Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

sáng kiến kinh nghiệm dạy văn biểu cảm(fon chữ chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.9 KB, 20 trang )

Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
A. phần mở đầu
. Lí do thực hiện chuyên đề
Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống, mà cuộc sống bao giờ cũng bề bộn và vô cùng
phong phú. Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng cuộc sống đã được nhà văn chọn lọc
phản ánh.Vì vậy môn văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng, nó là vũ khí
thanh tao đắc lực có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn tình cảm của con người, nó bồi đắp
cho con người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắc hơn. M.Goóc- Ki nói: ''Văn học
giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm
nảy nở con người khát vọng hướng tới chân lý". Văn học "chắp đôi cánh" để các em đến
với mọi thời đại văn minh, với mọi nền văn hoá, xây dựng trong các em niềm tin vào
cuộc sống, con người, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của
CHÂN, thiện, mỹ.
Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay
cái đẹp của văn học, kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh. Một giờ dạy
văn là phải tạo ra được những rung động thẩm mỹ sâu sắc khiến người ta say mê. Song
nhiệm vụ không kém phần quan trọng của giáo viên dạy văn ở trường THCS là rèn luyện
kỹ năng văn học cho học sinh. Thực ra không phải từ khi đến trường các em mới có cảm
xúc thẩm mỹ, mới có năng lực cảm thụ cái đẹp. Ngay từ thưở còn nằm trong nôi qua lời
ru của bà, của mẹ, lớn lên nghe hát, nghe ngâm thơ... Qua các nghệ thuật ấy các em đã
tiếp xúc với văn chương. Vì thế đến trường thông qua học tác phẩm văn chương những
cảm xúc thẩm mỹ của các em phải được uốn nắn, sửa chữa và bồi dưỡng, nâng lên thành
năng lực cảm thụ thẩm mỹ đúng đắn. Điều đó muốn khẳng định rằng bồi dưỡng học sinh
THCS không những là việc làm đúng đắn mà còn là công việc có tầm quan trọng trong
nhà trường phổ thông. Nó góp phần phát hiện bồi dưỡng để tiến tới đào tạo một phẩm
chất, một lực lượng lao động đặc biệt của xã hội, lao động sáng tạo nghệ thuật. Nó kích
thích cổ vũ mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu
dưỡng của học sinh nói chung. Nó còn là một việc làm thiết thực góp phần nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên .
Vậy làm thế nào để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt dược kết quả cao? Đây là
một công việc khó khăn đối với giáo viên dạy văn ở trường THCS. Thực tế cho thấy,


những đồng chí giáo viên được phân công phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự hết
sức lo lắng, trăn trở bởi họ đã bỏ ra nhiều công sức mà hiệu quả chưa cao, chất lượng đội
tuyển vẫn thấp. Là một giáo viên đã nhiều năm tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
tôi đã nắm bắt được tình hình này, tôi nhận thấy cần quan tâm tới công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi.
Một lý do nữa khiến tôi tham gia chuyên đề này là nhiều năm liên tục trở về đây tôi
được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9. Mặc dù kết quả chưa cao, song đó
cũng là một thành công bước đầu của tôi trong việc áp dụng những phương pháp, biện
pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi. Tôi mạnh dạn đưa ra để anh chị em đồng nghiệp
tham khảo, hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp anh chị em đồng
nghiệp tháo gỡ những vướng mắc về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS.

1
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm

. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi của chuyên đề
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác rất khó khăn và phức tạp. Vì vậy,
tôi tham gia chuyên đề này với mục đích tìm ra những giải pháp, hình thức bồi dưỡng
nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên. Làm tốt công tác này sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng
say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh nói chung .
2. Nhiệm vụ của chuyên đề
Chuyên d? này có ba nhiệm vụ sau :
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi
.

Nhiệm vụ 2: Tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS .
Nhiệm vụ : Một số biện pháp và cách thức thực hiện.
. Phạm vi thực hiện
* Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp
trong nhà trường THCS. Rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh phải là một quá trình được
thực hiện từ khi truyền thụ kiến thức đến khâu chấm chữa bài. Song do điều kiện thời
gian có hạn, ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp - Đó là: bàn về một số biện pháp,
hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể là rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm cho học
sinh.
* Đối tượng bồi dưỡng ở đây không phải là học sinh lớp chuyên, trường chuyên
mà là học sinh ở các trường đại trà.
4. Phương pháp thực hiện
Phương pháp chủ yếu khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm
thực tiễn giảng dạy hàng năm để đưa ra giải pháp chung: Trình bày cách thức tiến hành
cụ thể dạy kiểu bài Rèn luyện kĩ năng viết văn.
B. Nội dung
. Tầm quan trọng của việc bồi đưỡng HSG
Như đã nói ở trên, trước khi đến trường, các em được tiếp xúc với văn chương qua lời
ru của mẹ, của bà, qua đài, qua truyện tranh, qua truyền hình, sân khấu... Và sự xuất hiện
những em có năng khiếu văn chương từ trước tuổi tới trường cũng không phải là cá biệt.
Các em tới trường thật sự được đối diện với tác phẩm văn chương, đối diện với nhà văn
qua hình tượng nghệ thuật một cách có hướng dẫn. Học sinh THCS lại ở độ tuổi giàu cảm
xúc và trí tưởng tượng, sự cảm thụ tiếp nhận nghệ thuật đang chuyển từ cảm tính đến lý
tính. Đây là giai đoạn năng khiếu nghệ thuật nói chung, năng khiếu văn chương nói riêng
có cơ hội bộc lộ và phát triển đầy đủ và rõ rệt hơn. Tiếp xúc với tác phẩm văn chương các
em tự đặt mình trong cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật, cùng vui buồn, sướng khổ với
các nhân vật... Thế giới hình tượng, tiếng lòng của nghệ sĩ qua đó như khơi dậy, khích lệ
các em từ năng khiếu văn chương đến năng khiếu sáng tạo nói chung. Vì vậy, bồi dưỡng
học sinh giỏi là việc làm đúng đắn, cần thiết có tầm quan trọng trong các nhà trường
THCS.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS có ý nghĩa thật to lớn. Nó góp phần
đào tạo một lực lượng lao động đặc biệt của xã hội, lao động sáng tạo nghệ thuật. Nó phát

2
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
hiện ra những tài năng, nhân tài cho đất nước. Phát hiện và bồi dưỡng kịp thời năng lực
cảm thụ văn chương là thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn cao đẹp của chế độ ta, của các
nhà giáo. Và vì vậy nó kích thích cổ vũ ý thức, tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
Khác với môn học khác, trong dạy học tác phẩm văn chương, những học sinh có năng
khiếu thật sự, nhiều khi có những phát hiện về tác phẩm mà giáo viên không thể ngờ tới.
Vì vậy công tác này còn là việc làm thiết thực góp phần nâng cao ý thức và trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

. Tình hình bồi dưỡng HSG ở địa phương
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm phát hiện tài năng, nâng cao năng lực cảm thụ
văn chương cho học sinh.Vì vậy đây là công việc diễn ra thường xuyên hàng năm, là một
công tác trọng tâm ở các nhà trường. Song một khó khăn lớn đối với các nhà trường là tất
cả những học sinh có năng khiếu đều thích thi môn Tự nhiên số còn lại phần nhiều là học
sinh khá và trung bình. Vì vậy việc chọn học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng rất khó, số
lượng học sinh thì ít mà các môn thi lại nhiều. Mặt khác, do nhận thức của một số phụ
huynh lại không muốn cho con em mình tham gia đội tuyển Văn cho nên thường thì
những học sinh có năng khiếu cả về Tự nhiên và Xã hội thì các em lại không yêu thích và
ham mê học Văn. Và ngược lại, lại có những học sinh rất thích học văn nhưng lại không
có năng khiếu gì về văn chương. Điều này có ảnh hưởng không ít đến chất lượng của đội
tuyển Văn.

Một khó khăn nữa của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đó là vấn đề tài liệu, nhất là
phương pháp, hình thức bồi dưỡng. Kinh nhiệm thì chưa có là bao mà những bài viết,
những chuyên đề về vấn đề này còn quá ít. Chính từ những lý do này mà các giáo viên rất
lo lắng khi được phân công bồi dưỡng. Đây là một thực tế, nó đã giúp tôi nhận thức sâu
sắc hơn về công tác này.

. Phương thức thực hiện
Từ những vấn đề cơ sở nêu trên, nhóm chuyên môn trường THCS Quảng Tâm đã
thống nhất đưa ra phương thức Rèn luyện kĩ năng viết văn biểu cảm cho HS. Quá trình
rèn luyện được thực hiện theo các nội dung về kiểu bài Biểu cảm, mục đích là rèn luyện
từ kĩ năng nhận biết đến luyện tập - thực hành. Cách thức tiến hành được kết hợp giữa ôn
tập - củng cố kiến thức kết hợp với thực hành - luyện tập. Nội dung được trình bày với
những vấn đề sau:
- Đặc điểm cơ bản của văn biểu cảm
- Cách lập ý và lập dàn bài
- Cách diễn đạt
- Luyện tập - Thực hành
1. Đặc điểm cơ bản của văn biểu cảm
a, Mục đích của văn biểu cảm
Bài tập 1. Đọc kĩ và xác định phương thức biểu đạt của mỗi đoạn văn sau:

3
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
Đoạn văn 1.
Có một lần các cháu thiếu nhi đến thăm Bác. Chú bảo vệ bảo Bác rất bận, không

thể tiếp các cháu được. Bác biết chuyện liền ra đón các cháu vào. Bác trò chuyện vui vẻ,
dặn dò các cháu chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô,... Khi các
cháu ra về, Bác tiễn đến tận ngõ. Xe từ từ lăn bánh, ngoái lại nhìn, các cháu vẫn thấy
một cụ già hiền từ đứng nhìn theo và vẫy chào tạm biệt.
(Chuyện đời thường của Bác Hồ)
- Phương thức biểu đạt: Tự sự.
- Căn cứ xác định: Đoạn văn đã kể lại câu chuyện các cháu thiếu nhi đến thăm Bác Hồ.
Đoạn văn 2.
"Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ...". Trước mắt tôi hiện
lên hình ảnh Bác thật hiền từ như một ông Bụt vậy. Nhưng Bác không mặc áo dài thụng,
tay không chống gậy trúc mà là bộ quần áo kaki đã bạc màu, miệng tươi cười, tay cầm
đĩa kẹo để chia cho các cháu thiếu nhi. Hôm qua tôi được điểm mười nên tôi cũng được
Bác chia kẹo. Tôi háo hức mong chờ đến lượt mình. Chao ôi, ánh mắt Bác nhìn tôi mới
thật trìu mến và ấm áp làm sao! Tôi ngỡ như ông ngoại đang nhìn tôi vậy. i! Không lẽ
đây lại là một giấc mơ sao? Một giấc mơ kì diệu mà tôi ước nó sẽ không kết thúc".
(Bài làm của học sinh)
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Căn cứ xác định: Đoạn văn bộc lộ tình cảm, cảm xúc với Bác Hồ kính yêu.
Đoạn văn .
"Tôi đã một lần đến thăm ngôi nhà sàn - nơi Bác ở và làm việc. Bước qua hàng rào
râm bụt xanh mướt điểm những bông hoa đỏ tươi là một căn phòng nhỏ thật đơn sơ, giản
dị nhưng lại rất gọn gàng, sạch sẽ. Chiếc giường một, chiếc tủ nhỏ, chiếc đài con con đặt
ngay ngắn trên chiếc bàn làm việc. Một bình hoa huệ trắng tinh khiết toả hương man
mát, dìu dịu. Tôi có cảm giác dường như Bác đang đứng rất gần, rất gần đây mỉm cười
hiền hậu nhìn chúng tôi".
(Bài làm của học sinh)
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả
- Căn cứ xác định: Đoạn văn đã tái hiện, giúp hình dung cảnh ngôi nhà sàn của Bác.
* Mục đích của văn biểu cảm: Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người
đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

b. Các cách biểu cảm và phương tiện thể hiện
Bài tập: Hãy xác định trong đoạn văn biểu cảm ở bài tập 1, người viết đã biểu đạt cảm
xúc bằng những cách nào? Chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện các cách biểu cảm đó?
a) Trực tiếp
b) Gián tiếp:
- Thông qua miêu tả, tự sự
- Thông qua hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
* Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân
văn (như tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước, lòng thương người, yêu thiên nhiên,
thái độ khinh bỉ, căm ghét đối với mọi xấu xa, độc ác ở trên đời,...).
Văn biểu cảm có lúc là cảm xúc, tình cảm được biểu lộ một cách trực tiếp, rất sôi nổi,
nồng nàn như những tiếng kêu, lời than, có lúc được diễn tả một cách gián tiếp qua tự sự,
miêu tả,...

4
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
Để biểu đạt tình cẩm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng
trưng (Một đồ vật, một loài cây cỏ, một danh lam thắng cảnh hay một hiện tượng nào đó)
để gửi gắm cảm xúc, ý nghĩ của mình, trang trải nỗi lòng mình một cách thầm kín hoặc
nồng hậu, mãnh liệt, thiết tha.
Luyện tập:
Bài 1. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào cần sử dụng văn biểu cảm?
a) Giới thiệu về ngôi trường của mình.
b) Lời từ biệt khi chia tay với trường cũ.
c) Bản thông báo về kế hoạch tổ chức lễ giảng năm học mới.

d) Nỗi niềm khi bước vào năm học mới.
g) Lòng biết ơn đối với công lao của cha mẹ.
h) Thay lời một trong hai con búp bê thuật lại chuyện "Cuộc chia tay của những con
búp bê".
Bài 2. Cho bài thơ:
Mây và bông
Trên trời mây trắng như bông
ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
Hỡi cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng.
Ngô Văn Phú
a, Hãy chỉ rõ sự kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp trong bài thơ.
b, Qua những phương tiện ấy, tác giả đã biểu đạt được tư tưởng, tình cảm gì
?
Bài . Gạch chân dưới những câu văn có nội dung biểu cảm gián tiếp trong đoạn văn sau
và nêu rõ cảm xúc của tác giả.
Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và
ngồi đó rình mặt trời lên. Điều là tôi dự đoán thật là không sai. Sau trận bão, chân trời,
ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì
hết, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng
hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính cái mâm rộng như một trời
màu ngọc trai nước biển ửng hồng, y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh
để mừng cho sự trường thọ của tất cả người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài
chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần trên cái chất bạc nén. Một
con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.
(Cô Tô - Nguyễn Tuân)
Bài 4. Có hai đoạn văn bản cùng nói về cây tre như sau:
(1) Luỹ giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hoá). Luỹ trong cùng tre
càng thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt
năm tre xanh rờn và đầy sức sống.

(Ngô Văn Phú)
(2) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non
măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc
mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông
thanh cao giản dị, chí khí như người.
(Thép Mới)

5
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm

trên
?
?

So sánh để chỉ ra điểm khác nhau về phương thức biểu đạt của hai đoạn văn bản
và nêu rõ đoạn văn bản nào thuộc phương thức biểu cảm

sao

2. Đề văn biểu cảm và cách diễn đạt trong văn biểu cảm
a. Đề văn biểu cảm.
Hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, muôn màu, muôn vẻ nên văn biểu cảm,
đề văn biểu cảm cũng rất đa dạng về đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện.
Nhưng tính mức độ là một trong nguyên tắc quan trọng của việc dạy và học. Trong đó
môn ngữ văn, chương trình Ngữ văn 7 giới hạn về đề văn biểu cảm như sau:

a, Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây’)
b, Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.
c, Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
d, Vui buồn tuổi thơ.
e, Loài cây em yêu.
b. Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm
Bài tập1. Nhận xét cách diễn đạt (câu văn, lời văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ) của tác
giả trong đoạn văn sau đây:
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa thấp
thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nề văn hoá lâu
đời. Dưới bóng tre xanh từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ
ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp....
(Trích Cây tre Việt Nam - Thép Mới)
- Từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm
- Câu văn linh hoạt, có nhịp điệu
- Sử dụng các biện pháp tu từ: điệp ngữ, so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,...
Bài tập 2
Học tập cách diễn đạt của các tác giả qua các văn bản biểu cảm đã học, đã đọc,
hãy phát triển một ý trong bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí
Minh (Viết thành một đoạn văn khoảng 7 - 10 câu)
Đoạn văn ví dụ:
Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ. Người xưa đến
với chốn lâm tuyền để lánh đục tìm trong, để được nhàn. Còn Hồ Chí Minh đến với suối
rừng Việt Bắc là để lập chiến khu đánh Pháp. Giữa cảnh khuya, có suối, có trăng,... đẹp
như vẽ nhưng Người vẫn thao thức, vẫn "chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Phải chăng tâm
hồn thi sĩ đã hoà vào cốt cách người chiến sĩ? Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm
hứng yêu nước được diễn tả một cách trong sáng, gợi cảm và đầy chất thơ. Bác Hồ yêu
nước, thương dân, Bác yêu thiên nhiên, Bác yêu trăng,..."Cảnh khuya" như dẫn hồn ta
vào những giấc mộng đẹp. Bài thơ là sự kết hợp hài hoà tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của
một con người bình dị mà vĩ đại. Đọc thơ Bác, ta càng thêm yêu kính và biết ơn Bác.

c. Các bước làm bài văn biểu cảm.
- Cần xác định rõ đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm mà
đề văn đã nêu ra .

6
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
- Các bước làm bài văn biểu cảm là tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa
bài. Các bước phải nuôi dưỡng nguồn cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc; coi đó như một
động mạch của bài văn biểu cảm.
- Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu
cảm (cảnh vật, sự việc) trong thời gian và không gian, nói lên những cảm xúc, ý nghĩ
của mình qua các đối tượngđó. Nghĩa là phải biểu cảm qua miêu tả và tự sự cụ thể.
- Diễn đạt bằng lời văn hình tượng và gợi cảm.
Luyện tập
Bài 1. Ra hai đề văn biểu cảm và xác định rõ đối tượng biểu cảm, định hướng tình cảm.
Bài 2. Cho đề văn biểu cảm sau: Lời chào tạm biệt khi xa quê.
* Bạn Nam đã tìm ý cho đề văn Lời chào tạm biệt khi xa quê và sắp xếp trình tự các ý
như
sau
:
(1) Nêu lí do để có cảm xúc
(2) Kể những kỉ niệm gắn bó với quê.
() Giới thiệu những người thân ở quê.
(4) Miêu tả hình ảnh làng quê khi chia tay.
(5) Nỗi nhớ nhung, xúc động, khao khát muốn được ở lại quê.

(6) Lời chia tay và hẹn gặp lại.
a, Theo em việc tìm ý và sắp xếp ý như vậy đã đạt yêu cầu chưa? Nói rõ ý kiến của em.
b, Lập dàn ý cho đề văn trên
Bài . a, Ghi lại dàn ý diễn biến cảm xúc của Tế Hanh trong bài thơ sau:
Nhớ con sông quê hương
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu.
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến

7
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010



Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
Nhưng lòng tôi nnhư nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông.
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng - hai tiếng ’Miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết’
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.
b, Hãy dựa vào dàn ý mà em vừa lập để viết thành bài văn xuôi biểu cảm
c. Bạn Nam đã viết bài văn như sau:
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quảng ngãi anh hùng. quê hương tôi có con
sông trà bồng nước xanh biếc quanh bờ sông là những rặng tre ngả mình soi bóng Ngày
tập kết ra bắc như bao cán bộ chiến sĩ cách mạng khác tôi ra đi mang theo lòng thương
nhớ tha thiết người thân bà con quê hương và dòng sông thân yêu.
Tôi nhớ khi còn bé bọn chúng tôi như bầy chim non, đứa nào đứa nấy tranh nhau
nhảy xuống sông tắm mát tiếng cười đùa trạn ngập khắp sông Tôi dang rộng tay ôm nước
vào lòng, sông cũng dang rộng đôi tay nước ôm tôi vào dạ chúng tôi ôm nhau thắm thiết

như thế mà quên cả thời gian. giờ đây không được quay trở lại kỉ niệm xưa, nhưng tôi
luôn giữ mãi trong lòng những giây phút tôi và sông quấn quýt bên nhau. Khi lớn lên mỗi
người chúng tôi một ngảkẻ cầm súng đi đánh giặc, kẻ làm ruộng dù vậy, lòng tôi như
mưa lại trở về nguồn, gió biển lại thổi vào đất liền vẫn lưu luyến, không muốn rời xa
sông.
Tôi nhớ gia đình, người thân, bạn bè đã đành, còn nhớ cả những người mà tôi
không quen biết. Nỗi nhớ ấy tràn ngập trong tôi, lai láng như sông quê tưới đẫm cánh
đồng đng khát tình cảm thương nhớ ấy đã nối liền hai miền nam bắc chung một ngôi nhà
việt nam. Không một ghềnh thác nào ngăn nổi dòng chảy của tình cảm ấy.hôm nay, sống
trong lòng miền bắc, trái tim tôi vẫn luôn hướng về mảnh đất Miền Nam thiêng liêng, anh
hùng. Tôi không sao quên được ánh nắng màu vàng trên sông quê với màu trời xanh biếc
không một gợn mây. Không biết bao giờ tôi mới được trở về quê hương? Nhưng tôi vẫn
tin rằng nước nhà sẽ hoà bình, thống nhất, nhất định tôi sẽ về nơi tôi hằng thương nhớ, sẽ
về với mảnh đất Quảng Ngãi anh hùng. Điểu tôi mong ước hơn cả là đựơc trở lại với con
sông quê hương hiền hoà và ngày ngày đợc làm thơ bên sông, dưới bóng mát của tre, tôi
sẽ viết nhiều hơn nữa về con sông quê hương của mình

8
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
Tôi yêu dòng sông quê nồng nàn, ngây ngất như ánh nắng trưa hè tràn ngập gay
gắt. Sống trên đất bắc, lòng tôi tự hỏi không biết sông có còn giữ những kỉ niệm của tôi
với sông nữa không Thế rồi tôi lại trả lời nỗi băn khoăn ấy là có, như để hi vọng là sông
cũng như tôi sẽ giữ mãi mối tình lúc nào cũng mới mẻ thắm nồng bởi vì dòng sông đó
chính là quê hương, là miền nam trong trái tim tôi.
*

m có nhận xét gì về cách làm bài của bạn Nam (cách diễn đạt, dấu câu, bố cục’)?
c, Bài văn tham khảo.
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Ngãi anh hùng. Quê hương tôi có con
sông Trà Bồng nước xanh biếc. Quanh bờ sông là những rặng tre ngả mình soi bóng.
Ngày tập kết ra Bắc, như bao cán bộ chiến sĩ cách mạng khác, tôi ra đi mang theo lòng
thương nhớ tha thiết người thân, bà con, quê hương và dòng sông thân yêu.
Tôi yêu dòng sông quê nồng nàn, ngây ngất như ánh nắng trưa hè tràn ngập gay
gắt. Sống trên đất Bắc, lòng tôi tự hỏi không biết sông có còn giữ những kỉ niệm của tôi
với sông nữa không? Thế rồi tôi lại trả lời nỗi băn khoăn ấy là có, như để hi vọng là sông
cũng như tôi sẽ giữ mãi mối tình lúc nào cũng mới mẻ, thắm nồng. Bởi vì dòng sông đó
chính là quê hương, là miền Nam trong trái tim tôi.
Tôi nhớ khi còn bé, bọn chúng tôi như bầy chim non, đứa nào đứa nấy tranh nhau
nhảy xuống sông tắm mát, tiếng cười đùa trạn ngập khắp sông. Tôi dang rộng tay ôm
nước vào lòng, sông cũng dang rộng đôi tay nước ôm tôi vào dạ. Chúng tôi ôm nhau
thắm thiết như thế mà quên cả thời gian. Giờ đây, không được quay trở lại kỉ niệm xưa,
nhưng tôi luôn giữ mãi trong lòng những giây phút tôi và sông quấn quýt bên nhau. Khi
lớn lên mỗi người chúng tôi một ngả, kẻ cầm súng đi đánh giặc, kẻ làm ruộng. Dù vậy,
lòng tôi như mưa lại trở về nguồn, gió biển lại thổi vào đất liền vẫn lưu luyến, không
muốn rời xa sông.
Hôm nay, sống trong lòng miền Bắc, trái tim tôi vẫn luôn hướng về mảnh đất miền
Nam thiêng liêng, anh hùng. Tôi không sao quên được ánh nắng màu vàng trên sông quê
với màu trời xanh biếc không một gợn mây. Tôi nhớ gia đình, người thân, bạn bè đã
đành, còn nhớ cả những người mà tôi không quen biết. Nỗi nhớ ấy tràn ngập trong tôi, lai
láng như sông quê tưới đẫm cánh đồng đang khát. Tình cảm thương nhớ ấy đã nối liền
hai miền Nam Bắc chung một ngôi nhà Việt Nam. Không một ghềnh thác nào ngăn nổi
dòng chảy của tình cảm ấy.
Không biết bao giờ tôi mới được trở về quê hương? Nhưng tôi vẫn tin rằng nước
nhà sẽ hoà bình, thống nhất, nhất định tôi sẽ về nơi tôi hằng thương nhớ, sẽ về với mảnh
đất Quảng Ngãi anh hùng. Điều tôi mong ước hơn cả là đựơc trở lại với con sông quê
hương hiền hoà và ngày ngày được làm thơ bên sông, dưới bóng mát của tre, tôi sẽ viết

nhiều hơn nữa về con sông quê hương của mình
(Bài làm của học sinh)
Luyện tập
Bài 1. Để chuẩn bị cho giờ ’Luyện tập cách làm văn biểu cảm cô giáo ra trước hai đề
văn để cả lớp suy nghĩ:
Đề 1: Cánh diều tuổi thơ.
Đề 2: Cánh diều tuổi thơ trong kí ức của em.

9
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
An cho rằng: Hai đề bài có yêu cầu như nhau. Bình cho rằng: Hai đề bài vừa có
yêu cầu chung lại vừa có yêu cầu riêng khác nhau. Theo em câu trả lời nào đúng? Vì sao?
Bài2. Trong giờ ’Luyện tập kĩ năng viết bài" cô giáo đưa ra một văn bản như sau:
Hoa sen
Hoa sen có hai thứ: Một thứ trắng, một thứ đỏ, nhưng hoa trắng có phần thanh tân,
khả ái hơn nhiều.
Hoa nở về mùa hạ, sắc hoa không sặc sỡ, chỉ một màu thanh bạch mà đủ làm tôn
cái vẻ đẹp của hoa lên khác thường.
Lúc hoa còn búp thì hình tròn mà nhọn, trông như cái ngòi bút lông viết đại tự của
nhà nho ta; kịp đến lúc nở hoa thì mới thật đẹp làm sao! Cánh hoa trắng làm nền trên tấm
lá xanh xanh, trên một cái cọng mảnh mảnh trong làn nước biêng biếc, ánh phản chiếu
tận đáy hồ, he hé nở vừa thấy một cái nhuỵ vàng lấm tấm. Thật là: ’Trong đầm gì đẹp
bằng sen
Hoa sở dĩ quý là bởi tính chất đạm bạc, màu không sặc sỡ, chỉ nhạt mà giữ bền,
mùi không nồng nàn, chỉ thoang thoảng mà thơm lâu, và bởi cái phẩm cách thanh cao,

thân sinh trưởng nơi ô trọc nhưng ’Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
? Khi cô giáo nêu câu hỏi: ’Đây có phải là văn biểu cảm không?. Nam nhanh
nhảu trả lời: ’Thưa cô đúng là văn biểu cảm rồi ạ. Cô giáo phê bình Nam trả lời hấp tấp,
thiếu suy nghĩ. Theo em vì sao cô giáo nhận xét như vậy?
Bài . Hãy viết một bài văn biểu cảm ngắn với tựa đề ’Hoa phượng
. Cách lập ý và lập dàn bài cho bài văn biểu cảm.
Tình cảm con người vốn dĩ rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Cách biểu lộ tình
cảm cũng muôn hình muôn vẻ. Do đó việc lập dàn ý cho một bài văn biểu cảm cũng
không nên máy móc, rập khuôn theo những mẫu cố định. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng
biểu cảm. Tuỳ thuộc cả vào những quy luật tình cảm cũng như thói quen suy nghĩ, biểu
cảm của con người để tìm cách lập ý.
Có thể dùng những cách lập ý thường gặp sau đây:
* Hồi tưởng về quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
Là hình thức dùng trí tưởng tượng để liên tưởng tới những kí ức trong quá khứ,
gợi sống dậy những kỉ niệm để từ đó suy nghĩ về hiện tại. Đây cũng chính là hình thức
lấy quá khứ soi cho hiện tại khiến cho cảm xúc của con người trở nên sâu lắng hơn. Cách
biểu cảm này sẽ tạo nên mối liên hệ gắn kết rất nhuần nhuyễn, tự nhiên giữa quá khứ và
hiện tại
Ví dụ:
Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng
trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, nhứng dòng kinh
biêng biếc vẫn lững lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt
khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau tết. êu cả tiếng chuông chùa ngân
thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên những dãy
khoai mì, nghiêng nghiêng trên triền núi’
(Trích ’An Giang ă quê mẹ mến yêu- Mai Văn Tạo)
* Liên hệ hiện tại với tương lai.

10
Nguyễn Thị Phương


Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
Là hình thức dùng trí tưởng tượng để liên tưởng tới tương lai, mượn hình ảnh
tương lai để khơi nguồn cảm xúc về đối tượng biểu cảm trong hiện tại. Cách biểu cảm
này tạo nên mối liên hệ gắn kết rất tự nhiên, gần gũi và nhuần nhuyễn giữa hiện tại với
tương lai
Ví dụ:
....Hoa gạo nở trên con đường vào trạm 62 càng gợi lại cái tha thiết của anh bạn
kiến trúc sư muốn Điện Biên Phủ chúng ta sẽ đầy trời nở đầy hoa gạo. Tôi xin ủng hộ ý
kiến rất có tình ấy. Phải đó, hãy cứ trồng thử một cây đi. Rồi sau đây sẽ là việc của con
chim, việc của làn gió mà rồi hoa gạo Điện Biên cũng nhiều như hạt lúa nông trường.
Những anh em đã dũng cảm sống với Tây Bắc. Những anh em đã vào đến cánh đồng
Nghĩa Lộ, hẳn không thể nào quên được những hàng cây gạo giữa cánh dồng Nghĩa lộ.
Chao ôi, những gốc cây gạo hiên ngang vĩ đại và thân mật trên cánh /đồng Nghĩa Lộ,
bên con suối to như một nhánh sông đồng bằng! Tôi đã thấy những gốc gạo trên khắp
các chân ruộng bậc thang châu Văn Chấn, tôi càng mong thấy nó nay mai rộ hoa ở Điện
Biên cùng với rừng ban sánh nhau trong cái lịch hoa của Tây Bắc nhiều màu...
( "Dọn nhà lên Điện Biên" - Nguyễn Tuân)
* Tưởng tượng, liên tưởng, suy tưởng... tạo nên dòng chảy cảm xúc và chất thơ dào
dạt
Là hình thức liên tưởng phong phú, từ những hình ảnh thực đang hiện hữu để đặt
ra các tình huống và gửi gắm vào đó những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng biểu cảm
cũng như ước mơ, hi vọng. Cách biểu cảm này đòi hỏi người viết văn biểu cảm phải có
trí tưởng tượng phong phú.
Ví dụ:
...Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về, yểu điệu
thục nữ. Trời bớt nóng và thêm mát. Có ai thổi cơm mà gió nhẹ nhàng đâu đây...

(...)Mùa hè là cái gì xa xôi, cái gì kín đáo và thanh tao bình dị, và xa xôi mênh
mang. Nên thu bao giờ cũng xưa, ta thấy thu như ở thời xưa mà về ; và ta cũng thấy như
rất thong thả, bình yên, thu ở trên trời mà xuống.
(’)Thu không phải là mùa sầu. ấy chính là mùa yêu, mùa yêu nhau bằng linh hồn
mà những linh hồn yêu mến nhau’
(’Thu- Trích ’Trường ca- Xuân Diệu)
* Quan sát, suy ngẫm
Là hình thức liên tưởng dựa trên sự quan sát những hình ảnh đang hiện hữu trước
mắt để có những suy ngẫm về đối tượng biểu cảm. Cách lập ý này thường tạo nên những
cảm xúc chân thực, sâu sắc.
Ví dụ:
’ Cả đàn bò rống lên sung sướng. Nhẫn cũng phải đứng dừng lại một bước, hai
mắt sáng rực lên. Qua có mấy đêm mưa phùn mà cả khu đồi Con Cuông đã thay đổi hẳn
bộ mặt. Cỏ non đã mọc tua tủa. Một màu xanh non, ngọt ngào, thơm ngát trải ra mênh
mông trên khắp các sườn đồi.
’ò..ò đàn bò reo hò. Chúng nhảy cỡn lên xô nhau chạy (’) Tiếng gặm cỏ bắt đầu
trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ (’)

11
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
Nhẫn đứng ngây người nhìn đàn bò. Những tiếng nhai cỏ rào rào ngon lành, liên
tiếp dội vào lòng anh những tiếng reo náo nức. Anh tưởng như nom thấy đàn bò đang từ
từ béo ra, lớn lên và đang sinh sôi nảy nở đàn đàn lũ lũ ngay trước mắt anh.
(Cỏ non - Hồ Phương)
Luyện tập

Bài 1.Tìm hiểu các đề văn sau:
1. Cảm nghĩ của em về một món quà sinh nhật gây cho em bất ngờ và xúc động vì
nó đúng với mong ước lâu nay của em.
2. Cảm nghĩ của em về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em gắn bó, thân thiết suốt
những năm tiểu học.
. Cảm nghĩ của em về ngôi trường cũ.
4. Cảm nghĩ về con vật nuôi mà em yêu quý.
Bài 2. Lập ý cho các đề trên.
Bài .
a. Đọc đoạn văn sau đây và nhận xét về phương pháp liên tưởng độc đáo của Nguyễn
Tuân:
Trên các triền núi láng giềng, nắng hanh như rây bột nghệ, và đá núi lượn chạy
như xô bồ những con sóng đời đời không chịu tan. Nhìn sóng đá các triền núi bạn, thấy
như biển cả đang vỗ bờ mà sao phim tự nhiên lại mất hẳn đi cái phần lồng tiếng. Ngồi
trên núi cao mùa thu, nhìn ra sóng núi tứ bề, cứ thấy nhớ biển, nghĩ về bờ biển.
(Nguyễn Tuân)
b. Học cách liên tưởng của Nguyễn Tuân , hãy viết một đoạn văn từ một chi tiết nào đó
về ngôi trường (THCS) em đang học hôm nay liên tưởng đến một chi tiết nào đó của ngôi
trường tiểu học em đã học trước đây.
Bài 4. Đoạn văn sau đây là đoạn văn miêu tả:
Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc
phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như
người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt
có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Hãy viết thành một đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em đối với chú Dế Choắt ốm
yếu đáng thương.
* Gợi ý:
Trong đoạn văn trên, Dế Choắt được miêu tả qua cái nhìn coi thường, chế giễu của
Dế Mèn; còn chúng ta thì nên có sự cảm thông. Do đó khi viết thành đoạn văn biểu cảm,

có thể phải thay đổi chút ít:
- Có thể để nguyên đoạn văn miêu tả, rồi thêm vài câu văn biểu lộ cảm nghĩ của em
về chú Dế Choắt đáng thương.
- Có thể giữ nguyên từng câu văn miêu tả, rồi xen vào giữa chúng những câu văn
bộc lộ cảm nghĩ của mình

12
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm


:

- Có thể chọn viết lại vài câu văn thuần miêu tả khách quan thành câu văn biểu cảm
miêu
tả.

dụ

Khá thương thay, chàng Dế Choắt vì ốm yếu luôn nên người gầy gò và dài lêu
ngêu như một gã nghiện thuốc phiện. Cái cánh ngắn củn, hở cả lưng, cả sườn, chắc
mùa rét chú ta lạh lắm. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng
ngẩn ngẩn ngơ ngơ trông thật tội nghiệp!
4. Các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm.
a. Đối tượng biểu cảm trong một bài văn biểu cảm là cảnh vật, con người và sự việc.
Không có sự biểu cảm một cách chung chung. Cái gì, vật gì, việc gì’ làm ta xúc

động? Vì thế muốn bày tỏ tình cảm, muốn bộc lộ cảm xúc người viết phải thông qua
miêu tả và tự sự.
b. Trong bài văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện, là yêu tố để qua đó,
người viết gửi gắm cảm xúc và ý nghĩ.
- Cảm xúc, ý nghĩ là chất trữ tình của bài văn biểu cảm.
Ví dụ:
’ Chim gáy bao giờ cũng thế, tháng năm đi ăn đôi, tháng mười thì kéo đàn về mùa
gặt!
Con chim gáy hiền lành, béo nục... Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác, nhìn xa cái
bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc.
Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều hạt
cườm đẹp.
Khi ngoài đồng đã có đông người gặt thì đã có chim gáy về, bay vần quanh vòng
bên các ngọn tre.
Sớm sớm, từng đàn chim gáy sà xuống từng thửa ruộng đã được gặt quang. Chim
mái xuống trước, cái đuôi lượn xoè như múa
Con đực còn nán lại trong bờ tre, đủng đỉnh cất tiếng gáy thêm một hồi dài. Xong
rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực rung rinh cườm biếc lượn nhẹ
xuống với cả đàn đang ăn trên khoảng rộng vắng khuất gần chân tre.
Chim gáy nhặt thóc rụng. Chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người mót
lúa.
Tôi rất thích con chim gáy. Con chim phúc hậu và chăm chỉ, con chim mỡ màng
no ấm của mùa gặt hái tháng mười
(Trích ’Đàn chim gáy- Tô Hoài)
Luyện tập.
Bài 1. Hãy tìm ra yếu tố tự sự và yêư tố miêu tả trong đoạn văn biểu cảm sau:
Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh ngồi uống trà
đợi sáng thì uống chưa song ấm nước, anh thấy có những đám mây bỗng từ phía đông
kéo đến giữa một nền trời xanh ngăn ngắt một màu. ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran,
đánh thức những con người còn đang thiêm thiép. Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây


13
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
sạch bóng ra, lóng lánh như ở trong một phim ảnh màu tuyệt đẹp; sương móc ban đêm
rửa hoa lá cỏ cây, rửa cả cát bụi trên các nẻo đường thành phố.
(Vũ Bằng)
Bài 2. Hãy tìm điểm chung về nội dung biểu đạt trong ba ý kiến sau:
a. Vịnh cảnh ngụ tình là nét nghệ thuật đặc sắc của thơ ca trung đại.
b. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
(Nguyễn Du)
c. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
(Nguyễn Du)
Bài . Trong những văn bản sau, đâu là văn bản biểu cảm có sử dụng yếu tố tự sự và
yếu tố miêu tả (Hoặc một trong hai yếu tố ấy)?
+ ng lão đánh cá và con cá vàng (Truyện cổ tích)
+ Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt)
+ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
+ Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài)
+ Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
+ Cổng trường mở ra (Lí Lan)
+ Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài)
Bài 4. Hãy viết một đoạn văn biểu cảm ngắn, nội dung diễn tả nỗi xúc động của em khi
được về thăm quê sau một thời gian dài xa cách. Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố tự sự

và yếu tố miêu tả.
5. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Đối với bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, vẫn áp dụng cách lập ý chung như
đã trình bày ở trên, có chú ý đến đặc trưng của tác phẩm. Cụ thể là, với tác phẩm văn
xuôi, cần chú ý vào các nhân vật, chi tiết. Liên tưởng, so sánh với các nhân vật và chi tiết
trong tác phẩm của các tác giả khác. Khi lập ý cho bài biểu cảm về một tác phẩm thơ, cần
nhấn mạnh cảm xúc do bài thơ gợi ra. Chú ý vào các câu thơ, đoạn thơ, hình ảnh thơ, các
nét nổi bật về nhịp điệu, tiết tấu,...
Biểu cảm về tác phẩm văn học mặc dù mang nhiều yếu tố cảm nhận chủ quan của
người viết, song vẫn phải đảm bảo phù hợp với quy luật khách quan. Những cảm xúc,
đánh giá riêng, dù độc đáo đến đâu cũng phải căn cứ vào nội dung tác phẩm, các chi tiết
có trong tác phẩm thì mới có ý nghĩa, mới có sức thuyết phục.
Các bước làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
a. Phần chuẩn bị.
- Đọc bài văn, bài thơ’một vài lần rút ra ấn tượng ban đầu. Đọc lần nữa để rút ra
giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ nghệ thuật’mà tác giả đã
diễn tả rất hay, gây cho mình nhiều ấn tượng.
- Gạch chân hoặc đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ câu văn
hay nhất mà mình thích nhất.

14
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
- Làm dàn bài, dựng đoạn.
- Nháp bài văn, đi từ mở bài, thân bài, kết bài. Viết xong phần nào nên đọc lại phần
ấy, sửa chữa rồi viết phần sau. Nháp bài văn xong, đọc lại, sửa chữa, bổ sung rồi mới

viết vào vở và tờ giấy thi.
- Văn phát biểu cảm nghĩ thuộc loại nghị luận văn chương
Các em cần chú ý học tốt giờ giảng văn trên lớp. Chính sự phân tích, giảng, bình’
của các thầy cô giáo sẽ giúp các em cảm thụ tác phẩm để làm tốt bài phát biểu cảm nghĩ.
b. Bố cục của bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
* Phần mở bài: Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm; nêu nên ấn tượng sâu sắc nhất
của mình sau khi đọc, khi xem tác phẩm ấy. Mở bài hay nhất là đạt được hai yêu cầu:
Tính khái quát và tính định hướng.
* Phần thân bài: Nêu những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. Có nhiều trình tự
nêu cảm xúc có thể vận dụng:
- Trình tự 1.
Nhận xét, khái quát về giá trị của tác phẩm (cả giá trị nội dung và giá trị nghệ
thuật). Trên cơ sở đó, chọn một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc để nêu cảm nghĩ. Trình tự
này thường được sử dụng trong những bài văn biểu cảm về tác phẩm tự sự.
- Trình tự 2.
Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm.
ở mỗi phần, cảm nghĩ phải tập trung cho cả nội dung lẫn nghệ thuật. Trình tự này thường
được sử dụng ở những bài văn biểu cảm về tác phẩm trữ tình.
* Phần kết bài: Khẳng định ấn tượng chung về tác phẩm.
- Trong quá trình nêu cảm nghĩ, phải bám sát các chi tiết, hình ảnh, có dẫn chứng
cụ thể tiêu biểu. Tránh tình trạng nêu cảm nghĩ chung chung
- Để cảm nghĩ về tác phẩm thêm sâu sắc, có thể liên hệ tới hoàn cảnh ra đờicủa tác
phẩm; liên hệ so sánh với những tác phẩm khác có cùng chủ đề (Có thể cùng tác giả
hoặc khác tác giả)
- Cảm nghĩ phải sâu sắc chân thành. Tránh tình trạng bắt chước một cách sáo mòn,
giả tạo.
c. Các thao tác cơ bản.
Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra
được yêu thích, thú vị ... ở chỗ nào? tại sao lại yêu thích, thú vị? Nghĩa là phải phân tích
và trích dẫn

Vì vậy, phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất khi phát biểu cảm nghĩ.
Có lúc phải khen, chê. Khen, chê chính là phải viết lời bình. Khen, chê trên cơ sở
chân lí học thuật, tư tưởng chứ không phải tuỳ tiện. Các thầy cô giáo qua những bài giảng
cụ thể, qua việc hướng dẫn đọc sách’.sẽ giúp các em quen dần cách bình văn, biến thành

15
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
kĩ năng, kĩ sảo. Lúc nào viết được lời bình hay, sâu sắc thì bài văn phát biểu cảm nghĩ
mới thực sự mạng vẻ đẹp trí tuệ.
Có lúc phải biết liên tưởng, so sánh. Từ hiện tượng này mà nghĩ mà nhớ đến hiện
tượng (văn học) khác, tức là liên tưởng; từ câu thơ này mà so sánh với câu thơ khác, để
rút ra cái hay riêng, làm cho bài viết vừa rộng, vừa sâu, ấy là so sánh.
Viết lời bình, liên tưởng, so sánh là thao tác nên có. Cái gì cũng cần có ở mức độ
hợp lí. ở lớp 6, lớp 7 các em tập làm quen dần và có ý thức rèn luyện, học tập để lên lớp
trên học tốt phân tích, bình giảng.
Với học sinh giỏi, với bài văn thi học sinh giỏi phải được coi trọng thao tác bình và
liên tưởng, so sánh.
Ví dụ1.
’’.
m bé lần đầu tiên đến với biển. Ngỡ ngàng và ngạc nhiên. Ngây thơ và hiểu biết ’Chỉ
thấy’ và ’không thấy là nỗi lòng của con:
’Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời.
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
Nghe con hỏi cha vui sướng, tự hào. Đất nước rộng bao la nhiều miền đất nước
’Cha chưa hề đi đến. Có cánh buồm thì sẽ đi đến mọi phía chân trời:

Theo cánh buồm đi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa , có nhà’
Cánh buồm ấy là cánh buồm thời đại mà Đảng, Bác và nhân dân sẽ nâng cánh ước
mơ cho tuổi trẻ. Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ có giá trị thẩm mĩ và cho ta nhiều ấn
tượng đẹp. Cánh buồm ấy là khát vọng tuổi thơ:
’Sức tuổi trẻ đang chuyển lên thế mới
Bước dần đi mà mở đến vô cùng
(Ca vui-Tố Hữu,Trích’Những cánh buồm,trang 16. Sổ tay văn học lớp 6.)
Ví dụ 2.
Hình ảnh người dân chài mới đẹp làm sao:
’Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Vẻ đẹp của người lao động ở đây là một vẻ đẹp khoẻ mạnh và tràn trề sức sống.
Có lẽ biển cả vốn gần gũi, thân yêu với họ đã cho họ vẻ đẹp cường tráng, yêu mến ấy.
Câu thơ: ’Cả thân hình nồng thở vị xa xăm đối với em rất hay vì nó nói đến cuộc sống
cần cù, dũng cảm của những con người từng gắn bó với biển. Mùi nắng gió của khơi xa
như ngấm vào da thịt, ấp ủ hơi thở của người dân chài
(Trích bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ ’Quê hương- Tế Hanh)
Ví dụ .
m thương con cò trong bài ca dao vì thân phận, vì cảnh ngộ, vì gieo neo mà phải ’đi ăn

16
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
đêm là một nghịch lí đầy bi kịch. Bi kịch ấy làm ta rơi lệ, khi nghe tiếng kêu thảm thiết
của con cò:

’ng ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Đã đuối sức, cò không thể gượng dậy được nữa, cái chết đã đến với cò sau khi bị
’lộn cổ xuống ao câu cảm thán kêu thương “ng ơi ông vớt tôi nao’ nghe thật não nùng,
ai oán, làm ta xót xa cảm động! Phải chăng đó là tiếng khóc than của ngươì vợ lính thú
thời xưa:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng nước mắt nỉ non’
Nạn sưu cao thuế nặng, ách áp bức bóc lột dã man của bọn địa chủ, cường hào’là
mối đe doạ khủng khiếp đối với người dân cày Việt Nam. Số phận của họ chính là số
phận nhỏ bé của những con chim hiền lành trên đồng ruộng thân thuộc quê ta
:
Con cò, con vạc, con nông,
Ba con cùng béo vặt lông con nào!
’Tôi có lòng nào ’ là lời phân trần, cũng là lời trăng trối của người lương thiện
trước tai hoạ khủng khiếp! Thương biết bao những thân phận con cò trong xã hội, trong
cuộc đời quanh ta’
(Trích bài làm của HS - Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm)
Luyện tập
Bài 1. Xác định trong đoạn văn sau, đâu là câu văn tự sự, câu nào là câu biểu cảm
và nói rõ đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào.
Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong
thả mà ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức
của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: Trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non,
và cái chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi
hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày
mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời
sinh cốm để nằm ủ trong lá sen.
(Thạch Lam)
Bài 2. Hãy sửa những đoạn văn miêu tả và tự sự sau đây thành những đoạn văn

biểu cảm.
a. Bàn tay mẹ không có những ngón tay thon thon hình tháp bút. Ngón nào cũng
gầy, xương xương và thô ráp. Lòng bàn tay đầy những vết chai cứng lại. Nhưng đôi bàn
tay ấy lúc nào cũng thoăn thoắt làm việc, không biết mệt mỏi.
b. Ngày còn sống, bà hay kể chuyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Giọng bà đề đều
rủ rỉ, đưa tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay. Thời gian đã trôi qua, giờ thì bà tôi không
còn nữa. Nhưng những câu chuyện của bà tôi vẫn còn nhớ mãi, không bao giờ quên
Bài . Gạch chân dưới những từ ngữ, những dấu hiệu có ý nghĩa biểu cảm trong các
câu văn sau:

17
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
a. i chao! Con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
b. Kể sao cho xiết những thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp của thiên nhiên đất
nước, của quê hương!
c. Tôi tần ngần đứng lặng rất lâu trong khu vườn rực rỡ sắc màu và ngan ngát
hương thơm ấy.
d. êu quá, đôi bàn tay của mẹ, đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương
xương.
Bài 4. Mỗi lần hát ’Cô và mẹ là hai cô giáo. Mẹ và cô ấy hai mẹ hiền, em lại cảm htấy
xúc động. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về mẹ và cô giáo của em theo lời bài hát ấy.
Bài 5. Một lần em lỡ làm mất một vật dụng, giá trị vật chất tuy không lớn nhưng nó đã
từng gắn bó thân thiết với em. Viết một bài văn diễn tả tâm trạng luyến tiếc, buồn, nhớ
vật đó.
Bài 6. Dựa vào bài thơ dưới đây của Trần Đăng Khoa để nhập vai nhà thơ trình bày nỗi

lòng của mình khi bom Mĩ làm cho con Vàng sợ mà đi mất.
Sao không về Vàng ơi?
Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
Đầu tiên mày rối rít
Cái đuôi mày ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi, rung râu
Rồi mày nhún chân sau
Chân trước chồm mày bắt
Bắt tay tao rất chặt
Thế là mày tất bật
Đưa vội tao vào nhà
Dù tao đi đâu xa
Cũng nhớ mày lắm đấy...
Hôm nay tao bỗng thấy
Cái cổng rộng thế này
Vì không thấy bóng mày
Nằm chờ tao trước cửa
Không nghe tiếng mày sủa
Như những buổi trưa nào
Không thấy mày đón tao
Cái đuôi vàng ngoáy tít
Cái mũi đen khịt khịt
Mày kông bắt tay tao
Tay tao buồn làm sao!
Sao không về hả chó?

18
Nguyễn Thị Phương


Năm học: 2009 - 2010


Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
Nghe bom thằng Mĩ nổ
Mày bỏ chạy đi đâu?
Tao chờ mày đã lâu
Cơm phần mày để cửa
Sao không về hả chó?
Tao nhớ mày lắm đó
Vàng ơi là Vàng ơi!
Bài 7. Dưới đây là một bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ ’Cảnh khuya.
m hãy đọc và trả lời các câu hỏi.
Bài
thơ
Cảnh
khuya
của
Bác Hồ sáng tác năm 1947, là một tác phẩm nghệ thuật điêu luyện, ý đẹp, lời hay. Khi
em được đọc bài thơ này thì Bác Hồ đã đi xa, nhưng em vẫn cảm thấy Bác vẫn còn sống
mãi với tâm hồn lồng lộng bao trùm cảnh rừng Việt Bắc và non sông đất Việt.
Đọc câu thơ đầu em như đắm chìm vào một núi rừng khuya yên tĩnh. Đâu đây em
nghe thấy tiếng rì rầm của dòng suối, âm thanh đó được ví như tiếng hát từ xa:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Tiếng suối đó mà hay, mà chan chứa tình người đến vậy, có lẽ do cách so sánh đặc
sắc của Bác: Tiếng suối như tiếng hát xa. Thật ra suối đâu có biết hát, nhưng trong tâm
hồn tinh tế của Bác thì suối trở thành một con người có trái tim, có tâm hồn. Phải là một
thi sĩ giàu lòng yêu thiên nhiên như ruột thịt thì mới có thể viết ra câu thơ tuyệt bút như
vậy!

’Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. i! câu thơ rạng rỡ như một cảnh đẹp tuyệt trần
của thiên nhiên ’Trăng lồng cổ thụnhư đưa ta về với làng quê, với cây đa cổ thụ đầu đình,
nơi đã sinh ra và nuôi nấng bao anh hùng bảo về đất nước. Còn ’Bóng lồng hoa lại như
đưa ta đến thời hoà bình của núi rừng, non sông. Phải chăng trong lúc ấy Bác vừa bề bộn
việc quân, trĩu nặng ’nỗi nước nhà nhưng lại loé lên cả niềm say mê cả gấm vóc của
giang sơn và sự xum vầy hạnh phúc của con cháu? Bác phải thực sự yêu con người và
thiên nhiên mới viết được những câu thơ hay đến vậy.
Còn câu thơ thứ ba là tâm trạng của Bác Hồ khi đó, tâm trạng của một thi sĩ viết thơ
về trăng. Câu này khiến em nghĩ rằng Bác là người yêu trăng, say mê với trăng vì trăng
mà không ngủ. Nhưng đọc tiếp thì em mới thấy thấm thía niềm thương Bác. Thực ra Bác
không ngủ ’Vì lo nỗi nước nhà - vì lo lắng cho sự an nguy của dân tộc
Bài thơ của Bác làm em vô cùng cảm động vì Bác không làm hết bốn câu thơ tả
trăng, chỉ một câu thơ cuối thôi ’Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà em bỗng hiểu sâu sắc rằng:
Bác có dành tâm tư tình cảm cho trăng, cho thiên nhiên cây cối đó, nhưng cũng không lúc
nào
Bác
quên
được
đất
nước,
dân
tộc.
m vô cùng ấn tượng về bài thơ, lòng yêu nước thương dân của Bác thấm nhuần trong
mỗi dòng thơ, nét chữ.
(Bài làm của học sinh)

19
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010



Trường THCS Quảng Tâm Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm
a. Tìm những câu văn phát biểu cảm nghĩ trong đoạn mở bài và cho biết cách diễn tả
cảm nghĩ đó.
b. Để trình bày cụ thể nhận xét ’Lời hay, ý đẹp, người viết đã chọn phân tích chi tiết nào
trong bài thơ?
Bài 8. Dưới đây là một số đoạn mở bài cho văn bản cảm nghĩ về một tác phẩm văn
học.
(1) Cứ mỗi lần nhìn bà nội ăn trầu em lại nhớ đến câu chuyện ’Sự tích trầu cau
đó là một bài học quý báu về tình cảm vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn được kể dưới
hình thức một câu chuyện rất cảm động với những biến hoá kì lạ và giàu ý nghĩa.
(Bài văn phát biểu cảm nghĩ về ’Sự tích trầu cau)
(2) Mỗi khi được bố mẹ cho vào lăng viếng Bác, em lại thấy đúng như câu hát
’Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên, giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền
m tưởng chừng như Bác vẫn còn sống, làm việc thâu đêm dưới ánh trăng giữa rừng Việt
Bắc. Có lẽ là vì bài thơ nổi tiếng của Bác, bài ’Cảnh khuya, vẫn còn để lại một ấn tượng
sâu đậm trong em.
(Bài văn cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya)
() Đọc thơ văn em được gặp rất nhiều người bà, người ông thời chiến tranh phải
thay con trai, con dâu chăm sóc cháu thơ để con trai, con dâu đi chiến đấu. Mỗi khi như
vậy em thường thao thức nhiều đêm sau khi đọc xong tác phẩm. Người bà trong bài thơ
’Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh cũng gây được trong em một cảm xúc mạnh mẽ về sự
chăm lo tận tuỵ của bà đối với cháu.
(Bài văn cảm nghĩ về người bà trong bài thơ Tiếng gà trưa)
a. Chỉ ra những từ ngữ, câu văn nêu cảm nghĩ trong các đoạn văn trên.
b. Để cảm nghĩ được đưa ra một cách tự nhiên, chân thực trong các đoạn mở bài
trên, người viết dẫn tới cảm xúc bằng một tình huống nào?
c. Tập viết đoạn văn mở bài cho văn bản cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài 9. Cảm nghĩ về một món quà được nhân
Bài 10. Dòng sông quê trong tình cảm của em.

C. Kết luận
Trên đây là tham luận của nhóm bộ môn được thực hiện tại trường THCS Quảng
Tâm tham gia vào công tác bồi dưỡng HSG nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Ngữ văn. Vì điều kiện thời gian và trình độ năng lực có hạn, chuyên đề chắc chắn sẽ
còn nhiều thiếu sót. Do vậy rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và cán bộ phụ trách
chuyên môn.
Xin chân thành cảm ơn!

20
Nguyễn Thị Phương

Năm học: 2009 - 2010



×