái đất đó trở thành một trong những vấn đề
sinh tử, một thách thức lớn đối với loài người.
Tất cả những cái đó làm cho vấn đề an ninh lương thực trở thành bài
toán khó giải cho tất cả các quốc gia và cộng đồng thế giới.
Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hoá đã làm tăng bất bình đẳng giàu,
nghèo (tỷ lệ tăng gấp đôi giữa 1/5 giàu nhất và 1/5 nghèo nhất). Tăng số
lượng nghèo, với hai tỷ người sống dưới mức 1 USD/ngày. Đây chính là
nguyên nhân chính gây sức ép tới môi trường vì: Người giàu gây sức ép tới
môi trường do sử dụng vật chất thái quá và thói quen sống gây ô nhiễm môi
trường. Người nghèo gây sức ép bằng cách khai thác tất cả những gì có thể
để tồn tại.
2.2.4. Nông nghiệp và môi trường
Hiện nay nhiều tiến bộ khoa hoạc kỹ thuật được áp dụng cho nghành
nông nghiệp như: Thâm canh tăng vụ, đa canh cây trồng sử dụng các loại
giống cây, cho năng suất cao, sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ
thực vật nhằm tăng cao năng suất sản lượng cây trồng, cùng với đó là những
tác động xấu tới môi trường.
14
Hàng năm có ít nhất 1.420 loại phân bón hóa học được đưa vào sử dụng.
Chính nguồn phân bón hóa học này đã gây những tác động lớn đến môi
trường đất, nguồn nước mặt, nước ngầm.
Bên cạnh đó việc sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm
thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm,thuốc trừ chuột…. Các loại này có đặc điểm rất
độc đối với mọi loại sinh vật tồn dư trong môi trường đất, nước tác động
không phân biệt. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã và đang gây ô nhiễm
có tính cục bộ đối với môi trường đất, nước, gây ngộ độc đói với người sử
dụng, ảnh hưởng xấu tới các động vật khác.
2.3. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với
nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát
triển kỹ nghệ. Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu như: Anh Quốc chẳng
hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào
giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta
đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn
đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối
thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi
không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô
nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có
hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như cháy nhà máy thuốc
Sandoz ở Bâle năm 1986) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên.
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng
khác. Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt
nghiêm trọng. Ô nhiễm nước và hậu quả của nó.
2.3.2. Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam
Theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại
học Yale (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, VN đứng thứ hạng thấp nhất trong
số 8 nước Đông Nam Á. Báo cáo về thay đổi khí hậu của Ngân hàng Thế giới
15
trong năm 2007 cũng cho thấy VN là một trong hai quốc gia sẽ chịu ảnh
hưởng lớn nhất của tình trạng băng tan. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, VN sẽ mất
17% sản lượng nông nghiệp. Các chuyên gia dự báo Khu kinh tế Dung Quất
tại VN có thể thấp hơn mực nước biển. 70% chất thải khí từ phương tiện giao
thông. Các chuyên gia môi trường đã nhấn mạnh rằng sự sống và đời sống
của con người sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đổi môi trường
toàn cầu. Trong thế kỷ tới, 1,8 tỉ người sẽ phải sống trong các khu vực khan
hiếm nước và 2/3 trong số họ sẽ thiếu nước sạch. Khoảng 16.000 loài sẽ có
nguy cơ tuyệt chủng. Quá trình phát triển nhanh chóng đã làm tăng các hoạt
động xây dựng và đô thị hoá trên diện rộng, đặc biệt ở các khu đô thị. Các
công trình xây dựng và nâng cấp nhà cửa, cầu đường đang diễn ra khắp mọi
nơi, làm cho tình trạng bụi bặm càng trở nên trầm trọng. Theo các chuyên gia
môi trường, nồng độ bụi tại các thành phố đô thị ngày càng tăng và vượt quá
ngưỡng cho phép từ 2 đến 3 lần.
Cục Bảo vệ môi trường VN cho hay, tại các khu đô thị, 70-90% nguồn
ô nhiễm là do khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông. Các phương
tiện này phát thải ra môi trường một lượng lớn carbon dioxide và các chất độc
hại khác. Trước năm 1980, hơn 80-90% số dân thành thị sử dụng xe đạp. Hiện
nay, hơn 80% số người dân sử dụng xe gắn máy. Năm 2007, Hà Nội có hơn
1,7 triệu xe máy và TPHCM có khoảng 3,8 triệu. Những con số này gia tăng
đáng kể với tốc độ tăng trung bình 10-15%/năm.
Ngoài khí thải từ các phương tiện giao thông và khói từ các khu công
nghiệp, chất thải và nước thải cũng là những nhân tố chính gây lên tình trạng
ô nhiễm không khí trầm trọng. Nhiều khu công nghiệp và khu dân cư không
có hệ thống nghiền và xử lý chất thải ở mức chuẩn tối thiểu. Các chất thải
không được qua xử lý bị xả ra sông, hồ xung quanh các thành phố. Các con
sông như Tô Lịch, Kim Ngưu và sông Sài Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Chính phủ VN khuyến khích các hoạt động phát triển kinh tế đồng thời có lợi
cho môi trường và vì thế, theo những thông tin mới được công bố, Chính phủ
hiện đang phối hợp với Gamuda - tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng và bất động
sản hàng đầu tại Malaysia - nhằm cải tạo công viên Yên Sở thành một công
viên mang tầm cỡ quốc tế. 5 hồ trong công viên sẽ được nạo vét, nhà máy xử lý
16
nước thải sẽ được xây dựng với khả năng xử lý nửa lượng nước thải của HN,
góp phần giảm ô nhiễm nước và không khí cho các khu vực lân cận.
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình
trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô
thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với
tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu
công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất
thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây
ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô
nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp
dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH
trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học
(COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng...
cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.Hàm lượng nước thải của các ngành này
có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3
vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước
mặt trong vùng dân cư.Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế
xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.Tại cụm công nghiệp Tham Lương,
thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp
với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột
giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ
các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về
mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng
15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm
lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi
khó chịu…
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt
nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không
qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Tình trạng
ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử
17
lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt
khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh
viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải
rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan
trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông,
hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải
của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh
viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện;
36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được
thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh,
mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở
các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định.
18
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn nước tại dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải
3.2. Địa điểm và và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 08 tháng
01 năm 2012 đến ngày 30 tháng 04 năm 2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội khu vực hệ thống thủy lợi
3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước của dự án xây dựng cải
tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của các khu vực thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, số liệu quan trắc
môi trường có liên quan, số liệu về thực trạng
Thu thập tài liệu văn bản có liên quan.
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu nước thải
3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp lấy mẫu.
+ Số mẫu: 2 mẫu (mẫu nước mặt, mẫu nước ngầm).
+ Phương pháp lấy :
* Lấy mẫu nước : Dùng chai lọ sạch,
Lượng nước được lấy chung cho các phép phân tích trong phòng thí
nghiệm là 2lit/ mẫu. Mẫu nước được đựng trong chai lọ sạch. Các mẫu được
cố định, bảo quản trước khi vận chuyển về phòng thí nghiệm theo đúng các
tiêu chuẩn ban hành (TCVN).
19
+ Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích:
• Các chỉ tiêu nhiệt độ, pH, DO…. được đo đạc bằng hệ thống thiết bị
đo đạc chất lượng nước trên diện rộng nhằm tránh sai số trong quá trình bảo
quản mẫu.
• Các chỉ tiêu như BOD, COD, tổng phốt pho, và các chỉ tiêu sinh hóa
khác được phân tích bằng phương pháp so màu , chuẩn độ, định lượng… theo tiêu
chuẩn cho phép.
- Phương pháp xử lý số liệu: Mẫu sau khi được phân tích trong phòng thí
nghiêm sẽ cho ra kết quả, số liệu đó sẽ được xử lý cho phù hợp với mục đích.
- Mẫu thu được sẽ được phân tích và tiến hành xử lý số liệu dựa trên
tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
3.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa để thu thập mẫu môi trường, các số liệu, quan sát
hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội.
3.4.5. Phương pháp so sánh kết quả phân tích
Sử dụng các tiêu chuẩn để so sánh.
3.4.6. Phương pháp thống kê và tham vấn cộng đồng
Sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số
liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên, số liệu điều tra xã hội học trong quá trình
phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương.
3.4.7. Tổng hợp viết báo cáo
20
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội khu vực hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải
4.1.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
a. Đặc điểm địa hình
Địa hình khu vực Bắc Hưng Hải có xu thế dốc dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam với độ dốc bình quân khoảng 5/100.000, cao độ mặt đất chênh
lệch nhau khá nhiều, cao thấp xen kẽ phức tạp. Về cơ bản, địa hình chia ra
làm 3 khu vực tiêu biểu sau:
Vùng đất cao ven sông Hồng, sông Đuống: (Huyện Châu Giang, Gia
Lâm, và huyện Thuận Thành) cao độ phổ biến +4,0 m, chỗ cao nhất tại huyện
Châu Giang, Gia Lâm và Thuận Thành là +8 +9 m. Đất chủ yếu loại cát và
cát pha, thịt nhẹ đến trung bình, ít chua, lượng thấm cao, mực nước ngầm thấp.
Khu vực trung tâm, như huyện Gia Lộc, Thanh Miện và Bình Giang, có
độ cao từ 2 2,5m trên mực nước biển.
Vùng đất thấp ven sông Luộc, sông Thái Bình (Huyện Phú Cừ, Ninh
Giang và Tứ Kỳ) cao độ phổ biến +1,0 +1,5 m, nơi thấp nhất +0,5 m. Độ
dốc mặt đất trung bình 1/30.000, địa hình cao thấp xen kẽ nhau do chịu ảnh
hưởng nhiều của thủy triều. Đất thuộc loại thịt trung bình, độ chua ít đến vừa,
mực nước ngầm cao.
b. Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất ở vùng Bắc Hưng Hải là đất phù sa bồi đắp từ sông Hồng và sông
Thái Bình. Thành phần gồm đất sét yếu, và đất phèn có photphat. Có thể chia
thành các loại đất sau:
Các loại đất chủ yếu được tìm thấy ở các vùng có độ cao tương đối dọc
sông Hồng, như huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm, Khoái Châu và một
phần của huyện Ân Thi, gồm:
Đất phù sa gồm sét pha cát và sét;
Đất phù sa gồm tỉ lệ đất pha sét ở mức độ vừa phải và tỉ lệ phèn nhẹ.