Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm về luyện viết chính tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.65 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Phần I : Thông tin tác giả kinh nghiệm.
Phần II : Nội dung kinh nghiệm.
Chương I: Những vấn đề chung
1. Khái quát tình hình đơn vị:
2.Lý do chọn kinh nghiệm.
3.Mục đích nghiên cứu.
4.Phương pháp nghiên cứu.
5.Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lí.
Chương II. Nội dung:
1.Thực trạng của kinh nghiệm.
2.Nội dung của kinh nghiệm.
Phần III : Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo

TRANG
2
2
2
2
2
4
4
4
4
4
6
12
14


1


Phần một : THÔNG TIN TÁC GIẢ KINH NGHIỆM.
- Họ và tên tác giả kinh nghiệm: .
- Ngày, tháng, năm sinh:
- Chức vụ, đơn vị công tác:
- Trình độ chuyên môn:
- Đề nghị xét, công nhận kinh nghiệm :
- Lĩnh vực áp dụng: Học sinh trường
Phần hai: NỘI DUNG KINH NGHIỆM
Chương I: Những vấn đề chung
1. Khái quát tình hình đơn vị:
Là một trường nằm ở địa bàn trung tâm xã, có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe nhiệt tình
trong công việc, lại có bề dày kinh nghiệm, nên có rất nhiều thầy cô đã là giáo viên
dạy giỏi cấp huyện,cấp tỉnh.Trong những năm qua trường cũng có rất nhiều học sinh
giỏi cấp tỉnh và trường đạt nhiều danh hiệu suất xắc .Trường THCS ngày càng lớn
mạnh với tổng số cán bộ giáo viên nhân viên trong toàn trường 33 người,về cán bộ
quản lý một hiệu trưởng, hai hiệu phó,cùng 33 cán bộ giáo viên và một nhân viên,
Năm học 2016-2017 với học sinh trong toàn trường trên tổng số 16 lớp,trong đó
có 8 lớ p đượ c đưa vào học tr ương t rìn h mới(VNEN) đội ngũ giáo viên đạt
chuẩn và trên chuẩn đào tạo của nhà trường đã đạt 100%. Bên cạnh đó có 04 giáo
viên đang được đào tạo trình độ đại học. Đến nay, đã có 06 giáo viên đạt danh hiệu
giáo viên giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Nhà trường đang được đầu tư cơ sở vật chất
tương đối đồng bộ, diện tích mặt bằng rộng (trên 3740m2), đầy đủ các phòng học để
học hai ca; thiết bị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ đáp ứng cho việc dạy - học
và đổi mới phương pháp dạy học cũng như các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp.
+ Thuận lợi:
Nhà trường có được đội ngũ cán bộ quản lý vững vàng về chuyên môn cũng

như về công tác quản lý, quan tâm đến chất lượng dạy và học. Có đội ngũ giáo
viên có năng lực, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc, có cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ.
+ Khó khăn:
Với số lượng học sinh đông trên địa bàn rộng nên việc quản lý của nhà trường
cũng như gia đình gặp không ít khó khăn, số học sinh dân tộc thiểu số đông,
còn nhiều học sinh trong diện hộ nghèo,vùng 135, sống cùng ông, bà, ở trọ
…….
2. Lý do chọn kinh nghiệm :
- Ngôn ngữ âm thanh trong một thời gian rất dài đã trở thành công cụ duy nhất để con
người có thể truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh. Tuy nhiên
việc sử dụng ngôn ngữ âm thanh không phải không có những hạn chế nhất định. Ngôn
ngữ âm thanh ( tức là lời nói ) chỉ có hiệu lực trong một phạm vi nhất định. Ngoài
phạm vi ấy, người này không thể nghe được tiếng nói của người kia. Như vậy, ngôn
2


ngữ âm thanh có sự hạn chế nhất định về mặt không gian. Để khắc phục mặt hạn chế
đó, con người đã tìm ra một hình thức thông tin mới, thông tin bằng chữ. Như vậy, chữ
viết ra đời do nhu cầu thông tin liên lạc.
- Chữ viết là hệ thống ký hiệu đồ hoạ đã được sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ âm
thanh. Chức năng của chữ viết là đại diện cho lời nói. So với lời nói thì chữ viết xuất
hiện sau. Vì vậy, chữ viết phải phụ thuộc vào lời nói. Khi chữ viết và lời nói không có
sự phù hợp nữa thì phải cải tiến chữ viết.
- Chữ quốc ngữ của người Việt ( Tiếng Việt ) là hệ thống chữ viết ghi âm. Trong đó
chính tả là sự chuẩn hoá hình thức của ngôn ngữ tiếng Việt. Đó là một hệ thống các
quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối viết hoa. Từ đó,
chính tả có vai trò rất lớn trong việc thể hiện thông tin của chữ viết. Viết đúng chính tả
sẽ làm cho việc truyền đạt thông tin một cách chính xác đến người nhận, người nghe.
Ngược lại, trong một số trường hợp viết sai chính tả sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu sai

lệch thông tin định chuyển tải, có khi dẫn đến sự hiểu nhầm tai hại.
- Trong nhà trường, vai trò của chính tả rất quan trọng. Một văn bản viết đúng chính tả
thể hiện một nhận thức đúng đắn về tiếng Việt. Viết đúng chính tả cũng là một phần
góp cho sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng việt. Việc giữ gìn tiếng nói của dân tộc đã
trở thành một tư tưởng có tính chất chính thống. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ
gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó ngày càng phổ biến rộng khắp”. Vì vậy giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt là phải làm được những gì?. Đó là điều trăn trở của những
bậc làm thầy như chúng tôi. Đặc biệt đối với Trường THCS Yên Hợp nơi tôi công
tác, còn nhiều em phát âm không đúng,chưa chuẩn. Từ việc phát âm không đúng, chưa
chuẩn dẫn đến việc các em viết sai chính tả rất nhiều kể cả các em HS giỏi, HS tiên
tiến.Việc trang bị cho các em một hệ thống tri thức ngôn ngữ của Tiếng Việt qua các
kĩ năng đọc, nói, viết để làm công cụ cho các môn khoa học khác, làm công cụ giao
tiếp trong xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi nếu viết sai chính tả sẽ dẫn
đến hiểu sai nghĩa mà từ biếu thị. điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập của
các em ở môn Ngữ văn và các môn học khác. Hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em
mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát.
- Việc giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả nhằm mục tiêu đào tạo những chủ nhân
tương lai năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
- Làm thế nào để các em biết phát âm đúng, viết đúng chính tả, viết đúng ngữ pháp
tiếng Việt. Biết phân biệt nghĩa của các từ đó là điều băn khoăn, lo lắng đối với người
làm công tác giáo dục. Vậy việc rèn luyện chính tả cho học sinh là vấn đề cần thiết
nhất tạo cho học sinh viết đúng chữ Việt. Hiện nay trình độ học sinh nắm và viết
Tiếng Việt còn thấp. Bên cạnh những học sinh viết đúng, nói rõ ràng mạch lạc, còn có
học sinh chưa biết dùng từ, đặt câu, nhiều em phát âm sai, viết sai chính tả, nên lời nói,
lời văn của các em còn rời rạc. Tất nhiên là giáo viên ai cũng dễ dàng nhận thấy những
sai sót đó. Nhưng sửa lỗi cho các em như thế nào có hiệu quả mới là điều quan trọng
nhất mà tôi đặt ra ở đây.
3



- Từ những lí do trên đây, khiến tôi chọn viết kinh nghiệm: “ Giải pháp giúp học sinh
viết đúng chính tả tiếng Việt”
3. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao việc viết đúng chính tả cho HS trong trường THCS.
- Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả, có ý thức trong việc rèn viết đúng, chuẩn
chính tả.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp; phương pháp gợi tìm, phương pháp tư duy,
phương pháp điều tra khảo sát...
- Để đạt kết quả cao nhất trong việc rèn viết đúng chính tả cho Học sinh .Tôi chú trọng
hai phương pháp lớn:
a. Phương pháp khảo sát điều tra:
- Phương pháp này nhằm phát hiện lỗi của học sinh thường hay mắc phải. Thống kê
lại toàn bộ những lỗi học sinh hay mắc phải, hay sai khi viết hoặc khi phát âm theo
từng dân tộc, nói theo thói quen, theo kiểu “nói thế nào viết thế ấy”.
b. Phương pháp luyện tập:
Phương pháp này nhằm rèn luyện cho học sinh thành thạo về khâu phát âm đúng
để từ đó phát âm chuẩn sẽ viết đúng từ, câu. Phân biệt được dấu hỏi (?) dấu ngã(~) và
các vần dễ lẫn từ đó giúp các em viết đúng chính tả.
5. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lí:
Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện phương tiện cần thiết trong lao động học
tập của học sinh. Vì vậy trẻ em muốn nắm vững kĩ năng học tập, trước hết cần phải
phát âm chuẩn,viết đúng. Việc viết đúng chính tả và phát âm chuẩn mới truyền đạt
được chính xác điều mình muốn nói, người đọc mới hiểu được ý đồ của người viết.
Viết đúng chính tả chứng tỏ là người có văn hoá trong giao tiếp, học tập mới có hiệu
quả. Vì vậy, việc rèn luyện viết đúng chính tả cho các em có vị trí quan trọng trong cơ
cấu chương trình môn Ngữ văn nói riêng và các môn học ở trường THCS nói chung
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, làm tiền đề cho việc học tập và rèn
luyện sau này.

Chương II: Nội dung
1. Thực trạng của kinh nghiệm.
Học sinh học chữ và rèn luyện viết chính tả ngay từ khi học lớp 1. Trong suốt thời
gian học Tiểu học, công việc này diễn ra đều đặn và thường xuyên. Trong chương
trình Ngữ văn bậc trung học cơ sở không đề cập đến việc rèn chính tả cho học sinh
nữa. Điều đó cũng phù hợp với đặc điểm chương trình giáo dục. Bởi việc viết chính tả
chỉ tồn tại ở Tiểu học, lên bậc trung học cơ sở học sinh đã thành thạo chính tả từng con
chữ. Song, việc dừng hẳn không đề cập đến chính tả ở bậc học sau đã làm cho một số
đông học sinh tuỳ tiện khi viết chữ.
Năm học 2002 – 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa việc luyện chính tả vào
trung học cơ sở do bộ môn ngữ văn đảm nhiệm. Điều này là một việc làm hết sức cần
thiết và phù hợp với thực tế học sinh của chúng ta hiện nay.
4


Song, việc viết sai chính tả còn tồn tại ở số đông học sinh. Qua thực tế giảng dạy
và chấm chữa bài cho học sinh, tôi nhận thấy rằng tình trạng viết sai chính tả là rất
nhiều. Các em học yếu, kém viết sai chính tả là một lẽ, ngay cả các em học sinh khá,
thậm chí cả học sinh giỏi cũng viết sai chính tả. Khi hỏi các em tại sao thì bản thân các
em đó không lý giải được hoặc cho là quen tay. Bởi vì bản thân các em không hiểu
được là sai hay đúng. Việc viết sai chính tả của học sinh hiện nay chúng ta có thể bắt
gặp bất cứ ở văn bản nào, bất cứ ở môn học nào dù đó là môn xã hội hay môn tự
nhiên. Đây là một thực trạng chung của nhiều trường trung học cơ sở. Qua báo chí,
qua các kỳ thi đại học, qua điều tra cụ thể, ta nghe nhiều lời phàn nàn về lỗi chính tả
của các cô tú, cậu tú .
Cụ thể ở trường THCS An Thịnh, nơi tôi đang công tác, việc học sinh mắc lỗi
chính tả là nỗi băn khoăn, trăn trở của nhiều thầy, cô giáo, nhiều phụ huynh học sinh.
Trong đó, bản thân tôi là một giáo viên dạy văn, đã hết sức coi trọng việc sửa lỗi chính
tả cho học sinh.
Vào đầu năm học 2015-2016 bản thân tôi đã tiến hành khảo sát trên một số bài tập

trong các tiết luyện tập đặc biệt là trong tiết viết bài tập làm văn của 31 học sinh lớp
7D trường trường THCS An Thịnh cụ thể như sau:
* Trên các bài viết chính tả trong các tiết tiếng Việt:
- Thánh Gióng( nghe- viết)Từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.
- Sọ Dừa ( nghe- viết): Từ Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dấu đem cho chàng).
- Em bé thông minh ( nghe- viết): từ Một hôm, viên quan đi qua cho đến một ngày
được mấy đường.
- Cây bút thần ( nghe - viết): từ đầu đến dày đặc các hình vẽ.
- Êch ngồi đáy giếng ( nghe- viết): Cả bài.
- Lợn cưới, áo mới ( nghe- viết): Cả bài.
- Con hổ có nghĩa (nghe- viết): từ Hổ đực mừng rỡ đến làm ra vẻ tiễn biệt.
* Trên các bài viết tập làm văn số 1 và tiết tiêng Việt ôn tập ngoài giờ.
Qua khảo sát, tôi đã phân loại các bài viết của học sinh theo mức độ mắc lỗi như sau:
Tổng số
Số lỗi trong Viết chính tả ( giờ tiếng
Tập làm văn
bài
một bài
Việt ôn thêm)
Số lượng bài
Tỉ lệ
Số lượng bài Tỉ lệ
31
Không có
2
6,5%
2
6,5%
lỗi
31

Từ 1-2 lỗi
4
12,9%
3
9,7%
31
Từ 3-5 lỗi
6
19,4%
3
9,7%
31
Từ 6-10lỗi
5
16,1%
5
16,1%
31
Trên 10 lỗi
14
45,1%
18
58,0%
Kết quả thu được cho thấy tình trạng mắc lỗi chính tả ở học sinh thật đáng lo ngại.
Tỉ lệ bài không mắc lỗi chính tả quá thấp. Tỉ lệ bài mắc lỗi chính tả lại ở mức báo
động đến 93%. Từ đó, tôi phân loại lỗi chính tả của học sinh và tìm ra nguyên nhân
mắc lỗi như sau:
- Về phía học sinh:
5



+ Các em chưa có động cơ học tập, chưa có thái độ đúng đắn trong việc rèn luyện viết
chính tả. Khi viết các em ít tập trung, tự do viết một cách tùy tiện, cẩu thả. Một số em
chưa năm chắc các quy tắc chính tả đã được học ở Tiểu học. Một phần lớn do cách
phát âm sai ; có một số em phát âm sai một số âm đầu. Ví dụ sai các tiếng có “thanh
ngã” thành “thanh sắc”, các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn: l/n; d/gi/r; tr/ch…Việc viết
hoa bừa bãi cũng còn tồn tại ở một số em. Vì vậy nếu không được sửa chữa từ các lớp
mầm non thì việc phát âm sai dẫn đến viết sai là không tránh khỏi. Hơn nữa các em
không thường xuyên luyện tập rèn viết thêm ở nhà.
- Về phía giáo viên:
+ Giáo viên chưa chú trọng kĩ đến khâu hướng dẫn viết đúng, đặc biệt là trong tiết trả
bài của học sinh. Chưa thật sự chỉ rõ cho học sinh biết viết sai ở chỗ nào, cần sửa ra
sao.
+ Giáo viên còn tuân thủ theo sách giáo khoa và sách hướng dẫn, chưa mạnh dạn chọn
những âm vần mà học sinh mình còn hay mắc phải.
+ Một số giáo viên phát âm chưa được chuẩn, mang nặng tính địa phương.
Từ thực trạng trên, tôi biết việc viết đúng chính tả là điều rất khó đối với học sinh ở
vùng ven như trường chúng tôi. Ý thức được điều đó, tôi đã mạnh dạn áp dụng việc
vừa dạy kiến thức văn học vừa kết hợp việc rèn chữ cho học sinh qua từng bài dạy, tiết
dạy, dạy phụ đạo, thông qua việc chấm, chữa bài cho các em. Tôi tin rằng qua thời
gian các em sẽ sửa được.
2. Nội dung của kinh nghiệm:
2.1Giải quyết vấn đề:
Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng trên, từ những ý tưởng ban đầu, chúng tôi
đã thể nghiệm thành công một số giải pháp sau đây:
2.1.1. Tạo môi trường giao tiếp trong các hoạt động vui chơi, giáo dục ở trường
THCS cho học sinh:
Trường học là nơi thường xuyên học sinh tiếp xúc với môi trường hoạt động, giao
tiếp có định hướng nên việc hình thành các kỹ năng trong sử dụng tiếng Việt có ý
nghĩa quan trọng trong việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Từ đó mới giúp học

sinh hình thành nhanh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
2.1.2. Chính tả và một số đặc điểm của chuẩn chính tả:
a. Đặc điểm đầu tiên của chuẩn chính tả là tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối của nó.
Đặc điểm này đòi hỏi người viết bao giờ cũng phải viết đúng chính tả. Chữ viết có thể
chưa hợp lý, nhưng khi đã được thừa nhận thì người cầm bút không được tự ý viết
khác đi. Ai cũng biết rằng viết “ ghế”, “ ghen” không hợp lý và tiết kiệm bằng “ gế”,
“gen” nhưng chỉ có cách viết thứ nhất mới được coi là đúng chính tả.
Vì vậy, khi nói đến chuẩn chính tả là nói đến tính chất pháp lệnh. Trong chính tả
không có sự phân biệt hợp lý hay không hợp lý, hay– dở mà chỉ có phân biệt đúng–
sai, lỗi– không lỗi. Đối với chính tả, yêu cầu cao nhất là cách viết thống nhất, thống
nhất trong mọi văn bản, mọi địa phương.
6


b. Do chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, cho nên nó ít bị thay đổi
như các chuẩn mực khác của ngôn ngữ. Nói cách khác, chuẩn chính tả có tính chất ổn
định, tính chất cố hữu khá rõ.
2.1.3 Một số quy định về chuẩn chính tả:
- Theo Uỷ ban khoa học xã hội và Bộ Giáo dục:
a. Thống nhất viết nguyên âm.
( Âm chính ) / i / bằng chữ cái i – Ví dụ: Lí luận, kĩ thuật, thẩm mĩ...v.v.
- Khi cần phân biệt “ uy” với “ ui” như “ tuý” với “ túi” thì vần uy vẫn viết như cũ.
Hoặc uy trong quy luật, quy tắc ....
+ i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ. Ví dụ: ý
kiến, ỉ eo.v.v.
b. Khi trong thực tế đang tồn tại hai hình thức chính tả mà chưa xác định được một
chuẩn mực duy nhất thì chấp nhận cả hai hình thức ấy.
Ví dụ: eo sèo / eo xèo; sứ mạng / sứ mệnh .v.v.
c. Về cách viết hoa tên riêng tiếng Việt.
c1. Tên người và tên nơi chốn.

* Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của từ mà không dùng gạch nối:
Ví dụ: Trần Quốc Toản; Bình Trị Thiên.v.v.
c2. Tên tổ chức, cơ quan: Viết hoa chữ cái đầu trong tổ hợp từ dùng làm tên:
Ví dụ: Đảng cộng sản Việt Nam; Trường Đại học Bách khoa.v.v.
d. Về cách viết tên riêng không phải tiếng Việt.
d1. Nếu chữ nguyên ngữ dùng chữ cái Latin thì giữ nguyên chữ viết như nguyên ngữ.
Ví dụ: Paris
d2. Nếu chữ nguyên ngữ dùng một hệ thống chữ cái khác thì áp dụng lối chuyển từ
chính thức sang chữ Latin.
Ví dụ: Lomonoxov, Moskow .
d3. Nếu chữ viết nguyên ngữ không phải là chữ ghi âm bằng chữ cái ( ghi từng âm 0
thì dùng một cách phiên âm chính thức bằng chữ cái Latin).
Ví dụ: Tokyo
d4. Những tên riêng đã có hình thức quen thuộc thì nói chung không cần thay đổi.
Ví dụ: Pháp; Anh; Hi lạp; v.v.
d5. Chỉ viết hoa âm tiết đầu.
Ví dụ: Puskin
e. Về việc dùng dấu nối
e1. Dùng dấu nối trong các liên doanh như: Khoa học– kĩ thuật; Môn hoá- dược;
Quảng nam- Đà nẵng.v.v.
e2. Dùng dấu nối khi chỉ giới hạn về không gian, thời gian, số lượng.
Ví dụ: Chuyến tàu Hà Nội– Huế; Thời kỳ 1945 – 1954; Sản lượng 5 – 7 tấn.v.v.
e3. Khi phân biệt ngày, tháng, năm.
Ví dụ: 02-9-1945; 30-4-1975.v.v.
2.1.4. Một số lỗi chính tả thường gặp ở học sinh và biện pháp sửa chữa.
a. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành.
7


a1. Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh điệu.

Ví dụ: “ hoá” thì viết là “ hóa”; “ quý” thì viết là“ qúy”.
a2. Lỗi do không nắm được quy tắc phân bố các ký hiệu cùng biểu thị một âm.
Ví dụ: nghành ( ngh không đi trước a ); kách ( k không đi trước a trừ kali )
a3. Lỗi do không nắm được quy tắc viết hoa.
Ví dụ: Trần bình trọng; Nam định .v.v.
* Để khắc phục những lỗi này, chỉ cần cho học sinh ghi nhớ và tuân thủ những đặc
điểm và nguyên tắc kết hợp, quy tắc viết hoa của chữ viết .
b. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn.
Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng dân tộc với phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn
đến những cách viết sai chính tả. Có thể quy những lỗi loại này thành ba dạng chủ yếu
b1. Lỗi viết sai phụ âm đầu.
- Lỗi do không phân biệt được tr và ch: Do cách phát âm của học sinh không phân biệt
được tr – ch. Có thể giúp các em nhớ một số quy tắc nhỏ để phân biệt tr – ch:
+ Tr không kết hợp với những vần bắt đầu bằng: oa, oă, oe, uê ( choáng, choai.v.v.)
+ Từ láy phụ âm đầu phần lớn là ch ( Những từ láy phụ âm đầu là tr rất ít: trơ trọi,
trống trải.v.v.)
- Lỗi do không phân biệt s và x
+ Hiện tượng này cũng là do đặc điểm phát âm không phân biệt. ở lỗi này cần cho học
sinh hiểu và nhớ một số quy tắc phân biệt giữa s và x như sau:
+ S không kết hợp với các vần: oa, oă, oe, uê ( xuề xoà, xoay xở, xoen xoét.v.v.)
( Từ láy phụ âm đầu có cả s và x ) Từ láy bộ phận vẫn thường là x: loăn xoăn, loà
xoà...
+ Về nghĩa: Tên thức ăn thường viết là x: xôi, xúc xích, lạp xườn .v.v.
+ Những từ chỉ hơi ra: xì, xỉu, xọp, xẹp.v.v.
+ Những từ chỉ sụp xuống viết với s: sục, sụp, sẩy.v.v
+ Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn là đi với s: sự, sẽ, sắp, sao...v.v.
- Lỗi do không phân biệt r, gi với d: Giúp học sinh nhớ một số quy tắc để phân biệt r,
gi với d như sau:
+ R và gi không kết hợp với những vần: oa, oă, uâ, oe, uê, uy.
+ Xét về nguồn gốc, không có từ Hán Việt đi với r; Trong Hán Việt, D đi với thanh

ngã và nặng, gi đi với thanh hỏi và sắc.
+ Trong từ láy bộ phận vần: R láy với B và C, còn Gi và D không láy: bứt rứt, bủn rủn
.v.v. R và D láy với l, còn Gi không láy: liu diu, lim dim .v.v.
Nếu một số từ có hai hình thức viết, một trong hai hình thức đó viết với tr thì từ đó
cũng viết với gi: Giăng – trăng; giầu – trầu; giai – trai .v.v.
b2 . Lỗi viết sai phần vần ( Viết sai âm cuối hoặc âm chính).
Ví dụ: yêu / iêu; ươu/iêu .v.v.
b3. Lỗi viết sai thanh điệu.
Lỗi viết sai thanh điệu do sự phát âm không phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã.
Để khắc phục lỗi này có thể giúp học sinh nhớ hai quy tắc:
8


Các chữ khởi đầu bằng nguyên âm chỉ mang dấu hỏi, không mang dấu ngã: ả, ỷ lại,
ảnh .v.v.( Trừ 5 từ ngoại lệ: ẵm, ễ mình, ễnh bụng, ễnh ương, ưỡn ngực ).
Các chữ Hán Việt bắt đầu bằng các phụ âm m, n, nh, l, v, d, ng chỉ mang dấu ngã
không mang dấu hỏi: mã lực, lãnh tụ, vĩ nhân .v.v.( chỉ có một trường hợp ngoại lệ:
cây ngải ).
Phần lớn từ láy điệp vần mang thanh hỏi.
2.1.5. Những việc làm cụ thể:
- Ta biết rằng trong Tiếng Việt đọc và viết là hai quá trình có sự thống nhất chặt chẽ
với nhau bởi vì mỗi tiếng được viết thành một chữ, ngược lại mỗi chữ đọc thành một
tiếng. Như vậy cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau, có nghĩa là muốn viết
đúng thì phải đọc đúng. Do đó, để học sinh viết đúng chính tả giáo viên cần phải
thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao khả năng phát âm chuẩn và trình độ
chính tả của bản thân. Không phải chỉ trong giờ dạy mà ngay cả trong khi giao tiếp
giáo viên phải phát âm chuẩn và viết chuẩn.
- Giáo viên rèn luyện cho học sinh khả năng phối hợp các hành động nghe- nhìn- phát
âm chuẩn- nhớ và viết trong các giờ khác.
- Giáo viên cần đặt các từ cần nhớ vào trong một ngữ cảnh ví dụ:

+ Một số từ chỉ người trong quan hệ gia đình họ hàng thường có phụ âm đầu viết ch:
cha, chú, chị, cháu, chắt...
- Thường xuyên kiểm tra vở ghi và vở bài tập của học sinh. Mục đích là kịp thời uốn
nắn, chỉ lỗi chính tả cho học sinh, giúp các em nhận ra những lỗi viết sai của mình, từ
đó tự sửa chữa ngay, tránh lặp lại.
- Khuyến khích việc viết đúng, viết đẹp của học sinh.
- Khi chấm bài kiểm tra, ngoài việc nhận xét nội dung bài làm, phải luôn trú trọng đến
việc phát hiện ra lỗi chính tả và sửa cho các em , đồng thời ghi rõ yêu cầu học sinh
phải sửa chữa ngay những lỗi trên .
Ví dụ: ( Bài viết gồm 5 lỗi) Hướng dẫn các em trình bày cách sửa lỗi như sau:
* Lỗi thanh điệu: Mỉ mản = Mĩ mãn
* Lỗi phần vần: mát rựi = mát rượi
* Lỗi phụ âm đầu: sạch xẽ = sạch sẽ; cảm dác = cảm giác
Từ cách phát hiện lỗi chính tả và sắp xếp cho nó vào các lỗi thông thường nào đến
việc sửa cho đúng chính tả mà học sinh sẽ nhớ để tránh viết sai.
- Cần và rất nên có điểm thưởng, điểm phạt ở các bài kiểm tra về vấn đề trình bày và
chuẩn chính tả. Đây cũng là một trong những việc làm để khuyến khích học sinh viết
đúng chính tả.
- Ở các giờ thực hành tập nói ( Phân môn tập làm văn ), tôi đã rất chú ý rèn và sửa
chữa cách phát âm cho đúng giữa s và x, tr và ch, d và r và phân biệt giữa thanh hỏi
với thanh ngã.
- Ra thêm các dạng bài tập rèn chính tả để học sinh có thể tự làm ở nhà. đây là biện
pháp rất có hiệu quả mà lại không mất thời gian trên lớp. Biện pháp này vừa giúp học
sinh viết đúng chính tả, vừa rèn luyện cho các em thói quen trình bày sạch, đẹp. Biện
9


pháp này đòi hỏi người giáo viên cần tận dụng thời gian các tiết trả bài, các buổi sinh
hoạt lớp để giao bài tập chính tả cho học sinh.
Các dạng bài tập thường là :

Dạng A : Dạng bài tập điền phụ âm đầu
Điền ch hay tr ?
a . “ ... úng tôi đều .... úng tuyển” ( Chúng tôi đều trúng tuyển ).
b . “ Người ....ồng đang lo ........ồng cây” ( Người chồng đang lo trồng cây ).
Điền s hay x ?
a . “ ......ương .........uống đầy cả mặt .....ông” ( Sương xuống đầy cả mặt sông )
b . “ Hôm nay có ....úp , có ....ôi , có bún ....áo nóng .....ốt mời các cậu học
...inh .......ơi tạm “ ( Hôm nay có súp , .... xôi......sáo ..........xốt ..... sinh .......xơi)
Điền R , D hay Gi ?
Chúng tôi .....ót ....ượu mời ông ....ám đốc.
Dạng B : Dạng bài tập thanh điệu
Điền thanh sắc , thanh ngã cho phù hợp :
VD: Em bé ngá (ngã)
Dạng C : Dạng bài tập vần
Sửa lỗi cho câu: “ Anh ấy là tay nát riệu ( nát rượu )
Dạng D : Dạng bài tập tổng hợp:
Khoanh tròn vào chữ cái đầu của từ hoặc cụm từ viết đúng:
1. A . Bản án ;
B . Bảng án
2. A . án mây ; B . áng mây
3. A . Bàn quang ; B . Bàng quang
4. A . Dản dị ; B . Giản dị
5. A . Dán giấy ;
B . Gián giấy
6. A . Về hiêu ; B . Về hưu
( Các từ đúng là: 1A, 2B, 3B, 4B, 5A, 6B )
Ở dạng bài tập này học sinh phải phân biệt được rõ lỗi để sửa lại cho đúng.
- Kết hợp với các giáo viên bộ môn để cùng giúp học sinh viết cho đúng hoặc
tạo điều kiện để các em tự giúp nhau viết cho đúng chính tả.
2.1.6. Kết quả nghiên cứu:

- Trong quá trình đứng lớp, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học
sinh có tiến bộ rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi viết bài nên bài viết mắc
lỗi chính tả có phần giảm. Học sinh biết trình bày đẹp, đúng, biết giữ vở sạch, viết chữ
đẹp. Tuy rằng đây chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn và việc làm thế nào để học sinh
viết đúng chính tả là một quá trình lâu dài, song tôi cảm thấy rất vui vì công việc của
mình làm bước đầu có kết quả.
* Cụ thể: Qua kiểm tra viết chính tả trong các tiết ôn tập và bài TLV số 4 kết quả đạt
được như sau:
Tổng số bài Số lỗi trong
Viết chính tả ( giờ ôn tập
Tập làm văn
một bài
thêm)
Số lượng bài
Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ
bài
31
Không có lỗi
4
12,9%
4
12,9%
31
Từ 1-2 lỗi
7
22,6%
6
19,4%
10



31
Từ 3-5 lỗi
7
22,6%
7
22,6%
31
Từ 6-10 lỗi
9
29,0%
8
25,8%
31
Trên 10 lỗi
4
12,9%
6
19,3%
2.1.7. Bài học kinh nghiệm:
Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra các
biện pháp khắc phục là rất cần thiết, là việc làm không thể thiếu trong quá trình dạy
học, đặc biệt là môn Ngữ văn. Nhưng không chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có
thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa khắc phục lỗi chính tả của học sinh là
một quá trình lâu dài đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không được nóng vội. Bởi
vì có học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh sự tiến bộ
diễn ra rất chậm. Nếu giáo viên không biết chờ đợi, nôn nóng thì chắc chắn sẽ thất bại.
Ngay từ khi các em mới làm quen với tiếng Việt, giáo viên nên hướng dẫn các em tỉ
mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ...tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu

biết dẫn đến sai sót.
Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn cho các em đọc đúng các dấu câu, đúng ngữ
điệu, luyện đọc các phụ âm dễ lẫn lộn, thanh, phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc
hoặc những lỗi do các em hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn giúp cho các em
viết đúng chính tả.Tôi luôn quan sát, kiểm tra, động viên, tuyên dương kịp thời... .Vì
vậy tôi cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay
nghề. Có nắm chắc kiến thức, tôi mới có thể giúp học sinh chữa lỗi và khắc phục lỗi
một cách có hiệu quả.
2.2: Khả năng áp dụng của kinh nghiệm :
Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và sự tích lũy của mình tôi tin tưởng rằng
kinh nghiệm của tôi sẽ được áp dụng vào thực tế ở trường nơi tôi đang công tác. Đó là
trường THCS An Thịnh và đạt được kết quả khả thi trong những năm học tiếp theo.
2.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
- Học sinh trường THCS An Thịnh , đặc biệt là HS lớp 6. Vì trong chương trình Ngữ
văn THCS học sinh lớp 6 vừa từ tiểu học bước lên. Các em gặp rất nhiều khó khăn và
bỡ ngỡ,giờ lại học chương trình VNEN (phương pháp giảng dạy, bạn bè, trường,
lớp...). Trong khi đó tất cả các kiến thức lại yêu cầu rộng hơn và sâu hơn với nhiều bài
khác nhau. Các em sẽ không có thời gian cho việc rèn luyện chữ viết, tốc độ viết
nhanh hơn điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc viết sai lỗi chính tả mà các em không
biết. Để giúp học sinh có ý thức viết đúng và luôn rèn cách viết đúng chính tả phải bắt
đầu ngay tứ lớp đầu cấp.
Chương III: Kết luận và kiến nghị:
1.Kết luận:
Trong chữ viết của chúng ta ( chữ quốc ngữ ) là chữ theo nguyên tắc ghi âm. Âm
thanh và hình thức cấu tạo của từ được ghi bằng các chữ cái. Cho nên khi viết văn bản
cần ghi lại đúng âm thanh và hình thức cấu tạo của chữ viết. Nếu viết sai sẽ không
hiểu được chính xác và không làm cho người đọc văn bản lĩnh hội được nội dung, ý
nghĩa. Như thế sẽ làm cho sự giao tiếp không đạt được hiệu quả mong muốn.
11



Từ lý do trên, tôi thấy việc nhắc nhở và giúp các em học sinh bậc trung học cơ sở
viết đúng chính tả là việc làm cấp bách và cần thiết. Giúp cho các em hiểu và sử dụng
đúng ngôn ngữ tiếng Việt – thứ ngôn ngữ giàu đẹp của dân tộc ta.
Từ các biện pháp đã trình bày, tôi thấy rằng:
- Phải theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân học sinh viết sai lỗi chính tả.
- Khi đã nắm được các quy tắc chính tả, học sinh nắm được cách viết đúng các từ mà
không cần phải ghi nhớ máy móc từng trường hợp chính tả riêng biệt.
- Nhớ được nghĩa của từ ở mặt chữ viết.
- Được viết nhiều, tiếp cận nhiều với văn bản đúng.
- Coi trọng tất cả các phân môn, không xem nhẹ môn nào bởi vì các môn đều có liên
quan bổ sung cho nhau.
- GV không nên xem nhẹ việc rèn đọc hoặc bỏ qua việc rèn phát âm chuẩn cho học
sinh.
- Hệ thống bài tập phân biệt, hệ thống trò chơi phải phù hợp với trình độ tiếp thu của
từng đối tượng học sinh, phù hợp với mỗi tiết học.
- Luôn luôn động viên, khuyến khích kịp thời mọi sự tiến bộ của học sinh.
2. Kiến nghị:
Một số công việc trên tôi đã thực hiện và có kết quả. Tôi xin mạnh dạn trình bày để
các đồng chí tham khảo và vận dụng trong quá trình dạy học của mình để giúp học
sinh rèn luyện viết đúng chính tả đạt kết quả tốt hơn.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ tôi rút ra từ thực tế của bản thân. kính mong sự góp ý
của BGH để kinh nghiệm này hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

12




×