TIỂU LUẬN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
---Trang 1---
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội nghề dạy học hình thành sớm nhất. Nó ra đời khi nền sản
xuất xã hội phát triển đến một trình độ nhất định. Trong quá trình lao động sản
xuất người ta cần phải truyền lại cho nhau những kinh nghiệm đấu tranh với
thiên nhiên có hiệu quả để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mới đầu ở mức
thấp, người ta có thể truyền đạt một cách trực tiếp thành quả lao động tập thể,
người này theo kinh nghiệm của người khác. Nhưng khi kinh nghiệm đã phong
---Trang 2---
phú theo sự phát triển của sản xuất thị truyền đạt phải đòi hỏi đến vai trò của
người trung gian. Đó là thầy giáo. Như vậy nghề dạy học gắn chặt với lao động
sản xuất của xã hội, góp phần hình thành phẩm chất nǎng lực cần thiết của con
người lao động.
Con người là lực lượng sản xuất chủ yếu, nên nghề dạy học - người giáo
viên có quan hệ chặt chẻ đến việc xây dựng lực lượng lao động dự trữ cho xã
hội, đến việc tǎng nǎng xuất lao động. Xã hội hôm nay nối tiếp xã hội hôm qua
không phải chỉ có thừa hưởng kinh nghiệm sản xuất vật chất để đưa xã hội tiến
lên, mà còn hưởng những gia trị tinh thần, vǎn hoá xã hội, nó củng cố và phát
triển, hoặc phá bỏ hệ tư tưởng thống trị của xã hội cũ lỗi thời. Vì vậy, người
giáo viên muốn hay không đều phải tham gia vào vận mệnh tương lai của dân
tộc. Việc làm đúng hay không đúng cuả người giáo viên sẽ góp phần đưa xã hội
tiến lên hay hay suy thoái. Do đó muốn cho xã hội phồn vinh kinh tế đất nước
phát triển, đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa là nhà nước của
dân, do dân và vì dân tất cả đêu phụ thuộc vào hệ thống giáo dục và cá nhân của
từng người giáo viên, tất cả phải làm hết trách nhiệm hoàn thành tốt sứ mạng
mà toàn Đảng toàn dân và toàn quân giao cho.
A/. ĐẶT VẤN ĐỀ
(lý do chọn đề tài)
− Giáo dục và Đào tạo là lĩnh vực mang tính chính trị - xã hội sâu sắc. Mục
tiêu của giáo dục không ngừng đào tạo nguôn nhân lực có chất lượng
“vừa hồng vừa chuyên” mà còn là người kế tục sự nghiệp của ông cha,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
− Một vấn đề quan trọng trong công tác giáo dục là tuyên truyền giáo dục
trong nhân dân để có sự đồng thuận rộng rãi về mọi chủ trương chính
---Trang 3---
sách của Đảng, Nhà nước. Nhất là trong giai đoạn hiện nay trên đà phát
triển của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì
không thể tránh khỏi sự du nhập của các nền văn hóa không lành mạnh
tác động đến tư tưởng thanh thiều niên, làm thoái hóa biến chất đạo đức,
lối sống và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước theo con đường
chủ nghĩa xã hội.
− Do đó giáo dục có vai trò quan trọng trong lịch sử của nhân loại nói
chung và của đất nước Việt Nam nói riêng. Tuy rằng việc chấn hưng nền
giáo dục Việt Nam đã được cải tiến và hoàn thiện như các nước trên Thế
giới nhưng chúng ta không thể không lo sự tụt hậu của nó nhất là trong
giai đoạn hiện nay, thực tiễn hằng ngày, hằng giờ cho thấy sự khó khăn,
sút kém khó đẩy lùi trong nền kinh tế - văn hóa- xã hội đang cần cảnh
báo như: chất lượng dạy và học chưa đảm bảo, chưa đáp ứng nhu cầu của
xã hội đặt ra, đạo đức học sinh suy giảm, thanh thiếu niên vi phạm pháp
luật ngày càng tăng.
− Nguyên nhân thực tế của những hiện tượng trên là do: Công tác quản lý -
sự kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục chưa chặt chẻ, phụ huynh học sinh
chưa quan tâm đến việc học của con mình, cơ sở vật chất trường lớp còn
thiếu, giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy, sự ân cấn quan
tâm đến các em còn qua loa . . . Chính vì thế mà dẫn đến những hiện
tượng tiêu cực như: học sinh thường đi học sớm la cà ở các quán, các
tiệm chơi Game, cúp tiết trốn học ngày càng nhiều, tác phong không
chuẩn mực, ngôn phong ứng xử thiếu tế nhị giữa học sinh với học sinh
và học sinh đối với giáo viên. . .
− Là một giáo viên chủ nhiệm tôi hết sức quan tâm đến vấn đề này. Tôi
thường suy nghĩ làm thể nào giảm được những tiêu cực trên tại lớp mình
đang chủ nhiệm? Làm sao cho các em được an tâm đạt kết quả tốt trong
học tập mà không gì khác hơn là thực hiện tốt công tác quản lý lớp chủ
---Trang 4---
nhiệm. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài này và làm tiền đề cho những
năm học tiếp theo.
B/. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
(Nội dung đề tài)
I/- Cơ sở lý luận:
Nghị quyết TW2 ngày 14 tháng 09 năm 2005, Đại hội đại biểu toàn quốc
của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định một số vấn đề chủ
yếu:" Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển
nguồn lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh
tế nhanh và bền vững…"
Bộ chính trị cũng đã đưa ra trong kết luận số 242-TB/TƯ ngày 15/4/2009 là
phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm
bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện nhiệm vụ
trên Bộ chính trị đã đưa ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục là phải: “Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối
sống cho học sinh, sinh viên; mở rộng qui mô giáo dục hợp lý; Đổi mới
mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục – đào tạo; xây dựng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng nhu cầu về chất
lượng; tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương
pháp giáo dục; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục; tăng cường hợp
tác quốc tế về giáo dục và đào tạo”. Do đó công tác giáo dục được Bộ chính
trị và toàn dân coi đó là một sứ mạng của lịch sử. Nếu không có giáo dục thì
---Trang 5---
con người sẽ tụt hậu, đất nước kém phát triển, an ninh – chính trị - xã hội
thiếu ổn định.
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội, để thực hiện nghị quyết TW2, trong
kết luận số 242-TB/TƯ ngày 15/4/2009 của Bộ chính trị đồng thời quán triệt
tư tưởng Hồ Chí Minh vì một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, ngành
giáo dục đặt ra cho hệ thống giáo dục việc nâng cao chất lượng dạy học và
giáo dục là một yêu cầu cấp thiết cho những nhà quản lý cũng như mỗi
người giáo viên. Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường, phụ
thuộc vào giờ lên lớp của từng cá nhân của mỗi giáo viên và công tác quản
lý của Lãnh đạo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Do đó công tác quản lý
lớp chủ nhiệm phải được kiểm tra thường xuyên, kịp thời nhằm nắm bắt
được tình hình của lớp về học tập, tâm sinh lý của học sinh và từ đó đưa ra
những biên pháp hữu hiệu giúp các em lĩnh hội được tri thức, tiến bộ trong
học tập, chuẩn mực ngôn phong tác phong cho các em, để các em có đủ bản
lĩnh vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu của
xã hội đặt ra “vừa hồng vừa chuyên”, nhắm phát triển đất nước tiến lên theo
con đường xã hội chủ nghĩa.
II/- Cơ sở thực tiễn:
Trong 12 năm thực hiện công tác giáo dục, bên cạnh làm công tác giảng dạy
chuyên môn thì nhiều năm liền được phân công làm công tác chủ nhiệm,
trong năm học 2009 – 2010 bản thân được phân công làm tác chủ nhiệm lớp
9A
2
, với kinh nghiệm thực tiễn cho thấy không phải chỉ có giảng dạy về
chuyên môn là quan trọng mà công tác chủ nhiệm cũng đóng vai trò không
kém phần quan trọng vì: Không những ngoài việc hoàn thành các hồ sơ sổ
sách, thông báo thông tin quan trọng của Ban giám hiệu, Đoàn, Đội cho học
---Trang 6---