Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh trường THCS xã Lam hạ, thành phố Phủ Lý, Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.71 KB, 17 trang )

Nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể
của học sinh trường THCS xã Lam hạ, thành
phố Phủ Lý, Hà Nam
Hoàng Thị Mai Hoa
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Sinh học thực nghiệm; Mã số: 60 42 30
Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Văn Hưng
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu một số chỉ số hình thái của học sinh ở độ tuổi 12÷15 thuộc
trường trung học cơ sở (THCS) xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam: chiều
cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, vòng cánh tay phải co, vòng bụng, vòng
đùi phải, vòng mông, vòng đầu. Nghiên cứu một số dấu hiệu sinh dục phụ mô tả về
dậy thì của học sinh ở độ tuổi 12÷15 thuộc trường THCS xã Lam Hạ, thành phố Phủ
Lý, tỉnh Hà Nam bao gồm: lông ở hố nách, lông trên mu, thời điểm có mụn trứng cá ở
nam giới; lông trên mu, lông ở hố nách, tuyến vú, thời điểm có mụn trứng cá ở nữ
giới.
Keywords: Sinh học thực nghiệm; Chỉ số sinh học; Chỉ số hình thể; Học sinh; Sinh lý
học
Content
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước đã đề ra mục
tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, từng bước theo kịp và hội
nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Để đạt được mục tiêu đề ra chúng ta phải phát
huy mọi nguồn lực của đất nước. Một trong những nguồn lực quan trọng và đóng vai trò quyết
định đến sự thành công của mục tiêu trên là nguồn lực con người. Việc đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng các yêu cầu của thời đại là nhiệm vụ của ngành giáo dục – đào tạo nói riêng và toàn xã
hội nói chung.
Trong những năm gần đây, điều kiện sống của người Việt Nam nói chung và của học
sinh lứa tuổi trung học nói riêng đã có rất nhiều thay đổi. Các yếu tố đó chắc chắn có ảnh
hưởng đến tuổi dậy thì và ảnh hưởng đến các chỉ số sinh học khác [10]. Những nghiên cứu


trong lĩnh vực hình thái – thể lực, chức năng sinh sản, sinh dục của học sinh lứa tuổi trung học


là rất quan trọng, làm cơ sở để đề ra các giải pháp đúng đắn và hữu hiệu trong hoạch định
chiến lược hoặc cải tiến phương pháp nhằm nâng cao chất lượng con người Việt Nam, để thế
hệ trẻ mạnh khỏe về thể lực và trí tuệ, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Xuất phát từ lí do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chỉ số sinh học và năng lực
trí tuệ của học sinh, sinh viên [10,11,12,18,19,28,37,38]… Các công trình nghiên cứu trên đã
đóng góp rất nhiều vào việc xác định các chỉ số sinh học và trí tuệ người Việt Nam, cũng như
chiến lược giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực tương lai của đất nước.
Thông thường, cứ sau 10 năm các cuộc điều tra trên quần thể người lại cho thấy các
thông số về hình thái, sinh lí con người có sự biến động vì hình thái, sinh lí có liên quan nhiều
với điều kiện sống, tình hình kinh tế xã hội [10]. Để có một cái nhìn toàn diện về chỉ số sinh học
của người Việt, nghiên cứu các chỉ số sinh học cơ thể phải được diễn ra trên quy mô lớn cả về
không gian và thời gian, bởi ở các đối tượng khác nhau và thời điểm nghiên cứu khác nhau thì
các chỉ số này thay đổi. Vì vậy, việc nghiên cứu các chỉ số sinh học cần phải được tiến hành
thường xuyên và rộng khắp.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học
hình thể của học sinh trƣờng THCS xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định thực trạng sự phát triển thể chất của học sinh trường THCS xã Lam Hạ,
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thông qua các đặc điểm về hình thái.
- Xác định thực trạng sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp của học sinh
trường THCS xã Lam Hạ, thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ số hình thái của học sinh ở độ tuổi 12÷15 thuộc trường THCS
xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam: chiều cao đứng, cân nặng, VNTB, vòng cánh tay
phải co, vòng bụng, vòng đùi phải, vòng mông, vòng đầu.
- Nghiên cứu một số dấu hiệu sinh dục phụ mô tả về dậy thì của học sinh ở độ tuổi
12÷15thuộc trường THCS xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam bao gồm: lông ở hố

nách, lông trên mu, thời điểm có mụn trứng cá ở nam giới; lông trên mu, lông ở hố nách,
tuyến vú, thời điểm có mụn trứng cá ở nữ giới.
4. Nhƣ̃ng đóng góp mới của đề tài
Tuy đề tài có kế thừa các phương pháp nghiên cứu truyề n thố ng nhưng kế t quả của nó
hoàn toàn mới vì ở tỉn h Hà Nam chưa có nghiên cứu nào tương tự . Do đó đề tài sẽ góp phần

2


cung cấ p cơ sở dữ liê ̣u về sinh học hình thể và dâ ̣y thì của ho ̣c sinh THCS trong giai đoa ̣n
hiê ̣n nay .

3


PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề về sinh trƣởng và phát triển của trẻ em
1.1.1. Sơ lược về sinh trưởng và phát triển của trẻ em lứa tuổi học đường
1.1.2. Phân chia các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của trẻ em
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của trẻ em lứa tuổi học sinh THCS
1.2. Một số chỉ số hình thái
1.2.1. Chiều cao đứng
1.2.2. Cân nặng
1.2.3. Vòng ngực trung bình
1.2.4. Vòng đùi và vòng cánh tay phải co
1.2.5. Vòng bụng và vòng mông
1.3. Lƣợc sử nghiên cứu các chỉ số sinh học của trẻ em trên thế giới
1.3.1. Các nghiên cứu về hình thái - thể lực
1.3.2. Các nghiên cứu về sinh lý sinh sản và sinh dục trên thế giới

1.4. Lƣợc sử nghiên cứu các chỉ số sinh học của trẻ em ở Việt Nam
1.4.1. Các nghiên cứu về hình thái – thể lực
1.4.2. Các nghiên cứu về sinh lý sinh sản và sinh dục ở Việt Nam
1.5. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Nam
1.5.1. Dân số tỉnh Hà Nam
1.5.2. Khí hậu và thuỷ văn

4


Chương 2.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường THCS xã Lam Hạ, TP Phủ Lý, Hà Nam, tất cả có
4 nhóm với 4 độ tuổi khác nhau từ 12-15 tuổi ( tính theo độ tuổi đến trường của học sinh,
còn tính tuổi sinh học thì mỗi độ tuổi cộng thêm một năm). Các đối tượng nghiên cứu đều
có sức khỏe và trạng thái tâm sinh lý bình thường không mắc bệnh mạn tính. Tuổi của các
đối tượng được tính theo quy ước chung của Tổ chức y tế thế giới.
2.1.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu.
Tổng số đối tượng nghiên cứu là 416 học sinh trong đó có 214 học sinh nam và 202
học sinh nữ. Các đối tượng nghiên cứu được phân bố như sau:
- Lớp 6: gồm 105 học sinh trong đó có 54 nam và 51 nữ;
- Lớp 7: gồm 101 học sinh trong đó có 53 nam và 48 nữ;
- Lớp 8: gồm 105 học sinh trong đó có 54 nam và 51 nữ;
- Lớp 9: gồm 105 học sinh trong đó có 53 nam và 52 nữ.
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu các chỉ số
- Chỉ số về hình thái - thể lực
Các chỉ số về hình thái thể lực được xác định theo phương pháp được dùng phổ biến trong

nghiên cứu y sinh học [14].
- Phương pháp xử lý số liệu.
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê dùng trong y, sinh học [15], [16, 17].
Các phiếu điều tra sau khi xử lý thô, đạt yêu cầu được nhập vào máy vi tính, được xử lý bằng
phần mềm Microsoft Excel 2003 và SPSS 13.0.

5


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

3.1. Một số chỉ số hình thái của học sinh 12 – 15 tuổi
3.1.1. Chiều cao đứng
Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh trường THCS xã Lam Hạ, thành phố
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi

Nữ (2)

Nam (1)
n

X  SD

Tăng

N

X  SD


X1  X 2

p(1-2)

Tăng

12

54 142,04 ± 4,68

-

51 143,81 ± 4,92

-

-1,77

< 0,05

13

53 146,64 ± 5,62

4,60

48 149,51 ± 5,64

5,70


-2,1

< 0,05

14

54 153,79 ± 5,89

7,15

51 153,42 ± 4,13

3,91

+0,37

> 0,05

15

53 159,38 ± 7,06

5,59

52 154,95 ± 4,38

1,53

+4,43


< 0,05

Tăng trung bình/năm

5,78

3,71

Kết quả trên bảng 3.1 cho thấy, từ 12 đến 15 tuổi chiều cao của học sinh nam Trường
THCS Lam Hạ tăng dần từ 142,04 ± 4,68 cm lên 159,38 ± 7,06 cm, tăng trung bình mỗi năm
khoảng 5,78 cm. Chiều cao của học sinh nữ tăng từ 143,81 ± 4,92 cm lúc 12 tuổi lên 154,95 ±
4,38 lúc 15 tuổi với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 3,71 cm.
Tốc độ tăng chiều cao theo tuổi của học sinh không đồng đều, chiều cao của học sinh
nam tăng nhanh nhất ở giai đoạn 13 – 14 tuổi (tăng 6,38 cm). Chiều cao của học sinh nữ tăng
nhanh nhất giai đoạn 12- 13 tuổi (tăng 5,7cm/năm). Như vậy thời kỳ tăng chiều cao nhảy vọt
của học sinh nam muộn hơn học sinh nữ một năm. Cùng một lứa tuổi, chiều cao của học sinh
nam và học sinh nữ không giống nhau (hình 3.1). Ở giai đoạn đầu (12÷13 tuổi), chiều cao của
nữ có giá trị lớn hơn nam (p < 0,05), còn ở giai đoạn sau (14÷15tuổi) chiều cao của nam lại có
giá trị lớn hơn của nữ (p < 0,05). Điều này dẫn đến tới xuất hiện điểm giao chéo tăng trưởng
trên đồ thị biểu diễn sự biến đổi của chiều cao theo tuổi giữa nam và nữ vào lúc 14 tuổi. Điểm
giao chéo này xuất hiện do mức tăng trưởng về chiều cao không đồng đều theo giới tính và có
liên quan mật thiết đến giai đoạn dậy thì.

6


3.1.2. Cân nặng
Kết quả nghiên cứu về cân nặng của học sinh trường THCS xã Lam Hạ, thành phố
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam được trình bày trên bảng 3.2.


7


Bảng 3.2. Cân nặng trung bình (kg) của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi

Nữ (2)

Nam (1)

X  SD Tăng

n

n

X  SD

X1  X 2

p(1-2)

tăng

12

54

33,50 ± 2,95


-

51

35,20 ± 2,97

-

-1,7

< 0,05

13

53

37,28 ± 3,76

3,78

48

37,45 ± 2,70

2,25

- 0,17

> 0,05


14

54

41,04 ± 3,15

3,76

51

41,83 ± 2,48

4,38

-0,79

> 0,05

15

53

47,38 ± 5,06

6,34

52

43,25 ± 3,30


1,42

+4,13

< 0,05

Tăng trung bình/năm

4,63

2,68

Kết quả trên bảng 3.2 cho thấy, từ 12 – 15 tuổi cân nặng của học sinh nam trường
THCS Lam Hạ tăng dần từ 33,50 ± 2,95 kg lên 47,38 ± 5,06 kg, tăng trung bình mỗi năm
khoảng 4.63 kg. Cân nặng của học sinh nữ tăng từ 35,20 ± 2,97 kg lúc 12 tuổi lên 43,25 ±
3,30 kg lúc 15 tuổi với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 2,68kg. Như vậy, ở giai đoạn
này cân nặng của học sinh nam tăng nhiều và tăng nhanh hơn của học sinh nữ.
Tốc độ tăng cân nặng theo tuổi của học sinh không đồng đều. Cân nặng của học sinh
nữ tăng nhanh nhất ở giai đoạn 13÷14tuổi (tăng 4,38 kg) và của học sinh nam ở giai đoạn 14 15 tuổi (tăng 6,34 kg). Như vậy, thời điểm tăng nhanh về cân nặng của học sinh diễn ra muộn
hơn so với thời điểm tăng nhanh về chiều cao.
Trong cùng một độ tuổi, cân nặng của học sinh nam và nữ không giống nhau (hình
3.2). Ở giai đoạn đầu (12 -14 tuổi) cân nặng của học sinh nữ có giá trị lớn hơn cân nặng của
học sinh nam còn ở giai đoạn sau (14 -15 tuổi) cân nặng của học sinh nam lại có giá trị lớn
hơn của nữ. Điều này dẫn đến xuất hiện điểm giao chéo tăng trưởng về cân nặng trên đồ thị
hình 3.2 vào lúc 14÷15 tuổi. Điểm giao chéo này xuất hiện là do thời điểm bước vào tuổi dậy
thì của nam và nữ khác nhau nên thời điểm tăng cân nhảy vọt cũng khác nhau.
3.1.3. Vòng ngực trung bình
Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của học sinh theo tuổi và giới tính được
trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính
Tuổi Nam (1)
n

Nữ (2)

X  SD Tăng n

X  SD

8

X1  X 2

tăng

p(1-2)


12

54 65,82
4,10

± -

51 66,56 ± 4,04 -

-0,74


>0,05

13

53 67,96
3,17

± 2,14

48 69,64 ± 4,31 3,08 -3,58

<0,05

14

54 70,49
2,53

± 2,53

51 74,61 ± 3,55 4,97 -2,41

<0,05

15

53 74,99
4,20

± 4,50


52 76,03 ± 3,81 1,42 -1,04

<0,05

Tăng trung bình/năm

3,06

3,16

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, từ 12 – 15 tuổi vòng ngực trung bình của học sinh nam
tăng từ 65,82 ± 4,10 cm lên 74,99 ± 4,20 cm, mỗi năm tăng trung bình 3,06 cm. Vòng ngực
trung bình của học sinh nữ tăng từ 66,56 ± 4,04 cm lúc 12 tuổi lên 76,03 ± 3,81 cm lúc 15
tuổi, mỗi năm tăng trung bình 3,16 cm.
Tốc độ tăng vòng ngực trung bình theo tuổi của học sinh không đều. Vòng ngực trung
bình của nam tăng nhanh nhất ở giai đoạn 14÷15 tuổi (tăng 4,50 cm/năm) còn ở nữ là giai đoạn
13÷14 tuổi (tăng 4,97 cm/năm). Như vậy, thời kỳ tăng vòng ngực trung bình nhảy vọt của học
sinh nam muộn hơn học sinh nữ một năm.
Ở cùng một lứa tuổi, vòng ngực trung bình của học sinh nam và nữ không giống nhau
(hình 3.5). Giai đoạn từ 12 – 15 tuổi vòng ngực trung bình của nữ lớn hơn của nam. Trong đó,
ở tuổi 12 vòng ngực trung bình của nam và nữ có khác biệt nhưng không đáng kể; ở độ
tuổi13, 14, 15 vòng ngực trung bình của nữ lớn hơn nam, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
3.1.4. Vòng đùi phải
Vòng đùi phải đo dưới nếp lằn mông, phản ánh sự phát triển của cơ và bề dày lớp mỡ
dưới da ở đùi. Kết quả nghiên cứu vòng đùi phải của học sinh trường THCS Lam Hạ được
trình bày ở bảng 3.6.

9



Bảng 3.6. Vòng đùi phải của học sinh theo lứa tuổi và giới tính
Tuổi

Nữ (2)

Nam (1)

X  SD Tăng

n

X1  X 2

p(1-2)

X  SD tăng

n

12

54

39,38 ± 2,74

-

51


40,05 ± 2,84

-

- 0,67

>0,05

13

53

42,67 ± 2,23

3,29

48

43,29 ± 3,63

3,24

- 0,62

>0,05

14

54


43,93 ± 2,02

1,26

51

45,17 ± 2,61

1,88

- 1,24

<0,05

15

53

44,24 ± 2,00

0,31

52

46,21 ± 1,79

1,04

- 1,97


<0,05

Tăng trung bình/năm

1,62

2,05

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, từ 12 – 15 tuổi vòng đùi phải của học sinh nam tăng liên
tục từ 39,38 ± 2,74 cm lên 44,24 ± 2,00 cm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,62 cm. Vòng
đùi phải của học sinh nữ tăng liên tục từ 40,05 ± 2,84 cm lúc 12 tuổi lên 46,21 ± 1,79 cm lúc
15 tuổi, trung bình mỗi năm tăng khoảng 2,05 cm. Nhìn chung, tốc độ tăng vòng đùi trung
bình của nữ lớn hơn nam nên kích thước vòng đùi phải của nữ lớn hơn nam.
Tốc độ tăng vòng đùi phải theo tuổi của học sinh nam và nữ tương đối đồng đều, cả
nam và nữ đều tăng nhanh nhất ở giai đoạn 12÷13 tuổi.
3.1.5. Vòng cánh tay phải co (VCTPC)
VCTPC thể hiện sự phát triển cơ bắp cánh tay, có liên quan đến việc tập luyện, lao
động. VCTPC thể hiện sự khác biệt giới tính và sự phát triển theo tuổi, nên được dùng trong
một số chỉ số thể lực (ví dụ QVC). Kết quả nghiên cứu vòng cánh tay phải co của học sinh
trường THCS Lam Hạ được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Vòng cánh tay phải co (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi

Nữ (2)

Nam (1)
n

X  SD


Tăng

n

X  SD

tăng

X1  X 2

p(1-2)

12

54

19,74 ± 1,53

-

51

20,13 ± 1,61

-

- 0,39

>0,05


13

53

20,94 ± 1,40

1,20

48

20,86 ± 1,75

0,73

0,08

>0,05

14

54

22,29 ± 1,44

1,35

51

22,17 ± 2,17


1,31

0,12

>0,05

15

53

24,25 ± 1,98

1,96

52

23,02 ± 2,18

0,85

1,23

<0,05

Tăng trung bình/năm

1,50

0,96


Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, từ 12 – 15 tuổi, vòng cánh tay phải co của học sinh nam
trường THCS Lam Hạ tăng từ 19,74 ± 1,53 cm lúc 12 tuổi lên 24,25 ± 1,98 cm lúc 15 tuổi,
trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,50 cm. Vòng cánh tay phải co của học sinh nữ tăng từ
20,13 ± 1,61 cm lên 23,02 ± 2,18 cm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 0,96 cm.

10


Tốc độ tăng vòng cánh tay phải co của học sinh nam và học sinh nữ không đều, vòng
cánh tay phải co của học sinh nam tăng nhanh nhất ở giai đoạn 14÷15 tuổi (tăng 1,96 cm) và
của học sinh nữ là giai đoạn 13÷14 tuổi (tăng 1,31cm). Như vậy, thời kỳ tăng vòng cánh tay
phải co nhảy vọt của học sinh nam muộn hơn học sinh nữ là một năm.
Cùng một lứa tuổi, vòng cánh tay phải co của học sinh nam và nữ không giống nhau
(hình 3.7). Ở giai đoạn 12 tuổi, vòng cánh tay phải co của nữ lớn hơn của nam nhưng sụ khác
nhau không lớn và không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Ở giai đoạn sau 13÷15 tuổi vòng
cánh tay phải co của nam lớn hơn của nữ. Tuy nhiên, chỉ ở giai đoạn 14÷15tuổi vòng cánh tay
phải co của học sinh nam lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

 Các chỉ số sinh học khác như vòng đầu, vòng bụng, vòng mông của học sinh trường
THCS xã Lam Hạ tương tự như học sinh các vùng miền khác trên cả nước.
3.2.. Sự hoàn thiện các dấu hiệu sinh dục phụ thứ cấp qua lớp tuổi ở học sinh nam và nữ
THCS Lam Hạ - Phủ lý – Hà Nam.
3.2.1. Thời điểm xuất hiện mụn trứng cá trên mặt của học sinh.
Kết quả nghiên cứu thời điểm xuất hiện mụn trứng cá trên mặt của học sinh theo giới
tính được trình bày trên bảng 3.11.
Bảng 3.11. Thời điểm xuất hiện mụn trứng cá trên mặt của học sinh
Giới
tính


Số học sinh đã Tỷ lệ học sinh đã
N

xuất hiện mụn xuất

hiện

trứng cá

trứng cá (%)

Nam

214

116

54,21

Nữ

202

195

96,53

Chung

416


311

74,76

mụn

Tuổi xuất hiện trứng cá trên mặt của
học sinh đã xuất hiện mụn trứng cá
13 tuổi 4 tháng
± 1 năm 9 tháng
11 tuổi 9 tháng
± 1 năm 6 tháng
12 tuổi 4 tháng
± 1 năm 7 tháng

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy:
Thời điểm xuất hiện mụn trứng cá trên mặt của học sinh nữ sớm hơn học sinh nam,
điều này phù hợp với tuổi dậy thì chính thức ở nữ sớm hơn ở nam.
Từ 12 đến 15 tuổi, tỷ lệ đã xuất hiện mụn trứng cá ở học sinh nữ lớn hơn ở học sinh
nam. Điều này chứng tỏ số lượng học sinh nữ đã dậy thì ở giai đoạn 12 đến 15 tuổi cũng lớn ở
học sinh nam.
3.2.2 Sự phát triển lông mu của học sinh

11


Sự phát triển lông mu cũng là một dấu hiệu sinh dục phụ quan trọng để đánh giá mức
độ chín sinh dục của nữ. Kết quả nghiên cứu sự phát triển lông mu của học sinh được trình
bày trên bảng 3.12.

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy, ở độ tuổi 12, học sinh nam mới bắt đầu xuất hiện lông
mu (mức P0, chiếm 1,85%), trong khi đó ở lứa tuổi này, gần ¼ số học sinh nữ đã phát triển
lông mu ở 2 mức độ P1 và P2 với tỷ lệ lần lượt là 15,69% và 7,84%. Trong giai đoạn từ 12
đến 15 tuổi, tỷ lệ % học sinh đã phát triển lông mu tăng dần theo tuổi ở cả học sinh nam và
học sinh nữ (hình 3.11). Ở độ tuổi 15, có 83,02% học sinh nam và 96,15% học sinh đã phát
triển lông mu.
So sánh sự phát triển lông mu theo các mức độ ở học sinh nam và học sinh nữ cho thấy, học
sinh nữ bắt đầu mọc lông mu sớm hơn, tỷ lệ % học sinh nữ đã phát triển lông mu ở các mức độ luôn
cao hơn ở học sinh nam. Tỷ lệ đạt mức độ phát triển lông mu như người trưởng thành ở học sinh nữ
cũng luôn cao hơn ở học sinh nam.

12


Bảng 3.12. Tỷ lệ học sinh đã phát triển lông mu ở các mức độ theo tuổi và giới tính

Tỷ lệ học sinh đã phát triển lông mu ở các mức độ theo tuổi và theo giới tính
Các mức độ phát triển
Tỷ lệ % đã
Giới tính Tuổi n
N
P0 (%) P1 (%) P2 (%) P3 (%) P4 (%) phát triển P
12 54
1 98.15 1.85
0
0
0
1.85
13 53 16 69.81 13.21 11.32 5.66
0.0

30.19
nam
14 54 32 40.74 12.96 22.22 18.52 5.56
59.26
15 53 44 16.98 15.09 16.98 26.42 24.53 83.02
12 51 12 76.47 15.69 7.84
0.0
0.0
23.53
13 48 30 37.50 25.00 20.83 12.50 4.17
62.50
nữ
14 51 42 17.65 45.10 1.96 23.53 11.76 82.35
15 52 50 3.85 15.38 21.15 25.00 34.62 96.15
(N: số lượng học sinh đã phát triển lông mu)

Hình 3.10. Sự phát triển lông mu của học sinh theo tuổi và giới tính

13


3.2.3. Sự phát triển lông nách của học sinh
Lông nách là một trong ba dấu hiệu phụ quan trọng để đánh giá mức độ dậy thì, lông
nách thường xuất hiện sau lông mu. Kết quả nghiên cứu sự phát triển lông nách của học sinh
trường THCS Lam Hạ được trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Tỷ lệ học sinh đã phát triển lông nách ở các mức độ theo tuổi
và giới tính

Tỷ lệ học sinh đã phát triển lông nách ở các mức độ theo tuổi và giới tính
Các mức độ phát triển

Tỷ lệ % đã
Giới tính Tuổi n
N
A0 (%) A1 (%) A2 (%) A3 (%) phát triển P
12 54
0 100.00
0
0
0
0
13 53
3
94.34
5.66
0
0
5.66
nam
14 54 16 70.37 24.07
5.56
0.00
29.63
15 53 33 37.74 45.28 13.21
3.77
62.26
12 51
9
82.35 13.73
3.92
0

17.65
13 48 22 54.17 29.17 16.67
0
45.83
nữ
14 51 32 37.25 39.22 17.65
5.88
62.75
15 52 45 13.46 36.54 38.46 11.54
86.54
(N: số lượng học sinh đã phát triển lông nách)
Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, ở độ tuổi 12, học sinh nam chưa xuất hiện lông nách,
trong khi đó ở lứa tuổi này, có 17,65% học sinh nữ đã phát triển lông nách ở 2 mức độ A1 và
A2 với tỷ lệ lần lượt là 13,73% và 3,92%. Ở tuổi 13, học sinh nam bắt đầu mọc lông nách
nhưng tỷ lệ còn thấp (5,66%). Trong giai đoạn từ 13 ÷ 15 tuổi, tỷ lệ % học sinh đã phát triển
lông nách tăng dần theo tuổi ở cả học sinh nam và học sinh nữ (hình 3.11). Ở độ tuổi 15, có
86,54% học sinh nữ và 62,26% học sinh nam đã phát triển lông nách.
So sánh sự phát triển lông nách theo các mức độ ở học sinh nam và học sinh nữ cho
thấy, học sinh nữ bắt đầu mọc lông nách sớm hơn, tỷ lệ % học sinh nữ đã phát triển lông nách
ở các mức độ luôn cao hơn ở học sinh nam. Tỷ lệ đạt mức độ phát triển lông nách như người
trưởng thành ở học sinh nữ cũng luôn cao hơn ở học sinh nam.

14


Hình 3.11. Sự phát triển lông nách của học sinh theo tuổi và giới tính
3.2.4 Sự phát triển tuyến vú ở học sinh nữ
Sự phát triển tuyến vú của nữ giới được coi là dấu hiệu dậy thì quan trọng về hình thái
so với các giai đoạn trước đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có loài người mới có sự lớn
lên về tuyến vú đột ngột khi dậy thì.

Kết quả nghiên cứu sự phát triển tuyến vú ở học sinh nữ được trình bày trong bảng
3.18.
Bảng 3.18. Tỷ lệ học sinh nữ đã phát triển tuyến vú theo tuổi

Tuổi
12
13
14
15

Tỷ lệ học sinh nữ đã phát triển tuyến vú ở các mức độ theo tuổi
Các mức độ phát triển
Tỷ lệ % đã
n
N
Ma0 (%) Ma1 (%) Ma2 (%) Ma3 (%) Ma4 (%) phát triển Ma
51 40 21.57 45.10 25.49 5.88 1.96
78.43
48 46 4.17 33.33 39.58 20.83 2.08
95.83
51 51 0.00 7.84 47.06 35.29 9.80
100
52 52 0.00 3.85 30.77 48.08 17.31
100
(N: số lượng học sinh nữ đã

phát triển tuyến vú)
Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy, tỷ lệ phát triển tuyến vú tăng dần theo tuổi. Từ 14 tuổi,
100% học sinh nữ THCS Lam Hạ đã phát triển tuyến vú.
Sự phát triển tuyến vú theo các mức độ cũng tăng dần theo tuổi, đến 15 tuổi đã có 17,31%

học sinh nữ có sự phát triển tuyến vú đạt mức của người trưởng thành.

15


Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1. Học sinh từ 12 - 15 tuổi tại trường THCS Lam Hạ có chiều cao đứng tăng dần theo tuổi.
CCĐ của học sinh nam tăng trung bình mỗi năm khoảng 5,78 cm. CCĐ của học sinh nữ tăng
trung bình mỗi năm khoảng 3,71 cm. Cân nặng của học sinh liên tục tăng từ 12 dến 15 tuổi.
Cân nặng của học sinh nam tăng trung bình 4,63 kg và của nữ tăng trung bình 2,68 kg/năm.
Vòng ngực trung bình (VNTB) của học sinh cũng tăng dần theo tuổi. Tốc độ tăng vòng ngực
trung bình không đều giữa các năm. Mỗi năm vòng ngực trung bình của nam tăng thêm 3,06
cm và của nữ tăng thêm 3,16 cm.
2. Các chỉ số hình thái khác như vòng đùi phải, VCTPC, vòng bụng, vòng đầu của học sinh
cũng tăng liên tục trong giai đoạn 12 đến 15 tuổi. Tốc độ tăng vòng đùi phải trung bình/năm
của nam là 1,62 cm và của nữ là 2,05 cm. Tốc độ tăng VCTPC trung bình/năm của nam là 1,5
cm và 0,96 cm đối với nữ. Tốc độ tăng vòng bụng trung bình/năm của nam và nữ lần lượt là
3,27 cm và 2,31 cm. Và tốc độ tăng vòng đầu trung bình/năm của nam là 0,53 cm và của nữ là
0,55 cm.
3. Sự xuất hiện các dấu hiệu dậy thì cơ bản của học sinh THCS Lam Hạ bao gồm các dấu hiệu
điển hình như mụn trứng cá, lông mu, lông nách và tuyến vú của nữ là khá sớm phù hợp với
tuổi dậy thì đang đến sớm hơn của phần lớn học sinh hiện nay. Nguyên nhân của hiện tượng
các dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện sớm ngoài ảnh hưởng của các yếu tố gen, nội tiết, chủng
tộc thì các điều kiện tự nhiên và xã hội trong các môi trường sống khác nhau đã có những ảnh
hưởng quan trọng đến sự xuất hiện các dấu hiệu này.
4. Thời điểm xuất hiện và mức độ phát triển các dấu hiệu sinh dục phụ thứ cấp của học sinh
nam và nữ, trong đó ở học sinh nữ thường xuất hiện các dấu hiệu này sớm hơn so với học sinh
nam và tỷ lệ học sinh phát triển các dấu hiệu sinh dục phụ thứ cấp ở các mức độ của học sinh
nữ cũng cao hơn học sinh nam. Sự xuất hiện các dấu hiệu sinh dục phụ thứ cấp phù hợp với

thời điểm dậy thì của học sinh THCS Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
2. KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có một số đề nghị sau:
1. Dù đặc điểm kích thước hình thái có tốt hơn so với các nghiên cứu trước đây, nhưng so với
các nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam á thì chỉ số hình thái của học sinh lứa tuổi
THCS ở nước ta nói chung và học sinh trường THCS lam hạ nói riêng vẫn còn rất thấp. Cho
nên cần tăng cường hơn nữa sự chăm sóc về thể chất bao gồm chế độ dinh dưỡng, rèn luyện

16


thân thể, v.v.; cần nghiên cứu để đưa chương trình giáo dục giới tính tới cho các em học sinh
sớm hơn, trang bị cho các em những hiểu biết về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình,
nhằm nâng cao chất lượng con người Việt Nam nói chung, để nước ta có được thế hệ trẻ
mạnh khỏe về thể lực và trí tuệ, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
2. Các chỉ số hình thái - thể lực, dậy thì có thể thay đổi phụ thuộc vào môi trường sống. Vì
vậy, các chỉ số này cần được tiến hành đánh giá thường xuyên, thường khoảng 10 năm một
lần, có như vậy chúng ta mới thu được các dữ liệu làm cơ sở cho việc đề xuất, hoạch định các
chính sách, biện pháp giáo dục cũng như nâng cao chất lượng sức khoẻ cho các em (đưa
chương trình giáo dục giới tính vào nhà trường, chú trọng giáo dục thể chất hơn, v.v.).
3. Các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng hướng nghiên cứu tới các dân tộc thiểu số khác trong
địa bàn, nghiên cứu thêm các độ tuổi, có thể mở rộng nghiên cứu theo chiều dọc. Đồng thời
có thể nghiên cứu sâu hơn về sự ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, điều kiện KTXH tới
hình thái, thể lực và dậy thì của học sinh.

17




×