Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Biên soạn tài liệu hướng dẫn học và tổ chức hoạt động dạy học về Dòng điện trong các môi trường theo mô hình trường học mới VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.78 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THẮM

BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC VỀ “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƢỜNG”
THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI VNEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÝ

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THẮM

BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC VỀ “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƢỜNG”
THEO MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI VNEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÝ
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lý
Mã số: 60 14 01 11

Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

HÀ NỘI – 2015



LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: PGS. TS. Nguyễn
Xuân Thành - ngƣời đã tận tình chỉ bảo và hƣớng dẫn em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học - Trƣờng
Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để
tôi đƣợc học tập, nghiên cứu trong suốt khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong nhóm Vật lí – tổ Lý
Hóa và Ban Giám hiệu trƣờng THPT Chƣơng Mỹ B – Hà Nội đã luôn quan
tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, công tác.
Tôi xin cảm ơn các em học sinh lớp 11A1, 11A13 - trƣờng THPT
Chƣơng Mỹ B đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực nghiệm sƣ phạm. Tôi xin
cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và các anh chị học viên cao học cùng lớp đã
luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi.

Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thắm

i


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

GV

Giáo viên




Hoạt động

HS

Học sinh

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thí nghiệm

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích của đề tài ......................................................................................2
3. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 2
4. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 2
5. Mẫu khảo sát ................................................................................................2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................2
7. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ....................................................................3
8. Cấu trúc luận văn ..........................................................................................3

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
1.1. Dạy học phát triển năng lực học sinh .......................................................4
1.1.1. Quan điểm dạy học phát triển năng lực học sinh ...................................4
1.1.2. Phƣơng pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh ......................6
1.1.3. Tổ chức hoạt động học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh...8
1.2. Tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học vật lí ....9
1.3. Cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh...11
1.3.1. Chu trình sáng tạo khoa học.. ...............................................................11
1.3.2. Tiến trình khoa học giải quyết vấn đề .. ...............................................12
1.3.3. Sự khác biệt giữa hoạt động của học sinh và hoạt động của nhà khoa học..14
1.3.4. Cơ sở định hƣớng việc tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh..15
1.3.5. Tính tích cực nhận thức của học sinh trong học tập..............................16
1.3.6. Năng lực nhận thức sáng tạo của học sinh trong học tập......................18
1.4. Các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề.....................................21
1.4.1. Các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề..................................21
1.4.2. Hình thức hoạt động nhóm trong các pha của tiến trình dạy học giải
quyết vấn đề ....................................................................................................24
1.5. Mô hình trƣờng học mới VNEN .............................................................28

iii


1.5.1. Cấu trúc viết tài liệu hƣớng dẫn học theo mô hình trƣờng học mới
VNEN .............................................................................................................28
1.5.2. Đánh giá quá trình học tập của học sinh...............................................32
1.6. Thực trạng dạy - học hai bài “Dòng điện trong kim loại”, “Hiện tƣợng
nhiệt điện. Hiện tƣợng siêu dẫn” ở các trƣờng phổ thông hiện nay................33
Kết luận chƣơng 1...........................................................................................35
Chƣơng 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
CHUYÊN ĐỀ “DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI”

2.1. Phân tích đặc điểm dạy học các bài “Dòng điện trong kim loại”, “Hiện
tƣợng nhiệt điện. Hiện tƣợng siêu dẫn” vật lý 11 nâng cao............................37
2.1.1. Chuẩn kiến thức và kĩ năng của các bài “Dòng điện trong kim loại”,
“Hiện tƣợng nhiệt điện. Hiện tƣợng siêu dẫn” vật lý 11 nâng cao ................37
2.1.2. Nội dung kiến thức các bài trong chuyên đề mà đề tài xây dựng..........38
2.2. Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động học chuyên đề “Dòng điện trong
kim loại”..........................................................................................................39
2.2.1. Xây dựng chuyên đề “Dòng điện trong kim loại”.................................39
2.2.2. Biên soạn câu hỏi/bài tập cho chuyên đề “Dòng điện trong kim loại”..41
2.2.3. Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động học..............................................46
2.2.4. Tổ chức hoạt động học..........................................................................51
Kết luận chƣơng 2 ……………………………………………...…...………53
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích, đối tƣợng, phƣơng pháp và nội dung thực nghiệm sƣ phạm...54
3.1.1. Mục đích thực nghiệm……………………………………………...…54
3.1.2. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm……………………………....…..54
3.1.3. Phƣơng pháp thực nghiệm…………………………………………….54
3.1.4. Nội dung thực nghiệm………………………………………………...55
3.2. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm………………………………………...55
3.2.1. Trƣớc thời gian dạy học ở trƣờng phổ thông…………………………55
3.2.2. Thời gian dạy học ở trƣờng phổ thông………………………………..56

iv


3.3. Tổ chức hoạt động học.............................................................................56
3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm...................................................84
3.4.1. Phân tích kế hoạch dạy học ..................................................................84
3.4.2. Phân tích việc tổ chức hoạt động học cho học sinh...............................85
3.4.3. Phân tích hoạt động học của học sinh...................................................86

Kết luận chƣơng 3...........................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................94

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi: "Phƣơng pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Để đạt đƣợc điều đó nền giáo dục phải đổi mới toàn diện và quan trọng
nhất phải đổi mới chiến lƣợc đào tạo con ngƣời, những con ngƣời mới đáp
ứng yêu cầu của thời đại mới. Đổi mới giáo dục cần phải đổi mới phƣơng
pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tƣ duy
sáng tạo của ngƣời học, từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và
phƣơng tiện hiện đại vào quá trình dạy học.
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của cả ngƣời dạy và ngƣời học nhằm nâng cao tri thức, bồi
dƣỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dƣỡng
phƣơng pháp tự học, tác động tích cực đến tƣ tƣởng, tình cảm, đem lại hứng
thú học tập cho ngƣời học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống
nhƣ: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học HS; giờ học đổi mới phƣơng pháp
dạy học còn có những yêu cầu mới nhƣ: được thực hiện thông qua việc GV tổ
chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện
phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin;

được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa
HS với HS. Đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá
nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp). Dạy học giải
quyết vấn đề là một phƣơng pháp giúp đạt đƣợc một giờ học nhƣ vậy.
Thực trạng giáo dục ở nƣớc ta qua nghiên cứu cho thấy, với cách lên
lớp mỗi bài phải dạy hết trong một hoặc hai tiết theo phân phối chƣơng trình
1


làm cho nội dung trình bày trong sách giáo khoa nặng về logic hình thành
kiến thức cho HS mà không chú tâm vào việc vận dụng kiến thức, do đó
phƣơng pháp dạy học của GV nặng về thuyết trình. Với áp lực không đƣợc
cháy giáo án, đã không tạo điều kiện cho GV sử dụng phƣơng pháp dạy học
tích cực. Việc tổ chức lớp học theo mô hình trƣờng học mới VNEN sẽ thay
đổi căn bản vai trò, nhiệm vụ của học sinh trong quá trình học; thể hiện đƣợc
tính tự chủ, tự giác, phát huy sáng tạo và tôn trọng ý kiến của các em nhiều
hơn. Theo mô hình này, nhóm là một phận gắn kết cơ bản xuyên suốt cả quá
trình, do vậy học sinh có điều kiện để rèn luyện các kĩ năng làm việc cá nhân
và hợp tác nhóm.
Đó là những lý do để tôi lƣ̣a cho ̣n nghiên cứu đề tài: Biên soạn tài liệu
hướng dẫn học và tổ chức hoạt động dạy học về “Dòng điện trong các môi
trường” theo mô hình trường học mới VNEN.
2. Mục đích của đề tài
Xây dựng tiến trình tổ chức HĐ học một số nội dung kiến thức trong
chƣơng “Dòng điện trong các môi trƣờng” thành một chuyên đề theo hƣớng
tiếp cận mô hình trƣờng học mới VNEN.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc một số nội dung kiến thức trong chƣơng “Dòng
điện trong các môi trƣờng” thành một chuyên đề theo hƣớng tiếp cận mô hình
trƣờng học mới VNEN và tổ chức HĐ học sử dụng phƣơng pháp dạy học giải

quyết vấn đề sẽ phát triển đƣợc năng lực giải quyết vấn đề của HS.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nội dung và phƣơng pháp dạy học các nội dung kiến thức trong
chƣơng “Dòng điện trong các môi trƣờng” vật lí 11 nâng cao.
5. Mẫu khảo sát
HS lớp 11 trƣờng THPT Chƣơng Mỹ B - huyện Chƣơng Mỹ - Hà Nội.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

2


- Nghiên cứu lí luận dạy học hiện đại về việc tổ chức HĐ nhận thức của
HS trong dạy học vật lí, mô hình trƣờng học mới VNEN.
- Nghiên cứu công văn 5555 của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Phân tích chƣơng trình, nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt đƣợc
của các bài “Dòng điện trong kim loại” và “Hiện tƣợng nhiệt điện. Hiện
tƣợng siêu dẫn” vật lý 11 nâng cao.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học các nội dung trên ở một số trƣờng THPT
trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ - Thành phố Hà Nội.
- Xây dựng tiến trình tổ chức HĐ học chuyên đề “Dòng điện trong kim
loại”.
- Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá tiến trình tổ chức HĐ học chuyên
đề đã xây dựng về tính khả thi và tác dụng phát triển năng lực giải quyết vấn
đề của HS.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu lí luận về dạy học hiện đại.
- Khảo sát thực tiễn dạy học ở trƣờng phổ thông.
- Thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng phổ thông.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình

bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2. Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động học chuyên đề “Dòng
điện trong kim loại”.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm

3


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (Chủ biên),
Nguyễn Ngọc Hƣng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình
Thiết, Nguyễn Trần Trác (2007), Sách giáo khoa Vật lí 11 nâng cao,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (Chủ biên),
Nguyễn Ngọc Hƣng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình
Thiết, Nguyễn Trần Trác (2007), Sách giáo viên Vật lí 11 nâng cao,
Nxb Giáo dục, Hà Nội
3. Ngô Diệu Nga (2008), Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học
chương “Từ trường” lớp 11 trung học phổ thông theo hướng phát
triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh, Đề tài khoa
học cấp Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Thành (2003), Xây dựng phần mềm phân tích Video và
tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học các quá trình
cơ học biến đổi nhanh theo quan điểm lí luận dạy học hiện đại, Luận án
Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng, Phạm Xuân Quế (2002),
Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sƣ phạm
Hà Nội, Hà Nội.
6. Phạm Hữu Tòng (1996), Hình thành kiến thức, kỹ năng, phát triển trí tuệ

và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
7. Phạm Hữu Tòng (2001), Chiến lược dạy học giải quyết vấn đề, tổ chức
định hướng tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học của
học sinh, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

4


8. Phạm Hữu Tòng (2002), Chức năng tổ chức, kiểm tra, định hướng
hành động dạy học, Bài giảng chuyên đề cao học.
9. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định
hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa
học, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.
10. Thái Duy Tuyên (1991), Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
11. Phạm Viết Vƣợng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
12. Vụ Giáo dục Trung học (2015), Tổ chức quá trình dạy học và kiểm tra
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

5



×