ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ QUYÊN
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC
TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN
NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội, 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ QUYÊN
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC
TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN
NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Ngọc Long
Hà Nội, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ
trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Trần Ngọc Long. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứuv nào trước đây. Những số liệu
trong bài nghiên cứu phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá được chính
tác giả thu nhập từ các nguồn tài liệu khác nhau có ghi trong phần tài liệu
tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015
Người cam đoan
Nguyễn Thị Quyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn đã nhiệt tình giảng dậy, trang bị những kiến thức rất bổ ích cho tôi.
Các cán bộ, nhân viên Thư viện Quốc gia, Thư viện Quân đội, Thư viện Đại
học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi khai thác tư liệu. Đặc biệt tôi
muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Ngọc Long đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cảm ơn gia đình,
bạn bè cùng cơ quan làm việc đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập
Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Quyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............... Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............. Error! Bookmark not defined.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu . Error! Bookmark not defined.
6. Đóng góp của Luận văn .............................. Error! Bookmark not defined.
7. Bố cục của Luận văn ................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH THÀNH PHỐ HUẾ TRƯỚC KHI NỔ RA
CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TRƯỚC TẾT MẬU THÂN
NĂM 1968 ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội và truyền thống cách mạng
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hộiError! Bookmark not
defined.
1.1.2. Truyền thống cách mạng ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Tình hình chiến trường Trị Thiên trước khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy ............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Hoạt động và hình thái bố trí chiến lược của địchError!
Bookmark
not defined.
1.2.2. Hoạt động tác chiến và quá trình chuẩn bị của ta.Error!
Bookmark
not defined.
1.3. Chủ trương của Trung ương Đảng ........... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương I.............................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG II: CHỦ TRƯƠNG CỦA KHU ỦY TRỊ THIÊN, TỈNH ỦY
THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968 TẠI
THÀNH PHỐ HUẾ ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Chủ trương của Khu ủy Trị Thiên và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ....... Error!
Bookmark not defined.
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng tại Thành phố Huế
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Quá trình chuẩn bị về mọi mặt.............. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân tại Thành
phố Huế ........................................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương II ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ............. Error!
Bookmark not defined.
3.1. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy tại Thành phố Huế .................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Kết quả, ý nghĩa .................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Nguyên nhân thắng lợi .......................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Hạn chế..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số kinh nghiệm ................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11
PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 cùng một lúc quân và
dân miền Nam đánh mạnh vào các cơ quan đầu não địch tại hơn 40 thành phố, thị
xã trên khắp miền Nam. Thắng lợi rất oanh liệt của đòn Tổng tiến công Mậu Thân
1968 đã làm chấn động nước Mỹ và thế giới đương thời, làm đảo lộn thế bố trí
chiến lược của địch trên chiến trường, nó đã giáng một đòn quyết định vào ý chí
xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận
ngừng ném bom đánh phá miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị
Pari. Sự kiện lịch sử này, ngay từ nước dồn dập đưa tin, bình luận. Từ sau khi cuộc
chiến kết thúc cho đến nay, cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 đã thu hút sự tìm
hiểu, nghiên cứu của giới chính trị, quân sự, học giả ở cả trong nước và ngoài
nước, đặc biệt là ở Mỹ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến trường Trị Thiên luôn là
nơi đọ sức hết sức quyết liệt và phức tạp giữa ta và địch, là chiến trường trọng
điểm có ý nghĩa chiến lược đối với cả hai phía. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Mậu Thân 1968, quân và dân Thành phố Huế đã kiên cường chiến đấu, làm
lên chiến thắng lịch sử, chiếm giữ được Thành phố Huế 25 ngày đêm. Huế trở
thành địa bàn mà quân giải phóng chiếm giữ được lâu nhất so với các thành phố thị
xã ở miền Nam. Chính phía Mỹ cũng phải khẳng định: “Cố đô Huế là một thành
phố duy nhất mà người Cộng sản đã chiếm giữ tương đối lâu dài, đủ để bắt đầu
thay đổi hệ thống chính trị đối với người Việt Nam, giống như Tô-ki-ô trái tim của
Nhật Bản” [61; 38]. Hay trong cuốn “Nước Mỹ ở Việt Nam” hai sử gia người Mỹ
G.Kahin và J.Lewis cũng đã viết: “Chúng ta đã tổn thất rất nhiều ở Huế. Cuộc
chiến đấu ở Huế là mạnh nhất”[61; 18]
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 ở miền Nam nói chung, ở Huế
nói riêng đến nay vẫn là đề tài không ngừng gây ra nhiều ý kiến tranh luận.
PGS.TS Hồ Khang, người có nhiều năm nghiên cứu tìm hiểu về sự kiện này đã
nhận xét: như một khối thủy tinh nhiều chiều cạnh “Tết Mậu Thân” thâu nạp
nhiều nguồn ánh sáng để tự phản quang thành nhiều diện, nhiều hình. Người
đứng ở góc độ này tưởng mình đã thấy được toàn thể. Người đứng ở góc độ kia
lại như chưa thấy chưa biết nhận diện ra sao. Có người tự nhận mới biết tới sự
kiện này ở một chiều một khía cạnh nhất định. Nhưng có một điều dường như
dễ thấy là ngay từ khi “Tết Mậu Thân” bùng nổ cho đến nay giới quân sự và
nhiều nhà lãnh đạo nước Mỹ vẫn không thừa nhận là quân đội Mỹ đã bị thất bại
về quân sự trên chiến trường miền Nam Việt Nam ngày đó…
Chính vì thế việc tìm hiểu tường tận “sự kiện Tết Mậu Thân”, đánh giá
những thắng lợi mà ta giành được, cũng như nhìn nhận khách quan hơn về vai trò
chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong cuộc tiến công chiến lược này là một
việc cần thiết vừa có giá trị khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn . Vì những lý do
trên nên tôi chọn vấn đề: “Khu ủy Trị Thiên với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ lịch sử
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công năm 1968 đã tạo ra bước ngoặt trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngay từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ
còn đang tiếp diễn, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có
những đánh giá đầu tiên, khẳng định thắng lợi rất to lớn của cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Tháng 12 năm 1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IV đã tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phân tích
sâu sắc nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm trong đó có đề cập đến thắng
lợi Xuân Mậu Thân 1968. Trong những năm gần đây đã có thêm nhiều công trình
tổng kết chiến tranh và lịch sử quân sự của các cơ quan nghiên cứu Trung ương
cũng như các địa phương phản ánh và khảo cứu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Mậu Thân 1968, trong số đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Về
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968”, Nxb Quân đội nhân dân,
2008 của Viện Lịch sử quân sự. Luận án Tiến sỹ Lịch sử “Cuộc tổng tiến công và
nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tại miền Nam Việt Nam”, năm 1995 của PGS.TS Hồ
Khang, cuốn “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968”, Nxb Quân
đội nhân dân năm 2008 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế….
Ngoài ra đã có rất nhiều Hội thảo khoa học bàn về vấn đề này, trong đó có
thể kể đến các Hội thảo năm 1988, 1998 và mới đây nhất là năm 2008, kỷ niệm
40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968. Đã có rất nhiều bài
tham luận được in trong các kỷ yếu các kỳ Hội thảo của các tướng lĩnh trực tiếp
tham gia hoặc chỉ đạo cuộc Tổng tiến công nổi dậy này như Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Đại tướng Hoàng Văn Thái, Thượng tướng Trần
Văn Quang, Đại tá Nguyễn Văn Giáo… các nhà nghiên cứu như PGS.TS Hồ
Khang, PGS.TS Vũ Quang Hiển… Các bài viết đã làm rõ được tình hình chính trị
quân sự ở miền Nam lúc bấy giờ, cũng như chủ trương của Đảng trong cuộc Tổng
tiến công năm 1968 và đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm có giá trị.
Ngoài các Hội thảo còn có rất nhiều công trình viết về Tổng tiến công Tết
Mậu Thân năm 1968.
Đầu tiên phải nói tới PGS.TS Hồ Khang với Luận án Tiến sỹ năm 1995,
“Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968”công trình khoa học đầu
tiên, với 150 trang đã thể hiện rõ được chủ trương của Đảng trong việc chỉ đạo
Tổng tiến công năm 1968 trên các mặt trận, đúc rút ra các kinh nghiệm lịch sử.
Trong công trình này, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở Thành phố Huế được trình
bày một cách khái lược và ngắn gọn. Công trình này sau đó được phát triển và mở
rộng bổ sung thêm một số tư liệu và đã được NXB Quân Đội Nhân Dân tái bản
năm 1998, 2005, 2008.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí: Lịch sử quân sự,
Lịch sử Đảng, Nghiên cứu lịch sử. Đặc biệt là nhân kỷ niệm các năm chiến thắng
như 1988, 1998, 2008, Thư viện Quân đội cũng đã tập hợp một số bài viết về cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, trong đó có một số bài viết riêng
về Huế in thành chuyên khảo.
Gần đây nhân dịp kỷ niệm 40 năm thắng lợi Tổng tiến công và nổi dậy tết
Mậu Thân năm 1968 Nxb Quân đội nhân dân phát hành cuốn “Về cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968”, năm 2008 với hơn 650 trang. Cuốn sách đã
tái hiện lại những ngày tháng hào hùng của cuộc tổng Tấn công và nổi dậy Mậu
Thân năm 1968 ở miền Nam trong đó có trọng điểm Thành phố Huế.
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cũng xuất bản cuốn “Hướng tiến công và
nổi dậy Tết Mậu Thân ở Trị Thiên – Huế”. Đây là cuốn sách đầu tiên viết riêng về
Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968. Vì được viết
đã lâu lên một số nhận xét đánh giá chưa mang tính khách quan. Cuốn “Lịch sử
kháng chiến chống Mỹ cứu nước” Tập 5 tuy cũng đã có đề cập được quá trình xây
dựng kế hoạch cũng như diễn biến cuộc Tổng tiến công và cung cấp các số liệu về
cuộc chiến đấu tại Huế. Tuy nhiên chưa có những nhận xét đánh giá hạn chế trong
cuộc Tiến công tại Thành phố Huế năm 1968
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Tết Mậu Thân 1968, Tỉnh ủy Thừa
Thiên Huế có xuất bản cuốn “Thừa Thiên Huế tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên
cường Xuân 1968”, cuốn sách viết khá chi tiết về quá trình thực hiện tổng tiến công
và có các bài học kinh nghiệm. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm có cuốn sách “Thừa Thiên
Huế tấn công, nổi dậy anh dũng, kiên cường”. Cuốn sách tóm tắt các bài hội thảo
trong dịp kỷ niệm, có nói về quá trình chuẩn bị, cũng như diễn biến ở trong thành phố
cũng như các huyện vùng ven.
Ngoài ra còn có các cuốn Lịch sử Đảng bộ thành phố, các huyện, xã của tỉnh
Thừa Thiên Huế cũng có đề cập đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968,
trong đó có phân tích vai trò lãnh đạo của Khu ủy Trị Thiên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu An (1995), Chiến trường mới: Hồi ức, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
2. Lưu Thanh Bình, Cao Huy Hùng (2009), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân
Thành phố Huế (1945-2005), Nxb Thuận Hóa
3. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1985), Một số văn kiện của Đảng về
chống Mỹ cứu nước, tập 1,2, Nxb Sự thật.
4. Ban tuyên huấn Trung ương (1998), Tết Mậu Thân 1968: Kỷ niệm lần thứ hai
mươi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968-1998)
5. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị (2000), Chiến tranh
cách mạng Việt Nam 1945-1975: Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
6. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự (1988), Hướng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân ở Trị Thiên – Huế, Hà Nội
7. Bộ Quốc phòng và Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2008), Về cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Nxb Quân đội nhân dân.
8. Bộ quốc phòng – Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2008), Cuộc tổng tiến công và nổi
dậy xuân Mậu Thân 1968, Nxb Quân đội nhân dân.
9. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự (1993), Thống kê các chiến dịch trong
kháng chiến chống Mỹ, tập II, Hà Nội.
10.Bộ Quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1988), Cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước - những sự kiện quân sự, Hà Nội.
11.Bộ Quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam(1994), Lịch sử nghệ thuật
chiến dịch Việt Nam trong 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ (19451975), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
12.Bộ Quốc phòng, Viện lịch sử Quân sự Việt Nam - Kỷ yếu Hội thảo khoa học
(1998), Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, Nxb Quân đội nhân
dân.
13.Bộ Quốc phòng, Viện lịch sử Quân sự Việt Nam (2001), Lịch sử kháng chiến
chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14.“Cuộc tấn công và nổi dậy, nổi dậy và tấn công bao vây truy kích địch, kiên
quyết giành thắng lợi cuối cùng (1968)”, Báo Nhân dân
15.Lê Cung (2001), Phong trào đô thị Huế trong kháng chiến chống Mỹ (1954 –
1975), Nxb Thuận Hóa, Huế.
16.Nguyễn Dũng, Trương Tấn Sang, Phạm Văn Trà (1998), Cuộc tổng tiến công
và nổi dậy Mậu Thân 1968, Nxb Quân đội nhân dân.
17.Văn Tiến Dũng (1989), Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội
18.Văn Tiến Dũng (1974), Mấy vấn đề về nghệ thuật quân sự Việt Nam, Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
19.Hoàng Dũng (1998), “Tết Mậu Thân bước ngoặt quyết định”, Tạp chí Lịch sử
quân sự, số 1-1998.
20.Văn Tiến Dũng (1998), “Mậu Thân – một cái Tết đi vào lịch sử”, Tạp chí Cộng
sản, số 2-1998.
21.Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 28, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 29, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
23.Trần Bạch Đằng (1988), “Mậu Thân cuộc tổng diễn tập chiến lược”, Tạp chí
Lịch sử quân sự, số 2-1988
24.Trần Bạch Đằng (1988), “Bàn thêm về một vài khía cạnh của cuộc tổng diễn
tập chiến lược Mậu Thân 1968”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 7-1988
25.P.B Đavítơn (1993), “Cuộc tổng tiến công Tết”, Tạp chí Lịch sử quân sự (dịch),
số 1-1993.
26.Trần Hoài, Nguyễn Xuân Hòa (2010), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Huế (19302000), NXb Thuận Hóa
27.Lê Văn Hảo, Trịnh Cao Tưởng (1985), Huế, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
28.Vũ Quang Hiển (2008), Mũi tiến công địch vận ở Huế xuân Mậu Thân 1968,
Tạp chí Lịch sử quân sự, số 194 -2008.
29.Vũ Quang Hiển (2008), “Khu ủy Trị Thiên – Huế trong cuộc tổng tiến công và
nổi dậy Tết Mậu Thân 1968”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2 – 2008.
30.Vũ Quang Hiển (2006), “Phong trào nổi dậy ở Huế Mậu Thân 1968”, Tạp chí
Lịch sử quân sự, số 169 -2006.
31.Nguyễn Khắc Huỳnh (2007), “Tết Mậu Thân 1968 và mặt trận ngoại giao”,
Lịch sử quân sự số 2 – 2007
32.Trần Văn Giàu (1998), “Tết Mậu Thân trận tập kích chiến lược”, Tạp chí lịch
sử quân sự, số 2-1988.
33.Nguyễn Văn Giáo (1998), “Lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế trong tết Mậu
Thân 1968”, Tạp chí lịch sử quân sự số 1-1998.
34.Nguyễn Văn Linh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ (2008), Về cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Nxb Quân đội nhân dân
35.Hồ Kiểu Linh (2006), “Tết Mậu Thân 1968 bước ngoặt lớn của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước”, Tạp chí Lịch sử quân sự số 168 – 2006.
36.Cao Văn Lượng (1998), “Vấn đề về đánh giá đúng địch, ta và thắng lợi của
cuộc tiến công, nổi dậy tết Mậu Thân 1968”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 11998.
37.Cao Văn Lượng (1993), “Về cuộc tổng tiến công nổi dậy đồng loạt tết Mậu
Thân 1968”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1-1993.
38.Thùy Linh (2012), Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong hai cuộc tổng tiến công
và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 và Mùa xuân 1975, Nxb Lao động.
39.Nguyễn Luận (2005), “Về thời điểm “đêm giao thừa” trong cuộc tổng tiến công
và nổi dậy Tết Mậu Thân được viết trong một số sách lịch sử”, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, số 2 – 2005.
40.Phan Ngọc Liên (2008), “Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 nhìn từ phía Mỹ”, Lịch
sử Đảng, số 5 – 2008.
41.Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (1945-1975) (1995), NXb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
42.Nguyễn Huy Ngọc (2008), Thừa Thiên Huế tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên
cường: Kỷ niệm 40 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968,
Nxb Thuận Hóa, Huế.
43.Sư đoàn 325 (1954-1975) lịch sử (1996), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
44.Sơ thảo lịch sử Đảng bộ Thành phố Huế 1945-1975 (1995), Nxb Thuận Hóa.
45.Hồ Khang (1995), Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 tại miền
Nam Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Lịch Sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Hà Nội.
46.Hồ Khang (1998), Tết Mậu Thân 1968 tại miền Nam Việt Nam, Nxb Quân đội
nhân dân.
47.Hồ Khang (2005), Tết Mậu Thân 1968 bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân.
48.Hồ Khang (2008), Tết Mậu Thân 1968 bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân.
49.Hồ Khang, Nguyễn Duy Tường (2008), Tết Mậu Thân 1968 – 40 năm nhìn lại,
Nxb Quân đội nhân dân
50.Đặng Kinh (2008), Huế - mùa xuân rực lửa, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 194 –
2008.
51. Phan Trung Kiên (2008), Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968,
một thành công trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, Tạp chí Lịch sử quân sự, số
194 -2008.
52.Kỷ yếu Hội thảo khoa học (1998), Giải phóng Ke Sanh – Hướng Hóa Mậu
Thân 1968, Nxb Quân đội nhân dân.
53.Lê Khả Phiêu (2013), Chiến công và những bài học từ cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 tại Huế, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 255 – 2013.
54.Nguyễn Hà Thanh (2008), Tết Mậu Thân 1968 – 40 năm nhìn lại, Nxb Lao
động, Hà Nội.
55.Lê Đức Thọ (1989), Một số vấn đề về tổng kết chiến tranh và biên soạn lịch sử
quân sự, Nxb Sự thật, Hà Nội.
56.Tiến công đồng loạt nổi dậy đều khắp quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm
lược (1968), Nxb Sự thật.
57.Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, bước ngoặt quyết định trong
tiến trình thắng Mỹ (1998), Thư viện Quân đội xuất bản.
58.Thắng lợi rất to lớn cục diện mới rất tốt đẹp (1968), Nxb Sự thật
59.Thắng lợi to lớn và toàn diện của quân và dân miền Nam trong những ngày đầu
xuân (1968), Cục chính trị quân khu IV xuất bản.
60.Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (1998), Thừa Thiên Huế tấn công, nổi dậy anh dũng,
kiên cường xuân 1968, Nxb Thuận Hóa, Huế.
61.Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2008), Thừa Thiên Huế tấn công, nổi dậy anh dũng,
kiên cường, Nxb Thuận Hóa, Huế.
62.Phan Phúc Vĩnh (2008), “Tác động của „Mậu Thân 1968” đối với chiến lược
của Mỹ về Việt Nam (1968 – 1969)”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 194 – 2008.