Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

KT GDCD6 (HK I)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.4 KB, 2 trang )

Ma trận
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Tiết kiệm
Câu 3
(1điểm)
Câu 3
(1 điểm)
1 câu
(2 điểm)
Lễ độ
Câu 1
(0,5 điểm)
Câu 1
(0,5 điểm)
1 câu
(1 điểm)
Tôn trọng kỉ luật
Câu 4
(2 điểm)
1 câu
(2 điểm)
Tích cực, tự giác trong hoạt động
tập thể
Câu 5
(3 điểm)
1 câu
(3 điểm)
Mục đích học tập của học sinh


Câu 2
(1 điểm)
Câu 2
(1 điểm)
1 câu
(2 điểm)
Tổng số câu 5
Tổng số điểm 2,5 4,5 3 10
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Thời gian: 45’ (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Thế nào là lễ độ? Tìm hai câu tục ngữ hoặc thành ngữ thể hiện sự lễ độ? (1 điểm)
Câu 2: Mục đích học tập của học sinh là gì? Em phải làm gì để đạt được mục đích học
tập của mình? (2 điểm)
Câu 3: Em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm? Theo em trái với tiết kiệm là gì? Cho một
ví dụ trái với tiết kiệm. (2 điểm)
Câu 4: Có ý kiến cho rằng: kỉ luật làm cho con người bị gò bó, mất tự do. Em có tán
thành ý kiến đó không? Vì sao? (2 điểm)
Câu 5: Mai là học sinh giỏi của lớp, nhưng Mai không tham gia các hoạt động của lớp,
của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. (3 điểm)
a) Em hãy nhận xét hành vi của Mai?
b) Nếu là bạn của Mai, em sẽ làm gì?
PHÒNG GD&ĐT ĐẦM DƠI
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu 1(1 điểm):
- Học sinh trình bày đúng khái niệm lễ độ(0,5 đ)
Lễ độ là cách ứng xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
- Tìm được hai câu tục ngữ hoặc thàng ngữ thể hiện sự lễ độ.(0,5 đ)

Câu 2(2 điểm)
- Mục đích học tập của học sinh: trở thành con ngoan trò giỏi,cháu ngoan Bác Hồ, công
dân tốt…(1 đ)
- Học sinh có thể có nhiều cách trình bày(có thể tham khảo các ý sau)(1 đ)
+ Phải học tập tốt để hoàn thành chương trình THCS, THPT…
+ Rèn luyện đạo đức …
Câu 3(2 điểm) Học sinh trình bày được các ý sau:
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực
của mình và của người khác.(1 đ)
- Trái với tiết kiệm là hoang phí, là sử dụng của cải, thời gian, sức lực quá mức cần thiết.
(0,5 đ)
Nêu được ví dụ trái với tiết kiệm.(0,5 đ)
Câu 4 (2 điểm)
- Không tán thành ý kiến đó(0,5 đ)
- Giải thích: Kỉ luật không làm cho con người mất tự do vì khi con người biết tôn trọng
kỉ luật thì sẽ tự nguyện, tự giác chấp hành những qui định chung, không bị ai ép buộc
nên sẽ không cảm thấy gò bó, trái lại sẽ cảm thấy vui vẻ, thanh thản.(1,5 đ)
Câu 5 (3 điểm)
a) Nhận xét:(1,5 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 đ)
- Hành vi của Mai là không đúng, là ích kỉ.
- Bổn phận của mỗi học sinh là phải tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, vì
lợi ích chung, trong đó có lợi ích của bản thân.
- Nếu ai cũng làm như Mai thì mọi hoạt động của lớp sẽ bị ngừng trệ.
b) Nếu là Mai, em sẽ:(1,5 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
- Khuyên Mai nên tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
- Giải thích để Mai hiểu ích lợi của việc tham gia các hoạt động tập thể như: mở mang
hiểu biết; xây dựng được quan hệ tốt với bạn bè; rèn luyện thái độ, tình cảm trong sáng;
rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác, tổ chức,…
- Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để Mai tham gia các hoạt động của lớp.
Hết

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×