SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"TIẾN TRÌNH ĐỂ HỌC SINH LỚP 12 HỌC - ÔN THI TỐT
NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN ĐẠT HIỆU QUẢ"
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VÂN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết
Dưới đây là cấu trúc của một đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn, từ khi chương
trình bắt đầu đổi mới:
A. PHẦN CHUNG (5.0đ)
1-Câu hỏi giáo khoa (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác
phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
2
-Đề nghị luận xã hội (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức hiểu biết về xã hội và đời
sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ) với hai dạng đề: Nghị luận về
một tư tưởng, đạo lí hoặc Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
B. PHẦN RIÊNG (5.0đ)
3
-Đề nghị luận văn học (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học
để viết bài nghị luận văn học, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn
thơ hoặc một tác phẩm văn xuôi (đặt mỗi tác phẩm trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể)
và thí sinh được chọn một trong hai câu.
Trong các kì thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây, kết quả thi có nhiều dấu hiệu
khả quan, tích cực đáng ghi nhận. Các em học sinh chỉ cần được nhà trường, các
thầy cô giáo tổ chức dạy học, ôn tập để nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản theo cấu trúc
dề thi gợi mở, có tính chất khơi gợi sáng tạo của học sinh, là các em đã có thể đạt kết
quả như mong muốn.
Có thể khẳng định, từ khi tiến hành cải cách chương trình sách giáo khoa bậc THPT
đến nay, nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy - học để mang lại cho học sinh
những phương pháp học Văn tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện công
nghệ thông tin ngày càng hiện đại, giúp các tiết học Văn đạt hiệu quả cao hơn. Song vẫn
còn đó việc học sinh học yếu môn Văn, không biết cách học như thế nào cho có hiệu
quả; rồi là học sinh không thích học văn, thờ ơ không quan tâm đến bộ môn; lấy kết quả
thi những môn khác để đắp đổi cho môn Văn; giáo viên thiếu nhiệt tình dạy Văn,… .
Tất cả tạo thành một vòng lẩn quẩn, tác động lẫn nhau làm cho môn học này nhiều nơi
trở nên thiếu sinh khí uể oải kéo dài, là một tồn tại mà bất cứ ai quan tâm đến nền giáo
dục của nước nhà cũng có thể thấy. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của các em ngày
càng thấp so với yêu cầu và của mặt bằng xã hội nói chung.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
2.1.
Từ thực tế trên, vấn đề được quan tâm hiện nay là làm thế nào để có thể nâng cao
chất lượng, kết quả học tập môn Ngữ Văn nói riêng, các môn xã hội nói chung qua các
kỳ thi hàng năm. Vấn đề trên đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong mọi chương trình
nghị sự khi bàn về giáo dục, nhất là năm học 2012 – 2013 này Và môn Ngữ Văn luôn
là một môn thi bắt buộc phải có mặt trong các kì thi tốt nghiệp THPT đã qua và sắp
tới, thì vấn đề trên càng được các nhà trường, những thầy cô giáo tâm huyết với nghề và
cả xã hội quan tâm nhiều hơn. Vì vậy việc giúp đỡ các em học sinh lớp 12 học - ôn tập
thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn đạt hiệu quả là
việc làm hết sức cần thiết, cần được nhà trường và đặc biệt là người giáo viên Ngữ Văn
quan tâm nhiều nhất trong tình hình hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tất cả những nguyên nhân trên là lí do để tôi chọn đề tài này: Tiến trình để học sinh
lớp 12 học - ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn đạt hiệu quả.
II.
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
2.1.1 Cơ sở lí luận
2.1.1.1 Yêu cầu cơ bản của người giáo viên khi giảng dạy
Về cách đổi mới Ngữ văn trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã nêu
ra khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Cụ thể là chương trình và SGK Ngữ văn
theo yêu cầu mới đặt ra nhiều vấn đề không dễ giải quyết. Trước hết là phải tập trung
năng lực người học, coi trọng khả năng “làm được”, “vận dụng được” những gì đã học
để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, qua đó mà phát triển tư duy, óc sáng tạo.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ QĐ –
BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc
điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương
pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học
sinh”.
2.1.1.2 Yêu cầu cơ bản của phương pháp dạy học mới
Trong các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học Văn, hầu hết các phương
pháp được đặt ra với đối tượng học sinh một cách chung chung. Tất cả tùy thuộc vào vai
trò dẫn dắt của người giáo viên trong giờ học. Song, theo quan điểm của PGS.TS Phạm
Quang Trung: "phương pháp dạy học hiện đại không cho phép người dạy hình dung đối
tượng một cách chung chung. Phải quan tâm đến từng cá nhân học sinh, mỗi em một
tính nết, sự hiểu biết cũng khác nhau nên không thể có một đối tượng học sinh chung
chung trong giờ học được".
Trong tài liệu: "Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông", GS
Phan Trọng Luận cũng nhấn mạnh: “Giờ học mới phải là một kết cấu logic chặt chẽ
khoa học mà uyển chuyển linh hoạt, hệ thống đơn vị tình huống học tập được đặt ra từ
bản thân tác phẩm phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh. Và song song tương ứng là
một hệ thống việc làm, thao tác do giáo viên dự tính tổ chức để dẫn dắt từng cá thể
học sinh tự chiếm lĩnh tác phẩm một cách hứng thú”.
Như vậy, dù không phát biểu trực tiếp song ý kiến trên cũng đã nhấn mạnh sự dẫn dắt
khéo léo của giáo viên trong giờ học Ngữ Văn sao cho phù hợp với mọi đối tượng
học sinh như tác giả Nguyễn Kế Hào đã từng nhấn mạnh: "Dạy học theo phương
pháp mới phải đảm bảo tính đồng loạt, phát huy được mọi đối tượng".
Dạy học Ngữ văn cần tập trung hình thành cho HS phương pháp học và học phương
pháp học. Phương pháp dạy học phải tạo cho HS tính hiếu kỳ, tò mò và sự đam mê để họ
tự đi tìm và lý giải. qua đó mà hình thành năng lực. Không nhồi nhét
kiến thức, không bắt nhớ máy móc, cần biết quên cái cụ thể, chi tiết; chỉ nhớ cách làm,
cách xử lý vấn đề… giúp HS tự học, tự khám phá, tự kích thích sáng tạo. Giờ văn học
trước hết hãy giúp HS niềm yêu thích, say mê, mong muốn tìm tòi, tìm hiểu cái hay,
cái đẹp của thế giới nghệ thuật rồi sau đó mới là những yêu cầu khác.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế cho thấy nhiều học sinh trong quá trình học chỉ biết nghe, sao chép, học thuộc
lòng kiến thức thầy cô dạy một cách máy móc, thiếu vận dụng sáng tạo, ỷ lại vào kiến
thức đã ghi chép với một tâm lí thụ động, chủ quan. Vì vậy khi đi thi, gặp những đề thi
có tính chất khơi gợi sự sáng tạo, học sinh lập tức loay hoay, thiếu chủ động, không linh
hoạt để giải quyết vấn đề. Kết quả bài làm không đạt hiệu quả như mong muốn, điểm
số không như mong đợi, mặc dù trong số đó có nhiều học sinh đã bỏ rất nhiều công
sức để học –ôn thi. Và cũng không thể không tính đến số học sinh ôn luyện các khối
thi đại học, cao đẳng nghiêng về môn tự nhiên, các em này thường có tư tưởng, thái độ
học tập thiếu tích cực, uể oải, bàng quan với môn học. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp
đến người giáo viên đứng trên bục giảng.
Vậy, làm thế nào để có thể phát huy được mọi đối tượng học sinh trong quá trình dạy học, đặc biệt là các em học yếu, chưa có phương pháp học – ôn có hiệu quả, kể cả
những em thiếu quan tâm đến môn Ngữ Văn 12? Làm thế nào để giúp các em đạt được
kết quả khả quan trong học – ôn thi tốt nghiệp THPT cuối năm môn Ngữ Văn? Đó là
vấn đề mà tôi đã trăn trở từ sau năm đầu tiên được phân công giảng dạy bộ môn lớp 12,
năm học 2004 – 2005.
2.2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
2.2.1. Biện pháp tiến hành: tiến hành lập kế hoạch:
Bộ môn Ngữ Văn nằm trong nhóm 3 môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp
THPT hàng năm, bao gồm: Văn, Toán và Ngoại ngữ. Đặc điểm này yêu cầu nhà
trường, giáo viên bộ môn và học sinh phải có kế hoạch chủ động chuẩn bị ngay từ đầu
năm học.
Giáo viên bộ môn lập kế hoạch dạy học trên cơ sở kế hoạch công tác chung của nhà
trường và tổ chuyên môn để có sự thống nhất, đồng bộ trong giảng dạy. Cụ thể:
.2.1.1. Về phía nhà trường và tổ chuyên môn:
- Phân công giảng dạy: là những giáo viên có trách nhiệm và năng lực, tâm huyết trong
việc giảng dạy và ôn tập khối 12.
- Nhà trường đã có kế hoạch đưa tiết bám sát vào chương trình từ đầu năm: 1 tiết/ tuần
(đặc điểm của trường là hệ công lập- chính, có nửa công lập. Ở những lớp nửa cộng lập,
nhà trường có đưa tiết bám sát vào. Ở những lớp công lập không có tiết bám sát, nhà
trường có bố trí thời gian dạy phụ đạo; nếu không có tiết phụ đạo, giáo viên bộ môn
có kế hoạch điều động học sinh đi dạy bổ sung kiến thức, không thu tiền )
- Học sinh khối 12 học văn hóa sớm từ trong hè, đến cuối tháng 3 là hết chương trình.
Khi có thông báo của Bộ Giáo dục Đào tạo về các môn thi tốt nghiệp, nhà
trường tiến hành xếp lịch ôn tập môn Ngữ Văn 4 tiết/ tuần (tháng 4, tháng 5 với thời
gian từ 7 - 8 tuần).
- Nhóm bộ môn thảo luận, lập kế hoạch và thống nhất nội dung dạy học ôn thi tốt nghiệp
trong từng tuần cho toàn khối; đề ra nội dung cụ thể cho từng tuần trong kế hoạch hướng
đến việc ôn thi tốt nghiệp. Trong quá trình ôn tập thi tốt nghiệp, tiến hành ôn chương
trình học kì II trước, sau đó quay lại ôn tiếp chương trình học kì I.
2.1.1.2.Về phía giáo viên bộ môn:
-Ngay từ đầu năm, tôi đã giới thiệu đến học sinh cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT để các
em làm quen, chủ động về kiến thức và có cách giải quyết đề bài hiệu qủa nhất. Cụ thể:
Đề thi tốt nghiệp THPT thường có hai phần với 3 câu hỏi: A-Phần chung (5,0 đ):
1-Câu hỏi giáo khoa (2,0 điểm): tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác
phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
2
-Đề nghị luận xã hội (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức hiểu biết về xã hội và đời
sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ) với hai dạng đề: Nghị luận về
một tư tưởng, đạo lí hoặc nghị luận về một hiện tượng đời sống.
B-Phần riêng (5,0 đ):
3
-Đề nghị luận văn học (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học
để viết bài nghị luận văn học, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn
thơ hoặc một tác phẩm văn xuôi (đặt mỗi tác phẩm trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể).
Gồm:
a-Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
b-
Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
Trong quá trình học trên lớp, học sinh cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản
của môn học một cách đầy đủ, có hệ thống (theo Phân phối chương trình của Bộ Giáo
Dục - Đào tạo) thông qua sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.
+ Đối với tác phẩm thơ: học sinh cần nắm vững giá trị nội dung, tư tưởng (ý ghĩa
văn bản) và những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ hoặc bài thơ.
+ Đối với tác phẩm văn xuôi: học sinh cần nắm chắc tóm tắt tác phẩm; tìm các chi tiết,
sự việc, tình huống tiêu biểu để làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu, phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học.
- Tôi tiến hành thực hiện giải pháp theo tiến trình sau:
+ Trong quá trình dạy học.
+ Trong khi dạy tiết bám sát.
+ Trong quá trình ôn tập thi tốt nghiệp
2.2.2. Thời gian tạo ra giải pháp: tôi dã tiến hành nghiên cứu đề tài này từ năm học
2004 – 2005.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Mục tiêu đề tài: hướng dẫn học sinh lớp 12 có cách học – ôn tập kiến thức và những
kĩ năng cơ bản cần thiết để phục vụ có hiệu quả cho kì thi tốt nghiệp Trung học phổ
thông môn Ngữ Văn
II.
Mô tả giải pháp của đề tài
2.1. Thuyết minh tính mới
2.1.1. Trong quá trình dạy học:
-Giáo viên có kế hoạch tổ chức kiểm tra bài cũ trước khi học bài mới để biết được mức
độ thu nhận và khả năng vận dụng, tái hiện kiến thức của học sinh. Chú ý trọng tâm
kiến thức cơ bản của từng bài, từng phần. Từ đó, rút kinh nghiệm kịp thời ở cả giáo
viên và học sinh để có được kết quả tốt nhất.
- Sau mỗi bài học, tôi đã đưa ra những câu hỏi và đề bài cụ thể với các dạng đề
thường gặp cùng một đề bài tiêu biểu có dàn ý , để các em có thể tham khảo và làm quen
dần, tránh tâm lí lạ lẫm, hoang mang khi thi. Cần có hướng dẫn phương pháp học – ôn
trong thời gian các em ở nhà có hiệu quả.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, trọng tâm với cấu trúc đề thi tốt nghiệp, cụ thể
các bài trong chương trình SGK 12 như sau:
VĂN HỌC VIỆT NAM
1/ Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX: (dạng
câu 2.0đ)
-Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975?
-Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của Văn họcViệt Nam từ Cách mạng
tháng Tám năm 1945 – 1975?
-Những đặc điểm cơ bản của Văn họcViệt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 –
1975?
GV: Trần Thị Kim Nga – Trường THPT Lý Tự
-Những thành tựu và hạn chế của VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 – 1975?
-Những nét mới của chủ nghĩa nhân đạo trong Văn họcViệt Nam từ 1945 – 1975?
-Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá từ 1975 - hết TK XX?
-Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của Văn học Việt Nam từ 1975 - hết
TK XX?
2/ Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh: dạng câu 2.0đ
a. Phần tác giả: cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ
thuật.
b. Phần tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác?
- Trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn
những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?
GV: Trần Thị Kim Nga – Trường THPT Lý Tự
- Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử trọng đại của bản “Tuyên ngôn độc lập”?
- Giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản “Tuyên ngôn độc lập”?
- Ý nghĩa văn bản?
3/ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng)
(Văn bản nghị luận) (dạng câu 2.0đ)
-Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Phạm Văn Đồng.
-Những luận điểm chính của bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng ....?
-Mục đích sáng tác và nội dung của bài nghị luận?
-Cách nhìn mới mẻ của tác giả Phạm Văn Đồng về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu?
-Ý nghĩa văn bản?
4/ Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô-phi An-nan) (Văn
bản nhật dụng nước ngoài) (dạng câu 2.0đ)
-Khái quát về tác giả Cô-phi An-nan.
-Hoàn cảnh sáng tác “Thông điệp nhân ngày thế giới ...?
-Giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản trên?
-Nêu nhận thức về tầm q/trọng và t/chất cấp thiết của việc phòng chống AIDS trên thế
giới qua bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS …” - Cô-phi An-nan?
5/ Tây Tiến – Quang Dũng:
a. Dạng câu 2.0đ
-Những hiểu biết về tác giả Quang Dũng?
-Hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề bài thơ “Tây Tiến”? Hoàn cảnh sáng tác giúp
hiểu thêm gì về nội dung bài thơ?
-Nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật bài thơ “Tây Tiến”?
-Ý nghĩa của hai câu thơ bất kì trong bài thơ?
b. Dạng câu 5.0đ
-Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong một đoạn thơ bất kì của bài thơ.
Đề bài và dàn ý tham khảo: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của
Quang Dũng:
a-Mở bài:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng
qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
- Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và hoàn cảnh ra đời bài thơ “Tây Tiến”.
-Giới thiệu khái quát về bài thơ “Tây Tiến”, vị trí và nội dung đoạn trích: đoạn thơ thuộc
khổ thứ 3 của bài thơ, thể hiện chân dung đoàn binh Tây Tiến cùng sự hy sinh anh
dũng của họ.
b-
Thân bài:
-Qua bốn câu thơ đầu, chân dung người lính Tây Tiến hiện lên hào hùng, lẫm liệt, bi
tráng: đầu không mọc tóc; xanh màu lá, dữ oai hùm … thể hiện vẻ ngang tàng, xem
thường gian khổ, thiếu thốn của người lính nhưng vẫn toát lên vẻ hào hùng, mạnh mẽ.
-Người lính Tây Tiến có tâm hồn mơ mộng, lãng mạn. Họ mộng tiêu diệt quân thù,
bảo vệ biên cương, lập nên chiến công, nêu cao truyền thống anh hùng của đoàn binh
Tây Tiến. Họ vẫn có những giấc mơ đẹp hướng về các cô gái Hà thành.
-Bốn câu sau: vẻ đẹp bi tráng trong sự hy sinh anh dũng, dù phải đối mặt với cái chết
thường xuyên nhưng họ vẫn không lùi bước vì đã tâm niệm và ý thức sâu sắc về ý nghĩa
của sự hy sinh.
-Qua hình ảnh các tráng sĩ thời cổ, tác giả muốn thể hiện lời thề của các chiến sĩ Tây
Tiến: cái chết vốn là hiện thực ngiệt ngã nhất (cái bi) nhưng qua bút pháp lãng mạn đã
trở thành bi tráng: “Áo bào thay chiếu anh về đất”.
-Tác giả dùng cách nói đậm màu sắc cổ điển để diễn tả vẻ anh hùng, cái chết bi tráng
của người lính Tây Tiến. Hi sinh là họ đã trở về với đất mẹ, trong lòng Tổ quốc. Con
sông Mã cũng đã tấu lên khúc tráng ca đưa tiễn linh hồn họ.
-Nghệ thuật: thể thơ 7 chữ hiện đại, bút pháp lãng mạn, nghệ thuật ẩn dụ, dùng từ Hán
Việt …
c-Kết bài:
-Đánh giá chung về nét đặc sắc của đoạn thơ: độc đáo, kết hợp khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn.
-Tác giả đã thành công khi khắc họa một tượng đài bất tử về những người lính vô danh
của một thời đánh giặc không thể nào quên.
6/ Tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc (trích):
a. Dạng câu 2.0đ
-Những yếu tố nào trong cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu có ảnh hưởng đến phong cách
nghệ thuật của ông?
-Trình bày tên, thời gian sáng tác, nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong chặng
đường sáng tác thơ của Tố Hữu?
- Những nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
- Hoàn cảnh sáng tác, đặc sắc nội dung và nghệ thuật bài thơ “Việt Bắc”?
- Những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc”?
- Ý nghĩa văn bản?
b. Dạng câu 5.0đ
- Phân tích (cảm nhận) một đoạn thơ bất kì trong bài thơ Việt Bắc (trích)
Đề bài và dàn ý tham khảo: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của
Tố Hữu:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
a-Mở bài:
- Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời và nội dung bài thơ “Việt Bắc”.
- Giới thiệu vị trí đoạn trích: đoạn thơ gồm 10 câu, ghi lại nỗi nhớ của nhà thơ và cũng là
của người cán bộ kháng chiến về xuôi đối với cảnh và người Việt Bắc (bức tranh tứ
bình).
b-
Thân bài:
-Mở đầu đoạn thơ là câu hỏi của người ra đi:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
-Hai câu thơ mở đầu thể hiện rõ chủ đề đoạn thơ: đó là hoa và người Việt Bắc. Hai hình
ảnh soi chiếu vào nhau làm nổi bật vẻ đẹp của Việt Bắc.
-Tám câu còn lại chia thành 4 cặp lục bát, dựng lên bốn bức tranh đẹp về cảnh và người
Việt Bắc.
+Mùa đông: trên màu xanh mênh mông của núi rừng là hoa chuối đỏ tươi. Màu đỏ tươi
như ngọn lửa làm cho rừng xanh trở nên sống động, ấm áp hơn.Nổi bật trên đèo cao là
hình ảnh người đi rừng, ánh nắng phản chiếu trên con dao gài thắt lưng tạo nên những
tia sáng lấp lánh. Người và hoa tạo nên điểm sáng, ấm cho núi rừng.
+Mùa xuân: màu trắng tinh khiết của hoa mơ phủ trắng núi rừng. Trên nền đó hiện
lên hình ảnh con người với công việc, động tác khéo léo, tỉ mỉ: chuốt từng sợi giang.
Người và cảnh gợi lên chất thơ.
+Mùa hè: tiếng ve làm cho rừng phách đồng loạt ngả sang màu vàng. Rừng núi mùa hè
được tô điểm
Thêm một hình ảnh gợi cảm của cô gái hái măng một mình giữa tiếng nhạc ve ngân
vang.
+Mùa thu: ánh trăng thu làm khung cảnh núi rừng trở nên huyền ảo, thanh bình. Trong
khung cảnh ấy, vang lên tiếng hát ân tình thủy chung.
-Nghệ thuật: âm hưởng chung của đoạn thơ là nỗi nhớ thương tha thiết. Nhịp thơ lục
bát nhịp nhàng, uyển chuyển, bâng khuâng, êm đềm như khúc hát ru. Đoạn thơ giàu tính
tạo hình, giàu âm hưởng, cấu trúc hài hòa, cân đối.
+Hình ảnh thiên nhiên luôn gắn với sinh hoạt con người, cứ một câu tả cảnh lại một
câu tả người. Thủ pháp song hành làm cho cảnh không có vẻ hoang dã mà thân thiết
với con người. Cảnh Việt Bắc được miêu tả đa dạng, sinh động, vừa hùng vĩ vừa nên
thơ. Sinh hoạt của con người qua hoài niệm của tác giả là cuộc sống lao động rất đặc
trưng của con người Việt Bắc: đi rừng, đan nón, hái măng. Chú ý điều này ta mới thấy
được hết sự gắn bó của tác giả nói riêng, con người kháng chiến nói chung với thiên
nhiên và con người Việt Bắc. Nó thể hiện những
rung động chân thật, thắm thiết của nhà thơ và cũng là của người ra đi đối với quê
hương Việt Bắc.
c-Kết bài:
-Đoạn thơ mang vẻ đẹp của một bức tranh tứ bình đặc sắc, đậm đà phong vị dân tộc.
Mỗi mùa có một nét đẹp riêng dào dạt sức sống: màu xanh của núi rừng Việt Bắc; màu
đỏ tươi của hoa chuối, màu trắng của hoa mơ, màu vàng của rừng phách, màu ánh trăng
xanh hòa bình …
-Con người Việt Bắc thể hiện những phẩm chất tốt đẹp: cần cù lao động, làm chủ thiên
nhiên và làm chủ cuộc đời trong lao động, kiên nhẫn, khéo léo, tài hoa, trẻ trung, lạc
quan, yêu đời, ân tình thủy chung với cách mạng và kháng chiến.
7/ Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm:
a. Dạng câu 2.0đ
-Giới thiệu khái quát về tác giả và phong cách sáng tác?
-Hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích?
-Đề tài Đất Nước?
-Những phát hiện và cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước?
-Về giá trị nội dung và nghệ thuật ý nghĩa văn bản của đoạn trích “Đất nước”?
b. Dạng câu 5.0đ
- Phân tích(cảm nhận) một đoạn thơ bất kì trong đoạn trích (ví dụ một số đoạn cụ thể)
Đề bài và dàn ý tham khảo: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất
Nước” (trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm):
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xưa mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng
trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó ...
a-Mở bài:
-Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
-Nội dung đoạn trích: thể hiện cảm nhận của tác giả về Đất Nước qua những điều rất
bình dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
b-
Thân bài:
-Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận và lý giải của tác giả về đất nước ở phương diện lịch
sử - văn hóa:
+Đất Nước có từ ngàn xưa, qua những câu chuyện kể của mẹ.
+Đất Nước gắn với bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc, gắn với những phong tục tập
quán lâu đời:
Miếng trầu bà ăn.
Tóc mẹ bới sau đầu.
Cái kèo cái cột trong nhà ...
+Đất nước lớn lên trong đau thương vất vả cùng những cuộc trường chinh không nghỉ
của con người:
Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm gắn với hình ảnh cây tre - biểu tượng
cho sức sống bất diệt của dân tộc.
Những sự vất vả, gian nan của cha mẹ: hạt gạo ta ăn hàng ngày …
+Đất nước gắn với truyền thống đạo lí, những con người sống ân nghĩa, thủy chung:
cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn …
Đoạn thơ đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian. Cùng với những hình ảnh giàu sức
gợi cảm, đoạn thơ đã gợi được chiều sâu của không gian, thời gian của lịch sử và văn
hóa gắn với những thăng trầm của dân tộc.
-Thể thơ tự do, giọng thơ tâm tình tha thiết, trầm lắng, trang nghiêm. Sử dụng nhiều
thủ pháp nghệ thuật: ca dao, điệp từ, ngôn ngữ giản dị, quen thuộc …
c-Kết bài:
-Đánh giá chung về tác giả và tác phẩm: đoạn trích thể hiện cảm nhận của tác giả về
Đất Nước qua những điều rất bình dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
-Có sự thành công khi kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: chất liệu văn hóa dân gian
... thể hiện tình yêu đất nước chân thật, sâu sắc.
8/ Sóng - Xuân Quỳnh:
a. Dạng câu 2.0đ
-Những hiểu biết của em về cuộc đời và đặc điểm thơ Xuân Quỳnh?
-Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Sóng”?
-Vì sao nhà thơ lại đặt tên bài thơ là Sóng?
-Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Tâm hồn người phụ nữ đó có
đặc điểm gì?
-Đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản?
b. Dạng câu 5.0đ: Phân tích(cảm nhận) từ hai khổ thơ trở lên bất kì trong bài thơ
Đề bài và dàn ý tham khảo: Phân tích đoạn thơ sau (trích Sóng – Xuân Quỳnh)
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể
-Đoạn trích là hai khổ đầu của bài thơ, thể hiện tâm hồn, nỗi niềm của người con gái
đang yêu về một tình yêu rộng lớn, cao đẹp.
*Khổ thứ nhất:
-Mở đầu là hình ảnh con sóng đối lập trong trạng thái: dữ dội - dịu êm; ồn ào - lặng
lẽ. Những đặc tính này của sóng cũng chính là những cung bậc tình cảm trong tâm hồn
của người phụ nữ đang yêu.
-Hai câu sau: hình ảnh con sóng muốn vượt ra khỏi mọi giới hạn chật chội của sông
để tìm ra biển lớn gợi liên tưởng đến tình yêu của con người: luôn khao khát vươn tới sự
lớn lao đích thực.
*Khổ thứ hai:
-Nỗi khát khao tình yêu trong trái tim con người như những con sóng biển, đã có từ
ngàn xưa và sẽ tồn tại mãi với muôn đời.
-Đứng trước sự bất diệt của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến sự bất diệt của khát
vọng tình yêu trong trái tim tuổi trẻ.
-Nghệ thuật:
+Thể thơ 5 chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.
+Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết. c-Kết bài:
-Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình
yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn
của đời người.
9/ Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo:
a. Dạng câu 2.0đ
-Một vài nét tiêu biểu về tiểu sử, đặc điểm phong cách thơ Thanh Thảo?
-Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ?
-Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ?
-Những đặc sắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
-Ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn ghi-ta trong bài thơ và sự sáng tạo mới mẻ của Thanh
Thảo?
-Mạch cảm xúc của bài thơ và ý nghĩa văn bản?
b. Dạng câu 5.0đ: Phân tích(cảm nhận) từ hai khổ thơ trở lên bất kì trong bài thơ
Đề bài và dàn ý tham khảo: Phân tích đoạn thơ sau (trích “Đàn ghita của Lor- ca” Thanh Thảo):
những tiếng đàn bọt nước
Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
-Tiếng đàn là âm thanh được gắn kết với những cảm nhận về thị giác (bọt nước)
sức mạnh tiềm ẩn trong tiếng đàn, tiếng lòng trong thi ca của Lor-ca.
-Lila: tiếng nhạc, cũng là tên của loài hoa tử đinh hương với sắc tím mê hoặc.
-Lor-ca được miêu tả trên cái phông nền văn hóa đậm chất Tây Ban Nha: một con người
cô đơn trên hành trình đấu tranh nhưng đầy kiêu hãnh đến với cái đẹp, đến với tự do,
với những cách tân nghệ thuật.
-Các hình ảnh có giá trị tượng trưng cho âm nhạc, cho đất nước Tây Ban Nha: quê hương
của đàn ghita, quê hương của môn đấu bò tót gợi liên tưởng đến đất nước Tây Ban
Nha thời Lor-ca như một đấu trường lớn giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với nền
nghệ thuật đã già cỗi; giữa khát vọng tự do dân chủ với nền chính trị độc tài phát xít.
-Nghệ thuật:
+Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.
+Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi. Kết hợp nhuần nhuyễn tự sự và trữ tình: giữa
thơ và nhạc, giữa lãng mạn trữ tình và bi tráng … để diễn tả cảm xúc.
+Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi
hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
+Giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng
trưng, siêu thực.
a-Kết bài:
-Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca, một nhà thơ, nhà cách tân
nghệ thuật vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
9/ Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân:
a. Dạng câu 2.0đ
-Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác tùy bút “Người lái đò sông Đà”?
-Đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản?
-Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tùy bút “Người lái đò sông Đà.”?
b. Dạng câu 5.0đ:
- Phân tích (cảm nhận) hình tượng con sông Đà.
- Phân tích (cảm nhận) hình tượng người lái đò sông Đà.
Đề bài và dàn ý tham khảo: Cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Đà qua tùy bút
“Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân.
a-Giới thiệu chung:
-Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của
Nguyễn Tuân, in trong tập “Sông Đà” (1960). Ở tùy bút này, nhà văn đã xây dựng được
hai hình tượng đáng nhớ là con sông Đà và người lái đò - hai hình tượng mang đậm
phong cách Nguyễn Tuân, để lại cho độc giả những ấn tượng mạnh mẽ. b-Cảm nhận về
vẻ đẹp của dòng sông Đà:
-Sông Đà là một dòng sông hùng vĩ, rất dài và có nhiều thác ... một sinh thể có tâm
hồn, tính cách thể hiện rõ nét: sự hung bạo và trữ tình.
Sông Đà – con sông Tây Bắc hung bạo:
-Vách đá: dựng đứng, rất cao, hẹp & tối “dựng vách thành, đúng ngọ mới thấy mặt trời,
chẹt lấy lòng sông Đà như một cái yết hầu” ...
-Ghềnh sông với sự hợp sức của gió, của sóng và của đá: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng
xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm” ...
-Cái hút nước: có những hút nước xoáy sâu sẵn sàng lôi tuột mọi con thuyền dám bén
mảng đến tận đáy sông ...
-Thác nước: âm thanh gầm réo dữ tợn như một sinh thể mang tính cách dữ tợn: “nó
rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng” ...
-Thạch trận trên sông mang “diện mạo và tâm địa như một kẻ thù số một” ...
+Vòng vây thứ nhất: trùng vi thạch trận có bốn cửa tử, một cửa sinh ..
+Vòng vây thứ hai: tăng thêm nhiều cửa tử ...
+Vòng vây thứ ba: bên phải, bên trái đều là luồng chết ...
-Vẻ đẹp hung bạo, sức mạnh huyền bí của sông Đà hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau.
Đây chính là tiềm năng lớn của dòng sông khi nó được chinh phục.
Sông Đà – con sông Tây Bắc trữ tình:
-Đẹp trong dáng vẻ của 1 người đàn bà kiều diễm: “con sông Đà tuôn dài ...
nương xuân” ...
-Sông Đà lấp lánh sinh động với sắc nước biến đổi kỳ ảo theo mùa: mùa xuân dòng
xanh màu ngọc bích, mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ ...
-Sông Đà với bãi bờ yên ả, hiền lành, nguyên sơ với cảnh ven sông lặng như tờ ... Bờ
sông hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa ...
-H/ảnh trong sáng, gợi cảm lạ thường, như “lững lờ nhớ thương”, như “gặp lại cố nhân”
...
* Đánh giá chung: những nét độc đáo trong nghệ thuật khắc họa hình tượng con sông
Đà của Nguyễn Tuân.
-Nguyễn Tuân khám phá sự vật ở phương diện văn hóa - thẩm mỹ. Con sông Đà là hiện
thân của cái Đẹp. Đẹp trong sự dữ dội và đẹp trong vẻ nên thơ, yên bình.
-Nguyễn Tuân tô đậm những gì thật dữ dội, phi thường, mãnh liệt, xuất chúng nên việc
miêu tả con sông Đà trong trạng thái đối lập đã tạo nên một ấn tượng khó quên trong
lòng người đọc.
-Sử dụng vốn ngôn ngữ giàu có, độc đáo, câu văn linh hoạt, biến ảo, trí tưởng tượng
phong phú ...
-Tác giả đã vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau ...
10/ Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích - Hoàng Phủ Ngọc Tường):
a. Dạng câu 2.0đ
-Giới thiệu khái quát về tác giả và nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật?
- Giải thích ý nghĩa nhan đề?
-Giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản?
-Những nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài bút ký “Ai
đã đặt tên cho dòng sông.”?
-Chọn bất kì chi tiết nào trong văn bản và hỏi về ý nghĩa.
b. Dạng câu 5.0đ: Phân tích(cảm nhận) vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác
phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề bài và dàn ý tham khảo: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác
phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
-Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
-Nêu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong TP “Ai đã đặt tên cho
dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
+Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông Hương là một công trình nghệ
thuật tuyệt vời của tạo hóa.
+Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hóa: sông Hương là dòng sông của âm nhạc, thi ca.
+Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của những chiến công
hiển hách.
+Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương đẹp như một thiếu nữ Huế tài
hoa, dịu dàng, đa tình … Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi gắn liền với cái
tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường: tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng
lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên xứ Huế.
-Đánh giá chung về gía trị của hình tượng.
*LƯU Ý:
-Có thể bám theo bố cục tác phẩm để phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương
qua từng đoạn: ở thượng nguồn, qua đồng bằng Châu Hóa, qua kinh thành Huế …
nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản trên.
11/ Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài:
a. Dạng câu 2.0đ
-Những hiểu biết của em về tiểu sử, phong cách sáng tác của tác giả Tô Hoài?
-Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ?
-Đặc sắc giá trị nội dung (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo), giá trị nghệ thuật, ý nghĩa
văn bản?
- Chọn bất kì chi tiết nào trong văn bản và hỏi về ý nghĩa.
b. Dạng câu 5.0đ:
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.
- Phân tích nhân vật Mị để làm nổi bật giá trị nhân đạo của truyện.
- phân tích nhân vật APhủ để làm nổi bật giá trị nhân đạo của truyện.
- Phân tích giá trị nhân đạo của truyện.
Đề bài và dàn ý tham khảo: Phân tích diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Mị
trong đêm tình mùa xuân và đặc biệt trong đêm Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ (trích
“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài).
a-Mở bài:
-Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật Mị:
+“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn rút từ tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài. Đây là
truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và thành công về phương diện nghệ thuật.
+Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm thể hiện tập trung trong hình tượng nhân
vật Mị, qua diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân,
đặc biệt trong đêm Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ.
b-
Thân bài:
-Mị là cô gái người Mèo trẻ, đẹp; có đủ phẩm chất để được sống hạnh phúc. Nhưng
vì nhà nghèo, bố mẹ Mị không trả nổi món nợ tiền vay của nhà thống lí Pá
Tra nên Mị phải trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí. Ý thức được cuộc sống tủi
nhục, khát vọng sống tự do nên Mị định tự tử. Nhưng vì thương bố, Mị lại không
đành lòng chết, chấp nhận tiếp tục cuộc sống trâu ngựa ở nhà thống lí.
Mùa xuân đến:
-Tâm trạng Mị náo nức khi những đêm tình mùa xuân đã tới. Mùa xuân tươi đẹp đã tác
động đến tâm hồn tưởng như đã khô héo của Mị.
-Mị bồi hồi lắng nghe tiếng sáo gọi bạn đi chơi.
-Mị uống rượu để quên đi tất cả. Mị say và sống lại thời quá khứ tươi đẹp.
-Mị đột nhiên vui sướng và nhận ra mình còn trẻ lắm. Sống với A Sử, Mị chỉ là nô lệ,
không hề có tình yêu, hạnh phúc Mị muốn đi chơi. Mị bỏ thêm mỡ vào đĩa đèn,
quấn lại tóc, lấy váy hoa ... bước theo tiếng sáo gọi bạn tình.
Trước cảnh A Phủ bị trói:
-Ban đầu, Mị dửng dưng, vô cảm vì cảnh trói người đến chết đã từng xảy ra ở nhà thống
lý.
-Sau đó, Mị có sự đồng cảm, thương người: khi thấy dòng nước mắt bò xuống hai hõm
má đã xám đen lại của A Phủ, Mị nhớ lại cảnh mình đã từng bị trói đứng như thế.
Thương mình, đồng cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị nhận ra tội ác của bọn thống lý
“chúng nó thật độc ác”.
-Sức mạnh của tình thương người cùng với niềm khao khát tự do trỗi dậy mãnh liệt.
Khi tình thế bức bách, Mị quyết định hành động thật táo bạo: cắt dây cởi trói cho A
Phủ, đồng thời cũng là tự cứu mình thoát khỏi thần quyền, cường quyền.
Đặc điểm tính cách của nhân vật Mị:
-Mị trở thành nạn nhân đau thương, khốn cùng trong nhà thống lý nhưng vẫn tiềm ẩn
một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt để chống lại cường quyền và thần quyền
đây là sức sống của một con người có nhân phẩm, giàu lòng nhân ái và luôn khao
khát tự do.
-Tâm lý và hành động của Mị phát triển từ tự phát đến tự giác, khẳng định sức sống
tiềm ẩn của nhân dân Tây Bắc: ham sống, khao khát tự do, có tình người cao đẹp giữa
những người cùng chung số phận, phản kháng lại số phận để cứu người và cũng là tự
cứu mình.
Đặc sắc về nghệ thuật:
-Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị, tiêu biểu cho số phận của người phụ
nữ nghèo miền núi dưới chế độ phong kiến - thực dân.
-Với những chi tiết gợi cảm, nghệ thuật tương phản, dùng cảnh tả tâm trạng ... tác giả đã
thể hiện được qúa trình diễn biến tâm lý, hành động và sức sống tiềm ẩn của Mị chân
thật, sinh động, tinh tế, gây ấn tượng mạnh.
c-Kết bài:
-Nhân vật Mị thể hiện tài năng nghệ thuật và tấm lòng của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn đặc sắc có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
-Tác phẩm là thành tựu của văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đánh dấu sự
trưởng thành của tác giả về đề tài miền núi.
12/ Vợ nhặt – Kim Lân:
a. Dạng câu 2.0đ
-Giới thiệu khái quát về tác giả, phong cách nghệ thuật?
-Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm?
-Ý nghĩa nhan đề?
-Về tình huống độc đáo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân?
-Giá trị nội dung (hiện thực, nhân đạo), giá trị nghệ thuật?
-Ý nghĩa văn bản?
-Chọn bất kì chi tiết nào trong văn bản và hỏi về ý nghĩa.
b. Dạng câu 5.0đ
- Phân tích một trong ba nhân vật: a) bà cụ Tứ
b) Tràng
c) “thị”
để làm sáng tỏ ý của nhà văn Kim Lân khi viết truyện: “...khi người ta đói, người ta
không nghĩ đến con đuờng chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống...”
- Phân tích tình huống truyện.
- Phân tích giá trị nhân đạo của truyện.
- Kim Lân đã dựng lên mộc cách chân thực, cảm động hình ảnh của một bà mẹ nghèo
trong nạn đói năm 1945. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ để làm rõ ý đó.
Đề bài và dàn ý tham khảo: Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào
cuộc sống của các nhân vật: Tràng, bà cụ Tứ và người đàn bà vợ nhặt trong truyện
ngắn “Vợ nhặt” - Kim Lân.
a-Mở bài:
-Kim Lân từng sáng tác trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nhưng từ sau năm 1945
ông mới thực sự có vị trí trong nền văn học Việt Nam. Ông viết không nhiều nhưng đã
đạt những thành công đáng kể, đặc biệt là những sáng tác về đề tài nông thôn.
-Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân in trong tập “Con chó xấu xí” (1962) là tác phẩm
đặc sắc viết về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu. Trên cái nền tăm tối ấy, nhà văn đã
miêu tả cảnh ngộ của những con người nghèo khổ ở xóm ngụ cư với cái nhìn nhân hậu,
phát hiện ở họ vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống.
b-
Thân bài: Phân tích cụ thể
-“Vợ nhặt” tái hiện một bức tranh cuộc sống rất bi thảm. Nạn đói hoành hành dữ dội,
người chết như ngả rạ, người sống thì lay lắt bên bờ vực thẳm. Thế nhưng, qua các nhân
vật chính trong tác phẩm, tác giả lại cho ta thấy: ngay trong hoàn cảnh khốn cùng
nhất, những con người này vẫn không mất đi những nét đẹp vốn có của họ.
Tràng:
-Thái độ của Tràng đối với người đàn bà đói rách là biểu hiện của tình người đẹp đẽ
trong một hoàn cảnh đói nghèo cùng quẫn: cưu mang người cùng cảnh ngộ (chi tiết
Tràng mời người đàn bà một bữa bánh đúc rồi chấp nhận việc chị ta theo mình dù cảm
thấy hơi “chợn”) nảy sinh những tình cảm mới mẻ, những cảm giác lạ lùng (các chi tiết:
trên đường về, Tràng nhận thấy tình nghĩa đối với người đàn bà đi bên, bối rối trước
nỗi buồn của chị ta ...).
-Sau tình huống nhặt vợ, niềm hy vọng vào cuộc sống thể hiện rõ rệt ở Tràng: