Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề kiểm tra ngữ văn lớp 8 bài viết số 2, văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.8 KB, 5 trang )

Tiết 36,37 : Kiểm tra bài viết số 2 – Ngữ văn 8
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:HS biết vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để:
- Xác định được vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự , các
bước viết một đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảmvà thực hành viết một bài làm
bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
-Nắm được các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự và cách thức tạo
lập văn bản tự sự có yếu tố miêu tả , biểu cảm.
2.Kĩ năng:Biết vận dụng các kiến thức về văn bản tự sự có kết hợp các yếu tố miêu
tả và biểu cảm và tạo lập văn bản tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm..
3 Thái độ: - Tự giác làm bài.
-Bày tỏ tình cảm chân thành, trong sáng trong viết văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả
và biểu cảm.
B. Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề.
Nội dung
Nhận biết
-Vai trò của -Nhớ khái niệm
yếu tố miêu tả về văn tự sự,
trong văn bản thế nào là miêu
tự sự.
tả, thế nào là
-Vai trò của biểu cảm.
yếu tố biểu -Nhớ lại kiến
cảm trong văn thức về cách
tự sự.
lập một dàn ý.
-Đoạn văn tự
sự có yếu tố
miêu tả và biểu
cảm.
-Dàn ý bài văn


tự sự có yếu tố
miêu tả và biểu
cảm.
C.Câu hỏi minh họa.

Thông hiểu
- Chỉ ra được
các câu văn, từ
ngữ miêu tả
trong một bài
văn tự sự.
- Chỉ ra được
các câu văn, từ
ngữ biểu cảm
trong một bài
văn tự sự.
-Chỉ ra được
vai trò và ý
nghĩa của yếu
tố miêu tả, biểu
cảm trong bài
văn tự sự.

Vận dụng thấp
- Tìm một số
đoạn văn tự sự
trong các văn
bản đã học có
sử dụng yếu tố
miêu tả, biểu

cảm, phân tích
được giá trị
cuarc ác yếu tố
đó.
-Viết đoạn văn
tự sự có sử
dụng yếu tố
miêu tả, biểu
cảm.

Vận dụng cao
- Kể sáng tạo
lại một số văn
bản tự sự có sử
dụng yếu tố
miêu tả, biểu
cảm.

Mức độ –Chủ Nhận biết
đề
-Thế nào là văn
bản tự sự?
-Thế nào là văn
Những vấn đề bản miêu tả?
chung về văn -Thế nào là văn
bản và tạo lập bản biểu cảm?

Thông hiểu

Vận dụng thấp


Vận dụng cao

- Yếu tố miêu tả
có vai trò như
thế nào trong
văn bản tự sự?
-Yếu tố biểu
cảm có vai trò

-Hãy viết đoạn
văn kể lại giây
phút đầu tiên
khi em gặp lại
người thân sau
một thời gian

-Hãy đóng vai 1
người hàng xóm
của lão Hạc, kể
lại sự việc lão
Hạc sang nhà
ông giáo nói về


văn bản tự sự -Trong
đoạn
có yếu tố miêu văn “Mặt lão
tả, biểu cảm.
đột nhiên co

rúm lại.... hu
hu khóc”. Xác
định câu văn
có yếu tố miêu
tả, biểu cảm?
- Nêu các bước
viết đoạn văn
tự sự có yếu tố
miêu tả, biểu
cảm?

như thế nào
trong văn bản tự
sự?
-Trong
đoạn
văn sau: “Mẹ
tôi lấy và áo nâu
thấm... thơm tho
lạ thường”. Hãy
xác định câu, từ
ngữ miêu tả và
biểu cảm?, phân
tích giá trị của
các yếu tố đó?

xa cách?
- Hãy viết một
đoạn văn kể lại
giây phút bất

ngờ khi em
nhận
được
món quà đúng
vào ngày sinh
nhật?
- Hãy viết 1
đoạn văn kể lại
một việc tốt
mà em đã làm?

việc bán “ cậu
Vàng”?
- Hãy đóng vai
1 người hàng
xóm của nhà chị
Dậu,
chứng
kiến cảnh chị
Dậu đánh nhau
với cai lệ và kể
lại sự việc ấy.
- Hãy tưởng
tượng: Em nhập
vai chị Dậu kể
lại chuyện đánh
tên cai lệ?
-Hãy
tưởng
tượng: Em nhập

vai lão Hạc kể
lại chuyện bán
cậu vàng?
- Hãy kể về một
kỉ niệm tuổi thơ
khiến em xúc
động và nhớ
mãi?
-Sau khi về bên
bà, cô bé bán
diêm đã kể cho
bà nội nghe về
đêm giao thừa
cuối cùng của
mình ở trần
gian.Em
hãy
hình dung và kể
lại câu chuyện
xúc động ấy.

D. Thiết lập ma trận.
Tên chủ
đề

Nhận biết

TN
Yếu tố Các
miêu tả và bước

biểu cảm viết

TL

Thông hiểu
TN

TL

Vận dụng
Cấp độ thấp

Cấp độ cao
Viết
văn
bản tự sự có
yếu tố miêu


trong văn đoạn
bản tự sự
văn tự
sự có
yếu tố
miêu tả
& biểu
Số câu:
Số câu:
Số điểm:
1

Tỉ lệ :
Số
điểm:
2,0 đ
Tỉ lệ :
20%
Tổng
số Số câu:
câu:
1
Tổng
số Số
điểm:
điểm:
Tỉ lệ :


tả,
cảm.

biểu

Số câu: 1
Số điểm: 8
Tỉ lệ : 80%

Số câu: 1
Số điểm: 8
Tỉ lệ :80%


Số câu: 2
Số điểm:
10
Tỉ lệ:100%

Tỉ lệ :
20%
I- ĐỀ BÀI.
Câu 1. (2đ). Em hãy nêu các bước viết 1 đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và
biểu cảm.?
Câu2 : (8đ) . Sau khi về bên bà, cô bé bán diêm đã kể cho bà nội nghe về đêm giao
thừa cuối cùng của mình ở trần gian.Em hãy hình dung và kể lại câu chuyện xúc động
ấy.
II.HƯỚNG DẪN CHẤM.
Câu 1( 2đ ).
Bước 1: Lựa chọn sự việc chính.
Bước 2: Xác định ngôi kể.
Bước 3: Xác định thứ tự kể.
Bước 4 : Xác định yêu tố miêu tả và biểu cảm.
Bước 5 : Viết đoạn văn có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
-Mức tối đa:HS viết đúng cả 5 bước cho 2 đ .
-Mức chưa tối đa: viết được: 4 bước cho 1,5 đ ; 3 bước cho 1,0đ ,
2 bước cho 0,5đ.
-Mức không đạt: 1 bước 0 đ.
Câu 2 (8 đ) :
1.Về hình thức: ( 1,0 điểm)
-Mức tối đa:HS biết viết một văn bản tự sự đúng yêu cầu, có sử dụng ngôi kể phù hợp,
bố cục, trình bày, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp.
(1đ).



-Mức chưa tối đa:HS biết viết một văn bản tự sự đúng yêu cầu, bố cục, trình bày, chữ
viết chưa rõ ràng, còn mắc một vài lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp.(được 0,5đ).
-Mức không đạt: HS viết 1 văn bản tự sự không đúng yêu cầu, sử dụng ngôi kể không
phù hợp, sai ngữ pháp chính tả, bố cục.....
2. Lưu ý về diễn đạt: - HS phải kể chuyện một cách sáng tạo. Sự sáng tạo được thể
hiện ở chỗ câu chuyện được chính nhân vật cô bé bán diêm kể lại sau khi sự việc kết
thúc. Nội dung câu chuyện, do đó phải phải lược bỏ một số chi tiết phụ trong nguyên
bản, đồng thời phải bổ sung một số chi tiết miêu tả hoàn cảnh kể chuyện và tình cảm,
cảm xúc của người kể, người nghe.(HS biết sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm phù
hợp khi kể chuyện.)
- Cách kể cũng phải thay đổi cho phù hợp với đặc điểm của người kể ( cô bé) và phù
hợp với đối tượng nghe ( người bà), đồng thời cốt truyện vẫn phải được tôn trọng,
những tình tiết chính vẫn phải nổi rõ.
3. Về nội dung:(7đ). Bài viết có bố cục 3 phần, mỗi phần có nội dung cụ thể sau:
*Mở bài:(1,0đ).- Mức tối đa:- Dẫn dắt, tạo tình huống làm cơ sở cho cô bé bán diêm
kể chuyện.
-Mức chưa tối đa:- Dẫn dắt tình huống hợp lí nhưng chưa hay còn mắc lỗi diễn đạt....
(0,5đ).
-Mức không đạt: - Lạc đề hoặc mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa
ra hoặc không có mở bài.(0 đ).
*Thân bài: -Mức đạt (5đ).HS trình bày được nội dung lời kể của cô bé bán diêm phải
đạt được các ý cơ bản như sau:
- Đêm giao thừa, đói, rét, đầu trần, chân đất, dò dẫm trong bóng tối, không dám về nhà
vì cả ngày không bán được bao diêm nào, sợ bố đánh.
- Tưởng nhớ đến bà nội, không khí gia đình đầm ấm trong căn nhà xinh xắn năm xưa
và cái xó tối tăm, những lời mắng nhiếc chửi rủa trong hiện tại.
- Ngồi nép vào một góc tường , giữa hai ngôi nhà...rét buốt! Bật diêm để sưởi.
( HS kể được 5 lần quẹt diêm với 5 mộng tưởng)
+ Lần 1: tưởng chừng như đang được ngồi trước một lò sưởi với hơi nóng dịu dàng.

Diêm tắt, nghĩ đến người cha và những lời mắng chửi...
+Lần 2: chìm vào một cơn mộng đẹp với hình ảnh bàn ăn, ngỗng quay,...Diêm vụt tắt,
mộng tan, đêm tối dày đặc và lạnh lẽo.
+Lần 3: hiện ra cây thông nô- en trang trí lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp
lánh..., diêm tắt, nến bay lên thành những ngôi sao trên trời...
+Lần 4: nghĩ tới một ngôi sao đổi ngôi, nghĩ tới bà nội, thấy bà đang mỉm cười, gọi bà,
van xin thượng đế cho bay lên trời để được về với bà...Diêm tắt, ảo ảnh biến mất.
+ Lần 5: Tất cả các que diêm được bật lên, thấy bà to lớn và đẹp lão. Bà cầm lấy tay
cháu, Hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi...
-Mức chưa tối đa:+ 3 điểm đến 4 điểm: HS đạt được phần lớn các yêu cầu trên, ít mắc
lỗi về diễn đạt về chính tả hoặc về cách trình bày. Bài viết phải đủ ba phần rõ rệt.
+2 điểm đến dưới 3 điểm: Bài viết đạt được khoảng 50 % yêu cầu trên. Bài viết mắc
lỗi về diễn đạt, chính tả hoặc trình bày. Bài viết phải đủ ba phần rõ rệt.


+0,5 điểm đến dưới 1 điểm: Bài viết sơ sài, không sáng tạo, diễn đạt chưa tốt, ý tứ
không mạch lạc rõ ràng. Bài viết đủ ba phần.
-Mức không đạt:+ 0 điểm: Bài viết sai phương thức biểu biểu đạt, học sinh không làm
được bài.
* Kết bài:(1,0đ)- Kết thúc câu chuyện
- Mức tối đa.(1đ) +Có thể là tâm trạng và cảm xúc của cô bé xung quanh câu chuyện
vừa kể, khi được ở bên bà.
-Mức chưa tối đa(0,5 điểm): Kết bài đạt yêu cầu/ có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt
dùng từ.
-Không đạt(0 điểm): Lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa
ra hoặc không có kết bài.
*.Lưu ý : Giáo viên chấm bài linh hoạt, trân trọng những bài làm có tính sáng tạo .




×