Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2009 Nhân lực y tế ở Việt Nam Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 83 trang )

Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009

Chương 4: Chất lượng nhân lực y tế
Chất lượng nhân lực y tế thể hiện ở nhiều mặt, như trình độ chuyên môn, năng
lực làm việc, ứng xử có trách nhiệm đối với các nhiệm vụ được giao. Chương này tập
trung vào việc đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực y tế ở Việt Nam, đi sâu vào
những vấn đề liên quan đến năng lực chuyên môn, như công tác đào tạo, bồi dưỡng,
dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề và đào
tạo liên tục, và các yếu tố quan trọng khác, trên cơ sở đó xác định những vấn đề ưu
tiên và khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của nhân lực
y tế trong một số năm tới. Các nội dung liên quan đến ứng xử có trách nhiệm của
CBYT sẽ được phân tích trong Chương 5. Các vấn đề được thảo luận ở đây dựa vào
các tài liệu có sẵn của Bộ Y tế và các cơ quan nghiên cứu thuộc các bộ, ngành liên
quan và các tổ chức quốc tế.

1. Một số khái niệm
Phát triển nhân lực là một lĩnh vực đang trong quá trình cải cách ở Việt Nam
cho nên có một số khái niệm cần phải làm rõ để tránh hiểu nhầm. Đặc biệt là các khái
niệm liên quan đến lý thuyết quản lý nhân lực và hệ thống giáo dục đào tạo tại Việt
Nam nhiều người chưa hiểu rõ.
Năng lực chuyên môn (competencies) là kiến thức, kỹ năng và thái độ mà một
cá nhân có được thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm
làm việc.
Ứng xử có trách nhiệm (responsiveness) là đối xử với mọi người một cách tôn
trọng, không phụ thuộc tình trạng sức khỏe hoặc vị trí xã hội. Ở Việt Nam có
thể hiểu đó là tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh.
Cấp chứng chỉ hành nghề (licensing) là sự công nhận về mặt pháp lý cho phép
một người được thực hành nghề y tế khi đạt các tiêu chuẩn (văn bằng chuyên
môn, xác nhận về thời gian thực hành và năng lực chuyên môn, giấy chứng
nhận đủ sức khỏe, và không thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành
nghề).


Kiểm định chất lượng đào tạo là việc một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức
nghề nghiệp đánh giá có hệ thống theo các quy định chuẩn đã đưa ra và phê
duyệt hoặc công nhận chính thức một tổ chức hoặc chương trình.
Có một số khái niệm liên quan đến hệ thống đào tạo được trình bày trong Hình
8. Có thể chia hệ thống đào tạo theo mục đích đào tạo, tức là đào tạo mới, đào tạo
nâng cao trình độ và đào tạo liên tục cập nhật kiến thức.
Đào tạo trước hành nghề - Đào tạo những người chưa hành nghề theo chương
trình đào tạo hệ chính quy.
Đào tạo nâng cao trình độ - Đào tạo để lấy văn bằng cao hơn văn bằng hiện có.
Đào tạo nâng cao trình độ chủ yếu theo hệ liên thông, cho phép sử dụng kết
quả học tập đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành
nghề. Đào tạo liên thông áp dụng cho các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ
đại học, cao đẳng và trung cấp theo hình thức vừa làm vừa học, tập trung 4
năm và theo chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành.

72


Chương 4: Chất lượng nhân lực y tế

Đào tạo liên tục là các khoá đào tạo ngắn hạn bao gồm đào tạo, bồi dưỡng để
cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm
nhận; đào tạo lại, đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ
thuật và những khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác của ngành y tế mà
không thuộc hệ thống bằng cấp quốc gia.
Hình 8: Sơ đồ về các cơ chế đào tạo trong hệ thống y tế

Đào tạo mới

Đào tạo nâng cao trình độ

Nhân lực trình độ tiến sỹ, thạc sỹ
Đào tạo sau
đại học
Nhân lực chuyên khoa 1
và 2, bác sỹ nội trú

Đào tạo liên tục
Đào tạo
liên tục

Đào tạo
liên tục

Đào tạo chuyên
khoa, Nội trú BV
Nhân lực trình độ đại học
Đào tạo hệ
chính quy
Học sinh, sinh viên
chưa có chuyên
môn về y tế
Đào tạo hệ chính
quy

Đào tạo
liên tục

Đào tạo văn bằng hai; đào
tạo liên thông hệ tập trung
4 năm

Nhân lực trình độ cao
đẳng

Đào tạo
liên tục

Đào tạo liên thông
vừa làm vừa học
Nhân lực trình độ trung cấp

Đào tạo
liên tục

2. Thực trạng chất lượng nhân lực y tế
Chất lượng của nhân lực y tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và có thể được
đánh giá tổng quát bằng kết quả đầu ra của hệ thống y tế - tình trạng sức khoẻ nhân
dân. Chất lượng của nhân lực y tế cũng có thể được đánh giá bằng năng lực chuyên
môn (competencies) và ứng xử có trách nhiệm (responsiveness). Tuy nhiên, do chưa
có công cụ và còn thiếu nhiều thông tin, báo cáo này sẽ đánh giá chung về chất lượng
nhân lực y tế và về công tác đào tạo, bồi dưỡng - một yếu tố có ý nghĩa quyết định của
chất lượng nhân lực y tế. Các yếu tố quan trọng khác có tác động đến chất lượng nhân
lực y tế, như điều kiện làm việc, tạo động lực và khuyến khích, giám sát và đánh giá
sẽ được phân tích sâu hơn ở chương 5.

73


Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009

2.1. Tiến bộ và thành tựu

2.1.1. Chất lượng nhân lực y tế đã có nhiều tiến bộ
Bên cạnh sự gia tăng đáng kể về số lượng nhân lực, nhiều kết quả về nâng cao
chất lượng nhân lực y tế cũng được ghi nhận. Năm 2008 trong tổng số CBYT nhà
nước chỉ còn 7% cán bộ ở trình độ sơ học (gồm điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên,
dược tá). Số CBYT có trình độ học vấn cao đẳng và trung cấp tổng cộng là 163 322
người, chiếm khoảng 55% tổng số CBYT. Tỷ lệ cán bộ trình độ đại học chiếm 26%,
với số lượng là 77 395 người. Khoảng 2% cán bộ có trình độ thạc sỹ và 0,4% CBYT
có trình độ tiến sỹ (Hình 9). Cơ cấu về bậc học như vậy đã tiến bộ so với năm 2000,
giảm tỷ lệ cán bộ có trình độ sơ học và dần dần tăng tỷ lệ có trình độ cao hơn. Trong
tương lai số lượng sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp sẽ giảm đi nhiều và ngược lại số
sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng sẽ tăng lên đáng kể, do gần đây nhiều trường trung
cấp đã được nâng cấp lên cao đẳng. Với điều kiện của Việt Nam có thể chấp nhận
được tình hình và xu hướng này vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên trong những năm
tới cần nâng tỷ lệ CBYT có trình độ đại học trở lên cho cả tuyến tỉnh và huyện.
Hình 9: Cơ cấu nhân lực y tế theo trình độ học vấn, 2000 và 2008
Tiến sỹ
0.4%
Khác
14.2%

2000

2008
Tiến sỹ
Thạc sỹ
0.4%
1.8%
Khác

Thạc sỹ

0.3%
Đại học
22.6%

Sơ học
7.1%

10.2%
Đại học
25.9%

Sơ học
14.0%

CĐ/TH
54.6%

CĐ/TH
48 4%

Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2000 và 2008 [5, 7].

Nhiều loại hình CBYT mới được hình thành, ví dụ cử nhân điều dưỡng, cử
nhân y tế công cộng và cử nhân kỹ thuật y tế. Nhiều CBYT đã được đào tạo nâng cao
trình độ ở bậc sau đại học (Bảng 25) như bác sỹ nội trú, CK1, CK2, thạc sỹ và tiến sỹ.
Số sinh viên tốt nghiệp năm 2007 cho thấy chuyên ngành y tế công cộng mặc dù mới
nhưng đã chiếm một tỷ trọng tương đối lớn so với các ngành khác (khoảng 15% tổng
số).

74



Chương 4: Chất lượng nhân lực y tế

Bảng 25: Số học viên sau đại học, 2007
Trình độ và hình
thức đào tạo

Tổng số

Y tế công
cộng

Các chuyên
ngành Y khoa

Dược học

1. Tiến sỹ

244

37

158

49

2. Thạc sỹ


510

62

260

188

3. Chuyên khoa 2

547

169

369

9

4. Chuyên khoa 1

3 120

400

2 452

268

298


..

298

..

4 719

668

3 537

514

5. Bác sỹ nội trú
Tổng số

Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2007 [12].

Việc đào tạo bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa cấp 1 và cấp 2 cũng như bác sỹ nội
trú là truyền thống của ngành, bắt đầu từ năm 1973 khi các cơ sở đào tạo khác của
Việt Nam chưa đào tạo phó tiến sỹ (nay là tiến sỹ) cũng như thạc sỹ. Đào tạo nội trú
là một loại hình bồi dưỡng và đào tạo nhân tài của ngành rất đặc biệt, bắt đầu từ thời
Pháp thuộc. Những cán bộ có trình độ sau đại học này đóng vai trò rất quan trọng
trong hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt với vai trò chỉ đạo tuyến, đào tạo nhân
lực khác.
Từ năm 2000, Bộ Y tế đã có chương trình xây dựng TTYT chuyên sâu. Ngành
y học Việt Nam đã xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật thực hiện được
nhiều kỹ thuật hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế
giới, ví dụ trong lĩnh vực ghép tạng, thụ tinh trong ống nghiệm, mổ thần kinh-sọ não

bằng dao Gama; mổ tim hở, nong mạch vành, tách song sinh... Bên cạnh đó, nhiều cơ
sở y tế chuyên sâu đã được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, phát triển kỹ thuật, tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát huy khả năng
sáng tạo của các nhà khoa học [55].
2.1.2. Hệ thống đào tạo y tế được mở rộng và nâng cao chất lượng
Mạng lưới các trường đào tạo nhân lực y tế đã được mở rộng, bao gồm cả
trường công và trường tư (xem Chương 3). Theo báo cáo của Vụ Khoa học - Đào tạo,
chỉ tiêu tuyển sinh và số sinh viên tốt nghiệp của các trường đã tăng 2 lần so với 5
năm trước đây [56] .
Các chương trình đào tạo của nhà trường ở tất cả các bậc dựa trên chương
trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chương trình của Bộ Y tế. Hiện có 48
chương trình khung được phê duyệt trong lĩnh vực y dược thuộc các ngành học khác
nhau ở các cấp như đại học, cao đẳng và trung cấp [44, 57]. Nhà trường có nhiệm vụ
xây dựng chương trình chi tiết. Về mặt thời gian, tùy theo loại CBYT mà có các
chương trình 6 năm, 5 năm, 4 năm, 3 năm, 2 năm, 1 năm. NVYT thôn/bản thì có
chương trình phù hợp với thời gian đào tạo 3 tháng, hoặc 9 tháng.
Cơ sở vật chất của nhiều trường đã được cải thiện. Nhiều trường đã có bệnh
viện thực hành tạo điều kiện tốt cho sinh viên thực tập. Ví dụ Bệnh viện Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với các trang thiết bị
hiện đại đã cung cấp cho sinh viên của trường cơ hội thực tập trong việc KCB. Một số
cơ sở đào tạo khác đã xây dựng được những cơ sở thực tập cộng đồng tương đối tốt
cho sinh viên y tế công cộng, ví dụ ChiliLab ở Chí Linh, Hải Dương (Đại học Y tế
công cộng), FilaBavi ở Ba Vì, DodaLab ở Đống Đa, Hà Nội (Đại học Y Hà Nội).
75


Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009

Nhiều trường đại học đang xây dựng mô hình phòng thí nghiệm tiền lâm sàng
(Skill Lab). Hiện nay, chương trình NUFFIC của Hà Lan đã hỗ trợ xây dựng phòng

thí nghiệm tiền lâm sàng cho 8 trường đại học. Chương trình phát triển nhân lực y tế,
cấu phần nâng cao năng lực giảng dạy tại các trường cao đẳng và trung cấp y tế do
Đại sứ quán Hà Lan hỗ trợ, có hoạt động xây dựng phòng thí nghiệm tiền lâm sàng
cho 11 trường cao đẳng và trung cấp y tế.
Trong vòng 10 năm qua, được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của các tổ
chức quốc tế, đã có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các trường. Một số
trường đại học y đã sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, dựa vào cộng đồng.
Chương trình giảng dạy kết hợp với phòng thí nghiệm tiền lâm sàng thực tập về sức
khỏe sinh sản đã được phát triển ở Đại học Y Huế với sự giúp đỡ của Pathfinder
International. Một số phương pháp giảng dạy mới như giảng dạy dựa vào vấn đề
(problem based learning) đã được áp dụng tại một số trường, như Đại học Y Hà Nội
và Đại học Y tế công cộng. Đại học Y Dược Cần Thơ áp dụng phương pháp học tập
theo block do chính phủ Hà Lan giúp đỡ.
2.1.3. Nhiều chính sách mới được ban hành và thực hiện nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn của cán bộ y tế
Để nâng cao trình độ CBYT tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế đã ban hành chính sách
về đào tạo liên thông (Thông tư 06/2008/TT-BYT), cho phép sử dụng kết quả học tập
đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển
sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác. Đào tạo liên thông áp
dụng cho các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, cao đẳng, từ trình độ cao
đẳng, trung cấp, theo hình thức vừa làm vừa học, tập trung 4 năm và theo chương
trình Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành.
Như nêu trong Chương 3, đối với một số vùng thiếu nhân lực y tế, Thông tư
06 cũng cho phép đào tạo hợp đồng theo địa chỉ. Đối tượng được đào tạo theo địa chỉ
là những CBYT vùng khó khăn, nông thôn hoặc tuyến xã và có cam kết sau khi tốt
nghiệp sẽ trở lại công tác tại địa phương. Song song với hệ này có hệ tập trung 4 năm
nhằm tăng cường bác sỹ, dược sỹ làm việc ở tuyến y tế cơ sở được đào tạo lên bậc đại
học để sau khi tốt nghiệp trở về địa phương nơi đã cử đi học tiếp tục làm việc tốt hơn.
Những chính sách đó nhằm tháo gỡ khó khăn cho các khu vực xa, tạo điều kiện cho
CBYT tiếp cận với cơ hội học tập nâng cao tay nghề.

Để nâng cao năng lực của đội ngũ CBYT đương chức, năm 2008, Bộ Y tế đã
ra Thông tư số 07/2008/TT-BYT hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với CBYT.
Theo thông tư này các loại hình đào tạo liên tục bao gồm: a) đào tạo bồi dưỡng để cập
nhật, bổ sung kiến thức, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; b) đào
tạo lại; c) đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến; d) đào tạo chuyển giao kỹ thuật và e)
những khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác của ngành y tế mà không thuộc hệ
thống bằng cấp quốc gia. Thông tư nêu rõ số đơn vị học trình (số giờ) mà CBYT cần
phải tích lũy trong năm thông qua các khóa đào tạo lại. Bộ Y tế cũng đã quy định
những đơn vị nào được ủy quyền thực hiện các khóa đào tạo lại. Đây là tiền đề cho
việc triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trong đó đào tạo liên tục là bắt buộc đối
với CBYT.
Để nâng cao trình độ CBYT tuyến dưới thông qua đào tạo tại chỗ, bổ túc kỹ
năng và chuyển giao công nghệ, Bộ Y tế đã chỉ đạo thực hiện Đề án cử cán bộ chuyên
môn luân phiên từ bệnh viên tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới theo Quyết
định số 1816/QĐ-BYT, ngày 26/05/2008, của Bộ trưởng Bộ Y tế. Chương trình đã
76


Chương 4: Chất lượng nhân lực y tế

triển khai gần một năm và Bộ Y tế đã có kế hoạch đánh giá kết quả triển khai chương
trình để có những điều chỉnh thích hợp và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Luân phiên CBYT từ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới” để thực hiện thường xuyên,
lâu dài trong cả nước [36]. Ưu điểm của đề án 1816 là học tập theo ekip, chuyển giao
kỹ thuật tại chỗ trong điều kiện cụ thể của các bệnh viện. Trình độ của cán bộ ở tuyến
dưới được nâng cao, do vậy họ có thể có khả năng thực hiện được nhiều ca phẫu thuật
tại chỗ mà không cần phải chuyển tuyến [58]. Những kết quả ban đầu cho thấy Đề án
này rất có hiệu quả, giúp nâng cao nhanh chất lượng dịch vụ KCB tuyến trước, đồng
thời góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến TW và ở các thành phố lớn.
Bộ đã phê duyệt “Đề án mời giáo sư, phó giáo sư và chuyên gia ngành y tế đã

nghỉ hưu còn sức khoẻ, tự nguyện tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư
vấn về dịch vụ y tế" theo Quyết định số 1278/QĐ-BYT, của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế có định hướng triển khai đề án trên ở một số trường đại
học, để tăng cường chất lượng đào tạo và nghiên cứu của nhà trường.
Nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo ngành y nói riêng, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 29/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 06/06/2008, ban
hành quy định chu kỳ và quy trình kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của
các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội ra Quyết định số 08/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 25/03/2008, ban hành
quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề.
Chỉ thị 06/2008/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế, ngày 27/06/2008, về việc
tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế, yêu cầu các cơ sở đào tạo nhân lực y tế,
các cơ sở y tế có học sinh, sinh viên y dược đến thực tập, thực hành phải thực hiện tốt
một số công việc. Cụ thể, phải tuyển sinh theo đúng định mức về số sinh viên/giảng
viên, tỷ lệ sinh viên hệ chính quy trong tổng số sinh viên. Chỉ thị cũng yêu cầu các cơ
sở đào tạo nhân lực y tế phải có kế hoạch đầu tư để đảm bảo các điều kiện về cơ sở
vật chất, trang thiết bị và trình độ đội ngũ giáo viên theo đúng các quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Điều kiện thực hành, thực tập chuyên môn tại trường phải đạt
các quy chuẩn chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế. Điều kiện thực hành, thực tập
chuyên môn ngoài trường phải đảm bảo đúng theo các quy định hiện hành.
2.2. Bất cập và thách thức
2.2.1. Những bất cập về năng lực chuyên môn của cán bộ y tế
Bất cập về trình độ của cán bộ y tế
Theo Hình 9 trên, tỷ lệ CBYT có trình độ đại học trở lên chỉ dưới 30% tổng số
CBYT trong khu vực nhà nước. Khi so sánh cơ cấu trình độ theo từng loại CBYT có
thể thấy, tỷ lệ bác sỹ trình độ trên đại học là 11% tổng số bác sỹ. Dược sỹ chia tương
đối đều giữa trình độ đại học, cao đẳng/trung cấp và sơ cấp. Đa phần các điều dưỡng
vẫn chỉ có trình độ cao đẳng và trung cấp, với tỷ lệ y tá sơ học ngày càng nhỏ và tỷ lệ
có trình độ đại học đang tăng lên. Kỹ thuật viên cũng chủ yếu là trình độ cao đẳng,
trung cấp (Bảng 26).


77


Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009
Bảng 26: Cơ cấu cán bộ y tế theo chuyên ngành và bậc học, 2008

Ngành học/bậc học

Số lượng

Bác sỹ

Cơ cấu
trình độ
theo từng
loại cán bộ
(%)

56 208

100,0

6 098

10,8

Đại học

50 110


89,2

Dược sỹ

32 830

100,0

Đại học và sau đại học

10 524

32,1

Dược sỹ và kỹ thuật viên dược trung cấp

12 533

38,2

9 726

29,7

90 024

100,0

2 272


2,5

Điều dưỡng, hộ sinh (CĐ, TC)

77 004

85,5

Điều dưỡng, hộ sinh (sơ học)

10 748

11,9

Kỹ thuật viên y học

15 682

100,0

Kỹ thuật viên y học (ĐH)

1 806

11,5

Kỹ thuật viên y (CĐ, TC)

13 876


88,5

Y sỹ

49 213

16,5

882

0,3

Cán bộ các chuyên ngành khác

54 308

100,0

Trình độ đại học

13 192

24,3

Trình độ cao đẳng và trung cấp

11 577

21,3


Không rõ trình độ

29 539

54,4

299 100

100,0

Sau đại học

Dược tá sơ học (công nhân dược)
Điều dưỡng, hộ sinh
Điều dưỡng, hộ sinh (ĐH)

Lương y

Cộng
Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2008 [7].

Số cán bộ có trình độ cao còn ít và phân bổ chưa hợp lý. Số lượng CBYT nhà
nước có trình độ sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) chiếm tỷ lệ rất thấp (2,2%) và tập trung
chủ yếu ở tuyến trên (54% ở trung ương và 41% ở tuyến tỉnh. Tỷ lệ CBYT có trình độ
đại học (chủ yếu là bác sỹ) chiếm 29% tổng số CBYT và tập trung nhiều nhất ở tuyến
tỉnh (42%). Trong nhóm có trình độ đại học, có cán bộ có trình độ cao vì được đào tạo
chuyên khoa, nhưng không có số liệu về tỷ lệ CBYT được đào tạo chuyên khoa hoặc
nội trú để phân tích chất lượng CBYT. Tuy nhiên, mỗi năm trong tổng số khoảng 28
400 học viên, sinh viên bậc đại học có khoảng 14% học chuyên khoa hoặc bác sỹ nội

trú. Đồng thời có một số học viên bậc đại học theo cơ chế tập trung 4 năm (chuyên tu)
hoặc vừa làm vừa học để phục vụ vùng khó khăn, trình độ thường không cao bằng
học viên hệ chính quy, nhưng chiếm khoảng 27,5% tổng số học viên một năm. Nhân
lực có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đội ngũ CBYT khu
vực công (55%), được phân bổ tương đối đều giữa các tuyến tỉnh, huyện, xã. Số cán
bộ có trình độ sơ học ngày càng giảm, nhưng những cán bộ trình độ sơ cấp tập trung
nhiều nhất ở tuyến xã (Bảng 27).

78


Chương 4: Chất lượng nhân lực y tế

Bảng 27: Phân bổ trình độ cán bộ theo tuyến, 2008
Trình độ cán bộ

Trung
ương
Số
người

Sau đại học

Tỉnh

%

Số
người


Huyện
%

Số
người


%

Số
người

Tổng
%

Số
người

%

3 578

54

2 713

41

327


5

0

0

6 618

100

14 343

21

28 086

42

17 413

26

7 010

10

66 852

100


Cao đẳng, trung cấp 13 753

9

50 354

33

45 978

30

42 526

28 152 611

100

Đại học
Sơ học

2 093

13

3 769

24

3 882


25

5 965

38

15 709

100

Ngành khác

4 811

20

12 984

54

5 745

24

704

3

24 244


100

38 578

15

97 906

37

73 345

28

56 205

21 266 034

100

Tổng

Chú thích: Số liệu này không tính cơ sở sản xuất và kinh doanh dược của nhà nước gồm 19 171 lao
động
Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2008 [7].

Trình độ cán bộ thuộc hệ YTDP còn yếu. Số lượng cán bộ có trình độ đại học
ở hệ thống dự phòng còn rất thấp (11,2%), và chỉ có 2% có bằng/chứng chỉ chuyên
ngành y học dự phòng (y tế công cộng, y học lao động…) [59].

Số cán bộ quản lý được đào tạo chuyên về lĩnh vực quản lý còn rất ít, ảnh
hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của nhiều cơ sở y tế, trong đó có việc thực
hiện Nghị định 43 về tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp [8].
Trình độ CBYT tuyến dưới thấp, nên khả năng đáp ứng các dịch vụ CSSK kém
và tỷ lệ sai sót trong chẩn đoán, điều rị là khá phổ biến. Số liệu nghiên cứu cho thấy
[60], trong năm 2001, chỉ có 64% bệnh nhân chuyển tuyến từ bệnh viện tỉnh hoặc
huyện lên bệnh viện trung ương được chẩn đoán chính xác từ các cơ sở tuyến dưới và
chỉ có 51% bệnh nhân chuyển từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh được chẩn đoán chính
xác từ tuyến huyện. Tuy các mức này đã tăng lên 75% và 59% tương ứng trong năm
2003, nhưng rõ ràng tỷ lệ chẩn đoán sai ở các bệnh viện tuyến dưới vẫn còn rất cao
[61].
Khả năng thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật còn yếu
Chất lượng dịch vụ y tế ở các cơ sở còn bị ảnh hưởng do thiếu cán bộ một số
chuyên ngành như y học cơ sở, các bệnh xã hội, nhi khoa…. Cũng do trình độ CBYT
tuyến dưới thấp, nên khả năng thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật đã được phân tuyến
còn chưa đạt. Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuẩn
của TYT xã trong báo cáo Đánh giá Dự án Y tế Nông thôn (Dự án váy vốn của Ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB) năm 2008 cho thấy năm 2006-2007 chỉ 79,1% các
TYT xã có khả năng thực hiện tối thiểu 60% các quy trình kỹ thuật được giao trách
nhiệm thực hiện tuyến xã [62]. Có lẽ chính vì lý do chất lượng dịch vụ y tế thấp, mà
người dân thường bỏ qua tuyến dưới, đi thẳng lên tuyến trên để nhận dịch vụ y tế và
dẫn đến tình trạng quá tải ở các bệnh viện trung ương.
Hiện nay mô hình bệnh tật đang thay đổi từ truyền nhiễm sang không truyền
nhiễm, do vậy nhu cầu khám chữa các bệnh không truyền nhiễm tăng cao. Tuy nhiên
CBYT tuyến dưới vẫn chưa được đào tạo về các loại bệnh này nhiều, nên số lượng
bệnh nhân tập trung về các bệnh viện chuyên khoa như bệnh viện Nội tiết, bệnh viện
K… rất lớn, gây quá tải cho các bệnh viện [63].
79



Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009

Tình trạng thiếu cán bộ có trình độ chuyên sâu một số lĩnh vực cũng ảnh
hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân. Theo báo cáo
đánh giá mới nhất hệ thống CSSK bà mẹ trẻ em trong cả nước thì số cán bộ được đào
tạo về gây mê hồi sức và ngoại sản ở nhiều tỉnh còn thiếu, do vậy có tới 9 tỉnh không
thể thực hiện mổ đẻ tại tuyến huyện [64]. Đến nay mổ nội soi vẫn chủ yếu được thực
hiện ở các bệnh viện trung ương và tỉnh có kinh tế khá. Nhiều kỹ thuật ghép gan, ghép
thận, ghép tim đã được chuyển giao công nghệ ở nước ta gần 30 năm rồi, nhưng hiện
tại việc áp dụng trên diện rộng còn hạn chế. Tốc độ áp dụng công nghệ mới ở phạm vi
rộng diễn ra chậm, một phần là do thiếu trang thiết bị, một phần do thiếu chuyên gia
có kỹ năng sử dụng thiết bị hiện đại [41]. Mặc dù có tình trạng thiếu cán bộ chuyên
môn sâu ở một số lĩnh vực nhưng năng lực đào tạo sau đại học của các trường, viện là
có hạn, do thiếu nhiều điều kiện, như trình độ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị giảng
dạy. Ngoài ra do thiếu chính sách đãi ngộ hấp dẫn, những người được đào tạo chuyên
sâu và có kỹ năng dễ tìm việc ở khu vực tư nhân, thành thị, nên khó thu hút các cán bộ
có trình độ chuyên môn giỏi làm việc ở tuyến tỉnh, huyện.
2.2.2. Những bất cập trong hệ thống đào tạo cấp văn bằng
Hệ thống đào tạo cấp văn bằng bao gồm các trường đào tạo các chương trình
từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học, gồm cả đào tạo trước khi hành nghề, nâng
cao trình độ và học sau đại học. Có nhiều yếu tố tác động đến trình độ/năng lực của
CBYT mới ra trường, trong đó chương trình đào tạo là một trong những yếu tố cơ bản
nhất. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như số lượng và trình độ sinh viên tuyển vào, cơ
sở vật chất của trường, đội ngũ giảng viên, quy trình đào tạo và cơ chế đảm bảo chất
lượng đào tạo tại trường là những yếu tố không kém phần quan trọng.
Chất lượng tuyển sinh vào nhiều trường có xu hướng giảm
Do nhiều chính sách mới dẫn đến tăng chỉ tiêu tuyển sinh, cho phép nhận sinh
viên điểm thi thấp, nên chất lượng đầu vào các chương trình đào tạo đang giảm đi, có
nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra, tức là NVYT mới tốt nghiệp. Đồng thời,
hiện nay tiêu chí để nhận sinh viên y dược chủ yếu dựa vào điểm thi, cho nên đạo đức

của sinh viên chưa được quan tâm đúng mức.
Một trong những yếu tố tác động đến việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh của các
trường là áp lực tự chủ theo Nghị định 43 áp dụng trong các trường đào tạo lĩnh vực
y, dược. Do kinh phí ít (NSNN ít, học phí thấp), chi phí đào tạo lại tăng liên tục trong
giai đoạn qua, một trong những giải pháp chính của các trường để đảm bảo thu nhập
cho cán bộ và những chi phí hoạt động khác là phải tăng tuyển sinh [63].
Hiện nay chỉ số bình quân của các trường đào tạo nhân lực y tế là 6,5 học viên
đại học/giảng viên [65]. Dù số trung bình này thấp hơn quy định theo Chỉ thị
06/2008/CT-BYT về việc tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế, nhưng một số
trường có chỉ số quá cao (18 sinh viên/giảng viên ở Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải
Dương và 12 tại Trường Đại học Răng-Hàm-Mặt năm 2007) [44, 65]. Vấn đề về quá
tải thường nặng hơn ở các trường đào tạo nhiều cấp (ví dụ vừa đào tạo học, vừa đào
tạo cao đẳng). Điều này cho thấy nếu các trường tiếp tục tăng chỉ tiêu tuyển sinh như
hiện nay, thì vấn đề chất lượng đào tạo sẽ bị ảnh hưởng lớn do các trường không đủ
nhân lực và cơ sở vật chất đảm bảo cho việc giảng dạy [63].
Có nhiều băn khoăn liên quan đến chất lượng tuyển sinh của loại hình “cử
tuyển” và tuyển sinh của các trường đại học ngoài công lập. Theo báo cáo của các
trường, trình độ của sinh viên “cử tuyển” rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu đầu
80


Chương 4: Chất lượng nhân lực y tế

vào của các cơ sở đào tạo, đặc biệt ở những trường có điểm chuẩn đầu vào cao như
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh [57]. Điều này tất nhiên sẽ có ảnh hưởng
đến trình độ của CBYT tốt nghiệp ra trường. Tuy nhiên đào tạo cử tuyển giải quyết
trước mắt những vấn đề ưu tiên vùng miền, dân tộc. Vì vậy, để tăng hiệu quả nhất
thiết cần giám sát, hỗ trợ công việc sau khi bác sỹ cử tuyển ra trường và tạo điều kiện
cho họ được đào tạo liên tục.
Hiện nay trường đại học tư chỉ đào tạo điều dưỡng, kỹ thuật y học, y tế công

cộng và quản lý bệnh viện. Điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào của các trường đại học tư
thấp so với các trường công ở những chuyên ngành có đào tạo tư nhân. Ví dụ năm
2009, điểm chuẩn ngành điều dưỡng trung bình trong các trường công lập là 18,4,
trong khi 2 trường tư nhân có công bố điểm chuẩn trung bình là 15, so với điểm sàn là
14 cho khối B đối với trường xét tuyển chưa thi tuyển. Do vậy còn có băn khoăn về
trình độ của sinh viên tốt nghiệp các trường ngoài công lập và chất lượng thực hành
KCB của họ. Bên cạnh đó, một số báo cáo còn cho thấy các trường ngoài công lập
cũng tăng số lượng đầu vào để bù đắp chi phí giảng dạy, do học phí hiện nay chỉ đủ
cho 40% chi phí giảng dạy và thuế [63]. Vì vậy việc giám sát chất lượng giảng dạy ở
các trường tư phải được đặc biệt chú trọng.
Nhiều chương trình chưa được cập nhật theo đúng thời hạn 5 năm
Hiện nay Bộ Y tế đã phê duyệt 48 chương trình đào tạo ở các cấp từ trung cấp
tới sau đại học. Căn cứ chương trình khung đã được ban hành, Giám đốc các học viện
và Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng tổ chức xây dựng chương trình
giáo dục cụ thể của trường; tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử
dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình
do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng thành lập.
Bảng 28 cho thấy có sự tiếp nối liên tục của ngành học từ trung cấp tới sau đại
học ở một số ngành như dược, y học cổ truyền, nha khoa. Một số chương trình chỉ có
ở trình độ đại học và sau đại học, ví dụ như bác sỹ đa khoa và y tế công cộng. Có
những ngành hiện tại chỉ mới dừng ở trung cấp, cao đẳng và đại học, ví dụ như ngành
kỹ thuật y học, điều dưỡng/hộ sinh. Như vậy, các CBYT có nhiều cơ hội phát triển
nghề nghiệp liên tục từ trung cấp tới sau đại học nếu họ phấn đấu nỗ lực. Tuy nhiên,
các chương trình cần được thiết kế để có thể tạo cho học viên điều kiện học liên
thông, giảm bớt thời gian học tập mà vẫn tích lũy đủ tín chỉ cần thiết của chương trình
đào tạo ở tất cả các ngành, nếu đi học nâng cao trình độ.

81



Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009
Bảng 28: Một số ngành đào tạo và chương trình đào tạo
Loại hình

Ts

Ths

CK2

CK1

Đại
học

Y đa khoa

x

x

x

x

x

Dược

x


x

x

x

Y học cổ truyền

x

x

x

Răng hàm mặt

x

x

x

Điều dưỡng

Cao
đẳng

Trung
cấp


x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Hộ sinh
Y tế công cộng


x
x

x

x

Kỹ thuật y học
Y học dự phòng

x

x
x

x

x

x

x

x

x

x

Nguồn: Vụ Khoa học- Đào tạo, Bộ Y tế.


Thông thường, chương trình đào tạo phải được cập nhật sau 5 năm. Nhưng có
bằng chứng cho thấy nhiều chương trình không được cập nhật, do vậy những vấn đề
thay đổi của xã hội như mô hình bệnh tật, phương pháp chẩn đoán và điều trị, các
chính sách y tế, cũng chưa được đưa vào giảng dạy kịp thời [66]. Trong năm qua, Bộ
Y tế đã chỉ đạo các trường cập nhật 7 chương trình đào tạo đại học, như bác sỹ đa
khoa, cử nhân kỹ thuật y học, dược sỹ... Hiện tại, những chương trình này vẫn chưa
được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Do hạn chế về kinh phí và cơ chế, còn rất
nhiều chương trình chưa được cập nhật theo đúng thời hạn 5 năm. Điều này sẽ phần
nào ảnh hưởng tới tính hiện đại của chương trình và chất lượng đào tạo của các
trường.
Bên cạnh chương trình khung do Bộ Y tế và Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành,
việc xây dựng và cập nhật chương trình chi tiết của từng trường vẫn chưa được giám
sát, và phụ thuộc vào việc tổ chức giảng dạy của từng cơ sở đào tạo. Do vậy, nếu các
cơ sở thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo thì việc giám sát sẽ được đưa vào hoạt
động thường quy của từng trường và sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn
Hiện tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất,
đặc biệt là cơ sở thực tập, như bệnh viện, labo y học cơ sở và thư viện.
Bộ Y tế đã có nhiều chính sách tạo điều kiện và giúp đỡ các cơ sở đào tạo đưa
sinh viên đi thực hành, thực tập, như Thông tư hướng dẫn kết hợp viện - trường
(09/2008/TT-BYT ngày 01/08/2008). Tuy nhiên do điều kiện khó khăn về kinh phí và
cở sở hạ tầng, nhiều trường vẫn chưa có bệnh viện thực hành, như Đại học Y Thái
Bình, Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Sự hợp tác giữa một số trường và bệnh viện còn chưa tốt. Nhà trường thường
cho rằng bệnh viện không tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành, còn bệnh viện
lại cho rằng trường không tham khảo ý kiến của bệnh viện về số lượng sinh viên đến
thực tập, và nhà trường không giám sát sinh viên khi thực tập tại bệnh viện [44] trong
khi bệnh viện còn khó khăn vì quá tải. Nhiều bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ theo
Nghị định 43, yêu cầu phải có chi phí theo đầu học viên đi thực tập tại bệnh viện và

phải có người giám sát học viên tại bệnh viện. Nhưng do kinh phí hạn chế, nhiều
82


Chương 4: Chất lượng nhân lực y tế

trường không có đủ kinh phí trả cho bệnh viện và không có đủ giảng viên để giám sát
học viên tại bệnh viện, ảnh hưởng không tốt đến việc thực tập của sinh viên.
Một trong những khó khăn lớn mà các trường đang gặp phải là thiếu các
phòng thực hành y học cơ sở [44]. Bộ Y tế đã có kế hoạch huy động vốn vay từ Ngân
hàng ADB để giúp 18 trường trực thuộc Bộ nâng cấp phòng thực hành y học cơ sở.
Các trường cần có kế hoạch tiếp nhận và triển khai các cơ sở thực hành này, bắt đầu
từ việc bố trí cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực để có thể vận hành khi trang thiết bị
được cung cấp [57].
Các điều kiện học tập cần thiết, như thư viện, tài liệu học tập, phòng học, cũng
còn thiếu thốn ở tất cả các trường công và tư [63].
Số lượng và chất lượng giảng viên còn nhiều bất cập
Giảng viên của các trường bao gồm cả giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh
giảng. Giảng viên thỉnh giảng thường là các cán bộ có kinh nghiệm của các bệnh viện,
các viện nghiên cứu. Tuy nhiên, trình độ giảng viên có sự chênh lệch lớn giữa các
trường. Trình độ của giảng viên ở các trường lớn thuộc các thành phố lớn như Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh cao hơn so với các khu vực khác. Điều này cho thấy khả
năng có sự chênh lệch về chất lượng giảng dạy giữa các trường. Có thể suy nghĩ đến
cơ chế tài chính, hợp tác để trao đổi giảng viên, tạo điều kiện nâng cao chất lượng
giảng dạy của các trường khu vực [63].
Mặc dù trình độ của giảng viên của các trường đã được cải thiện [44], nhưng sẽ
rất khó khăn để đạt được các mục tiêu của Chính phủ về trình độ giảng viên vào năm
2020 với ít nhất 90% giảng viên đại học và 70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc
sỹ trở lên; trong đó ít nhất 75% giảng viên đại học và 25% giảng viên các trường cao
đẳng có bằng tiến sỹ [67].

Một trong những lý do chính là thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan chủ quản về
kinh phí cho các giảng viên đi học nâng cao, cũng như khả năng ngoại ngữ còn hạn
chế khiến họ khó tiếp cận với các chương trình học bổng của chính phủ để đi học thạc
sỹ và tiến sỹ ở nước ngoài.
Hiện nay, tại tất cả các trường đại học đều thiếu giáo viên dạy về y học cơ sở
[44]. Các chương trình học bổng hiện nay chủ yếu khu trú vào một số lĩnh vực như y
tế công cộng, quản lý. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của các giảng viên tại các
trường còn yếu, do vậy cơ hội tìm kiếm học bổng của các giảng viên về y học cơ sở
càng trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, tuyển sinh viên học ở các ngành y học cơ sở rất
khó do ngành này có thu nhập thấp.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên kế cận làm còn chưa tốt. Hiện nay có
khoảng một phần ba số giảng viên đại học và trung cấp đã có 20-30 năm tuổi nghề và
khoảng 1/3 giảng viên có ít hơn 5 năm kinh nghiệm, cần phải được kèm cặp hỗ trợ
trong phát triển nghề nghiệp [44]. Ngay tại các trường lớn như Đại học Y Hà Nội, hiện
tại chỉ còn 4 giáo sư [68]. Do vậy các nhà trường cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ kế cận, có trình độ cao.
Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực còn lẻ tẻ, chưa đồng bộ, phụ
thuộc chủ yếu vào năng lực của từng trường và giảng viên trong huy động tài trợ và
hỗ trợ kỹ thuật nước ngoài [66].

83


Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009

Số sinh viên tốt nghiệp tăng, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng
Còn nhiều băn khoăn về chất lượng của CBYT, đặc biệt là bác sỹ mới ra
trường, về khả năng thực hiện công việc một cách độc lập. Hiện tại số lượng sinh viên
được giữ lại để đào tạo nội trú rất ít (10%). Số còn lại khi ra trường đều cần phải có sự
kèm cặp nhiều trong công việc. Một trong những lý do khiến chất lượng của CBYT

mới ra trường thấp liên quan đến tình trạng thiếu cơ sở và điều kiện thực tập trong quá
trình học tập, kể cả đào tạo sau đại học [69].
Số trường quan tâm đến khả năng làm việc độc lập, đáp ứng nhu cầu xã hội
của sinh viên mới tốt nghiệp còn rất ít. Hiện chỉ có Khoa Y, Đại học Tây Nguyên có
điều tra về khả năng đáp ứng của sinh viên ở cơ sở làm việc. Hằng năm, Đại học Y tế
Công cộng có họp với các đơn vị tuyển dụng nơi có cựu học viên làm việc để tìm hiểu
về khả năng đáp ứng với công việc. Hai đơn vị này đều có điều chỉnh chương trình
giảng dạy thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn.
Một trong những điều kiện để đánh giá năng lực làm việc của sinh viên là phải
có chuẩn để đánh giá. Quyển sách xanh do các trường đại học y xây dựng về các năng
lực cơ bản của bác sỹ đa khoa đang được cập nhật, nhưng hiện vẫn chưa có chuẩn của
các chuyên ngành khác [66].
Bộ Y tế đã dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh và đã được Quốc hội thông
qua trong tháng 11 năm 2009. Luật yêu cầu CBYT phải đạt được chuẩn về lý thuyết
và thực hiện trong KCB. Chỉ có những người đạt được chuẩn mới được cấp chứng chỉ
hành nghề.
Điều này đã cho thấy một thách thức mới cho các trường đào tạo nhân lực y tế,
đặc biệt là cán bộ làm lâm sàng (bác sỹ - điều dưỡng). Các trường đào tạo bắt buộc
phải thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo và phải dựa vào chuẩn năng lực của sinh
viên tốt nghiệp để cập nhật chương trình đào tạo, bố trí giảng viên và cơ sở vật chất
phù hợp để sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng tốt các kỳ thi sát hạch cấp
chứng chỉ hành nghề. Bộ Y tế đã có kế hoạch giúp đỡ các trường chỉnh sửa chương
trình đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề thông qua
dự án vay ADB và viện trợ từ AusAID [63].
Hơn thế, đến năm 2010, thỏa thuận công nhận bằng cấp tương đương của điều
dưỡng trong các nước khối ASEAN sẽ có hiệu lực. Để chuẩn bị cho quá trình đó, điều
quan trọng là phải thực hiện có hiệu quả Luật Khám bệnh, chữa bệnh, các trường đào
tạo điều dưỡng phải có được chương trình chuẩn, tương đương với các nước trong
khối ASEAN để có thể thực hiện các dự án, như xuất khẩu điều dưỡng sang các nước
này, và ngược lại, cho phép điều dưỡng ở các nước sang hành nghề tại Việt Nam mà

vẫn đảm bảo được chất lượng làm việc.
2.2.3. Những bất cập trong đào tạo liên tục
Dù Nhà nước đã ban hành Thông tư số 07/2008/TT-BYT, ngày 28/05/2008,
hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với CBYT, nhưng hiện nay việc triển khai
công tác đào tạo liên tục vẫn còn nhiều bất cập, như thiếu cơ chế kiểm định chất
lượng của các chương trình đào tạo và cơ chế buộc tất cả CBYT phải tuân thủ quy
định, thiếu sự điều phối chung để việc triển khai các chương trình có hiệu quả.
Thiếu cơ chế quản lý nội dung và chất lượng đào tạo liên tục
Các chủ đề của các lớp đào tạo ngắn hạn do Bộ Y tế chủ trì được xác định để
đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính công, như quản lý hành chính nhà nước, nguyên
84


Chương 4: Chất lượng nhân lực y tế

lý quản lý bệnh viện, kỹ năng lãnh đạo, hội nhập kinh tế quốc tế và nguyên lý cơ bản
về kinh tế y tế [70]. Bộ Y tế đã thành lập Ban Đào tạo lại, với sự tham gia của Vụ Tổ
chức - Cán bộ, Vụ Khoa học - Đào tạo và một số đơn vị tham gia đào tạo như Đại học
Y tế Công cộng, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm tin
học Bộ Y tế, dưới sự lãnh đạo của Thứ trưởng phụ trách công tác đào tạo. Đại học Y
tế Công cộng và Viện Vệ sinh y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh là hai đơn vị được
phân công tổ chức thực hiện các lớp đào tạo lại cho hai miền Bắc và Nam. Trong
tương lai sẽ có trung tâm đào tạo lại của Đại học Y Huế cùng tham gia vào quá trình
đào tạo [68]. Trong giai đoạn thực hiện tự chủ theo Nghị định 43, các cán bộ lãnh đạo
của các đơn vị có nhu cầu được học tập thêm nhiều về kỹ năng quản lý [70]. Bộ Y tế
hiện đang có định hướng định hướng chuẩn hoá một số kỹ năng lãnh đạo và quản lý
bắt buộc đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý.
Về chuyên môn y tế, những vùng khó khăn và tuyến y tế cơ sở có CBYT trình
độ thấp hơn, có nhu cầu được củng cố, cập nhật và nâng cao trình độ cao hơn nơi
khác. Chính phủ đã có chương trình đầu tư lớn để xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở y

tế tuyến huyện, xã, cả về KCB (theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số
225/2005/QĐ-TTg và số 47/2008/QĐ-TTg), YTDP (theo Quyết định số
1402/2007/QĐ-TTg) và tuyến xã thuộc vùng khó khăn (theo Quyết định số
950/2008/QĐ-TTg). Trong đó có cả mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật
của CBYT, ưu tiên tập trung đào tạo, bồi dưỡng ngay trong 2 năm đầu thực hiện Đề
án để kịp có cán bộ đủ năng lực sử dụng, phát huy hiệu quả của trang thiết bị được
đầu tư mới.
Nhiều lớp đào tạo ngắn hạn khác do các dự án tổ chức thường có chủ đề trùng
lặp rất nhiều [66]. Các chủ đề này có thể không đáp ứng được nhu cầu thực tế của các
đơn vị. Hiện nay có loại hình đào tạo theo hợp đồng với các cơ sở đào tạo. Loại hình
này đáp ứng nhu cầu thật sự của CBYT ở cơ sở. Cơ sở y tế muốn đào tạo theo hợp
đồng phải có nguồn kinh phí chi trả cho hợp đồng đào tạo.
Chất lượng của các khóa đào tạo chưa cao, lại chủ yếu giảng dạy về lý thuyết,
ít có điều kiện thực hành [44], do vậy, CBYT phần nào cũng không hứng thú tham gia
các khóa học ngắn hạn nói trên.
Những cản trở thực hiện chính sách đào tạo liên tục
Một hạn chế lớn đối với các lớp đào tạo ngắn hạn là thiếu kinh phí, một phần
do định mức thấp. Hiện nay kinh phí đào tạo lại của Bộ Y tế còn hạn chế, chỉ đủ cho
50 lớp với khoảng 2000 học viên ở các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Do vậy nhiều
CBYT có nhu cầu nhưng không thể tham gia. Đối với chương trình đào tạo theo
Quyết định 225/2005/TTg đầu tư cho tuyến huyện giai đoạn 2005-2008, mỗi năm
kinh phí cho khoảng 5 tỷ đồng. Nhưng theo Quyết định 47/TTg đầu tư cho bệnh viện
tuyến huyện giai đoạn 2008-2010 kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
chuyên môn cho CBYT được sử dụng trong dự toán chi thường xuyên hằng năm theo
quy định của Luật NSNN. Theo Quyết định 1402/2007/QĐ-TTG, ngân sách địa
phương ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Đề án để củng cố
và phát triển Trung tâm YTDP tuyến huyện. Đối với các khu vực khó khăn, điều này
không phải là dễ thực hiện. Có nơi có kinh phí (theo đề án 1816), nhưng không thực
hiện.
Mặt khác, nhiều cơ sở y tế không thể tranh thủ cơ hội cử người đi học nâng

cao năng lực. Do các cơ sở y tế tuyến dưới thiếu cán bộ, nên nếu cử cán bộ đi học
theo Quyết định 225/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoặc những chương
85


Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009

trình đạo tạo khác, thì không có người thực hiện nhiệm vụ chuyên môn [62]. Vì vậy
cần phải có chế độ đầu tư đủ và địa điểm, thời gian đào tạo phải thuận lợi đối với
người học [65].
Hiện nay còn thiếu cán bộ làm công tác quản lý đào tạo ở cơ sở, kể cả ở các
đơn vị trung ương có cán bộ được đào tạo bổ túc kiến thức về quản lý đào tạo; việc
điều phối các lớp đào tạo ngắn hạn còn chưa được thực hiện. Có tình trạng trùng chéo
nhau về chủ đề giữa các lớp. Để khắc phục tình trạng này, Thông tư 07/2008/TT-BYT
của Bộ Y tế về đào tạo liên tục đối với CBYT đã nêu rõ số đơn vị học trình (số giờ)
mà CBYT cần phải tích lũy trong năm thông qua các khóa học đào tạo lại. Bộ Y tế
cũng đã quy định những đơn vị nào được ủy quyền thực hiện các khóa đào tạo lại.
Đây là tiền đề cho việc triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trong đó dự kiến đào
tạo liên tục sẽ là bắt buộc đối với CBYT. Tuy nhiên, hiện tại chưa có quy định bắt
buộc CBYT phải theo học các khóa ngắn hạn.
Nhà nước cũng có kế hoạch cho CBYT thôn/bản được đào tạo ngắn hạn. Hiện
nay có nhiều chương trình đạo tạo khác nhau cho đối tượng này, ví dụ chương trình
do nhà nước tài trợ, hoặc của các nhà tài trợ như GAVI, và trước đây chương trình
đào tạo do Sida tài trợ. Vấn đề lớn với chương trình đào tạo y tế thôn/bản liên quan
đến đầu vào phải có đủ trình độ văn hoá để học được những kỹ năng cơ bản phù hợp
với nhiệm vụ y tế thôn/bản trong khi vùng sâu, vùng xa thiếu người, đặc biệt thiếu
phụ nữ có đủ trình độ cần thiết [71].
2.2.4. Một số bất cập chung trong quản lý đào tạo y tế
Việc kiểm định và công nhận chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế
Kiểm định chất lượng đào tạo là giải pháp cơ bản đảm bảo chất lượng đào tạo.

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quy chế và lộ trình thực hiện kiểm định chất
lượng đào tạo và quy chế đào tạo theo tín chỉ. Bộ Y tế cũng đã có Chỉ thị 06/2008/CTBYT, ngày 27/06/2008 “Về việc tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế”.
Tuy nhiên, việc thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo và đảm bảo chất lượng
ở các trường đại học vẫn còn hạn chế. Hiện tại chỉ mới có một số ít trường (Đại học y
tế công cộng) đã nộp báo cáo đánh giá nội bộ cho Cục Khảo thí và kiểm định chất
lượng. Việc giám sát thực hiện quy chế đảm bảo chất lượng đào tạo từ phía Bộ Y tế
vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn lực [44]. Đặc biệt với các trường đào tạo ngoài
công lập, việc giám sát đảm bảo chất lượng từ phía Bộ Y tế còn chưa chặt chẽ.
Kinh phí cho đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu
NSNN dành cho đào tạo ở các trường trực thuộc ngành y tế tăng lên qua các
năm (Bảng 29). Nhưng nếu tính về tỷ trọng so với tổng NSNN dành cho y tế thì lại
giảm đi tương đối rõ. Hiện nay, ngân sách đào tạo trong các trường công lập hầu như
là bao cấp. Mỗi năm nhà nước cấp 3,5 triệu cho 1 học sinh trung cấp, và 6,5 triệu cho
1 học sinh đại học, định mức này được quy định từ cách đây hàng chục năm nhưng
chưa được thay đổi. Với chi phí đào tạo tăng như hiện nay, kinh phí đào tạo của nhà
nước không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo [39]; cơ chế tài chính
cho các cơ sở đào tạo lạc hậu, định mức thu không đủ chi, cũng có ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo.

86


Chương 4: Chất lượng nhân lực y tế
Bảng 29: Ngân sách nhà nước dành cho đào tạo trong ngành y tế, 2000~2007
Năm

NSNN dành cho y tế
(tỷ đồng)

NSNN cho

đào tạo (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

2000

5 098,70

87,97

1,73

2005

18 976,30

295,32

1,56

2007

31 481,16

382,80

1,22

Nguồn: Niên giám Thống kê y tế các năm


Một nghiên cứu năm 2001 đã thiết kế phương pháp và thực hiện tính toán chi
phí đào tạo ngành y ở Việt Nam [72]. Theo kết quả nghiên cứu, năm 1997, ước tính
chi phí đào tạo ra một bác sỹ tại Trường Đại học Y khoa Thái Bình là 111 462 989
VND (US$9527). Chi phí đào tạo ra một bác sỹ cao hơn 14 lần so với đào tạo điều
dưỡng ở Hà Nội. Đào tạo bác sỹ là một đầu tư rất lớn và đòi hỏi nhiều thời gian.
Trong việc lập kế hoạch phát triển nhân lực, các nhà hoạch định chính sách chưa quan
tâm đúng mức đến chi phí và hiệu quả chi phí để xác định cơ cấu đào tạo cho phù
hợp, mô hình đào tạo có hiệu quả chi phí, và cuối cùng liên quan đến đầu ra là sự phối
hợp giữa các loại CBYT khác nhau để tìm ra mô hình sử dụng nhân lực tối ưu.

3. Những vấn đề ưu tiên
3.1. Chất lượng đào tạo của các trường y tế còn chưa cao
Các chương trình đào tạo chưa được cập nhật kịp thời (cả chương trình ngắn
và dài hạn).
Thiếu cơ chế bắt buộc thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo.
Thiếu cơ hội thực hành trong quá trình đào tạo.
3.2. Năng lực thực hành chuyên môn của NVYT mới tốt nghiệp còn yếu
Thiếu các hình thức đào tạo thực hành tiếp tục sau khi tốt nghiệp (chỉ có 10%
bác sỹ mới ra trường được đào tạo nội trú).
Thiếu tiêu chuẩn và cơ chế đánh giá năng lực thực hành để sử dụng khi cấp
chứng chỉ hành nghề
3.3. Cơ chế đào tạo liên tục còn yếu, nhất là ở các khu vực khó khăn
Cơ chế quản lý nhà nước về đào tạo liên tục còn yếu- thiếu hướng dẫn, thiếu
tiêu chuẩn và cơ chế kiểm định chất lượng của các lớp đào tạo liên tục.
Nguồn kinh phí để đào tạo liên tục hạn chế, thiếu hỗ trợ kinh phí cho cán bộ
tham gia đào tạo liên tục, đặc biệt ở các vùng khó khăn.
Thiếu quy định/chế tài về bắt buộc phải tham gia đào tạo liên tục và cơ chế
giám sát thực hiện chính sách đào tạo liên tục.

87



Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009

Chương 5: Quản lý và sử dụng nhân lực y tế
Chương này sẽ đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan tới công tác quản lý
và sử dụng nhân lực y tế, làm rõ những mặt đang được thực hiện có hiệu quả và
những bất cập, thách thức. Quan niệm về quản lý, điều hành nhân lực y tế cũng được
đề cập một cách khái quát, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng. Trên cơ sở phân
tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng nhân lực y tế, chương này sẽ xác định
những vấn đề ưu tiên và khuyến nghị các giải pháp cho những vấn đề ưu tiên đó.

1. Quan niệm về quản lý và điều hành nhân lực y tế
Quản lý nhà nước và điều hành về nhân lực y tế được tiến hành ở cấp trung
ương, cấp tỉnh/thành phố, huyện và cấp cơ sở (bệnh viện, các TTYT, viện, trường…)
với các đặc điểm và vai trò khác nhau.
Quản lý, điều hành ở cấp vĩ mô có vai trò quan trọng, trước hết trong việc
hoạch định chính sách và các kế hoạch, chiến lược phát triển và sử dụng nhân lực.
Ban hành các cơ chế và tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng nhân lực và chất lượng dịch vụ
y tế cũng là những nhiệm vụ của Nhà nước, đặc biệt vì nhân lực y tế khác với nhân
lực các ngành khác. Để hỗ trợ quản lý nhà nước về y tế, hệ thống thông tin quản lý y
tế cần hoạt động hiệu quả ở các cấp, đáp ứng với những sự thay đổi trong chính sách
nhân lực, phục vụ giám sát việc tuân thủ kế hoạch, quy chế cũng như các kết quả hoạt
động. Cuối cùng, quản lý nhà nước đòi hỏi phải huy động các nguồn lực tài chính để
nâng cao hiệu quả nhân lực y tế qua đào tạo nâng cao năng lực hoặc tăng chế độ đãi
ngộ gắn với kết quả làm việc.
Quản lý, điều hành ở cấp tỉnh/thành phố có vai trò quan trọng trong việc triển
khai thực hiện các chính sách, kế hoạch của Nhà nước, cùng với cấp trung ương tiến
hành xây dựng các tiêu chuẩn, thủ tục chuyên môn và hướng dẫn, theo dõi, giám sát
việc thực hiện ở tất cả các cơ sở y tế; cung cấp dữ liệu cho báo cáo và phản hồi cho

cấp dưới; loại bỏ những rào cản của địa phương để chuẩn bị, triển khai, duy trì và
thường xuyên nâng cao chất lượng nhân sự; huy động các nguồn lực đầu tư và các
nguồn tài chính giải quyết các vấn đề sức khỏe đặc thù của từng địa phương.
Với sự chỉ đạo và hỗ trợ của cấp trên, cấp cơ sở (huyện, xã) có trách nhiệm
hướng dẫn và thường xuyên theo dõi, giám sát để cho tất cả các NVYT thực hiện tốt
trách nhiệm của họ và các nhiệm vụ được xác định trong bản mô tả công việc và phù
hợp với các thủ tục điều hành công việc; quản lý nhân sự và các hoạt động liên quan
đến nhân sự ở cấp cơ sở, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là tạo động lực, bảo đảm
môi trường làm việc hỗ trợ được công việc của nhân lực y tế; đề xuất việc huy động
các nguồn lực và các nguồn tài trợ để nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ.

2. Đánh giá thực trạng
2.1. Những tiến bộ và thành tựu
Mục này sẽ phân tích thực trạng theo 6 chuyên đề. Thứ nhất là xây dựng kế
hoạch, chiến lược, chính sách về nhân lực y tế, thứ hai là hệ thống bảo đảm chất lượng
nhân lực và dịch vụ y tế, thứ ba là hệ thống thông tin quản lý y tế, thứ tư là huy động
nguồn lực. Mục tiếp theo đề cập điều hành nhân lực y tế của các cơ sở y tế hoặc cơ
quan sử dụng nhân lực, và chủ yếu tập trung vào hai vấn đề chính là môi trường làm

88


Chương 5: Quản lý và sử dụng nhân lực y tế

việc và tạo động lực. Mục cuối phân tích tình hình về năng lực quản lý trong hệ thống
y tế.
2.1.1. Bộ Y tế và các bộ, ngành xây dựng kế hoạch, chiến lược, chính sách dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ
Nghị quyết 46/NQ-TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 06/NQ-TW của Ban Bí thư,
Nghị Quyết 18/2008/QH12 của Quốc hội, Quy hoạch tổng thể ngành y tế đều là các

văn bản chỉ đạo quan trọng định hướng cho ngành y tế xây dựng kế hoạch, chiến lược,
chính sách y tế, trong đó có cả về nhân lực y tế. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
số 243/2005/QĐ-TTG, ngày 05/10/2005, ban hành chương trình hành động của Chính
phủ thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW và Quyết định của Thủ tướng chính phủ số
402/2009/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị Quyết số 18/2008/QH12 cũng là các hướng dẫn cụ thể để Bộ Y tế xây dựng
chính sách và kế hoạch.
Việc quản lý nhân lực y tế, từ khâu đào tạo, tuyển dụng, đến sử dụng, đãi
ngộ… được điều tiết bằng nhiều văn bản pháp luật, như Luật Giáo dục, Pháp lệnh
hành nghề y dược tư nhân, Luật Cán bộ, công chức, Luật về Thi đua khen thưởng,
Chương trình cải cách hành chính quốc gia và nhiều văn bản quy phạm pháp luật
khác. Để quản lý cán bộ, công chức, Chính phủ đã giao cho các bộ chịu trách nhiệm
xây dựng chính sách quản lý cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Bộ Y tế được giao các trách nhiệm như quy hoạch cán bộ; cấp, thu hồi chứng
chỉ hành nghề y, dược tư nhân đối với bệnh viện và cơ sở có đầu tư nước ngoài; xây
dựng và thực hiện chính sách đào tạo CBYT; quản lý các ngạch viên chức chuyên
ngành y tế theo quy định của pháp luật [73]. Các chính sách cụ thể sẽ được trình bày
tóm tắt ở các mục phù hợp dưới đây. Đối với chức năng xây dựng và thực hiện chính
sách khác về quản lý nhân lực, ngành y tế phụ thuộc vào nhiều bộ, ngành khác.
Theo Nghị định của Chính phủ, Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm xây dựng đề án về
phân công, phân cấp cán bộ, công chức và biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước;
đào tạo, bồi dưỡng; chế độ tiền lương, phụ cấp; sử dụng, đánh giá, luân chuyển; khen
thưởng, kỷ luật; bổ nhiệm; tổng hợp biên chế hằng năm của các cơ quan nhà nước;
quy định chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ; tuyển dụng, nâng ngạch công
chức [74]. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm về xây dựng chính
sách lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, việc làm, xuất khẩu lao động,
an toàn vệ sinh lao động, dạy nghề…[75]. Bộ Tài chính lo nguồn kinh phí ngân sách
để trả lương và các phụ cấp cho cán bộ…[76].
Luật Cán bộ, công chức (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010),
sẽ có tác động lớn đến cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ và quản lý, sử dụng nhân lực y tế

trong khu vực công lập. Theo Luật Cán bộ, công chức, đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập, chỉ có những người được tuyển dụng, bổ nhiệm để giữ các chức vụ trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý mới coi là công chức. Phần lớn những người trực tiếp thực hiện
các hoạt động chuyên môn trong các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không còn được coi
là công chức. Đây là một sự chuyển đổi rất lớn và rất quan trọng, liên quan đến chủ
trương đổi mới tổ chức các đơn vị cung cấp dịch vụ công. Sự chuyển đổi này cũng tạo
điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả các cơ chế quản lý nhân sự trong các đơn
vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng lao động, dựa trên các chuẩn mực về năng
lực, phẩm chất và kết quả làm việc. Sự chuyển đổi này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng sâu
rộng trong xã hội và trực tiếp tác động đến đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, đặc
biệt đối với những người đang công tác tại ngành giáo dục và y tế. Vì vậy, việc triển
89


Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009

khai thực hiện Luật đòi hỏi phải có thời gian và lộ trình thích hợp, để phát huy được
những tác động tích cực và ngăn chặn được những hệ quả không mong muốn.
Mọi chính sách và chiến lược quốc gia về nhân lực y tế đều được tuyến địa
phương thực hiện, tuy nhiên ở mức độ khác nhau. Các vùng khó khăn như miền núi,
biên giới, hải đảo… việc thực hiện có nhiều hạn chế. Phòng Tổ chức cán bộ của Sở Y
tế các tỉnh và thành phố được giao quản lý toàn bộ nhân lực của ngành y tế địa
phương. Mạng lưới tuyến dưới là các phòng tổ chức cán bộ của các cơ sở y tế hay
người lãnh đạo các cơ sở y tế huyện/quận.
2.1.2. Hệ thống bảo đảm chất lượng chuyên môn
Như được phân tích trong Chương 4, bảo đảm chất lượng nhân lực y tế trong
hệ thống y tế của Việt Nam trước đây chủ yếu dựa vào nâng cao năng lực chuyên môn
qua đào tạo cấp văn bằng. Trong một số quy định gần đây, và đặc biệt trong Luật
Khám bệnh, chữa bệnh mới được Quốc hội thông qua, vấn đề quản lý chất lượng y tế
đã được thể hiện mang tính hệ thống. Mô hình về cơ chế bảo đảm chất lượng về nhân

lực y tế được miêu tả trong Hình 10 dưới đây.
Theo Hình 10, có thể chia đội ngũ nhân lực y tế thành 2 nhóm chính. Thứ nhất
là nhóm vừa học xong chuẩn bị hành nghề y tế và thứ hai là nhóm lớn những người
đang hành nghề. Trước khi hành nghề sẽ có cơ chế kiểm định chất lượng đào tạo và
cấp chứng chỉ hành nghề mới. Đối với nhóm đang hành nghề sẽ có cơ chế bên ngoài
để giám sát, khuyến khích đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn liên tục. Đối với
những người hành nghề được xác định có sai sót, vi phạm các chế độ chuyên môn kỹ
thuật khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị kỷ luật, thu hồi chứng chỉ hành nghề. Cơ chế quan
trọng hơn nữa là cơ chế nội bộ cơ sở y tế giám sát và quản lý chuyên môn, tránh
những vấn đề có thể dẫn đến sai sót chuyên môn và thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Hình 10: Sơ đồ hệ thống bảo đảm chất lượng chuyên môn của nhân lực y tế
Kiểm soát chất
lượng từ bên
ngoài: Cấp chứng
chỉ; đào tạo liên tục,
kiểm định chất
lượng KCB

Mới tốt nghiệp
trường y

Kiểm soát chất
lượng: Kiểm định
trường đào tạo;
Cấp chứng chỉ
hành nghề

Đang hành nghề

Kiểm soát nội bộ

cơ sở y tế: Giám
sát và quản lý

90

Khiếu nại; Kỷ luật;
Nâng cao năng lực
khắc phục sai sót
chuyên môn

Rời khỏi đội
ngũ nhân lực y
tế

Cơ chế xử lý, kỷ
luật nội cơ sở y tế


Chương 5: Quản lý và sử dụng nhân lực y tế

Xác nhận năng lực chuyên môn trước khi hành nghề
Hiện nay cơ chế xác nhận năng lực chuyên môn trước khi hành nghề đối với cán
bộ công chức dựa trên hội đồng tuyển dụng được thành lập bởi cơ quan có thẩm
quyền quản lý viên chức hoặc đơn vị được giao quyền tuyển dụng. Hội đồng tuyển
dụng đánh giá năng lực chuyên môn qua tổ chức thi tuyển và xét hồ sơ dự tuyển,
nhưng cơ chế để đánh giá các tiêu chuẩn về kiến thức và năng lực chuyên môn chưa
rõ. Khi ký hợp đồng lần đầu, CBYT chỉ ký hợp đồng thử việc có thời hạn từ 3 đến 12
tháng nhằm có thời gian để đánh giá khả năng thực hành chuyên môn. Đối với khu
vực tư nhân, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho người đứng đầu
hoặc người quản lý chuyên môn đạt các điều kiện trên giấy như bằng cấp, xác nhận

thời gian thực hành, xác nhận sức khỏe, văn bản cam kết tuân thủ các quy định hiện
hành. Cả hai cơ chế có quy định một số đối tượng không được dự tuyển hoặc không
được cấp chứng chỉ, như những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án
phạt tù...
Cập nhật kiến thức y khoa liên tục
Quy định về việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục, nói tắt là đào tạo liên tục,
mới được ban hành năm 2008 (Thông tư số 07/2008/TT-BYT) như được giải thích
trong Chương 4. Hiện nay việc xây dựng các quy chế về đào tạo liên tục như được
nêu trong Thông tư số 07 vẫn đang trong quá trình xây dựng. Bộ Y tế (Vụ trưởng Vụ
Khoa học và Đào tạo) có trách nhiệm quản lý chương trình, nội dung, các điều kiện
đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục cán bộ trong ngành y tế, hướng dẫn cụ thể về
chương trình, tài liệu, điều kiện tổ chức lớp, giấy chứng nhận,... trực tiếp quản lý công
tác đào tạo liên tục ở các cơ sở y tế trực thuộc và các chương trình, dự án y tế do Bộ Y
tế quản lý. Giám đốc các Sở Y tế chịu trách nhiệm quản lý công tác đào tạo liên tục
CBYT thuộc phạm vi quản lý; chỉ đạo các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý xây dựng
kế hoạch đào tạo liên tục, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện. Cơ chế quản lý nhà
nước về đào tạo liên tục chủ yếu dựa vào việc xác định cơ sở có lập kế hoạch đào tạo,
xem qua chương trình đào tạo và danh sách học viên đã đào tạo và tổng kết từng khóa
đào tạo của năm.
Kiểm soát chất lượng làm việc từ bên ngoài
Trước đây các tiêu chuẩn chất lượng các cơ sở y tế chủ yếu dựa vào đầu vào,
như số lượng và loại CBYT, số lượng và loại trang thiết bị y tế... Gần đây có nhiều
đổi mới trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, gồm cả những chuẩn liên quan đến quá
trình thực hiện công việc chuyên môn, như Chuẩn Quốc gia về các dịch vụ CSSK sinh
sản [77], các hướng dẫn điều trị, quy trình kỹ thuật, quy định về sử dụng thuốc an toàn
hợp lý, tiêu chuẩn về xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh nhằm bảo đảm nhân lực y tế
thực hiện đúng các khâu chuyên môn y tế.
Đặc biệt quan trọng trong các tiêu chuẩn hiện này là Quy chế bệnh viện,
Chuẩn quốc gia về Trung tâm YTDP tuyến tỉnh và các cơ chế giám sát chuyên môn
trong một số Chương trình mục tiêu quốc gia. Trong Quy chế bệnh viện [78], quy định

chi tiết các việc liên quan quản lý bệnh viện và các quy chế chuyên môn như Quy chế
chống nhiễm khuẩn, Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc, Quy chế ghi hồ
sơ bệnh án... Hằng năm có thực hiện kiểm tra chéo giữa các bệnh viện, đoàn kiểm tra
đến bệnh viện và xác định mức độ tuân thủ các quy chế liên quan đến thực hành
chuyên môn của nhân lực y tế trong khu vực công lập và khu vực tư nhân. Đối với
YTDP, gần đây Bộ Y tế đã xây dựng Chuẩn quốc gia về Trung tâm YTDP tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương cho giai đoạn 2008-2015 [79]. Chuẩn này cũng có quy chế
91


Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009

rõ ràng về thực hiện chuyên môn cho từng nhiệm vụ, như phòng chống dịch lây
nhiễm, bảo đảm ATVSTP… Trong Chuẩn quốc gia ngoài các tiêu chuẩn còn có cơ
chế công nhận đạt đủ tiêu chuẩn và cơ chế giám sát tuân thủ các chuẩn hằng năm. Còn
lại việc giám sát công việc trực tiếp và gián tiếp được thực hiện tương đối tốt ở một số
chương trình y tế quốc gia. Ví dụ như tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét và lao
thì chất lượng của hệ thống thông tin tương đối tốt, do vậy công tác giám sát và kết
quả thực hiện chương trình được đảm bảo.
Việc theo dõi và giám sát y tế tư nhân là trách nhịệm của nhiều cấp. Tại Bộ Y
tế thì Cục Quản lý khám, chữa bệnh và Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm chính. Tại Sở
Y tế, Phòng Quản lý hành nghề y, dược tư nhân phối hợp với Thanh tra của Sở chịu
trách nhiệm thực hiện. Tại tuyến huyện thì TTYT huyện, và tuyến xã là TYT phối hợp
với công an và ban quản lý thị trường trực tiếp theo dõi, kiểm tra, quản lý người và cơ
sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn.
Sai sót chuyên môn và cơ chế khiếu nại, tố cáo
Hiện nay cơ chế giám sát sai sót nghề nghiệp và cơ chế khiếu nại của bệnh
nhân đuợc thực hiện chủ yếu trong nội bộ từng cơ sở y tế. Ví dụ các quy định đòi hỏi
các bệnh viện phải có hệ thống theo dõi và báo cáo đầy đủ các sự cố, sai sót chuyên
môn ở cấp khoa và toàn bệnh viện. Báo cáo có phân tích nguyên nhân và biện pháp

phòng ngừa mỗi khi có sai sót, sự cố xảy ra. Việc tuân thủ các quy định này được
đoàn kiểm tra xác định hằng năm bằng cách kiểm tra sổ ghi chép theo dõi của các
khoa và bệnh viện, biên bản họp và báo cáo cấp trên, kiểm tra ngẫu nhiên một số bệnh
án tử vong và bệnh án có sai sót, tai biến, đặc biệt những trường hợp được phản ánh
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Kiểm soát chất lượng nội bộ cơ sở y tế
Chính phủ đã ban hành các chính sách liên quan đến giám sát và đánh giá
CBYT nhằm động viên khuyến khích kết quả, hiệu quả làm việc. Các chính sách quan
trọng gồm Pháp lệnh Cán bộ, công chức [80] (từ 01/01/2010, theo Luật Cán bộ, công
chức số 22/2008/QH12), Bộ Luật Lao động [81], và Luật Thi đua khen thưởng [82].
Ngoài ra còn các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật và pháp lệnh như Thông tư hướng
dẫn Luật Thi đua khen thưởng [83], Nghị định về kỷ luật cán bộ, công chức [84] và
Nghị định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị
sự nghiệp của Nhà nước [85]. Cơ chế giám sát và đánh giá cán bộ dựa vào mức độ
hoàn thành nhiệm vụ được giao, việc chấp hành các luật pháp, quy định, chế độ
chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật cũng như hành chính thông qua tự nhận của mỗi cán
bộ viên chức và sự bình bầu của các cơ sở, sau cùng là có sự chuẩn y của cấp có thẩm
quyền. Việc thực hiện chính sách này đã mang lại nhiều lợi ích cho công tác quản lý
CBYT tại các tuyến và các cơ sở y tế.
Mọi cán bộ lãnh đạo và quản lý đều có nhiệm vụ giám sát và đánh giá cán bộ
thuộc phạm vi quản lý của mình để bảo đảm công việc thường xuyên và thực hiện các
quy định về thi đua khen thưởng và kỷ luật. Các dịp tổng kết cuối năm của các cơ sở y
tế - hình thức nổi bật của hoạt động đánh giá cán bộ, thường thực hiện theo trình tự
sau: viên chức tự nhận xét công tác; tập thể nơi viên chức làm việc tham gia góp ý và
ghi phiếu phân loại; người đứng đầu đơn vị trực tiếp đánh giá viên chức và tham khảo
ý kiến góp ý và phân loại của tập thể để tổng hợp và xếp loại viên chức; thông báo ý
kiến đánh giá đến từng viên chức. Các phương thức theo dõi, đánh giá CBYT tại các
cơ sở và cơ quan quản lý y tế hay gặp là:
92



Chương 5: Quản lý và sử dụng nhân lực y tế

Chấm công: Phương thức này có ưu điểm là theo dõi được cán bộ, công chức
hằng ngày thông qua chấm công để làm lương. Tuy nhiên có nhược điểm là không
đánh giá sát được chất lượng hoặc năng suất làm việc của họ. Do vậy việc động viên,
khuyến khích sự lao động hăng say, nhiệt tình và sáng tạo của mỗi người là hạn chế.
Khen thưởng và kỷ luật. Dựa trên Bộ Luật Lao động, Luật và Nghị định Thi
đua Khen thưởng [86] và Pháp lệnh Cán bộ, công chức, cứ đến cuối năm, mỗi một cán
bộ phải làm một bản “kiểm điểm cá nhân”. Phương thức này đã góp phần vào quản lý
nhân lực vì đã động viên và thúc đẩy được nhiều người lao động làm việc, nâng cao
chất lượng phục vụ.
Ngoài ra hệ thống các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ
nữ… cũng tham gia vào công tác theo dõi, giám sát, đánh giá cán bộ theo quy định
riêng của từng đoàn thể.
Kiểm soát về y đức, tinh thần, thái độ làm việc
Năm 1996 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành các tiêu chuẩn đạo đức của người làm
công tác y tế, quy định 12 điều y đức là chuẩn mực về đạo đức, tác phong cho cán bộ
toàn ngành y tế thực hiện [87]. Nghị định Chính phủ số 45/2005/NĐ-CP quy định về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có đề cập cả những vấn đề y đức, trách nhiệm
của CBYT và cụ thể hoá các hành vi vi phạm cũng như mức phạt, thẩm quyền xử
phạt. Năm 2008, Bộ Y tế ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các
đơn vị sự nghiệp y tế theo Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT, quy định rõ việc CBYT
phải làm và không được làm đối với người bệnh và đồng nghiệp, cũng như quy tắc
ứng xử của lãnh đạo đơn vị. Năm 2009, Bộ Y tế có kế hoạch thực hiện cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn ngành, trong đó có
mục tiêu xây dựng cơ quan đơn vị trong sạch về đạo đức lối sống; nâng cao ý thức và
trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch, củng cố mạng lưới y tế
cơ sở, cung cấp thuốc, trang thiết bị và vật tư y tế; nâng cao sức khỏe cho nhân dân,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội khác trong

ngành y tế. Bộ Y tế cũng quyết định hằng năm sẽ lấy ngày 27 tháng 2 để tổ chức sơ
kết, kiểm điểm việc thực hiện cuộc vận động này [88]. Bộ Y tế còn xây dựng những
chính sách nhằm hạn chế những tiêu cực cụ thể, ví dụ thành lập đường đây nóng, cấm
trình dược viên tiếp thị trong bệnh viện, bệnh nhân chỉ được mua thuốc tại quầy bán
thuốc trong bệnh viện…
Thủ tướng Chính phủ đưa ra nhiệm vụ tăng cường công tác giáo dục đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế, nhằm nâng cao y đức, ý thức trách nhiệm
bằng việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí [36]. Y đức là yếu tố đóng góp lớn vào chất lượng dịch vụ y tế. Ngoài việc
phổ biến các quy định về y đức, cũng cần có cơ chế giám sát hiệu quả và tạo động lực
cho việc thực hiện.
2.1.3. Hệ thống thông tin hỗ trợ giám sát kết quả thực hiện chính sách và lập kế
hoạch nhân lực y tế
Hệ thống thông tin quản lý y tế là công cụ phục vụ cho giám sát kết quả thực
hiện các chính sách về nhân lực y tế và bảo đảm rằng nhân lực y tế đang đáp ứng nhu
cầu của người dân. Hệ thống này của Việt Nam được tổ chức theo hệ thống tổ chức
hành chính, dựa chủ yếu vào báo cáo thống kê, báo cáo hành chính. Thông tin từ các
cuộc điều tra chọn mẫu cũng được sử dụng.

93


Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009

Tại mỗi tuyến và mỗi cơ sở y tế đều có bộ phận có nhiệm vụ về thông tin,
thống kê y tế và bộ phận quản lý cán bộ. Chính phủ quy định rõ trách nhiệm đồng thời
cung cấp các phương tiện, biểu mẫu, sổ sách, các lớp đào tạo về công nghệ thông tin
và truyền thông cho hệ thống y tế. Bộ Y tế cũng như các bộ, ngành khác đã quy định
chế độ thống kê báo cáo định kỳ về nhân lực cho các địa phương và các cơ sở y tế
thực hiện [89-91]. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của một số hệ thống khác theo ngành dọc,

như Công đoàn ngành y tế, hệ thống thi đua khen thưởng của Bộ Y tế [83], do vậy vấn
đề thông tin báo cáo y tế phần nào được cải thiện. Chính phủ và Bộ Y tế đã chủ
trương hiện đại hoá hệ thống thông tin toàn quốc thông qua chính sách tin học hóa
quản lý hành chính nhà nước theo Đề án 112.
Thông tin về nhân lực y tế, chi tiêu về lương, phụ cấp trong bệnh viện được
thu thập hằng năm trong hoạt động kiểm tra bệnh viện của Cục Quản lý Khám, chữa
bệnh. Các cuộc điều tra quy mô nhỏ cũng được thực hiện để tìm hiểu, đánh giá tình
hình về chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, CBYT tuyến xã... tùy nhu cầu phát triển
chính sách, nhưng thường không phải là nguồn thông tin thường xuyên để giám sát
tình hình.
2.1.4. Huy động nguồn lực và tài chính nhằm nâng cao khả năng cung cấp dịch
vụ của cán bộ y tế
Theo chính sách xã hội hóa, huy động nguồn lực gồm cả vận động tăng tỷ lệ
NSNN dành cho hoạt động y tế cũng như xây dựng các chính sách nhằm huy động
thêm nguồn lực của xã hội. Nhằm tăng chất lượng công việc của nhân lực y tế cần chi
cho đào tạo, nâng cao năng lực, bảo đảm môi trường làm việc đủ trang thiết bị, thuốc
và vật tư, và bảo đảm đủ kinh phí trả lương đủ sống và có thêm động lực tăng chất
lượng và năng suất làm việc.
Kinh phí đào tạo nhân lực y tế
Nhà nước đã huy động một khoản chi tiêu tương đối lớn cho đào tạo nhân lực
y tế gồm cả đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên. Số liệu của Tài khoản y tế
quốc gia gần đây nhất cho thấy, tổng chi đào tạo nhân lực y tế chiếm khoảng 1% tổng
chi y tế toàn xã hội (tính cả chi công, tư và viện trợ). Nếu chỉ tính trong khối nhà
nước, tổng chi đào tạo chiếm 2% tổng chi y tế từ NSNN. Số tiền đầu tư vào đào tạo
nhân lực y tế không ổn định và có xu hướng giảm trong năm 2005 trong khi nhu cầu
đào tạo nhân lực đang tăng lên. Số liệu Bảng 30 từ nguồn Tài khoản Y tế Quốc gia, và
số liệu trong Bảng 29 từ nguồn Niên giám thống kê y tế, tuy khác nhau, nhưng đều
cho thấy xu thế chung là tỷ trọng NSNN dành cho đào tạo còn thấp và có xu hướng
giảm.


94


Chương 5: Quản lý và sử dụng nhân lực y tế
Bảng 30: Tổng chi đào tạo nhân lực y tế, 2001-2005
Các chỉ số
Tổng chi đào tạo nhân lực y tế
(tỷ đồng)
Chi đào tạo/tổng chi y tế toàn xã
hội
Tổng chi đào tạo nhân lực y tế từ
NSNN (tỷ đồng)
Chi đào tạo/tổng chi y tế từ
NSNN

Năm
2001

2002

2003

2004

2005

306

305


408

342

294

1,1%

1,1%

1,3%

0,9%

0,6%

218

238

274

203

180

3,8%

3,8%


3,6%

2,5%

2,0%

Chú thích: Số liệu cho cả hệ thống y tế gồm cả ngành khác.
Nguồn: Tài khoản Y tế Quốc gia [19]

Cải thiện môi trường làm việc
Nhằm phát triển hệ thống y tế, Bộ Y tế đã vận động một cách có hiệu quả để
tăng NSNN, viện trợ, vốn xã hội hóa dành cho xây dựng cơ bản trong ngành y tế.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 47/2008/QĐ-TTG, ngày 02/04/2008, đã phê
duyệt đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện
đa khoa khu vực liên huyện. Tổng số vốn đầu tư thực hiện Đề án khoảng 17 000 tỷ
đồng, trong đó ngân sách trung ương huy động từ phát hành trái phiếu Chính phủ giai
đoạn 2008-2010 để hỗ trợ các địa phương là 14 000 tỷ đồng, Ngân sách hằng năm của
các địa phương khoảng 2200 tỷ đồng và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác
khoảng 800 tỷ đồng. Quyết định số 950/2008/QĐ-TTG, ngày 27/07/2007, về việc đầu
tư xây dựng TYT xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008 – 2010 cũng nhằm cải thiện
môi trường làm việc ở tuyến cơ sở. Vốn thực hiện đề án này cũng từ NSNN là chính,
đặc biệt từ nguồn vốn lồng ghép từ chương trình 135 giai đoạn II và các chương trình
liên quan khác được triển khai trên địa bàn. Còn lại có nhiều dự án viện trợ trực tiếp
nước ngoài và đầu tư tư nhân xây dựng, nâng cấp và cung cấp các trang thiết bị
chuyên môn hiện đại.
Việc thực hiện các đề án trên đã nâng cấp điều kiện vật chất ở các cơ sở y tế
công lập các tuyến, bảo đảm CBYT có thêm môi trường và phương tiện làm việc
thuận lợi, để thực hiện có hiệu quả hơn các nhiệm vụ phòng bệnh và chữa bệnh.
Kinh phí trả lương cán bộ y tế nhà nước
Hằng năm tỷ lệ rất cao NSNN dành cho y tế được sử dụng để trả lương và phụ

cấp cho CBYT và cán bộ quản lý BHYT xã hội. Cho đến nay, phần lớn nhân lực y tế
trong khu vực công đều thuộc biên chế nhà nước, có nghĩa là đều do nhà nước đào
tạo, sử dụng và được quản lý theo các quy định của nhà nước đối với cán bộ, công
chức, từ khâu tuyển dụng, phân bổ, đãi ngộ, giám sát và đánh giá hoạt động.
Theo Tài khoản Y tế Quốc gia, các khoản chi lương, phụ cấp, thưởng, đóng
góp bảo hiểm xã hội cho nhân lực y tế (cả công và tư) chiếm khoảng 16% tổng chi y
tế toàn xã hội. Tuy nhiên, khi xét riêng trong tổng chi thường xuyên của các cơ sở y tế
nhà nước, tỷ lệ này lớn hơn nhiều, dao động từ 42 đến 51% qua các năm. Tỷ lệ này
cao nhất ở tuyến xã và huyện và thấp nhất ở tuyến trung ương (Bảng 31).

95


Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009
Bảng 31: Tổng chi tiêu chế độ đãi ngộ cho nhân viên y tế, 2001-2005
Các chỉ số

Năm
2001

2002

2003

2004

2005

Tổng chi thu nhập nhân viên (tỷ đồng)
Chi thu nhập nhân lực/tổng chi y tế toàn

xã hội (%)
Tổng chi thu nhập nhân lực khu vực
công (gồm cả BHYT) (tỷ đồng)
Tổng chi thu nhập nhân lực khu vực
công/tổng chi công (%)
Chi thu nhập nhân lực công/tổng chi
thường xuyên cơ sở y tế và cơ quan
công (%)

4298

4209

4844

7606

7969

16,0

15,3

15,1

19,3

16,1

2066


2179

2976

4747

2940

36,2

34,6

38,6

59,7

32,4

48,6

49,1

50,8

63,0

42,3

Trung ương (%)


32,0

29,0

31,3

50,1

31,7

Tỉnh (%)

49,9

51,2

52,7

34,5

47,2

Huyện (%)

61,9

62,8

62,4


72,5

44,5

Xã (%)

59,7

63,4

61,8

61,8

61,8

Chú thích: Số liệu cho cả hệ thống y tế gồm cả ngành khác
Nguồn: Tài khoản Y tế Quốc gia [19]

2.1.5. Điều hành nhân lực ở các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế
Có nhiều yếu tố tác động đến việc CBYT thực hiện công việc chuyên môn,
bảo đảm được y đức. Ví dụ, môi trường làm việc phải có đủ các điều kiện, như cơ sở
vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và thuốc. Thêm nữa, các công cụ quản lý chuyên môn,
nhân lực phải được áp dụng hiệu quả để bảo đảm năng lực đã được nâng lên sẽ được
sử dụng tốt hơn, như xây dựng chức năng nhiệm vụ rõ ràng, giám sát và đánh giá thực
hiện công việc công bằng và hiệu quả. Gắn vào đó là chế độ đãi ngộ thích hợp. Điều
hành nhân lực tại các cơ sở y tế phải hỗ trợ có kết quả để CBYT làm việc có chất
lượng trong cả khu vực công và tư. Việc đánh giá năng lực khi tuyển dụng đã được đề
cập ở trên. Mục này sẽ đề cập chủ yếu vào môi trường làm việc, công cụ quản lý nhân

sự, và các động lực để hoạt động hiệu quả.
Môi trường làm việc hỗ trợ cán bộ thực hiện công việc có chất lượng
Đảm bảo môi trường làm việc đầy đủ (cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ cấu
nhân lực, thuốc và vật tư tiêu hao) là điều kiện tiên quyết để có thể cung cấp tốt dịch
vụ CSSK có chất lượng. Hiện nay Việt Nam có chính sách nhằm vào bảo đảm có đủ
cơ sở hạ tầng, nhân lực cần thiết để tiến hành nhiệm vụ theo phân tuyến kỹ thuật, như
Chuẩn quốc gia về y tế xã [92], Tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện [93], và Tiêu chuẩn về
kiến thức, kỹ năng của NVYT và trang thiết bị y tế trong chăm sóc chấn thương thiết
yếu [94]. Gần đây nhà nước đã đầu tư rất lớn để nâng cao cơ sở vật chất và trang thiết
bị ở tuyến xã, huyện (Mục 2.1.4 trên).
Nhà nước cũng xây dựng nhiều quy định để bảo đảm đủ thuốc thiết yếu, hạn
chế gia tăng giá thuốc, quản lý thuốc tại bệnh viện.

96


×