Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị Khu đô thị sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.54 KB, 13 trang )

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị Khu đô thị
sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các
Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội
Bùi Quang Bình
Trường Đại học Khoa học tự nhiên; Khoa Môi trường
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS Lưu Đức Hải
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề cần nghiên cứu : Tổng quan Đô
thị sinh thái ; phương pháp đánh giá Đô thị sinh thái và khu vực nghiên cứu .
Xây dựng bộ chỉ thị khu đô thị sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các khu
đô thị mới tại Thành phố Hà Nội. Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý các
khu đô thị theo hướng sinh thái bền vững.
Keywords. Khoa học môi trường; Đô thị sinh thái; Khu đô thị mới; Hà Nội

Content.
Luận văn được thực hiện với hai mục tiêu chính:
- Xây dựng bộ chỉ thị khu đô thị sinh thái và thử nghiê ̣m đánh giá cho các khu
đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý các khu đô thị theo hướng sinh thái
bền vững.
Đối tượng mà luận văn hướng tới nghiên cứu là bộ chỉ th ị khu đô thị sinh thái
được cấu thành từ các chỉ thị đơn, các chỉ thị đơn này được xây dựng thông qua việc
lựa chọn, lượng hoá từ các tiêu chí cụ thể về những điều kiện cần đạt được của một đô
thị sinh thái.
Khu đô thi ̣Linh Đàm và khu đô thi ̣Văn Quán là hai khu đô thị mới, điển hình,
phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Vì vậy đề tài đã lựa chọn hai khu đô thị
trên để nghiên cứu nhằm vận dụng kết quả xây dựng bộ chỉ thị khu đô thị sinh thái vào
thử nghiệm đánh giá từ đó phân hạng và xếp thứ tự.
Để thực hiện mục tiêu trên đề tài đã sử dụng các phương pháp như: Phương
pháp phân tích đa tiêu chí, Phỏng vấn trực tiếp theo bảng hỏi, Đánh giá nhanh môi




trường có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Enviromental Rapid Appraisal hay
PERA). Kỹ thuật của đánh giá nhanh môi trường có sự tham gia của cộng đồng đã
được sử dụng trong quá trình thực hiện trong luận văn là: Phương pháp thu thập tài
liệu thứ cấp, Phương pháp phỏng vấn bán chính thức –Semistructural interview (SSI),
Quan sát thực tế.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu luận văn đã tổng hợp, khái quát và đưa ra khái
niệm chung về Đô thị sinh thái được xem là nơi cư trú của con người do

3 hê ̣ thố ng

con là xã hô ̣i , kinh tế , môi trường cấ u thành , kế t cấ u hơ ̣p lý , công năng hiê ̣u quả cao ,
quan hê ̣ hài hòa , đươ ̣c thành lâ ̣p theo nguyên lý sinh thái . Trong quá trình tồn tại và
phát triển của nó không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, không làm suy
thoái môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc.
- Cơ sở xây dựng bộ chỉ thị:
Bản chất của đô thị sinh thái là nơi cư trú của con người do 3 hê ̣ thố ng con là xã
hô ̣i, kinh tế và môi trường cấ u thành đảm bảo phân hê ̣ kinh tế phát tr iể n, phân hê ̣ văn
hóa-xã hội văn minh tiến bộ , môi trường đươ ̣c bảo vê ̣, vâ ̣t chấ t , năng lươ ̣ng, thông tin
đươ ̣c sử du ̣ng có hiê ̣u quả cao.
Chỉ thị được xây dựng phải có khả năng lượng hóa cao , viê ̣c lươ ̣ng hóa các chỉ
thị là một yêu cầ u khách quan của viê ̣c đánh giá . Để làm đươ ̣c điề u đó thì các chỉ thi ̣
cầ n đươ ̣c cu ̣ thể hóa thành các tiêu chí có nô ̣i dung tin
́ h toán cu ̣ thể trên cơ sở phân tić h
rõ về bản chất , cấ u trúc và chức năng cũng như pha ̣m vi của đô thi ̣sinh thái . Viê ̣c cu ̣
thể hóa các chỉ thi ̣thông qua các tiêu chí giúp chúng ta làm chính xác hơn về mă ̣t lý
luâ ̣n những khái niê ̣m nô ̣i dung của chỉ thi ̣ , ngươ ̣c la ̣i các khái niê ̣m , nô ̣i dung chỉ thi ̣
càng chính xá c thì khả năng lươ ̣ng hóa mới có thể thực hiê ̣n dễ dàng


. Tuy nhiên các

chỉ thị về một đô thị sinh thái là rất khó có thể lượng hóa một cách chi tiết .
Bộ chỉ thị được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí đánh giá khu đô thị kiểu mẫu
của Bộ Xây dựng theo TT số 15/2008/TT-BXD nhưng cụ thể hóa, kế thừa, chọn lọc bổ
sung và phát triển thêm các yếu tố về môi trường , đảm bảo tin
́ h toàn diê ̣n . Đồng thời
các thành phần của đô thị sinh thái được nhận dạng
nghiên cứu mô ̣t cách có hê ̣ thố ng.

, phân chia nhỏ , phân tích và


- Trên cơ sở phân tích các khía cạnh, đặc trưng cần có của một đô thị sinh thái,
luận văn đã xây dựng bộ chị thị cho khu đô thị sinh thái bao gồm 14 chỉ thị phân thành
4 nhóm chính được lượng hóa từ 27 tiêu chí cơ bản. 4 nhóm chỉ thị chính là:
Nhóm 1: Chỉ thị về vị trí bền vững và mức độ phát triển kinh tế-xã hội
của Khu đô thị. (Nhóm này gồm 3 chỉ thị đơn là: Vị trí bền vững, dân số và kinh tế)
Nhóm 2: Chỉ thị về sự phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
(Giao thông, cấp thoát nước, năng lượng, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc, nhà ở,
dịch vụ cơ bản cho cộng đồng là các chỉ thị đơn của nhóm 2)
Nhóm 3: Chỉ thị bảo vệ môi trường Khu đô thị. (chỉ thị đơn duy nhất của
nhóm này là: chất lượng môi trường)
Nhóm 4: Chỉ thị về quản lý Khu đô thị và mức độ hài lòng của người
dân. (Các chỉ thị đơn gồm có: quản lý quy hoạch, quản lý hành chính và mức độ hài
lòng của người dân)
- Luận văn cũng đã xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu và thang điểm đánh giá thống
nhất để có thể nhận định tổng quát, đánh giá và so sánh giữa các khu đô thị về mặt
lượng.

Việc sử dụng bộ chỉ thị để đánh giá mức sinh thái của các KĐT thông qua các
tiêu chí với tổng số điểm là 100. Tuy nhiên không phải tất cả các tiêu chí đều có tầm
quan trọng như nhau. Để có sự phân biệt tương đối chính xác cần dựa vào bản chất của
đô thị sinh thái, do vậy thứ tự tầm quan trọng của các nhóm chỉ thị sẽ là: nhóm chỉ thị
bảo vệ môi trường khu đô thị, nhóm chỉ thị về sự phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội, nhóm chỉ thị về quản lý khu đô thị cùng với nhóm chỉ thị về vị trí bền vững và
mức độ phát triển kinh tế-xã hội của KĐT.
Trên Cơ sở xác định bộ chỉ thị cùng với việc sử dụng phương pháp phân tích đa
tiêu chí, đề tài đề xuất thang điểm, cơ cấu và tiêu chuẩn sử dụng đánh giá mức sinh
thái cho các khu đô thị theo nguyên tắc chung như sau: (1) Xác định điểm tối đa cho
từng tiêu chí từ đó có điểm số của từng chỉ thị, nhóm chỉ thị. (2) Phân bổ điểm cho các
tiêu chí cụ thể của mỗi chỉ thị. (3) Xác định điểm tương ứng với các mức độ đạt được
của các tiêu chí và được chia thành 5 mức cụ thể (riêng với nhóm đánh giá chủ yếu
bằng định tính thì chia thành 4 mức).
Đề tài đề xuất thang điểm đánh giá như sau:
Không chứng nhâ ̣n

: < 50 điểm


Đô thị sinh thái mức ổn định

: 50-65 điểm

Đô thị sinh thái mức bền vững

: 65-80 điểm

Đô thị sinh thái mức phát triển


: >80 điểm.

Miêu tả các chỉ thị:
Chỉ thị 1: Vị trí bền vững
Vị trí bền vững của khu đô thị được xác định thông qua quá trình hình thành

,

xây dựng khu đô thi phải
đúng với quy hoa ̣ch chung và chi tiế t đã đươ ̣c cấ p có thẩ m
̣
quyề n phê duyê ̣t , cần tuân thủ pháp luâ ̣t trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cũng như
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường , nhằ m giảm thiể u tác đô ̣ng tiêu cực của khu đ ô thi ̣
lên môi trường khu vực , tận dụng tối đa các lợi thế về kinh tế, xã hội cùng những điều
kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí hậu) thuận lợi cho việc xây dựng công
trình. Đồng thời tránh được các khu vực đất có hiện tượng sụt lở, trôi trượt, xói mòn,
chấn động, các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm, không ảnh hưởng đến các công trình
quốc phòng, khu quân sự, khu di tích thắng cảnh.
Chỉ thị 2: Dân số khu đô thi ̣
Theo quy đinh
̣ thố ng kê hiê ̣n hành , dân số khu đô thi ̣là những người t hường
xuyên cư trú trên pha ̣m vi đươ ̣c quy đinh
̣ là khu đô thi ̣

. Dân số của mô ̣t khu đô thi ̣

cũng biến động do các yếu tố sinh , chế t, đi, đến và mở rộng quy mô khu đô thị . Chỉ thị
phản ánh đặc điểm xã hội của khu đô thị , quy mô dân số lớn sẽ có ảnh hưởng trực tiế p
đến vấn đề bố trí không gian đô thị , các vấn đề xã hội , môi trường và đòi hỏi triǹ h đô ̣
cao về cơ sở ha ̣ tầ ng đường xá , nhà ở, xử lý môi trường…Nhưng cũng chin

́ h nơi đó la ̣i
có hiệu quả sử dụng cao về đất đai cũng như các công trình giao thông

, công trình

công cô ̣ng, và các dịch vụ cơ bản khác.
Chỉ thị 3: Kinh tế khu đô thi ̣
Tăng trưởng kinh tế là điề u kiê ̣n cầ n thiế t cho sự phát triể n , phát triển là sự tăng
trưởng cùng với sự biế n đổ i về chấ t của kinh tế khu đô thi ̣ , để đo lường mức độ phát
triể n kinh tế của khu đô thị cần quan tâm đ ến các tiêu chí : Thu nhâ ̣p bình quân theo
đầ u người trong năm của dân cư đô thi ̣ , tỷ lệ lao độ ng phi nông nghiê ̣p cũng như tỷ lê ̣
thấ t nghiê ̣p.
GDP danh nghĩa bình quân đầ u người trong năm của dân cư đô thi ̣ : đươ ̣c xác
đinh
̣ bằ ng cách so sánh GDP trên điạ bàn khu đô thi ̣với dân số bin
̀ h quân trong năm
của đô thị . GDP bình quân đ ầu người là kết quả tổng hợp của lao động , nó được xem


là chỉ tiêu tốt để phản ánh phúc lợi xã hội

, là điề u kiê ̣n để nâng cao mức số ng

cho

người dân.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp : Là một trong những tiêu chí cơ bản để phân
biê ̣t đ ô thi ̣và nông thôn . Lao đô ̣ng phi nông nghiê ̣p bao gồ m lao đô ̣ng trong các
nghành công nghiê ̣p, xây dựng, thương ma ̣i, dịch vụ…
Tỷ lệ thất nghiệp : Thấ t nghiê ̣p là tình tra ̣ng của những người lao đô ̣ng hiê ̣n ta ̣i

không có viê ̣c làm và có nhu cầ u làm viê ̣c , có khẳ năng lao động , đang tić h cực tim
̀
viê ̣c hoă ̣c chờ đơ ̣i công viê ̣c . Tỷ lệ thất nghiệp ở khu đô thị được xác định bằng cách
so sánh số người thấ t nghiê ̣p với tổ ng số lao đô ̣ng của khu đô thi ̣ . Tỷ lệ th ất nghiệp là
tiêu chí phản ánh tiǹ h hiǹ h kinh tế khó khăn , thiế u viê ̣c làm ở đô thi ̣và những bất ổn
trong chính sách an sinh xã hội.
Chỉ thị 4: Giao thông
Giao thông là mô ̣t trong những tiêu chí đánh giá mức đô ̣ phát triể n về cơ sở
tầ ng kỹ thuâ ̣t của khu đô thi ̣ , Cơ sở ha ̣ tầ ng giao thông đô thi ̣bao gồ m

hạ

: Hê ̣ thố ng

đường đô thi ,̣ các công trình giao thông (cầ u, hê ̣ thố ng chiế u sáng , biể n báo ) và hệ
thố ng bế n baĩ (giao thông tiñ h ) đảm bảo cho giao thông đ ô thi ̣đươ ̣c trâ ̣t tự , văn minh
và hiệu quả thông suốt . Chỉ thị về giao thông khu đô thị được xây dựng nhằm phản
ánh, đánh giá tổ ng hơ ̣p về triǹ h đô ̣ phát triể n CSHT giao thông , mức độ tiện ích trong
việc giải quết vấn đề đi lại của cộng đồng dân cư đô thi ̣qua các tiêu chí : Tỷ lệ diện
tích đất khu đô thị dành cho giao thông

, khoảng cách tiếp cận với các phương tiện

GTCC và tỷ lê ̣ người dân sử du ̣ng phương tiê ̣n GTCC.
Chỉ thị 5: Cấp thoát nước
Chỉ thị nói lên nhu cầu t hiết yếu của người dân đô thị có liên quan đến vấn đề
sinh hoạt hàng ngày và vấn đề vệ sinh môi trường . Khả năng đáp ứng nhu cầu nước
sạch phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng cấp nước , Các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển cơ
sở hạ tầng cấp thoát nước bao gồm lượng nước cấp bình quân đầu người , tỷ lệ hộ dân
đươ ̣c cấ p nước sa ̣ch , chất lượng nguồn nước cấp , tỷ lệ nước thải được thu gom và xử

lý đạt tiêu chuẩn môi trường (có hệ thống th u gom và xử lý nước thải ). Bên ca ̣nh đó
mô ̣t khu đô thi ̣sinh thái còn cầ n phải có những giải pháp thiế t kế sử du ̣ng nước mưa
bằ ng viê ̣c giảm bê tông hóa bề mă ̣t , tăng khả năng thấ m nước trong khu vực , loại bỏ ô
nhiễm nước bề mă ̣t , do vâ ̣y tiêu chí : Tỷ lệ diê ̣n tić h bề mă ̣t có khả năng thấ m nước
đươ ̣c xây dựng đưa vào trong chỉ thi ̣cấ p thoát nước là cầ n thiế t .


Chỉ thị 6: Năng lượng
Chỉ thị được xây dựng từ các tiêu chí phản ánh cơ sở hạ tầng cung cấp điện và
chiếu sáng đô thị phải đề cập đến những kết quả đã đạt được đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt, tiêu dùng và giải trí của cộng đồng dân cư khu đô thị

, do vậy tiêu chí được sử

dụng đó là : Cấ p điê ̣n sinh hoa ̣t (kwh/người/tháng). Ngoài ra một đô thị sinh thái cần
đạt được khả năng tối ưu hoá trong sử dụng năng lượng, các dạng năng lượng tái sinh
như năng lượng gió, năng lượng mặt trời cần có cơ chế khuyến khích sử dụng. Năng
lượng có nguồn gốc từ dạng năng lượng hoá thạch cần được hạn chế sử dụng, do vậy
tiêu chí sử dụng năng lượng tái sinh (tỷ lệ số hộ sử dụng bình nước nóng năng lượng
mặt trời) là cơ bản để đánh giá khả năng tối ưu hoá trong sử dụng năng lượng của một
đô thị sinh thái.
Chỉ thị 7: Vệ sinh môi trường
Mức độ hiện đại và trình độ tổ chức hệ thống thu gom rác thải, là điều kiện tiên
quyết để hạn chế ô nhiễm môi trường trong và xung quanh khu vực đô thị. Nâng cao
chấ t lươ ̣ng môi trường , tạo không gian xanh bằng việc sử dụng cây xanh đô thị là một
trong những nguyên tắ c , yêu cầ u của công tác thiế t kế , xây dựng khu đô thi ̣sinh thái .
Do vâ ̣y chỉ thi ̣vê ̣ sinh môi trường đươ ̣c cấ u thành bởi hai tiêu chí

chính là : Tỷ lệ thu


gom rác thải và Diê ̣n tić h cây xanh đô thi ̣bin
̀ h quân đầ u người .
Chỉ thị 8: Thông tin liên lạc
Chỉ thị đánh giá c ơ sở ha ̣ tầ ng thông tin liên la ̣c thông qua tỷ lệ số hộ sử dụng
dịch vụ internet . Tỷ lệ người sử dụng cao cùng số lươ ̣ng các loa ̣i hin
̣ vu ̣ phong
̀ h dich
phú, đa da ̣ng minh chứng cho chấ t lươ ̣ng cơ sở ha ̣ tầ ng thông tin liên la ̣c tố t và khả
năng đa da ̣ng hóa trong tiế p câ ̣n thông tin của quầ n chúng.
Chị thị 9: Nhà ở
Chỉ thị đánh giá trình độ phát triển nhà ở đối với một khu đô thị thông qua tiêu
chí diện tích nhà ở bình quân đầu người

(m2 sàn/người). Thông thường nhà ở đươ ̣c

hiể u là nơi ở riêng biệt về mặt kiến trúc do vâ ̣y viê ̣c xác đinh
̣ diê ̣n tích nhà ở bình quân
đầ u người là không có khó khăn.
Chỉ thị 10: Dịch vụ cơ bản cho cộng đồng
Các dịch vụ cơ bản cần thiết phục vụ và nâng cao chất lượng sống của người
dân cần đảm bảo đủ về số lượng cũng như quy mô, một số dịch vụ cơ bản như: Dịch
vụ y tế, trường học, bưu điện, siêu thị, ngân hàng, công viên, nhà hàng, trung tâm


chăm sóc sắc đẹp, các trung tâm cho hoạt động cộng đồng, phòng tập thể dục, nhà
hát..... Số lươ ̣ng các dich
̣ vu ̣ cơ bản cầ n thiế t cho cô ̣ng đồ ng trong khu đô thi pha
̣ ̉ n ánh
mô ̣t cuô ̣c số ng với nhiề u tiê ̣n ić h mà người dân đô thi ̣đươ ̣c thu ̣ hưởng đó cũng là ý
nghĩa của chỉ thị cung ứng dịch vụ cơ bản cho cộng đồng.

Chỉ thị 11: Chấ t lượng môi trường
Chấ t lươ ̣ng môi trường là mô ̣t vấ n đề nổ i cô ̣m cầ n đươ ̣c quan tâm ta ̣i các khu đô
thị hiện nay, viê ̣c quan tâm đế n chấ t lươ ̣ng môi trường khu đô thi se
̣ ̃ giúp cho viê ̣c điề u
chỉnh và bổ sung c ác chính sách , kế hoa ̣ch và giải pháp bảo vê ̣ môi trường khu đô thi ̣
kịp thời và có hiệu quả để cộng đồng dân cư đô thị được hưởng cuộc sống trong lành ,
tiê ̣n nghi và thoải mái . Bởi vâ ̣y chỉ thi ̣chấ t lươ ̣ng môi trường khu đô

thị được xây

dựng từ các tiêu chí cơ bản là chấ t lươ ̣ng môi trường nước mă ̣t , không khí và tiếng ồn
trong khu đô thi ̣ . Ngoài ra các tiêu chí như độ rung , ô nhiễm nhiê ̣t…cũng cầ n đươ ̣c
quan tâm và đề câ ̣p tới.
Chỉ thị 12: Quản lý quy hoạch
Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị là việc tổ chức không gian kiến trúc và
bố trí các công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý
cho việc chuẩn bị đầu tư, quản lý xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Việc quản lý
quy hoạch đặc biệt là quy hoạch chi tiết xây dựng và phát triển đô thị sẽ giúp số lượng
các công trình trong khu đô thị được xây dựng, hoàn thiện theo đúng thiết kế đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt tạo cho diện mạo khu đô thị có tính thẩm mỹ, đồng bộ,
hiện đại và văn minh. Tiêu chí sử dụng ở đây là mức độ phủ đầy các công trình kiến
trúc theo quy hoạch.
Chỉ thị 13: Quản lý hành chính
Quản lý hành chính của khu đô thị biểu hiện qua việc sử dụng các công cụ,
phương tiện để tổ chức, thực hiện công tác quản lý đối với các hoạt động của người
dân trong khu đô thị. Như vâ ̣y để phản ánh trin
̀ h đô ̣ quản lý có thể sử du ̣ng các tiêu chí
như: Năng lực ứng phó với những sự cố môi trường đô thị , An ninh trâ ̣t tự trong khu
đô thị, Bảo tồn di tích văn hóa, lịch sử và các công trình kiến trúc có gía trị.
Chỉ thị 14: Mức độ hài lòng của người dân.

Chỉ thị phản ánh mức độ đạt được những tiêu chí về điều kiện và chất lượng
môi trường sống của khu đô thi ̣đáp ứng yêu cầ u của đông đ ảo cô ̣ng đồ ng dân cư, cô ̣ng
đồ ng chỉ hài lòng khi được thụ hưởng mô ̣t cuô ̣c số ng tiê ̣n nghi

, thoải mái và môi


trường sống trong lành . Đây là mô ̣t trong những mu ̣c tiêu , nhiệm vụ hàng đầ u mà mỗi
khu đô thi sinh
thái cần hướng tới.
̣
- Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị khu đô thị sinh thái vào
đánh giá cho khu đô thị mới Linh Đàm và Văn Quán đã được đề tài thực hiện dựa vào
các số liệu, thông tin điều tra thực tế.
Trong tổng số 04 nhóm chỉ thị được sử dụng để đánh giá, nhóm chỉ thị về quản
lý khu đô thị và mức độ hài lòng của người dân khu đô thị Linh Đàm và Văn Quán đạt
giá trị cao nhất lần lượt đạt 17,8 điểm và 14 điểm/20 điểm, tương đương với 89% và
70%. Kết quả này cho thấy mô hình quản lý của các cơ quan quản lý khu đô thị đang
thực hiện tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày cành cao của người dân, tạo
được niềm tin, sự tín nhiệm và đặc biệt là sự thoải mái, hài lòng của đông đảo nhân
dân sinh sống trong khu đô thị.
Nhóm chỉ thị về vị trí bền vững và mức độ phát triển kinh tế xã hội của khu đô
thị Linh Đàm được 9,4/12,5 điểm đạt 75,2 % còn khu đô thị Văn Quán được 8,4 /12,5
điểm đạt 67,2%. Thông qua nhóm chỉ thị cho thấy vị trí, quy mô của hai khu đô thị
cùng những chính sách phúc lợi xã hội đối với người dân đô thị đạt được những kết
quả tốt. Điều này biểu hiện rõ ở tỷ lệ thất nghiệp của KĐT Linh Đàm chỉ có 2,9 % còn
GDP bình quân đầu người đạt 2.227 USD/năm. Trong khi KĐT Văn Quán có tỷ lệ thất
nghiệp thấp hơn với 2,4 % nhưng GDP đầu người cũng chỉ đạt 1.962 USD/năm.
Đánh giá về mức độ phát triển ha ̣ tầ ng kỹ thuâ ̣t và ha ̣ tầ ng xã hô ̣i cho thấy cả
hai khu đô thị mới đạt 66,7% (35/52,5 điểm) đối với khu đô thị Linh Đàm còn khu đô

thị Văn Quán đạt 61,3% (32,2/52,5 điểm) như vậy mức độ phát triển về hạ tầng kỹ
thuật cũng như hạ tầng xã hội ở cả hai khu đô thị chưa đạt kết quả cao, điều này cũng
đạt ra yêu cầu để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân hơn nữa thì cần phải
quan tâm tới các vấn đề như giao thông, năng lượng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc,
các dịch vụ cơ bản cần thiết cho cộng đồng cần được nâng cao cả về chất và lượng.
Với kết quả đạt được 6/15 điểm tương đương 40% chỉ thị về bảo vệ môi trường
của hai khu đô thị có giá trị thấp thực tế này đã phản ánh chất lượng nước mặt, không
khí và tiếng ồn ở hai khu đô thị đang bị ảnh hưởng xấu do những tác động tiêu cực từ
hoạt động sống của con người mang lại, để có được môi trường sống trong lành, thì
cần có những biện pháp để cải thiện chất lượng nước mặt, nâng cao chất lượng không
khí, giảm tiếng ồn, độ rung trong khu vực đô thị.


Tổng hợp kết quả đánh giá mức sinh thái của hai khu đô thị như sau:
-

Khu đô thị Linh đàm đạt 68,2/100 điểm tương đương 68,2%.
+ Xếp loại Đô thị sinh thái mức bền vững (theo thang phân loại của đề

tài)
-

Khu đô thị Văn quán đạt 60,6/100 điểm tương đương 60,6%.
+ Xếp loại Đô thị sinh thái mức ổn định (theo thang phân loại của đề tài).
Thông qua kết quả đánh giá đã cho thấy Khu đô thị Linh Đàm có chất

lượng sinh thái cao hơn Khu đô thị Văn Quán. Việc xây dựng bộ chỉ thị khu đô thị
sinh thái và thử nghiệm đánh giá đã cho kết quả phân loại được hai đô thị một cách
khách quan và rõ ràng. Đây là cơ sở cho các nhà quản lý cũng như cộng động có cái
nhìn toàn diện về điều kiện và chất lượng môi trường sống của hai khu đô thị nói trên.

- Từ kết quả điều tra, nghiên cứu và phân tích đề tài đưa ra một số biện pháp
nhằm quản lý đô thị theo hướng sinh thái bền vững. Để đạt được mục tiêu này cần có
sự nỗ lực, hợp tác chặt chẽ từ phía các nhà quản lý, các nhà khoa khọc,…cùng các tổ
chức đoàn thể, cá nhân và cộng đồng. Trong đó những biện pháp về mặt quản lý cần
được sử dụng như biện pháp tiên phong, quyết định sự thành công đối với công tác
nâng cao mức sinh thái của các khu đô thị.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, khảo sát tại khu đô thị Linh Đàm và Văn Quán, có
thể nêu ra một số kiến nghị nhằm phát triển KĐT Linh Đàm và Văn Quán theo hướng
Khu đô thị sinh thái ở mức cao hơn đồng thời sử dụng bộ chỉ thị cho việc đánh giá các
khu đô thị mới trên phạm vi rộng hơn như sau:
- Đối với các cơ quan, ban nghành chức năng có thẩm quyền cần thẩm định, bổ
sung để hoàn thiện bộ chỉ thị khu đô thị sinh thái. Xem xét việc ứng dụng bộ chỉ thị
vào đánh giá mức sinh thái của KĐT Linh Đàm, Văn Quán nói riêng và các Khu đô thị
mới trên phạm vi cả nước nói chung làm cơ sở cho quyết định đưa bộ chỉ thị vào sử
dụng.
- Với các tổ chức nghiên cứu, đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cần có những
định hướng ứng dụng mô hình KĐT sinh thái vào hoạt động thực tiễn của nghành và
bộ chỉ thị sẽ là tài liệu hữu ích cung cấp cách tiếp cận, gợi mở, định hướng quá trình
xây dựng các KĐT trong tương lai. Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy KĐT
Linh Đàm đã thành công trong việc thu hút được đông đảo người dân tới sống và định
cư lâu dài tại đây bởi các yếu tố sinh thái mà KĐT đã tạo lập.


- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ ràng về các tiêu chuẩn
cho một khu đô thị sinh thái giúp quá trình đánh giá các KĐT được nhanh chóng và
chính xác.
- Cơ quan quản lý khu đô thị Linh Đàm và Văn Quán cần được tập huấn, nâng
cao sự hiểu biết về đô thị sinh thái. Gắn lý thuyết sinh thái với thực tiễn quản lý để có
các giải pháp cụ thể giúp công tác quản lý, nâng cao mức sinh thái của hai KĐT có
được những kết quả thành công.

- Để có thêm độ chính xác trong công tác đánh giá, nâng cao mức sinh thái của
khu đô thị Linh Đàm và Văn Quán thì cần bổ sung thêm các chỉ thị và nâng cao tiêu
chuẩn đánh giá về phương diện môi trường, năng lượng, giao thông, thông tin liên lạc
và dân số.
References.
Tài liệu tiếng việt:
1. Bộ Xây Dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01: 2008/BXD.
2. Bộ Xây Dựng (2008), Thông tư số 15/2008/TT-BXD, “Hướng dẫn đánh giá, công
nhận khu đô thị kiểu mẫu”, Hà Nội.
3. Bộ Xây Dựng (2005), Thông tư 20/2005/TT-BXD “Hướng dẫn quản lý cây xanh
đô thị”, Hà Nội.
4. C.Mác và Ph. Angghen Toàn tập (1993), Quyển 46, phần I, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
5. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA (2011), Nghiên cứu quản lý môi trường đô
thị Việt Nam, Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Đoàn (2009), Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức
độ đô thị hoá nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị ở Việt Nam
đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân.
7. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2008), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền
vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Lưu Đức Hải (2001), “Vấn đề đô thị sinh thái trong phát triển đô thị ở Việt Nam”, Tạp
chí quy hoạch đô thị, số 05-2001, tr 48.


9. Vũ Hồng Hoa (2002), Đánh giá chất lượng sinh thái khu đô thị mới Định Công trên cơ
sở kiến tạo chỉ số, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường đại học khoa học tự nhiên Hà
Nội.
10. Phan Thị Hương Linh (2008), Đánh giá tính hợp lý về môi trường của khu đô thị mới
Linh Đàm trong quá trình đô thị hoá Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường

Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội.
11. Đỗ Thị Kim Nhung (2009), Nghiên cứu một số tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái
và khả năng áp dụng trong điều kiện Việt Nam, nghiên cứu điển hình tại khu
đô thị mới Linh Đàm, Khoá luận tốt nghiệp, Trường đại học Khoa học tự nhiên
Hà Nội.
12. Phòng phân tích chất lượng môi trường, Viện Công nghệ Môi trường (2008), Đánh giá
hiện trạng và xây dựng kế hoạch hành động BVMT quận Hoàng Mai đến năm
2015, Hà Nội.
13. Trương Văn Quảng (2005), “Một vài ý kiến trao đổi về phát triển đô thị bền vững”, Tạp
chí Kiến trúc Việt Nam, số 9-2005, tr 60.
14. Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị-Bộ Xây Dựng (2008), Đề án bảo vệ môi
trường khu đô thị Văn Quán-Yên phúc, Hà Nội.
15. Hà Ngọc Trạch (1995), Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, NXB Hà Nội.
16. UBND thành phố Hà Nội (2000), Quyết định 04/2000/QĐ-UB “Về việc phê duyệt Quy
hoạch chi tiết Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm, tỉ lệ 1:500 (Khu
106,09 Ha - Địa điểm: Xã Đại Kim - Xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, Hà nội), Hà
Nội.
17. UBND thành phố Hà Nội (2000), Quyết định : 05/2000/QĐ-UB “Ban hành Điều lệ
quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết Khu dịch vụ tổng hợp nhà ở hồ Linh
Đàm Tỷ lệ:1/500 (Khu 160,09ha - Địa điểm: Xã Đại Kim, Xã Hoàng Liệt - Huyện
Thanh Trì), Hà Nội.
18. Nguyên Vũ (2007), “Giới thiệu công nghệ xây dựng tiên tiến của thế giới Đô thị sinh
thái”, Người Xây dựng, số tháng 6-2007, Tr 73.
Tài liệu tiếng anh:
19. Feng Li, Xusheng Liu, Dan Hu, Rusong Wang, Wenrui Yang, Dong Li and Dan Zhao
(2009), “Measurement indicators and an evaluation approach for assessing urban


sustainable development: A case study for China's Jining City”, Landscape and
Urban Planning, Volume 9, PP.134-142.

20. Metrocenter YMAC (1995), “Indicators of Sustainable community’’, Sustainable
Seattle, USA.
21. NORAD (1995), The Logical Framework Analysis, The Netherland.
Tài liệu từ internet:
22. Lê Huy Bá (7/5/2006), Xây dựng đô thị sinh thái, Báo Sài Gòn giải phóng
( />23. Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
/>n_id=371796
24. BREEAM, GBC Và LEED, Các hệ thống đánh giá kiến trúc xanh trên thế giới.
/>25. Hiện trạng không gian xanh đô thị thành phố Hà Nội
/>
26. Lương Tú Quyên và Đỗ Thị Kim Thành (07/5/2009), Mô hình hợp lý cho các khu đô
thị mới ở Hà Nội.
/>27. />28. />29. Christie Walk. />30. Dongtan Eco-City, Shanghai.
/>31. LEED Rating Systems.
/>32. LEED 2009 for new construction and major renovations.
/>33. Smart Energy Zones, Case Study, Dong Tan China.
/>

34. Sustainable City Race, Part 3: Dongtan.
/>


×